MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Phần I: Lý luận chung 2
1. Các khái niệm. 2
1.1. Nguồn nhân lực 2
1.2. Phát triển nguồn nhân lực. 2
2. Vai trò và sự cần thiết của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 3
3. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất khẩu lao động. 4
3.1. Khái niệm và nội dung của chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. 4
3.2. Ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động. 5
4. Nội dung của hoạt động xuất khẩu lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 5
4.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 5
4.2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 8
Phần II: Thực trạng 11
1. Quy mô và cơ cấu. 11
1.1. Về quy mô: 11
1.2. Về cơ cấu: 12
2. Về chất lượng nguồn nhân lực. 12
3. Tác động của chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để hoạt động xuất khẩu lao động. 13
3.1. Những mặt đã làm được của xuất khẩu lao động và chuyên gia dưới tác động của chính sách đào tạo nguồn nhân lực. 14
3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 16
Phần III: Mục tiêu và giải pháp đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động xuất khẩu lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 18
1. Giải pháp đẩy mạnh giáo dục phổ thông. 18
1.1. Về hướng đột phá trong chất lượng giáo dục và đào tạo. 18
1.2. Về hướng đột phá trong quản lý giáo dục và đào tạo. 19
2. Một số giải pháp giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động. 19
2.1. Về đào tạo nguồn lao động có nghề cho xuất khẩu lao động. 20
2.2. Đối với nguồn nhân lực. 21
Kết luận 22
Tài liệu tham khảo 23
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động xuất khẩu lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩu lao động của nước ta tiếp cận với các thị trường mới trong khi phải cạnh tranh quyết liệt với các quốc gia khác trong khu vực, có ưu thế về khả năng, kinh nghiệm xuất khẩu lao động của chúng ta chắc chắn sẽ bị tụt hậu và bị đào thải ra khỏi thị trường lao động quốc tế.
Thực tế trong thời gian qua số lượng lao động của Việt nam xuất khẩu sang thị trường thế giới không ngừng gia tăng. Song những con số phải quay về nước cũng không phải là nhỏ. Nguyên nhân chính ở đây là gì? Đó chính là vấn đề người lao động Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu của chủ sử dụng lao động quốc tế, không những về chuyên môn nghiệp vụ, về trình độ lành nghề, và còn cả về ý thức kỷ luật lao động. Do vậy, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nó vừa là nguồn thu nhập lớn cho ngân sách Nhà nước nhưng đồng thời nó cũng là uy tín của quốc gia trên thị trường lao động thế giới.
4. Nội dung của hoạt động xuất khẩu lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
4.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
4.1.1. Cơ cấu kinh tế:
*Khái niệm:
Trong các tài liệu kinh tế, có những cách tiếp cận khác về khái niệm cơ cấu kinh tế, các cách tiếp cận này thường bắt đầu từ khái niệm “cơ cấu”. Là một phạm trù triết học, khái niệm “cơ cấu” được sử dụng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành một hệ thống. Cơ cấu được biểu hiện như là một tập hợp những mối quan hệ, liên kết hữu cơ, các yếu tố khác của một yếu tố nhất định do đó khi nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống:
“ Đứng trên quan điểm hệ thống: cơ cấu là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về số lượng lẫn chất lượng trong những không gian và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định”.
*Phân loại: cơ cấu kinh tế bao gồm:
+ Cơ cấu ngành kinh tế: là tổng hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối liên hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển lực lượng sản xuất- thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trưng của các nước đang phát triển.
Cơ cấu ngành bao gồm ba nhóm ngành chính: Nhóm ngành nông nghiệp; nhóm ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản; nhóm ngành dịch vụ.
+ Cơ cấu lãnh thổ:được hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý.
Cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ thực chất là hai mặt của tổng thể thống nhất và đều là biểu hiện của phân công lao động xã hội. Cơ cấu lãnh thổ hình thành gắn liền với cơ cấu ngành và thống nhất trong vùng kinh tế. Xu hướng phát triển kinh tế lãnh thổ thường là phát triển nhiều mặt, tổng hợp, có ưu tiên một vài ngành và gắn liền với sự phân bổ dân cư và phù hợp với các điều kiện, tiềm năng phát triển kinh tế của lãnh thổ.
