MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu - 1 -
Phần 1: Đôi nét về Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamlik. - 3 -
Phần 2: Phân tích môi trường kinh doanh - 5 -
A- Phân tích môi trường vĩ mô (môi trường tổng thể) - 5 -
I_Bối cảnh chung - 5 -
II_ Môi trường tự nhiên - 5 -
III_ Môi trường kinh tế - 6 -
IV_ Môi trường văn hóa - xã hội - 7 -
V_ Yếu tố chính trị và pháp luật - 9 -
VI_ Yếu tố kỹ thuật và công nghệ - 9 -
B. Phân tích môi trường tác nghiệp - 10 -
I. Đối thủ cạnh tranh - 10 -
1. Triển vọng phát triển của ngành - 10 -
2. Vị thế của Công ty trong ngành - 10 -
3. Đối thủ hiện tại - 12 -
4. Đối thủ tiềm ẩn - 14 -
II_ Nhà cung cấp - 15 -
1. Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Công ty - 15 -
2. Nguồn nguyên liệu nội địa - 15 -
3. Nguồn nguyên liệu nhập khẩu - 16 -
4. Các kế hoạch và biện pháp chủ động nguồn nguyên vật liệu - 17 -
III_ Khách hàng - 18 -
V_ Sản phẩm thay thế - 20 -
Phần 3: Phân tích nội bộ doanh nghiệp - 20 -
I_ Cơ cấu tổ chức và ban lãnh đạo - 20 -
1. Cơ cấu tổ chức theo hệ thống - 20 -
2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty - 22 -
II_ Hoạt động tài chính - 27 -
1. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu - 27 -
2. Bảng cân đối kế toán 3 năm gần đây - 28 -
3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây - 28 -
4. Nhận xét chung - 29 -
III_Hoạt động nhân sự - 31 -
IV_ Hoạt động Marketing - 33 -
1. Các sản phẩm của Vinamilk - 33 -
2. Hoạt động xây dựng thương hiệu - 34 -
3. Hoạt động quảng cáo, tiếp thị - 34 -
4. Quan hệ cộng đồng (PR) - 34 -
5. Mạng lưới phân phối - 35 -
6. Chính sách giá - 35 -
V_ Hoạt động sản xuất - 36 -
1. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm - 36 -
2. Chi phí sản xuất - 37 -
3. Trình độ công nghệ - 38 -
VI_R & D: Tình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới - 38 -
1. Đa dạng hoá sản phẩm, phát triển thành một tập đoàn thực phẩm mạnh của Việt Nam - 38 -
2. Liên kết để thâm nhập vào thị trường cao cấp. - 39 -
VII_ Hoạt động cung ứng bên ngoài, cung ứng nội bộ. - 39 -
VIII_ Dịch vụ chăm sóc khách hàng - 39 -
IX_ Ma trận SWOT - 40 -
Phần 4: Khuyến nghị - 42 -
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6100 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản phẩm từ sữa cao cấp hàng đầu châu Âu, đang để mắt tới thị trường sữa Việt Nam với dự định cuối năm nay sẽ tung ra thị trường loạt sản phẩm sữa bột cao cấp dành cho gia đình và trẻ em.
Arla Foods với bề dày lịch sử hơn 100 năm với thương hiệu từ lâu đời kết hợp với thế mạnh về kiến thức khoa học và công nghệ hiện đại, năng lực sản xuất lớn mạnh công ty đã cung cấp khoảng 8000 sản phẩm từ sữa trên toàn thế giới như sữa tươi, sữa bột, sữa chua, bơ, các loại phô mai… Công ty đã nghiên cứu khẩu vị của hơn 400 hộ gia đình ở Việt Nam và được họ hưởng ứng tích cực hứa hẹn sẽ đem đến những sản phẩm sữa bột cao cấp phù hợp với khẩu vị Việt Nam. Arla Foods sẽ là một đối thủ cạnh tranh của Vinamilk trên thị trường Việt Nam trong tương lai.
