Mục lục
Lời mở đầu 1
Phần 1:Sơ lược về cây bông với vai trò là nguyên liệu quan trọng cho ngành dệt may 2
1.Vài nét về cây bông 2
2.Cây bông nguyên liệu quan trọng cho ngành dệt may 6
3.Tiềm năng của cây bông 7
Phần 2: Những nhân tố ảnh hưởng đến ngành trồng bông 10
1. Đầu vào của sản xuất 10
2.Ngành dệt may 14
Phần 3: Thực trạng của việc phát triển bông tự nhiên trong nước 18
1. Thực trạng của ngành bông trong những năm vừa qua 18
2. Những khó khăn mà ngành bông hiện nay đang phải đối mặt 23
3. Những giải pháp cần thực hiện để phát triển ngành bông 25
4. Những kiến nghị 27
Kết luận 29
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2229 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đảm bảo nguồn nguyên liệu bông tự nhiên trong nước cho công nghiệp dệt may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng suất. Chính vì vậy việc đưa cây bông vào cơ cấu cây trồng được coi là một biện pháp chống hạn hiệu quả.
+ Các kết quả nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật của ngành bông vào sản xuất trong những năm gần đây đã giải quyết hai vấn đề hết sức quan trọng, tạo tiền đề vững chắc để phát triển mạnh mẽ bông vải.
+ Cây bông là cây trồng tạo ra nguyên liệu thay thế nhập khẩu cho nên có thể coi việc trồng bông là tạo ra ngoại tệ từ nội bộ kinh tế.
Nếu cứ trồng bông 1 ha thì với năng suất bình thường như hiện nay thì thu hồi bông xơ 750 USD và từ hạt bông 100 USD.
+ Cây bông là là cây trồng có giá trị sử dụng cao: Ngoài xơ bông là sản phẩm chính để dệt vải, bông vệ sinh, y tế…., dầu từ hạt bông là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và có nhiều ưu thế trong chế biến thực phẩm tốt hơn các dầu thực vật khác (nhờ có nhiệt độ sôi cao hơn) và được rất ưa chuộng ở một số thị trường trên thế giới : Nhật Bản, Malaixia, Lào,…Khô dầu bông là sản phẩm làm thức ăn tinh cho gia súc, gia cầm có hàm lượng protein cao (47%), đặc biệt đối với bò sữa có hiệu suất năng suất sữa so với thức ăn khác 1,5 lần. Ngoài ra thân cây bông và vỏ hạt bông có hàm lượng cellulo cao có thể làm giấy, tấm cách nhiệt, ván hoặc làm chất đốt.
Như vậy có thể nói đất nước ta có thể trồng được bông và tiến tới tự túc nguyên liệu dệt trong nước. Việc trồng bông đem lại lợi ích rất nhiều mặt. Tuy nhiên hiện nay cây bông còn chưa được chú ý quan tâm của các ngành, các cấp và các địa phương. Để đạt được mục tiêu phát triển bông đến năm 2010 mà Chính Phủ đã đề ra, cần thiết phải quy hoạch vùng nguyên liệu, các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất, chế biến gắn với nguồn nguyên liệu, cũng như tăng cường công tác khuyến nông, hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong những bước đi ban đầu nhằm đưa cây bông hội nhập vào cơ cấu cây trồng nông nghiệp ngày nay.
PhầnII: Những nhân tố ảnh hưởng đến ngành trồng bông
Ngành trồng bông là 1 ngành sản xuất cây công nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau bao gồm : nhân tố khách quan , nhân tố chủ quan ; nhân tố tự nhiên , nhân tố con người …nhưng trong điều kiện ngành bông nước ta hiện nay, có thể chia ra làm 2 nhân tố chủ yếu sau:
1. Nhân tố trong sản xuất:
1.1. Điều kiện tự nhiên:
Cây bông là cây có nguồn gốc vùng nhiệt đới, do vậy nó đòi hỏi cao về nhiệt độ. Cây bông sinh trưởng và phát triển bình thường trong điều kiện nhiệt độ từ 25-30 độ C; ở nhiệt độ dưới 25 độ C sự phát triển của cây bông chậm lại và nhiệt độ dưới 17 độ C cây bông bị cằn lại. Nhiệt độ từ 37-40 độ C cây bông ngừng phát triển. Trong trường hợp nhiệt độ cao hơn mức bình thường, ở giai đoạn đầu của chu kì sinh trưởng và phát triển (trước giai đoạn nụ) thì thúc đẩy cây bông sinh trưởng, phát triển nhanh hơn. Nếu ở giai đoạn hoa rộ thì làm giảm khả năng hấp thụ phấn, làm rụng đài hoa nhiều, đặc biệt khi nhiệt độ trên 40 độ C hạt phấn hoàn toàn mất khả năng thụ phấn. Nhiệt độ cao ảnh hưởng xấu đến sự hút dinh dưỡng của cây bông, làm giảm tỷ lệ xơ bông, chiều dài xơ. Để hoàn thành một quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bông từ khi mọc đến khi quả nở cần phải có một lượng nhiệt hữu hiệu trung bình từ 1450 độ C đến 1650 độ C.
