MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I- Lý luận chung về chiến lược sản phẩm 3
I- Những khái niệm cơ bản của Marketing. 3
1. Khái niệm và bản chất của sản phẩm. 3
2. Chiến lược sản phẩm 4
2.1. Nội dung của chiến lược sản phẩm 4
2.1.1. Đa dạng hóa sản phẩm. 4
2.1.2 Kết hợp đa dạng hóa với việc nâng cao chất lượng sản phẩm . 6
2.1.3.Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. 8
2 .1.4. Chiến lược hoàn thiện sản phẩm . 10
2.1.5.Chiến lược về nhãn hiệu sản phẩm 12
2.2. Vị trí và vai trò của chiến lược sản phẩm trong chiến lược chung Marketing. 13
2.2.1.Vị trí. 13
2.2.2. Vai trò 14
Chương II- Chiến lược sản phẩm xe gắn máy của Công ty Honda Việt Nam. 15
I- Những vấn đề khái quát và hoạt động của công ty Honda Việt Nam. 15
1. Vài nét sơ qua về quá trình hình thành và phát triển của công ty. 15
2. Hoat động kinh doanh của Honda Việt Nam. 16
3. Thực trạng về khả năng cạnh trạnh của công ty trên thị trường Việt Nam. 17
II. Chiến lược sản phẩm của công ty Honda Việt Nam. 21
1. Chiến lược sản phẩm trên thị trường tiêu dùng . 21
1.1. Tư tưởng chung. 21
1.2. Chiến lược chủng loại và phát triển sản phẩm mới. 21
1.3. Kết hợp giữa chiến lược sản phẩm với chiến lược giá. 23
1.4. Chiến lược sản phẩm cho từng khu vực thị trường. 24
Chương III- Những giải pháp về chiến lược sản phẩm của công ty. 27
I. Giải pháp hoàn thiện về chiến lược sản phẩm. 27
1. Đối với chủng loại sản phẩm 27
2. Đối với chiến lược sản phẩm mới. 27
3. Về chất lượng sản phẩm. 28
II. Một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế về chiến lược sản phẩm của công ty Honda Việt Nam . 30
Kết luận 31
Danh mục tài liệu tham khảo 32
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2068 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Chiến lược sản phẩm xe máy của công ty Hon đa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này , các nhà sản xuất phải có đủ khả năng về tài chính , công nghệ và sẵn sàng chấp nhận rủi ro ,không được rơi vào thế bị động khi sản mới bị từ chối trên thị trường . Các nhà sản xuất phải lường trước hậu quả xấu có thể xảy ra đối với công ty , đó là khi họ tập trung cho chiến lược sản phẩm mới , sự quan tâm với sản phẩm cũ phần nào giảm bớt . Lợi dụng tình hình đó , đối thủ cạnh tranh sẽ nhảy vào thị trường và quyến rũ khách hàng hiện tại để họ xa rời sản phẩm của doanh nghiệp.
2 .1.4. Chiến lược hoàn thiện sản phẩm .
Cùng với thu nhập ngày càng được nâng cao , nhu cầu của người tiêu dùng càng cao , đặc biệt về chất lượng sản phẩm . Để thực hiện mong muốn cung cấp ra thị trường những sản phẩm hoàn hảo thỏa mãn nhiều nhất nhu cầu người tiêu dùng công ty phải thường xuyên thực hiện tốt chiến lược hoàn thiện sản phẩm . Đó là chiến lược công ty tiến hành cải tiến các thông số của chất lượng sản phẩm theo định kỳ . Chiến lược này được thể hiện thông qua nội dung các phương án sau :
Cải tiến về chất lượng sản phẩm
Thu nhập của người tiêu dùng càng cao thì giá cả của sản phẩm hàng hóa không còn là yếu tố quan trọng quyết định hành vi tiêu dùng nữa . Đời sống càng được nâng cao , người tiêu dùng càng chú ý đến chất lượng sản phẩm nhiều hơn ( mức độ bền , đẹp , hiệu quả sử dụng cao …) . Vì vậy nhu cầu luôn mong muốn được tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao . Yêu cầu đó đặt ra cho các nhà sản xuất phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm . Hơn nữa , cải tiến chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng độ tin cậy , độ bền hoặc các tính năng khác của sản phẩm … phù hợp với nhu cầu của khách hàng . Công ty có thể thực hiện phương án này theo nhiều cách sao cho hiệu quả nhất . Họ có thể tiến hành phát triển các phiên bản khác nhau của cùng một loại sản phẩm bằng cách sản xuất sản phẩm cùng loại nhưng có các mức chất lượng khác nhau cung cấp cho đoạn thị trường tương ứng . Với công ty Honda Việt nam thì việc đầu tư sản xuất là rất lớn , phục vụ thị trường nội địa rộng lớn và vươn xa hơn nữa ra các thị trường thế giới , do đó hầu hết sản phẩm của công ty phải đạt chất lượng cao và có những sự khác biệt độc đáo so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh , cả trong và ngoài nước . Điều đó làm cho người tiêu dùng ngày càng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của công ty . Đó là một trong những yếu tố thúc đẩy hành vi mua diễn ra nhanh hơn .
