MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: CUNG - CẦU TIỀN TỆ 2
A/ Mức cầu tiền 2
I. Khái niệm : 2
II/ Lý do nắm giữ tiền 2
1. Những lý do giao dịch 3
1.1. Lượng tiền thực tế : 3
1.2. Tốc độ và cầu lượng tiền thực tế. 3
1.3. Những nhân tố trong hệ thống thanh toán : 5
1.4. Những thay đổi của lãi suất 5
1.5. Những quy định của việc phân bổ danh mục vốn đầu tư : 6
2. Những lý do về phân bổ danh mục vốn đầu tư : 7
2.1 Thu nhập và của cải : 7
2.2 Lợi nhuận mong muốn : 7
2.3. Rủi ro, tính lỏng và thông tin. 8
III/ Những yếu tố quyết định cầu tiền : 8
IV. Sự phát triển của lý thuyết về mức cầu tiền tệ 10
1. Học thuyết số lượng tiền tệ : 10
1.1.Tốc độ chu chuyển của tiền tệ và phương trình trao đổi. 10
1.2. Học thuyết số lượng tiền tệ : 11
1.3. Học thuyết số lượng về cầu tiền tệ : 11
2. Cách tiếp cận của Cambiridge về cầu tiền tệ : 12
3. Lý thuyết ưa thích tiền mặt của Keynes: 13
3.1. Động cơ giao dịch : 13
3.2. Động cơ dự phòng: 14
3.3. Động cơ đầu tư : 14
3.4. Đặt chung 3 động cơ với nhau: 14
4. Học thuyết số lượng Tiền tệ hiện đại của Friedman 16
B/ Mức cung tiền. 18
I.Khái niệm 18
II. Thành phần của mức cung tiền tệ 18
1.Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng (Mo) 18
2.Tiền giao dịch (M1) 18
3. Tiền mở rộng (M2) 19
4.Tiền tài sản (M3) 20
III. Nhân tố ảnh hưởng lượng tiền cung ứng. 20
1.Tỉ lệ dự trữ bắt buộc 20
2.Nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn của NHTƯ 20
3. Lãi suất tái chiết khấu: 21
4.Của cải xã hội 21
5. Hoạt động bất hợp pháp trong xã hội. 21
6. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. 21
7. Sự mất an toàn của các tổ chức tín dụng 21
8. Dự đoán việc rút tiền của khách hàng. 22
9 . Lãi suất thị trường 22
PHẦN HAI - CÂN ĐỐI CUNG CẦU TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 23
I.Thực trạng nền kinh tế Việt nam 23
1.Tốc độ tăng GDP liên tục tăng 23
2. Tiêu dùng xã hội tăng mạnh 23
3. Chỉ số giá CPI và lạm phát 23
4. Đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài tăng mạnh 24
5. Hoạt động ngoại gia tăng mạnh 25
Việc Việt Nam gia nhập ASEAN và WTO đã khiến hoạt động ngoại thương phát triển mạnh mẽ. 25
II. Xử lý cân đối cung cầu tiền tệ ở Việt Nam 25
1. Cốt lõi của cân đối cung cầu tiền tệ ở Việt Nam . 26
2. Cơ chế cung ứng tổng lượng phương tiện thanh toán ở VN. 28
3. Cơ chế điều hoà lưu thông tiền tệ ở Việt Nam 31
3.1. NHNNViệt Nam thiết lập một hệ thống các chỉ báo thị trường 31
3.2. Công cụ điều hoà lưu thông tuền tệ trực tiếp 32
3.3. Công cụ điều hoà gián tiếp. 33
PHẦN BA: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CÂN BẰNG CUNG CẦU TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM. 43
I. Cải thiện môi trường đầu tư trong nước . 43
II. Hoàn thiện chương trình kích cầu. 43
III. Kiềm chế đẩy lùi hiện tượng đô la hoá. 44
IV. Củng cố hệ thống pháp luật. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3780 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Cung cầu tiền tệ và cân bằng cung cầu tiền tệ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hồn vinh thu nhập thường xuyên tăng lên ít hơn so với thu nhập. Trong giai đoạn suy thoái nhiều thu nhập sụt xuống tạm thời, thu nhập dài hạn bình quân giảm xuống ít hơn thu nhập.
Một hàm ý của cách sử dụng của Friedman về khái niệm thu nhập thường xuyên như là một yếu tố quyết định cầu tiền tệ là cầu tiền tệ sẽ không biến động nhiều cùng với các chuyển động của chu kỳ kinh doanh
Một cá nhân có thể giữ của cải dưới nhiều hình thức tiền Friedman sắp xếp chúng thành 3 loại tài sản:trái khoán ,cổ phiếu , hàng hoá.