+ Cơ cấu thành phần kinh tế: Nếu như phân công lao động xã hội là cơ sở hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ thì chế độ sở hữu lại là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế. Một cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý phải dựa trên hệ thổng tổ chức kinh tế với chế độ sở hữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội…
Ba bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế là: cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế đều có mối quan hệ chặt chẽ đến nhau. Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất, cơ cấu ngành và thành phần kinh tế chỉ có thể được chuyển dịch đúng đắn trên phạm vi không gian lãnh thổ và trên phạm vi cả nước. Mặt khác, việc phân bố không gian lãnh thổ hợp lý có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển ngành và thành phần kinh tế trên cả nước.
4.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Về thực chất: là sự điều chỉnh cơ cấu trên 3 mặt biểu hiện của cơ cấu như đã trình bày nhằm hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế theo các mục tiêu kinh tế xã hội đã xác định cho từng thời kỳ phát triển.
- Nguyên nhân: có hai nguyên nhân cơ bản sau:
+ Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi vì các yếu tố hợp thành không cố định.
+ Sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác được gọi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Nội dung chuyển dịch: Cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện, bổ sung cho cơ cấu cũ nhằm biến đổi cơ cấu cũ thành một cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.
4.1.3. Đặc điểm của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.
Chúng ta vẫn ở trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, tuy rằng thời gian qua chúng ta đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ.
Nền kinh tế Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn đòi hỏi nền kinh tế và từng nhóm ngành phải chuyển hướng sang phát triển chiều sâu.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, diễn ra trong bối cảnh của giai đoạn chuyển đổi cơ cấu quản lý.
Trong quá trình chuyển dịch vẫn còn thiếu những nguồn lực cơ bản cho sự phát triển.
Việt Nam đi vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trùng với thời điểm thế giới đang diễn ra thay đổi lớn về chính trị.
4.1.4. Các nhân tố ảnh tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.
+ Sự phát triển của các loại thị trường trong nước và quốc tế ( thị trường vốn, thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ…)
+ Các nguồn lực và lợi thế so sánh là cơ sở hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách bền vững và có hiệu quả.
+ Sự ổn định của thể chế chính trị và đường lối đối ngoại rõ ràng và đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ.
+ Tiến bộ khoa học công nghệ cũng tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì nó tác động đến lực lượng sản xuất, quá trình lao động của con người làm lực lượng sản xuất phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn.
Chính những nhân tố này đã đặt ra cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế những yêu cầu lớn như: Phải chuyển dịch theo hướng khai thác triệt để lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của nước ta; chuyển dịch phải tính đến yêu cầu phát triển bền vững và nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội.
4.2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
4.2.1. Sự cần thiết của việc xuất khẩu lao động.
Hơn 10 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội. Từ một nước cái gì cũng thiếu nay đã đủ một số mặt và thậm chí có mặt còn dư thừa. Từ chỗ lạc hậu về cơ sở hạ tầng nay đã từng bước xây dựng hiện đại, đường xá, cầu cống, bến cảng, sân bay…việc phát triển kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi để nước ta giải quyết tốt hơn những vấn đề xã hội. Tuy nhiên, để thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam và các nước phát triển thì chúng ta còn phải giải quyết nhiều vấn đề mà trong đó lao động và việc làm đang là một sức ép lớn. Và xuất khẩu lao động chính là một giải pháp làm giảm sức ép đó.
Xuất khẩu lao động hàng năm chuyển về nước một lượng ngoại tệ lớn (hơn 1tỷ USD) giúp cải thiện đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo và giảm tệ nạn xã hội. Hơn nữa, người lao động xuất khẩu sau khi hết hạn hợp đồng trở về nước, hành trang của họ sẽ là những kinh nghiệm quý báu, tác phong công nghiệp hiện đại trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao. Đây là một nguồn vốn rất quý báu cho đất nước ta phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, tạo đà cho nền kinh tế xã hội phát triển ngày càng đi lên. Ngoài ra nó còn góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.
