Đề án Chuyển địch cơ cấu Nông nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và pháp

MỤC LỤC

Lý do chọn đề tài và phạm vi nghiên cứu 3

CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU CÂY TRỒNG VẬT NUÔI 4

I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về sự chuyển dịch cơ cấu ngành

nông nghiệp. 4

1. Các khái niệm. 4

1.1. Khái niệm cơ cấu ngành 4

1.2. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành. 5

2. Cơ sở khoa học chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 6

2.1. Quy luật tiêu thụ sản phẩm của E.Engel. 6

2.2. Quy luật tăng năng suất lao động của A.Fisher. 7

2.3. Lý thuyết về các giai đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow. 7

3. Cơ cấu nông nghiệp và sự cần thiết phải chuyển dich cơ cấu

nông nghiệp. 8

3.1. Cơ cấu ngành nông nghiệp: 8

3.2. Sự cần thiết phải chuyển dich cơ cấu nông nghiệp. 9

II. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp 10

1. Vấn đề quy hoạch ,chính sách của nhà nước 11

2. Điều kiện tự nhiên và ảnh hưởng 14

3. Vốn và sự ảnh hưởng của vốn 14

4. Khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học. 15

CHƯƠNG 2 16

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP

Ở VIỆT NAM 16

I. T ổng quan về thực trạng kinh tế Việt Nam 16

1. Tình hình phát triển kinh t ế xã hội Việt Nam 16

2. Tình hình phát triển nông nghiệp Việt Nam 17

II. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

thời gian qua 19

1. Những thành tựu đạt được: 19

2. Những vấn đề tồn tại, cần tập trung sức giải quyết 22

CHƯƠNG 3: 23

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 23

I. Định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

đến năm 2020. 23

II. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp 25

1. Giải pháp về Quy hoạch 25

2. Giải pháp về vốn 26

3. Giải pháp về công nghệ 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3066 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Chuyển địch cơ cấu Nông nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p, công nghiệp, dich vụ nông thôn...) hay do sự gia tăng hoặc giảm sút tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu ngành nông nghiệp là không đồng đều. Sự thay đổi của cơ cấu ngành nông nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển được gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Mặt khác trong thực tế cũng như trong lý luận, cơ cấu nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao động. 3.2. Sự cần thiết phải chuyển dich cơ cấu nông nghiệp. Trong hơn 10 năm phát triển, nông nghiệp Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu hết sức to lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng bắt đầu xuất hiện những vấn đề đáng lo ngại. Những năm gần đây, tỷ suất hàng hoá trong nông nghiệp của nước ta có xu hướng ngày càng nâng cao. Nông nghiệp Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng tham gia vào thị trường thế giới, trong đó có một số mặt hàng có thứ hạng cao trong thị phần như cà phê, gạo, hồ tiêu, điều...Có thể thấy, tăng trưởng của nông nghiệp nước ta ngày càng tuỳ thuộc vào kinh tế và thị trường thế giới Thế nhưng kinh tế thế giới và khu vực trong những năm qua vẫn đang nằm trong chu kỳ suy thoái, thậm chí dường như nằm ở đáy của chu kỳ này. Do vậy, những nỗ lực gia tăng sản lượng đã không đủ bù đắp lại thiệt hại về giá cả trên thị trường thế giới.( xem biểu đồ) Những con số trên đây một mặt thể hiện nổ lực to lớn của những người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Mặt khác cũng cho thấy những khó khăn không kém trong lĩnh vực này. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng như cà phê, gạo...phải thực hiện bù lỗ xuất khẩu dưới nhiều hình thức. Không ít hộ nông dân lâm vào tình trạng điêu đứng. Tình trạng “ bí đầu ra” thị trường thế giới đã tác động ngay đến thị trường nông sản trong nước, một thị trường mà như nhiều năm gần đây, người nông dân trong tình thế bất lợi. Năm nay, hàng bán ra thị trường thế giới lỗ lãi, tồn đọng ở thị trường trongnc nhiều. Độ co dãn về cầu trong nước của những mặt hàng này lại thấp. Những tín hiệu trên đây của thị trường mách bảo điều gì?. Ít nhất thì cũng có hai điều có thể nhận biết từ động thái của thị trường trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2002. Một là, cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn cho thích ứng với đòi hỏi thị trường. Hai là, tổ chức lại nền nông nghiệp, kinh tế nông thôn nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và nắm bắt thông tin thị trường thế giới cũng như trong nước. II. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Mỗi giai đoạn phát triển nông nghiệp đều chịu tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó có nhân tố chủ quan do nhà nước tạo ra và những yếu tố khách quan của môi trường đã được hình thành và thay đổi theo thời gian. 1. Vấn đề quy hoạch ,chính sách của nhà nước Việc đưa ra các chính sách và quy hoạch cửa Nhà nước có tác động lớn tới việc chuyển dịch cơ cấu .Về vấn đề này trong thời gian tới nhà nước ta đã có địng hướng phat triển nông nghiệp với nội dung như sau : Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam đầu thế kỷ 21. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra mục tiêu chiến lược về CNH-HĐH đất nước là: từ nay (1996) đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất… Trong cơ cấu kinh tế, tuy nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, song công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong GNP và trong lao động xã hội. Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản… Hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực cho xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong và ngoài nước. Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá… Nước ta là một nước đang phát triển, nông nghiệp mới bắt đầu có sự chuyển dịch từ sản xuất tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hóa. Là nước đi sau, chúng ta có thuận lợi là có điều kiện tham khảo kinh nghiệm của những nước đi trước trong khu vực và trên thế giới về con đường phát triển nông nghiệp trong thời đại hiện nay, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm tốt, tránh được những sai lầm của các nước đi trước trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp. Bước vào thế kỷ 21, nông nghiệp Việt Nam phải phát triển theo con đường nào để thu hút được hiệu quả kinh tế- xã hội tối ưu, với tốc độ nhanh trong điều kiện điểm xuất phát thấp và cơ sở vật chất kỹ thuật hạn chế, trình độ sản xuất nông sản hàng hoá chưa cao? Qua đúc kết kinh nghiệm trong nửa sau của thế kỷ 20 và tham khảo kinh nghiệm một số nước trong khu vực và thế giới, chúng ta có thể khẳng định con đường phát triển nông nghiệp Việt Nam từ thế kỷ 20 bước vào thế kỷ 21 là: nông nghiệp sản xuất hàng hoá trên cơ sở CNH-HĐH với mức độ phù hợp yêu cầu của nông nghiệp bền vững. Những ngành sản xuất hàng hoá quan trọng của nông nghiệp 10 năm tới: Ngày 15/06/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị quuyết về một số chủ trương chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo đó, trong 10 năm tới, những ngành sản xuất hàng hoá quan trọng của nông nghiệp nước ta cần phát triển theo định hướng sau: - Về sản xuất lương thực: lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh. Mức sản lúa ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm, trong đó lúa gạo để ăn và dự trữ khoảng 25 triệu tấn/năm. Giữ ổn định khoảng 4 triệu ha đất có điều kiện tưới tiêu chủ động để sản xuất lúa. Cây màu lương thực chủ yếu là ngô, cần phát triển đạt mức 5-6 triệu tấn/năm đủ nguyên liệu để làm thức ăn chăn nuôi. - Về cây công nghiệp ngắn ngày : Không xây dựng thêm các nhà máy đường mới, phát triển mạnh các loại cây có