MỤC LỤC
Trang
A-Mở đầu 1
B-Nội dung chính 2
I. Lý luận chung về cạnh tranh và độc quyền: 2
1. Duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường: 2
2. Cạnh tranh và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường: 6
3. Những điều kiện tạo nên cạnh tranh và chống độc quyền: 9
II. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta: 10
1. Sự chuyển biến về nhận thức đối với cạnh tranh: 10
2. Hiện trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta: 13
III. Các giải pháp duy trì cạnh tranh và chống độc quyền 22
1. Những nhược điểm đã vấp phải 22
2. Nhận xét và liên hệ kinh nghiệm quốc tế 24
3. Một số kiến nghị 25
Tài liệu tham khảo 27
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Cạnh tranh trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a ra bán những hànghoá tương tự nhau, trong đó không có một người bán hay người mua nào có vai trò lớn trong toàn bộ thị trường.
+ Cạnh tranh không hoàn hảo: Là trạng thái cạnh tranh phần lớn các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Trong cạnh tranh không hoàn hảo môi trường cạnh tranh rất khốc liệt và hình thức cạnh tranh cũng đa dạng.
+ Cạnh tranh độc quyền: Là trạng thái cạnh tranh mà ở đó chỉ có một hay một số người bán sản phẩm đồng nhất hoặc một hay một số ít người mua sản phẩm một loại sản phẩm.
- Dựa vào hình thức cạnh tranh có hai loại:
+ Cạnh tranh bằng giá cả: Là hình thức cạnh tranh mà các nhà sản xuất đưa ra mức giá thấp hơn đối thủ nhằm tiêu thụ được hàng hoá, chiếm lĩnh thị trường.
+ Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm: Là hình hức cạnh tranh mà các nhà sản xuất kinh doanh luôn luôn cố gắng nâng cao chất lượng hàng hoá của mình hơn các đối thủ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng cao hơn đối thủ.
* Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:
Cạnh tranh có thể đưa đến lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác, song xét dưới góc độ toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực.
Đối với nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng sau:
- Cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh giữa cung và cầu.
- Cạnh tranh hướng việc sử dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có hiệu quả nhất.
- Cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích ứng với sự biến động của cầu và công nghệ sản xuất.
- Cạnh tranh tác động một cách tích cực đến phân phối thu nhập: Cạnh tranh sẽ hạn chế hành vi bóc lột trên cơ sở quyền lợc thị trường và việc hình thành thu nhập không tương ứng với năng suất.
- Cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới.
Cạnh tranh điều chỉnh cung cầu hàng hoá trên thị trường. Khi cung một hàng hoá nào đó lớn hơn cầu, cạnh tranh giữa những người bán làm cho giá cả thị trường giảm xuống, chỉ những cơ sở kinh doanhnào đủ khả năng cải tiến công nghệ, trang bị kỹ thuật, phương thức quản lý và hạ được giá bán sản phẩm mới có thể tồn tại. Với ý nghĩa đó cạnh tranh là nhân tố quan trọng kích thích việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất.
Khi cung một hàng hoá nào đó thấp hơn cầu, hàng hoá đó trở nên khan hiếm trên thị trường, Giá cả tăng lên tạo ra lợi nhuận cao hơn mức bình quân. Khi đó người kinh doanh sẽ đầu tư vốn xây dựng thêm cơ sở sản xuất mới hoặc nâng cao năng lực của nững cơ sở sản xuất sẵn có. Đó là động lực quan trọng nhất làm tăng thê lượng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực sản xuất trong tòan xã hội. Điều quan trọng là động lực đó hoàntoàn tự nhiên, không theo và không cần bất cứ một mệnh lệnh hành chính nào của cơ quan quản lý nhà nước.
Cạnh tranh buộc các chủ thể kinh doanh luôn luôn quan tâm đến việc cải tiến công nghệ, trang bị sản xuất và phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và trên cơ sở đó hạ giá bán của hàng hoá.
