Mục tiêu ổn định lãi suất thị trường mở tác động đến lãi suất của các TCTD đã được thực hiện trong năm 2002. Thông qua việc cung ứng và thu hút vốn tại thị trường này, do đó trong thời điểm khan hiếm vốn tiền Đồng Việt Nam tại các TCTD nhưng lãi suất trên thị trường biến động không lớn. Đồng thời tính cạnh tranh trên thị trường tăng hơn trước do các thành viên đang có những chuyển biến tích cực trong việc đánh giá, nhận định thị trường.
Mặc dù có những thành công nhất định của thị trường mở trong hơn hai năm qua, nhưng đến nay việc tổ chức và điều hành thị trường vẫn còn một số tồn tại. Số luợng thành viên tham gia thị trường mở vẫn còn ít, chỉ chiếm dưới 1/3 tổng số TCTD ở Việt Nam. Thực tế thị trường chưa sôi động, mỗi phiên giao dịch mới chỉ có từ 1-5 thành viên tham gia. Các thành viên tham gia chủ yếu vẫn chỉ có 4 NHTM Nhà Nước. Hàng hoá trên thị trường còn nghèo nàn, cũng mới chỉ có 2 loại tín phiếu NHNN và tín phiếu kho bạc nhà nước. Những giấy tờ có giá này chỉ tập trung vào TCTD có quy mô lớn nên đã hạn chế tác dụng của công cụ này. Các NHTM cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hầu như vẫn đứng ngoài quan sát tham gia thị trường chưa nhiều. Việc chỉ đạo lãi suất đấu thầu và khối lượng giao dịch trong các phiên giao dịch chưa linh hoạt. Tốc độ tăng trưởng cung ứng vốn tại Nghiệp vụ thị trường mở thấp hơn so với nghiệp vụ cho vay có bảo đảm bằng giấy tờ có giá.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2015 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Chính sách tiền tệ và phương thức vận hành các công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mức trả tiền ngay cao hay thấp đối với những nghiệp vụ bán hàng tiêu dùng trả góp hay mua nhà trả góp, để hạn chế hay khuyến khich các nghiệp vụ này. NHTW cũng có thể rút ngắn thời hạn thiếu chịu bằng cách tăng thêm tiền trả góp hằng tháng.
Ơ nước ta, thể thức mua bán này ít thông dụng nhưng cũng đề cập tới, khi nền sản suất đến giai đoạn sản xuất nhiều thì thể thức bán hàng trả góp rất phổ biến và NHTW sẽ thấy lúc nào cần áp dụng sự can thiệp của mình.
Các công cụ để thực thi Chính sách tiền tệ trên đây chỉ liên quan đến hai đầu mối quan hệ của NHTW với NHTG và với thị trường tiền tệ.
Vận dụng đối với khu vực tài chính tiền tệ đối ngoại
Ngân Hàng Trung ương thường được giao phó nhiệm vụ giao dịch với khu vực tài chính tiền tệ nước ngoài, tức là với NHTW khác, các cơ quan tài chính tiền tệ, tín dụng quốc tế... và thực hiện quản lý ngoại hối, thực hiện những nghiệp vụ liên quan tới cán cân thanh toán quốc tế, tổ chức và điều tiết thị trường hối đoái trong nước, giao dịch mua bán ngoại hối trên thị trường quốc tế nhằm bảo vệ giá trị quốc ngoại của đồng tiền tệ quốc gia. Các chính sách đưa ra bao gồm:
2.1 Dự trữ ngoại hối
Được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo mục tiêu của Chính sách tiền tệ. Mỗi nước đều có khối dự trử ngoại hối, lớn hay nhỏ tùy theo khả năng của nền kinh tế nước đó có thể tạo lập được nhiều hay ít. Nó là kết quả của tổng số thu và chi ngoại tệ (kể cả vàng) của một nước trong một thời hạn nhất định, thường là một năm. Dự trữ ngoại hối tăng khi thu lớn hơn chi bất kể thu chi ngoại hối vì lý do gì. Điều đó có được khi ngân hàng trung ương mua bán ngoại hối. Ngân hàng trung ương mua ngoại hối, khối tiền tệ tăng thêm; ngược lại khi bán ngoại hối khối tiền tệ giảm, nếu những yếu tố khác không thay đổi.Nói chung, dự trữ ngoại hối được thành lập là do :
Ø Do tích lũy của NHTW, nguồn quỹ dự trữ của Ngân sách Nhà nước.
