Mục lục
Phần mở đầu 1
Chương I: Khái quát về du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh du lịch 2
1.1. Khái niệm về du lịch 2
1.2. Khái niệm và vai trò của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 2
1.2.1. Khái niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 2
1.2.2. Vai trò cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 3
1.3. Phân loại cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 4
1.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật xã hội (cơ sở hạ tâng) 4
1.3.2. Tham gia vào quá trình lao động 7
1.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật với quá trình tạo ra dịch vụ và hàng hoá du lịch 7
1.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong quản lý và kinh doanh 8
1.4. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 9
1.5. Xu hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 11
Chương II: Cảm nhận sau chuyến đi thực tế và thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật Phong Nha - Kẻ Bàng 12
2.1. Một vài cảm nhận sau chiến đi 12
2.1.1. tóm tắt lịch trình chuyến đi 12
2.1.2. Cảm nhận của bản thân với chuyến đi 14
2.2. Vài nét khái quát về khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng 16
2.3. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật tại Phong Nha - Kẻ Bàng 18
2.3.1. Thưc trạng cơ sở vật chất kỹ thuật xã hội (cơ sở hạ tầng) 18
2.3.2. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật tại trung tâm du lịch
Phong nha - Kẻ Bàng 20
2.4. Xu hướng phát triển của điểm đến Phong Nha - Kẻ Bàng. 23
Chương III: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường
về nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật Phong Nha - Kẻ Bàng 24
3.1. Các giải pháp nhằm nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật Phong Nha - Kẻ Bàng 24
3.2. Một vài ý hiến - kiến nghị 26
Kết luận 27
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4082 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Cơ sở vật chất kỹ thuật tại Trung tâm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại theo chức năng tham gia vào quá trình lao động.
Với chức năng tham gia vào quá trình lao động thì cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được chia thành 2 loại là từ liệu lao động và đối tượng lao động.
Trong tư liệu lao động thì công cụ lao động chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và nhỏ hơn các ngành khác. Các yếu tố thuộc công cụ lao động chỉ được sử dụng chủ yếu ở các khu vực chế biến, bảo quản duy cư, còn các bộ phận phục vụ trực tiép hầu như không có hoặc hạn chế.
Ngược lại điều kiện vật chất đảm bảo cho quá trình lao động như nhà cửa, đường xá, hệ thống cấp thoát nước... là thành phần chính tạo ra môi trường thực hiện mục đích chuyến đi du lịch lại chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tư liệu lao động và trong giá thành dịch vụ, hàng hoá. Yếu tố thuộc đối tượng lao động trong cấu thành cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có thể là nguyên liệu, bán thành phẩm tham gia vào quá trình sản xuất các sản phẩm ăn uống hay các hàng hoá khác. Chúng cũng có thể là vật tư phục vụ cho quá trình lao động nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung.
1.3.3. Phân loại theo quá trình tạo ra dịch vụ và hàng hoá du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các hoạt động trung gian, cơ sở lưu trú, nhà hàng, các khu dịch vụ bổ sung và vui chơi giải trí, phục vụ giao thông vận tải ...
Các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các hoạt động trung gian: Đây chính là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của các đại lý, văn phòng và công ty lữ hành du lịch. Đảm nhận chức năng chủ yếu là tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch, làm cầu nối giữa du khách du lịch với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch khác hay với điểm du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vận chuyển du lịch. Đây chính là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch. Chức năng chính của nó là nhận công tác vận chuyển khách du lịch. Thành phần chính là các phương tiện vận chuyển, các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý, điều hành, bán vé và các hoạt động tác nghiệp khác...
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú: Đây là thành phần đặc trưng nhất trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: khách sạn, Moxell nhà trọ, biệt thự, làng du lịch...
Nhìn một cách tổng thể không phân biệt các loại hình lưu trú thì bộ phận này được xác định thành hai khu vực rõ rệt là khu vực đón tiếp và khu vực phòng ốc.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống.