- ánh sáng:
Cây bông rất ưa ánh sáng, trong điều kiện thiếu ánh sáng cây bông phát triển chậm và cây vống lên. Nếu trong giai đoạn nụ hoa và hình thành quả mà cây bị thiếu ánh sáng thì đài và quả non sẽ bị rụng nhiều.
Thời gian chiếu sáng trong ngày có ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của cây bông. Cây bông đòi hỏi đêm dài ngày ngắn. Trong điều kiện ngày dài, cây bông phát triển chậm, bước vào giai đoạn sinh thực muộn (chậm hình thành nụ và nở hoa). Ttrong điều kiện ngày ngắn cây bông phát triển nhanh hơn, nhanh chống bước vào giai đoạn sinh thực.
- Nước:
Cây bông là cây chịu hạn khá tốt, tuy nhiên để cho cây bông sinh trưởng phát triển bình thường cho năng suất cao, phẩm chất xơ tốt thì phải có một chế độ nước thích hợp với từng thời kì của cây bông: Giai đoạn cây con (trước khi ra nụ)khi diện tích quang hợp ít,cây bông cần ít nước (1 ha cần bình quân 10-12m3 nước).Giai đoạn nụ, đặc biệt là giai đoạn hoa nhu cầu về nước của cây bông tăng lên mạnh, để phục vụ cho nhu cầu hình thành nụ, hoa, quả(giai đoạn nụ cần 30-35m3/ha; hoa 90-100m3/ha). Đến giai đoạn nở quả nhu cầu về nước của cây bông lại giảm xuống 30-40m3/ha. Cả vụ cây bông cần 5.000-8.000m3 nước/ha.
- Đất và dinh dưỡng:
Cây bông trồng được trên các loại đất có thành phần cơ giới trung bình, tơ xốp có độ mùn từ trung bình trở lên,có pHkcl>5, pH thích hợp nhất cho cây bông là 6,5-7,5.Nếu bông trồng trên đất chua(pH từ 4,5-5) và đất mặn năng suất bông rất thấp, đất có pHkcl<4,5 không trồng được bông.
Cây bông cho năng suất cao khi đất có đầy đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển. Dựa vào từng loại đất giầu hay nghèo dinh dưỡng mà con người phải cung cấp thêm vào trong đất một lượng dinh dưỡng nhất định phục vụ cho nhu cầu của cây qua từng giai đoạn thì mới có cơ hội thu được năng suất bông cao. Ngoài phân bón đa lượng NPK cung cấp qua bộ rễ, cây bông còn có nhu cầu lớn về phân vi lượng bổ sung qua rễ hoặc lá.
+ Phân đạm: Phân đạm là vật chất cây bông cần để sinh trưởng, phát triển, đồng thời đạm là thành phần cấu tạo nên các chất protein, diệp lục tố, acid, nucleotit, các loại men. Nếu cung cấp đạm đầy đủ sẽ có tác dụng làm tăng diện tích lá, làm tăng hàm lượng protein trong thịt lá, tăng tổng hợp diệp lục, đồng thời các hoạt động sinh lý khác mạnh lên, rễ, thân, lá cây bông sinh trưởng tốt, phát dục nhanh, thời kì đậu quả hữu hiệu. Ngoài ra còn làm cho chiều dài xơ tăng lên, hàm lượng protein và hàm lượng dầu trong hạt cao. Ngược lại, nếu thiếu đạm, cây bông sẽ sinh trưởng chậm, cây mọc thấp, bé, phiến lá nhỏ màu nhạt, số cành quả ít, rụng đài nhiều, tàn lụi sớm, quả bé và nhẹ. Nhưng nếu thừa đạm thì cây sinh trưởng quá mạnh, phiến lá to và mỏng, lóng dài cây bông cao lớn, ruộng bông rậm rạp, thiếu ánh sáng, nụ ít và bé, rụng đài nhiều, chín muộn, quả nhỏ và nhẹ, dễ bị thối khi bị mưa nhiều cuối vụ. Mặt khác lá rậm rạp sâu bệnh phát triển nhiều.
