Đề án Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn – thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 Trang

Lời mở đầu 1

Chương I – Cơ sở lý luận 2

I . Tính tất yếu khách quan của việc thực hiện CNH, HĐH

nền quốc dânnói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng 2

1. Tính tất yếu khách quan của việc thực hiện CNH, HĐH

 nền quốc dân 2

2. Tính tất yếu khách quan của việc thực hiện CNH, HĐH

nông nghiệp, nông thôn 3

II . Nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong

giai đoạn hiện nay 6

1. Nội dung tổng quát về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 6

2. Những nội dung cụ thể về CNH, HĐH nông nghiệp, nông

thôn trong giai đoạn hiện nay 7

Chương II – Thực trạng và giải pháp tiến hành CNH, HĐH

nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam 10

I. Thực trạng nông nghiệp, nông thôn nước ta trong giai đoạn

CNH, HĐH hiện nay 10

1. Những thành tựu đạt được 10

2. Những hạn chế và khó khăn 15

II. Giải pháp tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở

 Việt Nam 19

1. Quan điểm và mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông

 thôn ở Việt Nam 19

2. Những chủ trương lớn nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH

nông nghiệp, nông thôn 20

3. Giải pháp 25

Phần kết luận 32

Danh mục tài liệu 33

Mục lục 34

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đánh bóng, phân loại gạo, cafe, chế biến đường, bánh kẹo, ươm tơ, chế biến thức ăn gia súc... Công nghệ sinh học trong hơn 10 năm gần đây có ra nhiều bước phát triển rõ rệt. Theo báo cáo của Hội nghị thường niên Hiệp hội chọn giống đột biến châu á tháng 10 – 1999), hiện nay ở nước ta có hàng chục giống được chọn lọc theo phương pháp đột biến đã được trồng trên hàng triệu hec ta ở miền Nam và miền Bắc. Đã có 12 giống lúa thu được bằng đột biến, hai giống bắp đột biến, ngoài ra các phương pháp chọn giống đột biến còn được áp dụng đối với cây có dầu, ở giống đậu nành... Những bước tiến nổi bật xảy ra vào những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX khi chúng ta đưa bắp lai vào sản xuất. Bắp lai phát triển ở Việt Nam với tốc độ khá nhanh và vững chắc. Năm 1991, ta mới trồng được 500 hec ta bắp lai (chiếm khoảng 0,1 diện tích và 0,4 sản lượng), năm 1996 diện tích bắp lai đã lên tới 230 000 hec ta chiếm 40% diện tích và sản lượng chiếm 74%. Bắp lai đã góp phần đưa nhanh năng suất bắp cả nước từ 1,55 tấn/ha năm 1991 đến 2,14 tấn/ha năm 1995. Thành tích đó có sự đóng góp tích cực của Viện nghiên cứu bắp. Từ năm 1990 đến nay, Viện đã đưa ra hàng lọa các giống bắp lai ở tất cả các thể loại có thời gian sinh trưởng khác nhau để phục vụ cho các vùng sinh thái khác nhau, mùa vụ khác nhau. Công nghệ tế bào – nhân giống inviro thực vật có những kết quả rõ nét. Việt Nam cũng là một trong những nước đủ điều kiện để phát triển mạnh nghề trồng nấm. Vài năm gần đây, nghề trồng nấm bắt đầu được khôi phục và phát triển một cách bền vững. Sản lượng nấm các loại đã đạt trên 500 tấn/năm, chủ yếu là nấm sò, nấm rơm, mộc nhĩ, nấm hương, nấm linh chi. Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật – Viện Di truyền Nông nghiệp là đơn vị chủ lực triên khai trương trình phát triển nấm hiện nay. Trung tâm công nghệ thực vật đã trình Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia sản xuất nấm ăn trên phạm vi cả nước. Phấn đấu đến năm 2010 Việt Nam sẽ sản xuất khoangr một triệu tấn nấm các loại, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng một triệu lao động. Công nghệ sinh học còn được ứng dụng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra còn có các chế phẩm công nghệ sinh học trong phân bón vi lượng và bảo vệ thực vật. 1.3. Quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất từng bước được đổi mới phù hợp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp hang hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia; phát huy mạnh mẽ vai trò kinh tế hộ, với 11,3 triệu hộ nông nghiệp, trong đó có 130 nghìn hộ phát triển theo hình thức kinh tế trang trại; đổi mới kinh tế hợp tác và hợp tác xã, với 5 959 hợp tác xã đã hoàn thành thủ tục chuyển đổi và 1 756 hợp tác xã thành lập mới theo Luật Hợp tác xã; đã hình thành 18 Tổng công ty Nhà nước để chi phối những khâu then chốt trong nông nghiệp; doanh nghiệp dân doanh phát triển mạnh trong tất cả các lĩnh vực góp phần tích cực phát triển kinh tế – xã hội nông thôn. Rõ ràng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển, và dĩ nhiên, quan hệ sản xuất cũng được xây dựng và hoàn thiện để phù hợp với lực lượng sản xuất đó. 1.4. Công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn bước đầu phục hồi và phát triển. Hiện nay cả nước có: 27% số hộ nông dân vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm ngành nghề phi nông nghiệp; 13% số hộ chuyên kinh doanh ngành nghề; có 40.500 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề ở nông thôn, trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 14,1%, hợp tác xã 5,8%, tư nhân 80,1%; hơn 1.000 làng nghề, trong đó 2/3 là làng nghề truyền thống. Năm 2000, tổng giá trị của các ngành nghề nông thôn đạt 40.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu gần 300 triệu USD và giải quyết việc làm cho hơn 10 triệu lao động. Hiện nay có hàng trăm cơ sở công nghiệp được xây dựng trên địa bàn nông thôn, trong đó chế biến nông, lâm, thuỷ sản chiếm 32,5%; sản xuất vật liệu xây dựng 30,9%, các cơ sở công nghiệp nhẹ 15%; điện-cơ khí 12,8%… Nhiều loại hình dịch vụ ở nông thôn phát triển nhanh như dịch vụ thương mại, tài chính, kỹ thuật nông nghiệp (giống, bảo vệ thực vật, thú y, tưới tiêu nước…), dịch vụ thông tin, văn hoá, giải trí… 1.5. Cơ sở hạ tầng của kinh tế – xã hội có bước phát triển mạnh mẽ. Thuỷ lợi: Hiện nay cả nước cú 8.265 cụng trỡnh cỏc loại, trong đú cú 754 hồ nước loai vừa và lớn (chưa kể hàng chục nghỡn hồ, đõp nhỏ); cú 1.017 đập dõng, 4.712 cống tưới, tiờu nước loại vừa và lớn, gần 2.000 trạm bơm điện cỏc loại. Tổng giỏ trị hiện tại vào khoảng 60.000 tỷ đồng. Hệ thống đường giao thụng nụng thụn phỏt triển nhanh chúng, băng cơ chế “Nhà nước và nhõn dõn cựng làm”. Từ 1991-1997 cả nước đó huy động 7.890,3 tỷ đồng đầu tư phỏt triển giao thụng nụng thụn (dõn đún gúp 4.485,8 tỷ đồng chiếm 56.85% và hơn 210 triệu ngày cụng), đó xõy dựng mới 26.599 km đường, 28.313 cầu cỏc loại. Hiện nay đó cú 22/61 tỉnh cú 100% đường ụ tụ tới trung tõm xó nhưng cũng cũn hơn 500 xó chưa cú đường ụ tụ đến xó. Hệ thống điện lưới quốc gia ngày càng lan toả vào cỏc vựng nụng thụn. Tổng cụng ty điện lực Việt Nam từ năm 1995 đến năm 1999 đó đầu tư 1.546,802 tỷ đồng cho phỏt triển mạng lưới điện nụng thụn, miền nỳi va hải đảo; đó xõy dựng 16.976 km đường dõy trung thế, 9536 trạm biến ỏp cú tổng dung lượng 718.858 KVA; 6.979 km đường dõy hạ thế ; cung cấp 249.178 cụng tơ điện cho 1.540.000 hộ. Năm 1998 79% số xó cú điện thoại, 99.8 số xó cú trường cấp I, 92% trạm y tế, 58% hộ nhà tốt, 52% hộ cú điện, 68% xó cú nước sạch, 77% xó cú trường cấp II. Đến cuối năm 1999, điện lưới quốc gia đó đến được tất cả cỏc tỉnh, 95.7% số huyện, 77.2% số xó và 68.1% số hộ trong cả nước. 1.6. Mức sống của nhân dân nông thôn từng bước được cải thiện Các hoạt động kinh tế nông thôn, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp tạo ra hầu hết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho phần lớn nhân dân. Theo Tổng cục thống kê, từ năm 1990 đến năm 1997, mặc dù trong lĩnh vực công nghiệp