Trong cạnh tranh tất yếu sẽ có doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh nhờ làm ăn hiệu quả, đồng thời có doanh nghiệp bị phá sản. Đối với xã hội, phá sản doanh nghiệp không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực vì các nguồn lực của xã hội được chuyển sang cho nhà kinh doanh khác tiếp tục sử dụng một cách có hiệu quả hơn. Vì vậy, phá sản không phải là sự huỷ diệt hoàn toàn mà là sự huỷ diệt sáng tạo. Việc duy trì các doanh nghiệp kém hiệu quả còn gây ra nhiều lãng phí cho xã hội hơn là phá sản.
3. Những điều kiện tạo nên cạnh tranh và chống độc quyền:
Xuất phát từ cơ chế hình thành, tồn tại của độc quyền, từ mối liên hệhữu cơ giữa độc quyền và cạnh tranh trong kinh doanh, để có sự cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền, cần có những điều kiện nhất định. Những điều kiện quan trọng nhất cần có là:
- Điều kiện về các yếu tố pháp lý- thể chế đối với hoạt đông kinh doanh. Các yếu tố về pháp lý thể chế do nhà nước ban hành là nhân tố quan trọng nhất hình thành môi trường kinh doanh trong mỗi quốc gia. Với xu thế hội nhập ngày càng cao về kinh tế trên thế giới hiện nay, nhiều quy định về pháp lý thể chế điều chỉnh các hành vi kinh doanh đã và đang không bị giới hạn trong phạm vi quốc gia mà được hình thành và có hiệu lực trong phạm vi khu vực hoặc toàn cầu. Song dù hình thành và có hiệu lực trong phạm vi nào, để đảm bảo cho cạnh tranh và chống độc quyền, các yếu tố pháp lý thể chế phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
+ Bảo đảm sự đồng bộ trong toàn bộ hệ thống thuộc mọi lĩnh vực của họat động kinh doanh.
+ Các quy định pháp lý thể chế do nhà nước (hoặc một nhóm các quốc gia như hiệp hội, tổ chức quốc tế) ban hành phải rõ ràng và sát với thực tiễn.
+ Hiệu lực pháp luật của các quy định pháp lý thể chế phải đảm bảo sự thống nhất trong việc điều chỉnh hành vi kinh doanh. Điều đó có nghĩa là cần hạn chế đến mức thấp nhất những ngoại lệ đối với một chủ thể hay một hành vi kinh doanh nào đó nhằm tạo ra sự bình đẳng trên thực tế giữa các chủ thể kinh doanh.
- Điều kiện trong chỉ đạo, điều hành nền kinh tế quốc dân. Các quy định pháp lý thể chế của nhà nước là sản phẩm chủ quan trên cơ sở nhận thức khách quan. Để các quy định pháp luật đã ban hành có hiệu lực trong thực tiễn thì việc chỉ đạo và điều hành của bộ máy hành chính nhà nước đóng vai trò quyết định. Vì vậy, để thực hiện vai trò quản lý kinh tế của mình, nhà nước phải hình thành được bộ máy điều hành đủ năng lực chuyên môn, tận tụy, công tâm khi thi hành công vụ. Mọi văn bản pháp quy đều không thể đưa vào thực hiện trong cuộc sống nếu bộ máy điều hành non kém về chuyên môn, quan liêu, và lãng phí.
- Điều kiện về trình độ văn hoá, đạo đức xã hội của nhân dân và các chủ thể kinh doanh. Nếu như sự hình thành của các văn bản pháp luật, công tác chỉ đạo, điều hành của bộ máy công quyền là những điều kiện cần thì trình độ văn hoá và đạo đức của các chủ thể kinh doanh lại là điều kiện đủ để bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh. Sự phân biệt giữa cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh thường thông qua những tiêu chí định tính, khó có thể định lượng. Vì vậy, chỉ có thể đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh khi nhân dân với tư cách là người tiêu dùng có trình độ văn hoá cần thiết và đạo đức trong kinh doanh được tôn trọng.
II. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta:
1. Sự chuyển biến về nhận thức đối với cạnh tranh:
- Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung cạnh tranh được quan niệm là thuộc tính của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, dẫn tới lãng phí do đầu tư trùng lặp, phá sản tạo ra sự lộn xộn trên thị trường. Cạnh tranh bị đồng nhất với “tranh mua tranh bán”, “cá lớn nuốt cá bé”.