Ø Phần trăm tỷ lệ ngoại tệ của các đơn vị, tổ chức có thu nhập ngoại tệ phải bán lại cho Ngân hàng trung ương.
Sự biến chuyển trong Dự trữ ngoại hối tùy thuộc vào hai yếu tố chính là Thị trường hối đoái và Chính sách hối đoái mà ta sẽ xem xét tiếp sau đây :
2.2 Thiết lập và điều tiết hoạt động của thị trường ngoại hối
Thị trường hối đoái là nơi mua bán ngoại tệ. Thị trường hối đoái tạo điều kiện môi trường để việc mua bán giao dịch trao dịch trao ngoại hối diển ra một cách thuận lợi dể dàng. Trong một nước mà thị trường hối đoái tổ chức quá đơn sơ, thị trường hối đoái không tổ chức sẽ bành trướng mạnh mẽ, khiến cho NHTW chẳng những không tích lũy được dự trữ ngoại hối, mà cũng không chủ động được nguồn cung ứng tiền tệ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đơn vị này khi có nhu cầu ngoại tệ lại đi mua ngoại tệ trôi nổi trên thị thị trường không tổ chức bằng lượng tiền đồng trong nước mà hậu quả cuối cùng là số lượng tiền nội địa lớn luân chuyển ngoài hệ thống Ngân hàng: một yếu tố làm tăng áp lực vay tiền Ngân hàng để bổ sung nguồn vốn lưu động và NHTM lại thiếu tiền. Từ đó áp lực trên nhu cầu phát hành tiền sẽ gia tăng.
Thị trường hối đoái có tổ chức hoàn hảo hay không còn tùy thuộc vào chính sách hối đói (đáp ứng chính sách kinh tế mở cửa tới mức độ nào...)
2.3 Chính cách ngoại hối
Tập hợp tất cả những quy chế, chính sách, điều kiện, yêu cầu về quản lý ngoại hối. Trên cơ sở đó mà đảm bảo cho mọi công cụ liên quan đến ngoại hối hoạt động có hiệu quả.
Đối với Việt Nam, nguyên tắc là áp dụng chính sách ngoại hối có quản lý chặt. Theo đó, tất cả các tổ chức, các cá nhân có ngoại tệ đều phải bán cho ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối, khi có nhu cầu thì mua ngoại tệ tại ngân hàng. Các tổ chức thì có thể mua ngoại tệ tại thị trường hối đoái trong nước.
Nhưng trong thực tế, các tổ chức cá nhân lại có thể mua bán ngoại tệ trôi nổi ngoài những nơi chỉ định trên, mặc dầu bị cấm đoán. Chính vì vậy một lượng lớn ngoại tệ đang lưu hành bên ngoài hệ thống ngân hàng.
Lại nữa, chúng ta đang tổ chức thị trường mua bán ngoại tệ với tỷ giá dựa trên cơ sở cung cầu thị trường, đồng thời vẫn duy trì một cơ chế tiền gởi bằng ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng để rồi nhận lấy hết những rủi ro không đáng có. Có một nghịch lý là: Trong khi chúng ta đang khuyến khích thu hút ngoại tệ vào trong nước để đầu tư phát triển kinh tế, nhưng với cơ chế và cách làm của ta, chúng ta phải đem ngoại tệ ra gởi ở nước ngoài, vô tình đã làm lợi cho những nước có ngoại tệ đó !
Tóm lại, một chính sách ngoại hối độc quyền, quá cứng nhắc sẽ không tránh khỏi những căng thẳng như trên. Đó là điểm cần lưu ý khi thiết lập một thị trường hối đoái có tổ chức với những quy định sao cho uyển chuyển thích hợp với tình hình thực tế trong nước mà không cản trở sản xuất kinh doanh.