b . Cải tiến về kiểu dáng.
Sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng là một trong những yếu tố làm nhu cầu thay đổi nhanh nhất . Và nó thường khiến cho các nhà sản xuất phải vất vả mới thích ứng kịp , không ít nhà sản xuất đã thất bại trong lĩnh vực này . Để giải quyết vấn đề trên các nhà sản xuất phải vừa thích nghi , vừa hướng nhu cầu vào sản phẩm mới , sản phẩm cải tiến bằng các nỗ lực Marketing của mình .
Theo phương án này có thể cải tiến hình thức thẩm mỹ của sản phẩm bằng cách thay đổi bề ngoài sản phẩm như màu sắc , hình dáng , kết cấu sản phẩm …để phù hợp với thị hiếu khách hàng trong từng thời kỳ và trên từng đoạn thị trường.
c . Thêm mẫu mã sản phẩm .
Việc sản xuất đồng loạt một loại sản phẩm gây khó khăn cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm thỏa mãn lợi ích tiêu dùng. Một sản phẩm có thể là không phù hợp với nhóm người tiêu dùng này nhưng lại phù hợp với người tiêu dùng khác. Câu hỏi đặt ra với các nhà sản xuất kinh doanh : Làm thế nào để có một sản phẩm phù hợp với hai nhóm người này . Ta biết rằng không có sản phẩm nào cùng lúc thỏa mãn hai nhu cầu khác nhau . Vấn đề đó được giải thích khi ta xem xét đến mục đích sử dụng của người tiêu dùng .
Do nhu cầu về các loại phương tiện đi lại rất đa dạng nên nhu cầu về các sản phẩm xe gắn máy là cũng rất khác nhau .Nếu công ty không đa dạng hóa sản phẩm thì không thể đáp ứng được thị trường ,điều này gây ra các khoảng trống trong thị trường các công ty .Vì vậy muốn tự lấp khoảng trống thị trường các nhà sản xuất phải phát triển các mẫu mã ,kích cỡ cho sản phẩm để thích ứng với từng loại nhu cầu trên thị trường .
Việc phát triển đa dạng hóa về mẫu mã và kích cỡ sản phẩm tuy có khó khăn về tài chính ,nhất là đầu tư cho khuôn mẫu nhưng nhờ đó công ty ngăn chặn được sự xâm nhập của các sản phẩm cạnh tranh vào thị trường của mình .Hơn nữa , phát triển thêm các mẫu mã,kích cỡ cho sản phẩm góp phần đa dạng hóa sản phẩm của công ty trên thị trường ,tạo lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị trường.
d.Cải tiến tính năng sản phẩm ,bổ xung thêm giá trị sử dụng .
Rất có ít sản phẩm nào lần đầu tiên đưa ra thị trường là hoàn hảo ,thông thường qua lưu thông và sử dụng mới bộc lộ rõ những ưu điểm cũng như những khuyết tật cần khắc phục để rồi sau đó đưa ra thị trường sản phẩm tốt nhất .Muốn như vậy,ngoài việc thường xuyên nghiên cứu nhu cầu thị trường ,nhà sản xuất phải tiến hành cải tiến sản phẩm nhất là về tính năng ,giá trị sử dụng của nó .
Đây là chiến lược công ty thực hiện cải tiến hoặc thêm chức năng cho sản phẩm ,tạo ra sự khác biệt cũng như ưu điểm nổi bật so với các sản phẩm cạnh tranh cùng loại .Đồng thời nó tạo ra cho các nhà sản xuất có thêm ưu thế cạnh tranh hơn hẳn đối thủ .