Riêng đối với bản thân người lao động: xuất khẩu lao động tạo ra việc làm và thu nhập lớn cho họ. Khoản thu nhập đó không chỉ thoả mãn nhu cầu của bản thân họ mà còn giúp họ sau một thời gian có thê đầu tư xây dựng vào các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xí nghiệp vừa và nhỏ… Nhằm xoá đói giảm nghèo và tạo ra công ăn việc làm cho những người khác. Qua đây càng củng cố niềm tin của họ vào cơ chế chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
4.2.2.Nội dung của hoạt động xuất khẩu lao động trong quá tình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế như đã trình bày ở trên thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế trên ba mặt đó là cơ cấu ngành, lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. Mục tiêu của sự chuyển dịch là nhằm làm cho cơ cấu của nền kinh tế lành mạnh hơn, phù hợp hơn. Điều đó chắc chắn sẽ dẫn tới việc giảm dần tỷ trọng của các ngành nông- lâm- ngư nghiệp làm cho cơ cấu kinh tế ngành đang từ nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ chuyển thành công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ. Đặc biệt đối với Việt Nam, một nước có thế mạnh về nông nghiệp, lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, mặt khác còn có tình trạng ở nông thôn dư thừa lao động giản đơn, nhưng rất thiếu lao động có tay nghề, lao động có hiểu biết về khoa học kỹ thuật, hiểu biết về kinh doanh thị trường. Do đó, qua trình chuyển dịch cơ cấu tất yếu sẽ đẩy họ vào vòng xoay của nạn thất nghiệp, thiếu việc làm.
Như chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa trình độ lao động khoa học kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là khá chặt chẽ.Chuyển dịch cơ cấu tạo việc làm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng là điều kiện để nâng cao chất lượng độingũ lao động. Chất lượng lao động được cải thiện, năng suất lao động tăng, thu nhập tăng là cơ sở để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Rõ ràng lao động là nguồn nội lực quan trọng nhất, chất lượng lao động là tiền đề cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Như vậy, nội dung của xuất khẩu lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chính là đào tạo trình độ lành nghề và trình độ cao cho người lao động xuất khẩu.
- Trình độ lành nghề: Tức là trang bị kiến thức và kỹ năng nghề diện rộng hoặc chuyên sâu, có khả năng đảm nhiệm những công việc phức tạp.
- Trình độ cao: Tức là trang bị kỹ năng nghề thành thạovà kiến thức chuyên môn kỹ thuật cần thiết, có khả năng vận hành các thiết bị hiện đại và xử lý các tình huống phức tạp, đa dạng trong các dây chuyền sản xuất tự động, công nghệ hiện đại.
Tóm lại hoạt động xuất khẩu lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chú ý đến xuất khẩu những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, không nên chú trọng xuất khẩu lao động giản đơn, lao động không qua đào tạo. Cân đối lực lượng lao động giữa các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, qua đó đào tạo một phần lao động dư thừa từ ngành nông nghiệp sang làm việc, phục vụ tại các ngành khác, các khu vực khác trong nền kinh tế. Bởi lẽ, chỉ có lao động trong các ngành công nghiệp hiện đại có trình độ kỹ thuật cao và thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Phần II: Thực trạng
* Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam.
1. Quy mô và cơ cấu.
1.1. Về quy mô:
Có thể nói nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay đã tăng một cách đáng kể. Điều đó trước hết là do sự gia tăng dân số, theo báo Thanh niên số ra ngày 29-12-2000 dân số nước ta là 77.658.500 người, tăng 1.089.000 người so với năm1999. Tốc độ tăng dân số bình quân thực tế qua các năm từ 1985 đến 1997dao động trong khoảng 2,3% đến 2,8%, do vậy, nguồn bổ sung vào đội ngũ lao động là rất lớn. Lực lượng lao động tăng bình quân 3% /năm. Song trên thực tế thì quy mô nguồn lao động còn lớn hơn mức gia tăng của lực lượng lao động, bởi số người đã ra khỏi độ tuổi lao động hàng năm ít tăng và phần lớn vẫn có nhu cầu làm việc, trong khi đó mỗi năm có từ 1,3 đến 1,5 triệu người bước vào độ tuổi lao động.