Loại cơ sở vật chất kỹ thuật này có thể tồn tại độc lập hoặc đi kèm với bộ phận lưu trú trong tổng thể của cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn. Nó bao gồm các yếu tố đảm bảo điều kiện tiện nghi cho hoạt động ăn uống của du khách. Có hai phần nổi bật đó là cơ sở vật chất kỹ thuật của khu chế biến và bảo quản thức ăn (bếp) và cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực phục vụ ăn (phòng tiệc, quầy ban.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của dịch vụ vui chơi, giải trí.
Chủ yếu là các công trình nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch vui chơi, rèn luyện nhằm mang lại sự thoả mãn về kỳ nghỉ hoặc thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chơi, giải trí nó có vai trò khá quan trọng đối với một điểm du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận này bao gồm các trung tâm thể thao, phòng tập, bể bơi, sân tenis...
1.3.4. Phân loại theo chức năng quản lý và kinh doanh cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc các cơ quan quản lý du lịch quản lý. Bộ phận này mặc dù không trực tiếp tạo ra sản phẩm du lịch song nó lại rất quan trọng vì nó có nhiệm vụ giúp cho các cơ quan quản lý du lịch có thể làm việc, đề ra các chính sách các giải pháp phát triển du lịch quốc gia.
Cơ sở vật chất kỹ thuật các doanh nghiệp du lịch quản lý. Bộ phận này là yếu tố quan trọng trực tiếp tạo nên dịch vụ, hàng hoá du lịch ở các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, vui chơi...
1.4. Đặc điểm của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên du lịch:
Mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được thể hiện trong bối cảnh vừa thống nấht lại vừa mâu thuẫn với nhau.
Mối quan hệ thống nhất: Điều này được thể hiện ở chỗ: ở đâu có tài nguyên du lịch muốn được khai thác phải có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đi kèm theo. Và ngược lại, không thể xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở những nơi mà ở đó không có tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch có vai trò quyết định quy định cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Trong đó những yếu tố liên quan đến sự hấp dẫn, sức chứa (quy mô) và địa hình được xem là yếu tố nền tảng quyết định đến quy mô. Thậm chí đặc điểm của tài nguyên còn quyết định đến việc sử dụng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đã được đầu tư.
Ở nước ta, có nhiều khu vực du lịch nổi tiếng kết hợp hài hoà giữa việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật với tài nguyên du lịch như khu du lịch Hoàng Gia- Bãi Cháy, khu du lịch quốc tế Tuần Châu- Quảng Ninh...
Mối quan hệ mâu thuẫn: Mối quan hệ mâu thuẫn thể hiện ở những tác động tiêu cực từ phía hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đối với tài nguyên du lịch. Đây là một vấn đề cố hữu khó tránh khỏi bởi lẽ nó không chỉ tồn tại trên cơ sở đầu tư xây dựng không hợp lý mà nó vẫn có thể nảy sinh bởi những vấn đề liên quan đến dự án.
Trong bối cảnh của du lịch ngày ngay, mối quan hệ này đang được xem xét một cách nghiêm túc, đặc biệt đối với những khu vực tài nguyên có tính nhạy cảm cao.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có tính đồng bộ trong xây dựng và sử dụng cao:
Đó là sự đầy đủ các thành phần theo quy định của một hệ thống. Chẳng hạn một khu du lịch phải được xây dựng đồng bộ bao gồm khu lưu trú, ăn uống, dịch vụ giải trí, bãi đỗ xe, các dịch vụ khác... Nhưng trong khu du lịch cần phải hạn chế tối đa việc đầu tư xây dựng nhiều lần, nhiều giai đoạn. Bởi điều này có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách.
Sự hài hoà cân đối giữa các khu vực trong một tổng thể theo một yếu tố trung tâm. Ví dụ sự hài hoà về quy mô giữa khu vực buồng ngủ với khu vực nhà hàng trong một khách sạn. Sự cân đối giữa các khu vực chính như các toà nhà của khách sạn với các công trình bổ trợ.
Sự đồng bộ còn được hiển về mặt kỹ thuật thiết kế và xây dựng. Chẳng hạn diện tích của hành lang, cầu thang theo mỗi cách bố cục cụ thể của tổng thể.
* Cơ sở vật chất kỹ thật du lich có giá trị một công suất sử dụng cao:
Giá trị một đơn vị công suất sử dụng được xác định là tổng vốn đầu tư chia cho công suất thiết kế.
Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới thì việc đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh du lịch mà trực tiếp là khách sạn có số vốn đầu tư không thua kém lĩnh vực công nghiệp. Giá trị đơn vị công suất được xác định với khách sạn loại 3 sao là từ 60 đến 90 nghìn USD, loại 4 sao là từ 90 đến 120 nghìn USD và loại 5 sao là từ 120 đến 150 nghìn USD.
* Thời gian hao mòn thành phần chính của hệ thống Cơ sở vật chất kỹ thật du lich tương đối lâu:
Thành phần chính của cơ sở vật chất kỹ thật du lich là các công trình kiến trúc kiêm cố như các toà nhà khách sạn - nhà hàng và các công trình kiến trúc khác. Các công trình này thường tồn tại trong một thời gian dài, có thể là 10 năm và thậm chí lâu hơn nữa.
Với đặc tính này, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thật phải đảm bảo phù hợp lâu dài. Tránh tình trạng phải thường xuyên của tạo nâng cấp vì những chi phí này thường cũng rất lớn và tạo ra sự thiếu đồng bộ và ổn định trong kinh doanh.
1.5. Xu hướng phát triển của cơ sở vật chất kỹ thật du lịch.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta và các nước trên thế giới ngày càng phát triển, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế xã hội thì nhu cầu du lịch ngày càng cao, càng đa dạng và phong phú. Chính vì vậy xu hướng phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phải đáp ứng nhu cầu đó.
- Xu hướng đa dạng hóa cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là nhằm tạo ra các dịch vụ thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách. Song nó cũng là điều kiện để huy động mọi nguồn lực trong dân cư để phát triển du lịch.
- Xu hướng hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là xu hướng tất yếu, khách quan phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội.
- Xu hướng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật kết hợp giữa hiện đại và truyền thống.
- Xu hướng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hài hoà với môi trường thiên nhiên.
Việc phân chia thành 4 xu hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật như trên chỉ là tương đối. Trong thực tế các xu hướng ấy có thể là độc lập hoặc đan quyện vào nhau. Điều quan trọng là thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
CHƯƠNG II
CẢM NHẬN SAU CHUYẾN ĐI THỰC TẾ VÀ THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHONG NHA - KẺ BÀNG.
2.1. Một vài cảm nhận sau chuyến đi:
Nhằm trang bị cho sinh viên chuyên ngành QTDL những hiểu biết thực tế. Khoa QTKD - Ngành Quản trị du lịch đã tổ chức cho sinh viên chuyên ngành tiến hành một chuyến đi thực tế theo chương trình: Hà Nội - Ninh Bình - Phong Nha - Huế - Làng Sen Quê Bác - Hà Nội. Một chuyến đi đã để lại cho sinh viên lớp 944 những kỷ niệm đẹp trong cuộc đời sinh viên. Một chuyến đi được tổ chức rất kịp thời nó giúp ích cho sinh viên trong việc tiếp thu những môn học chuyên ngành sắp tới tốt hơn, nó mang tính thực tiễn hơn, và nó không chỉ còn là trên lý thuyết giảng đường nữa.
2.1.1. Lịch trình chuyến đi khảo sát thực tế được tóm tắt như sau:
Ngày 1: (10/4)
6h05: Xe bắt đầu khởi hành tại trường Phương Đông
7h10: Xe dừng ăn sáng ở Phủ Lý
8h10: Xe dừng tại điểm đến đầu tiên là cố đô Hoa Lư - Ninh Bình và nghe hướng dẫn thuyết minh về điểm tham quan.
10h: Xe rời Hoa Lư đến Thanh Hóa.
11h45: Qua trạm thu phí Tào Xuyên (20.000đ)
12h: ăn trưa tại nhà hàng Dạ Lan - Thanh Hoá
13h: Rời Thanh Hóa đi đến thành phố Vinh
15h40: Tới thành phố Vinh
16h: Xe dừng tại công viên Nguyễn Tất Thành để nghỉ ngơi và chụp hình kỷ niệm.
18h30: Xe dừng tại đèo con.