2.1.5.Chiến lược về nhãn hiệu sản phẩm
Khi thực hiện chiến lược sản phẩm của mình các công ty phải có quyết định hàng loạt về các vấn đề có liên quan đến nhãn hiệu ,bao gói sản phẩm ,các vấn đề cơ bản nhất của họ thường phải ra các quyết định sau:
+ Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không ? Câu hỏi này đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm mới tung ra thị trường của các doanh nghiệp mới thành lập .Vì việc gắn nhãn hiệu cho sản phẩm có ưu điểm là thể hiện lòng tin của người tiêu dùng đối với nhà sản xuất khi họ giám khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường qua nhãn hiệu ,làm căn cứ cho người mua lựa chọn sản phẩm và đặc biệt làm cơ sở cho việc quản lý chống hàng giả.
+ Đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm như thế nào ? Ai là chủ nhãn hiệu sản phẩm ,như dù lựa chọn cách nào khi đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm cũng phải đảm bảo 4 yêu cầu sau :Nó phải hàm ý về lợi ích của sản phẩm ;Nó phải hàm ý về chất lượng sản phẩm ;Nó phải khác biệt hẳn với các tên khác ;Nó dễ đọc ,dễ nhớ và dễ nhận biết .
Bao gói ngoài tác dụng bảo vệ sản phẩm ,nó còn góp phần tạo ra hình ảnh về công ty và nhãn hiệu tạo ra khả năng ý niệm về sự cải tiến sản phẩm .Để tạo ra bao gói có hiệu quả cho một sản phẩm công ty phải thông qua hàng loạt các quyết định sau :Xây dựng quan niệm về bao gói (bao gói đóng vai trò như thế nào đối với sản phẩm cụ thể?Nó phải cung cấp thông tin gì về sản phẩm ?…)trong chiến lược bao gói và nhãn hiệu sản phẩm công ty phải đưa ra những quyết định về các khía cạnh (kích thước ,hình dáng ,vật liệu ,mầu sắc ,nội dung trình bày của sản phẩm ).
2.2. Vị trí và vai trò của chiến lược sản phẩm trong chiến lược chung Marketing.
2.2.1.Vị trí.
Chiến lược kinh doanh của công ty gồm hai phần:Chiến lược chung hay còn gọi là chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận(chiến lược chức năng).
+Chiến lược chung thường đề cập tới những vấn đề quan trọng nhất bao trùm và có ý nghĩa lâu dài.
+Chiến lược bộ phận,đây là loại chiến lược cấp hai.Thông thường trong công ty ,chiến lược bộ phận bao gồm:chiến lược sản phẩm ,chiến lược giá, chiến lược xúc tiến hỗn hợp.
Chiến lược chung và chiến lược bộ phận liên kết với nhau thành một chiến lược kinh doanh cụ thể.Trên cơ sở nội dung chiến lược chung ,các công ty xúc tiến xây dựng các chiến lược bộ phận và kế hoạch ,biện pháp thực hiện tiếp theo thì mục tiêu chiến lược tổng quát chỉ là sự mong ước.
Trong các chiến lược bộ phận thì chiến lược sản phẩm có vị trí trung tâm,nó là cơ sở đảm bảo sự thống nhất giữa hành động cũng như mục tiêu chiến lược chungvới các chiến lược bộ phận và chính sách kinh doanh của công ty.Do đó các chiến lược bộ phận ,chiến lược sản phẩm được hoạch định trên hết.Trên cơ sở nội dung và quá trình thực hiện chiến lược sản phẩm thf các chiến lược chức năng khác và các kế hoạch sản xuất kinh doanh mới xây dựng.
2.2.2. Vai trò
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay ,thành công trong kinh doanh cũng đồng nghĩa làm chủ được cạnh tranh.Kết quả của việc hoạch định chiến lược sản phẩm là tìm được lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ,cạnh tranh luôn là trung tâm của hoạch định chiến lược sản phẩm.Do đó chiến lược sản phẩm là nền tảng ,là xương sống của chiến lược kinh doanh của công ty. Chỉ khi có kế hoạch và thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì các chiến lược giá cả ,phân phối ,xúc tiến hỗn hợp mới phát huy và mang lại hiệu quả trong kinh doanh ngắn hạn cũng như dài hạn cho công ty.Trên ý nghĩa đó mà xét thì một chiến lược sản phẩm tối ưu sẽ có tác dụng to lớn đối với công ty và dược thể hiện qua các mặt sau:
+Cơ sở để xây dựng và thực hiện tốt các hoạch định và chính sách sản xuất kinh doanh của công ty.