+Phân lân : Là nguyên tố cấu tạo nên protein, acid amin và ATP cung cấp năng lượng cây, có tác dụng lớn trong sinh trưởng, phát dục của cây, nó làm tăng khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cây. Thúc đẩy quá trình phát triển của bộ rễ ở giai đoạn cây con. ở thời kì 45 – 50 ngày sau khi gieo , lân thúc đẩy nhanh sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực, làm cho cây bông sớm ra nụ, hoa. ở thời kì sau, lân xúc tiến hạt bông mau chín, tăng hàm lưọng dầu trong hạt, tăng khối lượng quả. Tăng khẳ năng chống chịu bệnh, chống rét, chống phèn, mặn cho cây trồng.
Từ những đặc điểm đó ta có thể khẳng định các tỉnh phía Nam có nhiều vùng đất đai sinh thái khí hậu thích hợp trồng bông vào mùa mưa và thu hoạch vào đầu mùa khô. Đó là :
-Vùng Đông Nam Bộ : Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, vùng này có khoảng 70.000- 100.000 ha đất nâu, đen, đỏ bazan có nguồn gốc feralit, Trừ những vùng trồng cây cao su, cà phê và các loại đất chua có pH<4,5 còn lại đất đang trồng cây bắp, đậu vụ 1, có thể trồng bông vụ 2 có tiềm năng, năng suất cao.
- Vùng Duyên HảI Nam Trung Bộ gồm Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà và Phú Yên. Trong đó đặc biệt là Bình Thuậngồm có Đưc Linh, Tánh Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc và BắcBình có thể quy hoạch 20.000-30.000 ha. Ơ vùng này còn có thể trồng bông có nước tưới, thâm canh cao có năng suất 2- 3 tấn/ha, nhờ sử dụng nguồn nước của các công trình thuỷ lợi.
- Vùng Tây Nguyên gồm Đắc Lắc và Gia Lai được đánh giá là vùn có tiềm năng phát triển bông, có thể phát triển với quy mô 20.000- 30.000 ha trong 5 năm tới.
- ở các tỉnh phía Nam và các vùng nói trên có thể quy hoạch trồng từ 180- 200 ngàn ha bông, đủ cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt trong nước, thay thế nhập khẩu.
1.2.ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất:
- Về công tác nghiên cứu giống: Giống bông có tác động trực tiếp đến năng suất và sản lượng bông. Cần kết hợp các phương pháp chọ tạo giống truyền thống với việc dẩy mạnh úng dụng công nghệ sinh học hiện đại để tạo giống và sản xuất hạt giống, đặc biệt là chuyển gien kháng sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Viện nghiên cứu và phát triển cây bông cần tăng cường hơn nữa các nghiên cứu tạo giống lai và phương pháp sản xuất hạt lai sử dụng tính bất dục đực nhặm hạ giá thành hạt giống, tạo điều kiện giảm chi phí cho nông dân. Việc sử dụng giống bông kháng sâu, kháng cỏ VN15, VN02.2 đã làm cho năng suất cây bông tăng từ 10-11 tạ/ha lên 18-20 tạ/ha, chỉ sau 2-3 năm áp dụng, tạo ra thế tương quan mới cho cây bông về lợi thế so sánh.
- Công tác nghiên cứu quản lý dịch hại.
Hiện nay, với sự áp dụng thành công quy trình phòng trừ tổng hợp (IPM), số lần phun thuốc sâu chỉ còn từ 1-2 lần/vụ nhưng vẫn đạt nhưng vẫn đạt năng suất cao. Tuy nhiên phát triển hàng trăm ngàn ha bông thì vấn đề phòng trừ sâu bệnh phải được đặt ra và có biện pháp cụ thể. Nguyên lí chung là duy trì sự cân bằng tự nhiên, phat huy khả năng chống chịu sâu bệnh bằng các giống bông và sự hỗ trợ có hiệu quả của các giống bông thiên địch…Nhưng áp dụng cho từng vùng, từng vụ phải linh hoạt. Thành công của IPM là nhờ một phần quan trọng vào sự hiểu biết và kỹ năng thực hành của nông dân cũng như cán bộ khuyến nông.
1.3.Vốn và người nông dân:
Trong mọi lĩnh vực sản xuất thì người lao động là nhân tố quan trọng nhất,và trong ngành trồng bông thì người nông dân là nhân tố sống còn ảnh hưởng trực tiếp đến ngành bông .