2.4 Tỷ giá hối đoái (hối suất)
Tỷ giá hối đoái là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, cũng là đòn bẩy kinh tế tác động mạnh đến các hoạt động sản suất kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu trong nước. Việc hình thành tỷ giá hối đoái phải theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước trong một giai đoạn nhất định tùy theo điều kiện, đặc điểm của từng thời kỳ.
Một tỷ giá hối đoái quá thấp (tức đồng bản tệ có giá trị tăng lên so với ngoại tệ) có tác dụng khuyến khích nhập khẩu, gây bất lợi cho xuất khẩu vì hàng xuất khẩu tương đối đắt, khó bán ra nước ngoài, tức là gây trở ngại cho ngành sản xuất trong nước hướng về xuất khẩu, bất lợi cho việc chuyển dịch ngoại tệ từ nước ngoài vào trong nước, khối lượng dự trữ ngoại hối sẽ bị xói mòn. Ngược lại, một tỷ giá hối đoái cao sẽ có tác động bất lợi cho nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu vì làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn, hàng xuất khẩu rẻ hơn, dể cạnh tranh trên thịo trường quốc tế, dể tìm được thị trường hơn. Do đó, những ngành sản xuất có nguyên liệu nhập khẩu hay thay thể hàng nhập khẩu gặp trở ngại trong khi ngành sản xuất hàng cho thị trường nước ngoài thuận lợi hơn, lượng ngoại tệ có khuynh hướng chuyển vào trong nước khá hơn, khối dự trử ngoại tệ có cơ hội gia tăng.
Trong các trường hợp trên, NHTW can thiệp để giữ cho tỷ giá hối đoái không thăng trầm quá đáng, làm dịu bớt những tình trạng bất ổn định của nền kinh tế trong nước. NHTW can thiệp trên thị trường hối đoái bằng cách tham gia mua hay bán ngoại tệ để duy trì tỷ giá hối đoái biến đổi trong một biên vực không quá lớn, nhờ đó chế ngự bớt tác động đối với nền kinh tế trong nước. Khi giá ngoại tệ lên cao, NHTW đưa ngoại tệ ra bán để làm chậm bớt nhịp tăng giá ngoại tệ. Dĩ nhiên, chỉ làm được điều đó khi dự trữ ngoại còn ở mức độ tương đối khả quan. Ngược lại, khi giá ngoại tệ xuống quá thấp, NHTW dùng tiền trong nước mua ngoại tệ vào để duy trì một biên vực biến đổi ít tác động mạnh đối với sinh hoạt kinh tế trong nước nhất là để tái tạo khối dự trữ ngoại tệ đã bị thiếu hụt.
PHẦN 2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM
A . TÌNH HÌNH VẬN HÀNH CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
CỦA NHNN VIỆT NAM HIỆN NAY
MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
Mục tiêu chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là : “Thực thi Chính sách tiền tệ góp phần ổn định kinh tế vi mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản suất tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển. Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở... theo nguyên tắc thị trường. Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đông Việt Nam... hình thành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động của hệ thống Ngân hàng... “
II. CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CSTT HIỆN NAY
Mục đich của Chính sách tiền tệ là điều tiết lượng tiền trong lưu thông, sự điều tiết này thể hiện qua hai hướng: mở rộng và thắc chặc tiền tệ. Việc điều tiết lượng cung tiền như thế nào để cho nền kinh tế phát triển một cách nhịp nhàng luôn là vấn đề nan giải của các quốc gia, thiếu hay thừa tiền luôn có tác dụng tiêu cực của nó. Tuy nhiên, trong thực tế điều hành CSTT tùy vào từng thời kỳ phát triển kinh tế, tùy vào hoàn cảnh cụ thể của Kinh tế - xã hội mà sử dụng CSTT thắt chặt hay mở rộng tiền tệ. Đây cũng là vấn đề nhạy cảm đối với các nhà điều hành CSTT. Để làm được điều này, NHTW phải sử dụng hàng loạt các công cụ như: dự trữ bắt buộc, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở. Ơ nước ta trong thời gian qua, NHNN đã thể hiện vai trò của mình trong việc thực thi CSTT, được thể hiện thông qua việc sử dụng các công cụ như sau:
1. Công cụ lãi suất
Lãi suất là một công cụ quan trọng đặc biệt trong tay NHNN để hạch định và điều hành Chính sách tiền tệ. Lãi suất là vấn đề hết sức nhạy cảm trong nền kinh tế, nó tác động đến mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tích luỹ tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư... Kinh nghiệm quốc tế và thực tiển nước ta trong nhiều năm đổi mới cho thấy vai trò quan trọng của cơ chế điều hành lãi suất đối với mục tiêu ổn định và phát triển thị trường tài chính tiền tệ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế.
