Đề án Cầu lao động và các giải pháp để kích cầu lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu hình thành và hoạt động từ năm 1997 kể từ khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu lực, cho đến nay nó vẫn được coi là khu vực kinh tế mới.Trong những năm gần đây,các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển khá nhanh, chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng tăng nhanh, đóng góp đáng kể vào mục tiêu tăng trưởng, vào việc nâng cao trình độ công nghệ và trình độ quản lý của nền kinh tế. Năm 2000, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1525 DN, đến dầu năm 2003là 2308 DN, tăng bình quân 22,7%/năm (2 năm tăng 783 doanh nghiệp), trong đó khu vực 100% vốn nước ngoài tăng bình quân 35%/năm (2 năm tăng 707 doanh nghiệp), trong đó khu vực 100% vốn nước ngoài tăng bình quân 37%/năm (2 năm tăng 250 nghìn người).Năm 2000, khu vực này giải quyết việc làm cho 226,8 nghìn người, năm 2003 là 519,9 nghìn người và đến năm 2005 là 673,4 nghìn người. Trung bình mỗi năm tăng 62,8% .

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1995 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Cầu lao động và các giải pháp để kích cầu lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng cung lao động rất lớn cho nền kinh tế, điều này đòi hỏi Nhà nước và các doanh nghiệp phải có một chiến lược về cầu lao động nhằm sử dụng tối đa nguồn lực con người, đồng thời giảm sức ép về việc làm cho nền kinh tế. Vậy thực trạng cầu lao động ở nước ta hiện nay như thế nào, liệu nó đã đáp ứng đủ nhu cầu về việc làm của người lao động hay chưa, chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần 2. 2.Thực trạng cầu lao động trong thời kỳ 2000-2007 Nhìn chung, cầu lao động của nền kinh tế có xu hướng tăng cả về số lượng và chất lượng. Tuỳ theo từng khu vực kinh tế, từng ngành nghề , từng địa bàn mà nhu cầu sử dụng lao động có khác nhau. Nếu xét theo khu vực kinh tế thì khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực thu hút nhiều lao động hơn hai khu vực còn lại ( khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài). Xét theo cơ cấu ngành, ngành nông nghiệp vẫn là ngành có tỷ lệ lao động lớn nhất, tiếp theo là ngành dịch vụ và cuối cùng là công nghiệp- xây dựng. Các thành phố lớn như thành phố Hồ CHí Minh, Hà Nội, Hải Phòng ...là nơi có cầu lao động lớn. Địa bàn thu hút nhiều lao động tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam, vùng có tỷ lệ lao động làm công ăn lương lớn nhất là Đông Nam Bộ (44%), Duyên hải Nam Trung bộ (27,9%), Đồng bằng sông Cửu Long (26,7%) và thấp nhất là Tây Bắc (9,2%). Thành phố HCM dẫn đầu cả nước về nhu cầu tuyển dụng với 50%, Hà Nội đứng thứ nhì với 32%. 2.1 Cầu lao động về số lượng. Từ năm 2000 đến năm 2007, cầu lao động liên tục tăng. Trong 5 năm, từ 2001-2006, cả nước tạo việc làm cho trên 7,5 triệu lao động, tăng 25% so với giai đoạn 1996-2000. Cụ thể, năm 2002 toàn quốc đã tạo thêm chỗ làm mới cho 1,42 triệu lao động ,tăng 1,4% so với năm 2001. Ngoài ra, trong năm đã xuất khẩu được trên 46 nghìn lao động, vượt 15,3% kế hoạch. Riêng Quỹ Quốc gia Hỗ trợ việc làm đã giải quyết việc làm cho khoảng 32 vạn lao động, đạt 106,6% kế hoạch. . Năm 2003, toàn quốc đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,52 triệu người, đạt 101,5% kế hoạch đề ra, đưa được 7,6 vạn người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Năm 2004, bên cạnh hình thức hội chợ việc làm, các địa phương đã triển khai mạnh một số hình thức khác giúp người lao động tìm được việc làm như tư vấn việc làm, cung cấp rộng rãi thông tin về thị trường lao động, đẩy mạnh cho vay từ Quỹ quốc gia Hỗ trợ việc làm... Nhờ đó, toàn quốc đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,555 triệu người, đạt 100,3% kế hoạch đề ra, đưa được 6,74 vạn