Đề án Chính sách kinh tế mới của lênin và sự vận dụng nó ở Việt Nam

 Trong mọi giai đoạn của cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là trong giai đoạn có nhiều thành phần kinh tế, nhiều giai cấp và tầng lớp xã hội, có lợi ích khác biệt, mâu thuẫn với nhau thì tư duy chính trị đúng là nhân tố quyết định đầu tiên mọi thắng lợi về kinh tế. Tư duy chính trị Lênin - nít trong chặng đầu thời kỳ quá độ biểu hiện cụ thể trên các chính sách, chủ trương quan trọng như:

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Chính sách kinh tế mới của lênin và sự vận dụng nó ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiết trong bộ máy hành chínhquản lý kinh tế. - Không cấp ngân sách cho các xí nghiệp, thực hiện chế độ tự trang trải, tự chịu trách nhiệm về tài chính trên cơ sở đưa các xí nghiệp vào chế độ hạch toán kinh tế. * Để tăng thu, đã thực hiện các biện pháp sau đây: - Các cơ sở kinh tế nhà nước chuyển sang hạch toán kinh tế, phải trích nộp lợi nhuận và khấu hao cho ngân sách. Cùng với sự khôi phục sản xuất, nguồn thu này ngày càng tăng và dần trở thành nguồn thu chủ yếu. - Xây dựng lại hệ thống thuế, bao gồm: thuế công thương nghiệp, thuế thu nhập, thuế tài sản, thuế nông nghiệp... - Nhà nước tiến hành phát hành công trái và tín phiếu để góp phần tăng thêm ngân sách quốc gia. - Ngoài ra, sự phục hồi của ngoại thương càng bổ sung được một số dự trữ vàng cho nhà nước. ổn định tiền tệ. Trong ba tháng ngắn ngủi thực hiện một số chính sách và biện pháp quan trọng của những khâu đầu trong cơ chế NEP như áp dụng chính sách thuế lương thực, xoá bỏ chính sách trưng thu lương thực thừa, chính sách trao đổi hàng hoá, củng cố chính sách thương nghiệp... Nếu xét theo góc độ của việc ổn định đồng tiền thì những kết quả bước đầu của các biện pháp đó đã có tác động tích cực nhất trên lĩnh vực tài chính, tiền tệ, mà kết quả rõ rệt nhất là đã góp phần vào việc ổn định đồng rúp được 3 tháng trong năm 1921. Đó chính là tín hiệu về sự đúng đắn của cơ chế NEP, có thể vững tâm tiến hành đến khâu cuối cùng các cơ chế đó. Để ổn định tiền tệ phải tiến hành cải cách tiền tệ thông qua các bước tuần tự: Bước thứ nhất là tiến hành thay đổi đơn vị tiền tệ, bước thứ hai là bước quá độ của cải cách tiền tệ, bước cuối cùng là hoàn thành cải cách tiền tệ cùng với củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng như ngân hàng nhà nước, ngân hàng công thương nghiệp, ngân hàng chuyên nghiệp và năng lượng, ngân hàng ngoại thương... Như vậy, các nội dung cơ bản của NEP tạo thành một hệ thống gồm năm khâu liên hoàn kể trên, chúng có mối quan hệ bên trong như một dây chuyền, không thể thiếu khâu nào. Những nội dung này không dừng lại ở tư tưởng, ở lý thuyết mà ý nghĩa lớn lao của nó đã được lịch sử chứng minh. Nhờ thực hiện NEP đã đem lại những thành công không thể phủ nhận trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế ở Nga đầu những năm 20. ii. cơ sở lý luận: 1. Thực trạng kinh tế nước Nga sau khi thực hiện NEP: Nhờ việc thực hiện chính sách kinh tế mới mà chỉ trong một thời gian ngắn nhà nước Xô viết đã khôi phục được nền kinh ttế quốc dân, trong đó phải kể đến một số thành tựu sau: Thứ nhất, do quán triệt đầy đủ quan điểm Lênin trong chính sách lương thực nên ngay sau đó, vụ thuế lương thực đầu tiên đạt 96% (mặc dù tỷ xuất thuế đã hạ thấp và năm 1921 là năm bị hạn hans ghê gớm và nạn đói kinh khủng). Còn sau đó, giữa năm 1922 đến năm 1925, nông nghiệp phát triển mạnh. Đến năm 1925 sản xuất nông nghiệp nước Nga đã đạt mức trước chiến tranh(1913), trong khi các nước tư bản chủ nghĩa tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất phải trải qua mười năm mới khôi phục xong sản xuất nông nghiệp.Nông nghiệp được phục hồi và phát triển