+Cơ sở để xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh khác như:nghiên cứu phát triển ,đầu tư…
+Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra một cách liên tục.
+Đảm bảo việc đưa hàng hoá và dịch vụ của công ty ra thị trường được người tiêu dùng chấp nhận và đạt được mục tiêu mà công ty đề ra.
+Đảm bảo cho việc phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đạt được hiệu quả cao.
+Đảm bảo gắn bó chặt chẽ giữa các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng,nhằm thực hiện mục tiêu của chiến lược tổng thể.
+Đảm bảo cho phép công ty kết hợp giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Tóm lại chiến lược sản phẩm giúp cho công ty đứng trên thế chủ động để nắm bắt và thoả mãn các nhu cầu đa dạng và luôn biến động của thị trường, qua đó càng thể hiện rõ vai trò là một công cụ cạnh tranh sắc bén trong kinh tế thị trường.
CHƯƠNG II
CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM XE GẮN MÁY CỦA
CÔNG TY HONDA VIỆT NAM.
I- NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY HONDA VIỆT NAM.
1. Vài nét sơ qua về quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Khi nhắc đến xe máy ắt hẳn không ít người nghĩ ngay đến xe máy được hãng Honda Nhật Bản sản xuất,là một trong những hãng sản xuất xe gắn máy lớn nhất thế giới và cũng là hãng thành công nhất trong lĩnh việc thâm nhập thị trường nước ngoài. Để đáp lại lời kêu gọi thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam hãng Honda Nhật Bản đã tiến hành liên doanh hợp tác với bên Việt Nam hình thành một doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe gắn máy tại Việt Nam. Honda Việt Nam là tên gọi của doanh nghiệp đó,doanh nghiệp được thành lập từ tháng 3/1996 với các bên liên doanh :Hãng Honda Motor (Nhật Bản),Công ty Asian Honda Motor(Thái Lan) và Tổng công ty máy động lực nông nghiệp Việt Nam(VEAM).Tỷ lệ vốn góp bên nước ngoài góp 70%,bên Việt Nam góp 30%.Tổng vốn lên tới 31.200.000 $. Trụ sở chính của công ty Honda Việt Nam đặt tại xã Phúc Thắng,huyện Mê Linh ,tỉnh Vĩnh Phúc và công ty bắt đầu đi vào sản xuất, lắp ráp xe gắn máy từ tháng 12/1997.
Từ khi đi vào sản xuất đến nay công ty đã hoạt động được 6 năm và đã tung ra thị trường Việt Nam ba loại xe gắn máy: SuperDream ,Futute,Wave Alpha.
Các sản phẩm của công ty khi tung ra thị trường được người tiêu dùng đánh giá rất cao, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.Tuy mới chỉ qua 6 năm hoạt động nhưng số lượng tiêu thụ cũng như lợi nhuận thu được của công ty tăng lên hàng năm, năm 1998 công ty đã đạt được 18,1triệu USD và con số này của năm 2000 đạt được là 30,7 triệu,với tổng số xe sản xuất ,lắp ráp là 160.000 xe.Nếu tính kể từ khi đi vào sản xuất đến tháng 6/2001 lợi nhuận của công ty đạt được đã lên tới 65,8 triệu USD,cả năm 2001 tổng số lượng xe sản xuất và lắp ráp là 170.000 xe, năm 2002 số lượng xe sản xuất ra đã đạt 500.000 xe . Qua hai chỉ tiêu số lượng và lợi nhuận tăng lên hàng năm ta có thể thấy rằng trên thị trường Việt Nam,Công ty Honda Việt Nam là một trong những Công ty sản xuất, lắp ráp đưa ra thị trường với số lượng xe lớn nhất và đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu của người tiêu dùng,đến cuối tháng 12/2001 Công ty Honda Việt Nam đã tiêu thụ được 500.000 chiếc xe,đó là số lượng bán ra kể từ khi đi vào sản xuất ,lắp ráp và tung ra thị trường hai loại sản phẩm :Super Dream và Future,với tổng số vốn đầu tư lên đến 1200 tỷ đồng .Đến năm 2002 Công ty đã đầu tư thêm 300 tỷ đồng để mở rộng sản xuất ,đầu năm 2002 công ty tung ra thị trường sản phẩm mới Wave Alpha với giá rẻ để cạnh tranh với xe gắn Trung Quốc,Công ty dự kiến sẽ tiêu thụ được khoảng 350.000 xe với cả ba sản phẩm.