GDP tăng 12-14%/năm, nhưng chỉ tăng được 200 nghìn chỗ làm. Trong khi đó với mức tăng trưởng bình quân 4 – 5%/năm, lĩnh vực nông nghiệp tăng thêm tới 2,9 triệu chỗ làm cho nhân dân. Giai đoạn 1997 – 1998, lĩnh vực nông lâm ngư nghệp tạo ra công ăn việc làm cho hơn 66% lao động cả nước. Thu nhập danh nghĩa của người dân nông thôn tăng 12% một năm trong thời kì 1992 – 1993 đến 1997 – 1998, trong đó nông nghiệp đóng góp 81%. Trong những năm trước mắt, nông nghiệp tiếp tục là nguồn việc làm quan trọng cho phần lớn lao động tăng thêm hàng năm của nước ta. Thu nhập từ nông nghiệp trong thời gian qua có mức tăng nhanh hơn các nguồn thu nhập khác ở nông thôn vaf thực sự đóng góp quyết định cho việc cải thiện một bước đáng kể mức sống của cư dân nông thôn. Trong giai đoạn 1992/1993 – 1997/1998, mức tăng trưởng về thu nhập bình quân hộ nông thôn với nguồn đóng góp từ hoạt động nông nghiệp là 61%, so với mức tăng do đóng góp từ các nguồn thu phi nông nghiệp là 30,5%, các nguồn thu khác dường như không tăng đáng kể. Kết quả là tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong thu nhập hộ tăng từ 37 lên đến 47%, trong khi hoạt động phi nông nghiệp giữ tỷ lệ gần như không đổi, khoảng 19% và các nguồn thu khác giảm từ 44% xuống 34%. Tỷ lệ người sống dưới mức đói nghèo từ 58% năm 1993 đã giảm xuống 37% năm 1998. Song song với những cải thiện về kinh tế, đời sống chính trị ở nông thôn cungx trở nên dân chủ và tự do hơn. 2. Những hạn chế và khó khăn 2.1. Sức cạnh tranh của nông sản kém Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, qui mô tu lớn nhưng trình đọ tổ chức còn yếu kém, sản xuất phân tán manh mún, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, nên sức cạnh tranh và uy tín hàng hóa Việt Nam conf yếu, không xứng với khối lượng sản phẩm trên thị trường, tạo nên mâu thuấn giữa yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng, hiệu quả của sản xuất kinh doanh và cách thức tổ chức chỉ đạo thiên về khuyến khích tăng sản lượng. Có rất nhiều mặt hàng hiện nay cung đã vượt cầu trong nước và xuất khẩu là giải pháp duy nhất để nâng giá nông sản, tuy nhiên, chất lượng thấp, giá thành cao, qui cách và phẩm cấp không phù hợp thị hiếu tiêu dùng đang làm nông sản, lâm sản Việt Nam kém sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tổ chức tiêu thụ nông sản chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển sản xuất hàng hóa, xảy ra dư thừa, ứ đọng, người sản xuất, kinh doanh bị động trước biến động giá cả, chi phí buôn bán cao, ảnh hưởng xấu đến thu nhập và đời sống của người làm nghề nông. Cảnh kéo giá tiếp tục diễn biến bất lợi cho nông dân. Kinh doanh nông sản vẫn là ngành rủi ro cao, lợi nhuận thấp. Một trong những biểu hiện của yếu kém này là sự non yếu của lĩnh vực chế biến nông sản. Tỷ trọng nông sản được chế biến công ngiệp còn quá thấp, mới chỉ đạt 30% sản lượng mía, gần 60% chè, 5% rau quả, 1% thịt hơi, 25% sản phẩm thủy sản... Số lượng các cơ sở mới được xây dựng có máy móc, thiết bị tương đối hiện đại chưa nhiều. Phần lớn các cơ sở chế biến lúa gạo, chè, rau quả... được xây dựng đã lâu, thiết bị và quy trình công nghệ lạc hậu. Nhìn chung năng lực công nghiệp chế biến và công nghệ sau thu hoạch chưa theo kịp tốc độ phát triển sản xuất nguyên liệu và có khoảng cách xa so với yêu cầu về nâng cao chất lượng và hiệu quả nông san. Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đều được tiêu thụ dưới dạng thô hoác sơ chế. Công nghiệp chế biến nói chung và ngành, nghề công nghiệp nông thôn phát triển chậm. Một biểu hiện khác là công tác quản lý nhà nước vẫn nặng về cầm tay chỉ việc, lo đốc thúc tiến độ, qui mô sản xuất nhưng chưa chú ý đúng mức đến tạo dựng và duy trì một môi trường thuận lợi cho một nền sản xuất chất lượng và hiệu quả cao. Việc ban hành chính sách, tiêu chuẩn chất lượng chậm và thiếu, công tác tổ chức giám sát kỹ thuật, kiểm tra chất lượng thiếu và yếu, không huy động được sức mạnh toàn dân tham gia quản lý và giám sát. Bởi vậy tình trạng gian lận trong khai thác và buôn bán trái phép sinh vật hoang dã, làm hàng giả, kém vệ sinh, cân thiếu... Tình trạng tiêu cực trong các cơ quan công quyền chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát kỹ thuật có điều kiện tiếp tục tồn tại. Sản phẩm của ngành, nghề nông thôn chủ yếu phục vụ thị trường trong nước, chỉ có một phần hàng thủ công mỹ nghệ có tham gia xuất khẩu đạt giá trị cao. Nhìn chung mặt hàng đơn điệu, chất lượng thấp, mẫu mã bao bì kém. Cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp trong tương lai đã bát đầu và sẽ diễn ra quyết liệt ngay trong thị trường nội địa. Nhiều mặt hàng liên quan đên nông nghiệp mà Việt Nam có thể sản xuất được hiện vẫn vất vả đương đầu với hàng nhập như đường, muối, trứng, hoa quả, ván nhân tạo, bột giấy, máy nông nghiệp. 2.2. Cơ sở hạ tầng tuy phát triển nhưng vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Kết cấu hạ tâng nông thôn như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, và các kết cấu hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, ... còn thấp kém. Dịch vụ phục vụ sản xuất như thú y, sản xuất giống, tín dụng... và phục vụ đời sống như giáo dục, y tế, tư pháp, văn hóa, thể thao...còn rất thiếu và yếu. Còn vắng bóng các công trình phục vụ tiếp thị và thương mại như kho tàng, chợ bán buôn, cảng, thông tin thị trường. Nông thôn vẫn là địa bàn đầu tư kém thuận lợi và lợi nhuận thấp. Mức đầu tư hạn hẹp kéo dài làm kết cấu hạ tầng nông thôn kém phát triển, chất lượng các công trình thuỷ lợi còn thấp, chủ yếu phục vụ ngành trồng lúa, nhiều vùng, nhiều loại cây trồng còn thiếu nước tưới, việc sử dụng nước còn lãng phí, quản lý nước và công trình thuỷ lợi hiệu quả thấp. Hệ thống giao thông nông thôn còn thiếu thốn và lạc hậu ở nhiều vùng, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long, miền núi,... gây ách tắc về giao lưu hàng hóa và chia cắt vùng sản xuất với thị trường. 2.3. Khoa học kỹ thuật còn được ứng dụng với trình độ thấp. Mức độ cơ giới hóa và điện khí hóa trong nông nghiệp tăng chậm. 51% số hộ đã có điện để dùng nhưng điện sử dụng trong khu vực nông thôn mới chiếm gần 8,7% tổng sản lượng điện phát ra. ở nông thôn, điện dùng cho sản xuất còn ít, chủ yếu phục vụ bơm nước, các cơ sở chế biến và thắp sáng, chất lượng điện cho nông thôn kém. Trong nông nghiệp lao động thủ công vẫn phổ biến, trang bị cơ giới cho một hec ta gieo trồng mới khoảng dưới 25 mã lực. Tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu sản xuất nông nghiệp, chế biến mới đạt trên 30%, còn lại chủ yếu do lao động thủ công đảm nhiêm. Các viện nghiên cứu và trường đại học được đầu tư thấp, phối hợp hoạt động kém. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, tổng chi phí cho một cán bộ nghiên cứu của Việt Nam một năm chỉ bằng 9% suất đầu tư của Indonesia và Thái Lan, 2,5% suất đầu tư của Malaysia. Với mức đầu tư quá ít cho khoa học hiện nay, thì phần chi cho đề tài chỉ còn 37%. Thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất lạc hậu, cũ kỹ, thông tin khoa học ít ỏi, trình độ cán bộ thấp dần và mất dần nhân tài. Công tác thông tin khoa học còn yếu kém. Nguồn tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới chưa được thu thập, phân tích và chuyển giao đầy đủ, kịp thời cho người sản xuất. Trình độ áp dụng thành tựu cách mạng sinh học thấp. Trừ một vài loại sản phẩm như cà phê, lúa, bắp, phần lớn các cây trồng, vật nuôi năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém. Nhiều loại sản phẩm dù Việt Nam có tiềm năng, nhưng sự thua kém về khoa học kỹ thuật làm cho hàng hóa kém khả năng cạnh tranh. Nghiên cứu khoa học yếu, đầu tư áp dụng công nghệ mới cũng rất kém. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở và hộ ngành, nghề ở nông thôn rất thấp, chỉ có 18,6% các cơ sở có nhà xưởng kiên cố; 85% có sử dụng điện; 37% công việc được cơ khí hóa, còn 63% làm bằng tay. Vốn của các cơ sở có 370 triệu đồng, một hộ chuyên: 36 triệu đồng, một hộ kiêm: 19 triệu đồng, trong đó, vốn vay chiếm khoảng 20%. 2.4. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm chạp Mặc dù trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp đã đa dạng và từng bước đổi mới cơ cấu, tuy nhiên quá trình chuyển đổi diễn ra chậm. Chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp trong sản xuất nông nghiệp và chưa trở thành ngành chính. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn phát triển rất chậm. Nhà nước vẫn chiếm hơn 70% trong cơ cấu kinh tế. Sự gắn bó giữa kinh tế nông thôn với kinh tế đô thị về lao động, thu nhập, đầu tư chưa đủ mạnh để thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn. Tại những vùng sâu, vùng xa phổ biến vẫn là kinh tế thuần nông. 2.5. Khai thác chưa đầy đủ các tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội Mặc dù sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục được đẩy mạnh song nước ta vẫn còn hàng chục hec ta đất và mặt nước hoang hóa, nhiều khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa được khai thác hết các tiềm năng. Đặc biệt nguồn lao động không được khai thác đầy đủ dẫn đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn cao. Dân số Việt Nam hiện có khoảng trên 80 triệu người và từ nay đến năm 2010, hàng năm có hơn 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động cần có việc làm. Trong 30 triệu lao động nông thôn có tới hơn 85% không có chuyên môn kỹ thuật và 28% không có hoặc thiếu việc làm. Số lao động dôi dư tiếp tục tăng nhanh hơn mức tăng việc làm. Tay nghề và trình độ kỹ năng lao động nông thôn thấp. Nông thôn thừa lao động, thiếu chất xám, trí thức không muốn về nông thôn làm việc. 2.6. Môi trường sinh thái có chiều hướng suy thoái đáng lo ngại Phương thức tăng trưởng theo chiều rộng hiện đang khai thác các tài nguyên tự nhiên đến mức giới hạn. Hiện nay bình quân một hộ nông nghiệp chỉ hơn 5 000 m2 đất nông nghiệp, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng: 2277 m2. Qui mô sản xuất manh mún như vậy chỉ phù hợp với smanh mún như vậy chỉ phù hợp với sản xuất lao động thủ công, nhất là ở đồng bằng sông Hồng và miền Trung. Nước tưới sinh hoạt cũng bị khai thác nhiều và sử dụng lãng phí. Các địa phương đầu nguồn, gần nguồn được hưởng lợi tối đa của các công trình thuỷ lợi, đã lựa chọn mọi phương hướng sử dụng đất tiêu tốn nhiều nước và tăng vụ đến mức tối đa trong khi nhiều vùng xa nguồn hoặc ở hạ lưu thiếu cả nước sinh hoạt trong mùa khô. Nguồn lợi thủy sản cạn kiệt do cách khai thác tận diệt bằng thuốc nổ, hóa chất độc, rà điện hoặc dùng lưới quét mắt nhỏ ven bờ đang làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng xấu môi trường sinh thái. Việt Nam có 19,6 triệu hec ta đất lâm nghiệp, chiếm 2/3 diện tích tự nhiên cả nước, nếu như năm 1943 diện tích rừng tự nhiên là 14 triệu hec ta, chiếm 48% tổng diện tích thì hiện nay diện tích rừng chỉ còn hơn 9 triệu hec ta, chiếm khoảng 28% - 33% tổng diện tích. Trong 1 triệu hec ta rừng tự nhiên thì 56% là rừng nghèo kiệt. Hơn 10 triệu hec ta đất hiện chỉ còn đồi núi trọc. Nuôi tôm tràn lan xâm hại sinh cảnh đất ngập nước ven biển rộng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích cà phê tăng lên nhanh chóng ở Tây Nguyên kéo theo tình trạng