20h30: Xe tới điểm tham quan thứ hai là Phong Nha và ăn tối.
Ngày 2: (11/4)
6h30: Ăn sáng tại nhà nghỉ
7h: Lên thuyền chạy dọc trên dòng sông son để tới động Phong Nha
8h15: Lên động Tiên Sơn (Động Khô)
9h45: Rời động Tiên Sơn đi tham quan động Phong Nha (Động nước)
11h: Về nhà nghỉ Phong Nha và ăn trưa.
13h55: Xe bắt đầu khởi hành đi Huế.
15h55: Xe dừng tại nghĩa trang Trường Sơn để thắp nén hương và chụp ảnh kỷ niệm.
17h45: Xe tới thành phố Huế
19h: ăn tối tại khách sạn Công Đoàn Sông Hương
Buổi tối sinh viên nghỉ tự do
Ngày thứ 3: (12/4)
6h30: ăn sáng tại khách sạn Công Đoàn Sông Hương
8h: Đi thăm đại nội Huế và các điểm khác
8h20: Đi thăm qua chùa Thiên Mụ
11h: Xe về khách sạn
11h30: ăn trưa tại khách sạn Công Đoàn Sông Hương
14h15: Đi thăm qua lăng Tự Đức và lăng Khải Định
18h30: ăn cơm tối tại khách sạn Công Đoàn Sông Hương
19h15: Nghe hò Huế trên sông Hương
20h: Sinh viên nghỉ tự do
Ngày thứ 4: (13/4)
8h: Xe lăn bánh rời Huế để tới Nghệ An
11h: ăn trưa tại thị xã Đồng Hới, Quảng Bình. Trên đường có dừng chân thăm bức tượng đá biểu tượng Mẹ Suốt.
17h30: Xe tới Cửa Lò - Nghệ An nghỉ tại khách sạn 2 sao Hòn Ngư.
19h30: ăn cơm tối tại khách sạn Hòn Ngư.
Ngày thứ 5: (14/4: Ngày cuối của chuyến đi thực tế).
7h30: Ăn sáng tại khách sạn Hòn Ngư.
8h: Xe khởi hành đi Làng Sen quê Bác.
8h45: Đến thăm quê ngoại Bác ở Hoàng Trù
9h30: Đến thăm quê Nội Bác cách 1 khu tại làng sen.
1h45: Trở về Thanh Hoá ăn trưa tại nhà hàng Dạ Lan.
2h: Xe bắt đầu khởi hành về Hà Nội
5h 30: Xe lăn bánh trên cửa ngõ Thủ Đô là địa phận Hà Tây.
6h30: Xe về trương Phương Đông kết thúc một chuyến đi thực tế đầy bổ ích, kỷ niệm đáng nhó không thể quên.
2.1.2. Cảm nhận của bản thân với chuyến đi.
Ngày cả lớp mong đợi rồi cũng đã đến, tinh thần chuẩn bị cho chuyến đi của mọi người rất phấn khởi, mọi nụ cười và cảm giác hắng hái đều toát lên trên khuôn mặt của mỗi sinh viên. Đúng 5h30 ngày 10-4 tất cả sinh viên lớp 944 đều có mặt đầy đủ tại điểm tập kết, nhưng thật đang tiếc trong lớp em có 1 thành viên vì gặp điều kiện chắc chở lỡ chuyển đi đầy lý thú của mình cùng với lớp.
Nhưng điều đó cũng không làm mất đi những khuôn mặt rạng rỡ của các thành viên. Mọi người đều mong rằng chuyến đi sẽ để lại dấu ấn tốt đẹp trong đời sinh viên, đồng thời qua chuyến sẽ phần nào đo học hỏi được một vài kinh nghiệm trong học tập cũng như trong công việc về sau này.
Đúng 6h05 xe bắt đầu lăn bánh. Điểm dừng chân dầu tiên đó là Cố đô Hoa Lư- Ninh Bình. Là một tỉnh giầu tiềm năng về du lịch. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh lý thú, nhiều hang động nổi tiếng mà em được biết như Tam Cốc- Bích Động, động Hoa Sen... và đặc biệt vùng đất này có di tích lịch sử văn hoá là cố đô Hoa Lư. Và tại đây em đx một phần nào hiểu về lịch sử của cha ông mình khi nghe chị hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử nơi đây. Và em cũng hiểu ra tại sao ta gọi là đền Đình - Lê. Bởi tại đây có hai ngôi dền thời hai vị hoàng đế, một đến thời Đinh Tiên Hoàng và một đền thờ Lê Đại Hành.