2. Hoat động kinh doanh của Honda Việt Nam.
Nhà máy Honda Việt Nam được thiết kế dựa trên những kinh nghiệm mà Honda đã thu thập được trong nhiều năm qua .Theo dây chuyền sản xuất để tránh xăng bị gỉ làm bẩn, bình xăng được làm bằng thép mạ hợp kim Niken chống gỉ,qua phân xưởng hàn với những thiết bị tự động,qua bộ phận làm sạch làm khô,sấy sơn trong môi trường vệ sinh nghiêm ngặt ,khung xe được chống gỉ bằng công nghệ sơn âm cực đảm bảo độ chống gỉ cao.Đối với dây chuyền lắp ráp động cơ bộ phận quan trọng nhất của chiếc xe : Tất cả các chi tiết rời của động cơ được nhập từ Nhật Bản và tổng công ty lắp máy Việt Nam. Động cơ được lắp ráp trên một dây chuyền nước chảy tự động với những dụng cụ lắp ráp hiện đại như vặn vít bằng hơi nén .Những ốc vít quan trọng đều được kiểm tra độ bắt chặt . Đó là quá trình hoạt động của Công ty.
Trong điều kiện giao thông còn khó khăn như hiện nay người tiêu dùng còn dựa chủ yếu vào phương tiện cá nhân là chính thì một chiếc xe máy do hãng Honda sản xuất ngay tại việt Nam với giá cả phải chăng là một “giấc mơ”thực sự với những người có thu nhập bình thường. Những sản phẩm của công ty khi tung ra thị trường được người tiêu dùng đón nhận rất nồng nhiệt. Phải chăng những sản phẩm của công ty đã mang lại lợi ích cơ bản cho người tiêu dùng là sự an toàn ,hợp thời trang và sang trọng. Đó chính là lợi ích cốt lõi.
Công ty Honda Việt Nam đã cung ứng ích lợi,chính vì vậy công ty đã biến lợi ích cốt lõi thành sản phẩm chung. Những sản phẩm đã được tung ra thị trường phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng ,thoả mãn sự mong đợi của khách hàng là có được một chiếc xe máy đạt chất tốt ,đi êm,kiểu dáng đẹp sang trọng,và giá cả phải chăng.
Hiện nay công ty Honda Việt Nam đạt tỷ lệ nội điạ hoá ở xe Super Dream là 64% (so với 44% của năm 1998),Wave Alpha là 53%.
Công ty Honda Việt Nam sẽ giữ vững được vị trí xứng đáng trên thị trường Việt Nam với tương lai gần tỷ lệ nội địa hoá sẽ là 52%-61%,đó là mục tiêu mà công ty đặt ra . Có thể nói ,sau hơn 6 năm đi vào hoạt động ,Honda Việt Nam đã thành công về mọi mặt cả về chất lượng sản phẩm ,doanh số bán tăng và đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam ,đặc biệt là tạo được lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm của mình .Đây cũng là điều kiện hết sức cần thiết để Honđa Việt Nam hội nhập được với khu vực và thế giới.
3. Thực trạng về khả năng cạnh trạnh của công ty trên thị trường Việt Nam.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam thì đối thủ của Honda Việt Nam là các công ty liên doanh cùng của Nhật :Suzuki Việt Nam ,Yamaha Việt Nam,VMEP và các công ty khác của Trung Quốc ,Hàn Quốc ,nhưng đối thủ cạnh tranh chính của Honda Việt Nam là các hãng lớn : Suzuki,Yamaha, và VMEP.Các hãng này cạnh tranh với nhau trên mọi mặt về chất lượng ,giá trị ,công suất thiết kế và về chủng loại sản phẩm.