Những động lực thúc đẩy giữ những tài sản đó hơn là tiền được thể hiện bằng lợi tức dự tính về mỗi tài sản đó so với lợi tức dự tính về tiền .
Lợi tức dự tính về tiền ( rm ) thể hiện trên 3 số hạng rb –rm , re-rm , Pe-rm , bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố:
- Các dịch vụ do ngân hàng tiến hành đối với các khoản tiền gửi bao gồm trong cung tiền tệ ,chẳng hạn như số tiền thu được dưới hình thức các séc đã bị huỷ hoặc tự động trả tiền các tín phiếu ...Khi những dich vụ này tăng lên , lợi tức dự tính về giữ tiền mặt tăng lên .
-Trả lãi cho số dư tiền mặt . Tài khoản hiện tại và các tiền gửi khác được gồm vào trong cung tiền tệ thường xuyên trả lãi . Do những việc trả lãi tăng lên , lợi tức dự tính về tiền tăng lên.
Các số hạng rb-rm , re- rm ,biểu thị cho lợi tức dự tính về trái khoán ,cổ phiếu với lợi tức dự tính về tiền . Vì chúng tăng lên nên lợi tức dự tính tương đối về tiền giảm xuống , và cầu tiền tệ giảm xuống .chúng tăng lên và như vậy là bằng tỉ lệ lạm phát dự tính Pe . Khi Pe-rm tăng lên thì lợi tức dự tính về hàng hoá so với tiền tăng lên và cầu tiền tệ giảm xuống .
Số hạng sau cùng Pe- rm biểu thị lợi tức dự tính về hàng hoá so với tiền dự tính về dữ hàng hoá là tỉ lệ dự tính của khoản lợi về vốn phát sinh khi giá cả của bằng lợi tức dự tính về mỗi một tài sản đó so với lợi tức dự tính về tiền .
B/ Mức cung tiền.
I.Khái niệm
Mức cung tiền tệ là lượng tiền được cung ứng nhằm thoả mãn các nhu cầu giao dịch , chi trả và dự trữ của các doanh nghiệp , chính phủ và cá nhân . Nó được thể hiện dưới hình thức tiền mặt , tiền gửi ngân hàng và các tài sản tài chính khác .
II. Thành phần của mức cung tiền tệ
1.Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng (Mo)
Mo là lượng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng phục vụ cho nhu cầu giao dịch thường xuyên của các chủ thể kinh tế trong xã hội . Mo là bộ phận tiền có tính lỏng cao nhất và đang có xu hướng giảm dần trong tổng lượng thanh toán . Tại các nước phát triển , bộ phận tiền mặt trong lưu thông chỉ chiếm khoảng 5-7% mức cung tiền tệ . Tại Việt Nam , khối tiền này giảm xuống còn khoảng 30% trong những năm gần đây .
2.Tiền giao dịch (M1)
M1 là các khoản tiền được sử dụng trong giao dịch , nó được cấu thành từ 2 bộ phận :
*Tiền mặt (C) là lượng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng , phục vụ cho nhu cầu thường xuyên của các chủ thể kinh tế trong xã hội . Tiền mặt giao dịch có hai loại :
Tiền giấy hay còn gọi là giấy bạc ngân hàng , do NHTƯ phát hành được đưa vao lưu thông .
Tiền kim loại là loại tiền được đúc bằng kim loại , thường đúc với tư cách lẻ để thuận tiện cho trao đổi với hành hoá , dịch vụ với mức giá cả khác nhau và sử dụng thanh toán tự động bằng máy .
Tiền mặt được in và đúc theo quy định của luật pháp và tuân thủ các quy chế của chính phủ về việc phát hành tiền . Tất cả tiền mặt in và đúc chuẩn bị phát hành vào lưu thông đều được chuyển tới NHTƯ để bảo quản và chuẩn bị đưa vào lưu thông .
*Tiền gửi không kỳ hạn hay còn gọi là tiền gửi phát hành séc (D) là tiền gửi của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân kinh doanh gửi tại các ngân hàng thương mại . Mục đích của người gửi loại tiền này là dùng để thanh toán và chi trả hàng hoá và dịch vụ bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng .
Lượng tiền giao dịch M1 là bộ phận linh hoạt , nó được sử dụng trong giao dịch thường xuyên và là đối tượng kiểm soát của NHTƯ :
M1= C + D .