Sau khi thăm quan xong và đó cũng là khoảng thời gian nghỉ ngơi để chúng em tiếp tục chuyển hành trình tới Phong Nha- Kẻ Bàng.
Khi trời đã chập chờn tối, em nhìn đồng hồ và đúng 20h30 xe đã dừng tại nhà nghỉ Phong Nha. Sau một chặng đường dài ngồi trên xe mặc dù rất mệt mỏi nhưng em lại rất vui bởi mình đã tới một khu du lịch nổi tiếng, nơi có hang động đẹp hất thế giới nơi mà Nguyễn Trãi đã nói là "Kỳ quan đất dựng giữa trời cao". Buổi sáng hôm sau, em giậy rất sớm và được ngắm cảnh bình minh rất đẹp trước khung cảnh núi rừng thiên nhiên hùng vĩ hiện ra trước mắt em.
Cuộc hành trình vào khám phá động Phong Nha bắt đầu được khởi hành bởi thầy Mai Chánh Cường. Qua quan sát em thấy một vấn đề mà em nghĩ sẽ hòn toàn khác hẳn trong đầu mình từ trước khi tới đây. Đó là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở đây còn rất kém chưa tương xứng với tài nguyên du lịch nơi đây, các loại hình du lịch bổ sung còn quá ít, hoạt động thì lẻ tẻ, nhà nghỉ nơi đây đã xuống cấp chất lượng phục vụ chưa tốt, chưa thấy dấu hiệu về việc xây dựng kiến trúc khách sạn.
Trước cái nắng oi bức, thì cuộc hành trình dọc trên dòng sông Son đã làm vơi đi phần nào cái nắng oi ả đó, mọi ngưòi cùng tận hưởng bầu không khí trong lành ngắm những ngọn núi, đám mây và những rãy ngô xanh mơn mởn bên hai bờ sông. Khi vào động Tiên Sơn và Phong Nha trước vẻ đẹp hùng vĩ và kỳ ảo của nhngx nhũ đá và buồng đá vôi được phủ thạch nhũ long lanh, qua giới thiệu em mới được biết động Phong Nha có chiều dài 7729m hang nhô có chiều dài 1000m gồm 600 bậc. Động Phong Nha có tất cả 14 hang động hình thành do quá trình vận động địa chất đến 9 triệu năm sông ngầm hoà tan đá vôi tạo thành. Nếu Vạn Lý Trường Thành phải mất khoảng nửa thế kỷ để tạo dụng nên, thì em thấy rằng khoảng thời gian để tạo ra một hang động như động Phong Nha quả là lớn.
Chiếc xe đưa lớp em đi lại tiếp tục lăn bánh. Cuộc hành trình tiếp theo là tới Huê, vùng đất mà em hy vọng từ rất lâu là mình sẽ được đặt chân tới đây. Khi xe lăn bánh vào tới Huế em dường như có cái cảm giác khác hẳn so với cảm giác ở Phong Nha. Quả thật vậy ở đây em được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp thơ mộng của Huế, nơi có cầu Trường Tiền, nơi con Sông Hương thơ mộng, nơi có những tà áo dài đã từng đi vào những áng văn thơ, những cá khúc bất hư viết về Hu. Cái cảm nhận về đêm Huế thật thanh bình và yên tĩnh, nó khác hẳn với những đêm tối ồn ào, náo nhiệt ở Hà Nội. Và tại đây ta chỉ cần mất 15.000đ ngồi trên xe xích lô để có thể tận hưởng được không khí dịu dàng, đằm thắm của mảnh đất Huế đầy mộng mơ. Xe sẽ đưa ta đi thong dong trên những con đường những địa danh đã in đậm vào mỗi con người khi nhắc đến Huê, đó là cầu Trường Tiền, khu Đại nội…
Tối hôm sau, ngồi trên thuyền nghe hò Huế em mới hiểu được tại sao trước lúc Bác đi xa Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế. Thả hồn trên dòng sông Hương thơ mộng cùng với những điệu hò Huế, những câu ca dí dỏm, những tiếng ngân nga của các nhạc cụ làm cho em quên hết đi những mệt nhọc, những căng thẳng trong cuộc sống.
