MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU. 1
PHẦN 2: CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾTHỊTRƯỜNG Ở
VIỆT NAM. 3
I. MỘT SỐVẤN ĐỀLÍ LUẬN VỀCẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN. 3
1. Sựcạnh tranh trong nền kinh tếthịtrường là một tất yếu khách
quan. 3
2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tếthịtrường. 4
3. Những điều kiện tạo nên cạnh tranh và chống độc quyền trong
kinh doanh. 7
II. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN Ở
VIỆT NAM. 11
1. Sựchuyển biến vềnhân thức đối với cạnh tranh. 11
2. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ởViệt Nam. 14
III. CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC
QUYỀN. 19
PHẦN 3. KẾT LUẬN. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 30
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4907 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế, không được có sự phân biệt đối
xử khi thực hiện các qui định. Việc này sẽ tạo nên tính công bằng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu lực của các qui định.
b) Điều kiện trong chỉ đạo, điều hành nền kinh tế quốc dân
Các tổ chức quốc tế, các hiệp hội cũng như nhà nước khi ra các qui định
pháp lí - thể chế đều phải dựa vào điều kiện và tình hình thực tế, điều này đảm
bảo tính sát thực của các qui định. Nhà nước dựa vào các qui định để điều
hành quản lý nền kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Vai trò
của quản lý, chỉ đạo giám sát thực hiện các qui định pháp lí là hết sức quan
trọng, nó đảm bảo cho việc các qui định pháp lí - thể chế được thực hiện. Do
vai trò hết sức quan trọng đó mà việc quản lý kinh tế của nhà nước đòi hỏi bộ
máy quản lý nhà nước phải có đủ trình độ chuyên môn, năng lực trong quản
lý kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh gay gắt.
Việc các công ty hoặc các tổ chức độc quyền hình thành là điều dễ dàng. Do
vậy để chống độc quyền và tạo nên sự cạnh tranh thì với bộ máy quản lý kinh
Đề án kinh tế chính trị
10
tế non kém thì nhà nước sẽ không thể quản lí được nền kinh tế, các bản qui
định không thể đưa vào áp dụng trong thực tế, hoặc nếu có đưa vào áp dụng
được thì khó lòng mà giám sát, chỉ đạo việc thực hiện. Điều này sẽ gây ra việc
làm thất thoát, lãng phí tài sản quốc gia, tình hình kinh doanh bất ổn định, tạo
điều kiện cho các tổ chức độc quyền hình thành. Thực tế ở Việt Nam cho
thấy: trong xây dựng cơ bản việc đầu tư dàn trải không có trọng điểm gây
lãng phí vốn đầu tư. Trong các dự án, công trình xây dựng việc thất thoát vốn
là rất lớn do việc câu kết thông đồng, ăn dơ với nhau giữa các chủ đầu tư và
xây dựng. Tất cả các điều trên phần lớn là do bộ máy quản lý còn non kém.
Chưa đưa ra được những qui định pháp lí - thể chế để điều chỉnh các hoạt
động kinh tế. Việc các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc đầu cơ, thông
đồng với nhau tạo ra sự khan hiếm giả tạo để đẩy giá thuốc lên cao. Điều này
cũng tương tự đối với thị trường bất động sản.
Ngày nay quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới
nên việc nâng cao năng lực quản lý kinh tế là điều kiện hết sức quan trọng để
tạo nên cạnh tranh và chống độc quyền.
c) Điều kiện về trình độ văn hoá, đạo đức xã hội của nhân dân và các
chủ thể kinh doanh
Các chủ thể kinh tế là đối tượng tác động của các văn bản pháp lí - thể
chế. Nhà nước ban hành và giám sát, chỉ đạo các chủ thể kinh tế thi hanh các
qui định của văn bản pháp lí - thể chế. Để các qui định được thực hiện tốt thì
ngoài vai trò quản lí tốt của Nhà nước còn có hành vi thực hiện của các chủ
kinh doanh và nhân dân. Ý thức thực hiện các qui định văn bản của các chủ
thể khi tham gia hoạt động kinh tế là điều kiện đủ để tạo nên cạnh tranh và
chống độc quyền trong kinh doanh. Năng lực của các cơ quan quản lí là có
hạn cho nên trong quá trình quản lý không thể khong mắc những sai lầm,
thiếu sót. Khi đó sẽ là điều kiện tốt cho những tình trạng cạnh tranh không
lành mạnh, độc quyền lợi dụng sai sót của cơ quan quản lý để hoạt động.
