MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
I.CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO XUẤT KHẨU 3
1.1.Các khái niệm về đào tạo và phát triển: 3
1.2.Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực: 3
1.3.Xuất khẩu lao động: 4
1.4.Các hình thức xuất khẩu lao động: 8
1.5.Chất lượng lao động cho xuất khẩu: 10
1.6. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho lao động xuất khẩu: 11
II.CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHO XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 12
1. Thực trạng của lao động xuất khẩu của VN: 12
2.Những thách thức trong xuất khẩu lao động của VN: 13
3.Nguyên nhân dẫn đến chất lượng lao động xuất khẩu của VN thấp: 14
4.Thực trạng về hệ thống tuyển dụng, đào tạo, cơ chế tổ chức và quản lý của xuất khẩu lao động: 16
5. Đánh giá công tác đào tạo cho lao động xuất khẩu của Việt Nam: 17
III.CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 19
1. Phương hướng cải tiến đào tạo và phát triển chất lượng cho lao động xuất khẩu: 19
2. Mục tiêu đào tạo và phát triển cho lao động xuất khẩu: 20
3. Các giải pháp cải tiến đào tạo và phát triển nhằm nâng cao chất lượng cho lao động xuất khẩu: 21
KẾT LUẬN 24
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng lao động cho xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều nước tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu lao động.Trong hiện tại và trước mắt các nước nhập khẩu chỉ muốn tiếp nhận lao động có kỹ năng cao, thích ứng với công nghệ mới. Mà Việt Nam chỉ có lợi thế cạnh tranh về lao động trong những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng ở mức trung bình và thấp. Mặt khác trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ được dịch chuyển tự do từ nước này sang nước khác thông qua cam kết mở cửa thị trường nên sự phân công lao động ngày càng sâu sắc. Các doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ sử dụng các chính sách về lương, chính sách ưu đãi khác nhằm thu hút lao động, nhất là lao động có trình độ, năng lực và tay nghề cao. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp để không bị “ thua ngay trên sân nhà”.
b,Quan hệ cung-cầu về lao động trên thị trường thế giới và khu vực:
Các nước kinh tế phát triển có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhưng tốc độ tăng dân số thấp, dẫn đến thiếu hụt về nguồn nhân lực, có nhu cầu về nhập khẩu lao động.Trong khi các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển có tốc độ tăng dân số cao.Họ cần đầu tư mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nguồn thu cho ngân sách và rất cần đưa lao động ra nước ngoài làm việc.Cung-cầu lao động của thị trường phụ thuộc nhiều vào sự phát triển và chính sách kinh tế của các nước như:thuế, đầu tư, lãi suất, thu nhập…của nền kinh tế khu vực và thế giới.Khi cung-cầu lao động mất cân đối do nhu cầu tìm việc làm trong nứơc quá lớn nhưng khả năng xâm nhập khai thác thị trường lao động quốc tế còn hạn chế, cạnh tranh gay gắt sẽ đẩy chi phí khai thác thị trường lên quá cao, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.
Theo thống kê của ILO, khoảng trên 60 nước có di cư và đi lao động ơ nước ngoài, với tổng số khoảng 120 triệu người, trong đó các nước châu Á chiếm hơn 50%. Hầu hết các nước trên thế giới đều có lao động làm việc ở nước ngoài, ILO ước tính có trên 200 nước tiếp nhận lao động nước ngoài, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước phát triển, khoảng 1/3 ở châu Âu, 20% ở Bắc Mỹ, 12% ở các nước Ả rập, tất cả các khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung và Nam Mỹ chiếm chưa đến 10%.
c,Hệ thống pháp luật và môi trường chính trị của các nước xuất, nhập khẩu lao động và luật pháp quốc tế.
