Đề án Chính sách kinh tế mới của VILênin và sự áp dụng nó ở Việt Nam
Trong một xã hội mà dân cư nông thôn và lao động nông nghiệp chiếm đại đa số bộ phận thì việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải diễn ra có những đặc điểm đặc thù. Với các chính sách mới trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, thi hành luật đất đai, luật hợp tác xã ( sửa đổi ), phát triển kinh tế trang trại. tạo ra nền tảng cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn có nhiều chyển biến lớn, góp phần làm cho kinh tế nước ta ổn định. Đảng ta đặt vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là một nhiệm vụ rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định quá trình phát triển. Một khi chưa tạo ra được chuyển biến của khu vực kinh tế này thì chưa thể nói đã hoàn thành nhiệm vụ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, đã có chủ trương phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiêp, hình thành các vùng chuyên canh, cơ cấu cây trồng hợp lý, có sản phẩm hàng hóa nhiều về số lượng tốt về chất lượng. Tuy nhiên, nhiệm vụ này còn rất nặng nề khi năm 2003 khu vực nông, lâm, ngư nghiệp mới tạo ra khoảng 132 nghìn tỷ đồng giá trị ra tăng với hơn 25 triệu lao động trong ngành. Như vậy, năng xuất lao động mới chỉ khoảng 5 triệu đồng/ người. Do đó, nếu phải nuôi dưỡng thêm một người thì bình quân thu nhập của người dân sống bằng nghề nông đạt rất thấp. Nếu nói rộng ra cả các ngành nghề khác trong nông thôn ( bao gồm cả công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn ) thì thu nhập thực tế của người dân nông thôn còn rất khiêm tốn, khả năng tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa là rất thấp. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng dù đã được cải thiện song còn rất thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. đó là chưa kể đến đô thị hóa nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến các hộ nông dân ven đô, làm cho họ mất ruộng nhưng chưa kịp chuyển đổi ngành nghề và rèn luyện trong kinh doanh. Từ đó, có thể nảy sinh những vấn đề xã hội không nhỏ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách kinh tế mới của VILênin và sự áp dụng nó ở Việt Nam.doc