Ngoài ra, tâm lý chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng Việt Nam, họ cho rằng giá cao đồng nghĩa với chất lượng phải tốt, cũng là một lợi thế cho các đối thủ tiềm ẩn phát triển mạnh về quy mô trên thị trường Việt Nam.
Vì vậy Vinamilk phải chuẩn bị cho mình một chiến lược đúng đắn cũng như khả năng để đối phó với những đối thủ sẽ cạnh tranh tiềm ẩn như Arla Foods.
II_ Nhà cung cấp
1. Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Công ty
Nguồn cung cấp chính cho ngành chế biến sữa Việt Nam cũng như của Công ty sữa Vinamilk được lấy từ hai nguồn chính: sữa tươi từ các hộ nông dân trong nước và sữa bột nhập khẩu chủ yếu từ úc.
STT
Nguyên liệu
Nhà cung cấp
Ghi chú
1
Bột sữa các loại
Hoogwegt
100% nguyên liệu nhập khẩu
Newzealand Milk Products
Olam International Ltd.
2
Sữa tươi
Trung tâm Giống bò sữa Tuyên Quang
100% nguyên liệu nội địa
Hộ nông dân
3
Đường
Công ty Thực phẩm công nghệ Tp.HCM
100% nguyên liệu nội địa
Công ty Đường Biên Hòa
Công ty LD Mía đường Nghệ An
Công ty Mía đường Bourbon – Tây Ninh
Olam International Ltd.
Itochu Corporation
4
Thiếc các loại
Titan Steel Co.
7,6% nhập khẩu
Công ty Perstima Bình Dương
2. Nguồn nguyên liệu nội địa
Hiện nay, sữa tươi thu mua của các hộ dân cung cấp khoảng 25% nguyên liệu cho Công ty.
Bên cạnh việc hỗ chợ chính sách của Nhà nước, để ổn định và phát triển nguồn nguyên liệu, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững Công ty sữa chính Vinamilk đã đầu tư 11 tỷ đồng xây dựng 60 bồn sữa và xưởng cơ chế có thiết bị bảo quản sữa tươi. Vnamilk là Công ty đi đầu trong việc đầu tư vùng nguyên liêu có bài bản và theo kế hoạch. Từ 10 năm nay. Công ty đã kiên trì theo đuổi phát triển đàn bò sữa với phương thức ứng trước tiền mặt lượng cán bộ công nhâm kĩ thuật của Vinamilk thương xuyên đến các nông trại, hộ gia đình kỉêm tra, tư vấn hướng dẫn kĩ thuật cho năng xuất và chất lượng cao nhất. Nhờ các biện pháp hỗ trợ, chính sách khuyến khích, ưu đãi hợp lý, Cong ty Vinamilk đã giúp đỡ người nông dân gắn bó với Công ty và nghề chăn nuôi bò sữa góp phần tăng đàn bò từ 35.000 năm 2000 lên 107.600 con tháng 7 năm 2005. Điều này giúp Vinamilk có nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng. Hiện nay mỗi ngày Vinamilk thu mua 260 tấn sữa tươi. Với đà phát triển này dự kiến đến năm 2010, vùng nguyên liệu sữa trong nước sẽ đáp ứng 50% nhu cầu của Công ty.
Như vậy, nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính khá ổn định trong tương lai, ngành sữa Việt Nam sẽ dần giảm tỉ trọng sữa nguyên liệu nhập khẩu, thay thế vào đó là nguồn nguyên liệu sữa bò tươi, đảm bảo chất lượng sản phẩm sữa cho người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy các ngành hỗ trợ trong nước. Tuy nhiên, hiện nay nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi trong nước còn mang tính cá thể của các nông dân, quy mô nuôi nhỏ lẻ manh mún, chưa được đầu tư sâu về kỹ thuật ( chăn nuôi, bảo quản, vệ sinh, phòng bệnh, chất lượng con giống không đồng đều, thức ăn, quy trình vắt sữa...). Vì vậy, sức ép của các nhà cung cấp nguyên liệu sữa tươi là không lớn.
Các nguyên liệu phụ khác hiện đang được cung cấp từ các nhà sản xuất trong nước. Số lượng các Công ty sản xuất các nguyên liệu như đường, Đậu nành hạt, bao bì … ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng và với mức giá cạnh tranh. Do vậy không có bất cứ hạn chế nào về lượng đối với nguồn nguyên liệu này.