Đầu tư cho nông dân sản xuất là một biện pháp nhằm mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây trồng. Người dân Việt Nam trồng bông từ rất lâu nhưng chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ theo lối tự cung tự cấp cho các khung dệt thủ công truyền thống. Muốn quy hoạch vùng nguyên liệu cần phải có chính sách cho nông dân vay vốn với những ưu đãi nhất định. Nông dân là những người có nguồn vốn eo hẹp. Nếu có chính sách đầu tư cho nông dân thì diện tích tích trồng bông sẽ tăng lên rất nhanh. Ngược lại, chỉ cần một biến động nhỏ trong chính sách đầu tư cũng sẽ làm người nông dân lo lắng, thu hẹp diện tích trồng bông.
Công ty bông Việt Nam là đơn vị đầu tư, tổ chức sản xuất và thu mua chế biến khoảng 95% lượng bông cả nước nhưng vốn đầu tư chỉ có 7,5 tỷ đồng, không đủ để sản xuất 50% hạt giống, nên không thể cho nông dân vay đầu tư sản xuất được. Người nông dân khó vay vốn vì sự then trọng quá mức của ngân hàng nên họ chỉ trông chờ vào nguồn tiền của công ty, mà công ty cũng phải đi vay vốn của ngân hàng thương mại. Bởi vậy chính sách lãi suất của ngân hàng có ảnh hưởng đến việc phát triển cây bông .
2. Ngành dệt may:
Dệt may chính là đầu ra chủ yếu cho ngành bông ,ảnh hưởng trực tiếp đến ngành bông . Hiện nay khi mà ngành dệt may đang bao tiêu toàn bộ cho ngành bông và sản xuất bông không đủ đáp ứng cho dệt may trong nước thì yêu cầu cấp thiết là mở rông diện tích trồng bông và nâng cao năng suất của cây bông . Đó chính là bài toán đặt ra cho cả 2 ngành . Ta sẽ phân tích một số nét sơ lược về ngành dệt may của nước ta để có cái nhìn tổng quát về nó.
2.1. Vai trò và đặc điểm của ngành dệt may:
Dệt may là ngành có truyền thống lâu đời của nước ta.Ra đời cách đây hàng nghìn năm,dệt may liên tục phát triển,vươn lên trở thành một trong hai ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,đem lại lợi nhuận cao,đóng góp to lớn vào ngân sách quốc gia.Trong những năm gần đây,ngành dệt may Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể với tốc độ xấp xỉ 20%/năm,góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.Đến hết năm 2005,toàn ngành có khoảng 2000 doanh nghiệp,với khoảng 2 triệu lao động, chỉ chiếm 10% lực lượng lao động nhưng đã chiếm 32% giá trị sản xuất khẩu công nghiệp và 23,6%kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.Năm 2006,kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may ước đạt 5,8 tỉ USD,tăng khoảng 20% so với năm 2005.Mục tiêu năm 2007 đề ra là xuất khẩu 7 tỉ USD.
Thành quả trên đây là hệ quả tất yếu từ việc các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã biết tận dụng lợi thế,nắm bắt cơ hội,lấy đó làm tiền đề,động lực cho sự phát triển của ngành.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với nhiều chủng loại cây cho xơ-nguyên liệu chính phục vụ cho ngành dệt may-như bông,lanh,gai,đay và tơ tằm vô cùng dồi dào và phong phú.Đây thực sự là nguồn nguyên liệu quý báu,tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp dệt,làm tiền đề vững chắc cho sự phát triển của ngành may.Điều này càng có giá trị hơn khi thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng nghiêng về những sản phẩm sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Thêm vào đó,so với các nước trong ASEAN-đối thủ chính của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam-ngành dệt may nước ta có lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ,khéo léo và có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ tiên tiến.Theo đánh giá của các chuyên gia ngành dệt may thế giới,hiện nay,giá công lao động trong ngành dệt may Việt Nam chỉ khoảng 0,24 USD/h,trong khi đó của Inđônêxia là 0,32USD/h, Malaixia là 1,13U/hUSD, Thái lan là 1,18USD/h và Xingapo là 3,16USD/h….
Trong suốt gần 100 năm phát triển, ngành dệt may Việt Nam đã từng bước tạo dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới và là sản phẩm ưa chuộng của người tiêu dùng tại nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản EU,Canada….Điều này có thể chứng minh bằng những ghi nhận thực tế. Theo đó, trong thời kì Pháp thuộc, các nghệ nhân may ở Hà Nội có thể sánh cùng thời trang Paris như áo đầm-Lucie tailleur, veston-complet-Tân Tân, chemise-pyjama-Bùi Huy Nhượng…Trong giai đoạn 1945-1975, hàng năm, Việt Nam đã xuất khẩu hàng trăm triệu sản phẩm may mặc sang các nước Đông Âu dưới dạng vỏ chăn, áo gối, quần áo bảo hộ lao động, áo choàng y tế…theo hiệp định hàng đổi hàng được kí kết giữa Chính Phủ hai nước. Đặc biệt trong 20 năm đổi mới, hàng dệt may Việt Nam đã chinh phục thị trường EU, Mỹ, châu á bằng rất nhiều chủng loại hàng khác nhau với kim ngạch hàng năm lên tới hàng tỉ USD.