Trong những tình huống như vậy để tạo nên cạnh tranh lành mạnh và chống
Đề án kinh tế chính trị
11
độc quyền rất cần có tinh thần, ý thức của các chủ thể kinh doanh cũng như
của nhân dân. Tinh thần trách nhiệm, ý thức tốt của các chủ thể kinh doanh
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý.
II. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM
1. Sự chuyển biến về nhân thức đối với cạnh tranh
Sau chiến tranh đất nước thống nhất, cả nước hăng hái bắt tay vào công
cuộc xây dựng, kiến tạo đất nước đưa đất nước tiến thẳng lên CNXH. Trong
khi đó trong tay chỉ có mô hình kinh tế sau chiến tranh để lại - nền kinh tế tập
trung bao cấp của cải xã hội bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Việc áp dụng
mô hình kinh tế này trong chiến tranh đã đem lại hiệu quả cao, và được coi
như mô hình ưu việt. Nhưng trong thời bình, nó đã không còn phù hợp và
Việt Nam đã phải trả giá cho việc áp dụng nền kinh tế này đó là: nền kinh tế
suy thoái trầm trọng chi vượt thu, lạm phát cao, đồng tiền mất giá, phương
tiện kĩ thuật ngày càng lạc hậu, chậm được đổi mới, năng lực sản xuất trong
nước kém. Trong nền kinh tế cũ - nền kinh tế tập trung bao cấp thì mọi hoạt
động kinh tế của xã hội đều do Nhà nước đảm nhiệm, nhà nước bao tiêu hết
quá trình sản xuất của các doanh nghiệp kể cả việc tiêu thụ sản phẩm do đó
mà nó gây ra sức ì đối với các doanh nghiệp được nhà nước bao cấp. Các
doanh nghiệp cứ ung dung thực hiện theo kế hoạch của nhà nước để sản xuất,
không cần quan tâm đến việc phải cạnh tranh với ai. Các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh dường như chỉ biết đến khái niệm cạnh tranh trên lí thuyết
chứ chưa được thấy thực tế cạnh tranh là như thế nào. Điều đó gây ra lãng phí
nguồn lực xã hội, cạnh tranh không được coi trọng.
Yêu cầu phát triển xây dựng đất nước buộc chúng ta phải chuyển đổi
nền kinh tế và nền kinh tế thị trường đã được áp dụng nhưng nó chịu sự quản
lý của Nhà nước. Đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nền kinh tế
thị trường với qui luật cạnh tranh đã không còn chỗ cho sự ỉ lại, trông chờ vào
trợ cấp, nó buộc các chủ thể kinh tế phải luôn luôn hoạt động để tìm lấy vị trí
tồn tại trong nền kinh tế. Do tính chất khắc nghiệt của cạnh tranh nên việc yêu
Đề án kinh tế chính trị
12
cầu nhận thức về cạnh tranh một cách đúng đắn là điều cần thiết. Cùng với
quá trình đổi mới, cạnh tranh theo pháp luật đã dần dần được chấp nhận ở
nước ta như một động lực đảm bảo hiệu quả, tiến bộ xã hội, nhưng chịu sự
điều tiết của nhà nước. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản
pháp lí điều chỉnh hành vi có liên quan đến cạnh tranh trên thị trường như:
- Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 và sửa đổi vào các
năm 1990, 2000.
Cạnh tranh trên thị trường có 4 cấp độ: cạnh tranh về hình thức sản
phẩm, cạnh tranh về loại sản phẩm, những loại sản phẩm có thể thay thế và
cạnh tranh về ngân sách.
Cạnh tranh về hình thức sản phẩm là cấp độ thấp nhất của cạnh tranh.