Xuất khẩu lao động không còn là việc làm của một cá nhân mà liên quan đến nhiều người, nhiều tổ chức cung ứng lao động, đến các nứơc xuất khẩu và nhập khẩu lao động.Vì vậy quản lý xuất khẩu lao động phải tuân thủ những quy định về quản lý nhân sự, chính sách, quy luật quản lý kinh tế và hệ thống pháp luật của nước nhập cư và xuất cư. Hoàn thiện và hoạch định các chính sách, pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho xuất khẩu lao động.
d,Chất lượng nguồn lao động:
Ngày nay các nước nhập khẩu lao động truyền thống đang đổi mới đầu tư và hiện đại hoá công nghệ sản xuất, chuyển dịch đầu tư tư bản sang các nước có giá nhân công và dịch vụ thấp, có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao, tăng dần tỉ trọng lao động chất xám cao trong tổng số lao động nhập cư.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các nước đang thiếu lao động có trình độ và đang tìm cách cải thiện chính sách nhằm thu hút lao động chất lượng cao.Với Việt Nam mỗi năm có hơn 1 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động trong đó phần lớn lao động chưa qua đào tạo. Do đó Việt Nam chấp nhận xu hướng xuất khẩu lao động đi làm việc giản đơn, không qua đào tạo hoặc ít đào tạo. Thêm vào đó là nhu cầu tiếp nhận lao động phổ thông tiếp tục có nhu cầu lớn tại một số nước trong khu vực, nhất là đối với một số ngành nghề lao động nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế-xã hội của việc sử dụng lao động phổ thông trên thị trường lao động quốc tế có nhiều hạn chế do: thu nhập thấp, khả năng tiếp thu công nghệ mới có hạn, điều kiện làm việc kém, giá nhân công thấp…
e,Các nhân tố quốc tế:
- Tình hình phát triển kinh tế toàn cầu quyết định tổng cung và tổng cầu về lao động trên thị trường lao động quốc tế. Khi nề kinh tế toàn cầu tăng trưởng, các nhà đầu tư sẽ bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm mới, làm cho tổng cầu về lao động tăng lên và ngược lại.
- Chính sách sử dụng lao động nước ngoài của mỗi quốc gia có tác dụng trực tiếp đến số lượng và cơ cấu của lao động nhập cư. Khi nề kinh tế ở thời kỳ tăng trưởng nhanh, sự thiếu hụt về lao động buộc Chính phủ phải có chính sách phù hợp để khuyến khích lao động đến làm việc. Ngày nay các nước nhập khẩu lao động đang di chuyển tư bản đầu tư sang nước có giá nhân công dịch vụ thấp, đổi mới đầu tư và công nghệ sản xuất trong nước. Do đó, xuất hiện nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tăng tỉ trọng lao động có hàm lượng chất xám.
-Cạnh tranh và giá cả sức lao động trên thị trường quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần và giá cả sức lao động xuất khẩu của các nước tham gia xuất khẩu lao động.
-Quan hệ ngoại giao của Việt Nam và các nước tiếp nhận lao động là chìa khoá để thâm nhập vào thị trường lao động. Khi quan hệ ngoại giao được khai thông, con đường đưa lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài được mở rộng. Ngược lại, các nước tiếp nhận lao động có thể bị cấm hoặc trục xuất lao động Việt Nam khi quan hệ ngoại giao căng thẳng hoặc bị phá vỡ.
1.4.Các hình thức xuất khẩu lao động:
Khái niệm: Hình thức xuất khẩu lao động là cách tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, xuất khẩu lao động được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:
1.4.1.Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân:
Đây là hình thức xuất khẩu lao động ra đời sớm nhất và phổ biến đối với các nước có chung biên giới. Người lao động thông qua các kênh như người thân, tìm hiểu trên Internet, thoả thuận và kí kết hợp đồng lao động với chủ thuê lao động. Chẳng hạn như người lao động Việt Nam ở Lào hay Campuchia…
1.4.2.Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cung ứng lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động:
Là hình thức phổ biến ở Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khai thác tìm đối tác, ký kết hợp đồng cung ứng lao động theo quy định của pháp luật nước sở tại và luật pháp Việt Nam. Sau đó tuyển chọn đào tạo ngoại ngữ, bổ túc tay nghề, giáo dục định hướng về pháp luật, phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động.Và làm các thủ tục cần thiết để đưa lao động đến nỡi làm việc và được phép thu phí dịch vụ.
Với hình thức này, số lượng ngừơi lao động đưa đi được nhiều hơn, được tổ chức và quản lý chặt chẽ hơn, quyền lợi của người lao động sẽ được bảo vệ tốt hơn.
