Đề án Công ty cổ phần và vai trò của nó trong phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I.LÝ LUẬN CHUNG VỀCÔNG TY CỔPHẦN

I. Khái niệm, sựhình thành và phát triển của công ty cổphần 2

II. Vai trò của công ty cổphần trong nền kinh tếnước ta hiện nay 6

CHƯƠNG II. VAI TRÒ CỦA CÔNG TY CỔPHẦN ĐỐI VỚI

PHÁT TRIỂN KINH TẾ ỞNƯỚC TA HIỆN NAY

I. Quá trình hình thành công ty cổphần ởViệt Nam 9

II. Vai trò công ty cổphần trong nền kinh tếnước ta hiện nay 12

III. Thực trạng quá trình cổphần hoá ởViệt Nam 13

CHƯƠNG III. MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ

TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CỔPHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP

I. Các yếu tốkhó khăn và cản trởquá trình hình thành

và cổphần hoá doanh nghiệp ởViệt Nam 19

II. Các giải pháp và kiến nghị 19

KẾT LUẬN

pdf28 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Công ty cổ phần và vai trò của nó trong phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột cơ chế phân bổ rủi ro đặc thù đã hạn chế được những tác động tiêu cực về kinh tế xã hội khi một doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng. Chế độ đã hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại của rủi ro thua lỗ. Vốn tự có của công ty huy động thông qua việc phát hành cổ phiếu là vốn của nhiều cổ đông do đó san sẻ rủi ro cho nhiều cổ đông. Nhờ vậy khi công ty cổ phần phá sản hậu quả về mặt kinh tế xã hội được hạn chế ở mức thấp nhất. Cách thức huy động vốn của công ty cổ phần đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tài chính có thể mua cổ phiếu, trái phiếu ở các công Đề án kinh tế chính trị 9 ty ở nhiều ngành khác nhau nên giảm bớt được tổn thất khi công ty bị phá sản so với việc đầu tư vào một công ty. Cơ chế phân bổ rủi ro này đã tạo điều kiện cho những người có vốn mạnh dạn đầu tư vào một công ty làm cho nền kinh tế phát triển và có xu hướng ổn định hơn. - Việc phát hành chứng khoán của công ty cổ phần cùng với việc chuyển nhượng mua bán chứng khoán đến một mức độ nhất định sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời của thị trường chứng khoán – trái tim của thị trường vốn. Ý nghĩa căn bản của thị trường chứng khoán là ở chỗ : Đó là nơi các nhà kinh doanh có thể tìm kiếm được nguồn tài trợ cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, là nơi khai thông các nguồn tiết kiệm của những người tích luỹ đến các nhà đầu tư, là cơ chế phân bổ các nguồn vốn đầu tư phù hợp với yêu cầu của một nền kinh tế thị trường, và còn là cơ sở quan trọng để Nhà nước qua đó sử dụng các chính sách tiền tệ can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu lựa chọn - Công ty cổ phần đảm bảo sự tham gia của đông đảo của công chúng, lại có cơ cấu tổ chức quản lý chắt chẽ, phân định rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh nên đã tạo điều kiện cho người lao động tham gia quản lý công ty một cách thực sự, sử dụng được những giám đốc tài năng, đảm bảo được quyền lợi, lợi ích và trách nhiêm của chủ sở hữu, đẩy nhanh quá trình phân công lao động xã hội, thực hiện tốt nguyên tắc " ai giỏi nghề gì làm nghề ấy " giúp mọi người được làm việc ở vị trí thích hợp để có thể phát huy hết tài năng sáng tạo vốn có của mình - Công ty cổ phần là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh thủ sự tham gia đầu tư của nước ngoài. Với một nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển thì việc đó thu hút nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý thông qua liên doanh liên kết với nước ngoài là vô cùng cần thiết để phát triển kinh tế trong nước Đề án kinh tế chính trị 10 CHƯƠNG II VAI TRÒ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM 1. Quá trình hình thành là tất yếu khách quan. Công ty cổ phần