Hai ngày tại Huế trôi qua thật nhanh, hai ngày đó đã để lại cho em rất nhiều kỷ niệm đẹp đối với mảnh đất và con người xứ Huế. Chiếc xe lại tiếp tục lăn bánh rời mảnh đất thơ mộng.
Ngày cuối cùng chuyến hành trình đã đến, xe đưa đoàn đến điểm du lịch cuối trong chuyến đi đó là Làng Sen - Quê Bác. Đến đây mọi người không khỏi bồi hồi xúc động khi nghe thuyết minh về cuộc đời và gia cảnh của Bác lúc trẻ, những điều này càng làm cho em thấy được con người Bác vĩ đại đến nhường nào .
Cuộc vui nào cũng đến lúc chia tay, những ngày thăm quan đầy thú vị cũng đã kết thúc. Chuyển đi là kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời sinh viên của em, nó sẽ không bao giờ phai nhoà trong tâm trí em, và chuyến đi đó càng làm em cảm thấy nghề mình đã lựa chọn thật là đúng, thật là hay, thật là lý thú. Chuyến đi không chỉ để lại cho em những kỷ niệm đẹp mà còn để lại cho em những kinh nghiệm trong thực tế, những bài học quý báu để em có thể một phần nào đó góp phần xây dựng cho ngành du lịch của nước ta phát triển.
2.2. Vài nét khái quát về khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng.
Quảng Bình có tiềm năng phát triển du lịch phong phú đa dạng, là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi, vừa có rừng, biển, có sông, có nhiều cảnh quan thiên nhiên. Bờ Biển Quảng Bình dài 116,04cm với nhiều bãi tắm đẹp như các Bãi tắm: Nhật Lệ, Đá Nhảy, Bảo Linh … nhiều thắng cảnh đã được nghi dấu ấn trong các bài thơ như thắng cảnh Đèo Ngang trong bài thơ "Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan:
"Bước tới Đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa…"
Đèo Lý Hoài…, và còn có nhiều di tích lịch sử, văn hoá gắn với tuyến đường huyền thoại Hồ Chí Minh. Đặc biệt di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với hệ thống hang động đẹp, nhiều khu rừng nguyên sinh là điểm thu hút, hấp dẫn khách du lịch.
Giấu mình trong núi đá vôi được che chở bởi những cánh rừng nhiêt đới, Phong Nha giờ đây đã trở nên nổi tiếng bởi sự hoà phóng của tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất này một hệ thống hang động thật lộng lẫy với con sông ngầm được xác định là dài nhất thế giới.
Động nằm ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, cách thị xã Đồng Hới 50km về phía Tây Bắc. Từ Đồng Hới, đi ô tô đến xã Sơn Trạch, sau đó đi thuyền dọc trên dòng sông Son khoảng 30 phút thì tới động. Chỉ cách đây vài năm, động còn là một con đươc đất đỏ, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bẩn. Nơi mà một thời bom đạn chiến tranh đã không chừa một tấc đất, một nhành cây, một ngọn cỏ. Nhưng giờ đây chính con đường này đã thổi một buồng sinh khí mới cho bộ mặt của cả vùng núi hoang sơ này.
Nêu như đống tạo hoá đã tạo ra con người. Thì hình như chính tạo hoá lại chở che cho chúng. Trải qua bao cuộc chiến. Động Phong Nha vẫn còn đó, nguyên sơ như hàng triệu năm về trước.