Thật vậy, cùng với tiến trình đổi mới, điều hành CSTT, việc điều hành lãi suất của NHNN đã không ngừng hoàn thiện. Từ việc NHNN bắt đầu chuyển sang thực hiện chính sách lãi suất thực dương từ chế độ lãi suất âm năm 1992, từng bước xoá bỏ bao cấp qua lãi suất, đánh dấu bước khởi đầu cho thực hiện mục tiêu tự do hóa lãi suất. Từ cơ chế trần lãi suất thực hiện từ năm 1996, NHNN đã chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản năm 2000, thực hiện tự do hóa lãi suất cho vay ngoại tệ từ tháng 6/2001 và thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng (TCTD) với khách hàng từ tháng 6/2002.
Điểm khác biệt và nội dung đổi mới chủ yếu của cơ chế điều hành lãi suất cơ bản khác với các cơ chế lãi suất trước đó kể cả cơ chế lãi suất trần gần đây được coi là có nhiều tính ưu việc hơn, đó là việc xác định một mức lãi suất dựa vào quan hệ cung cầu vốn tín dụng trên thị trường, thông qua việc tính toán bình quân các mức lãi suất huy động và cho vay của một số NHTM được chọn làm đại diện, đồng thời có tham khảo cân nhắc thêm lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở, lãi suất đấu thầu trái phiếu kho bạc và một số chỉ tiêu mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số lạm phát, tỷ giá...mức lãi suất này được công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay. Rõ ràng là nếu như các cơ chế lãi suất trước đó chủ yếu được điều hành theo ý thức chủ quan áp đặt hành chính thì với cơ chế lãi suất này đã thực hiện một bước đổi mới cơ bản là NHNN đã điều hành lãi suất theo tín hiệu thị trường chú trọng đến cung cầu vốn tín dụng và mục tiêu của Chính sách tiền tệ.
Điều đáng ghi nhận là quá trình đổi mới điều hành lãi suất đã được NHNN thực hiện theo hướng tiến tới mục tiêu tự do hóa với những bước đi thận trọng phù hợp với xu hướng phát triển của Thị trường tiền tệ, khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN và mức độ hội nhập của kinh tế Việt Nam vào Thị trường tài chính khu vực và thế giới. Việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận giữa TCTD va khách hàng đã tạo điều kiện cho các quan hệ tín dụng, lãi suất phát triển, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD.