kéo theo sự khôi phục công nghiệp và thương nghiệp. Đời sống nhân dân lao động được ổn định trở lại sau một năm thi hành NEP. Sau 4,5 năm thi hành NEP, nước Nga Xô viết không chỉ khắc phục được hậu quả chiến tranh và nạn đói, mà sản xuất còn vượt mức trước chiến tranh.. Thứ hai, nhờ khôi phục và tổ chức lại nền sản xuất công nghiệp cân đối nên trong 4 năm(1921 - 1924), tổng sản lượng công nghiệp quốc doanh tăng hơn hai lần. Đến năm 1926, mức tăng sản phẩm trung bình hàng năm là 41%, công nghiệp nặng đã vượt mức trước chiến tranh. Thứ ba, nhờ sử dụng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, thực hiện hạch toán kinh tế ở các xí nghiệp quốc doanh đã nâng cao năng xuất lao động. Mức sản xuất của một công nhân trong năm 1921 - 1924 đã tăng 14%, trong năm 1924 - 1925 đã tăng đến 168%, giá thành sản phẩm công nghiệp quốc doanh giảm xuống nhiều. Lợi nhuận của công nghiệp quốc doanh tăng lên 4 lần từ năm 1924 đến năm 1926. Thứ tư, nhờ tổ chức lại quá trình lưu thông nên thương nghiệp được phát triển mạnh mẽ, tổng mức lưu chuyển hàng hoá năm 1926 bằng hai lần năm 1924. Thứ năm, nhờ củng cố nền tài chính, ổn định tiền tệ mà cán cân thu chi được cải thiện nhanh chóng, nếu tháng 9 - 1922, sự thiếu hụt đối với các khoản chi phí ngân sách quốc gia là 43,4%, trong năm 1922 - 1923 là 27,1% thì năm 1923 - 1924 sự thiếu hụt ngân sách đã giảm tới mức tối thiểu(tổng số thu là 2026 triệu rúp, tổng số chi là 2022 triệu rúp ). Còn về ổn định tiền tệ đã thu được những thắng lợi cơ bản, điều chỉnh lại thu nhập quốc dân. Năm 1925 - 1926, thu nhập quốc dân đã thay đổi hẳn: 82% thu nhập thuộc công nhân, nông dân; 10% thuộc tư sản thành thị và nông thôn; thu nhập thuộc gia đình nghèo và trung bình vượt mức 1913, đời sống người dân được ổn định và cải thiện. Cũng trong thực hiện NEP, nhờ tăng cường phát huy vai trò của hợp tác xã, coi hợp tác xã là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, là liên minh kinh tế giữa công nhân và nông dân mà nhà nước Xô viết đã tiến được một bước dài trong củng cố khối liên minh này và đã lập nên một nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới đó là liên bang cộng hoà XHCN Xô viết. Trước những thành tựu to lớn đạt được ở nước Nga khi thực hiện NEP, nó còn mang ý nghĩa lịch sử to lớn và những bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. 2. ýnghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm và sự vận dụng của NEP vào nước ta: 2.1.ýnghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của NEP: 2.1.1 ýnghĩa lịch sử của NEP: Cách mạng tháng mười mở ra thời đại mới cho xã hội loài người, không chỉ vì đó là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên, mà còn vì chính sách kinh tế mới đặt nền móng cho toàn bộ thắng lợi sau này trong bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của chính sách kinh tế mới ngay từ những tháng năm đầu cách mạng xã hội chủ nghĩa đã có ý nghĩa lịch sử vĩ đại. Nó đã và đang là một nhân tố chủ yếu phát huy ảnh hưởng sâu rộng của cách mạng tháng mười trong tư tưởng và tình cảm của giai cấp công nhân, nông dân và trí thức trên toàn thế giới. Hiện nay, trong quá trình cải tổ ở các nước xã hội chủ nghĩa, mỗi bước tiến lên về chất của chủ nghĩa xã hội lại càng làm nổi bật thêm những giá trị của chính sách kinh tế có tầm vóc lịch sử đó. Nhờ có NEP, nên lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học lần đầu tiên trở thành hiện thực. Lênin không những dẫ đặt nền móng lý luận, mà còn nêu ra mẫu mực về chiến lược và sách lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa từ điểm xuất phát khác nhau. Phản ánh đúng đắn đòi hỏi của quy luật ra đời và phát triển chủ nghĩa xã hội trong điều kiện thời đại mới, tư tưởng kinh tế Lênin và toàn