MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Phần 1: Cơ sở lý luận về cầu lao và các giải pháp kích cầu 2
1. Khái niệm cầu lao động và một số khái niệm liên quan 2
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động 2
2.1. Các nhân tố tác động đến cầu lao động về mặt số lượng 3
2.2. Các nhân tố tác động đến cầu lao động về mặt chất lượng 6
3. Các giải pháp kích cầu 7
3.1. Khái niệm kích cầu lao động 7
3.2. Tại sao phải kích cầu lao động 7
3.3. ý nghĩa kích cầu lao động 8
3.4. Giải pháp kích cầu lao động 9
Phần 2 : đánh giá về cầu lao động và các biện pháp kích cầu lao động 10
1. Thực trạng về cầu lao động trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân 10
1.1. Thực trạng về cầu lao động của khu vực nhà nước : 10
1.2. Thực trạng về cầu lao động của khu vực ngoài quốc doanh 13
1.3. Thực trạng về cầu lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 15
2. Thực trạng cầu lao động về số lượng và chất lượng . 16
2.1. Thực trạng cầu lao động về số lượng 16
2.2. Thực trạng cầu lao động về chất lượng 21
3 . Các ngành nghề giải quyết được việc làm 24
Phần III: Các giải pháp kích cầu lao động 25
1. Huy động các nguồn vốn đầu tư từ trong và ngoài nước 25
2. Đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài 26
3. Tích cực tác động vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: 26
4. Phát triển công nghiệp và xây dựng: 28
5. Phát triển ngành dịch vụ Việt Nam theo hướng: 29
Kết luận 30
Tài liệu tham khảo 31
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Cầu lao động Việt Nam và các giải pháp kích cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích đất canh tác chỉ có hạn
Khả năng tạo ra cầu về nhân lực của các nghành công nghiệp còn yếu.
Cầu trên thị trường còn yếu, sức thu hút của cầu còn nằm duới cung nhiều. Xuất hiện rõ trạng thái mất cân bằng,trong đó cung lớn hơn cầu. Sự mất cân bằng giữa cung và cầu trong khi các nguồn nhân lực lại tăng nhanh đang làm nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn về kinh tế, xã hội và cuộc sống của nhiều người lao động .
Vì vậy, kích cầu lao động để tạo ra sự cân bằng cung cầu trên thị trường lao động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực là vấn đề mà các nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách cần quan tâm.
3.3. ý nghĩa kích cầu lao động
Kích cầu lao động đem lại hiệu quả tích cực tới sự phát triển của cả kinh tế và xã hội .
Xét về mặt kinh tế: kích cầu lao động sẽ tạo ra số việc làm trong nền kinh tế tăng và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Số lao động có việc làm trong nền kinh tế tăng sẽ làm tăng tổng sản phẩm xã hội và thúc đẩy kinh tế phát triển. Tỷ lệ thất nghiệp giảm sẽ giảm thiệt hại cho nền kinh tế và giảm bớt khó khăn cho cuộc sống cá nhân người lao động, bởi vì những người thất nghiệp tuy không sản xuất ra sản phẩm nhưng vẫn phải tiêu dùng một lượng nhất định. Khi số việc làm trong nền kinh tế tăng lên thì số người từ thất nghiệp trở thành người có việc làm tăng, giả sử những ngươi thất nghiệp nay có việc làm họ sẽ tạo ra một lượng giá trị chí ít bằng giá trị tối thiểu mà họ tiêu dùng thì mỗi năm nhà nước sẽ giảm được hàng nghìn tỷ đồng do giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng số việc làm trong nền kinh tế .