3. Tiền mở rộng (M2)
Tiền cung ứng còn dược xác định theo thành phần tiền tệ M2 . M2 bao gồm M1 và các loại tiền gửi có kỳ hạn , tiền gửi tiết kiệm của công chúng gửi tại các tổ chức tín dụng . Mục đích người gửi loại tiền gửi có kỳ hạn và tiền tiết kiệm thu nhập vì chúng thường có lãi cao hơn so với loại tiền gửi không kỳ hạn .
M2= C+ D+ T
trong đó T là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm của công chúng. M2 kém linh hoạt hơn so với M1 nhưng NHTƯ cần phải kiểm soát M2 vì tiền gửi có kỳ hạn là tiềm năng của tiền giao dịch . Giữa tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn có thể hoán đổi cho nhau một cách dễ dàng , đặc biệt khi thị trường tiền tệ phát triển . Vì thế M2 được coi là khối tiền kiểm soát chính thức của NHTW .
Cách phân chia M1 và M2 với các quốc gia trên thế giới là gần giống nhau , nhưng để kiểm soát và quản lí khối lượng tiền nhiều hơn nữa , đặc biệt ở các nước có thị trường tài chính phát triển thì người ta còn bổ sung thêm thành phần của tiền cung ứng như M1 , M2 ,..., M13 ...
Tại Việt Nam , tỉ trọng tiền gửi có kỳ hạn trong M2 đang tăng lên nhanh chóng , tăng lên trên 41% năm 1997 và trên 50% tổng phương tiện thanh toán năm 1998 , phản ánh tôc độ tiền tệ hoá nền kinh tế đang tăng lên .
4.Tiền tài sản (M3)
M3= M2 + các giáy tờ có giá
M3 = C+ D+ T+ MMF
Trong đó MMF là các chứng từ có giá được coi như tiền hoặc các tài sản khác có thể chuyển hoá thành tiền .
Các nước có thể có cách phân chia M3 khác nhau .
Ví dụ :* Tại Mỹ , ngoài M1 , M2 còn quy định M3 ,L :
- M3 bao gồm : M2 và tiền gửi có thời hạn với một khối lượng lớn hợp đồng mua lại dài hạn ,....
L bao gồm M3 và các giấy tờ có giá ngắn hạn...
*Tại Anh , tiền cung ứng được phân chia thành các thành phần
M0= C+ R
M1= C+ D
III. Nhân tố ảnh hưởng lượng tiền cung ứng.
1.Tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Nếu tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn tăng trong khi các yếu tố khác không đổi , thì hệ số mở rộng tiền tệ sẽ giảm , dẫn đến lượng tiền cung ứng giảm và ngược lại . Như vậy lượng tiền cung ứng có tương quan tỉ lệ nhghịch với tỉ lệ dự trữ bắt buộc .
2.Nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn của NHTƯ
Khi NHTƯ thực hiện việc mua bán các giáy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường sẽ làm tăng cơ số tiền tệ , dẫn đến tăng lượng tiền cung ứng . Khi NHTƯ thực hiện nghiệp vụ bán các giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường thì sẽ làm giảm cơ số tiền tệ dẫn đến giảm lượng tiền cung ứng .
3. Lãi suất tái chiết kkhấu:
Khi NHTƯ tăng lãi suất tái chiết khấu, dẫn đến giảm số tiền vay tái chiết khấu, làm giảm lượng tiền cung ứng .
Ngược lại khi NHTƯ giảm lãi suất chiết khấu dẫn đến các ngân hàng thương mại tăng tiền vay từ NHTƯ,hay khi NHTƯ giảm lãi suất tái chiết khấu thì có khả năng ảnh hưởng đến làm lãi suất thị trường tăng dẫn đến tăng lượng tiền cung ứng. Như vậy lượng tiền cung ứng có tương quan tỷ lệ nghịch với lãi suất tái chiết khấu .
4.Của cải xã hội
Khi của cải xã hội tăng lên tức là tăng sản lượng hàng hoá đưa vào lưu thông dẫn đến tăng câù về tiền, đòi hỏi cung tiền tăng tương ứng. ngược lại, khi của cải của xã hội giảm làm giảm cung tiền.
Như vậy lượng tiền cung ứng có tương quan tỷ lệ thuận với của cải xã hội.
5. Hoạt động bất hợp pháp trong xã hội.
Một nền kinh tế có nhiều hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu, trốn thuế thì lượng tiền cung ứng giảm và ngược lại.
6. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
Khi lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tăng thì xảy ra sự chuyển đổi từ tiền mặt sang tiền gửi, người gửi tiền sẽ có lợi hơn.