bộ học thuyết của Người đang soi sáng, hướng dẫn mỗi bước tiến lên của các quá trình cách mạng ở các nước ở trình độ khác nhau. 2.1.2. Bài học kinh nghiệm của NEP: Thực tiễn đổi mới ở Việt Nam cho thấy rằng, không thể giải quyết được những vấn đề cấp bách trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế bằng các chủ trương, biện pháp dựa trên tư duy kinh tế cũ, mang đầy tính bị động và đối phó với tình hình. Bởi vậy, đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, là bước chuyển có ý nghĩa cách mạng, đặt đúng vị trí và tầm vóc của cái tất yếu kinh tế tronh thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, từ một nước phải đi theo con đường "rút ngắn", với hình thức quá độ "gián tiếp" mà lịch sử đã quy định. Trong một bối cảnh lịch sử cụ thể không bình thường, nhiều biến động, đương nhiên chúng ta phải xây dựng không chỉ đường lối chiến lược, mà cả những giải pháp tình thế, vừa có khả năng đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa tạo nền móng cho sự phát triển lâu bền. Chiến lược và sách lược đó phải dựa trên một nền tảng lý luận vững chắc và được hình thành trên cơ sở thực tiễn đầy đủ, kết hợp kinh nghiệm trong nước và kinh nghiệm quốc tế. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay cho thấy rõ, chính sách kinh tế mới của Lênin là mẫu mực về một giải pháp tình thế, và còn là đường lối mang tính chiến lược, là cái đem lại cho chúng ta cơ sở lý luận về con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội. Kinh nghiệm thực hiện chính sách kinh tế mới ở nước Nga đầu những năm 20 vẫn còn là bài học bổ ích cho đất nước chúng ta trong bối cảnh hiện nay. Thật vậy, những tư tưởng cơ bản trong chính sách kinh tế mới của Lênin về việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, thi hành chế độ hợp tác xã, cho phép tự do buôn bán, tự do trao đổi hàng hoá, kinh doanh tư nhân trên cơ sở điều tiết của nhà nước vẫn có giá trị và ý nghĩa lớn lao trong công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 2.2. Sự vận dụng của NEP vào nước ta: 2.2.1 Những điểm khác biệt giữa thực trạng nước ta hiện nay và thực trạng nước Nga giai đoạn thực hiện NEP: Thời kỳ thực hiện NEP ở Liên Xô cách xa chúng ta về mặt thời gian, nhưng nhiều vấn đề kinh tế - xã hội mà NEP đã giải quyết thành công lúc bấy giờ như đã nói ở trên là rất gần gũi với những vấn đề chúng ta đang tập trung suy nghĩ giải quyết ở nước ta. Tuy nhiên, những điều kiện lịch sử cụ thể của Liên Xô lúc đó, cũng như tình hình quốc tế thời kỳ đó không giống với điều kiện nước ta và hoàn cảnh thời đại hiện nay. Tính đến sự khác nhau ấy trong việc vận dụng NEP vào nước ta là rất quan trọng và cần thiết, nhất là phải chú ý những đặc điểm chủ yếu sau đây: Thứ nhất, điểm xuất phát về kinh tế - xã hội của nước Nga lúc đó khác với điểm xuất phát của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nước Nga đã trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đã có nền đại công nghiệp bên cạch nền nông nghiệp sản xuất cho hàng hoá. Sự quyện chặt giữa tư bản độc quyền hiện đại với tàn tích phong kiến là đặc điểm về điểm xuất phát của cách mạng xã hội chủ nghĩa nước Nga, còn nước ta quá độ lên xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, chưa có nền đại công nghiệp và nông nghiệp còn ở trình độ độc canh, tự cung tự cấp. Thứ hai, Nga là nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Nhưng chúng ta là những người đi sau nên có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật và những bài học kinh nghiệm quý báu. 2.2.2 Những điểm chung giữa thực trạng nước ta hiện nay và thực trạng nước Nga giai đoạn thực hiện NEP: Muốn vận dụng những kinh nghiệm trong NEP, trước hết phải tìm hiểu không những đặc điểm khác nhau đã nói ở