Biểu 1.
Năm
Lực lượng LĐ cả nước (người)
Tốc độ tăng lực lượng LĐ (%)
1/7/2000
38.643.089
2,7
1/7/2001
39.489.000
2,19
1/7/2002
40.694.360
2,99
(Nguồn tổng hợp)
Chúng ta tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá trong khi quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn diễn ra khá chậm. Cơ cấu kinh tế nông thôn về cơ bản là nền kinh tế thuần nông ( 70% lao động nông nghiệp, 24% lao động phi nông nghiệp vào năm 2000) mà đất canh tác bình quân lại thấp ( 0,1ha/ 1lao động), do vậy, hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động bình quân cho một lao động rất thấp (72,35%), số người có việc làm không phải là nhiều, sức ép lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá với quy mô dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, đó là sức mạnh, là yếu tố cơ bản để chúng ta đẩy nhanh tốc độ phát triển. Song, với một nước chậm phát triển như nước ta cộng thêm vào đó là những hạn chế về nguồn vốn, trang thiết bị, nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng… thì sức ép trên lại càng tăng lên gấp bội.
1.2. Về cơ cấu:
Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 1997: cơ cấu dân cư và lao động nước ta là: Nam chiếm 49,2%, nữ là 50,8% dân cư. Năm 1999 số lao động trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng dịch vụ là 27%; trong nông- lâm – ngư nghiệp là 73%. Số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp là 52%.
Cơ cấu dân cư và lao động đã cho thấy trình độ thấp kém của một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu. Cơ cấu lao động được đào tạo giữa các ngành, các vùng còn rất bất hợp lý. Nông thôn chiếm gần 80% dân số và lao động, nhưng chỉ chiếm 47,38% lực lượng lao động được đào tạo của cả nước. Đây là một vấn đề gây khó khăn đến sự phát triển của nền kinh tế, với cơ cấu này nó sẽ là, một trở ngại lớn khi chúng ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Về chất lượng nguồn nhân lực.
Một trong những biểu hiện của chất lượng nguồn nhân lực là trình độ văn hoá của người lao động Việt Nam ngày càng được nâng cao. Năm 1997, điều tra 36,3 triệu lao động thấy 5% số lao động chưa biết chữ; 2% chưa tốt nghiệp cấp 1; 28% đã tốt nghiệp cấp 1; 32% đã tốt nghiệp cấp 2; 15% đã tốt nghiệp cấp 3 (1) Theo tạp chí kinh tế phát triển số 4 tháng 12/2000.
.
Giờ đây, số người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp 1 ngày càng giảm. Lớp học bình quân qua điều tra 37,78 triệu lao động năm 1999 là lớp 7,4/12, cao hơn nhiều so với lớp học bình quân là 3,3/12 năm 1997.
Về trí lực của nguồn nhân lực nước ta: có thể nói, nhìn chung người Việt Nam được đánh giá là có tư chất thông minh, sáng tạo, có khả năng vận dụng và thích ứng nhanh. Đây là ưu thế nổi trội của nguồn nhân lực nước ta. Với phẩm chất này, năng lực trí tuệ của người Việt Nam ta có thể theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ hiện đại, một khi được đào tạo và sử dụng hợp lý, người lao động nước ta có khả năng nắm bắt và sử dụng thành thạo các loại công nghệ phức tạp và hiện đại. Người lao động nước ta được đánh giá là có khả năng nắm bắt và nhanh nhạy hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực.