Động Phong Nha có rất nhiều nhánh với chiều dài lên đến khoảng 20 km, nhưng hiện nay người ta mới khám phá nhánh dài nhất là một phần của con sông ngầm có tên là Nậm Aki mà Sông Son là phần lộ ra mặt đất, nó chịu ngầm dưới đất ở vùng núi Pu-Pha- Đam cách đó hơn 20 km về phía Nam. Trước cửa động cảnh núi non sông nước càng thêm quyến rũ, thiên nhiên hùng vĩ với vô vàn hình ảnh kỳ thú hiện ra như khêu gợi trí tưởng tượng của con người. Người ta đã khéo đặt tên cho cảnh đẹp nơi đây là Động Phong Nha (Động Răng Gió). Vào mùa nước lớn, nước sông Son dâng cao che khuất cửa hang, chuyến du lịch không vào đây. Tuyên truyền hơn một trăm năm về trước, ông vua trẻ Hàm Nghi đã ẩn mình ở đây cùng một số cận thần và ra lời kêu gọi Cần Vương.
Cửa động rộng khoảng 20 mét, cao 10 mét, có nhũ đá lô nhô. Bơi thuyền qua cửa hang, động rộng như 1 cái bát úp trên mặt nước ta sẽ cảm nhận được một không khí khác hẳn. Cùng với nước sông trong veo và phẳng lặng như mặt gương, càng vao sau ánh sáng nhạt dần rồi mất hẳn.
Điều này càng thôi thúc trí tò mò muốn khám phá trong mỗi con người chúng ta.
Động chính là cửa động Phong Nha gồm 14 buồng nối liền bởi một hành lang nước dài đến 1500m. Từ đó ta có thể theo những hành lang hẹp khác đi vào sâu hơn nữa đến những buồng cũng to rộng không kém nhưng có phần tuy hiểm hơn, nơi mà quá trình phong hoá đá vôi vẫn còn tiếp tục. Thuyền ngược dòng độ 800 m thì đến chỗ cạn gọi là Hang nước cạn. Nhữ đá từ trên ủi xuống, măng đá từ dưới nhô lên tua tủa như cây rừng với những hình dáng kỳ lạ kích thích trí tưởng tượng.
Phong Nha không giống những điểm du lịch khác ở Việt Nam, động nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bàng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi.
Tháng 4 -1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng phong nha. Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho biết Phong Nha có 7 cái nhất.
1. Hang nước dài nhất
2. Cửa hang cao và rộng nhất
3. Bãi cát và đá rộng đẹp nhất
4. Hồ gươm đẹp nhất
5. Thạch nhũ tráng lệ và huyền ảo nhất
6. Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam (13.969m)
7. Hang Khô rộng và đẹp nhất
Chính những điều đó mà vườn quốc gia này được Uỷ ban di sản thế giới công nhận là Di sản thế giới thứ 5 của Việt Nam, nhân kỳ họp lần thứ 27 tại trụ sở UNESCO (Pari - Pháp) từ ngày 30/6 đến 5/7/2003.
2.3. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật tại Phong Nha - Kẻ Bàng:
2.3.1. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật (CSHT vũ hội)
Hệ thống giao thông: Quảng Bình có hệ thống giao thông vận tải tương đối thuận lợi, tuyến đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đi qua hầu hết các vùng dân cư, quốc lộ 12A qua cửa khẩu quốc tế Chalo- là Phàn.
Hệ thống giao thông đường bộ rất thuận tiện nhưng từ đoạn đường rẽ vào Phong Nha - Kẻ Bàng thì đường rất xấu và khó đi.
Hệ thống giao thông đường hàng không, có sân bay Đồng Hới có khả năng khai thác và phục vụ cho du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Điện lực: đền từ Phong Nha được trải dài từ đoạn biến áp 220/110/10KV-2x6UVA ở thị xã Đồng Hới, trong hang động có trạm điện còn bên ngoài dùng điện lưới.
Bưu điện: đến cuối năm 2004 mạng lưới trên địa bàn toàn tỉnh gồm có 48 bưu cục, trong đó có 1 bưu cục trung tâm, 6 bưu cục thị xã, 41 bưu cục khu vực và 129 điểm bưu cục văn hoá xã. Tại Phong Nha - Kẻ Bàng có một bưu điện nằm đối diện với cổng nhà nghỉ Phong Nha có sóng tốt và dùng được điện thoại di động.