trên, mà còn phải nhận thức những điểm chung, những vấn đề giống nhau mà cách mạng giải quyết. Phân tích thực trạng nước ta hiện nay và tình hình kinh tế - xã hội mà NEP đã giải quyết thành công thì những vấn đề chung gồm có: Một là, nền kinh tế nhiều thành phần, đòi hỏi phải sử dụng và cải tạo xã hội chủ nghĩa như thế nào để hướng tới một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hai là, nền nông nghiệp còn là sản xuất nhỏ đòi hỏi phải giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với nông dân như thế nào, quan hệ giữa kinh tế công nghiệp với kinh tế nông nghiệp và kinh tế gia đình như thá nào để thiết lập bước đầu cơ sở kinh tế của liên minh công nông. Ba là, về mặt phương pháp lãnh đạo và quản lý bao gồm hai vấn đề cơ bản: Đó là vấn đề chuyển từ phương pháp lãnh đạo - quản lý chỉ mệnh lệnh hành chinhc, bằng chỉ thị từ trên xuống của cơ chế tập trung quan liêu sang những phương pháp kinh tế là chủ yếu kết hợp với phương pháp hành chính và giáo dục. Ngoài ra, trong khi giải quyết tất cả các vấn đề trên, phương pháp kết hợp những vấn đề nóng bỏng trước mắt với những vấn đề lâu dài một cách có căn cứ lý luận và thực tiễn. Tất cả những nội dung và phương pháp nói trên đã được Lênin giải quyết thắng lợi chỉ trong một thời gian ngắn, trong một chiến lược kiểu mẫu, sáng tạo với một quyết tâm cao, táo bạo, quện chặt tính khoa học và nghệ thuật trong lãnh dạo. Trong NEP, những nhân tố sau đây là cơ sở cho việc hình thành chiến lược sáng tạo. * Thứ nhất: Xây dựng tư duy lý luận và quan điểm lý luận đúng về chủ nghĩa xã hội hiện thực và về cách mang xã hội chủ nghĩa trong điều kiện lịch sử cụ thể. Việc hình thành tư duy lý luận và quan điiểm lý luận đúng chỉ có thể bằng con đường duy nhất là căn cứ vào lý luận Mac - Lênin mà phân tích thực tiễn đất nước, rút ra những kết luận về phân kỳ thời kỳ quá độ, những nội dung của chặng đường, những điều kiện đảm bảo thắng lợi của cách mạng và cần vận dụng nó một cách sáng tạo, phát triển nó trong điều kiện cụ thể. * Thứ hai: Hình thành tư duy chính trị và quan điểm chính trị đúng đắn, phản ánh những đòi hỏi của kinh tế và xã hội. Trong mọi giai đoạn của cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là trong giai đoạn có nhiều thành phần kinh tế, nhiều giai cấp và tầng lớp xã hội, có lợi ích khác biệt, mâu thuẫn với nhau thì tư duy chính trị đúng là nhân tố quyết định đầu tiên mọi thắng lợi về kinh tế. Tư duy chính trị Lênin - nít trong chặng đầu thời kỳ quá độ biểu hiện cụ thể trên các chính sách, chủ trương quan trọng như: - Chính sách đối với nông nghiệp và nông dân. Phải bắt đầu từ nông dân trong xây dựng khối liên minh công nông về kinh tế và chính trị trong giai đoạn mới. Quan điểm chính trị "băt đầu từ nông dân" được cụ thể hoá thành hai chính sách kinh tế, gắn bó với nhau, không thể thiếu một. Đó là chính sách thuế nông nghiệp và chính sách trao đổi hàng hoá. - Sự kết hợp thống nhất yêu cầu kinh tế với yêu cầu xã hội là cái cốt lõi của phương pháp kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế nhiều thành phần. - Bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo - quản lý kinh tế và xã hội. Tính thống nhất biện chứng của nguyên tắc tập trung dân chủ là bản chất của chế độ xã hội mới và chế độ kinh tế mới. - Cần có chính sách kinh tế đối ngoại đúng đắn, cho phép tự giác kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Để nâng cao trình độ và sức chiến đấu của đảng ngang tầm nhiệm vụ lịch sử của giai cấp thì không những phải bồi thường tư duy lý luận, mà còn phải có bước chuyển hoá từ tư duy lý luận thành tư duy chính trị. * Thứ ba: Vận dụng tư duy lý luận - chính trị vào hoạt động thực tiễn. Muốn vận dụng có hiệu quả, phải dựa vào các nguyên tắc nhất