Hiện nay chúng ta có khoảng 1,76 triệu công nhân làm việc trong khu vực kinh tế Nhà nước và khoảng trên 3,64 triệu công nhân làm việc ở trong các khu vực kinh tế khác, trong đó có khoảng 2 triệu CNKT. Đây là lực lượng quan trọng, trực tiếp vận hành thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại của các ngành kinh tế kỹ thuật trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước. Tuy vậy, trong số công nhân ở khu vực kinh tế Nhà nước thì chỉ có khoảng 50% được đào tạo tại các trường dạy nghề, số còn lại được tuyển dụng bằng nhiều con đường khác nhau, không qua thử tay nghề. Đội ngũ tri thức với tư cách là lực lượng nòng cốt trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta, nhưng có thể nói là chưa nhiều.
Báo nhân dân ngày 9/3/2002 cho biết: Hiện nay, đội ngũ cán bộ nước ta có khoảng 800 giáo sư, 3000 phó giáo sư, 11.127 tiến sỹ, hơn một triệu cán bộ tốt nghiệp đại học, hơn 2 triệu cán bộ tốt nghiệp trung học và gần 3 triệu công nhân được đào tạo nghề. Có hàng nghìn nhà khoa học Việt Nam làm việc tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học lớn trên thế giới.
Nhìn chung, ở nươc ta hiện nay số chuyên gia đầu ngành về khoa học, kỹ thuật và công nghệ đạt trình độ quốc tế chưa phải là nhiều so với một số nước trong khu vực.
* Nguyên nhân:
Phần lớn công chức được đào tạo ở nước ta trong môi trường và điều kiện làm việc theo kiểu cũ. Số được đào tạo trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường còn ít do vậy tính năng động của nguồn nhân lực nước ta còn kém.
So với các nước khác trong khu vực, ngân sách giành cho giáo dục Việt Nam còn rất thấp. Ngân sách của Xingapo, Hàn Quốc còn cao hơn cả ngân sách quốc phòng. Hơn nữa, việc phân bổ ngân sách giữa các bậc học không hợp lý, giữa các địa phương cũng không đều, tạo nên sự mất cân đổi trong giáo dục ở các vùng.
3. Tác động của chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để hoạt động xuất khẩu lao động.
Hiện nay, cơ chế và quy mô xuất khẩu lao động từng bước được điều chỉnh theo quan hệ cung cầu của thị trường lao động quốc tế. Xuất khẩu lao động của nước ta tiếp cận với các thị trường mới trong khi phải cạnh tranh quyết liệt với các quốc gia trong khu vực, có ưu thế về khả năng và kinh nghiệm về xuất khẩu lao động.
Do cầu của thị trường tiếp nhận giảm lao động phổ thông, tăng lao động kỹ thuật đòi hỏi người lao động phải tham gia các khoá đào tạo. Thời lượng chủ yếu của các khóa đào tạo giành cho việc bồi dưỡng tay nghề và ngôn ngữ của nước tiếp nhận ( lao động đi Nhật Bản thường tham gia các khoá học từ 3 đến 4 tháng, đi Hàn Quốc từ 1 đến 2 tháng, đi Đài Loan khoảng 2 tháng…). Ngoài ra, lao động còn được nghiên cứu về luật pháp của nước tiếp nhận, hiểu rõ về hợp đồng lao động, quan hệ lao động, cách ứng xử, phong tục tập quán, an toàn vệ sinh lao động. Các khoá đào tạo trên đã cung cấp cho người lao động những hiểu biết cần thiết để dễ dàng thích nghi với môi trường sống và làm việc mới. Nhờ đó chất lượng lao động được nâng cao và một số thị trường đã nhận lao động Việt Nam với quy mô lớn.
3.1. Những mặt đã làm được của xuất khẩu lao động và chuyên gia dưới tác động của chính sách đào tạo nguồn nhân lực.
Biểu2.