3. Nguồn nguyên liệu nhập khẩu
Nguyên liệu sữa đầu vào của Viamilk đều nhập khẩu từ các quốc gia xuất khẩu nguyên liệu sữa hàng đầu thế giới như Úc, New Zealand, châu Âu, Mỹ... Giá nguyên liệu sữa tăng hoặc giảm phụ thuộc vào cán cân cung cầu trên thế giới. Thời gian qua do bị tác động mạnh bởi một loạt các yếu tố nên chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm qua giá sữa trên thế giới đã tăng gấp đôi. Cụ thể giá nguyên vật liêụ chính năm 2005 so với 2004 tăng 15%, năm 2006 so với 2005 là 6%, nhưng từ đầu năm 2007 sữa nguyên liệu tăng 40% so với năm 2006. Còn đối với các nguyên liệu khác giá xuất khẩu đã tăng như sau: phomát tăng 33%, bơ tăng 28%, sữa bột tách bơ tăng 20% và sữa nguyên chất tăng 17% ...
Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho giá sữa tăng thường được nhắc tới là do ở châu Âu và châu Úc, 2 “lò” sản xuất sữa lớn nhất thế giới đang mất mùa sữa, còn ở Mỹ, như tại Caliornia, hai năm qua chưa có một giọt mưa, trong khi nhu cầu tiêu dùng trên thế giới ngày càng tăng cao.
Ở Việt Nam, thói quen tiêu thụ sữa đã khiến chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Mặt khác, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng 60% - 70% giá thành sản phẩm nên việc tăng giá nguyên vật liệu từ 20% – 30% đã ảnh hưởng đến sản xuất của các Công ty trong nước. Kết quả là thị trường sữa trong nước đồng loạt tăng giá. Tuy vậy, nhờ giảm nguyên liệu nhập khẩu và thay thế được 25% nguyên liệu nội địa nên giá sản phẩm của Vinamilk chỉ tăng 5 – 10% tuỳ từng loại.
Như vậy, sự biến động giá nguyên liệu đầu vào luôn tạo áp lực lên giá thành sản phẩm và đồng thời gây không ít khó khăn cho Vinamilk trong việc hoạch định chiến lược về giá, cũng như các hoạch định về doanh thu, lợi nhuận. Sức ép của nguyên liệu nhập khẩu là rất lớn.
4. Các kế hoạch và biện pháp chủ động nguồn nguyên vật liệu
Để giảm sức ép từ nhà cung cấp nước ngoài, đồng thời góp phần hạn chế tăng giá sữa trong nước, Vinamilk đã đề ra các kế hoạch và biện pháp chủ động nguòn nguyên liệu.Cụ thể:
Mục tiêu đặt ra đối với nguồn nguyên liệu sữa bò tươi:
Mở rộng quy mô các vùng nguyên liệu sữa bò tươi nhằm thay thế dần nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Bảo đảm vệ sinh an toàn nguyên liệu từ khâu chăn nuôi , khai thác sữa, bảo quản, vận chuyển đến sản xuất.
Đảm bảo giải quyết đầu ra sản phẩm sữa bò tươi cho nông dân mua bò sữa, góp phần tăng nhanh đàn bò sữa tại thành phố Hồ Chí Minh và cả nước theo “định hướng phát triển bò sữa đến năm 2010” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cụ thể, Vinamilk dự định tiếp tục đẩy mạnh hỗ chợ nông dân nhằm phát triển nguồn nguyên liệu và nâng tỷ trọng sữa bò nguyên liệu trong nước lên khoảng 50% trên tổng lượng sữa nguyên liệu đưa vào sản xuất hàng năm trong vòng từ 3 – 5 năm tới.
Với các mục tiêu đề ra như trên, Công ty sẽ tiếp tục việc hỗ trợ nông dân chăn nuôi bò sữa các chính sách sau:
Hỗ trợ nông dân vay vốn mua con giống để phát triển chăn nuôi bò sữa. Hỗ trợ kĩ thuật chăn nuôigiúp nông dân câng cao chất lượng con giống, chất lượng chồng trại, đồng cỏ... và cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm sữa bò tươi cho nông dân.