định, coi như là chuẩn mực và định hướng của quá trình đi từ tư duy trừu tượng đến tổ chức thực tiễn. Trong thực trạng nước ta hiện nay, vận dụng tư duy lý luận - chính trị vào thực tiễn, cần được chú ý mấy mặt sau đây: - Một là, đánh giá tình hình, thực trạng kinh tế - xã hội theo nguyên tắc Lênin - nít. Đó là phương pháp phân tích mâu thuẫn kinh tế - xã hôi - cách nhìn thẳng vào sự thật, theo đúng nghĩa của nó. Chỉ có cách đó, mới giúp cho cơ quan lãnh đạo nắm vững thực chất của mối quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội giữa các giai cấp và tầng lớp, được phản ánh trong nghị quyết cùng với việc giải pháp từ đó ra. - Hai là, trong hoạt động thực tiễn, ngoài phương pháp phân tích mâu thuẫn, còn phải vận dụng phương pháp xem xét hệ thống, từ đó đề ra những biện pháp đồng bộ và có trọng điểm như một cơ chế, trong đó có mắt xích đặc biệt cần nắm chắc để chuyển biến tình hình theo hướng tích cực. Chính Lênin đã sử dụng hai phương pháp trên để xem xét vấn đề đời sống giai cấp công nhân và khôi phục công nghiệp trong mối quan hệ với đời sống nông dân và kích thích nông nghiệp. Từ yêu cầu trao đổi giữa công nghiệp với nông nghiệp, Người đã chỉ ra thương nghiệp là mắt xích cần đem toàn lực ra để nắm lấy. Để vận dụng các nội dung và phương pháp nói trên, còn đòi hỏi ở người lãnh đạo các phẩm chất sau đây: - Ba là, thực hiện nguyên tắc tính thống nhất giữa tư duy và hành động, nói với làm. Chính ở bước này mới kiểm tra được sự đúng đắn của tư duy. Bước chuyển này phân biệt phẩm chất của người cộng sản với người cách mạng tiểu tư sản.Uy tín của Đảng và mỗi đảng viên, rút cục là ở kết quả của hành động đúng như lời dậy của người thầy cách mạng vô sản "Không ai có thể làm mất uy tín của người cộng sản trừ khi họ tự làm mất uy tín cỉa mình". - Bốn là, đối với một tổ chức, một tập thể, việc vận dụng tư duy mới, quan điểm mới đã thể hiện trong chính sách, nghị quyết, phải đi đôi với công tác tổ chức cán bộ. Bộ máy hành động và người cán bộ chủ chốt phải phù hợp với tư duy và quan điểm mới thì mới bảo đảm nguyên tắc thống nhất tư duy và hành động. * Thứ tư: Vận dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ vào đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta. Trong cương lĩnh Đảng cộng sản Liên Xô được thông qua Đại hội 27 đã nêu rõ: "Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, hoàn thiện việc phân phối, trao đổi, tiêu dùng, điều quan trọng là sử dụng đầy đủ hơn các quan hệ hàng hoá - tiền tệ phù hợp với nội dung mới vốn có của quan hệ đối với chủ nghĩa xã hội". Nghị quyết Đại hội VI của Đảng ta cũng chỉ rõ rằng: "Tính kế hoạch là đặc trưng số một… Sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ là đặc trưng thứ hai của cơ chế mới về quản lý kinh tế mà chúng ta đang xây dựng". Chính từ sự nhận thức hết sức rõ ràng về ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của NEP, cùng những điểm chung và điểm khác biệt giữa thực trạng kinh tế nước Nga trong giai đoạn thực hiện NEP với điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay mà Đảng ta đã có những vận dụng hết sức đúng đắn, sáng tạo NEP vào đổi mới quản lý kinh tế nhà nước, đặc biệt là đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước, vận dụng thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần đặc biệt là kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế hợp tác... 2.2.3. Những vận dụng và kết quả bước đầu của quá trình vận dụng tư tưởng kinh tế của Lênin trong NEP ở nước ta: Vận dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta: Về việc vận dụng NEP trong quản lý doanh nghiệp nhà nước đã được Đảng ta luôn chú trọng và không ngừng đổi mới cùng tiến trình đổi mới của đất nước. Thực hiện nghị quyết Đại hội