Vì vậy làm cho tỷ lệ C/D giảm, dẫn đến tăng hệ số mở rộng tiền tệ.Tiền cung ứng tăng và ngược lại.Lượng tiền cung ứng có tương quan tỷ lệ thuận với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn .
7. Sự mất an toàn của các tổ chức tín dụng
Sự không ổn định của các tổ chức tín dụng biểu hiện bằng khả năng chi trả khó khăn , người gửi rút tiền mặt, dẫn đến hệ số mở rộng tiền tệ giảm làm cho lượng tiền cung ứng giảm và ngược lại, nếu hoạt động của các tổ chức tín dụng ổn định ,có uy tín thì lượng tiền cung ứng sẽ tăng.
Như vậy lượng tiền cung ứng có tương quan tỷ lệ nghịch với sự không ổn định của các tổ chức tín dụng.
8. Dự đoán việc rút tiền của khách hàng.
Các ngân hàng thương mại dự đoán khách hàng gửi tiền và rút tiền gửi nhiều hơn trước thì họ phải tăng dự trữ dư thừa,tỷ lệ ER/D tăng,dẫn đến hệ số mở rộng tiền giảm,lượng tiền cung ứng giảm và ngược lại.
Như vậy,lượng tiền cung ứng có tương quan tỷ lệ nghịch với dự đoán việc rút tiền gửi của khách hàng với ngân hàng thương mại
9 . Lãi suất thị trường
Khi lãi suất thị trường tăng,chi phí cơ hội của việc nắm giữ dự trữ dư thừa của ngân hàng thương mại tăng,dẫn đến tỷ lệ ER/ D giảm,hệ số mở rộng tiền tệ tăng ,lượng tiền cung ứng tăng.Mặt khác,khi lãi suất thị trường tăng,lãi suất tái chiết khấu của NHTƯ không đỏi,làm tăng lợi ích của việc vay tiền từ NHTƯ ,dẫn đến ngân hàng thương mại vay tiền của NHTƯ nhiều,làm cho tiền cung ứng tăng.
Phần hai - Cân đối cung cầu tiền tệ ở việt nam
I.Thực trạng nền kinh tế Việt nam
1.Tốc độ tăng GDP liên tục tăng giảm sút
Sau những năm chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường , nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể.Ta có thể nhận thấy điều đó qua dãy số liệu sau:
Đặc biệt GDP liên tục tăng, báo cáo của ngân hàng nhà nước cho biết cụ thể là:
Năm
200287
200388
200489
200590
200691
% GDP tăng
6.83,7
7.14,8
7.28,1
7.45,3
7.86,1
Nhìn chung tỷ lệ trăng GDP tương đối đều năm 2002 là 6.8%, năm 2003 là 7.1% cho đến năm 2006 là 7.8%.
Sự tăng trưởng tương đối cao và ổn định của nền kinh tế Việt Nam có được là do sự điều tiết hợp lý cung cầu tiền của ngân hàng nhà nứơc. Hơn nữa đây là điều kiện để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nứơc gia tăng họat động đầu tư, từ đó góp phần tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên,trong thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng bị chững lại và có chiều hướng giảm,bắt đầu từ năm 1997
Năm
1996
1997
1998
1999
% GDP tăng
9,3
8,2
5,8
4,8
Sự sút giảm nhẹ sau đó tăng dần của GDP chothấy nền kinh tế của nước ta đang lâm vào tình trạng suy thoái.Đặt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới,sự giảm sút đó do những nguyên nhân khách quan sau:
- Chu kỳ kinh tế là biến động lên xuống của thu nhập quốc dân.Thực tế GDP theo thời gian được lặp đi lặp lại có tính chu kỳ.Những biến động lên thể hiện nền kinh tế tăng trưởng,những biến động xuống thể hiện nền kinh tế đang chững lại và giảm dần;tạo nên những chu kỳ kinh tế của nền kinh tế mỗi quốc gia.Có thể nhìn nhận chu kỳ kinh tế thực tế của Việt Nam như sau:
Trong suốt 10 năm chuyển sang nền kinh tế thị trường,do việc định hướng đúng đắn và đổi mới về cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước,cùng với chính sách mở cửa kinh tế,tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã liên tục tăng từ 3,7% năm 1987 lên 9,5% năm 1995 .
- Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á từ tháng 6 năm 1997,một loạt các nước Đông Nam á bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính,tiền tệ bắt đầu từ Thái lan ,sau đó lan rộng ra Malayxia,Inđônêxia, Philippin,Hồng kông và sau đó là Hàn quốc và Nhật bản.
Hậu quả của cuộc khúng hoảng tài chính tiền tệ là sự phá giá lớn của đồng tiền các nước trong khu vực so với USD ,ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư trong khu vực Đông Nam á.