người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Năm 2005, số lượt người được tạo thêm việc làm khoảng 1,6 triệu, năm 2006 là trên 1,5 triệu và sáu tháng đầu năm 2007 là 78 vạn lượt (= 50% kế hoạch cả năm 2007) .Trong số lao động được giải quyết việc làm, số lao động xuất khẩu sang nước ngoài cũng liên tục tăng. Tính cho đến tháng 12/2005 Việt Nam đã đưa trên 400.000 lao động sang nước ngoài làm việc.Theo đánh giá của các chuyên gia lao động thì quý II/2007, nhu cầu lao động tăng 142% so với quý I/2007, trong khi cung lao động chỉ tăng có 30%.Như vậy trong những năm tới đây, cầu lao động sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn cung nhưng số lao động không tìm được việc làm vẫn nhiều do có khoảng cách lớn về chất lượng giữa cung và cầu. 2.1.1 Cầu lao động xét theo khu vực kinh tế Sau khi các luật về đăng ký kinh doanh được ban hành và sửa đổi như: Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Ðầu tư trực tiếp của nước ngoài, Luật Hợp tác xã và đặc biệt là Luật Doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống, hoạt động của các doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế đã có nhiều thay đổi, môi trường thông thoáng hơn, sản xuất kinh doanh sôi động hơn, vai trò của doanh nghiệp được ghi nhận và có nhiều tiến bộ, nhất là trong khu vực kinh tế ngoai quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.Cùng với quá trình phát triển đó, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế cũng không nhừng tăng về quy mô. Thực trạng đó thể hiện như sau: Trong giai đoạn 2001-2005, tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tương ứng là 10,2%, 88,2% và 1,6%, đặc biệt có sự chuyển dịch lao động từ khu vực Nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Sự chuyển dịch lao động như vậy là phù hợp với quá trình nước ta chuyển sang kinh tế thị trường.Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hiện đang thu hút tuyệt đại bộ phận lao động. Trong giai đoạn này, lao động khu vực ngoài quốc doanh lớn gấp 9 lần lao động khu vực kinh tế nhà nước và gấp trên 80 lần khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không chỉ thu hút đa số lao động nông, lâm, ngư nghiệp, mà còn thu hút ngày càng nhiều lao động làm công nghiệp, xây dựng và dịch vụ... Bảng cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế Đơn vị :%  Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Sơ bộ 2006 Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Kinh tế Nhà nước 9,3 9,3 9,5 9,9 9,9 9,5 9,2 Kinh tế ngoài Nhà nước 90,1 89,7 89,4 88,8 88,6 88,9 89,2 Khu vực có vốn đầu tư N2 0,6 0,9 1,1 1,3 1,5 1,6 1,6 Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế (*) Nguon :tong cuc thong ke Đơn vị :nghìn người 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Sơ bộ 2006 Tổng số 37609,6 38562,7 39507,7 40573,8 41586,3 42526,9 43347,2 Phân theo thành phần kinh tế Kinh tế nhà nước 3501,0 3603,6 3750,5 4035,4 4108,2 4038,8 4007,8 Kinh tế ngoài Nhà nước 33881,8 34597,0 35317,6 36018,5 36847,2 37814,7 38639,0 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 226,8 362,1 439,6 519,9 630,9 673,4 700,4 Khu vực kinh tế nhà nước Từ năm 2000 trở về trước, Khu vực kinh tế Nhà nước chiếm đại bộ phận trong các ngành quan trọng, giành vị trí có lợi nhất trong kinh doanh và được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, chưa thể hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Quốc dân. Các chính sách ưu tiên, ưu đãi cho khu vực kinh tế Nhà nước, thực chất là "tái bao cấp", làm cho khả năng vươn lên của khu vực này bị hạn chế, tính năng động kém.Từ năm 2000-2007, số lượng các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm dần do tổ chức sắp xếp lại và cổ phần hoá chuyển qua khu vực ngoài quốc doanh.Trong giai đoạn này, công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, trong