phá rừng nghiêm trọng trên những khu vực đất dốc hoặc không có đủ nguồn nước tưới. Những tàn phá vô ý thức tương tự làm cho tình hình diễn biến thời tiết và thiên tai trở nên rất phức tạp và nghêm trọng trong thời gian gần đây. 2.7. Thu nhập ở nông thôn tăng chậm, khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị tiếp tục tăng Mặc dù sản xuất nông nghiệp tăng liên tục nhưng thu nhập của nông dân tăng rất chậm so với mức tăng sản lượng. Cuộc Điều tra Mức sống dân cư Việt Nam 1997 – 1998 cho thấy thu nhập bình quân thực của người nông thôn chỉ bằng 35% so với mức thu trung bình ở thành thị, trong đó thu nhập bình quân của dân nông thôn ở Miền núi phía Bắc còn thấp hơn mức trung bình của cư dân nông thôn 16%. GDP đầu người ở nông thôn chưa bằng một nửa thu nhập bình quân của cả nước. Chênh lệch thu nhập của nông dân rất thấp làm khả năng tiêu dùng của nông dân thấp khiến cho nông thôn bao la chưa trở thành thị trường đáng kể cho kinh tế đô thị. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Theo các tiêu chí đánh giá cũ thì năm 1999 còn 13,3%, năm 2000 còn 11,4%, trong đó ở nông thôn năm 1999 còn gần 16%, năm 2000 còn 14,3% hộ nghèo. Cuộc sống của nhân dân vùng sâu, vùng xa, miền núi vẫn rất khó khăn. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều cố gắng và đã đạt được kết quả to lớn, tới nay vẫn còn khoảng 2,5 triệu người thuộc 52 dân tộc trong điều kiện vận động định canh, định cư, trong đó có 10 vạn hộ đặc biệt khó khăn. Hàng năm vẫn còn 30 vạn hộ thường xuyên bị đói, 40 vạn hộ du canh, du cư. II - Giải pháp tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam 1. Quan điểm và mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam 1.1. Những quan điểm về dẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hóa quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao; bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Dựa trên nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc; phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hóa, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn. Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của người dân nông thôn, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa và thuần phong mỹ tục. Kết hợp chặt chẽ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với xây dựng tiềm năng và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trạn an ninh nhân dân, thể hiện trong chiến lược, quy hoach, dự án phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các ngành, các địa phương. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, ổn định dân cư ccs vùng xung yếu, vùng biên giới, cửa khẩu, hải đảo phù hợp với chiến lược an ninh quốc gia. 1.2. Mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Mục tiêu tổng quát và lâu dài của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất , chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bừng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại. Từ nay đến hết năm 2010 tập trung mọi nguồn lực để thực hiện một bước cơ bản mục tiêu tổng quát và lâu dài đó. 2. Những chủ trương lớn nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghị quyết Trung ương 5 nêu 4 nhóm chủ trương lớn nhằm đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2001 – 2010). 2.1. Phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. 