Hình thức này chủ yếu tập trung vào sản phẩm hiện tại của các doanh nghiệp
mà không tập trung vào cái có thể xảy ra trong tương lai. Các doanh nghiệp
cạnh tranh với nhau về nhãn hiệu nằm trong cùng một chủng loại sản phẩm và
sẽ thoả mãn nhu cầu của cùng một đoạn thị trường. Loại hình cạnh tranh này
dựa trên thị hiếu của khách hàng. Ví dụ như các doanh nghiệp sản xuất dầu ăn
như: Tường An, Bình An, Neptune… họ đều sản xuất và tiêu thụ dầu ăn trên
thị trường Việt Nam do đó để cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này là điều
tất nhiên. Họ đều cố gắng đưa ra những loại sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp đáp
ứng được thị hiếu của khách hàng để chiếm lĩnh thị trường.
Cấp độ thứ 2 của cạnh tranh là cạnh tranh về loại sản phẩm. Loại hình
này dựa trên những sản phẩm và dịch vụ với những đặc điểm tương tự được
xác định như là đặc tính chứ không phải giá trị cao hay thấp. ví dụ như hãng
sản xuất điện thoại di động liên tục cải tiến mẫu mã cũng như đặc tính, chức
năng, công dụng để có thể đưa ra những sản phẩm có tính năng sử dụng cao,
kết hợp nhiều chức năng: xem ti vi, nghe nhạc, đọc sách… Loại hình cạnh
tranh này rộng hơn so với cạnh tranh về hình thức sản phẩm. Nhưng cạnh
tranh về loại sản phẩm hay hình thức sản phẩm vẫn thuộc quan điểm ngắn
hạn.
Đề án kinh tế chính trị
13
Cấp độ thứ ba của cạnh tranh là tập trung vào những sản phẩm có thể
thay thế, loại hình này tập trung dài hạn hơn. VD: cửa hàng bán đồ ăn sẵn
cạnh tranh với các cửa hàng bán đồ tươi sống.
Cấp độ cạnh tranh chung hơn theo Kotler là cạnh tranh về ngân sách.
Đây là quan điểm rộng nhất về cạnh tranh vì nó cho rằng tất cả các sản phẩm
hay dịch vụ cạnh tranh với nhau đều nhằm vào túi tiền của người tiêu dùng.
Loại cạnh tranh này bao gồm một lượng lớn các nhà cạnh tranh nên gây khó
khăn cho việc thực hiện về mặt chiến lược của các doanh nghiệp. Khách hàng
với một số tiền nhất định họ có thể tự do lựa chọn sản phẩm tiêu dùng họ có
thể mua sắm những hàng hoá lâu bền hoặc có thể mua sắm chi tiêu cho kì
nghỉ hoặc họ có thể dùng cho việc chăm sóc sức khoẻ v.v..
Trong kinh doanh tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà các doanh
nghiệp lựa chọn cấp độ cạnh tranh cho phù hợp với tình hình thực tế và chính
sách cạnh tranh của công ty.
- Xoá bỏ cơ chế hai giá và các hình thức bao cấp. Ban hành pháp lệnh
hợp đồng kinh tế năm 1988.
- Ban hành luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân; pháp lệnh về chất
lượng hàng hoá năm 1990.
- Năm 1992 ra đời hiến pháp mới cho phép cá nhận được thực hiện
quyền sở hữu tài sản do thu nhập tạo ra.
- Ban hành luật phá sản 1993
- Ban hành bộ luật dân sự 1995
- Năm 1996 qui định chế độ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong bộ
luật dân cự.
- Ban hành luật thương mại 1997
- Ban hành thuế giá trị gia tăng và huỷ bỏ việc cấp giấy phép xuất nhập
khẩu năm 1998.
- Ban hành luật doanh nghiệp năm 1999.
Đề án kinh tế chính trị
14
Để thúc đẩy kinh tế phát triển và giải quyết công ăn việc làm, Nhà nước
đã từng bước nới lỏng cạnh tranh. Tuy nhiên, cho đến nay các mục tiêu phát
triển ổn định và việc làm được đặt lên trên mục tiêu hiệu quả.
Nhà nước tôn trọng các qui luật khách quan của nền kinh tế thị trường,
trong đó có qui luật cạnh tranh và hạn chế bớt tiêu cực của thị trường. Trong
kinh tế thị trường cạnh tranh tự do bao gồm tự do hành nghề theo pháp luật,
tự do quyết định của người kinh doanh và tự do lựa chọn của người tiêu dùng.