Vấn đề nổi bật trong cả năm 2002 là lãi suất diễn biến trái chiều nhau, trong khi lãi suất ngoại tệ giảm xuống thì lãi suất nội tệ tăng lên. Trước yêu cầu khách quan của thực tiễn, từ ngày 1/6/2002 NHNN quyết định chuyển sang cơ chế lãi suất thoả thuận Đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Theo đó các tổ chức tín dụng được chủ động thoả thuận lãi suất đối với khách hàng trên cơ sở cung cầu vốn, lãi suất cơ bản do NHNN công bố chỉ có tính chất tham khảo. Tuy nhiên NHNN vẫn tiếp tục điều hành và thực hiện lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng. Nếu như lãi suất huy động vốn cao nhất của các tổ chức tín dụng trong các tháng đầu năm 2002 chỉ dừng ở mức 0,6% /tháng, lãi suất cho vay bình quân 0,7% /tháng thì từ tháng 6 và đặc biệt từ tháng 8/2002 và 9/2002 đã tăng lên cao. Lãi suất huy độngvốn cao nhất của nhiều NHTM lên tới 0,7% thậm chí 0,72%, cao nhất trong vòng 3 năm gần qua. Ngay cả Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam và Ngân Hàng Công Thương Việt Nam luôn có thế mạnh về huy động vốn, có lãi suất tiền gửi thấp, thường xuyên bán buôn vốn và chi phối trên thị trường tiền tệ nhưng từ tháng 8 và 9/2002 tung ra chiến dịch huy động vốn bằng các kỳ phiếu và trái phiếu lên tới 8% - 8,2%/năm. Tình hình đó đã thực sự cho thấy sự sôi động của thị trường vốn. Điều này trước hết do nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng lên, tiếp theo là do sự phát triển của thị trường bất động sản và cuối cùng là do nhiều tổ chức phi ngân hàng tham gia cạnh tranh tích cực trên thị trường vốn như hoạt động của Trung tâm giao dịch Chứng khoán tại Thành Phố Hồ Chí Minh, các Công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính, Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện... làm cho các NHTM không còn độc quyền trên thị trường vốn như trước đây nữa.
Như vậy, qua gần 20 năm đổi mới, cơ chế lãi suất của NHNN đã được hoạch định theo hướng tích cực nới lỏng, từng bước hướng tới tự do hoá, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong nước, mức độ hội nhập của nền kinh tế nước ta với thị trường tài chính khu vực và thế giới. Cơ chế điều hành lãi suất ngày càng trở nên linh hoạt hơn, bám theo cung cầu vốn thị trường, dần dần mở rộng quyền chủ động xác định lãi suất kinh doanh cho các tổ chức tài chính để tăng khả năng cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo sự kiểm soát và điều hành của NHNN đối với lãi suất trên thị trường tiền tệ.
2. Công cụ tỷ giá hối đoái
Với hiệp định thương mại Việt Mỹ và những nội dung trong cam kết AFTA lĩnh vực ngân hàng Việt Nam đang từng bước xoá bỏ những khác biệt trong trong chính sách giữa các NHVN và ngân hàng nước ngoài. Vì vậy chính sách ngoại hối, tỷ giá, Việt Nam cũng cần phải có những bước thay đổi phù hợp.
Để thực hiện mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức ổn định 7-9%/năm, Việt Nam cần có những chính sách kinh tế nói chung và những chính sách tỷ giá nói riêng hợp lý, ổn định tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, duy trì tỷ giá hối đoái phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường đồng thời không ngừng nâng cao uy tín của Đồng Việt Nam nhằm từng bước làm cho Đồng Việt Nam trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi, góp phần ngăn chặn tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế, tỷ giá hối đoái cần được điều hành một cách linh hoạt, phù hợp với cung cầu ngoại tệ nhằm khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, tăng dự trữ ngoại tệ cho đất nước, không để xảy ra những biến động lớn gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế xã hội.
Cơ chế điều hành TGHĐ hiện nay là không ấn định một cách cứng nhắc bằng mệnh lệnh hành chính, chênh lệch nhiều với tỷ giá thực tế giao dịch trên thị trường mà là tỷ giá thực tế hình thành khách quan trên thị trường có tổ chức và thị trường tự do. Thay thế việc quản lý mang tính hành chính của NHNN bằng một cơ chế mềm dẻo hơn, ít mang tính áp đặt hơn, dựa vào công cụ kinh tế là chính nhưng không buông lỏng, thả nổi tỷ giá một cách tuỳ tiện. Cụ thể:
Lấy tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường liên ngân hàng làm căn cứ xác định giá mua bán ngoại tệ giữa ngân hàng với ngân hàng, giữa ngân hàng với doanh nghiệp và dân cư.