Đầu tư phát triển mô hình trang trại kiểu mẫu với kĩ thuật hiện đại, làm điểm thăm quan học tập cho các trang trại và các họ gia đình chăn nuôi bò sữa; hỗ trợ vốn và hơp tác với các địa phươngđể tạo ra nhưng vùng nuôi bò sữa theo theo công nghệ tiên tiến.
Phối hợp với các Công ty và chuyên gia nước ngoài để mở rộng chương trình khuyến nông; hội thảo,tập huấn về cánh chăn nuôi bò sữa, cung cấp thức ăn hỗn hợp, các vật dụng cần thiết trong chăn nuôi bò sữa với giá cả ưu đãi cho các hộ giao sữa cho Công ty.
Trước tình hình giá thức ăn chăn nuôi có nhiều biến động, Công ty tăng giá thu mua từ 3.500đ/kg lên 4.200đ/kg.
Công ty cũng khuyến khích các họ chăn nuôi giao sữa trực tiếp và có chất lượng tốt bằng cánh cộng tiền thưởng 50đ/kg trên tổng lượng sữa giao trong 04 tuần liên tiếp.
III_ Khách hàng
Cùng với sự phát triển của đất nước, sữa và các sản phẩm từ sữa ngày càng trở nên quen thuộc với người dân. Tổng lượng tiêu thụ sữa ở Việt Nam liên tục tăng nhanh với mức từ 15-20% một năm, với mức tiêu thụ trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 7.8 kg/ người/ năm, tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90. Khách hàng của Vinamilk rất đa dạng ở bất kỳ lứa tuổi từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thiếu niên, người lớn, người có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt không kể thu nhập, nơi ở, trình độ học vấn. Trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng sữa đã trở nên thiết yếu đối với trẻ em và phổ biến trong các gia đình, nhất là tại các đô thị. Chi phí khách hàng chi cho việc tiêu dùng sữa cũng ngày càng tăng, bằng chứng là việc tiêu dùng sữa không hề giảm mặc dù thị trường hiện nay đang trong cơn sốt giá sữa. Giá các mặt hàng sữa trong 10 tháng đầu năm nay đã tăng 80%, là mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong giỏ hàng hóa.
Mặt khác, tuy là một thị trường tiềm năng với 85 triệu dân, thế nhưng mới chỉ có khoảng 30% dân số Việt Nam đang sử dụng sữa, còn gần 70% còn lại chưa có thói quen hoặc không đủ điều kiện để sử dụng sản phẩm này chủ yếu là người dân sống ở khu vực nông thôn và miền núi (đây là khu vực chiếm tỷ lệ nghèo đói cao trong cả nước). Năm 2006 tại Việt Nam còn khoảng 10.8% số hộ được xếp vào diện thiếu ăn theo chuẩn nghèo quốc tế, họ còn không đủ cái ăn thì sao tiếp cận sữa đồng thời họ cũng chưa thấy hết được lợi ích của việc tiêu dùng sữa.
Hiện nay, sữa tiêu dùng ở Việt Nam là 78% sữa bột, 22% sữa tươi. Đó là một tỷ lệ không tốt cho người tiêu dùng (trong khi một số nước ở châu á như: Thái Lan trên 90% là sữa tươi, còn Nhật Bản và Hàn Quốc là xấp xỉ 100%). Thói quen này chắc chắn sẽ thay đổi tuy hiện nay nguồn sữa tươi trong nước vừa thiếu vừa kém chất lượng cũng như khâu sản xuất chế biến còn hạn chế thì người tiêu dùng đành phải chấp nhận.