1.4.3. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo công trình thầu khoán, liên doanh, liên kết, hợp tác trực tiếp, đầu tư ra nước ngoài:
Người lao động đi làm việc cho các doanh nghiệp nhận thầu, khoán, đầu tư ở nứơc ngoài chỉ kí một hợp đồng lao động trực tiếp với doanh nghiệp Việt Nam, nên người sử dụng lao động ở nước ngoài là doanh nghiệp Việt Nam và nội dung của hợp đồng này theo quy định của pháp luật Việt Nam. Lao động đi theo hình thức này đựơc tổ chức chặt chẽ, quyền lợi được bảo vệ tốt. Hiện nay Việt Nam thực hiện hình thức này tại Lào và Campuchia, các thị trường khác chưa thâm nhập được do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu.
1.4.4.Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hợp đồng thực tập, nâng cao tay nghề.
Ngừơi lao động Việt Nam đi làm việc trong các doanh nghiệp, học sinh tại các trường đi thực tập, tu nghiệp nâng cao tay nghề được phía tiếp nhận trả lương trong thời gian thực tập và tu nghiệp.
1.5.Chất lượng lao động cho xuất khẩu:
1.5.1.Các tiêu chí để đánh giá chất lượng lao động nói chung:
Một số tiêu chí đánh giá chất lượng lao động như trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ-thể lực, sự chấp hành kỷ luật lao động, chỉ số phát triển con người HDI và các chỉ tiêu khác như tôn giáo, phong tục tập quán…
1.5.2.Các tiêu chí đánh giá chất lượng lao động cho xuất khẩu:
Trước khi đi làm việc ở nước ngoài, người lao động phải được trang bị những kiến thức cơ bản như:
-Phải xác định rõ mục đích đi làm việc ở nước ngoài.
-Được cung cấp đầy đủ thông tin về xuất khẩu lao động và hiểu biết quy trình tuyển chọn.
-Được đào tạo nghề và ngôn ngữ của quốc gia mà người lao động sẽ làm việc.
-Có sức khoẻ.
-Tác phong công nghiệp.
-Có hiểu biết về luật pháp của nước đến làm việc, đồng thời cũng phải hiểu biết về văn hoá, phong tục tập quán của nước đến làm việc.
Trong thời buổi cạnh tranh hiện nay, chất lượng lao động là vô cùng quan trọng để duy trì thị trường xuất khẩu lao động.Trong đó việc nâng cao chất lượng lao động về khả năng ngoại ngữ, tay nghề và tác phong công nghiệp là lợi thế của người lao động, khi đó họ sẽ có mức lương cao hơn.
a,Ngoại ngữ:
Trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc xuất khẩu lao động chủ yếu là lao động phổ thông thì ngoại ngữ đựơc ưu tiên là số một. Ngoại ngữ kém gây ra nhiều bất ổn, không chỉ khiến lao động Việt Nam bị “tụt hạng” về tiền lương mà còn là nguyên nhân gây nên những hiểu nhầm đáng tiếc, những xung đột giữa chủ sử dụng và người lao động trong thời gian qua. Vì vậy nhiệm vụ cấp bách là phải đào tạo ngoại ngữ cho lao động xuất khẩu.
b,Tác phong công nghiệp:
Ngoài vấn đề ngoại ngữ thì tác phong công nghiệp là vấn đề quan trọng không kém. Đào tạo cho người lao động tác phong công nghiệp bằng cách rèn luyện kỉ luật và thể lực cho người lao động .Về thể lực, đã xác định đi lao động ở nước ngoài thì phải vất vả, do đó phải tập luyện nặng thì mới quen đựơc với công việc vất vả. Ngoài ra, họ phải được rèn luyện ý thức tổ chức làm việc tốt để không vi phạm vào kỷ luật lao động mà các công ty đề ra.
c,Văn hoá và phong tục tập quán:
Khi đi xuất khẩu lao động, người lao động phải tôn trọng văn hoá- phong tục tập quán của nước sở tại. Cần có sự chuẩn bị kĩ về khả năng hoà nhập cộng đồng, tìm hiểu kĩ và có ứng xử phù hợp về nền văn hoá của nước sở tại.
d,Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kĩ thuật:
Các nước nhập khẩu lao động thường có trình độ khoa học công nghệ sản xuất hiện đại nên họ có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao, đòi hỏi lao động có chất xám. Vì vậy người lao động phải có kiến thức và kĩ năng khá thì mới đáp ứng được nhu cầu công việc.