đó trọng tâm là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã đạt được những kết quả quan trọng. Đa số các doanh nghiệp sau khi đã thực hiện cổ phần hoá có hoạt động tốt hơn, lợi nhuận sau thuế tăng cao. Đầu năm 2003 doanh nghiệp nhà nước có 5364 DN, trong vòng 2 năm giảm 395 doanh nghiệp, giải quyết thêm việc làm cho 249,5 nghìn người. Năm 2000, tỷ lệ lao động ở khu vực này là 9,3%, năm 2003 tăng lên 9,9%. Từ năm 2005 số lao động trong khu vực nhà nước có xu hướng giảm và đến năm 2006 tỷ lệ lao động trong khu vực này giảm xuống còn 9,2%, do nhiều doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cổ phần hoá, tư nhân hoá hoặc giải thể...Trong giai đoạn này, số lao động được giải quyết việc làm trung bình mỗi năm tăng hơn 100 nghìn người (15% / năm), nếu so sánh với các khu vực khác thì tỷ lệ này là thấp nhất .Nguyên nhân chính là sức hút của khu vực này chưa cao ,cầu lao động thầp, số lượng doanh nghiệp có xu hướng giảm. Những vấn đề tồn tại: Trong nền kinh tế thị trường đang hội nhập, doanh nghiệp nhà nước ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Hoạt động của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả, khả năng tạo ra lợi nhuận kém, công nợ chưa thanh toán được... cộng thêm các cơ chế, quy chế quản lý của doanh nghiệp nhà nước cũng ngày càng trở nên bất cập với thực tiễn. Kết quả xếp loại 5.199 doanh nghiệp có báo cáo tài chính năm 2004 theo loại hình doanh nghiệp thì số doanh nghiệp nhà nước được xếp loại khá trở lên (từ AAA đến BBB) lần lượt chiếm 17,1%; 18% qua 2 năm 2003, 2004 (số liệu tương ứng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 44,1%; 45,4%. Của công ty TNHH và công ty cổ phần là 31,2%;27,6%). Số lượng doanh nghiệp Nhà nước xếp loại trung bình trở xuống (từ BB đến C) chiếm 55,9% vào năm 2003 và 54,6% năm 2004. Thực tế này làm cho cầu lao động khu vực này có xu hướng giảm dần, khó cạnh tranh với hai khu vự còn lại về khả năng thu hút lao động giỏi. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Từ ngày Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã tạo ra hàng chục vạn việc làm mới, vượt xa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, vốn là 2 khu vực có tiềm lực kinh tế mạnh hơn.Lợi ích thực tế mà sự phát triển của khu vực này đặc biệt là kinh tế tư nhân mang lại cho nền kinh tế (tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tận dụng được các nguồn nội lực, đóng góp ngân sách…) là to lớn .Theo đánh giá chung, việc tăng trưởng cao ở khu vực ngoài quốc doanh, ngoài các nguyên nhân về hiệu quả sản xuất kinh doanh và số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng thêm còn do các doanh nghiệp nhà nước đang tiếp tục chuyển đổi sang mô hình cổ phần và tư nhân hoá. Đầu năm 2003, số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 55236 DN, tăng bình quân 25,6%/năm (2 năm tăng 20232 doanh nghiệp), giải quyết việc làm cho 1,7 triệu người, chiếm 36,6%, tăng bình quân 28%/năm (2 năm tăng gần 666 nghìn người).Số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh .Năm 2000 , số lao động có việc làm trong khu vực này là 3,388 triệu người, năm 2004 tăng lên 3,684 triệu và năm 2006 là 3,864 triệu, lớn gấp 9 lần lao động khu vực nhà nước. Có thể nói đây là khu vực thu hút nhiều lao động nhất trong nền kinh tế. c. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu hình thành và hoạt động từ năm 1997 kể từ khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu lực, cho đến nay nó vẫn được coi là khu vực kinh tế mới.Trong những năm gần đây,các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển khá nhanh, chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng tăng nhanh, đóng góp đáng kể vào mục tiêu tăng trưởng, vào việc nâng cao trình độ công nghệ và trình độ quản lý của nền kinh tế. Năm 2000, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1525 DN, đến dầu năm 2003là 2308 DN, tăng bình quân 22,7%/năm (2 năm tăng 783 doanh nghiệp), trong đó khu vực 100% vốn nước ngoài tăng bình quân 35%/năm (2 năm tăng 707 doanh nghiệp), trong đó khu vực 100% vốn nước ngoài tăng bình quân 37%/năm (2 năm tăng 250 nghìn người).Năm 2000, khu vực này giải quyết việc làm cho 226,8 nghìn người, năm 2003 là 519,9 nghìn người và đến năm 2005 là 673,4 nghìn người. Trung bình mỗi năm tăng 62,8% . Theo thống kê, năm 2007 có khoảng 3.700 DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động tại VN giải quyết việc làm cho trên 1,4 triệu LĐ. Chỉ trong  6 tháng đầu năm 2007, khối doanh nghiệp FDI đã thu hút thêm được 111 nghìn lao động, đưa tổng số lao động trong khu vực này là 1.185 nghìn lao động, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước.Nhìn chung tuy tỷ lệ lao động khu vực này thầp nhất trong 3 khu vực, chỉ bằng 1/8 khu vực nhà nước, bằng 1/80 khu vực ngoài quốc doanh nhưng đây lại là khu vực có tỷ lệ gia tăng lao động lớn nhất, năng suất lao động cao nhất và tạo ra giá trị sản xuất lớn nhất cho nền kinh tế. Trong giai đoạn tới đây cũng là khu vực có nhu cầu lao động lớn nhất. Nhận xét chung:Về mặt số lượng, doanh nghiệp tăng chủ yếu ở khu vực ngoài quốc doanh, tiếp đó là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp nhà nước giảm do tổ chức sắp xếp lại và cổ phần hoá chuyển qua khu vực ngoài quốc doanh. Cầu lao động ở cả ba khu vực đều tăng về số lượng, trong đó tăng nhanh nhất là khu vực ngoài quốc đoanh. Tuy nhiên xét về tỷ lệ thì cầu lao động khu vực nhà nước co xu hướng giảm dần. Số doanh nghiệp đang hoạt động 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002 Tổng số 42288 51680 62908 A. Chia theo khu vực kinh tế 1. Khu vực DN nhà nước 5759 5355 5364 2. Khu vực DN ngoài quốc doanh 35004 44314 55236 3. Khu vực có vốn ÐT nước ngoài 1525 2011 2308 2.1.2 Cầu lao động xét theo cơ cấu ngành. Trong giai đoạn 2000-2006, cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng công nghiêph hoá, hiện đại hoá: tăng tỷ trọng ngành công nghiệp_ xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp. Cùng quá trình đó, cơ cấu lao động có việc làm cũng chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp. Năm 1996, tỷ lệ lao động có việc làm trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ là 69,8%, 10,55% .Đến 01/07/2004, trong số 42329,1 nghìn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, có khoảng 24508,5 nghìn lao động (chiếm 57,9%) làm việc trong khu vực nông nghiệp, 7365,1 nghìn lao động (chiếm 17,4%) trong công nghiệp - xây dựng và 10458,5 nghìn người (chiếm 24,7%) trong khu vực dịch vụ. So với 01/07/2003 tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực I giảm 1,7% và tăng tương ứng ở khu vực II là 1% và khu vực III là 0,7%. Năm 2005 tỷ lệ này là 56,8%, 17,9% và 25,3%. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005 và mục tiêu đến năm 2010 Đơn vị: % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Mục tiêu 2005 2010 Cơ cấu kinh tế 100 100 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 24,53 23,25 23,03 22,54 21,76 20,7 20-21 16-17 Công nghiệp – Xây dựng 36,73 38,12 38,49 39,47 40,09 40,8 39-40 42-43 Dịch vụ 38,74 38,63 38,48 37,99 38,15 38,5 41 42 Cơ cấu lao động 100 100 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 68,2 67,2 66,1 59,6 57,9 56,8 56-57 49-51 Công nghiệp – xây dựng 12,1 12,5 12,9 16,4 17,4 17,9 20-21 23-24 Dịch vụ 19,7 20,3 21,0 24,0 24,7 25,3 23-24 26-27 Nguồn: Tổng cục Thống kê. Nhóm ngành nông –lâm –ngư nghiệp. Tuy tỷ trọng đóng góp vào GDP là thấp nhất trong các nhóm ngành ( 22% / năm) nhưng lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp lại chiếm tỷ lệ lớn nhất (60,28% ). Năm 2002,thu hút thêm vào các ngành