Xét về mặt xã hội: Kích cầu lao động làm tăng số người lao động có việc làm, giảm số lượng người thất nghiệp trong xã hội đồng thời giảm những hậu quả nặng lề cho xã hội. Khi xét đến nguyên nhân của các tệ nạn xã hội người ta thấy rằng, những người thất nghiệp tham gia một cách đáng kể vào các tệ nạn như ma tuý, trộm cướp, mại dâm, đâm thuê chém mướn trong xã hội đen….Vì thế thất nghiệp gây nhiều khó khăn phức tạp cho công tác quản lý xã hội, làm đảo lộn nhiều nếp sống lành mạnh và ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục của một dân tộc
3.4. Giải pháp kích cầu lao động
Tăng cầu lao động là phương hướng cơ bản để khai thác và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động :
Phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động
Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm chẳng hạn như: hoạt động dịch vụ việc làm, dạy nghề gắn với việc làm, xuất khẩu lao động …
*Tăng cầu lao động ở khu vực thành thị cần tập trung vào hướng sau:
+ Phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn, nhất là ở các địa bàn có điều kiện lập các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tạo việc làm có giá trị kinh tế cao.
+ Phát triển các lĩnh vực, ngành nghề có khả năng thu hút được nhiều lao động, việc làm khu vực phi chính thức, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
+ Phát triển hình thức gia công sản xuất hàng hoá tiêu dùng cho xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá, mặt hàng, trước hết là các mặt hàng có công nghệ sử dụng nhiều lao động như may mặc, da dày, gốm sứ, lắp ráp điện tử…
* Đối với khu nông thôn, dể tăng cầu lao động cần phải:
+ Phát triển kinh tế trang trại gắn với xu thế chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao.
+ Khôi phục và phát triển các ngành nghề nông thôn.
+ Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn, chú trọng công nghiệp chế biến và dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp.
+ Chuyển đổi và phát triển các hợp tác xã mới chủ yếu làm các khâu dịch vụ cho hộ nông dân.
Phần 2 : đánh giá về cầu lao động và các biện pháp kích cầu lao động
1. Thực trạng về cầu lao động trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Các nước trong khu vực phát triển nói nói chung & Viêt Nam nói riêng thường có nguồn lao động dồi dào vì vậy sử dụng tốt số lượng lao động có tầm quan trọng rất đặc biệt bởi các lý do chủ yếu sau :
Lao động là một yếu tố tăng trưởng nền kinh tế .
Do quy mô kinh tế còn nhỏ hẹp năng suất lao động còn thấp chúng ta chưa có điều kiện để tạo lập các quy mô cho các quỹ trợ cấp thất nghiệp
Thất nghiệp làm cho thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán giảm xuống tác động xấu đến tăng trưởng nền kinh tế và kinh doanh
Thất nghiệp sẽ gây ra nhiều tệ nạn cho xã hội
Kết quả nổi bật trong việc sử dụng lao động của Việt nam trong thời gian qua được thể hiện trong tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị giảm xuống.
1.1. Thực trạng về cầu lao động của khu vực nhà nước :
Các doanh ngiệp nhà nước giảm từ năm 1990 đến nay có xu hướng giảm là do tổ chức lại sản xuất và sắp xếp lại lao động, tinh giảm bộ máy hành chính, cổ phần hoá , bán hoá giá , cho thuê , giải thể một số các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả .
Tính đến đầu năm 2003 so với năm 2000 số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động tăng bình quân 22%/năm; trong đó doanh nghiệp Nhà nước giảm bình quân 3,5%/năm, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng bình quân 25,16%/năm và doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài tăng bình quân 22,7%/năm .Tổng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 4657000 người, tăng gấp 3 lần so với năm 1995và 1,3 lần so với năm 2000,tăng binh quân 14,4%/năm, trong đó:
+ Doanh nghiệp nhà nước có 2200000 người, chiếm 48%, tăng bình quân 4,1%/năm, song cơ cấu lao động rất khó đổi mới, số lao động cũ có xu hướng già hoá, không theo kịp công nghệ mới, năng suet lao động thấp và dôi dư lớn (khoảng 15 vạn người), nhưng vẫn phải tuyển thêm lao động mới trẻ hơn.