1.6. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho lao động xuất khẩu:
Việt Nam có trên 50 triệu lao động, trong đó có trên 72% lao động chưa qua đào tạo. Đây là hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực, mà trách nhiệm của chúng ta cần đẩy mạnh dạy nghề nhất là dạy nghề cho xuất khẩu lao động, nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Mà trong điều kiện công nghệ phát triển như hiện nay thị trường lao động quốc tế luôn đòi hỏi một lực lượng lao động xuất khẩu có hàm lượng chất xám cao và đã qua đào tạo, để đáp ứng được yêu cầu công việc. Khi chất lượng nguồn lao động xuất khẩu được nâng cao thì lao động Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế và vấn đề việc làm sẽ được giải quyết khá cao, do đó tỷ lệ thất nghiệp trong nước giảm đáng kể.
II.CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CHO XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hoá và phân công lao động quốc tế,việc đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài là một tất yếu khách quan và đang có xu hướng gia tăng ở nhiều nước. Xuất khẩu lao động ở Việt Nam xuất phát từ nhu cầu nội tại và xu hướng chung nhằm góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho CNH-HĐH, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế. Từ năm 2001-2005, nước ta đã đưa trên 295 000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, gấp gần 3 lần giai đoạn 1996-2000(95 000 lao động). Hiện nay có trên 400 000 lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, thu nhập bình quân của họ trong những năm gần đây bình quân khoảng 1,5 tỷ USD/năm. Với kết quả đạt được trong những năm qua thì xuất khẩu lao động phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường lao động trong nứơc. Trong đó chất lượng lao động là nhân tố cơ bản nhất trực tiếp ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu lao động trong nước.
1. Thực trạng của lao động xuất khẩu của VN:
1.1.Ưu điểm :
Lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc nhìn chung là cần cù, chịu khó, khéo tay, khả năng tiếp thu công việc nhanh. Nhiều người đã biết chủ động đầu tư học ngoại ngữ, nâng cao tay nghề, tìm hiểu pháp luật, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đi làm.
1.2.Nhược điểm :
- Số người lao động có chuyên môn kĩ thuật chỉ chiếm khoảng 1/3 trong tổng số lao động làm việc ở nước ngoài. Tay nghề chưa đáp ứng được yêu vầu của công nghệ sản xuất hiện đại. Họ mới chỉ thâm nhập được vào lĩnh vực không đòi hỏi trình độ tay nghề cao và khả năng thông thạo về ngoại ngữ.
- Sức khoẻ yếu hơn so với lao động của các nước trong khu vực.
- Tính cộng đồng không cao, chưa có tác phong công nghiệp trong làm việc và lối sống bởi Việt Nam mới bước vào CNH và người lao động chủ yếu xuất thân từ nông thôn.
- Nhận thức về quan hệ chủ -thợ chưa phù hợp với cơ chế thị trường của nước ngòai và khả năng ngoại ngữ kém là một trở ngại lớn cho lao động xuất khẩu của Việt Nam.
- Kỷ luật lao động và ý thức chấp hành lao động kém, đặc biệt là hiện tượng vi phạm hợp đồng, bỏ trốn cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài. Thậm chí một số bộ phận lao động ta ở nước ngoài sống buông thả cờ bạc, uống rượu nhiều và hay gây gổ…
Hạn chế về kiến thức kĩ năng đối với cán bộ quản lý:
Các tiêu thức
Hạn chế kiến thức kĩ năng đối với cán bộ(số người,%)
Kiến thức pháp luật
Ngoại ngữ
Sử dụng vi tính
Kĩ năng quản lý
Khác
-Cán bộ QLNN
8 30.8
16 61.5
19 73.1
5 19.2
1 3.8
-Cán bộ QL trực tiếp
22 47.8
19 41.3
26 56.5
12 26.1
3 6.5
-Cán bộ QL gián tiếp
0 0
5 35.7
6 42.9
2 14 .3
2 14.3
-Cán bộ đào tạo
1 2.1
13 27.7
9 19.1
3 6.4
0 0
Tổng số
31 23.3
53 39.8
60 45.1
22 16.5
6 4.5
Nguồn: phỏng vấn 133 cán bộ XKLĐ tại 6 đơn vị XKLĐ
2.Những thách thức trong xuất khẩu lao động của VN:
Thứ nhất, mặc sự nghiệp hợp tác quốc tế về lao động của chúng ta gần 30 năm qua thu được nhiều kết quả tích cực nhưng so với các nước trong khu vực thì ta chưa có nhiều kinh nghiệm, còn hạn chế về am hiểu thị trường về uy tín lao động và năng lực của cá doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Tất cả các thị trường xuất khẩu lao động chính của VN như Đài Loan, Nhật Bản. Hàn Quốc, Malaysia, Trung Đông…đều có mặt lao động của các nước khác.