VI, hội nghị trung ương lần thứ ba của Đảng ( năm 1987 ) đã ra nghị quyết về: "Chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế". Vận dụng quy luật giá trị trong xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo hướng khai thác tiềm năng tổ chức sản xuất ngày càng hợp lý, đòi hỏi các cơ sở phải chủ động được nguồn vật tư, nguyên liệu và năng lượng. Nguồn vật tư nhà nước chuyển sang kinh doanh hoàn toàn không bù lỗ hoặc chỉ bù lỗ trong một số ít trường hộ, nghị quyết trung ương ba này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước, là cơ sở cho việc xây dựng chính sách về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước. Ngày 14 - 11 - 1980 Hội đồng bộ trưởng ra quyết định 217 - HĐBT: "ban hành các chính sách đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với các xí nghiệp quốc doanh", quy định toàn diện về các lĩnh vực của cơ chế quản lý donh nghiệp nhà nước, đã tác động tích cực vào tháo gỡ những ràng buộc của cơ chế tập trung - bao cấp. Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường thì cơ chế quản lý như vậy không còn phù hợp. Điều đó đã lý giải cho sự cần thiết của các chủ trương đổi mới về nhiều mặt đã được áp dụng từ năm 1990 đến nay. Với các quyết định 143 - HĐBT ngày 10 - 5 - 1990, quyết định 315 - HĐBT ngày 1 - 9 - 1990 và quyết định 202 HĐBT ngày 8 - 6 - 1992 cho phép các doanh nghiệp lập mô hình hội đồng quản trị và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Sau đó, nhà nước trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn cho sản xuất kinh doanh cho đơn vị cơ sở quốc doanh (chỉ thị 316 - CT ngày 25 - 4 - 1991 của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng). Nhờ thực hiện quyết định số 288 ngày 2-11- 1991 của hội đồng Bộ trưởng, các doanh nghiệp nhà nước đã được sắp xếp và đăng ký lại. Do đó doanh nghiệp nhà nước đã giảm đi đáng kể, từ hơn 12.297 doanh nghiệp nhà nước năm 1989, chỉ còn 6.480 doanh nghiệp cuối 1995. Tỷ lệ các doanh nghiệp trung ương giảm 30% , các doanh nghiệp địa phương đã giảm 42,7%. Mặc dù cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã có chuyển dịch theo hướng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường song vẫn còn bất hợp lý. Vì lẽ đó ngày 20 - 4 - 1995, Quốc hội đã thông qua luật doanh nghiệp nhà nước, đánh dấu một bước tiến trong quản lý doanh nghiệp nhà nước: Luật đã xác định doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm hữu hạn, chia doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh, lập các tổng công ty và lập hội đồng quản trị để lãnh đạo và giám sát hoạt động của doanh nghiệp tại những tổng công ty và những doanh nghiệp lớn, quy định rõ vai trò và trách nhiệm của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp, phát huy tính dân chủ hoá trong quá trình quản lý. Như vậy luật doanh nghiệp đề ra và thực hiện chính là sự vận dụng của các quan hệ hàng - tiền vào đổi mới cơ chế quản lý của doanh nghiệp, đó là đã xác định được vai trò và trách nhiệm của chủ thể vận dụng quan hệ này. Xem xét vấn đề dưới góc độ thực tiễn, việc vận dụng quan hệ hàng – tiền trong đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về kinh tế có mấy nội dung chủ yếu sau : - Vấn đề đầu tiên hiện nay là cần phân biệt rõ chức năng quản lý kinh doanh của các đơn vị kinh tế với choc năng quản lý nhà nước về kinh tế. Có làm rõ sự phân công này thì việc vận dụng quan hệ hàng – tiền mới đi đúng hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn phân biệt các chức năng này cần có sự nghiên cứu tổng kết thực tiễn quản lý và đổi mới công tác kế hoạch hoá của nhà nước. - Thực tiễn quản lý nước ta trước mắt đang đòi hỏi nhà nước vận dụng tính quy luật “thương nghiệp là mắt xích đặc biệt” trong dây truyền quản lý. Giải