Cạnh tranh trên thị trường tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Cạnh tranh
về thị trường phân phối, cạnh tranh về khách hàng, cạnh tranh về nhân công,
cạnh tranh về nguyên vật liệu, cạnh tranh về công cụ marketing… Cạnh tranh
xảy ra giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hoặc giữa các ngành với
nhau. Mỗi cấp độ khác nhau thì có hình thức cạnh tranh khác nhau. Các
doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh cần phải có nhận thức đúng về cạnh
tranhvà các cấp độ của cạnh tranh để từ đó đề ra các chính sách cho sự phát
triển của mình. Dưới đây là một số cấp độ cạnh tranh của thị trường.
2. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam
Hiện nay việc nhận thức về cạnh tranh và độc quyền kinh doanh ở nước
ta chưa nhất quán, chưa nhận thấy vai trò quan trọng của nhà nước trong nền
kinh tế, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nên chưa có quan điểm dứt khoát
về ủng hộ cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh. Nhà
nước chưa có những qui định cụ thể, những cơ quan chuyên trách theo dõi
giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền. Bên cạnh đó tư
tưởng chưa coi trọng khu vực kinh tế tư nhân và việc thành lập hàng loạt các
tổng công ty 90, 91 cũng ảnh hưởng không tốt đến môi trường cạnh tranh. Do
những tồn tại đấy mà thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam còn
nhiều bất cập. Thể hiện:
a) Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng
Cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhfa
nước với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, giữa các doanh
Đề án kinh tế chính trị
15
nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh
nghiệp nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi từ phía nhà nước như: các ưu đãi
về vốn đầu tư, thuế, vị trí địa lý, thị trường tiêu thụ,… Ngoài ra các doanh
nghiệp này còn tập trung trong tay một lượng lớn các ngành nghề quan trọng:
điện, nước, than, dầu lửa, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải…, các
doanh nghiệp tư nhân không được coi trọng. Các doanh nghiệp nước ngoài
hoạt động theo một qui chế riêng, không được ưu đãi từ nhà nước. Điều này
gây thiệt hại lớn về kinh tế, bởi về một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu
quả, chây ì, trông chờ vào nhà nước gây ra lãng phí nguồn lực xã hội, trong
khi các công ty tư nhân hoạt động năng nổ và hiệu quả hơn. Ngoài ra do
những qui định không hợp lí trong hoạt động của các doanh nghiệp nước
ngoài gây nên sự e ngại về đầu tư vào nước ta của các công ty nước ngoài sự
e ngại về đầu tư vào nước ta của các công ty nước ngoài.
b) Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn muốn tối đa hoá lợi nhuận
của mình mà không vấp phải những khó khăn cản trở nào. Do đó mà gây nên
những hành vi hạn chế cạnh tranh từ các doanh nghiệp. Cụ thể:
- Một số doanh nghiệp thông đồng câu kết với nhau nhằm tăng sức cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong hội, để từ đó mà loại bỏ các doanh nghiệp
khác bằng cách ngăn cản không cho các doanh nghiệp khác tham gia hoạt
động kinh doanh, hạn chế việc mở rộng hoạt động, tẩy chay không cung cấp
sản phẩm hoặc dịch vụ, chèn ép các doanh nghiệp phải tham gia vào hiệp hội
hoặc cho phá sản.
Các doanh nghiệp thoả thuận với nhau để phân chia địa bàn hoạt động,
thị trường tiêu thụ hàng hoá làm cho sự lưu thông hàng hoá trên thị trường bị
gián đoạn, thị trường trong nước bị chia cắt. Sự câu kết giữa các doanh nghiệp
dẫn tới việc độc quyền chi phối một số mặt hàng trong một thời gian nhất
định làm cho giá cả một số mặt hàng tăng cao. Ví dụ như thuốc tân dược vừa
Đề án kinh tế chính trị
16
qua ở nước ta giá đắt gấp 3 lần so với mặt hàng cùng loại ở nước ngoài, làm
thiệt hại cho người tiêu dùng, triệt tiêu động lực cạnh tranh.
- Hành vi lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp để chi phối thị trường.
Hành vi này xuất phát từ một số tổng công ty đọc quyền hoặc các công ty lớn
có khả năng chi phối thị trường. Các công ty này dựa vào thế mạnh của mình
mà sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh để loại trừ đối thủ
cạnh tranh, thao túng thị trường. Với sức mạnh độc quyền các công ty áp đặt
giá cả độc quyền, độc quyền mua thì mua với giá thấp, độc quyền bán thì bán
với giá cao để thu lợi nhuận siêu ngạch, hoặc để loại trừ đối thủ cạnh tranh họ
có thể hạ giá bán xuống thấp hơn so với chi phí sản xuất.