Để đến được với Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng thì du khách có thể đi bằng 4 tuyến đường sau:
Thị xã Đồng Hới
Thị trấn Hoàn Lão
Sông Son
Phong Nha Kẻ Bàng
Tuyến đường 1.
Tuyến đường 2
Thị Xã
Đồng Hới
Cầu Sông Gianh
Phong Nha Kẻ Đồng
Tuyến đường 3:
Thị Xã Đồng Hới
Phong Nha - Kẻ Bàng
Tuyến đường 4
Thị trấn Ba Đồn
Phong Nha - Kẻ Bàng
2.3.2. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật tại trung tâm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng:
Cơ sở phục vụ lưu trú.
Qua quan sát và tìm hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật tại trung tâm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng thì ở đây chủ yếu là kinh doanh lưu trú, nhưng số lượng cơ sở ở đây còn quá ít không đáng kể, khách du lịc ở đây chủ yếu nghỉ tại Nhà nghỉ Phong Nha 1, Phong Nha 2, và khách sạn Hữu Nghị.
Hiện nay khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng chỉ có duy nhất một công ty du lịch Quảng Bình khai thác nên nó chưa có tính cạnh tranh trong kinh doanh phục vụ lưu trú, cơ sở vật chất kỹ thuật không thường xuyên được cải tạo nâng cấp, chưa thu huét và níu kéo khách ở lại được lâu hơn (thường không quá 2 ngày)
Điểm du lịch Pong Nha - kẻ Bàng gồm có 2 Nhà nghỉ được tách riêng biệt, đó là Phong Nha I và Phong Nha II.
Nhà nghỉ Phong Nha I gòm có 5 phòng nghỉ, 4 phòng dành cho khách và 1 phòng dành cho kế toán, mỗi phòng gồm có: 3 giường, 6 gối, 3 đệm, 2 cửa sổ, 1 cửa ra hành lang, 1 cửa ra ban công…
Nhà nghỉ Phong Nha gòm có 3 phòng ăn nằm ở nhà nghỉ Phong Nha I, phòng thứ nahát nằm ở quầy lễ tân, hai phòng còn lại được tách riêng biệt.
Nhà nghỉ Phong Nha II gồm có 10 phòng ở tầng 2, ở tầng 1 có 1 phòng kế toán và bên ngoài là quầy lễ tân, mỗi phòng có: 2 giường, 1 cửa sổ rèm cửa màu vàng, 1 bộ bàn nghế …
Khu nhà nghỉ ở đây về cơ sở vật chất kỹ thuật chưa được tốt, hệ thống giường rất xấu, nó cần được thay thế bằng những chiếc giường khác, đặc biệt là phòng vệ sinh ở đây chưa được tốt một số phòng thì Toiler bị hỏng và bị tắc nhiều, bồn rửa mặt rò rỉ, hệ thống cống thoát nước cũng bị tắc, nước không đảm bảo vệ sinh cho lắm mà khi đu du lịch vấn đề được đặt ra hàng đầu là vệ sinh. Trong một nhà nghỉ mà nhà vệ sinh không sạch thì khách du lịch cảm thấy không thoải mái sẽ làm rút ngắn thời gian lưu lại của khách. Bên cạnh về những vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật thì vấn đề dịch vụ ở đây cũng chưa được tốt.
* Cơ sở phục vụ ăn uống:
Dịch vụ ăn uống không thể thiếu được trong họat động kinh doanh du lịch của 1 khu du lịch, nó có vị trí quan trọng đứng sau dịch vụ lưu trú, mảng dịch vụ ở Trung tâm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng chưa được đánh giá tốt, thực phẩm không được tưoi mới, các món ăn chưa đa dạng hấp dẫn, đồ uống còn ít chưa đảm bảo vệ sinh cho lắm. Dịch vụ ăn uống ở đây chủ yếu chỉ nằm ở trong các cơ sở lưu trú chưa được phát triển ở bên ngoài nhiều, một phần cũng do điểm du lịch ở xa khu trung tâm dân cư, đường xá không thuận lợi nên việc vận chuyển thực phẩm có phần nào bị hạn chế.
Nằm giữa Phong Nha I và Phong Nha II là 2 toà nhà rất rộng, một là hội trường và cũ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL32.doc