- Về độc quyền, Đảng và nhà nước ta chủ trương hình thành và duy trì một số độc quyền nhà nước. Một số doanh nghiệp độc quyền được bênh vực với các lý do “đảm bảo an ninh quốc gia”, “duy trì và củng cố vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước”, “bảo hộ sản xuất trong nước”. Độc quyền được coi là cần thiết để cung cấp nguồn thu quan trọng cho ngân sách. Trên thực tế độc quyền nhà nước và độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước được coi là đồng nhất. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được đề cao nhưng trên thực tế những lĩnh vực, ngành nghề nhà nước cần nắm giữ độc quyền và chi phối chưa được thể chế hoá trong luật pháp.
- Cùng với quá trình đổi mới, cạnh tranh theo pháp luật đã dần được chấp nhận như một động lực phát triển, đảm bảo hiệu quả, tiến bộ xã hội nhưng có giới hạn. Để thúc đẩy kinh tế phát triển và giải quyết công ăn việc làm, nhà nước từng bước nới lỏng cạnh tranh. Tuy nhiên cho đến nay các mục tiêu phát triển ổn định và việc làm được đặt lên trên mục tiêu hiệu quả.
- Tư duy nhận thức đang được đổi mới. Thị trường tự điều chỉnh theo quy luật kinh tế, Nhà Nước tôn trong nguyên tắc, cơ chế hoạt đông khách quan của thị trường, hạn chế tiêu cực của thị trường. Nhà nước xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạnm, định hướng phát triển, xây dựng môi trường chung để thị trường hoạt động. Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu thông qua hệ thống pháp luật và các công cụ kinh tế vĩ mô, hạn chế chỉ đạo điều hành kinh tế bằng các biện pháp hành chính mà không dựa trên thước đo hiệu quả kinh tế, thiếu công khai, minh bạch. Quản lý toàn bộ các chủ thể tham gia thị trường, nhà nước đảm nhiệm vai trò trọng tài, điều hoà phối hợp giưã các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp trong thị trường tự điều chỉnh với nhau, chỉ yêu cầu sự can thiệp của nhà nước nếu có tranh chấp mà không tự giải quyết được. Chức năng của cơ quan quản lý nhà nước chuyển trọng tâm từ cấp phép, kiểm soát sang xây dựng chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp. Các cơ quan cấp giấy phép chuyển dần sang xúc tiến kinh doanh.
- Sự tồn tại của chế độ kế hoạch hoá tập trung trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ và thực tế điều hành nền kinh tế nước ta những năm 80 đầu 90 cho thấy với sự điều hành chặt chẽ đến mức không còn chỗ cho doanh nghiệp phát huy quyền chủ động laị dẫn đến trì trệ. Trong sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước không chủ đạo thì kết quả đặt được tốt hơn. Trong các lĩnh vực do tổng công ty chủ đạo và việc tham gia kinh doanh của các khu vực khác bị hạn chế thì giá cả thường bị thao túng: giá cả biên động nhiều hơn so với các ngành khác.
- Nhà Nước đang tham gia hoạt động kinh tế nhưng với quy mô hạn chế hơn một cách tương đối. Về lâu dài, nhà nước chỉ tham gia kinh doanh trong trường hợp tư nhân không làm được và không muốn làm do không thể đồng thời phát triển mọi thành phần kinh tế: với sức mạnh về kinh tế và chính trị của nhà nước, Việc phát huy mọi tiềm năng cuả doanh nghiệp nhà nước sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của khu vực tư nhân.
- Vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng được khẳng định rõ ràng hơn trong chủ trương, đường lối phát triển, trong luật pháp và trên thực tế. Ngay từ năm 1945, tuyên ngôn độc lập đã khẳng định quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc của người dân. Hiến pháp 1992 thừa nhận quyền tự do kinh doanh của công dân, quyền bình đẳng trước pháp luật của các thành phần kinh tế. Hiến pháp sửa đổi vừa được quốc hội thông qua tháng 12 năm 2001 thể chế hoá một thực tế: các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Các văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất đã phản ánh chủ trương của đảng là lấy dân làm gốc, kể cả trong lĩnh vực kinh tế. Vai trò to lớn của kinh tế tư nhân trong việc tạo ra sự năng động sáng tạo của nền kinh tế và giải quyết vấn đề lao động thiếu việc làm đang được khẳng định từng từng bước.