quyết vấn đề thương nghiệp nước ta, không chỉ là để thúc đẩy các đơn vị cơ sở chuyển sang cơ chế mới mà còn là yêu cầu chính trị kinh tế. ý nghĩa đặc biệt của việc giải quyết vấn đề thương nghiệp nước ta là tổ chức việc trao đổi hàng hoá đúng đắn giữa nông nghiệp với công nghiệp, giữa thành thị với nông thôn, tạo ra bước đầu cơ sở kinh tế phù hợp với yêu cầu củng cố nhà nước. Nhiều đơn vị đIún hình trong thương nghiệp (như công ty lương thực thành phố Hồ Chí Minh, công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Seaprodex,…) cung cấp những kinh nghiệm tốt trong việc giải quyết vấn đề giá cả, hợp đồng, lợi nhuận, cung ứng vật tư… Tổng kết kinh nghiệm đó là căn cứ để chúng ta cải tổ lại lĩnh vực thương nghiệp. Không tiến hành sự cải tổ này thì mọi yêu cầu chính trị và kinh tế trong cơ chế quản lý mới không thực hiện được. - Xây dựng chính sách tài chính quốc gia theo quan đIúm kinh tế hàng hoá có kế hoạch. Đây là tiền đề cho mọi cải cách . Trong đó Lênin đòi hỏi phải có quan điểm tập trung tài chính. Chế độ tập trung tài chính không mâu thuẫn với quyền chủ động và óc sáng kiến của các địa phương, vì nó dựa trên các nguyên tắc tài chính xã hội chủ nghĩa – cơ sở của việc vận dụng quan hệ hàng – tiền vào lĩnh vực này: + Nguyên tắc tách tài chính xí nghiệp ra khỏi tài chính nhà nước, bảo đảm cho xí nghiệp tự chủ tài chính và nhà nước có quyền thu ngân sách thông qua kinh doanh xã hội chủ nghĩa. + Nguyên tắc cân đối thu chi ngân sách dựa vào sự tác động tích cực lẫn nhau giữa tài chính, ngân hàng và thương nghiệp. Tài chính và ngân hàng phải phục vụ cho thương nghiệp xã hội chủ nghĩa để nó làm tròn nhiệm vụ “mắt xích” tạo ra táI sản xuất mở rộng trên phạm vi kinh tế quốc dân. + Nguyên tắc về sự kiểm tra của ngân hàng đối với tài chính của xí nghiệp. Trên cơ sở đó mà thực hiện các biện pháp giảm chi (như giảm biên chế, tiết kiệm chi phí hành chính, đưa xí nghiệp vào cơ chế tự chủ tài chính…) và tăng thu (như xí nghiệp trích nộp lợi nhuận, xây dựng lại hệ thống thuế và bộ máy thu thuế hợp lý trên cơ sở thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, kiểm tra nghiêm bộ máy thu thuế tránh tình trạng thất thu, phát hành công trái và tín phiếu…). - Phát huy vai trò của ngân hàng trên cơ sở những kết quả của những biện pháp ổn định đồng tiền, tong bước hiện đại hoá ngân hàng, nhờ đó đồng tiền nước ta vẫn ổn định trong khi các nước trong khu vực bị ảnh hưởng rất lớn bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực năm 1997. Đặc biệt ngân hàng phải gắn với hoạt động thương nghiệp, thúc đẩy cơ sở chuyển sang cơ chế hạch toán kinh tế. Ngoài ra ngân hàng có vai trò kiểm tra tàichính đối với xí nghiệp , có nhiệm vụ thúc đẩy liên kết liên doanh của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa với các thành phần khác, thúc đẩy việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế ấy trong tiến trình liên doanh liên kết. Vận dụng NEP vào việc không ngừng phát triển thành phần kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế hợp tác xã. Thứ nhất: Về thành phần kinh tế tư bản nhà nước. Kinh tế tư bản nhà nước với tư cách là thành phần kinh tế bao gồm các hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản nước ngoài. Thực tiễn của công cuộc đổi mới được tiến hành ở nước ta những năm vừa qua đã chứng minh rằng: trong bối cảnh quốc tế hiện thời, chúng ta không có điều kiện để quá độ thẳng, trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội. Với đường lối đổi mới, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường, cho phép tự do buôn bán, trao đổi hàng hoá, chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, góp vốn, hợp tác, liên doa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29541.doc