Năm
Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài. (người)
1991
1022
1992
810
1993
3960
1994
3330
1995
10050
1996
12661
1997
18469
1998
12238
1999
21810
2000
31468
2001
37000
2002
45000
6 tháng đầu năm2003
29400
Nguồn: Nghiên cứu quốc tế số 47/2003
Trong khuôn khổ hiệp định và nghị đinh thư đã được ký kết giữa nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, giai đoạn 1980-1990 ta đã đưa được gần 30 vạn lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, bình quân mỗi năm đưa được khoảng 2,7 vạn lao động. Nhìn chung trong giai đoạn này đa số lao động trước khi đi không qua đào tạo, bồi dưỡng. Lao động được bố trí làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp theo hình thức tập trung thành đoàn, đội, đơn vị, vùng và được đào tạo nghề theo hình thức kèm cặp tại các nhà máy, xí nghiệp của bạn. Về nghề nghiệp có 45% làm trong lĩnh vực công nghiệp, 26% làm trong lĩnh vực xây dựng, 20% nghề cơ khí, 6% trong lĩnh vực nông nghiệp và có khoảng 3% làm trong các ngành nghề khác.
Từ năm 1991 đến nay, cơ chế đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quan hệ cung cầu và khả năng khai thác, mở rộng thị trường của các doanh nghiệp cung ứng lao động theo định hướng và quản lý của Nhà nước. Tính từ 1991 -1998 ta đưa được khoảng 68.202 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó có nghề chiếm 65%, một số thị trường như Nhật Bản, Libia lao động có nghề chiếm gần 100%. Riêng thị trường Hàn Quốc có nhu cầu sử dụng lao động phổ thông là chủ yếu, còn nhìn chung các thị trường khác đều có xu hướng tăng dần nhu cầu sử dụng lao động có nghề. Nhà nước, các công ty cung ứng nhân lực chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cung ứng, tăng năng lực cạnh tranh nhằm giữ vững ổn định và phát triển thị trường lao động, nên sau khi tuyển dụng nguồn nhân lực có sẵn từ các nhà máy, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế, các cơ quan, trường học hoặc từ ngoài xã đều ít nhiều có đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trước khi đi từ 2 đến 6 tháng. Tuy nhiên, do quỹ thời gian đào tạo ngắn, học lực của lao động có hạn nên cũng chỉ mới trang bị cho người lao động những kiến thức cần thiết trước khi đi. Dẫn đến việc lao động Việt Nam dù đã được quốc tế biết đến bởi các ưu điểm vốn có như cần cù trong lao động, say mê học tập, chịu khó, tiếp thu các tiến bộ khoa học công nghệ mới nhanh, dễ thích nghi với điều kiện của môi trường mới xong vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: kỹ năng nghề nghiệp, ngôn ngữ giao tiếp, khả năng ứng xử trong quan hệ lao động chủ thợ, tính cộng đồng và năng lực chuẩn hoá trong sinh hoạt…vì thế số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hạn chế, khả năng mở rộng ngành nghề, lao động làm ở vị trí trọng yếu rất ít hoặc không có, là hàng rào cản trở việc mở rộng và nâng cao quy mô xuất khẩu lao động.
Hiện nay thị trường lao động còn cần nhiều lao động kỹ thuật mà ta chưa đáp ứng được yêu cầu: Thị trường Đài Loan cần nhiều lao động các ngành nghề xây dựng, cơ khí, điện tử, chế biến thực phẩm. Thị trường Lào cần nhiều lao động xây dựng, các nước vùng Vịnh cần lao động may măc, dịch vụ và xây dựng, Trung Đông và Châu Phi cần thợ điều khiển thiết bị công nghiệp, lao động xây dựng, thợ hàn công nghiệp có chất lượng cao. Bởi vậy, vấn đề đào tạo cho người lao động đi xuất khẩu là một vấn đề rất cấp bách, bởi lẽ nó sẽ làm cho khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường quốc tế được nâng cao hơn qua đó người lao động xuất khẩu sẽ có thu nhập cao hơn để trang trải cho cuộc sống và gia đình họ, đồng thời nó cũng làm cho nguồn thu của ngân sách Nhà nước được tăng lên rõ rệt. Hiện nay, với khoảng trên 40 vạn lao động làm việc ở nước ngoài, ước tính số ngoại tệ chuyển về đạt trên 1,4 tỷ USD. Mặt khác, Nhà nước ta còn tiết kiệm được các khoản đầu tư cho tạo việc làm mới và hàng ngàn tỷ đồng khác liên quan đến dịch vụ cho người lao động.