- Chuyển đổi từ kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường, nhiều yếu tố trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chuyển sang cho doanh nghiệp tự quyết định: sản lượng, thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ, vay vốn, lao động tiền lương, giá cả (nhà nước chỉ quản lý giá của một bộ phận sản phẩm và dịch vụ nhỏ hơn trước rất nhiều dưới hình thức giá trần, giá sàn, thẩm định giá, duyệt giá)…
- Trong kinh tế thị trường tự do cạnh tranh bao gồm tự do hành nghề theo pháp luật, tự do quyết định của người kinh doanh và tự do lựa chọn của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về quyêt định của mình và hưởng thành quả theo kết quả hoạt động.
2. Hiện trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta:
* Cấu trúc thị trường.
-Cấu trúc thị trường theo mức độ tích tụ tập trung- Các hình thái thị trường:
+ Cạnh tranh đã hình thành với mức độ khác nhau trong nền kinh tế. Môi trường cạnh tranh rộng rãi chủ yếu hình thành trong ngành sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng thông thường như sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm thông dụng, điện tử, dệt may, giầy dép…Trong những ngành này, sản phẩm phong phú đa dạng. Do không bị hạn chế nên rất nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần tham gia kinh doanh, doanh nghiệp được tự chủ, chủ động phát huy tính sáng tạo và năng động của mình. Kết quả là nhiều doanh nghiệp đã vươn lên, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh chiếm được và duy trì thị phần đáng kể trên thị trường trong nước, vươn ra thị trường thế giới với kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh.
+Trong một số thị trường khác, cạnh tranh mang tính độc quyền có phạm vi hẹp hơn trong một chừng mực nhất định nhưng vẫn rất quyết liệt như trong lĩnh vực lắp ráp ôtô, xe máy. Số doanh nghiệp hạn chế hơn, sản phẩm ít đa dạng hơn. Cạnh tranh diễn ra chủ yếu giữa các nhãn mác khác nhau của cùng một loại sản phẩm, mỗi hãng độc quyền sản xuất một sản phẩm riêng của mình. Giá cả giữ ở mức cao trong nhiều năm và gần đây có xu hướng giảm xuống khi xuất hiện cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Các hãng liên tiếp đưa ra các nhãn mác, kiểu dáng mới để thu hút người tiêu dùng.
+Ngoài một số không nhiều lĩnh vực cạnh tranh như vậy, tình trang độc quyền còn tương đối phổ biến trong nền kinh tế. Theo điều kiện hình thành các độc quyền ở nước ta có hai loại: độc quyền theo quy định hành chính của nhà nước và độc quyền tự nhiên (bản thân hình thái độc quyền này cũng một phần do nhà nước quy định). Độc quyền do nhà nước quy định chỉ dành cho các doanh nghiệp nhà nước gồm: điện,viễn thông, kinh doanh thiết bị phát sóng, cung cấp dịch vụ Internet, kinh doanh chứng khoán, xây dựng và khai thác cảng, dịch vụ cảng, xuất nhập khẩu ấn phẩm, tác phẩm điện ảnh, sản xuất thuốc lá.