Thứ hai, chất lượng nguồn lao động nước ta còn thấp nhìn chung còn chưa đáp ứng được yêu cầu hạn như hạn chế về ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, am hiểu về lối sống, phong tục tập quán, khả năng hòa nhập, sức khỏe. Hiện nay lao động tay nghề cao đi làm việc ở nước ngoài còn chiếm tỷ lệ thấp.
Thứ ba, năng lực của cán bộ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết về thị trường lao động, kỹ năng đàm phán, quản lý, quy mô tổ chức, cơ sở vật chất của nhiều doanh nghiệp còn chưa mạnh…
Thứ tư, khả năng cạnh tranh còn hạn chế như việc nắm bắt thông tin, về chính sách pháp luật của các nước tiếp nhận lao động, chất lượng nguồn lao động chưa cao, cơ chế chính sách giải quyết các vấn đề phát sinh đối với lao động VN làm việc ở nước ngoài còn chưa kịp thời.
3.Nguyên nhân dẫn đến chất lượng lao động xuất khẩu của VN thấp:
3.1.Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn,họ chưa có nghề,ngoại ngữ rất yếu,dân trí thấp,không có tác phong công nghiệp và việc nhận thức về chủ-thợ chưa đầy đủ:
Về trình độ tay nghề, phần lớn lao động VN không qua đào tạo chuyên môn kĩ thuật, trung bình chiếm khoảng ¾ lao động xuất khẩu. Theo số liệu năm 2002, trong số lao động VN xuất khẩu có 7 984 người có trình độ từ sơ cấp trở lên, có 32 710 lao động không có trình độ chuyên môn. Trong đó có 7 495 người tốt nghịêp cấp III, có 12 232 tốt nghiệp cấp II, có 2 953 tốt nghiệp cấp I. Số công nhân kĩ thuật chỉ có 5 058 người, chiếm khoảng 15,8% tổng số lao động xuất khẩu. Đến năm 2004, trong số gần 96 000 lao động đang làm việc ở nước ngoài thì chỉ có 19% tốt nghiệp trung học phổ thông, có 63,5% tốt nghiệp trung học cơ sở và số còn lại là tốt nghiệp tiểu học. Và khẳng định chỉ có 22,5% tổng lực lượng lao động đã qua đào tạo.
3.2.Hiện tượng lao động bỏ trốn, vi phạm hợp đồng làm ảnh hưởng đến uy tín của lao động VN:
Một bộ phận đáng kể lao động còn thiếu ý thức tôn trọng pháp luật: đơn phương bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc không chịu về nước sau khi đã kết thúc thời hạn làm việc theo hợp đồng…đang diễn ra khá trầm trọng ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Anh. Đây là vấn đề đáng lo ngại và làm đau đầu các nhà quản lý. Theo báo cáo, tỷ lệ lao động VN bỏ hợp đồng cao hơn nhiều so với lao động xuất khẩu của các nước trong khu vực. Riêng ở Nhật Bản tỷ lệ bỏ hợp đồng 30-40% làm cho đối tác Nhật Bản rất ái ngại khi nhận lao động Việt Nam, Hàn Quốc là 25-30%. Tại Đài Loan tỷ lệ này là trên 9%, buộc chính quyền Đài Loan phải đóng cửa thị trường lao động dịch vụ gia đình và dịch vụ xã hội, thuyền viên đánh cá. Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2004 tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn ở Anh là 100%. Đến tháng 7/2005, Đại sứ Anh quốc tại VN đã dừng cấp thị thực cho lao động VN vì tỷ lệ lao động VN ở Anh quốc vi phạm quá cao.
Theo bảng biểu dưới đây thì tại Hàn Quốc, lao động Việt Nam bỏ trốn đứng thứ 3 trong các quốc gia phái cử.Với số người bỏ trốn khá cao, gần 60% tổng số người đã nhập cảnh.