Nhìn từ nội bộ nền kinh tế nước ta,có thể thấy những nguyên nhân chủ quan sau:sản suất nông nghiệp,công nghiệp,dịch vụ giảm sút có thể khẳng định là do sản phẩm làm ra khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho cả 3 ngành
Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp quá nho lẻ,cung vượt quá cầu,hàng hoá nông sản bị ế ẩm .Sản phẩm công nghiệp khó kiếm được thị trường do cạnh tranh kém;còn ngành dịch vụ do sự đầu tư không hợp lý dẫn đến sự bất cập về cung cầu .
2. Tiêu dùng xã hội tăng mạnh
Khác với giai đoạn từ 1991 – 2000 tiều dùng xã hội giảm sút mạnh, trong giai đoạn 2002 – 2006 tiều dùng xã hội ngày càng gia tăng mạnh
Tiêu dùng xã hội gia tăng đã khiến tâm lý hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp, và các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng về quá trình đi lên và phát triển của kinh tế Việt Nam kết quả là họ quyết định chi tiêu nhiều hơn, tiết kiệm ít, cầu tiền tăng.trì trệ và giảm sút.
Sự giảm sút tỉ lệ tăng trưởng của toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân năm 1996 đã tạo ra tâm lý lo lắng cho hộ gia đình,gây trở ngại cho đầu tư tư nhân.Thêm vào đó,ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu á vừa qua làm tăng thêm sự hoài nghi và tâm lý dự báo.kết quả là các gia đình quyết định tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn để đảm bảo cuộc sống.vì lý do đó tiêu dùng xã hội giảm sút.
3. Chỉ số giá CPI và lạm phát
Tuy nền kinh tế phát triển tốt nhưng tỷ lệ lạm phát cũng gia tăng cao
Trong 10 năm đổi mới,nước ta đã có nhiều thành tựu trong việc kiềm chế lạm phát.
Trước năm 1986 ,có thể tính từ 1981 – 1985 ,bình quân mỗi năm lạm phát là 150%
Năm
200286
200387
200488
200589
200690
Tỉ lệ lạm
phát(%)
5.8700
6.1412
7.4410
7.634
8.767
Nhìn chung sự gia tăng giữa tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2002 đến năm 2005 là tương đối phù hợp, những năm 2006 tỷ lệ lạm phát gia tăng khá cao 8.7%, đặc biệt mấy tháng cuối năm 2007 này tỷ lệ lạm phát tăng cao đột biến, theo dự báo của các nhà kinh tế khoảng 10.2 %
Cho đến năm 1995,tốc độ tăng GDP là 9,5% và tỷ lệ lạm phát là 12,5% .Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng,đó là những con số được mong muốn .Tuy nhiên,sự giảm sút GDP năm 1996 cũng kéo theo sự giảm xuống của lạm phát,gây trở ngại cho nền kinh tế
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
Chỉ tiêu tăng trưởng GDP (%)
9,8
8,2
5,8
4,8
5,5-6
Tỉ lệ lạm phát (%)
4,5
3,6
9,2
0,2
< 0
Nguyên nhân chính của sự gia tăng lạm phát từ năm 2006 đến nay là do Việt Nam có được các kết quả quan trọng kể cả chính trị lẫn kinh tế: Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APPEC, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đầu tư nước ngoài tăng mạnh vào Việt Nam đặc biệt các dự án: Quy hoạch và phát triển khu đô thị: Nam An Khánh, Bắc An Khánh, khu đô thị mới ven sông hồng…lượng tiền vào Việt Nam từ các dự án này đã tăng lên hàng trăng tỷ đô la, thu hút hàng nghàn lao động và chi tiêu trong nước từ đó tăng mạnh, cầu nhiều hơn cung dẫn đến đồng tiền mất giá nghĩa là lạm phát gia tăng.
4. Đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài tănggiảm mạnh
Tỷ lệ tăng trưởng đầu tư của khu vực tư nhân tănggiảm mạnh.Sự tănggiảm sút này còn bị đẩy nhanh do cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa hàng hoá nhập khẩu và các sản phẩm của khu vực Nhà nước, khu vực luôn được sự nâng đỡ của chính phủ và do cạnh tranh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài .
Việc triển khai thực hiện Luật doanh nghiệp ,bước đầu đã tạo khí thế mới cho nền kinh tế. Trong quý I năm 20020 đã có 19656 doanh nghiệp mới đăang kí kinh doanh đến năm 2006 đã có 3300 doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh , Lượng vốn đầu tư
2002
2003
2004
2005
2006
Doanh nghiệp mới
1870
1920
1995
2400
3100
Lượng vốn đầu tư tăng
(triệu USD)
129
243
375
497
954
Số lượng các doanh nghiệp mới tăng lên dáng kể năm 2002 là 1870 doanh nghiệp, năm 2003 là 1920 doanh nghiệp tăng 103% đến năm 2006 là 3100 tăng 130%.
Sự gia tăng đầu tư vào Việt Nam hứa hẹn một sự tăng trưởng lớn mạnh của nền kinh tế, và đòi hỏi chính phủ và ngân hàng nhà nước phải có các chính sách tiền tề phù hợp.
tăng 65% so với cùng kỳ với số vốn đầu tư đăng kí khoảng 18300 tỉ đồng, tăng 25%, ngoài ra còn có hàng nghìn doanh nghiệp đăng kí mở rộng quy mô và đa dạng hoá nghành nghề kinh doanh.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện quý I năm 2000 khoảng 250 triệu USD , xấp xỉ cùng kì năm ngoái . Doanh thu của khối đầu tư trực tiếp nước ngoài ước khoảng 1400 triệu USD , tăng 56% so với cùng kì năm ngoái.
Về ODA , tính đến ngày 16-3 , số hiệp định được kí kết trị giá là 190,64 triệu USD.
5. Hoạt động ngoại thương gặp khó khăn gia tăng mạnh
Việc Việt Nam gia nhập ASEAN và WTO đã khiến hoạt động ngoại thương phát triển mạnh mẽ. .
Hoạt động ngoại thương găp khó khăn liên tục trong những năm gần đây .Chỉ số tăng tổng gía trị xuất khẩu và nhập khẩu từ năm 20021990 đến 20061999 (%)
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
20021990
1123,5
102107,3
20031991
13786,8
15984,9
20041992
213123,7
19108,7
20051993
156115,7
152054,4
20061994
19835,8
367148,5
Việc tăng nhập khẩu chủ yếu là các hàng hóa máy móc công nghiệp, các vật liệu xây dựng, vật liệu đặc biệt khác.
Chiếm tỷ trọng cao trong nhóm hàng xuất khẩu là các mặt hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, lâm sản, thủy hải sản.
Tuy nhiên ,kim ngạch xuất khẩu tháng 3 năm 2000 đạt 1000 triệu USD , tăng 24% so với cùng kì năm trước .Tính chung cả quý I năm 2000 ước đạt 2940 triệu USD , tăng 33,8% so với quý I năm 1999.Kim ngạch nhập khẩu tháng 3-2000 ước đạt 1100 triệu USD , tăng 14,5% so với tháng 3 năm 1999. Tính chung cả quý I kim ngạch nhập khẩu ước gần 3155 triệu USD tăng 30% cùng kỳ năm1999
Việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong nước và quốc tế là yếu tố sống còn đối với các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.
Như vậy, qua những số liệu phân tích ở trên, chúng ta đã có một cái nhìn tổng thể về thực trạng nền kinh tế Việt Nam . Trong hoàn cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay , vấn đề cân đối cung cầu tiền tệ được nhà nước và chính phủ xử lí như thế nào ? Đó là vấn đề chúng ta xem xét ở phần sau.
II. Xử lý cân đối cung cầu tiền tệ ở Việt Nam .
Từ tháng 10 năm 1990, với việc ban hành 2 pháp lệnh về ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng, NHNN Việt Nam với tư cách là NHTƯ hệ thống ngân hàng hai cấp ; đã mạnh dạn thay đổi phương pháp luận về cân đối cung cầu tiền tệ dựa trên tư duy cân đối thu chi tiền mặt qua hệ thóng ngân hàng , từng bước áp dụng phương pháp luận về cân đối cung cầu tiền tệ dựa trên tín hiệu thị trường.
Vấn đề đặt ra là khảo sát cơ sơ lí thuyết và thực tiễn vận dụng phương pháp cân đối cung cầu tiền tệ ở Việt Nam từ năm 1990 trở lại đây:
1. Cốt lõi của cân đối cung cầu tiền tệ ở Việt Nam .
Theo thuyết kinh tế học thị trường,để cân đối được cung cầu tiền tệ ,trước hết phải đo được lượng tiền trong chu chuyển kinh tế.
Có nhiều trường phái về vấn đề này , song trường phái đo lượng tiền trong chu chuyển kinh tế bằng 2 khối tiền hẹp và rộng,kí hiệu tương ứng là M1và M2 dựa trên tính lỏng của các tài sản tài chính là tương đối dễ chấp nhận và trong thực tế,nó được các tổ chức tài chính quốc tế sử dụng , công bố các số liệu báo cáo tình hình tài chính tiền tệ của các nước trên thế giới.