là hình thức kinh tế mới xuất hiện khi nước ta chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần. Sự hình thành công ty cổ phần ở nước ta là một thực tế khách quan, một xu hướng tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước la phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy nước ta cần phải hình thành công ty cổ phần dựa trên một số căn cứ sau : 1.1. Sự hạn chế và kém hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp Nhà nước. Trong thời gian 10 năm đổi mới một số doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không hiệu quả còn nhiều hạn chế. Nằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doang nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước. Động lực lợi ích là mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp, của người có vốn cũng như người lao động. Nó là cơ sở bên trong thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đòi hỏi phải tìm đến một hình thức kinh tế thích hợp là công ty cổ phần bởi trong công ty cổ phần quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản được phân tách rõ ràng nên cơ chế phân phối lợi ích được giải quyết tương đối ổn thoả. 1.2 Nhu cầu cải cách hệ thống DNNN để nâng cao vai trò chủ đạo của Kinh tế Nhà nước. Hiện nay khu vực DNNN kinh doanh với hiệu quả rất kém ( Chiếm 70% tổng số vốn của nền kinh tế xong chỉ tạo ra 40% GDP ). Vì vậy việc cải cách hệ thống DNNN theo hướng đa dạng hoá sở hữu, cải tiến quản lý và nâng cao hiệu quả là cấp bách hơn bao giờ hết, bởi có như thế DNNN mới vươn lên giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo cho các thành phần kinh tế khác đi theo quỹ đạo XHCN, ổn định chính trị – xã hội và vững bước đi lên XHCN. Một trong những biện pháp cải cách DNNN hiện nay ở Việt nam là cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Như vậy quá trình hình thành công ty cổ phần từ cổ phần hoá DNNN là xu hướng tất yếu hiện nay. 1.3. Nhu cầu huy động vốn của các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH Đất nước. Đặc biệt của cơ chế huy động vốn của công ty cổ phần là có thể thu hút các nguồn vốn quy mô lớn của các ngân hàng đến các nguồn vốn vô cùng nhỏ của các tầng lớp dân cư. Cơ chế huy động vốn của công ty cổ phần ở trình độ xã hội hoá rất cao so với huy động vốn của ngân hàng, đây là cách huy động vốn tiên tiến nhất phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện đại. Đề án kinh tế chính trị 11 1.4. Sự hình thành công ty cổ phần là sự phát triển hợp với xu thế thời đại Hiện nay xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã diễn ra ở mọi nước trên thế giới . Trong bối cảnh đó, sự giao lưu, hoà nhập, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia là tất yếu khách quan. Một trong các hình thức liên kết kinh tế giữa các quốc gia dưới hình thức góp vốn kinh doanh là công ty cổ phần vì đây là hình thức kinh tế có trình độ xã hội hoá rất cao, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quốc tế hoá đời sống kinh tế của nhiều quốc gia. 2. Quá trình hình thành công ty cổ phần ở Việt nam Trong lịch sử hình thành và phát triển có hai phương pháp để thành lập các công ty cổ phần đó là thành lập mới các công ty cổ phần và cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đã có. Do nền kinh tế Việt nam hiện nay có những đặc điểm cụ thể, riêng biệt so với các các nước khác trên thế giới nên việc thành lập mới các công ty cổ phần không được chú trọng phát triển. Hiện nay ở Việt nam, kinh tế quốc doanh đang nắm vai trò chủ đạo, hiện có 7500 doanh nghiệp nhà nước, nắm giữ khoảng 80% tài sản quốc gia, 90% lao động lành nghề và cán bộ khoa học kỹ thuật, 95% tín dụng nhà nước. Nhưng có đến 20% -30% doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, ngoài ra đây còn là khu vực