2.1.1.Về nông nghiệp. a. Định hướng chung - Bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, giá thành hạ, gắn với chế biến và tiêu thụ. - Phát triển sản xuất và chế biến các loại nông sản xuất khẩu có lợi thế của từng cùng, với quy mô hợp lý; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đối với những mặt hàng đang còn nhập như ngô, đạu tương, thuốc lá, dầu ăn, sữa, bột giấy…nhưng nước ta có đIều kiện sản xuất có hiệu quả cần bố trí sản xuất hợp lý ở các vùng để từng bước thay thế nhập khẩu. b. Chủ trương đối với từng ngành cụ thể: Đối với cây lương thực: Xây dựng các vùng sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng; vùng ngô ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, trung du, miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long nhằm tạo ra vùng sản xuất lương thực tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, công nghệ chế biến và nhu cầu thị trường. Đối với một số địa phương miền núi dân cư phân tán, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, kết cấu hạ tầng yếu kém, đIều kiện vận chuyển, cung ứng lương thực gặp nhiều khó khăn nhưng có đIều kiện sản xuất lương thực thì Nhà nước ưu tiên đầu tư thuỷ lợi nhỏ, xây dựng ruộng bậc thang và hỗ trợ giống tốt để đồng bào sản xuất lúa, màu, bảo đảm ổn định đời sống. Đối với cây công nghiệp, rau quả: Hình thành các vùng sản xuất các loại cây công nghiệp, rau, hoa quả; ứng dụng công nghệ sinh học trong việc chọn, tạo, nhân giống kết hợp với nhập khẩu giống và công nghệ để sản xuất giống có năng suất, chất lượng cao; thực hiện cơ giới hoá các khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản; trước hết là các khâu lao động nặng nhọc, độc hại, thời vụ khẩn trương, phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu. Đối với ngành chăn nuôi: Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chủ yếu theo hình thức trang trại với quy mô phù hợp, hình thành các vúng sản xuất hàng hoá tập trung, an toàn dịch bệnh. Nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi có trang bị hiện đại đạt yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhà nước ưu tiên đầu tư và có chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất giống, thức ăn công nghiệp, thú y và kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo chủ động khống chế dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc. Công nghiệp hoá khâu giết mổ, chế biến thịt, sữa bảo đảm yêu cầu an toàn thực phẩm. Đối với ngành lâm nghiệp: Tập trung bảo vệ vốn rừng hiện có 10,9 triệu ha và làm giầu rừng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Tiến hành quy hoạch để hình thành các vùng nguyên liệu gắn với các cơ sở chế biến; ứng dụng công nghệ nuôI cấy mô, hom và những phương pháp nhân giống tiên tiến khác; cung ứng đủ giống có chất lượng cho trồng rừng. Có chính sách để người trồng, chăm sóc rừng bảo đảm được cuộc sống và làm giàu từ nghề rừng; khuyến khích các hộ nông dân, các nông trường mua máy móc, thiết bị, thực hiện cơ giới hoá, các khâu trồng, khai thác, vận chuyển và chế biến gỗ, lâm sản; phát triển các cơ sở sản xuất giấy, bột giấy, ván nhân tạo, đồ gia dụng và thủ công mỹ nghệ bằng gỗ. Đối với thuỷ sản: Đầu tư đồng bộ cho chương trình nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản gắn với chế biến hiện đại, boả đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà nước hỗ trợ, quy hoạch, hướng dẫn nông dân khai thác tốt diện tích mặt nước, bao gồm cả một số diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi để nuôi trồng thuỷ sản, phát triển các hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và nuôi sinh thái phù hợp với đIều kiện tự nhiên ở vùng nước biển, nước lợ, nước ngọt; tổ chức sản xuất và cung cấp giống tốt, phòng chống các loại bệnh, đảm bảo cho nông dân nuôI trồng có hiệu quả. Đối với ngành muối: Quy hoạch và từng bước đầu tư hiện đại hoá các đồng muối, sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, để đạt năng suất và chất lượng cao, giá thành hạ; nâng cao năng lực chế biến muối,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35677.doc
Tài liệu liên quan