Do đới sống ngày càng phát triển nên người tiêu dùng hiện nay ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt với các sản phẩm liên quan đến sức khoẻ con người, trong đó sữa và các thực phẩm dinh dưỡng là 2 mặt hàng được quan tâm nhiều nhất. Chính vì lẽ đó, áp lực lai đặt lên vai các nhà sản xuất với những rủi ro trong sản phẩm và phân phối liên quan đến chất lượng sản phẩm luôn tạo ra sự chú ý của dư luận và điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ta có thể thấy rõ điều này thông qua việc khi có dư luận lên tiếng về việc nhập nhằng nhãn mác, thành phần nguyên liệu trong sữa tươi, người tiêu dùng đã phản ứng rất mạnh, gần như tẩy chay sản phẩm trên thị trường, ngay lập tức doanh số bán hàng giảm sút nhanh, thương hiệu của nhiều công ty bị ảnh hưởng, đặc biệt là Vinamilk. Nguyên nhân chủ yếu ở chỗ sữa tươi và sữa nước được tiêu dùng ưa chuộng bởi đó là nguồn dinh dưỡng tự nhiên. Nếu như trước đó mặt hàng sữa tươi, sữa nước bán chạy nhất thì nay lại nhường chỗ cho các sản phẩm khác như sữa bột, sữa chua uống, yaourt... Nhiều khách hàng đã quen dùng sữa tươi đến nay vẫn khựng lại và tỏ ý phân vân khi lựa chọn các sản phẩm này.
Chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm sữa. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu thực phẩm ngày càng phong phú, người tiêu dùng không chỉ cần có sản phẩm tốt, giàu chất dinh dưỡng là đủ, mà sản phẩm đó cũng phải đáp ứng nhiều nhu cầu khác. Chẳng hạn, sản phẩm không chứa cholesterol cho người cao huyết áp, bệnh tim mạch, sản phẩm phải giàu canxi cho phụ nữ và những người mắc chứng loãng xương, sản phẩm dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú, các sản phẩm giúp phát triển chiều cao ,trí não, tăng khả năng hấp thụ canxi và các dưỡng chất cần thiết khác,hỗ trợ hệ tiêu hoá cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, cũng cần sản phẩm giá rẻ cho người có thu nhập thấp, bao bì khác lạ, vui mắt dành cho thiếu nhi...
Phần lớn khách hàng khi mua hàng vẫn tham khảo các nguồn thông tin từ báo chí, quảng cáo và bạn bè. Tuy nhiên, nhu cầu tiếp cận các kênh thông tin về sản phẩm và dịch vụ ngày càng thiên về các loại hình thông tin đại chúng bao gồm cả phát thanh truyền hình, báo chí và internet. Ngày nay với tốc độ phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông thì người tiêu dùng có thể nắm bắt một cách nhanh chóng và đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp một cách dễ dàng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng, bên cạnh nỗi lo về việc sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà ngày càng lớn theo đà hội nhập của nước ta thì tâm lý “chuộng hàng ngoại” của người Việt Nam cũng rất đáng lo ngại. Sữa nhập ngoại tập trung vào đối tượng khách hàng có thu nhập cao ở đô thị.Tuy chất lượng của Vinamilk không có gì thua kém các hãng sữa nước ngoài nhưng tâm lý này và lối suy nghĩ “tiền nào của nấy” của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu đã khiến cho các doanh thu của các hãng sữa nước ngoài luôn cao hơn dù giá cao hơn rất nhiều. Cần phải có nhiều thời gian hơn để thắng được tâm lý đó.
Không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, Vinamilk không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu ra các nước trên thế giới, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của vinamilk đạt 85 triệu USD tăng gấp 2.7 lần so với năm 2004. Tới nay sản phẩm sữa của vinamilk đã xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Pháp, Balan,Trung Quốc, khu vực Trung Đông, khu vực châu á,…
Mặt hàng sữa ngày càng phổ biến và tác dụng của nó trong việc nâng cao chất lượng con người đa được hầu hết người dân biết đến. Tuy trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ngũ cốc, đồ uống dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ,.. nhưng các sản phẩm này về chất lượng và độ dinh dưỡng không hoàn toàn thay thế được sữa.
Vì vậy Vinamilk cần xây dựng một chiến lược tuyên truyền hiệu quả để người dân hiểu được lợi ích của việc uống sữa, đồng thời cũng cần quan tâm đến việc sản xuất các sản phẩm giá rẻ dành cho nhóm đối tượng có thu nhập thấp,khai thác triệt để thị trường tiềm năng.