Biểu 1: Số lượng các doanh nghiệp nhà nước từ năm 1990 đến năm 2000:
1990
1994
2000
Tổng số DNNN
5704
6042
5531
DNNNTrung ương
1675
1771
1877
DNNN
Địa phương
4029
4271
3654
Biểu trên cho thấy,số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm đi kể từ năm 1990 trở lại đây, đặc biệt là doanh nghiệp do địa phương quản lý . Nếu năm 1990 có 5704 doanh nghiệp, trong đó có 1675 doanh nghiệp do trung ương quản lý và 4029 doanh nghiệp do địa phương quản lý, năm 1994 tổng doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước là 6024 doanh nghiệp, trong đó có 1771 doanh nghiệp do trung ương quản lý và4271 doang nghiệp do địa phương quản lý thì đến thời điểm tháng 12 năm 2000 là 5331 doanh nghiệp nha nước, trong đó có 1877 doanh nghiệp nhà nước trung ương và 3654doanh nghiệp nhà nước địa phương quản lý.
Từ năm 1986, sau đại hội 6 của Đảng, với mục tiêu thực hiện đổi mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vấn đề quan tâm hang đầu với cac doanh nghiệp nhà nước là đổi mới cơ chế quản lý, chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, thực hiện cắt giảm biên chế sang bao cấp về lương và việc làm, chuyển từ cơ chế biên chế sang cơ chế tự do tuyển dụng trong doanh nghiệp nhà nước.Cơ chế này đã tạo ra sự thông thoáng, nhất định cho các doanh nghiệp nhà nước tự quyền quyết định số lượng trình độ người lao động phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh và trình độ công nghệ của mình.
Giai đoạn 2000 đến 2005, tổng số lao động làm việc trong toàn bộ nền kinh tế đã tăng thêm 5,1 triệu người, thì số lao động làm việc trong khu vực nhà nước chỉ tăng thêm có 599 nghìn người chiếm 11,7% số lao động tăng thêm.
Các số liệu trên cho thấy, số doanh nghiệp nhà nước giảm, nhưng số lao động trong các doanh nghiệp nhà nước lại tăng lên, mặc dù tăng với tốc độ còn thấp. Điều đó có nghĩa quy mô các doanh nghiệp lớn hơn trước. Trong quá trinh sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm của người lao động có xu hướng ngày càng tăng. Theo báo cáo của 3639 doanh nghiệp trong năm 1998 thì số lao động không bố trí được việc làm ở 1946 doanh nghiệp là 92.274 người, chiếm khoảng 9,1% lao động hiện có trong các doanh nghiệp báo cáo. Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có tỷ lệ lao động dôI dư cao, chiếm tới khoảng 15% tổng số lao động, gấp khoảng 1,5 lần các doanh nghiệp có quy mô vốn trên 5 tỷ đồng. Theo số liệu của Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội, số lao động không có việc làm đầu tiên hoặc mất việc làm ở các doanh nghiệp khoảng 20%, có doanh nghiệp lên tới 40%.Theo lộ trinh sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, năm 2003 có khoảng 150.000 lao động bị mất việc làm, đưa tổng số lao động không có việc làm trong các doanh nghiệp quốc doanh lên tới gần 400.000 người. Lao động nữ, lao động trẻ em, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật và lao động được đào tạo ở trình độ trung cấp và dạy nghề cũng chịu tác động mạnh của cải cách, có tỷ lệ dôi dư cao. Ngoài ra còn một loại lao động chưa thất nghiệp, nhưng là dạng tiềm năng của thất nghiệp, đó là số lao động vẫn có việc làm, nhưng không thạt sự cần thiết, nếu cắt giảm đi cũng không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Theo các kết quả điều tra dựa trên đánh giá của các doanh nghiệp, thì số lao động không cần thiết này bằng 9,4% tổng số lao động trong các doanh nghiệp. Do đó, nếu tính cả số lao động thất nghiệp tiềm năng này thì tỷ lệ thất nghiệp của doanh nghiệp nhà nước rất cao, chiếm khoảng 8,55
1.2. Thực trạng về cầu lao động của khu vực ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thu hút 1.700.000 lao động, chiếm 36,6%, tăng binh quân 28%/năm. Đây là khu vực có khả năng thu hút nhiều lao động, nhất là lao động mới. Nhưng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ
Như trên đã phân tích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng liên tục đặc biệt là từ sau khi ban hành luật doanh nghiệp năm 2000. Việc tăng lên của các nghiệp ngoài doanh nghiệp ngoài quốc doanh kéo theo sự tăng lên về cầu lao động. Theo thống kê thì khu vực ngoai quốc doanh thu hút tới trên 90% lao động mặc dù đóng góp của khu vực nay vẫn chưa tới 50%GDP. Cầu lao động trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần ngày càng tăng.