Sự lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp dẫn đến việc áp dụng các điều
kiện trong sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp yếu hơn, chi phối
các doanh nghiệp này. Hơn nữa việc lạm dụng này còn hạn chế khả năng lựa
chọn của người tiêu dùng, khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp thành
viên tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực khác. Nó có thể dẫn đến việc áp
đặt giá cả sản phẩm, loại sản phẩm…
- Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp
Việc thành lập các tổng công ty hoặc liên doanh là việc sáp nhập các
công ty thành viên lại với nhau, việc này diễn ra theo quyết định của nhà
nước. Các công ty sáp nhập hay liên doanh với nhau làm tăng mức độ tích tụ
hay tập trung của thị trường. Các công ty liên doanh sáp nhập hay hợp nhất
với nhau đều làm cho thị trường tập trung hơn, giảm bớt đối thủ cạnh tranh
tăng khả năng chi phối độc quyền thị trường của các tổng công ty hay các liên
doanh, làm triệt tiêu cạnh tranh trong kinh doanh.
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Hiện nay nước ta chưa có khung pháp lí hoàn chỉnh cho cạnh tranh nên
việc xác định, xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là khó khăn.
Điều đó tạo điều kiện cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng
phát triển mạnh. Một số hành vi cạnh tranh khong lành mạnh như:
Đề án kinh tế chính trị
17
Nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được tung ra thị trường.
Việc hàng giả, hàng nhái bán trên thị trường sẽ gây thiệt hại cho người tiêu
dùng, làm giảm uy tín của các công ty làm ăn chân chính có sản phẩm bị làm
nhái.
Các hình thức quảng cáo gian dối, thổi phồng ưu điểm của hàng hoá
mình làm giảm ưu điểm của các hàng hoá khác cùng loại, rồi đưa ra những
mức giá cao hơn so với mức giá thực tế của sản phẩm. Điều này cũng gây
thiệt hại cho người tiêu dùng và những doanh nghiệp sản xuất chân chính.
Các hành vi thông đồng với cơ quan quản lý nhà nước để cản trở hoạt
động của các đối thủ trong các ký kết hợp đồng , hối lộ các giao dịch kinh tế,
lôi kéo lao động lành nghề, những chuyên gia giỏi của các doanh nghiệp Nhà
nước một cách không chính đáng còn phổ biến trong nền kinh tế.
c. Độc quyền của một số tổng công ty.
Việc thành lập các tổng công ty 90 - 91 được coi là có ý nghĩa quan
trọng đối với nền kinh tế trong phạm vi cả nước hoặc bộ ngành, địa phương.
Các tổng công ty này là tập hợp các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất cùng
loại sản phẩm lại với nhau, việc làm này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của hàng hoá Việt Nam trên trường quốc tế.
Thực tế, cho thấy rằng việc các tổng công ty 90, 91 ra đời đã gây cản
trở cho môi trường cạnh tranh mà các tổng công ty đó hoạt động. Tạo ra sự
cạnh tranh bất bình đẳng giữa tổng công ty và các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh khác trong cùng một lĩnh vực.
Thể hiện qua các hoạt động sau:
Một số tổng công ty với thế mạnh về kinh tế của mình đã kiến nghị với
chính phủ thực hiện chính sách bảo hộ ngăn cản nhập khẩu, chính sách bao
cấp, lãi suất ưu đãi để duy trì vị thế độc quyền của mình. Nhiều tổng công ty
Đề án kinh tế chính trị
18
đã thể chế hoá những ưu đãi đặc quyền của mình và đưa ra những quy định
bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.
- Với ưu thế độc quyền, nhiều công ty đã định ra những sản phẩm mà
họ sản xuất tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người kinh doanh với nhau
trên thị trường. Ví dụ: cùng một loại hàng hoá dịch vụ tổng công ty áp đặt
nhiều giá khác nhau đối với từng loại khách hàng.