+Về chất lượng :So với ba hãng trên thì chất lượng của Honda Việt Nam sản xuất cũng chẳng thua kém ,có phần còn được người tiêu dùng đánh giá cao hơn,điều đó được thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận luỹ kế mà công ty thu được đến cuối năm 2002 đã chứng tỏ rằng sản phẩm của Honda Việt Nam có chất lượng cao mới có thể tiêu thụ được với số lượng lớn. Các sản phẩm tung ra thị trường Việt Nam của công ty không những đáp ứng được yêu cầu về kiểu dáng ,mà còn về giá cả rất phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng và địa hình Việt Nam. Đặc biệt là đầu năm 2002 công ty tung ra sản phẩm Wave Alpha với giá rẻ ,trong khi các đối thủ chính của công ty có mức giá tương đối cao . Với sản phẩm này công ty khẳng định đạt tiêu chuẩn chất lượng của Honđa đã làm đảo lộn thị trường xe gắn máy Việt Nam. Điều đó có thể cho ta thấy rằng với sản phẩm có chất lượng cao ,uy tín lâu năm luôn được người tiêu dùng lựa chọn . Còn đối với sản phẩm nào dù giá rẻ đến đâu nhưng chất lượng kém thì rất ít được người tiêu dùng lựa chọn ,điển hình là tình trạng tiêu thụ của các chủng loại xe máy Trung Quốc gần như đóng băng trong giai đoạn này.
Bảng1: Lợi nhuận đạt được của các doanh nghiệp Sản xuất, lắp ráp xe gắn máy.
Đơn vị tính: 1000 USD
Doanh nghiệp
Honda Việt Nam
Suzuki Việt Nam
GMN
Vikostrarde
Yamaha Việt Nam
VMEP
Lợi nhuận luỹ kế
65.800
12.000
12.000
450
4500
27.000
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam (WWW. Vneconomy. Com)
Qua bảng trên có thể thấy rằng lợi nhuận của công ty Honđa Việt Nam rất lớn và gấp nhiều lần so với các doanh nghiệp khác ,cho tới nay có thể khẳng định một điều chắc chắn là Công ty Honda Việt Nam là công ty đạt lợi nhuận cao nhất tại thị trường Việt Nam ,với số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường ngày càng tăng mạnh . Kể từ khi vào sản xuất đến cuối năm 2001 công ty đã tiêu thụ được 500.000 xe và chỉ tính riêng năm 2001 công ty tiêu thụ được 170.000 xe trong khi cả 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là là 500.000 xe chiếm 34%.
+Về công suất : Honda Việt Nam được xem là công ty đạt công suất thiết kế cao nhất tại thị trưòng Việt Nam tuy chỉ đứng sau công ty VMEP nhưng so với số lượng sản phẩm sản xuất ,lắp ráp của công ty hàng năm cao hơn rất nhiều so với công ty VMEP.
Bảng 2: Công suất thiết kế của các hãng sản xuất ,lắp ráp xe gắn máy.
Doanh nghiệp
VMEP
Honda VN
Yamaha
Suzuki
Công suất thiết kế
540
450
90
50
Với công suất như vậy hàng năm công ty Honda Việt Nam tung ra thị trường một khối lượng sản phẩm lớn ,so với các đối thủ cạnh tranh chính của công ty như Suzuki Việt Nam và Yamaha Việt Nam thì công suất của Honda Việt Nam lớn hơn hẳn các doanh nghiệp này. Trong năm nay khi Chính Phủ tiến hành áp dụng trở lại hạn nghạch với một số linh kiện được giới hạn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 600.000 bộ thì chỉ riêng Honda Việt Nam được phép nhập khẩu tới 280.000 bộ chiếm tới gần 50% nhưng cho đến tháng 9 năm 2002 Honda Việt Nam đã nhập khẩu tới 281.629 bộ điều đó cho thấy được công suất thiết kế của công ty rất lớn ,nhưng so với công suất thiết kế trên thì không chỉ đối với Honda Việt Nam mà các hãng khác với số lượng linh kiện được phép nhập khẩu là quá ít và thực tế đã có một số chi nhánh này phải tạm dừng sản xuất ,lắp ráp . Tuy nhiên so với công việc thiết kế thì không có một doanh nghiệp sản xuất ,lắp ráp xe gắn máy nào thực hiện được công suất tối đa.