Từ năm 1990 đến 1998 mỗi năm có khoảng 5000 doanh nghiệp và công ty tư nhân ra đời nên tạo ra hơn 500 nghìn việc làm hàng năm.
Giai đoạn 2000 đến 2005 cả nước tăng thêm 5,1 triệu lao động thì khu vực tư nhân tăng 4034,8 nghìn người, chiếm 79,1% tổng số lao động tăng thêm.
Một kết quả điều tra nói rằng sự phát triển của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy về cầu lao động trong thời gian qua, hiện nay và trong cả tương lai. Như vậy cầu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự tác động tích cực đến việc mở rộng và nâng cao cầu lao động, tuy nhiên tốc độ tăng của khu vực này còn châm so với tốc độ tăng của lực lượng lao động.
Biểu 2: Số người từ 15 tuổi trở lên làm việc thường xuyên theo thời kỳ1996 đến 2000:
(Đơn vị: nghìn người)
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Nhà nước
2973
3094
3533
3606
3644
3769
4011
Ngoài nhà nước
31005
31128
31083
31884
32343
33554
34863
Có vốn đầu tư nước ngoài
130
184
190
218
354
439
Tổng
33978
34352
34801
35679
36205
37677
39286
Cầu doanh nghiệp tư nhân tuy có quy mo nhỏ nhưng có tác dụng hạn chế thất nghiệp, góp phần hình thành thị trường lao động. Trong giai đoạn 2001-2005, bình quân cả nước tạo việc làm mới cho người lao động khoangr 1,5 triệu việc làm/năm. Trong đó khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đóng góp đáng kể, khoảng 0,3 triệu việc làm/năm.
Trong những năm qua, khu vực doanh nghiệo ngoài quốc doanh đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghành kinh tế, cơ cấu lao động, nhất là cơ cấu thanh phần kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh trong tong vùng, tong nghành, từng lĩnh vực. Khu vực này sử dụng lại lao động dôi dư của khu vực nhà nước dẫn đến chuyển dịch lao động theo hướng tích cực (tăng lao động trong khu vực công nghiệp , dịch vụ và giảm lao động trong khu vực nông nghiệp). Hiên nay khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực phi kết cấu là nơi có nhiều khả năng tạo ra việc làm do những tiêu chí về quy mô và chi phí thấp để tạo ra một chỗ làm việc có tính năng động và tạo lợi ích cho người lao động , phù hợp với tính chất lực lượng lao động và trình độ quản của Việt nam hiên nay. Tuy nhiên tiềm năng thu hút thêm lao động từ khu vực này đang gặp phải khó khăn trong điều kiện hội nhập do sự hạn chế về môi trường kinh tế , vốn , chất lượng sản phẩm không cao , môi trường kinh doanh chưa thực sự ổn định , thiếu thông tin và hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước
1.3. Thực trạng về cầu lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy mới đước phát triển gần đây nhưng tăng trưởng khá nhanh. Theo số liệu điều tra từ 2001 đến 2003 ta thấy số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng. Đên năm 2003 tổng số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2308 doanh nghiệp, tăng bình quân 22,7%/năm, trong vòng 2 năm tăng 783 doanh nghiệp, trong đó khu vực 100% vốn nước ngoài tăng bình quân 35%/năm, trong vòng 2 năm tăng 707 doanh nghiệp.