dầu như lạc (đậu phụng), đậu tương (đậu nành), vừng (mè), hướng dương…để cung cấp dầu ăn, các loại cây có sợi như bông, dâu tằm gắn với ngành ươm tơ, dệt lụa phát triển thuốc lá nguyên liệu để giảm lượng thuốc lá nhập khẩu. - Những cây công nghiệp lâu năm truyền thống có giá trị kinh tế cao là: cà phê với mức 400.000 ha cà phê với hiện có, tập trung phát triển cà phê chè, sản lượng cà phê trong tương lai giữ mức khoảng 600.000 tấn/năm. Phát triển mạnh cây điều ở miền Trung, tăng diện tích lên 500.000 ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn nhân điều/năm. Hồ tiêu là cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao, cần nâng diện tích lên 50.000 ha, sản lượng 100.000 tấn/năm. Tập trung thâm canh 400.000 ha cao su hiện có, mở rộng vườn cây cao su để đạt 600.000 tấn cao su mủ khô/năm. Bên cạnh đó phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ mủ cao su, gỗ cao su. Chè là cây dài ngày chủ lực ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cần mở rộng 100.000 ha với công nghệ thâm canh để đạt sản lượng 100.000 tấn chè các loại/năm. - Về rau, hoa quả và cây cảnh, ngoài các loại rau truyền thống, phát triển các loại rau cao cấp mới như: các loại đậu rau, ngô rau, măng, nấm ăn, nấm dược liệu…là những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, có thị trường tiêu thụ, tiếp tục phát triển các loại cây ăn quả có khả năng xuất khẩu: vải, nhãn, dứa, thanh long… - Về lâm nghiệp: ngoài việc bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh, trồng rừng phòng hộ, cần phát triển rừng sản xuất. Cụ thể: phát triển các loại tre, trúc, keo, thông, các loại bạch đàn…làm nguyên liệu phát triển ngành giấy. Tiếp tục phát triển các ngành sản xuất ván gỗ nhân tạo gồm ván ghép thành, ván dăm, ván sợi, công nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ…Phát triển các loại quế, hồi…,các loại cây gỗ quý hiếm như giáng hương, sao, lim, lát, pơmu, tếch…các loại cây đặc sản, cây lấy gỗ làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ công, mỹ nghệ. - Về chăn nuôi: phát triển đàn lợn phù hợp nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước, một số vùng nuôi lợn chất lượng cao để xuất khẩu, phát triển đàn bò thịt theo hướng bò Zêbu có năng suất cao, phấn đấu trong 10 năm tới có 200.000 con bò sữa, trong đó có 100.000 con bò cái vắt sữa với sản lượng 300.000 tấn sữa tươi/năm. Phát triển đàn gia cầm chủ yếu là gà vịt. - Về thuỷ sản: Cùng với việc phát triển đánh bắt xa bờ, tập trung đầu tư phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản. Tôm là ngành chủ lực trong ngành nuôi trồng thuỷ sản gồm tôm nước lợ (tôm sú, tôm he) và tôm nước ngọt (tôm càng xanh). Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 100.000 ha, sản lượng 300.000 tấn/năm. Đồng thời phát triển mạnh nuôi trồng các loại cá nước ngọt, nước lợ, nước mặn và các loại đặc sản khác. Theo định hướng trên, nền nông nghiệp Việt Nam đảm bảo được an toàn lương thực quốc gia, đủ nguyên liệu cho công nghiệp, đồng thời nâng kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 8-9 tỷ USD/năm. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có chủ trương, chính sách để tăng khả năng tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. Cụ thể, nhanh chóng ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Khoa học công nghệ phải phục vụ mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững, nâng cao năng xuất , chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra nhiều mặt hàng mới, quý hiếm, trái vụ để nâng cao sức cạnh tranh. Trong thập kỷ tới, phải đưa trình độ khoa học công nghệ của nhiều ngành trong nông nghiệp Việt Nam đuổi kịp các nước trong khu vực, nâng mức đóng góp của khoa học công nghệ vào giá trị gia tăng của nông nghiệp từ 30% hiện nay lên trên 50%. Về giống, đảm bảo trên 70% giống được dùng trong sản xuất là giống tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Về tưới tiêu nước và cơ giới hoá, đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới thấm… cơ giới hoá khâu làm đất trên 70% khâu gieo hạt cây ngắn ngày. 2. Điều kiện tự nhiên và ảnh hưởng Điều kiện tự nhiên (đất đai, nguồn nước, hải sản..) và các điều kiện thiên nhiên ( khí hậu, thời tiết..) phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy vậy, việc khai thác các yếu tố này phục vụ phát triển cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan và khách quan. Thông thường ở mỗi giai đoạn phát triển người ta tập trung khai thác tài nguyên có lợi thế. Chẳng hạn để đạt được mục tiêu tăng sản lượng ngành trồng trọt cần khai thác lợi thế tăng phạm vi vốn đất đai phục vụ ngành trồng trọt, điều này có thể dẫn đến việc thu hẹp phạm vi của ngành chăn nuôi hoặc ngược lại. Rõ ràng việc đó đã tạo ra một sự chuyển dịch giữa trồng trọt và chăn nuôi. Tóm lại sự đa dạng và phong phú của tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tới quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là nhân tố cần phải tính đến trong quá trình hoạch định cơ cấu. 3. Vốn và sự ảnh hưởng của vốn Cho đến nay vấn đề về vốn trong sản xuất nông nghiệp vẫn làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách. Không chỉ bởi sự phức tạp trong việc sử dụng hợp lý nguồn vốn mà còn bởi đối tượng đầu tư. Muốn tạo ra bước đột phá trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp cần phải có nguồn vốn lớn đầu tư vào các khâu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Đầu tư là bộ phận lớn và hay thay đổi trong chi tiêu. Do đó những thay đổi trong đầu tư có thể tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động tới sản lượng và công ăn việc làm. Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. Tính đến nay đa số vốn đầu tư cho nông nghiệp đều tập trung cho cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, tuy nhiên thực tế tính bền vững cũng như quy mô công trình chưa cao, (ví dụ: chỉ riêng cơn bão số 5 đã khiến 33 vạn ha lúa bị hư hại). Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp, thuỷ lợi còn thấp khả năng chống đỡ diễn biến phức tạp của thời tiết còn yếu, chưa đảm bao an ninh lương thực. Huy động vốn bằng nhiều cách, đáp ứng nhu cầu vốn trong khu vực nông nghiệp là mục tiêu hàng đầu cần phải giải quyết thoả đáng trong thời gian tới. 4. Khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học. CNH-HĐH trong nông nghiệp đã đem lại bộ mặt mới cho nông thôn Việt Nam, sản lượng lương thực không ngừng tăng, vấn đề tăng năng suất cây trồng, vật nuôi không còn chịu phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên mà chịu tác động trực tiếp của con người với các ứng dụng của khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ không chỉ tạo ra những khả năng sản xuất mới trong nông nghiệp mà còn đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp. Trong điều kiện mở cửa hội nhập, tiến bộ khoa học công nghệ cho phép tạo ra sản phẩm nông sản với chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất, do đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Kết quả làm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng xuất khẩu. Đẩy nhanh tốc độ ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành nông nghiệp tất yếu sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp có hiệu quả. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM I. T ổng quan về thực trạng kinh tế Việt Nam 1. Tình hình phát triển kinh t ế xã hội Việt Nam Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm (2001 - 2005) tăng bình quân 7,5%/năm (đạt kế hoạch đề ra). Năm 2005, GDP theo giá hiện hành ước đạt 838 nghìn tỉ đồng, bình quân đầu người trên 10,0 triệu đồng (tương đương khoảng 640 USD Nông nghiệp tiếp tục phát triển khá; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,4%/năm (kế hoạch 4,8%), giá trị tăng thêm tăng khoảng 3,8%/năm. Năng suất, sản lượng và hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tăng đáng kể; an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm; một số sản phẩm xuất khẩu chiếm được vị trí cao trên thị trường thế giới. Trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng đã có bước tiến; độ che phủ rừng từ 33,7% năm 2000 tăng lên 37,4% năm 2005. Kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư nhiều hơn. Bộ mặt nông thôn, đời sống nông dân, kể cả ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, có bước được cải thiện. Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vượt lũ ở đồng bằng sông Cửu Long đạt được kết quả bước đầu. Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, giá trị tăng thêm tăng 10,2%/năm. Công nghiệp có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16%/năm (kế hoạch 13,1%), cao hơn 1,9%/năm so với 5 năm trước. Cả nước đã có trên 100 khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều khu hoạt động có hiệu quả; tỉ lệ công nghiệp chế tác, cơ khí chế tạo và nội địa hoá sản phẩm tăng. Công nghiệp ở nông thôn và miền núi tăng trưởng cao hơn tốc độ trung bình của cả nước. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước. Ngành xây dựng tăng trưởng 10,7%/năm, năng lực xây dựng tăng khá nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại; việc xây dựng đô thị, xây dựng nhà ở đạt nhiều kết quả, hàng năm đưa thêm vào sử dụng khoảng 20 triệu m2. Dịch vụ có bước phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trường và có tiến bộ về hiệu quả với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng 7,6%/năm (kế hoạch 7,5%); giá trị tăng thêm tăng gần 7%/năm (kế hoạch 6,8%). Riêng năm 2005, giá trị tăng thêm tăng 8,5%, cao hơn mức tăng GDP. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng khoảng 15%/năm (kế hoạch 11 - 12%). Ngành du lịch phát triển khá, cả về lượng khách, loại hình và sản phẩm du lịch. Dịch vụ vận tải tăng nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu. Bưu chính - viễn thông phát triển nhanh theo hướng hiện đại, đến cuối năm 2005 đạt 19 máy điện thoại và 3,2 thuê bao Internet trên 100 dân; 100% xã có điện thoại, hầu hết các xã có điểm bưu điện - văn hoá hoặc điểm bưu điện. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn, tin học, kỹ thuật, y tế, giáo dục, đào tạo, văn hoá... đều có bước phát triển. 2. Tình hình phát triển nông nghiệp Việt Nam C ùng v ới s ự phat tri ển cua n ền kinh t ế , N ônng nghi ệp trong tho ăi gian qua c ũng đ ã đ óng g óp v ào nh ững gi á tr ị quan tr ọng .K ết qu ả đ ạt đ ư ợc c ủa n ông nghi ệp đ ư ợc th ể hi ện ở b ảng s ố li ệu sau : Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam GDP trong nông nghiệp được tính toán có kết quả 1. Tốc độ tăng giá trị sản xuất (%) các khu vực kinh tế qua các thời kỳ (đơn vị: %) GDP  NLTS Công nghiệp Dịch vụ 1990-1995   8,19 4,1 12,02 8,6 1995-2000     6,96 4,42 10,63 5,72 2001-2005     7,51 3,42 10,25 6,97 2006-2007     8,36 3,55 10,49 8,49 2. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (%)  qua các thời kỳ (đơn vị: %) Tốc độ tăng giá trị tổng sản lượng nông , lâm , thuỷ sản    Nông nghiệp    Trong đó  Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản Trồng trọt Chăn nuôi 1990-1995 6,51 5,9 5,9 - 10,9 1995-2000 7,87 6,4 6,5 - 8,1 2001-2005 5,44 4,1 3,5 1,4 9,7 2006-2007 4,78 3,5 2,9 1,5 9,8 3. Trình độ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, mức độ cơ giới hoá nông nghiệp + Khoa học kỹ thuật được áp dụng khá rộng rãi Trong trồng trọt, việc áp dụng giống mới và các quy trình canh tác tiên tiến, chương trình “3 giảm, 3 tăng”, IPM, GAP được đẩy mạnh. Trong chăn nuôi, giống mới, thức ăn công nghiệp và phương pháp chăn nuôi kiểu công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn sinh học được phổ biến ngày càng rộng hơn. Trong