+Độc quyền có thể do một hoặc một nhóm công ty nắm giữ. Độc quyền của một doanh nghiệp (chủ yếu là độc quyền tự nhiên trong các ngành kết cấu hạ tầng) tồn tai trong các ngành vận tải hàng không (tham gia kinh doanh có hãng Pacific Airlines nhưng đây là một công ty cổ phần do Hàng không Việt Nam chi phối và quá bé nhỏ nên không có vị trí của một đối tác cạnh tranh), bưu chính viễn thông (gần đây dịch vụ đường trục chính vẫn hoàn toàn do tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam độc quyền), điện lực (gần đay đã cho phép mua điện của một số nhà máy điện nước ngoài theo giá của tổng công ty điện lực, song khâu truyền tải phân phối chỉ do tổng công ty đảm nhận), vận tải biển (các đội tàu của doanh nghiệp tỉnh còn quá bé nhỏ và chỉ đảm nhận những thương vụ gần), đường sắt, cấp thoát nước…
+Độc quyền nhóm dưới hình thức tổng công ty bao gồm xăng dầu, xi măng, bảo hiểm, ngân hàng thương mại, vận tỉa biển, sắt thép, hoá chất cơ bản, mía đường, xuất nhập khẩu cafộ gạo, du lịch lữ hành…
+Vị trí độc quyền của một doanh nghiệp và độc quyền của một nhóm doanh nghiệp và do đó khả năng chi phối thị trường đều do nhà nước quyết định theo phương thức hành chính hoặc do ưu thế về vốn và quan hệ khách hàng trước đây để lại mà thực chất cũng là kết quả độc quyền trong quá khứ. Trong nhiều trường hợp độc quyền của nhà nước chuyển thành độc quyền của doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp chi phối thị trường đều là các doanh nghiệp nhà nước lớn dưới hình thức tổng công ty.
+Trong nền kinh tế nước ta chưa hình thành độc quyền doanh nghiệp nỳ hiệu quả kinh doanh thông qua con đường tập trung tích tụ vốn. Độc quyền doanh nghiệp của tư nhân cũng chưa hình thành do quy mô vốn nhỏ, phân tán, trình độ công nghệ tương đối thấp. Doanh nghiệp có vốn nước ngoài chưa được trở thành độc quyềnmặc dù trong số này có nhiều doanh nghiệp có ưu thế về vốn và công nghệ nhưng chưa có khả năng chi phối thị trường do chỉ cáp phép trên thị trường đã có một số nhất định doanh nghiệp hoạt động hoặc bắt buộc phải liên doanh với doanh nghiệp nhà nước.
- Cấu trúc thị trường theo sở hữu: trong chế độ kế hoạch hoá tập trung chỉ có kinh tế nhà nước, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, chi phối toàn bộ nền kinh tế. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh (sản lượng sản xuất, người cung cấp, người tiêu thụ, giá cả) đều do nhà nước quyết định, doanh nghiệp chỉ là người chấp hành. Thực hiện chính sách đổi mới của đảng, nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, nhiều loại hình sản xuất kinh doanh với nhiều hình thức pháp lý khác nhau. Môi trường kinh doanh mở rộng và thông thoáng tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Nhiều văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường đã được ban hành, tạo nền tảng pháp lý cho kinh tế thị trường. Cấu trúc thị trường theo thành phần kinh tế năm 2001 như sau:
+Kinh tế nhà nước: có 5991 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 173 doanh nghiệp thuộc bộ quôc phòng, 13 doanh nghiệp thuộc bộ công an, 189 doanh nghiệp của đảng, 71 doanh nghiệp của tổng công đoàn và 13 doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị xã hội khác. Cho đến nay đa số các doanh nghiệp trên hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị và các chính trị xã hội khác chưa được chế định trong luật. Nghị quyết hội nghị trung ương đảng lần thứ 3 (khoá 9) quyết định chuyển các doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị xã hội sang hoạt động theo luật doanh nghiệp (số liệu của bộ tài chính, theo báo cáo thống kê chưa đầy đủ của doanh nghiệp).
+Kinh tế tập thể có 4750 hợp tác xã được điều chỉnh theo luật hợp tác xã.
+Kinh tế cá thể tiểu chủ có hơn 1,1 triệu cá thể kinh doanh hoạt động theo luật thương mại, bộ luật dân sự.
+Kinh tế tư bản tư nhân có 55.381 doanh nghiệp do nhân dân đầu tư vốn, được điều chỉnh theo luật doanh nghiệp.
+Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: 2.482 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
* Độc quyền của một số tổng công ty.
- Nhằm mục đích tách chức năng kinh doanh khỏi chức năng quản lý cua nhà nước, tạo dựng công cụ điều khiển thị trường, thực hiện các chính sách xã hội và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, năm 1994 nhà nước đã ban hành quyết định thành lập các tổng công ty 90-91. Các tổng công ty tập hợp các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong cùng một ngành sản phẩm được coi là có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế trong phạm vi cả nước hoặc trong nội bộ ngành, địa phương. Cho đến nay có 17 tổng công ty 91 với 450 thành viên, 71 tổng công ty 90 của bộ với 1057 thành viên và 7 tổng công ty 90 của địa phương với 116 thành viên; tổng cộng chiếm 27% số doanh nghiệp nhà nước và 76,5% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước cả nước.