--Sự tăng lên rất nhanh về số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kéo theo sự tăng lên về cầu lao động của khu vục này cụ thể là:
Năm 1997, số lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 130 nghìn người, đến năm 2004 là 691 nghìn người. Các năm 2001-2004 tốc độ tăng lao động bình quân của khu vực nay là30,2%, trong đó doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tăng bình quân 37%/năm.
Trong giai đoạn 2000-2005 thì trong tổng số 5,1 triệu lao động tăng thêm thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng thêm 456,6 nghìn người, chiếm 9% tổng số lao động tăng thêm.
Theo cục đầu tư nước ngoài, 9 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(FDI) đã tạo thêm việc làm cho 82.000 lao động, đưa tổng số lao động làm việc trong khu vực này lên 730.000 người.
Tốc độ tăng việc làm cao của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng khá lớn đối với việc thúc đẩy phát triển mức cầu trên thị trường lao động của Việt Nam nói chung.
Nếu ta so sánh về tốc độ tăng việc làm thì có thể xếp theo thứ tự như sau: Kinh tê có vốn đầu tư nước ngoài nhanh nhất, nhà nước, khu vục ngoài quốc doanh là thấp nhất.
Hiện nay các doanh nghiệp cố vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gặp phải tình trạng: Các doanh nghiệp đều thiếu lao động phổ thông(70%), còn công nhân kỹ thuật và sơ cấp nhu cầu tuyển dụng là 26,23%, trình độ trung cấp,cao đẳng và đại học trở lên nhu cầu tuyển dụng chỉ khoảng trên 3%. Đây là kết quả về điều tra về tiền lương và thu nhập của lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Viện khoa học lao động và xã hội(Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ) thực hiên.
Sở dĩ có tình trạng trên la do: Sự xuất hiện khá nhiều các khu công nghiệp tại nhiều tỉnh, thành, còn những khu công nghiệp tập trung, mức lương tăng không kịp với mức tăng giá cả sinh hoạt, dịch vụ, khiến đời sống của nhiều công nhân khó khăn. Thu nhập của người lao động chỉ mới đáp ứng được nhu cầu thiết yếu, chưa có tích luỹ. Điều này cũng khiến cho nhiều lao động đã đơn phương phá vỡ hợp đòng để đến với doanh nghiệp có thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó, những vấn đề hệ trọng như hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, lương và các lợi ích hợp pháp khác của nhiều lao động dã bị không ít doanh nghiệp làm ngơ, hoặc thể hiện trong văn bản thiếu tính minh bạch cũng là một trong những nguyên nhân.
2. Thực trạng cầu lao động về số lượng và chất lượng .
2.1. Thực trạng cầu lao động về số lượng
Việt nam là một nước nông nghiệp nghèo, có dân số đông với tốc độ tăng cao, nguồn lao động dồi dào,năng suất lao động thấp, cung lao động luôn lớn hơn cầu lao động, bởi vậy trong nền kinh tế luôn tồn tại một lượng lao động dư thừa dưới nhiều hình thức trong đó tình trạng thiếu việc làm rất phổ biến. Năm 2000 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,42% còn ở nông thôn tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chỉ là 76,58%.
Đây là vấn đề cấp bách không chỉ trước mắt mà còn có nguy cơ kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội về lâu dài. Vậy cần có các giải pháp như thế nào để tăng cầu lao động ở nước ta. Trước hết chúng ta xem xét hiện trạng và xu hướng thay đổi việc làm trong những năm gần đây.