nông, lâm, ngư nghiệp 87 vạn người đến năm 2004 là 33 vạn người.Như vậy số lượng lao động tăng chậm hơn, tỷ lệ lao động trong ngành biến đổi với tỷ lệ nhỏ và đang có xu hướng giảm dần. Trong thời gian qua năng suất lao động tăng làm tăng giá trị sản lượng của ngành , tuy nhiên do tinh chất thời vụ, ở khu vực nông thôn có tới 20% quỹ thời gian lao động chưa được sử dụng, số thất thoát thời gian lao động tương đương với 9 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn. Do vậy khu vực nông nghiệp - nông thôn trong nhiều năm qua trở thành nơi “chứa” lao động dư thừa, tuyệt đại đa số lao động mới đều tập trung ở đây. Từ thực trạng này ta thấy rằng cầu lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần cùng quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Nguyên nhân : xuất phát điểm ,Việt Nam là một nước nông nghiệp (80% lao động làm nghề nông), kinh tế lạc hậu. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển sang kinh tế thị trường, trình độ chuyên môn , năng lực của lao động tăng cùng với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần đã khiến ngày càng nhiều lao động ở ngành nông nghiệp chuyển sang các ngành khác có công việc ổn định và thu nhập cao hơn. Tuy nhiên quá trình này diễn ra tương đối chậm do còn nhiều hạn chế trong vấn đề nhận thức của người dân, thiếu vốn... Nhóm ngành công nghiệp –xây dựng. Trong 3 khu vực kinh tế lớn (nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ) thì khu vực công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao hơn 2 khu vực kia và cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế . Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng trong GDP liên tục tăng . Năm 2001,tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 38,12% và đến năm 2005 đạt 40,8%, vượt chỉ tiêu 39-40%. Trong nhóm ngành này, sử dụng nhiều lao động nhất hiện nay vẫn là ngành công nghiệp chế biến với 2,203 triệu người, chiếm 47,3% tổng số lao động của khu vực doanh nghiệp. Số lao động của ngành công nghiệp này trong năm 2002 gấp 2,9 lần năm 1995 và gấp gần 1,4 lần năm 2000 (bình quân 2 năm tăng 17,4%/năm). Tiếp đến là ngành xây dựng 799 nghìn người, chiếm 17,2%; ngành thương nghiệp 463 nghìn người, chiếm 9,9%, ngành công nghiệp khai thác mỏ 155 nghìn người, chiếm 3,3%,... Tăng nhanh nhất về số lao động là ngành xây dựng, thời điểm 31/12/2002, ngành này có số lao động tăng gấp 3,5 lần năm 1995 và gấp 1,5 lần năm 2000. Năm 2002, ngành công nghiệp và xây dựng giải quyết việc làm cho 30 vạn người, đến năm 2004 tăng lên 62 vạn người. Những năm qua, nhóm ngành công nghiệp – xây dựng đã đạt được những bước tiến nhất định trên phương diện tỷ trọng, trong khi đó cơ cấu lao động chuyển dịch tương đối chậm. Chỗ việc làm mới được tạo ra hàng năm trong nhóm ngành này tăng chậm, từ 535 nghìn chỗ năm 2001 tăng lên 550 nghìn chỗ năm 2002 ( tăng 0,4%) , 625 nghìn chỗ năm 2003 (tăng 3,5%) và đến năm 2005 là 17,9% (tăng 0,5% so với năm 2004). Ngành dịch vụ. Ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ là 2 ngành chiếm tỷ trọng cao trong GDP. Kể từ khi Việt Nam hội nhập kinh tế quôc tế, đặc biệt là gia nhập WTO thì số lượng các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ tăng nhanh chóng( chủ yếu là dịch vụ du lịch). Điều này làm cho nhu cầu về lao động trong ngành tăng, đăc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố HCM. Ở Hà Nội, năm 2003, lao động trong ngành dịch vụ là 711857 người, đến năm 2005 tăng lên 779647 người ( tăng 9,5%). Thành phố HCM là khu vực có ngành dịch vụ phát triển nhất cả nước, vì thế thu hút nhiều lao động nhất. Năm 2003, số lao động ngành này là 1419540 người, năm 2005 tăng lên 1553906 người (tăng 9,5%), lớn gấp 2 lần so với Hà Nội. Cả nước, năm 2002 ngành dịch vụ, thương mại giải quyết việc làm cho 25 vạn người, đến năm 2004 tăng lên 65 vạn người. Nhận xét chung: Nói tóm lại, chuyển dịch cơ cấu ngành về mặt số lượng đã có những bước tiến nhất định, nhưng tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động không nhiều.