+Về giá cả :Cho đến cuối năm 2001 không chỉ công ty Honda Việt Nam mà cả các đối thủ cạnh tranh tung ra thị trường các loại sản phẩm thuộc vào nhóm thông dụng với mức giá dao động từ 20-30 triệu đồng ,nhưng với mức giá này thì không đáp ứng phần lớn nhu cầu về giá của ngưòi tiêu dùng .Từ năm 1999 trước sự tấn công ồ ạt của xe máy Trung Quốc với giá rẻ đã làm cho thị phần của các doanh nghiệp uy tín trong làng xe gắn máy bị thu hẹp lại ,trên thị trường Việt Nam xảy ra cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá cả giữa các doanh nghiệp sản xuất ,lắp ráp của Nhật ,Trung Quốc ,Hàn Quốc tạo thế “tam quốc”.
Để chống lại các cuộc tấn công của xe gắn máy Trung Quốc các hãng có uy tín đã có những hành động rõ rệt ,hầu hết các chủng loại xe gắn máy đều hạ giá. Đặc biệt đối với Honda Việt Nam đầu năm 2002 đã tung ra thị trường sản phẩm với giá chỉ nhỉnh hơn giá xe gắn máy Trung Quốc một ít nhưng công ty khẳng định đây là sản phẩm mang tính quốc tế và đạt tiêu chuẩn chất lượng Honda đã thực sự làm đảo lộn thị trường xe gắn máy trong nước . Nhu cầu trong năm có phần ảm đạm bỗng trở nên sôi động hẳn lên vào năm 2002 khi Honda Việt Nam tung ra thị trường loại xe Wave Alpha đã làm cho nhu cầu của các chủng loại xe của Trung Quốc ,Hàn Quốc giảm xuống ,các chủng loại xe của Trung Quốc ,Hàn Quốc liên tục hạ giá ,và đã đến mức kịch sàn nhưng việc tiêu thụ các chủng loại xe này gần như bị đóng băng .Đối với các đối thủ cạnh tranh khác cũng tiến hành hạ giá sản phẩm từ 1-2 triệu đồng . Honda Việt Nam tung Wave Alpha ra thị trường vào thời điểm nhu cầu đang lên cao ,với thương hiệu uy tín ,chiến dịch quảng cáo,khuyếch trương sản phẩm khá lớn và các yếu tố khác đã gây nên sự xáo trộn trên thị trường Việt Nam và đã gây áp lực lớn đối các đối thủ cạnh tranh trong nước .Với sự kiện này công ty Honda Việt Nam muốn đẩy Wave Alpha làm con át chủ bài để tái chiếm thị trường xe gắn máy Việt Nam mà hai năm qua xe gắn máy Trung Quốc làm mưa ,làm gió. Còn đối các doanh nghiệp sản xuất ,lắp ráp xe gắn máy trong nước thì đây là một đòn chí mạng ,28 doanh nghiệp chưa kịp vui mừng vừa thoát khỏi cuộc kiểm tra tỷ lệ nội địa hoá của bộ công nghiệp thì lại phải đối diện với cú sốc mạnh.
Các đối thủ cạnh tranh của Honda Việt Nam đã tuyên bố ý định chiến lược chung sống cùng giá rẻ ,hai ông lớn trong làng xe gắn máy là Suzuki và Yamaha vào cuối năm 2002 đã tung ra thị trường các loại sản phẩm mới với giá rẻ để cạnh tranh với Honda Việt Nam.
Trong năm 2002 Chính Phủ đã đánh thuế theo tỷ lệ nội địa hoá ,đây thực sự là trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp trong việc muốn tung ra thị trường sản phẩm với giá rẻ . Đối với Honda Việt Nam trong giai đoạn hiện này tỷ lệ nội địa hóa tương đối cao nên chịu mức thuế xuất thấp hơn vì vậy có thể đưa ra thị trường sản phẩm với giá rẻ hơn so với các hãng khác.