Biểu 3 : Số người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên, thời kỳ 1996 – 2002
Các tiêu chí
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng số
33978
34352
34801
35679
36205
37677
39286
Trong đó
1. Theo nhóm ngành
1.1 Nông, lâm, ngư ngiệp
23431
22589
23018
22861
22670
22813
23835
1.2 Xây dựng, công nghiệp
3698
4170
4049
4435
4744
5428
5942
1.3 Dịch vụ
6849
7693
7734
8382
8791
8426
9509
2.Theo thành phần kinh tế
2.1 Nhà nước
2973
3094
3533
3606
3644
3769
4011
2.2 Ngoài nhà nước
31005
31128
31083
31884
32343
33554
34836
2.3 Có vốn đầu tư nước ngoài
-
130
184
190
218
354
439
Nguồn: Số liệu thống kê lao động- thương binh và xã hội ở Việt Nam. NXB lao động- xã hội. Hà Nội 2001
Chúng ta thấy rằng số người có việc làm thường xuyên tăng lên liên tục trong thời kỳ 1996-2002, mỗi năm trung bình tăng khoảng 740.000, trong đó năm tăng nhiều nhất là 2002 so với 2001 với số tuyệt đối là 1609 nghìn và năm tăng ít nhất là 1998 so với 1997 với số người là 449 nghìn. Ngoài những nguyên nhân như quy mô và cơ cấu dân số, nguồn lao động còn phải kể đến các nguyên nhân quan trọng như tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu á năm 1997, sự thay đổi cơ cấu kinh tế, sự tác động tích cực của các chính sách kinh tế của Nhà nước, như việc thực thi luật doanh nghiệp, về phát triển kinh tế trang trại …
So sánh năm 2001 với năm 1996, số việc làm trong nông, lâm, ngư nghiệp giảm đi 618.000, nhưng đến năm 2002 lại tăng lên. Đối với nhóm ngành xây dựng, công nghiệp xu hướng thay đổi là tích cực, số việc làm đã tăng liên tục trong xuốt thời kỳ, trừ năm 1997 giảm nhẹ. Trung bình mỗi năm trong thời kỳ tăng 364.000 việc làm, năm tăng nhiều nhất là 2001 so với 2000 khoảng 684.000 việc làm, năm 2002 tăng lên 520.000 việc làm so với năm 2001. Đối với nhóm ngành dịch vụ, xu hướng thay đổi cũng tích cực tương tự như trong xây dựng, công nghiệp, số tuyệt đối việc làm tăng liên tục, trung bình mỗi năm khoảng 320.000 người, trừ năm 2001 giảm đi so với năm 2000 là 366.000. Nếu xét về tổng thể cơ cấu việc làm trong thời kỳ này thì thấy rằng: năm 1996 nếu tổng số việc làm là 100% nhóm ngành sẽ là : Nông, lâm, ngư nghiệp khoảng 69%, xây dựng, công nghiệp là 10,9%, dịch vụ 20,1%. Năm 2002 tỷ lệ tương ứng cho 3 nhóm ngành trên sẽ là 60,67%; 15,12% và 24,21%. Như vậy tỷ trọng việc làm trong nông lâm ngư nghiệp đã giảm đi khoảng gần 9%, tương ứng là số việc làm tăng lên trong công nghiệp và dịch vụ trong thời kỳ năm 1996-2002.
Đối với cơ cấu việc làm theo thành phần kinh tế, chúng ta thấy xu hướng tăng trong cả 3 nhóm : Nhà nước, ngoài nhà nước và đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài.