- một cơ cấu mà cho đến nay đã thấy rõ là không đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2005. 2.2 Cầu lao động về chất lượng 2.2.1 Thực trạng Trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn xem con người là yếu tố đặc biệt quan trọng, nên đã không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra ở từng thời kỳ. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất là về chất lượng lao động. Nhìn chung nhu cầu chất lượng lao động cao trong khi chất lượng cung lao động còn thấp, sức cạnh tranh so với nhiều nước khu vực và thế giới hạn chế, nhất là nhu cầu về lao động chất lượng cao. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO, đầu tư nước ngoài tăng vì vậy khối lượng xiệc làm cũng tăng lên, đặc biệt là trong các ngành sử dụng nhiều lao động với giá trị XK cao như ngành Dệt may, Thủy sản, Thủ công mỹ nghệ, Nông nghiệp... Tỷ trọng lao động được đào tạo nghề, có trình độ chuyên môn tăng do áp lực cạnh tranh tìm kiếm việc làm. Tỷ trọng lao động có chuyên môn tăng rất nhanh do mở cửa và hội nhập thị trường lao động quốc tế. Theo Vietnamworks.com, nhân lực cao cấp hiện nay tại VN chỉ mới đáp ứng khoảng 30% - 40% nhu cầu doanh nghiệp. Trong khi đó, theo thông số nhân lực trực tuyến của mạng việc làm này, chỉ số cầu lao động tăng đều mỗi quý, bình quân hơn 100%. Việc này sẽ tạo thêm sự thiếu hụt nhân lực cao cấp Về thể lực Trong giai đoạn 2000 trở về trước, ở Việt Nam yếu tố thể lực của người lao động , đặc biệt là chiều cao, cân nặng không được các doanh nghiệp chú trọng. Chủ yếu các doanh nghiêp chỉ căn cứ vào trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của người lao động để tuyển dụng. Tuy nhiên kể từ khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư ngày càng nhiều vào trong nước thì yếu tố thể lực lại trở thành yếu tố tiên quyết. Trên thế giới, hiện nay người ta thường dùng chỉ số khối lượng cơ thể: cân nặng (kg)/chiều cao (m)2 để xác định tình trạng sức khoẻ của con người. Thông thường một ngươì bình thường, thể lực tốt có chỉ số này ở trong khoảng 18.,5 - 25 .Ở Việt Nam, quá trình tuyển dụng nhân viên của các công ty hiện nay hầu hết đều đính kèm yêu cầu về ngoại hình như một tiêu chuẩn quan trọng bên cạnh chuyên môn, bằng cấp… Và yêu cầu này đã đánh rớt nhiều người ngay từ “cái nhìn đầu tiên”.Về chiều cao, mức thấp nhất được đưa ra thường là 1,55m đối với nữ và 1,67m với nam. Tuy nhiên, theo thống kê của Ủy ban Thể dục Thể thao Việt Nam, chiều cao trung bình của thanh niên nước ta trong độ tuổi 20 hiện nay tương đương 1,54m với nữ và 1,66 với nam Thực tế này cho thấy, mong muốn tuyển được “nhân viên vừa đẹp vừa giỏi” là điều rất khó khăn, như nhận định của nhiều người làm công tác môi giới lao động.Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng thì thể lực và tình hình sức khoẻ nói chung của lao động Việt Nam yếu so với nhiều nước về cân nặng, chiều cao và sức bền, chưa đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. b. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật Từ năm 2000-2003, các doanh nghiệp đã tiếp nhận mới mỗi năm gần 70 vạn lao động, riêng năm 2002 tiếp nhận trên 1 triệu người. Song thực trạng là không ít doanh nghiệp vẫn thiếu lao động có tay nghề cao, lao động có kỹ thuật được đào tạo hệ thống. Theo số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm thì lao động là cán bộ khoa học kỹ thuật năm 2000 chiếm 8,1%; năm 2002 còn 6,8% và những lao động có tay nghề cao, công nhân kỹ thuật cũng có xu hướng giảm tương đối. Như vậy lao động được thu hút vào khu vực doanh nghiệp ngày càng tăng nhanh, nhưng cơ cấu lao động có