có rất nnhiều tiêu cực như lãng phí , quân liêu làm thất thoát tài sản ... Mục tiêu cải cách hệ thống DNNN đẻ nâng cao vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế quốc dân đã và đang được đề ra một cách bức bách. Chính việc cải cách hệ thống DNNN bằng cách cổ phần hoá là con đường khả thi và có hiệu quả nhất đang được Đảng và Nhà nước ta quán triệt nên chúng ta chỉ tập chung đi sâu vào việc hình thành các công ty cổ phần bằng cách cổ hoá các DNNN. Việc cổ phần hoá các DNNN được tiến hành theo ba phương thức sau: một là giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp và phát hành cổ phiếu theo quy định nhằm thu hút vốn để phát triển , hai là bán một phần hiện có của doanh nghiệp, ba là tách một bộ phận của doanh nghiệp đã đủ điều kiện cổ phần hoá. Từ tháng 11năm 1987 trong Quyết định 217 của HĐBT Chính phủ đã xác định chủ trương thí điểm bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên các DNNN. Song phải sang đầu những năm 1990 , chủ trương này mới thực sự được triển khai trong thực tế. Có thể chia quá trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta thành ba giai đoạn sau đây: Giai đoạn thí điểm (1992-1995) : Thực hiện chỉ thị 202/ CT ngày 8/6/1992 của chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về thí điểm chuyển một số doanh nghiệp thành công ty cổ phần và chỉ thị số 84/TTg ngày 4/3/1993 về xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với DNNN. Trong bước đầu hoạt động , các công ty cổ phần mới thành lập này đều thu được những kết quả sản xuất kinh doanh khả quan . Giai đoạn mở rộng cổ phần hoá (từ tháng 5/1996 đến tháng 6/1998): Từ kết quả thí điểm của giai đoạn trước, ngày7/5/1996 Chính phủ đã ban hành Đề án kinh tế chính trị 12 nghị định 28/CP về chuyển đổi một số DNNN thành công ty cổ phần. Nghị định này đã tạo nên khuôn khổ pháp lý đầy đủ để tiến hành cổ phần hoá DNNN , công tác cổ phần hoá được các cấp các ngành quan tâm hơn . Giai đoạn đẩy mạnh cổ phần hoá (từ tháng6\1998): Nghị định 44/CP ngày 29/06/1998 đã thay thế nghị định 28/CP với tinh thần tạo đông lực mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp và người lao đọng làm ở các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá, đơn giản hoá các thủ tục chuyển sang công ty cổ phần. Trong bước đầu hoạt động , các công ty cổ phần đều phát triển được sản xuất kinh doanh , không những đảm bao được việc làm mà còn thu hút thêm lao động, thu nhập của người lao động được nâng cao . 3. Các loại công ty cổ phần ở Việt Nam Loại công ty cổ phần đầu tiên chúng ta đề cập đến đó là công ty cổ phần quốc doanh . Đây là một giải pháp để khắc phục khuyết tật của hình thức sở hữu nhà nước và tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý trong khu vực quốc doanh. Công ty cổ phần quốc doanh gồm nhiều chủ sở hữu : Nhà nước, những người lao động trực tiếp trong công ty cổ phần , các cá nhân và các tổ chức khác Một đặc điểm quan trọng là nhà nước nắm giữ cổ phần khống chế để chi phối các hoạt động của các công ty cổ phần do đó được gọi là các công ty cổ phần quốc doanh. Người thay mặt nhà nước với tư cách là một cổ đông trong Hội đồng quản trị có vai trò, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng hơn so với vai trò chủ sở hữu gắn với bộ máy Nhà nước và viên chức Nhà nước. Ngoài ra do cũng là công ty cổ phần nên nó có đầy đủ các vai trò , đặc điểm của công ty cổ phần đã nêu . Loại công ty cổ phần thứ hai là công ty cổ phần liên doanh với nước ngoài. Chúng ta đều biết rằng công ty cổ phần là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh thủ đầu tư của nước ngoài. Do đó với một nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay, sự ra đời của công ty cổ phần liên doanh với nước ngoài đặc biệt quan trọng. Điểm