- Cạnh tranh trong nội bộ tổng công ty bị hạn chế. Được sự bảo hộ của
chính phủ, nhiều tổng công ty hoạt động trì trệ, ỷ lại gây tốn kém, lãng phí
cho xã hội. Như vậy với mục đích chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của
các tổng công ty đã không thực hiện được, mà việc thành lập các tổng công ty
này đã ảnh hưởng không tốt, thậm chí cản trở cạnh tranh trên thị trường.
Hiện nay cả nước có 17 tổng công ty 91 với 450 thành viên, 71 tổng
công ty 90 của bộ với 1057 thành viên và 7 tổng công ty 90 của địa phương
với 116 thành viên, tổng công ty chiếm 27% số doanh nghiệp Nhà nước và
76,5% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước cả nước.
d. Độc quyền tự nhiên trong các ngành kết cấu hạ tầng:
Độc quyền tự nhiên tồn tại trong những ngành kết cấu hạ tầng đòi hỏi
vốn đầu tư lớn mà lợi nhuận đem lại chậm và không đáng kể. Ngoài ra độc
quyền tự nhiên còn tồn tại trong những ngành kinh tế quan trọng, ảnh hưởng
mạnh mẽ đến chiến lược phát triển kinh tế của đất nước như: Điện, nước, dầu
khí, đặc biệt này chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp Nhà nước được phép
hoạt động. Các doanh nghiệp này kinh doanh theo mô hình khép kín theo
chiều dọc vừa thực hiện các khâu đầu vừa thực hiện các khâu cuối. Do hình
thức hoạt động như vậy nên hạn chế cạnh tranh hay dường như không có đối
thủ cạnh tranh trên thị trường. Do vậy các tổng công ty có thể đưa ra những
mức giá chung cao hơn so với mức giá thực tế của sản phẩm để thu được lợi
nhuận siêu ngạch cao. Điều này làm cho người tiêu dùng mất nhiều chi phí
hơn để sử dụng các hàng hoá dịch vụ trong khi chất lượng không tương xứng.
Đề án kinh tế chính trị
19
Thí dụ: giá điện ở Việt Nam là 0,07USD/kwh so với Thái Lan là 0,04
USD, phí vận hành, cảng đối với 1 vạn tấn ở cảng Sài Gòn là 40.000USD,
cảng Bangkok là 20.000USD, cước viễn thông từ Hà Nội gọi đến Tokyo hết
7,92USD/3phút, từ Bangkok hết 2,48USD.
Giá hàng hoá cao trong khi chất lượng phục vụ của hàng hoá thì lại còn
bị hạn chế: hệ thống giao thông kém phát triển, đường xá trật hẹp hạn chế khả
năng đi lại của người dân, tai nạn, ùn tắc giao thông xảy ra liên tục trên các
con đường đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
tình trạng ngập úng trên các con đường khi có mưa là điều không hiếm. Kho
tàng, bến bãi, cảng biển ít, đường sắt kém phát triển, hệ thống cấp thoát nước
thiếu, mất vệ sinh. Ở Việt Nam chỉ có 25% mạng lưới đường bộ được rải
nhựa.
Kết quả của độc quyền tự nhiên là năng suất lao động thấp, giá cả tăng
cao một cách bất hợp lý, buộc toàn bộ nền kinh tế phải chịu mức giá đầu vào
cao, làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp kinh doạnh khác trong nền kinh tế
quốc dân.
e. Một số yếu tố khác.
Nhà nước ta chưa có những quy định cụ thể và chưa có một cơ quan
chuyên trách nào theo dõi, giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và
độc quyền. Chưa có những hiệp hội người tiêu dùng đủ mạnh dể hỗ trợ cho
việc giám sát cạnh tranh và độc quyền. Chính thông qua những hiệp hội này
mà các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sớm được quá ra xử lý.
III. CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN.
Từ thực trạng độc quyền ở Việt Nam ta thấy rằng: còn nhiều tồn tại cần
tháo gỡ.
Từ thực trạng cho thấy cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam còn có nhiều tồn tại, nguyên
nhân của các tồn tại đó là do:
Đề án kinh tế chính trị
20
- Hệ thống những quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan
đến cạnh trạnh và độc quyền chưa hoàn chỉnh, ý thức chấp hành pháp luật của
mọi người và của các doanh nghiệp chưa nghiêm minh, nên những hành vi
cạnh tranh không hợp thức còn tồn tại khá phổ biến.