Bảng 3: Tỷ lệ nội địa hoá
Doanh nghiệp
VMEP
Honda VN
Suzuki VN
GMN
Yamaha VN
Tỷ lệ nội địa hoá (%)
63,3
52 - 61
55 - 61
41,9
34,4
Với tỷ lệ nội địa hoá như trên thì thuế suất mà Honda Việt Nam phải chịu thấp trong khi đó với sản phẩm mới có tỷ lệ nội địa hoá cao đã cho phép công ty có thể hạ xuống mức rất thấp nhưng vẫn có lãi ,trong khi nhu cầu trong nước về sản phẩm này đang tăng rất nhanh. Tính từ khi tung ra thị trường cho đến tháng 3/2002 riêng sản phẩm này đã tiêu thụ được 28.500 xe trong tổng số xe bán ra của công ty cho cả ba loại xe là 38.500 xe và cho đến tháng 4/2002 công ty đã tiêu thụ được 74.000 xe Wave Alpha ,điều đó cho thấy rằng nhu cầu về chủng loại xe giá rẻ tại thị trường Việt Nam đang rất lớn ,đặc biệt là đối với các chủng loại xe của các hãng có uy tín. Phải thừa nhận một điều rằng cho tới thời điểm hiện tại Wave Alpha đã tạo được một cú hích cho cạnh tranh quyết liệt trên thị trường xe gắn máy Việt Nam . Việc tìm mua xe Wave Alpha của người tiêu dùng tại các đại lý của Honda Việt Nam là rất khó khăn ,thậm chí chấp nhận mức giá cao hơn từ 2-3 triệu đồng /chiếc. Từ đó có thể thấy rằng sự tín nhiệm của khách hàng đối với những thương hiệu đã được thẩm định về chất lượng và đẩy đối thủ cạnh tranh vào tình thế buộc phải điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh và đưa ra những đối sách mới để cạnh tranh mới có thể trụ lại trên thương trường.
II. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY HONDA VIỆT NAM.
1. Chiến lược sản phẩm trên thị trường tiêu dùng .
1.1. Tư tưởng chung.
Sự biến động không ngừng của thị trường hiện nay đã buộc mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải thích ứng với sự biến động đó . Do vậy,không có một doanh nghiệp nào thành công mà lại không dựa trên những chiến lược sản phẩm đúng đắn . Ngày nay ,mỗi doanh nghiệp ngoài những sản phẩm chính còn có rất nhiều sản phẩm khác ,các sản phẩm luôn thay đổi mẫu mã ,kiểu dáng và đặc biệt là chất lượng luôn được nâng cao theo nhu cầu của người tiêu dùng.
Mặt khác ,đa dạng hóa sản phẩm giúp Công ty đáp ứng được yêu cầu mới trên thị trường ,không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh .Đa dạng hóa sản phẩm tận dụng được nguồn sản xuất của mình về máy móc ,kỹ thuật,trang thiết bị phụ tùng …và đa dạng hóa cũng là cách tốt nhất trong việc nâng cao mục tiêu an toàn trong kinh doanh ,giảm bớt rủi do khi doanh nghiệp kinh doanh một vài sản phẩm.
1.2. Chiến lược chủng loại và phát triển sản phẩm mới.
Nắm bắt được tầm quan trọng của chiến lược này công ty đã không ngừng đổi mới công nghệ ,dây truyền sản xuất ,cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm .Đồng thời ,tìm tòi nghiên cứu ,chế tạo ra được nhiều chủng loại xe mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cả về hình thức ,kiểu dáng ,hợp thị hiếu và giá cả phải chăng .
Hãng Honda Việt Nam đã đi lên từ Super Cup 50cc, 70cc, 90cc, đến những chiếc xe phân khối lớn 175cc, 400cc .Để thực hiện về chiến lược chủng loại và phát triển sản phẩm mới,hãng đã thiết lập được nhiều chủng loại xe mà bướ khởi điểm là tháng 2/1998 xe máy Super dream ra đời. Những chiếc Super dream được tung ra thị trường phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng ,cũng như điều kiện khí hậu giao thông Việt Nam ,chủ yếu là sản phẩm đã tăng cường được biện pháp chống gỉ,chống nước. Không ngừng lại ở sự thành công của sản phẩm Super Dream ,vào tháng 10/1999 công ty đã thiết kế sản phẩm xe máy Future rất độc đáo với “kiểu dáng ,tính năng tất cả hướng về tương lai đầy hứa hẹn “.
Hiện nay ,chủng loại sản phẩm của công ty rất đa dạng :Với hai loại xe Super Dream và Future có các mầu sắc đa dạng cho khách hàng lựa chọn .Để có được những chủng loại sản phẩm có chất lượng công ty đã không ngừng cải tiến về hình dáng bên ngoài và bổ sung tính năng kỹ thuật cũng như nâng cao độ bền của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35436.doc