Các NHTM xác định giá mua bán cụ thể trong phạm vi nhất định so với giá thực tế giao dịch bình quân thị trường liên ngân hàng của ngày gần nhất. Trước đó (hiện nay là +/- 0,25%) và vì vậy đã hạn chế thấp nhất những tác động của việc kích giá tăng đột biến, gây ảnh hưởng xấu về Kinh tế - xã hội.
So với cơ chế trước đây thì cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay là một bước chuyển đổi khá căn bản về phương thức điều hành. Cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay là sự chuyển đổi từ cơ chế tỷ giá cố định do NHNN quy định và chỉ được điều chỉnh trong những tình huống hết sức cấp thiết sang một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn, phản ứng nhạy bén hơn với cung cầu thị trường nhưng vẫn được quản lý khá chặt chẽ.
Cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay đã làm cho thị trường ngoại tệ của Việt Nam sôi động lên với doanh số giao dịch cao trên cả thị trường liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ nói chung. Lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường đã tăng lên đáng kể, mức cung ngoại tệ dồi dào và đáp ứng được các nhu cầu về ngoại tệ của nền kinh tế. Tỷ giá trên thị trường tự do cũng luôn bám sát tỷ giá của thị trường chính thức. Lòng tin đối với Đồng Việt Nam đã được nâng cao. Thị trường ngoại tệ trong nước đã được ổn định và chính mối tương quan giữa cung cầu ngoại tệ đã thực sự quyết định mức tỷ giá tạo nên tính ổn định của thị trường. Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái hiện nay là một bước tiến tích cực góp phần quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội, đồng thời nó là một tất yếu khách quan trong quá trình đổi mới đất nước. Tuy nhiên thị trường ngoại hối Việt Nam vẫn còn những điểm chưa được: thị trường ngoại hối Việt Nam chưa thực sự phát triển, các giao dịch hối đoái chủ yếu vẫn là giao ngay đơn thuần, khối lượng giao dịch ngoại tệ chưa cao, tình trạng đầu cơ găm giữ ngoại tệ còn khá phổ biến. Việc đánh giá cung cầu ngoại tệ rất khó khăn trong khi khả năng can thiệp và phối hợp các công cụ chính sách còn nhiều hạn chế. Hệ thống thanh toán chưa phát triển, hiện tượng sử dụng đô la trong thanh toán còn phổ biến dẫn tới những ảnh hưởng khó lường đối với tỷ giá hối đoái. Khối lượng ngoại tệ trôi nổi ngoài hệ thống ngân hàng chưa được kiểm soát còn rất lớn. Bên cạnh đó các hệ thống văn bản hướng dẫn còn chồng chéo gây khó khăn trong việc cân đối cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế để làm cơ sở hoạch định chính sách tỷ giá. Tóm lại môi trường để ổn định tỷ giá hối đoái ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, để ổn định thì cần có những giải pháp cụ thể.
3. Công cụ dự trữ bắt buộc
Là công cụ hổ trợ, công cụ gián tiếp được chính thức thực hiện năm 1992. Kể từ thời điểm đó đến nay, công cụ dự trữ bắt buộc đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện. Ban đầu theo quy định của Thống đốc NHNN năm 1992 tiền dự trữ bắt buộc được duy trì tại một tài khoản riêng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% trên toàn bộ tiền gởi ở các TCTD. Theo đó, vai trò của công cụ dự trữ bắt buộc là để bảo đảm khả năng thanh toán và kiển soát cung ứng tiền tệ nhưng lại hạn chế NHNN dự báo nhu cầu tăng giảm dự trữ của các NHTM và vốn của các NHTM không được sử dụng một cách linh hoạt. Chính vì vậy, để khắc phục các hạn chế trên, năm 1995 công cụ dự trữ bắt buộc đã được đổi mới với một số quy định chủ yếu như: tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán được thống nhất vào một tài khoản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% áp dụng cho các loại tiền gửi dưới 1 năm và trong cơ cấu trên dự trữ bắt buộc có 70% phải gửi tại NHNN và các TCTD phải thường xuyên duy trì đầy đủ số tiền dự trữ bắt buộc phải gửi tại NHNN (duy trì hằng ngày). Với những đổi mới này NHNN có thể dự báo nhu cầu dự trữ của các TCTD thông qua theo dõi mức dự trữ vượt. Tuy nhiên, việc khống chế theo ngày cộng với sự phát triển của thị trường tiền tệ còn ở mức độ thấp khiến cho công cụ này trở nên cứng nhắc, các TCTD luôn để vượt hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của các TCTD.