khác cơ bản của loại hình công ty cổ phần này sovới công ty cổ phần quốc doanh đó là sự tham gia của các cá nhân, tổ chức nước ngoài vào mọi bộ phận của công ty. Mặc dù vậy. do nước ta dịnh hướng phát triển một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước nên trong các công ty cổ phần loại này chủ yếu vẫn là Nhà nước nắm cổ phiếu khống chế. Loại công ty cổ phần thứ ba : là công ty cổ phần 100% vốn nước ngoài. Đó là những công ty cổ phần do các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài lập nên ở Việt nam. Cũng có thể là một công ty cổ phần liên doanh với nước ngoài nhưng sau một thời gian làm ăn, các cá nhân hoặc tổ chức kinh tế nước ngoài dần dần nắm được toàn bộ số cổ phiếu của công ty . Ta cũng cần phân biệt được công ty cổ phần với công ty hợp doanh và công ty trách nhiệm hữu hạn – hai loại công ty này đang tồn tại khá phổ biến ở Việt Nam. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa chúng đó là công ty hợp danh và công ty TNHH nhiêù thành viên không được phát hành cổ phiếu và trái phiếu trong quá trình kinh doanh. Trong trường hợp thiếu vốn thì công ty chỉ Đề án kinh tế chính trị 13 có thể huy động các cổ đông góp thêm mà thôi . Việc đóng góp này do Đại hội cổ đông quyết định. Đề án kinh tế chính trị 14 II. VAI TRÒ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY Công ty cổ phần ra đời và phát triển khá sớm ở các nước tư bản chủ nghĩa, đối với nước ta công ty cổ phần xuất hiện muộn hơn nhiều. Chỉ từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với việc thực hiện chủ trương đổi mới quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta mới bắt đầu xuất hiện một số công ty cổ phần với quy mô nhỏ bé, trình độ thấp và đang trong giai đoạn sơ khai. Từ đó đến nay công ty cổ phần phát triển tương đối mạnh mẽ và đã khẳng định được vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế Việt Nam Ở nước ta điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế là cần phải huy động được nguồn vốn lớn. Huy động vốn trong nhân dân vừa là giải pháp cấp bách vừa là giải pháp cơ bản trong chiến lược tạo vốn cho từng doanh nghiệp hiện nay. Điều này chỉ thực hiện được thông qua công ty cổ phần. Bởi vì so với công ty cổ phần thì hai hình thức huy động vốn chủ yếu ở nước ta hiện nay là hệ thống quỹ tiết kiệm và tín phiếu kho bạc còn nhiều nhược điểm ( cả với người gửi và người đi vay ). Thứ nhất, nếu huy động vốn qua hệ thống tiết kiệm, tín dụng thì chi phí và lãi suất cao gây khó khăn cho người sử dụng vốn vì phải thông qua nhiều khâu chi phí nghiệp vụ và lợi tức tăng lên. Huy động vốn thông qua công ty cổ phần giảm được chi phí không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng vốn cũng như bảo vệ quyền lợi người có vốn. Thứ hai, gửi tiền vào quỹ tiết kiệm hoặc mua tín phiếu tuy có lãi suất ổn định, hạn chế phần nào rủi ro nhưng người có vốn hoàn toàn mất khả năng chi phối việc sử dụng vốn, không được hưởng những may mắn của việc sử dụng đồng vốn đó. Khi mua cổ phiếu, tuy phải chịu sự rủi ro ở mức độ nhất định nhưng lại được hưởng may mắn mà lúc nào cũng có trong thương trường. Hơn nữa các cổ đông lại có quyền lực trong Đại hội cổ đông và khi điều kiện cùng khả năng cho phép họ có thể được bầu vào các cơ quan lãnh đạo của công ty. Do đó việc mua cổ phiếu hấp dẫn hơn Ngoài ra công ty cổ phần còn là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh thủ sự đầu tư của nước ngoài. Nước ta hiện nay đang cần thiết thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho sự nghiệp phát triển kinh tế, hình thức liên doanh góp vốn cổ phần với nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có đủ sức mạnh về mọi mặt vốn, tiềm lực vật chất kỹ thuật, năng lực quản lý Hệ thống DNNN ở nước ta hiện nay đang hoạt động