V_ Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Kỹ thuật – công nghệ càng phát triển sẽ càng tạo ra khả năng tăng số loại sản phẩm thay thế. Càng nhiều loại sản phẩm thay thế xuất hiện bao nhiêu sẽ càng tạo ra sức ép lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bấy nhiêu.
Sữa là sản phẩm cao cấp có giá trị dinh dưỡng rất cao đối với cơ thể con người, có tác dụng phục hồi sức khoẻ mau chóng cho người lao động, dễ hấp thụ đối với người bệnh, trẻ em và người cao tuổi. Đồng thời, sữa cũng là sản phẩm nhanh tiện cho cuộc sống hiện đại.
Như vậy, xét về mặt cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thì hiện nay trên thị trường chưa có sản phẩm nào có thể thay thế được sữa. Ngoại trừ nguồn sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng có thể sử dụng nguyên liệu thực phẩm, rau quả hàng ngày với chế độ ăn uống đúng cách thì cũng là cách tiếp thêm những chất còn thiếu cho cơ thể theo ý mình mong muốn. Hoặc lựa chọn sản phẩm bánh kẹo (bánh trứng, bánh kem, bánh sôcôla, kẹo sữa, kẹo béo…) tuy chất dinh dưỡng không cao. Hoặc lựa chọn các loại nước giải khát, nước tăng lực, nước dừa, nước yến…
Để giảm sức ép của các sản phẩm thay thế doanh nghiệp cần có các giải pháp cụ thể như: phải luôn chú ý đến khâu đầu tư đổi mới kỹ thuật – công nghệ, có các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế, luôn luôn chú ý đến các giải pháp khác biệt hoá sản phẩm cũng như trong giai đoạn phát triển cụ thể phải tìm và rút về phân đoạn thị trường hay thị trường “ngách” thích hợp.
Phần 3: PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP
I_ Cơ cấu tổ chức và ban lãnh đạo
1. Cơ cấu tổ chức theo hệ thống
Các chi nhánh của Công ty
Chi nhánh Hà Nội: 191 Bà Triệu, Tòa Nhà Vincom B, Tp.Hà Nội
Chi nhánh Đà Nẵng: 175 Triệu Nữ Vơng, Tp.Đà Nẵng
Chi nhánh Cần Thơ: 86D Hùng Vơng, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ
Các nhà máy:
STT
Đơn vị
Sản phẩm chính
Địa chỉ
1
Nhà máy Sữa Thống Nhất
Sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, sữa chua uống, kem, bánh Flan, sữa đậu nành
12 Đặng Văn Bi, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
2
Nhà máy Sữa Trường Thọ
Sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, sữa chua uống, nớc ép trái cây, phô mai, bánh Flan
32 Đặng Văn Bi, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
3
Nhà máy Sữa Sài Gòn
Sữa tươi tiệt trùng, sữa chua uống, sữa đậu nành, nhựa và thiếc in
Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, Q.12, Tp.HCM
4
Nhà máy Sữa Dielac
Sữa bột, bột dinh dưỡng dành cho trẻ em và người lớn, trà và cà phê
Khu công nghiệp Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai
5
Nhà máy Sữa Cần Thơ
Sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, kem, bánh
Khu công nghiệp Trà Nóc, Tp. Cần Thơ
6
Nhà máy Sữa Bình Định
Sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, sữa chua uống, kem
KV1 – P.Quang Trung, Tp. Quy Nhơn, Bình Định
7
Nhà máy Sữa Nghệ An
Sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, nớc ép trái cây
Đờng Sào Nam, Nghi Thu, Tx. Cửa lò, Nghệ An
8
Nhà máy Sữa Hà Nội
Sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, kem, bánh Flan
Xã Dơng Xá, Gia Lâm, Tp.Hà Nội
9
Xí nghiệp Kho vận
Vận chuyển, giao nhận
32 Đặng Văn Bi, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty
Hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ chương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty quyết định cơ cấu vốn, bầu ra ban quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định, định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu thay nặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động king doanh, quản trị và điều hành của Công ty.