trình độ kỹ thuật, lao động được đào tạo lại giảm, điều đó cho thấy nhiệm vụ đào tạo nghề cho người lao động không đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế nói chung và của khu vực doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt đối với lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương quản lý thì lao động không được đào tạo chiếm từ 55 - 75%. Tính đến cuối năm 2006, Việt Nam có tổng cộng 45,3 triệu lao động, trong đó ba phần tư là lao động ở nông thôn. Số lượng lao động liên tục tăng, chất lượng lao động cũng đã được cải thiện đáng kể tuy nhiên sau nhiều năm phát triển, chất lượng lao động Việt Nam vẫn “chưa tương xứng với yêu cầu về nguồn lao động cho thị trường”. Hiện nay mới chỉ có 32% số lao động là đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn là 14,4%. Báo cáo về tình hình thị trường lao động Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội soạn thảo đã khẳng định: “Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng... nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng”. Trong khi đó, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp đang có xu hướng tăng cả về số lượng và chất lượng, chủ yếu do nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là số doanh nghiệp mới thành lập ngày càng nhiều. Trong quá trình hội nhập kinh tế, nhu cầu xuất khẩu lao động tăng rất nhanh song chất lượng lao động về chuyên môn đặc biệt là trình độ ngoại ngữ thấp đã kéo theo nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Về cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn, tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo lên đến 76%, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 24%, trong đó đặc biệt chú ý là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề chỉ chiếm có 15%. Các số liệu này chứng tỏ nền kinh tế đang thiếu trầm trọng lao động có tay nghề, mất cân đối trong cơ cấu đào tạo nghề, có tới 85% số học sinh tuyển mới học nghề ngắn hạn, chỉ có 15% học nghề dài hạn. Do vậy, chất lượng lao động qua đào tạo nghề còn thấp. Ngân sách dành cho đào tạo nghề tuy tăng song chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi ngân sách giáo dục (5%). Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề còn lạc hậu, trừ các cơ sở dạy nghề của các doanh nghiệp lớn, các liên doanh hoặc cơ sở dạy nghề nước ngoài. Đội ngũ giáo viên dạy nghề vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng (cả nước có hơn 7000 giáo viên dạy nghề; tỷ lệ giáo viên/học viên là 1/28). Chưa có hệ thống giáo trình chuẩn nên chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế và rất khác nhau trong các cơ sở dạy nghề khác nhau. Cơ cấu đào tạo có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn chậm, tỷ lệ giữa những người tốt nghiệp cao đẳng, đại học/trung học chuyên nghiệp/công nhân kỹ thuật là 1/1,16/0,95. Theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến, sản xuất sẽ phát triển khi có một cơ cấu đội ngũ nhân lực hợp lý và có cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật tương ứng là 1/4/10. Với cơ cấu trình độ đào tạo như hiện nay, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và kinh doanh còn rất nhiều khó khăn. c.Về phẩm chất đạo đức cá nhân phù hợp với công việc - Phẩm chất đạo đức là một trong những yếu tố hết sức quan trọng của người lao động, nó đánh giá một cá nhân có thái độ làm việc tích cực hay không từ đó đánh giá khả năng công hiến của họ đối với doanh nghiệp. Trong những năm qua , yêu cầu về phẩm chất đạo đức ngày càng khắt khe hơn: có tác phong công nghiệp và trách nhiệm đối với công việc. Linh hoạt, năng động, sáng tạo và có khả năng giải quyết các vướng mắc trong công việc. Đồng thời, người lao động có tinh thần h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc75711.DOC
Tài liệu liên quan