- Quan điểm về vai trò của cạnh tranh và độc quyền chưa nhất quán nên
nội dung một số quy định pháp lý liên quan đến môi trường cạnh tranh còn
mâu thuẫn với nhau.
- Thủ tục hành chính chưa được cải thiện, đơn giản hoá kịp thời nên còn
gây nhiều phiền hà cho các nhà đầu tư và cũng tạo ra sự bất bình đẳng trong
cạnh tranh, làm tăng chi phí giao dịch, giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu
tư ở trong nước so với các nước khác.
- Hệ thống thông tin còn yếu kém, chưa kịp thời cân xứng thiếu minh
bạch đã gây ra sự bất bình đẳng trong các cơ hội kinh doanh, ảnh hưởng
không tốt đến môi trường cạnh tranh.
- Quá trình cải cách hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra còn
chậm. Còn nhiều doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không có hiệu quả nhưng
vẫn bao cấp, duy trì, bảo hộ…
Trong thời gian tới trước yêu cầu duy trì phát triển kinh tế với nhịp độ
cao và của quá trình hội nhập thì việc cải thiện môi trường cạnh tranh là yêu
cầu cấp bách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình, thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều
kiện tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế thế giới. Để duy trì cạnh tranh
lành mạnh và kiểm soát độc quyền chúng ta cần phải thực hiện một số biện
pháp sau:
Thứ nhất: tiếp tục đổi mới nhận thức về cạnh tranh, phải thống nhất
quan điểm đánh giá vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế. Phải coi cạnh
tranh trong nền kinh tế pháp luật hợp thức là động lực của sự phát triển và
nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Xác định một cách rõ
ràng và hợp lý vai trò của Nhà nước cũng như vai trò chủ đạo của các doanh
Đề án kinh tế chính trị
21
nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế, hạn chế bớt những doanh nghiệp Nhà
nước độc quyền kinh doanh. Thúc đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp
Nhà nước, đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Độc quyền
của các doanh nghiệp Nhà nước cần phải được giảm dần, các rào cản đối với
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cần được tháo gỡ dần nhằm
giảm giá thành sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh chung của toàn bộ nền kinh
tế, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, đồng thời giảm gánh nặng
cho ngân sách quốc gia.
Việc đổi mới nhận thức cần được thể hiện trong toàn bộ hệ thống quản
lý Nhà nước, trong các chương trình và chiến lược cải cách hành chính, trong
tổ chức, phong cách làm việc hành vi ứng xử của các cơ quan công quyền.
Muốn như vậy thì trước tiên cần phải đưa nội dung về cạnh tranh và độc
quyền vào chương trình giáo dục của các trường đại học thuộc khối kinh tế và
kinh doanh. Để có được đội ngũ cán bộ, các nhà kinh tế sau khi ra trường có
một tầm hiểu biết về cạnh tranh và độc quyền. Đào tạo các khoá ngắn hạn cho
các doanh nghiệp và công chức Nhà nước để nâng cao, trau dồi kiến thức về
cạnh tranh và độc quyền. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng tuyên
truyền về cạnh tranh và độc quyền. Để từ đó có một chính sách cạnh tranh
phù hợp và việc thực hiện các chính sách cạnh tranh này dễ dàng hơn.
Thứ hai: cải tổ pháp luật về cạnh tranh để cho cơ chế cạnh tranh được
vận hành một cách trôi chảy, hạn chế những hành vi cạnh tranh không lành
mạnh trên thị trường. Nới lỏng các điều kiện ra nhập và rút lui khỏi thị trường
để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia sản xuất kinh doanh. Như vậy việc
hình thành nên khung pháp lý chung cho các loại hình kinh doanh thuộc các
khu vực kinh tế khác nhau là điều cần thiết. Việc cải tổ pháp luật về cạnh
tranh cần phải sửa đổi từ quy trình ban hành pháp luật:
Xây dựng luật: để đảm bảo tính chất khách quan về lâu dài cần chuyển
việc dự thảo luật từ cơ quan lập pháp sang cho cơ quan hành pháp. Trước mắt,
Đề án kinh tế chính trị
22
việc soạn thảo luật cần được tổ chứ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.pdf