thuỷ sản, công nghệ sinh sản nhân tạo một số loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao (tôm sú, tôm he, cá tra, ba ba, cua, nhuyễn thể 2 vỏ...) đã tạo nên cuộc cách mạng thực sự trong nuôi trồng thuỷ sản. Công nghệ mới cũng được áp dụng trong các nghề khai thác như câu vàng cá ngừ, câu cá mực, điều chỉnh kích thước mắt lưới trong khai thác để bảo vệ nguồn lợi; áp dụng công nghệ làm lạnh nước biển để bảo quản cá, tôm và các sản phẩm khai thác sau thu hoạch... Trong lâm nghiệp nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhất là trong tuyển chọn, tạo giống mới, nhân nhanh giống bằng công nghệ mô, hom được đưa vào sản xuất, góp phần cải thiện năng suất, chất lư¬ợng rừng. Hiện nay, nhiều diện tích rừng kinh tế được trồng bằng giống tiến bộ kỹ thuật. Tỷ lệ thành rừng đối với rừng trồng tăng từ 50% bình quân vào những năm 1990 lên trên 80%, nhiều nơi năng suất rừng trồng đã đạt 15 – 20m3/ha/năm. Trong chế biến nông, lâm, thuỷ sản, ngoài việc chủ động đổi mới công nghệ, thiết bị, đa dạng hoá sản phẩm, còn tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tại vùng nguyên liệu và các cơ sở sơ chế, bảo đảm chất lượng nguyên liệu và sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong thuỷ lợi, nhiều công nghệ mới được áp dụng trong xây dựng và quản lý, như công nghệ bê tông đầm lăn, kè bản nhựa, van nhựa tổng hợp, đập xà lan di động, đập cao su, bơm di động trên ray, công nghệ điều khiển từ xa trong quản lý, điều hành các công trình thuỷ lợi...  + Cơ khí hoá nông nghiệp có bước tiến bộ Đến năm 2007, nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp đạt tỷ lệ cơ giới hoá cao, như: làm đất đạt 70%, tưới tiêu nước 85%, tuốt lúa 83,6%; xay xát lúa gạo đạt 95%; phát triển mạnh máy gặt đập liên hợp phục vụ thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (trong năm 2005, 2006 tăng trên 10%). Tổng công suất tàu, thuyền đánh bắt thuỷ sản năm 2006 đạt 5,8 triệu CV; công suất trung bình máy tàu tăng từ 17,5 CV/tàu (năm 1990) lên 60,6 CV/tàu (năm 2006). 4. Mức thu nhập của nông dân Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; xoá đói giảm nghèo đạt thành tựu to lớn Do sản xuất phát triển, thu nhập tăng, đời sống nông dân ở đa số các vùng được cải thiện rõ rệt. Từ năm 1996 đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng lên hơn 2,7 lần (năm 2006 thu nhập bình quân là 6,1 triệu/người theo giá hiện hành; thu nhập bình quân 1 hộ nông thôn đạt 26,1 triệu đồng, tăng 11,3 triệu đồng  (tăng 75,8% so với năm 2002). Nhờ thu nhập của hộ nông dân tăng, nên vốn tích luỹ trong dân tăng khá; năm 2006 vốn tích luỹ bình quân 1 hộ nông thôn là 6,7 triệu đồng (tăng 3,5 triệu đồng, gấp 2,1 lần so với 2001) Nông nghiệp vẫn là nguồn thu lớn nhất của hộ gia đình ở nông thôn; năm 2006 có đến 68% hộ ở nông thôn dựa chủ yếu vào sản xuất nông, lâm, thủy, sản, tiếp đến là các hộ làm dịch vụ và công nghiệp, xây dựng tương ứng là 15% và 11%. Nhờ thu nhập của người dân tăng nên điều kiện sinh hoạt của hộ nông thôn ngày càng được cải thiện, nhất là về nhà ở, mua sắm vật dụng lâu bền, phương tiện đi lại và các vật dụng đắt tiền. II. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam thời gian qua 1. Những thành tựu đạt được: Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia, tuy diện tích trồng lúa giảm (khoảng hơn 300 nghìn ha), để chuyển sang nuôi trồng thủy sản và các cây trồng khác có giá trị cao hơn, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng từ 34,5 triệu tấn (năm 2000) lên 39,12 triệu tấn (năm 2004), trong đó, sản lượng lúa tăng từ 32,5 lên 35,8 triệu tấn, bình quân mỗi năm lương thực tăng hơn một triệu tấn. Hàng năm vẫn xuất khẩu khoảng 3,5-4 triệu tấn gạo. Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị trường để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến. Diện tích, sản lượng cây công nghiệp tăng nhanh so với năm 2000, cao-su diện tích tăng 9,5%, sản lượng tăng 37,6%; hồ tiêu diện tích tăng 83,2%, sản lượng tăng 87,8%; hạt điều diện tích tăng 44,3%, sản lượng tăng 205,3%; chè diện tích tăng 35,3%, sản lượng tăng 54,9%; diện  tích cây ăn quả tăng 1,4 lần; bông vải diện tích tăng 42,5%, sản lượng tăng 57,4%; đậu tương diện tích tăng 47,1%, sản lượng tăng 62,2%. Các  loại cây công nghiệp có lợi thế xuất khẩu hầu hết đều tăng về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Chăn nuôi tăng bình quân 10%/năm; tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 19,3% lên 21,6%. Ðàn bò, nhất là bò sữa tăng nhanh, đạt 95 nghìn con, sản lượng sữa tươi tăng gấp 3 lần. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 2,0 lần, sản lượng khai thác tăng 1,2 lần. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và ngành nghề nông thôn: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tăng trưởng bình quân 12-14%/năm. Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tăng bình quân 15%/năm. Hiện cả nước có 2.971 làng nghề, khoảng 1,35 triệu cơ sở ngành nghề nông thôn, với khoảng 1,4 triệu hộ, thu hút hơn 10 triệu lao động (trong đó có khoảng 1,5 triệu người làm hàng mỹ nghệ). Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng liên tục và đạt mức cao (5,4%/năm, chỉ tiêu Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ IX đề ra là 4,8%/năm). Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2004 đạt gần 7 tỷ USD, tăng 1,5 lần so với năm 2000, trong đó nông, lâm sản tăng gần 1,5 lần, thủy sản tăng 1,6 lần. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đạt sản lượng và giá trị lớn như: gạo, cà-phê, cao-su, hạt điều. Ðặc biệt, xuất khẩu đồ gỗ gia dụng và lâm sản tăng mạnh, đạt hơn 1,2 tỷ USD, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2000. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2004 trong tổng GDP của cả nước, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản đã giảm từ 24,53% xuống 21,76%; lao động nông nghiệp giảm từ 59,04% xuống 57,9%, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 17%, dịch vụ chiếm 25,1%. Năm 2003, hộ thuần nông đã giảm còn 68,8%, hộ kiêm nghề tăng lên, chiếm 12,7% và phi nông nghiệp 18,4%. Nguồn thu của hộ nông dân từ nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 77,5%; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nông thôn đã dần tăng lên, chiếm 22,5% tổng thu. Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng nông sản, thủy sản. Ðến nay, có hơn 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, 100% diện tích điều trồng mới... được sử dụng giống mới. Công nghệ sử dụng mô hom được đưa nhanh vào sản xuất giống cây rừng, nên năng suất chất lượng rừng được cải thiện. Ngành thủy sản đã sản xuất và đưa vào sản xuất một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa như: tưới nước, tuốt lúa, xay xát đạt hơn 80%, vận chuyển làm đất đạt hơn 60%. Trong ngành thủy sản, tổng công suất tàu thuyền đánh bắt đạt hơn 4 triệu sức ngựa, một số cơ sở nuôi trồng thủy sản được trang bị các máy móc, thiết bị bảo đảm cho công nghệ nuôi trồng tiên tiến. Quan hệ sản xuất được xây dựng ngày càng phù hợp. Cả nước hiện có 72 nghìn trang trại, tăng bình quân 10%/năm, kinh tế trang trại đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Thành lập mới được 524 hợp tác xã nông nghiệp, chủ yếu hoạt động theo hướng dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm, hiện có hơn 10 nghìn hợp tác xã ở nông thôn (9.255 HTX nông nghiệp, hơn 500 HTX thủy sản, 800 quỹ tín dụng nhân dân...) và hàng trăm nghìn tổ kinh tế hợp tác, so với năm 2000, số hợp tác xã hoạt động có lãi tăng từ 32% lên 35%, số HTX yếu kém giảm từ 22% xuống còn khoảng 10%. Doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh, năm 2004 có 15.600 doanh ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22451.doc
Tài liệu liên quan