Trung bình mỗi năm trong thời kỳ khu vực nhà nước tăng thêm 160.000, ngoài nhà nước tăng 511.000 và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 57.000 việc làm. Nếu so sánh về tốc độ tăng việc là trung bình năm thì thành phần các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài nhanh nhất ( 43% ), sau đó đến nhà nước ( 5,35% ) và ngoài nhà nước ( 1,64% ). Điều này được giảI thích vì đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài mới được hình thành và phát triển trong vài năm nay, kinh tế ngoài nhà nước có số lao động đông đảo dần được chú ý và khuyến khích, đặc biệt sau đại hội đảng lần thứ 8, còn việc làm trong thành phần kinh tế nhà nước còn nhiều bất cập về việc tinh giản biên chế và đang trong quá trình cải cách hành chính và bộ máy quản lý.
Bên cạnh đó phần lớn nguồn lao động ở nông thôn, tuy nhiên diện tích đất canh tác bình quân đầu người còn rất thấp, cơ cấu chuyển đổi chậm, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ kém phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người thấp.
Mức đầu tư cho nông nghiệp còn rất nhiều hạn chế cho nên tình trạng thiếu việc làm khá phổ biến, biểu hiện cụ thể là tỷ lệ thời gian lao động rất thấp năm 2000 chỉ đạt khoảng 74-75,19 %. Khu vực ngoài quốc doanh, đặc biệt các hộ kinh tế gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành thị lại là khu vực có khả năng tạo ra nhiều việc làm vì có các ưu thế về quy mô và chi phí thấp hơn để tạo ra một chỗ làm việc, tính năng động và lợi ích khá trực tiếp cho người lao động, phù hợp với chất lượng lực lượng lao động và trình độ quản lý.
Tuy nhiên tiềm năng thu hút thêm lao động của khu vực này cũng đang đối đầu với những khó khăn trong điều kiện mở cửa và hội nhập. Đối với khu vực nhà nước tạo việc làm cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức không nhỏ vì yêu cầu cải cách bộ máy quản ly hành chính và thủ tục hành chính… đòi hỏi tinh giản biên chế, sắp xếp lại số biên chế hiện có và hạn chế nhận thêm lao động mới nếu không cần thiết. Các doanh nghiệp nhà nước dù có các khoản đầu tư và các chính sách hỗ trợ cũng đang gặp nhiều khó khăn và nhiều thách thức trong sản xuất kinh doanh cần nâng cao hiệu quả chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh trên thị trường, chống độc quyền và tạo các cơ hội có nhiều cơ hội việc làm.
Hơn nữa tình trạng dư thừa lao động trong các doanh nghiệp nhà nước đang là vấn đế rất phức tạp, bất hợp lý theo thống kế Sở lao động thương binh xã hội 2005 số lao động đó đạt khoảng 9% đó là con số đáng quan tâm.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khá cao 17% cùng kỳ trong năm, song tỷ trọng GDP còn thấp, phần lớn tập trung chủ yếu trong các ngành công nghiệp nặng, dầu khí, bất động sản … những ngành cần nhiều vốn, ngành có hệ số bảo hộ cao, bởi vậy khả năng tạo ra các cơ hội việc làm thấp. Bến cạnh đó chất lượng lao động của nước ta thấp, kỹ năng tay nghề thiếu kỹ thuật và trình độ chuyên nghiệp, cơ cấu ngành nghề chưa thích hợp với yêu cầu, tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn nghề còn rất thấp kém, chiếm khoảng 80%-90% đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu và xa trung tâm.
Một trong những nội dung quan trọng để phân tích và đánh giá cầu lao động là
tính chất việc làm, cần phân biệt lao động làm công, làm thuê với các loại việc làm khác.
Biểu 4:Cơ cấu lao động chia theo tính chất việc làm, giới tính và khu vực thành thị, nông thôn.