3.2. Hạn chế và nguyên nhân.
+ Hạn chế:
Bên cạnh những việc đã làm được của công cuộc giáo dục cho xuất khẩu lao động thì vẫn còn những tồn tại chúng ta cần phải giải quyết để từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động nước ngoài, đồng thời mở rộng thị trường, thâm nhập vào những thị trường còn mở ngỏ. Cụ thể là:
- Địa bàn xuất khẩu lao động tuy đã được mở rộng nhưng chưa tập trung và ổn định.
- Hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, còn thiếu một số chính sách, cơ chế cụ thể để điều chỉnh và quản lý xuất khẩu lao động như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, chính sách cho đầu tư đào tạo, còn thiếu một số chế tài để xử lý tình trạng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng như chính sách sử dụng lao động kết thúc hợp đồng khi về nước.
- Công tác đào tạo và chuẩn bị nguồn lao động xuất khẩu của một số doanh nghiệp trong khâu đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng còn tự phát, manh mún, chưa được coi trọng.
- Chất lượng đội ngũ lao động xuất khẩu của ta vẫn còn ở mức hạn chế nhất là ngoại ngữ và tay nghề chuyên môn, ý thức kỷ luật vẫn còn kém.
- Công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người lao động ở nước ngoài còn yếu.
- Các hợp đồng ký kết về cơ bản đã bảo đảm được tiêu chuẩn về các điều kiện làm việc, sinh hoạt. Tuy nhiên vẫn còn có những hợp đồng ký không chặt chẽ, có những cạnh tranh nội bộ không lành mạnh nên việc tuyển dụng còn có nhiều vấn đề tồn tại.
+ Nguyên nhân của những tồn tại trên:
Xét từ nhiều khía cạnh khác nhau có rất nhiều nguyên nhân, xong về mặt tổng hợp có hai nguyên nhân cơ bản sau:
- Xuất khẩu lao động là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại đặc thù, còn mới mẻ nên ta chưa có nhiều kinh nghiệm, quá trình thực hiện lại chậm tổng kết, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến phương thức hợp đồng và cơ chế quản lý.
- Công tác giáo dục đạo tạo người lao động trước khi đi chưa được coi trọng. Chủ trương và chỉ đạo về xuất khẩu lao động chưa nhất quán. Trong một thời gian dài còn xem nhẹ mục tiêu kinh tế, xem nhẹ khả năng thu ngoại tệ cho Nhà nước, có nhiều tranh luận, đánh giá khác nhau về xuất khẩu lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên trong hành động không nhịp nhàng và thống nhất.
Phần III: Mục tiêu và giải pháp đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động xuất khẩu lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
* Mục tiêu trong thời gian tới:
Xác định xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động quan trọng có tính chiến lược lâu dài, do đó phải có những chương trình và chính sách thích hợp.
- Mục tiêu của năm 2003 là 5 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài, phấn đấu năm 2004 đưa được 6 vạn và năm 2005 đưa được 7 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay, chúng ta đã có 34 vạn lao động đang làm việc ở nước ngoài, phấn đấu đến hết năm 2003ta sẽ có khoảng 36 đến 37 vạn người và đến hết năm 2005 sẽ có khoảng 50 vạn người làm việc ở nước ngoài. Để đạt được mục tiêu trên chúng ta cần thực hiện những giải pháp sau để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động.
1. Giải pháp đẩy mạnh giáo dục phổ thông.
Chính sách, chiến lược giáo dục của Việt Nam cần được định ra qua một số bước theo nguyên tắc: Giáo dục phải đi trước một bước để tạo ra nguồn nhân lực đồng bộ, lành nghề từ đó sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển dẫn đến tăng thu cho ngân sách Nhà nước dẫn đến ngân sách giáo dục tăng…
Với các bước đi như vậy không thể có một lời giải đúng đắn, duy nhất mà chỉ có lời giải tối ưu cho từng thời gian khác nhau đối với bài toán quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo của Việt Nam.
1.1. Về hướng đột phá trong chất lượng giáo dục và đào tạo.
+ Trước hết, cần tập trung phát triển n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35507.doc