* Khối tiền hẹp M1 : là một tập hợp các phương tiện thanh toán tức thời phục vụ cho các hoạt động giao dịch xã hội . Nó gồm các tài sản tài chính có thể dùng để thanh toán ngay như tiền giấy ngân hàng, tiền đúc,tiền gửi không kỳ hạn
M1=C + D
Ttrong đó : C là tiền lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng
D là tiền gửi không kỳ hạn .
* Khối tiền rộng M2là một tập hợp các phương tiện thanh toán trong một thời hạn ngắn, thông thường là một năm trở lại . Nó bao gồm M1và một số tài sản tài chính có kỳ hạn một năm trở lại,chủ yếu là tài khoản tiền gửi ngắn hạn các tài sản thay thế cho tiền gửi như kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc,thương phiếu
M2= C + D +T
Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn khối tiền tệ nào làm đối tượng xử lý cân đối cung cầu tiền .Trong thực tế,nhiều NHTƯ trên thế giới trong những năm 1970 , 1980 đều lựa chọn M1 làm đối tượng xử lý cân đối cung cầu tiền tệ .Tuy nhiên , thực tế lại là một thời điểm nào đó,nhu cầu sử dụng phương tiện thanh toán không chỉ được đáp ứng bằng các tài sản tài chính kỳ hạn ngắn thông qua con đường bán các tài sản đó hay do đến kỳ hạn thanh toán của chúng.
Do vậy,NHTƯ của nhiều nước đã chọn M2 , khối tiền rộng làm khối tiền cơ sở. NHNN Việt Nam từ năm 1992 cũng lựa chọn M2 làm khối tiền cơ sở và định cho M2 tên gọi là tổng lượng phương tiện thanh toán .
Khối tiền rộng bao gồm các loại tiền và các tài sản tài chính gần tiền. Theo sự phân loại của ngân hàng thế giới , các loại tiền là tiền lưu thông ngoài ngân hàng ( hoặc ngoài các tổ chức tín dụng). Tại Việt Nam hiện nay, tiền lưu thông ngoài ngân hàng chỉ gồm có các loại giấy bạc ngân hàng.
Ngoài ra,tiền gửi không kỳ hạn cũng được coi là tiền lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng. Vì xét trên mức độ thanh khoản thì tiền gửi không kỳ hạn không thua kém gì tiền lưu thông ngoài ngân hàng.
Các tài sản tài chính bao gồm vào M2 là tiền gửi tài khoản, tiền gửi có kỳ hạn ngắn, thay thế tiền gửi, tiền gửi ngoại tệ, một số tài sản tài chính khác.
Tháng 9 năm 1994, theo kết quả nghiên cứu của ngân hàng thế giới thì lượng tiền trong chu chuyển kinh tế của Việt Nam như sau:
Tóm tắt khảo sát tiền tệ Việt Nam 2002 - 20061989-1994 ( tỷ đồng )
Năm
20021989
20031990
20041991
20051992
20061993
1. M1
63395
95071
118817
16149556
19014
Tiền lưu thông ngoài NH
52352
93735
126491
1810579
214218
Các khoản gửi yêu cầu
41043
81336
112398
13971
194976
2. Chuẩn tiền
73446
105948
2111175
1272333
3113200
Tiền gửi tài
khoản
41357
82365
92815
123822
183250
Thay thế tiền
gửi
6570
7980
6430
11450298
152544
Tiền gửi ngoại
tệ
72089
112583
138345
178213
237306
3. Khác
10580
11340
17311
14260
138074
4. M2
117421
1911359
3320303
2397143
432288
Lấy M2 làm đối tượng xử lý cân đối cung cầu tiền tệ ở Việt Nam, đặt ra cho NHNN Việt Nam nhiệm vụ phải thoả mãn được yêu câù của quy luật lưu thông tiền tệ, tức là phải bằng mọi cách thoả mãn nhu cầu sử dụng tiền của xã hội và đạt đến cung cầu tiền tệ cân bằng, tức là: MD = MS, trong đó
MD là tổng cầu tiền
MS là tổng cung tiền
Cầu tiền của xã hội luôn là một đòi hỏi khách quan, còn cung tiền là biến số phải thích ứng với cầu tiền và cung ttiền có thể được điều khiển bởi con người thông qua cơ chế điều hành việc cung ứng tổng lượng phương tiện thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng và cơ chế điều hoà lượng tiền hiện hữu trong chu chuyển kinh tế.