Tổng Giám đốc: Do hội đông quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là ngườiđại diện theo pháp luật của Công ty, chụi trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty.
Phòng Kinh doanh:
Thiết lập mục tiêu kinh doanh, xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh, theo dõi và thực hiện các kế hoạch kinh doanh.
Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mạng lưới kênh phân phối, chính sánh phân phối, chính sách giá cả.
Đề xuất các biện pháp về chiến lược sản phẩm.
Phối hợp với phòng Kế hoạch để đưa ra các số liệu, dự đoán về nhu cầu thị trường.
Phòng Marketing:
Hoạch định xây dựng các nhãn hiệu cho các sản phẩm và nhóm sản phẩm, xây dựng chiến lược giá cả, sản phẩm, phân phối khuyến mãi...
Xây dựng và thực hiện các hoạt động marketing hỗ trợ nhằm phát triển thương hiệu.
Phân tích và xác định nhu cầu thị trường để cải tiến và phát triển sản phẩm mới phù hợp cho nhu cầu của thị trường.
Thực hiện thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích dữ liệu liên quan đến thị trường và các đối thủ cạnh tranh.
Phòng nhân sự:
Điều hành và quản lý các hoạt động hành chính và nhân sự toàn của toàn Công ty.
Thiết lập và đề ra các kế hoạch và chiến lược để phát triển nguồn nhân lực.
Tư vấn cho ban giám đốc điều hành các hoạt động tài chính và nhân sự.
Làm chặt chẽ với bộ phận hành chính và nhân sự của các chi nhánh,nhà máy nhằm hỗ trợ họ về các vấn đề hành chính nhân sự như một cách tốt nhất.
Xây dựng nội quy, chính sách về hành chính và nhân sự cho toàn Công ty.
Tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các quy chế,chính sách về hành chính,nhân sự phù hợp với thực tế của Công ty và với chế độ điều hành của Nhà nuớc.
Tư vấn cho nhân viên Công ty về các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân viên trong Công ty.
Phòng dự án:
Lập, triển khai, giám sát dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuất cho các nhà máy.
Quản lý và giám sát tình hình sử dụng máy móc thiết bị, tài sản cố định.
Quản lý và giám sát công tác xây dựng cơ bản toàn Công ty.
Xây dựng, ban hành và giám sát định mức kinh tế kỹ thuật.
Nghiên cứu và đề xuất các phương án thiết kế xây dựng dự án,giam sát chất lượng xây dựng công trình và theo dõi tiến độ của nhà máy.
Theo dõi lập công tác quản lý kỹ thuật.
Lập công tác tổ chức đấu thầu,để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, có chất lượng, đáp ứng được tiêu chuẩn của Công ty đề ra cho từng dự án.
Phòng cung ứng điều vận:
Xây dựng chiến lược, phát triển các chính sách, quy trình cung ứng và điều vận.
Thực hiện mua sắm, cung cấp toàn bộ nguyên nhiên liệu, vật tư kỹ thuật.
Thực hiện các công tác xuất nhập khẩu cho toàn công ty, cập nhật và vận dụng chính xác, kịp thời các quy định, chính sách liên quan do nhà nước ban hành.
Dự báo nhu cầu thị trường giúp xây dựng kế hoạch sản xuất hàng nội địa, và xuất khẩu hiệu quả.
Nhận đơn đặt hàng của khách hàng, phối hợp chuyển cho xí nghiệp kho vận. Phối hợp với nhân viên Xí nghiệp Kho vận theo dõi công nợ của khách hàng.
Phòng hành chính kế toán:
Quản lý và điều hành toàn bộ các hoạt động tài chính, kế toán.
Tư vấn cho ban giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược tài chính.
Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Lập dự án ngân sách phân bố và kiểm soát ngân sách cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế toán.
Quản lý vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và việc đầu tư của Công ty có hiệu quả.
Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và phát triển sản phẩm:
Nghiên cứu, quản lý và điều hành các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm mới,sản phẩm gia công, xuất khẩu và cải tiến chất lượng sản phẩm.