- Sự tồn tại của tổng công ty đã hạn chế cạnh tranh giữa tổng công ty với các doanh nghiệp không phải thành viên và giữa các công ty thành viên trong nội bộ tổng công ty. Các tổng công ty có khả năng chi phối thị trường đã dựng nên rào cản hành chính (do các cơ quan nhà nước hoặc do chính bản thân ban hành) cản trở các doanh nghiệp khác tham gia kinh doanh, dù đó là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Các tổng công ty với sức mạnh kinh tế của mình thường kiến nghị với chính phủ chính sách bảo hộ ngăn cản nhập khẩu, chính sách bao cấp như trợ cấp xuất khẩu, lãi suất ưu đãi để ổn định giá nhằm duy trì vị trí độc quyền của mình. Trong nhiều trường hợp các tổng công ty đã thành công.
- Bên cạnh đó, cạnh tranh tron nội bộ tổng công ty cũng bị hạn chế trong một chừng mực nhất định. Nhiều tổng công ty có những thành viên là pháp nhân độc lập. Các doanh nghiệp này có quyền chủ động kinh doanh về sản xuất, thị trường cung cấp và tiêu thụ, nhưng lại chịu sự chỉ đạo của tổng công ty về hướng đầu tư phát triển, các chỉ tiêu cân đối lớn, định mức kinh tế kỹ thuật, địa bàn hoạt động…, thậm chí phải gánh chịu hậu quả của thành viên kém hiệu quả theo quyết định của tổng công ty.
- Mục tiêu tách chức năng kinh doanh khỏi chức năng quản lý của nhà nước đã không đạt được: một số tổng công ty vẫn thực hiện chức năng quản lý nhà nước như quy hoạch ngành, vùng, hợp tác quốc tế và gián tiếp là đinh giá. Được thành lập để ổn định thị trường nhưng thực tế một số tổng công ty đang chi phối thị trường theo hướng ngược lại, làm cho giá cả hoặc sốt nóng hoặc sốt lạnh, hoặc bán với giá quá thấp. Một số tổng công ty đã thể chế hoá những ưu đãi đặc quyền của mình và đưa ra những quyết định bất lợi cho đối thủ cạnh tranh.
- Một số tổng công ty vừa kinh doanh, vừa định giá những mặt hàng do họ độc quyền, tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường giữa nhữngngười kinh doanh. Sự bất bình đẳng còn thể hiện trong việc đối với cùng một loại hàng hoá và dịch vụ, tổng công ty áp dụng nhiều loại giá với các loại khách hàng. Giá điện nước, giá vé máy bay, tàu hoả giữa người Việt Nam và người nước ngoài là một điển hình.
- Được bảo hộ mạnh mẽ trên thị trường trong nước khỏi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác và cạnh tranh của hàng nhập khẩu, mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổng công ty cũng không đạt được. Hoạt động của những tổng công ty được bảo hộ cao trên thị trường trong nước bị trì trệ. Một số tổng công ty như bưu chính viễn thông mặc dù đã đầu tư nhiều để hiẹn đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành nhưng so với tốc độ thay đổi kỹ thuật trên thế giới thì vẫn còn chậm. Không bị cọ xát cạnh tranh trong nước thì các tổng công ty độc quyền khó có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.
* Độc quyền tự nhiên trong các ngành kết cấu hạ tầng.
Độc quyền tự nhiên là độc quyền trong các ngành mà kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm mang tính chất đặc biệt, yêu cầu vốn lớn nên số doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ bị hạn chế (hiệu quả kinh tế nhờ quy mô sản xuất lớn chỉ đăt được nếu có một doanh nghiệp kinh doanh). Tuy nhiên thời gian gần đây tiến bộ công nghệ đã làm giảm quy mô của độc quyền tự nhiên, cho phép áp dụng các nguyên tắc cạnh tranh trong môt bộ phận nhất định của độc quyền tự nhiên. Mặt khác, vốn lớn không phải là một trở ngại đối với công ty nước ngoài.