Lao động nước ngoài nhập cư vào Hàn Quốc và
tỷ lệ bỏ trốn giai đoạn 1993-2003
STT
Nước
Số người được phân bổ
Số người thực tế đã nhập cảnh
Số người đang ở Hàn Quốc
Số người trốn ra ngoài
Tỷ lệ bỏ trốn ra ngoài
1
Bangladet
6 990
13 533
8 583
10 637
78,60
2
Mianma
2 170
2 268
1 029
1 653
72,90
3
Việt Nam
18 770
30 190
17 457
17 840
59,25
4
Mông Cổ
3 200
983
672
549
55,90
5
Trung Quốc
30 790
44 086
27 456
22 869
52,10
6
Srilaca
4 470
4 898
2 613
2 522
51,50
7
Philipin
13 310
21 611
11 050
10 762
49,80
8
Iran
510
733
186
325
44,30
9
Kadactan
4 840
2 757
1 200
1 054
36,90
10
Nepan
4 880
5 059
2 899
1 538
30,40
Theo “Tạp chí Việc làm ngoài nước”,số 1 năm 2004, tr 18-19
3.3.Doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong hoạt động còn kém hiệu quả,thiếu tính chuyên nghiệp:
Theo Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội, năm 2006 trong số 141 doanh nghiệp xuất khẩu lao động thì chỉ có 18 doanh nghiệp xác định xuất khẩu lao động là hoật động chính. Nhiều doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ (89/141 doanh nghiệp chỉ đưa bình quân 20-200 lao động/năm ). Nhiều doanh nghiệp chưa có cán bộ am hiểu chuyên môn, hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu hiệu quả.
3.4.Việc quản lý, phối hợp giữa các ngành chức năng và địa phương trong tuyển dụng lao động tuy có nề nếp nhưng hoạt động còn tiêu cực như lừa đảo người lao động, gây thiệt hại và giảm lòng tin của người lao động với công tác này.
Có doanh nghiệp bán chỉ tiêu xuất khẩu lao động,chuyển sang làm môi giới tuyển dụng cho doanh nghiệp khác. Hoặc “bán” tư cách pháp nhân cho những đơn vị không có chức năng về xuất khẩu lao động. Thậm chí, có doanh nghiệp còn bán giấy phép cho đối tác nước ngoài thực hiện xuất khẩu lao động hoặc không từ các thủ đoạn cạnh tranh, gây hỗn loạn thị trường xuất khẩu lao động.
4.Thực trạng về hệ thống tuyển dụng, đào tạo, cơ chế tổ chức và quản lý của xuất khẩu lao động:
Hiện nay VN có 45 tỉnh thành có doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Trong toàn quốc có 153 doanh nghiệp xuất khẩu lao động, trong đó có 19 doanh nghiệp thực hiện chức năng chính là xuất khẩu lao động, 134 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhưng đựơc bổ sung chức năng xuất khẩu lao động.
Hiện tại có 24 cơ sở được lựa chọn thì điểm giáo dục và đào tạo định hướng cho lao động đi làm việc ở nứơc ngoài. Trong đó, miền Bắc có 12 cơ sở, miền Trung có 3 cơ sở và miền Nam có 9 cơ sở. Các cơ sở đào tạo của doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam hiện nay chủ yếu mới chỉ đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng. Các doanh nghiệp có cơ sở dạy nghề thì đào tạo nghề ngắn hạn là chính. Một số ít doanh nghiệp có trường dạy nghề nhưng không đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường.
Về thành phần kinh tế, mạng lưới tuyển dụng lao động gồm có 84 doanh nghiệp nhà nước thuộc các Bộ, ngành; 56 doanh nghiệp nhà nứơc thuộc địa phương; 12 doanh nghiệp thuộc các tổ chức đoàn thể Trung ương; 3 doanh nghiệp tư nhân. Theo quy định của Nhà nứơc, các tổ chức được cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động sẽ trực tiếp làm công tác tuyển dụng, đào tạo hướng nghiệp cho người lao động, làm các thủ tục xuất cảnh, đưa họ ra nước ngoài làm việc và quản lý họ trong thời gian làm việc ở nứơc ngoài.