Bước đổi mới đáng kể nêu trên gắn liền với sự ra đời của hai luật ngân hàng. Từ năm 1999, công cụ dự trữ bắt buộc bắt đầu được áp dụng mở rộng. Với cách tính dự trữ bắt buộc mới, các TCTD có thể điều hành vốn linh hoạt hơn trước đây. Đồng thời NHNN có thể dự đoán được nhu cầu dự trữ của các NHTM, tăng khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN. Thêm vào đó, năm 1999, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được điều chỉnh ngày càng linh hoạt phù hợp với mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ.
Nếu so sánh các lần tăng giãm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các mức lạm phát và lãi suất qua các năm ta sẽ thấy, thời kỳ có lạm phát cao hay lãi suất cao cũng là lúc tỷ lệ DTBB được quy định ở mức cao. Điều này cho thấy đã có sự phối hợp vân dụng công cụ tỷ lệ DTBB với các công cụ khác của CSTT trong điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Điều này rất dể thấy trong diển biến của tỷ lệ DTBB trong năm 1999, đây là năm mà Chính phủ mở rộng tiền tệ để kích cầu, lãi suất trần được điều chỉnh giảm 4 lần thì tỷ lệ DTBB cũng giảm 3 lần.
Đến năm 2000, việc điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng ngoại tệ đã có tác dụng hạn chế dòng chuyển đổi từ đồng VND sang đồng USD, khắc phục tình trạng khan hiếm VND của các TCTD, hạn chế phần nào hiện tượng đô la hóa trong tài sản của hệ thống ngân hàng, góp phần thực hiện mục tiêu CSTT. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gởi nội tệ vẫn được giử nguyên ở mức thấp nhất trong hơn hai năm qua, 2% đối với NHNN0 & PTNT VN và 3% với các TCTD đô thị khác. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ được điều chỉnh giảm từ 12% xuống còn 8% thực hiện từ tháng 4 - 2002. Tiếp đến, trước diển biến FED cắt giảm 05%/năm lãi suất chủ đạo đối với USD, NHNN cũng quyết định giảm tỷ lệ DTBB tiền gửi USD xuống còn 5% thực hiện từ tháng 12/2002.
4. Công cụ tái chiết khấu, tái cấp vốn
Lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu là công cụ khá nhạy cảm trong quá trình điều hành khối lượng tiền tệ và đã được Nhà nước cho phép sử dụng tại điều 41, 43 pháp lệnh NHNNVN nay là điều 17 luật NHNNVN. Tuy nhiên, thực tế nước ta do chưa có các công cụ truyền thống trực tiếp để thực hiện việc chiết khấu và tái chiết khấu. Do đó việc chiết khấu đang được thực hiện dựa trwn các chứng từ do NHTM đã cho vay nhưng chưa đến hạn các doanh nghiệp phải trả nợ. Căn cứ vào các chứng từ đó, NHNN cho các NHTM vay lại những khoản nợ mà NHTM đã cho các doanh nghiệp vay. Bên cạnh phương pháp tái chiết khấu này NHNN còn thực hiện phương thức mua lại các dự án đã được ngân hànNHTG thẩm định trước khi đầu tư nhưng không đủ nguồn vốn.
Cũng do chưa có những công cụ nghiệp vụ để thực hiện công cụ lãi suất tái chiết khấu nên NHNNVN đã sử dụng hình thức cho vay cầm cố. Hình thức này được thực hiện bằng cách các NHTM, các TCTD đem một số loại giấy tờ có giá trị đến NHNN làm vật thế chấp để vay tiền. Loại tín dụng này nhằm giải quyết khó khăn rài chính tạm thời cho các NHTM.