- Trong lĩnh vực hạ tầng, kể cả xây dựng cơ sở và cung cấp dịch vụ hầu như chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nhà nước được phép hoạt động. Độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước lớn dưới hình thức tổng công ty nhà nước trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng đã hạn chế đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài. Cho đến nay, sự tham gia của thành phần ngoài quốc doanh còn rất hạn chế.
- Do số lượng hạn chế nên các doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình kinh doanh khép kín theo chiều dọc từ khâu đầu đến khâu cuối.
- Mạng lưới kết cấu hạ tầng kém phát triển do thiếu đầu tư.
- Mức giá dịch vụ độc quyền ở nước ta cao hơn nhiều so với chi phí thực tế, thu nhập trung bình của người dân và cao hơn mức giá ỏ các nước khác ngay cả các nước đang phát triển.
* Thị trường trong nước bị chia cắt.
Quy đinh về mở chi nhánh, văn phòng đại diện chưa tương thích với luật doanh nghiệp về đăng ký hoạt động với quyền chủ động thuộc về người kinh doanh (văn phòng không được phép kinh doanh), hạn chế quyền hạn của doanh nghiệp về phân cáp uỷ quyền và nhân sự. Điều này dẫn đến một tình trạng khá phổ biến là thị trường trong nước bị chia cắt theo vùng: một số chính quyền địa phương hạn chế doanh nghiệp ở địa phương khác hoạt động kinh doanh tạu địa phương mình bằng cách không cho hoặc hạn chế cấp phép mở chi nhánh, văn phòng đại diện. Đối với một số bộ ngành cũng xảy ra tình trạng khoanh vùng khép kín thị trường hoặc chỉ định đối tác giao dịch cho các đơn vị thuộc quyền quản lý: doanh nghiệp thuộc bộ chỉ mua dịch vụ, hàng hoá của doanh nghiệp trong ngành.
Các doanh nghiệp từ một địa phương bị cản trở thâm nhập sang địa phương khác nhiều khi không phải do các quy định chính thức của chính quyền địa phương nhưng có sự chỉ đạo không cho doanh nghiệp của địa phương khác tiêu thụ hàng tại địa phương mình. Tình trạng các cấp địa phương, bộ ngành thu thêm phí ngoài quy định khá phổ biến, góp phần hạn chế lưu thông hàng hoá thông suốt trong cả nước.
* Cạnh tranh không bình đẳng.
Cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế chưa bình đẳng. Mặc dù hiến pháp năm 1992 chính thức thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế và khẳng định tính chất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trước pháp luật nhưng hệ thống luật và văn bản dưới luật chưa thể hiện điều này. Tình trạng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế: giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp co vốn đầu tư nước ngoài, khá phổ biến. Sự khác biệt giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài là rất rõ rệt: doanh nghiệp nước ngoài hoạt động hầu như theo một quy chế riêng. Sự bất bình đẳng ở chỗ các doanh nghiệp nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi chỉ vì lý do sở hữu chứ không phaỉ vì lý do hiêu quả, trong khi đó kinh tế tư nhân và nước ngoài đều bị nhiều hạn chế trong hoạt động. Các ưu đãi bao gồm lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, hình thức huy động vốn, đất đai, thâ nhập và mở rộng thị trường, tài chính, thuế, hình thức xử lý thua lỗ.
Tình trạng này có nguồn gốc ngay trong quy định của pháp luật: hệ thông luật pháp được xây dựng và phân chia theo thành phần kinh tế, dựa trên tính chất sở hữu và trong điều hành thực tế của cơ quan quản lý nhà nước. Sự phân biệt đối xử trong luật pháp trở nên nặng nề hơn trên thực tế do một số cán bộ nhà nước e ngại trách nhiệm và có quan niệm thiên lệch về các thành phần kinh tế.
* Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một số doanh nghiệp làm ăn không chính đáng có thể làm hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp có thể hạn chế cạnh tranh dưới các hình thức:
+Một số doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh thoả thuận cùng phối hợp hành động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35686.doc