kém hiệu quả một phần vì không xác định rõ ai là chủ sở hữu đích thực. Đây là nguyên nhân gây ra sự lãnh đạm, thiếu trách nhiệm ,thiếu kỷ cương, kỷ luật của người lao động, sự giảm sút về năng suất, chất lượng và hiệu quả, thiếu minh bạch trong phân phối thu nhập. Còn trong công ty cổ phần quyền sở hữu và quyền sử dụng được xác định rõ ràng nên cơ chế phân phối lợi ích được giải quyết thoả đáng. Lợi ích của người lao động và người có vốn gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh của công ty nên trở thành động lực cơ sở bên trong thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Đề án kinh tế chính trị 15 Hiện nay quá trình cổ phần hoá ở nước ta đang được triển khai khá mạnh mẽ. Việc hình thành công ty cổ phần thông qua cổ phần hoá góp phần nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước bởi chỉ có thế mới nâng cao được hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước. Hơn nữa Nhà nước với hình thức tham dự cổ phần của mình có thể nhanh chóng can thiệp nhằm điều chỉnh cơ cấu kinh tế thúc đẩy sự phát triển và điều tiết thị trường một cách có hiệu quả Công ty cổ phần ra đời còn góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Tháng 7 năm 1998 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Đồng thời với việc ban hành nghị định 48 /1998 /NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Chính phủ đã ký quyết định số 127 /1998 /QĐ-TTg về thành lập hai Trung tâm Giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, phát đi hiệu lệnh khởi động thị ttrường chứng khoán. Thông qua thị trường chứng khoán, các nhà kinh doanh có thể huy động mọi nguồn tiết kiệm trong dân cư. Nó là cơ sở quan trọng để Nhà nước thông qua đó sử dụng các chính sách tiền tệ can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu đã lựa chọn. Thiếu thị trường chứng khoán sẽ không có nền kinh tế thị trường phát triển. Song sự ra đời của nó không phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người mà là kết qủa của sự phát triển chung về kinh tế xã hội, trong đó sự ra đời và phát triển, hoạt động một cách hoàn hảo của các công ty cổ phần giữ vai trò quyết định. III. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ Ở VIỆT NAM. Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước được bắt đầu thí điểm từ cuối năm 1991. Quá trình cổ phần hoá ở nước ta về cơ bản có thể chia làm hai giai đoạn: 1. Thời kỳ thí điểm cổ phần hoá (6/1992 đến hết năm 1996) Thực hiện Quyết định số 202/CT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc tiếp tục thí điểm chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, các Bộ, ngành đã hướng dẫn doanh nghiệp nhà nước đăng ký thực hiện thí điểm chuyển sang công ty cổ phần. Trên cơ sở số lượng doanh nghiệp nhà nước đã đăng ký, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) đã chọn 7 doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ chỉ đạo thí điểm chuyển thành công ty cổ phần, đó là: 1. Nhà máy xà phòng Việt Nam (Bộ công nghiệp) 2. Nhà máy diêm Thống nhất (Bộ công nghiệp) 3. Xí nghiệp nguyên vật liệu chế biến thức ăn gia súc Hà Nội (Bộ Nông nghiệp). 4. Xí nghiệp Chế biến gỗ Lạng Long Bình (Bộ nông nghiệp), 5. Công ty Vật tư Tổng hợp Hải Hưng (Bộ Thương mại). 6. Xí nghiệp Sản xuất Bao bì (Thành phố Hà Nội). Đề án kinh tế chính trị 16 7. Xí nghiệp Dệt da may Lagamex (Thành phố Hồ Chí Minh). Sau một thời gian làm thử, 7 DNNN được Chính phủ chọn làm thí điểm đều xin rút lui, hoặc không đủ điều kiện để tiến hành cổ phần hoá như Lagamex, nhà máy Xà phòng Việt Nam... Hơn 30 doanh nghiệp đã đăng ký với Bộ tài chính để thí điểm thực hiện cổ phần hoá và 3 doanh nghiệp nhà nước xin chuyển thành công ty TNHH theo chỉ thị 84/TTg. Có 5 doanh nghiệp nhà nước được phép chuyển sang công ty cổ phần, đó là: 1. Công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển (thuộc Bộ giao thông). 2. Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (TP Hồ Chí Minh) 3. Công ty cổ phần giầy Hiệp An ( Bộ Công nghiệp). 4. Công ty cổ phần Chế biến hàng Xuất khẩu Long An (Tỉnh Long An) 5. Công ty cổ phần Chế biến Thức ăn Gia súc (Bộ công nghiệp). Trong một thời gian thực hiện thí điểm cổ phần hoá, tuy số lượng các doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần còn ít song giai đoạn thí điểm đã đem lại một số kết quả đáng chú ý: • Quá trình thí điểm cổ phần hoá đã huy động được một lượng vốn quan trọng trong nhân dân. Qua bán cổ phiếu, nhà nước đã thu được 14,165 tỷ đồng tiền mặt nộp vào Ngân sách. Đây là số vốn quan trọng làm tăng tài sản thuộc sở hữu Nhà nước để đầu tư vào chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống DNNN • Tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, 100% cán bộ công nhân viên tham gia mua cổ phiếu. Khi người lao động có vốn trong công ty, lợi ích của họ gắn với lợi ích công ty vì vậy họ làm việc với trách nhiệm cao vì quyền lợi của mình. Mặt khác họ cũng yêu cầu Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành phải chỉ đạo và tổ chức để công ty hoạt động có hiệu quả. • Hiệu quả của các công ty này tăng lên rõ rệt. Các chỉ tiêu kinh tế như doanh thu tăng bình quân 56,9%/năm; lợi nhuận tăng 70,2%; nộp Ngân sách tăng 89%/năm; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 14,10%. • Vốn của các doanh nghiệp này tăng lên đáng kể. Tính bình quân vốn của các doanh nghiệp mỗi năm tăng 45%. • Người lao động trong các doanh nghiệp này tăng 46,8%, thu nhập của người lao động tăng 20%/năm. • Nhà nước vẫn giữ được vai trò lãnh đạo doanh nghiệp nhờ duy trì tỷ lệ cổ phiếu chi phối, giám sát các hoạt động bằng luật pháp và nội dung các điều lệ hoạt động phù hợp với quy định của Nhà nước. Tính đến hết thời gian thí điểm cổ phần hoá (hết năm 1996) tổng số doanh nghiệp nhà nước được chuyển sang công ty cổ phần là 12 doanh Đề án kinh tế chính trị 17 nghiệp. Dưới đây là danh sách các doanh nghiệp và một số chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp đó sau thời gian cổ phần hoá. Công ty đại lý liên hiệp vận chuyển GEMADEPT Trước CPH Sau CPH Chỉ tiêu Đơn vị 1992 1993 1994 1995 1996 1. Doanh thu Tr. đồng 11.120 16.530 24.134 47.538 65.046 2. Nộp NS Tr.đồng 3.336 3.750 8.700 16.530 25.117 3. Lãi Tr. đồng 3.400 3.700 8.800 15.200 23.000 4. Thu nhập bình quân người/tháng 1000 đồng 850 900 1.200 1.400 2.000 5. Lao động Người 56 320 (Nguồn: Ban cổ phần hoá Bộ Tài chính.) Công ty đại lý Liên hiệp vận chuyển chuyển làm dịch vụ vận chuyển từ kho của người gửi đến kho cuả người nhận bằng các phương tiện đường bộ, đường thuỷ, đường biển tới các cảng quốc tế. Công ty là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ở nước ta được tiến hành thí điểm cổ phần hoá. Doanh nghiệp này được chính thức chuyển sang công ty cổ phần vào ngày 01/07/1993. Tổng số vốn điều lệ của công ty sau cổ phần hoá là 6.207.655.000 đồng được chia thành 31.038 cổ phiếu với mệnh giá 200.000; trong đó tỷ lệ cổ phần của nhà nước là 18%, của cán bộ công nhân viên chức trong công ty là 77%, của cổ đông ngoài là 5%. Sau 3 năm hoạt động kể từ ngày chuyển sang công ty cổ phần, số lao động của công ty tăng từ 56 người (năm 1993) lên 320 người (năm 1996). Doanh thu năm 1996 tăng gấp gần 4 lần so với năm 1993, nộp ngân sách của công ty cũng tăng từ 3.750 (1993) lên 25.117 (1996) tức khoảng 6,6 lần, thu nhập người lao động tăng từ 900.000 (năm 1993) lên 2. 000.000 (năm 1996). Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) được thành lập năm 1987 trên cơ sở công ty liên hợp Thiết bị lạnh trực thuộc Sở công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Ngay từ khi mới thành lập, công ty đã tổ chức lại bộ máy gọn nhẹ, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán duy nhất, năng động trong quản lý sản xuất kinh doanh. Công ty đã mạnh dạn nhập các thiết bị lạnh với phương thức trả chậm, tiêu thụ nhanh hàng nhập, thanh toán kịp thời và đầy đủ phần nợ trả chậm cho bên nước ngoài. Cũng chính từ thành công trong hoạt động ngoại thương, tích tụ và tập trung tư bản được hình thành, công ty đã thành lập 2 công ty liên doanh: Công ty liên doanh CERVICO (liên doanh với công ty MEKONG - một công ty Việt kiều ở Đức) nhằm lắp ráp thiết bị lạnh trong nước, vốn đầu tư là 820.000 USD. Công ty liên doanh REEYOUNG (liên Đề án kinh tế chính trị 18 doanh với công ty BOUYONG của Nam Triều Tiên) chuyên sản xuất túi sách xuất khẩu, vốn đầu tư 1.600.000 USD. Trong những năm trước cổ phần hoá, công ty hoạt động thực sự có hiệu quả. Công ty luôn dự đoán đúng nhu cầu của thị trường trong nước nên đã tạo được một số lượng hàng hoá, thiết bị vật tư dự trữ đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, tạo được niềm tin và giữ được uy tín với khách hàng. Tháng 11/1993 theo quyết định số 1707/QĐ - UB của UBND TP Hồ Chí Minh, Công ty Cơ điện lạnh chính thức được chuyển sang công ty cổ phần. Tổng số vốn điều lệ mới thành lập của công ty là 16 tỷ đồng được chia thành 160.000 cổ phần với mệnh giá một cổ phiếu là 100.000 đồng, Nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần là 30% (gồm 4 đại diện cổ đông), cán bộ công nhân viên chức trong công ty là 50% (gồm 212 cổ đông), các cổ đông ngoài công ty là 20% (gồm 238 cổ đông). Cổ đông là cán bộ công nhân công ty được mua không quá 5% tổng số cổ phiếu, cổ đông ngoài công ty không được mua quá 0,5% tổng số cổ phiếu. Như vậy cổ đông là cán bộ công nhân viên công ty không được mua cổ phần quá 800 triệu đồng, cổ đông ngoài công ty không được mua cổ phần quá 800 triệu. Ngoài ra, các cổ đông là nhân viên công ty còn được vay tiền với lãi suất ưu đãi, được chia quỹ khen thưởng và phúc lợi còn lại để có thể mua cổ phiếu. Ba năm sau khi cổ phần hoá, tổng số vốn của công ty tăng từ 16 tỷ đồng (năm 1993) lên 30 tỷ đồng (năm 1996), doanh thu năm 1996 tăng gấp 5 lần so với năm 1993. Số lao động năm 1996 tăng hơn 3 lần so với những năm công ty chưa được cổ phần hoá. Tổng thu nhập của người lao động đạt 1.800.000/cổ phần. Công ty đang nghiên cứu sẽ bán tiếp cổ phần ưu đãi cho 2/3 số công nhân mới được tuyển vào làm, nhằm thu hút thêm số người có tay nghề cao. Năm 1996, công ty được nhà nước cho phép phát hành thử trái phiếu chuyển đổi bằng ngoại tệ và bán cho các nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị 5 triệu USD, lãi suất 4,5%/năm. Các trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu trong quý 3/1996, trái chủ được chuyển thành cổ đông sẽ không được tham gia Hội đồng quản trị. Trước CPH Sau CPH Chỉ tiêu Đơn vị tính 1992 1993 1994 1995 1996 1. Doanh thu Tr. đồng 42.000 45.000 77.000 214.000 277.000 2. Nộp NS Tr. đồng 2.570 54.370 13.126 48.000 61.000 3. Lãi Tr. đồng 6.800 7.300 11.300 21.300 5.000 4. Thu nhập bình quân người/tháng 1000đồng 774 1.200 1.400 1.500 1.800 5. Lao động Người 200 800 (Nguồn: Ban cổ phần hoá Bộ Tài chính) Đề án kinh tế chính trị 19 Công ty cổ phần giầy Hiệp An là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại giày dép phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Công ty được chuyển sang công ty cổ phần tháng 8/1994 với tổng giá trị doanh nghiệp là 4,793 tỷ đồng. Trong đó Nhà nước giữ 30% vốn cổ phần, cán bộ công nhân công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCông ty cổ phần và vai trò của nó trong phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.pdf
Tài liệu liên quan