Trong giai đoạn trước 3/1997, NHNN quy định lãi suất tái cấp vốn theo lãi suất cho vay trên từng khế ước xin tái cấp vốn, chính vì vậy mà lãi suất tái cấp vốn mang tính bị động, lãi suất tái cấp vốn có sự phân biệt giữa các ngân hàng. Kể từ 3/1997, cùng với việ hoàn thiện cơ chế lãi suất, lãi suất tái cấp vốn đã được xác định một cách độc lạp, tái cấp vốn đã thực sự trở thành công cụ tiền tệ được NHNN quan tâm trong việc điều tiết cung ứng tiền. Cứ mỗi lần thay đổi lãi suất trần thì lập tức NHNN cũng điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn một cách tương ứng.
Từ đầu năm đến cuối tháng 7/2000 nhằm khuyến khích các TCTD mở rộng tín dụng, NHNN đã hai lần giảm lãi suất tái cấp vốn từ 0,5 xuống 0,4% / tháng, đồng thời NHNN cũng giảm lãi suất tái chiết khấu hai lần từ 0,45 xuống còn 0,35% / tháng nhằm tạo tín hiệu cho các TCTD tăng lãi suất huy động. Ngày 02/11/2000 NHNN đã tăng lãi suất tái cấp vốn lêm 0,5% / tháng và tăng lãi suất tái chiết khấu lên 0,45%/ tháng.
Để hổ trợ cho các công cụ khác và thực hiên việc nới lỏng CSTT đồng thời hạn chế xu hướng bất lợi, tháng 5/2001, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Mặt khác, NHNN đã thay đổi cơ chế tái cấp vốn dưới hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố tin phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác nhằm cung ứng thêm vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các NHTM, thay cho việc thế chấp chứng từ, thế chấp hồ sơ tín dụng và cho vay chỉ định trước đây. Song trong thực tế mới chỉ có NHTM quốc doanh được vay còn các NHTM cổ phần và cho nhánh Ngân hàng nước ngoài vẩn đứng ngoài cuộc.
Như vậy, trong những năm 1999, năm 2000 và đầu năm 2001, lãi suất tái cấp vốn liên tục được điều chỉnh nhằm thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ phục vụ cho mục đích kích cầu nền kinh tế. Lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đã được NHNN áp dụng phù hợp với diễn biến trên thị trường tiền tệ, có tác dụng tốt trong điều hòa cung cầu vốn trên thị trường. Nhìn chung đứng trên giác độ lãi suất có thể thấy tiền tệ vốn ở nước ta trong năm 2002 đã sôi động hẳn lên. Điều đó trước hết là do nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng lên, tiếp theo là do sự phát triển của thị trường bất động sản và cuối cùng là co nhiều tổ chức phi ngân hàng tham gia cạnh trnah tích cực trên thị trường vốn.
Những hạn chế của công cụ lãi suất chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu ở nước ta là tất yếu trong thời kỳ đầu chuyển sang kinh tế thị trường. Chiết khấu và tái chiết khấu là hoạt động tín dụng gián tiếp của Ngân hàng nhằm điều khiển khối lượng tiền phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế sau khi có hoạt động tín dụng trực tiếp tức là sau hành vi Tín dụng Thương mại giữa các doanh nghiệp.
Việc chiết khấu và tái chiết khấu theo phương thức sử dụng công cụ : kỳ phiếu, tín phiếu... vẫn mang dáng dấp kiểu tín dụng trực tiếp. Yêu cầu việc tái chiết khấu là cần có khoảng cách thời gian và không gian với cho vay trực tiếp để tạo ra “sóng bằng phẳng” làm giảm sự “mấp mô” của giá cả. Mặt khác, trên thực tế thời gian qua việc mua lại các dự án và cho vay cầm cố thực hiên rất ít vì những công cụ thực hiện vẫn chưa đáp ứng và chưa thích hợp.
5. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Trong quá trình áp dụng công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TC0003.doc