Chịu trách nhiệm về công tác đăng ký các công bố sản phẩm, công tác đăng ký các quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước.
Xây dựng và giám sát hệ thống đảm bảo chất lượng, theo tiêu chuẩn trong và ngoài nước (ISO, HACCP).
Thiết lập,giám sát,quản lý các quy trình công nghệ,quy trình sản xuất và quy trình đảm bảo chất lượng.
Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường,nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng để phát triển những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Phòng khám đa khoa:
Khám,tư vấn dinh dưỡng và sức khoẻ cho người bệnh(khách hàng), tư vấn các sản phẩm của Công ty cho khách hàng.
Tư vấn dinh dưỡng gián tiếp cho khách hàng qua điện thoại hoặc cho nhân thân.
Phối hợp với trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và phát triển sản phẩm mới trong việc đưa ra các sản phẩm có thành phần dinh dưỡng phù hợp với các nhu cầu cần thiết của khách hàng.
Các nhà máy:
Quản lý hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, HACCP.
Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất,máy móc thiết bị, quản lý về vấn đề an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy tại nhà máy.
Thực hiện các kế hoạch sản xuất đảm bảo về số lượng và chất lượng.
Xí nghiệp Kho vận:
Thực hiện giao hàng và thu tiền hàng theo các hoá đơn bán hàng.
Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất, nguyên vật liệu, thành phẩm đảm bảo an toàn.
Tiếp nhận sắp xếp và đảm bảo vật tư, nguyên liệu nhập khẩu và nội địa,các sản phẩm do Công ty sản xuất.
Kinh doanh kho, bến bãi,vận tải.
Thực hiện công tác thu hồi công nợ, hỗ trợ, theo dõi các công nợ còn tồn đọng
Các chi nhánh:
Đề xuất, cải tiến các sản phẩm về chất lượng, mẫu mã và đa dạng hoá các sản phẩm.
Xây dựng phương hướng hoạt động và phát triển của các chi nhánh.
Giám sát thực hiện các quyết định, chủ trương, chính sách Công ty đề ra, đảm bảo các hoạt động của chi nhánh tuân thủ luật pháp và các quy định của nhà nước.
Chỉ đạo các hoạt động của phòng khám tư vấn dinh duỡng tại chi nhánh.
Chỉ đạo và giám sát các hoạt động của Ban kế toán, Ban cung ứng và điều vận.
Quản lý tiền-hàng và cung ứng vận chuyển cho việc kinh doanh ngành hàng
Phòng kiểm soát nội bộ:
Kiểm soát việc thực hiện quy chế, chính sách, thủ tục của Công ty đề ra tại các bộ phận trong Công ty nhằm phát hiện, ngăn chặn, và khắc phục, giảm thiểu các rủi ro, cải tiến và nâng cao hiệu quả của Công ty.
Kiểm tra, giám sát các bộ phận chức năng trong Công ty (Phòng kinh doanh ngành hàng, phòng hành chính nhân sự, phòng cung ứng điều vận, phòng tài chính kế toán, Xí nghiệp kho vận, các Nhà máy, Chi nhánh).
Tham khảo và đề ra các chính sách xây dựng chương trình kiểm soát và lựa chọn và phương pháp kiểm soát.
Tổng hợp các báo cáo kết quả kiểm tra định kỳ và đột suất cho Giám đốc.
Tư vấn cho ban giám đốc điều hành những phương án giải quyết những khó khăn của các Phòng ban, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Phòng ban.
II_ Hoạt động tài chính
1. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Các chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tháng 7/2007
1.Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn = TSLD/ Nợ ngắn hạn
2.65
1.52
2.64
2.24
+ Hệ số thanh toán nhanh = (TSLĐ - Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
0.77
0.32
0.21
1.15
2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
+ Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn
0.28
0.42
0.23
0.24
+ Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn
0.72
0.58
0.77
0.76
3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
+ Vòng quay hàng tồn kho=Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân
3.66
4.71
5.01
2.08
+ Doanh thu thuần/ Tổng tài sản
1.48
1.44
1.85
0.6
4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
+
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36047.doc