Số
TT
Loại công việc
Chung
Khu vực
Giới tính
Thành thị
Nông thôn
Nam
Nữ
Chung
100
100
100
100
100
1
Làm công, làm thuê
11,78
36,89
5,06
14,46
9,27
2
Tự làm nông, lâm nghiệp
43,97
9,98
53,07
37,63
49,89
3
Tự làm phi nông nghiệp
12,08
38,80
4,93
10,86
13,22
4
Tự làm nông, lâm nghiệp và làm công, làm thuê
15,51
5,25
18,26
20,41
10,94
5
Tự làm phi nông nghiệp và làm công, làm thuê
1,44
3,38
0,92
1,87
1,04
6
Tự làm nông, lâm nghiệp và tự làm phi nông nghiệp
13,49
5,30
15,68
12,48
14,42
7
Cả ba loại 1, 2 và 3
1,73
0,41
2,09
2,28
1,22
Nguồn: Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997-1998. Nxb Thông kê. Hà Nội- 2000.
Biểu trên cho thấy tỷ lệ lao động chỉ làm công, làm thuê chiếm 11,78%, tỷ lệ lao động tự làm nông nghiệp, lâm nghiệp chiến 43,97%, nghĩa là gần một nửa tổng số việc làm, tự làm phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 12,08%, tương đương với số làm công, làm thuê. Theo khu vực, các công việc làm công, làm thuê, phi nông nghiệp có tính chất đô thị, tất nhiên ở thành thị chiếm tỷ lệ lớn và ngược lại. Theo giới tính, nam chiếm tỷ lệ trội hơn so với nữ ở các loại công việc làm công, làm thuê và tự làm nông, lâm nghiệp.
Xem xét về sự gia tăng việc làm trong nền kinh tế hiện nay:
Biểu 5: Lao động có việc làm phân theo khu vực thành thị, nông thôn năm 1996-2004
Cả nước
Thành thị
Nông thôn
Tổng số
Nam
Tổng số
Nam
Tổng số
Nam
Số lượng ( triệu người )
1996
35,4
17,4
6,8
3,5
28,6
13,9
1997
35,6
17,6
7,5
3,8
28,2
13,9
1998
37,0
18,4
7,8
4,0
29,2
14,4
1999
38,1
19,0
8,1
4,2
30,3
14,9
2000
38,4
19,3
8,3
4,3
30,1
15,0
2001
39,0
19,7
8,8
4,5
30,2
15,2
2002
40,2
20,4
9,3
4,8
30,9
15,6
2003
41,2
21,0
9,6
5,1
31,6
15,9
2004
42,3
21,6
10,0
5,3
32,3
16,4
Tốc độ tăng trung bình (%)
1996-2004
2,3
2,8
5,0
5,4
1,6
2,1
Tốc độ tăng việc làm phù hợp với tốc độ tăng của lực lượng lao động : Số lao động có việc làm trong cả nước tăng từ 35,4 triệu người năm 1996 lên 42,3 triệu người năm 2004 với tốc độ tăng trung bình/ năm là 2,3%, tương ứng với 866 nghìn người/ năm. Tỷ lệ tăng lao động có việc làm ở khu vực thành thị trung bình là 5%/ năm, trong khi tỷ lệ lao động nam có việc làm ở khu vực thành thị còn cao hơn, trung bình là 5,4%.
2.2. Thực trạng cầu lao động về chất lượng
Điều kiện lao động là một trong những nội dung quan trọng biểu thị một khía cạnh chất lượng việc làm. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư 1997-1998, số giờ làm việc trung bình phi nông nghiệp theo công việc chính là 46,77 giờ, trong đó nam và nữ có số giờ làm việc trung bình tương đương, khu vực thành thị nhiều hơn khu vực nông thôn là 4,97 giờ. So sánh theo trình độ và giữa các vùng, giá trị của chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần theo trình độ giáo dục, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng có số giờ làm việc trung bình cao hơn các vùng khác. Theo khu vực và thành phần kinh tế, khối sản xuất kinh doanh có số giờ làm việc trung bình cao hơn khối hành chính sự nghiệp, và doanh nghiệp tư nhân, liên doanh và doanh nghiệp quốc doanh cao h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36067.doc