Mặc dù thực tế hiện nay, thị trường lao động nước ngòai vẫn cần và chấp nhận một bộ phận lao động giản đơn, chưa qua đào tạo nghề hoặc trình độ nghề thấp.Nhưng ở hầu hết các thị trường đều gia tăng ngày càng mạnh nhu cầu lao động kiến thức có kỹ năng nghề ở trình độ cao. Trình độ kiến thức kỹ năng nghề không chỉ căn cứ vào bằng cấp, chứng chỉ của cơ sở đào tạo trong nước mà phải được xác định thông qua tuyển chọn, kiểm tra, đánh giá của phía đối tác nước ngoài và đặc biệt phải được thể hiện trong năng lực làm việc thực sự của người lao động đáp ứng được đòi hỏi của công nghệ sản xuất. Đã có thực tế là những lao động Việt Nam được coi là có nghề xây, trát và họ cũng đã làm việc trên công trường. Nhưng khi người nước ngoài tuyển chọn đã không đạt yêu cầu vì họ chưa thực hiện được những thao tác rất cơ bản của nghề đó không được đào tạo bài bản. Có trường hợp gần 100 người đã tốt nghiệp nghề hàn ở một trường cao đẳng nhưng chuyên gia nước ngoài chỉ lựa chọn được 5 người có thể bồi dưỡng thêm để làm hàn kỹ thuật cao theo yêu cầu công việc của họ.
5. Đánh giá công tác đào tạo cho lao động xuất khẩu của Việt Nam:
Hạn chế của doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam như sau:
- Công tác khai thác và phát triển thị trường lao động ngòai nước của doanh nghiệp còn có hạn chế do một số nguyên nhân sau:
+ Nhiều doanh nghiệp không đủ nguồn tài chính cần thiết để đầu tư, nghiên cứu nhằm khai thác thị trường mới.
+ Hạn chế nguồn cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động có năng lực để phát triển thị trường.
+ Chưa chủ động tìm kiếm thị trường mà chờ đợi cơ hội do các Hiệp định về lao động của Chính phủ hay các đơn hàng do lợi thế tuyệt đối của doanh nghiệp đưa lại.
- Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện giữa doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động. Một số thị trường chính, Nhà nước có qui định cụ thể về mức phi môi giới trả cho đối tác nước ngoài. Nhưng nhiều doanh nghiệp đẩy mức phí cao hơn nhiều so với qui định khiến cho chi phí phải nộp trước khi đi của người lao động tăng lên, dẫn đến hiện tượng lao động bỏ trốn để kiếm thêm thu nhập trang trải cho các khỏan chi phí quá cao phải nộp trước khi đi.
- Một bộ phận doanh nghiệp chưa chấp hành đầy đủ các quy định về tuyển chọn lao động (tuyển qua trung gian) gây ảnh hướng đến lợi ích kinh tế của người lao động xuất khẩu.
- Một số doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm túc quy định về đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh như:
+ Cắt xén nội dung đào tạo giáo dục định hướng trước khi đi.
+ Thu tiền học phí cao hơn quy định.
+ Chưa trang bị cho người lao động vốn ngoại ngữ tối thiểu cần thiết và các kiến thức cần thiết về luật pháp, phong tục tập quán của nứơc sở tại, mối quan hệ chủ- thợ khi làm việc.
+ Chưa trang bị đầy đủ cho người lao động về điều khỏan trong hợp đồng, gây ra vấn đề tranh chấp trong quá trình lao động làm việc ở nước ngoài.
- Một số doanh nghiệp không cử cán bộ hoặc cử cán bộ quản lý lao động ở nước ngoài không đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý, không xử lý kịp các vụ việc phát sinh tại thị trường, gây ảnh hưởng quyền lợi của người lao động và mất uy tín của doanh nghiệp Việt Nam.
III.CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Trước khi đi làm việc ở nứơc ngoài, người lao động phải được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản nhất cần thiết nhất. Đây là nhiệm vụ của các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo về xuất khẩu lao động. Các tổ chức này phải có một hệ thống chương trình dạy học cho người lao động theo quy trình sau:
-Tất cả những người lao động có nhu cầu xuất khẩu đều phải đăng kí học ngoại ngữ của nứơc đến và trình tự các bứơc tham gia dự tuyển.
-Tổ chức tốt các lớp ngoại ngữ, tuyển chọn giáo viên nhiệt tình,có kinh nghiệm giảng dạy, tốt nhất là những người đã từng học tập và làm việc tại nứơc đến để ngừơi lao động có thể hiểu biết thêm về phong tục tập quán và nền văn hoá của nước đó.
-Một khoá học ngoại ngữ thường kéo dài khoảng từ 3-6 tháng để người lao động tích luỹ được lượng vốn từ cần thiết, nắm vững cơ bản cấu trúc ngữ pháp và có thể thi đỗ trong kì kiểm tra trước khi sang nước ngoài làm việc.
-Để đào tạo có hiệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36104.doc