2. Cơ chế cung ứng tổng lượng phương tiện thanh toán ở VN.
Trước hết , NHNN phải dự tính mức cung ứng tổng lượng phương tiện thanh toán của kỳ kế hoạch, thông thường là năm kế hoạch. Để có tổng lượng phương tiện thanh toán kế hoạch thì ta phải dựa trên tổng lượng phương tiện thanh toán hiện hữu tại thời điểm dự tính , sau đó xét đến hai yếu tố làm tăng , giảm đại lượng này ở kỳ kế hoạch là tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tốc độ trượt giá hay là tốc độ tăng lạm phát (P ).
* Tổng sản phẩm quốc nội là yếu tố quyết định cơ bản đối với sự tăng, giảm tổng lượng phương tiện thanh toán. Tổng sản phẩm quốc nội tăng sẽ đòi hỏi có nhiều phương tiện thanh toán hơn để thực hiện chúng. Tổng sản phảm quốc nội giảm, tổng lượng phương tiện thanh toán đương nhiên giảm tương ứng
* Tốc độ tăng lạm phát cũng như tổng sản phẩm quốc nội, là thuận tiện
với đại lượng tổng lượng thanh toán . Lạm phát tăng có nghĩa giá cả sản phẩm, dịch vụ tăng, vì vậy cần có nhiều tiền hơn. Ngược lại, nếu giảm phát thì tổng lượng phưong tiện thanh toán sẽ giảm.
* Dựa vào mối quan hệ thuận biến của tổng sản phẩm quốc nội lạm phát với tổng lượng phương tiện thanh toán, ta có công thức tính tổng lượng phương tiện thanh toán kỳ kế hoạch:
MSkh= MStt + MStt(%GDPkh + %Pkh )
trong đó:
MSkh :tổng lượng cung ứng tiền kế hoạch
MStt :tổng lượng tiền thực tế
%GDPkh :tốc độ tăng trưởng GDP kế hoạch
%Pkh : tốc độ tăng lạm phát
* Việc cung ứng tổng lượng phương tiện thanh toán cho xã hội ở nước ta hiện nay do nhà nước điều khiển qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng
đứng đầu là NHNN Việt Nam. Trong đó, phần cung ứng phương tiện thanh toán do NHNN trực tiếp thực hiện và chiếm vị trí cơ bản, nền tảng . Phần tiền này là tiền cơ sở, MB : MBkh = Ckh + Rkh
Như chúng ta đã biết để thoả mãn nhu cầu sử dụng tiền của xã hội, ngoài phần tiền do NHNN trực tiếp tạo ra và trực tiếp cung ứng, thì còn có phần tiền do các tổ chức tín dụng(các NHTM,kho bạc nhà nước,các ngân hàng chuyên doanh, quỹ tín dụng nhân dân...). Cung ứng của các tổ chức này dựa vào nền tảng của NHNN, thông qua các nghiệp vụ cho vay, đầu tư mà làm cho tổng lượng phương tiện thanh toán cung ứng cho xã hội vượt quá phần tiền do NHNN cung ứng. Do vậy ,ta dùng hệ số tạo tiền “m” để phản ánh khả năng tạo tiền của các tổ chức tín dụng:
* Một khâu quan trọng của cơ chế cung ứng tiền của NHNN Việt Nam là phải dự kiến, phân bổ số phương tiện thanh toán tăng thêm của kỳ kế hoạch so với kỳ hiện tại.
NHNN Việt Nam đã lựa chọn phương án phân bổ dựa trên quan điểm là không dùng tiền phát hành để bù đắp bội chi ngân sách mà chỉ dùng để hỗ trợ hoạt động tín dụng thông qua các tổ chức tín dụng và để mua thêm ngoại tệ hỗ trợ cho quỹ dự trữ ngoại tệ của NHNN Việt Nam.
* Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định một tỷ lệ thích hợp giữa phần tiền tăng thêm ở kỳ kế hoạch dùng cho hoạt động tín dụng và phần tiền tăng thêm dùng để mua ngoại tệ.
Đây là một việc khó và NHNN còn đang mò mẫm, nhưng chắc chắn phần tiền tăng thêm kỳ kế hoạch dùng cho hoạt động tín dụng ngân hàng phải thường xuyên chiếm tỷ trọng áp đảo. Bởi lẽ, GDP hàng năm ở nước ta gia tăng với tốc độ cao. Năm 1996 là 9,3%; năm 1997 là 8,2%; quý I năm 1998 là 1998 là 6,5%; quý I năm 1999 là 4,1%; quý I năm 2000 là 5,56%.
Chỉ số lạm phát hàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36059.doc