2.2.Khó khăn và thách thức của ngành dệt may Việt Nam.
Thách thức đầu tiên mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp phải là tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất.Hiện nay, nguồn nguyên liệu này chỉ đáp ứng được từ 10-30% nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước, phần còn lại đều do các đối tác nước ngoài cung cấp. Đây được xem là hậu quả tất yếu tất yếu của việc lệ thuộc quá nhiều vào các phía đối tác trong việc cung cấp nguyên phụ liệu. Đặc biệt là bông xơ-nguyên liệu chủ yếu của ngành dệt. Bên cạnh đó, các phụ liệu cho ngành may như vải, dây khoá, cúc áo,…đều không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp may xuất khẩu.Vì thế các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang ngày càng bị động và lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài.
Bên cạnh đó,một điều dễ nhận thấy là các doanh nghiệp dệt may đang hoạt động dưới hình thức may gia công.Theo đó, phía đối tác nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các công việc từ lo nguyên vật liệu đến tiếp thị sản phẩm.Dĩ nhiên, với hình thức này, lợi nhuận mà các doanh nghiệp Việt Nam thu được sau mỗi một hợp đồng là rấ thấp - đúng nghĩa người đi làm thuê.
Do lựa chọn hình thức gia công theo các đơn đặt hàng nên việc tích luỹ lợi nhuận, tái đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ kỹ thuật gặp nhiều khó khăn.Vì thế, trình độ trang thiết bị và công nghệ ngành dệt may còn lạc hậu.
Nguồn lao động cũng là một khó khăn mà hiện nay ngành dệt may đang phảI đối mặt. Lao động trong ngành dệt may chủ yếu đào tạo theo hình thức một kèm một.Số lượng công nhân có tay nghề cao tại các doanh nghiệp còn thấp, số cán bộ kỹ thuật đúng với thực tiễn lại càng khan hiếm hơn.Trong khi, các cơ sở đào tạo lại chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.
Một điểm yếu khá lớn của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là mẫu mã không đa dạng, nghèo nàn, chưa có sự thay đổi kịp thời để nhanh chóng nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng. Vấn đề này được xem là một trong những khó khăn rất lớn của các sản phẩm may mặc Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do ngành dệt may Việt Nam chưa tực sự quan tâm đúng mức đến công tác thiết kế mẫu mốt. Nếu có chăng cũng chỉ là thời trang sàn diễn nên khả năng ứng dụng các mẫu mốt này vào thực tế cuộc sống còn rất hạn chế.
Thêm một khó khăn nữa cho ngành dệt may Việt Nam là khả năng xâm nhập vào thị trường mới để quảng bá sản phẩm của chính mình còn rất hạn chế.Vậy mà việc khẳng định lại chỗ đứng cho thương hiệu hàng Việt Nam ngay tại thị trường nội địa dường như chưa nhận được sự quan tâm cần thiết của các doanh nghiệp lớn.
Gia nhập WTO, ngành dệt may Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách mới.Bởi vậy, với vai trò là một ngành mũi nhọn của đất nước, dệt may cần được các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách, các cấp, các ngành quan tâm hơn nữa.
Phần III: Thực trạng phát triển bông tự nhiên trong những năm qua- Giải pháp và kiến nghị
1. Thực trạng của ngành bông trong những năm vừa qua.
Sản xuất bông trong năm năm đầu thực hiện kế hoạch (2001 – 2005) diễn ra trong bối cảnh có nhiều bất lợi, giá bông thế giới không ổn định, có lúc xuống thấp nhất trong vòng 30 năm qua (2002- 2003). Giá vật tư nông nghiệp và giá nhiều loại sản phẩm nông nghiệp tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh của cây bông so với các cây trồng khác. Biến động khí hậu thời tiết với các hiện tượng Enino và Lanina đã gây hạn hán và lụt lội cho nhiều vùng trong cả nước, không chỉ gây thiệt hại cho các cây trồng đang sản xuất mà còn ảnh hưởng đến sức sản xuất của nhiều năm tiếp theo.
Từ những đặc điểm tình hình nêu trên, trong những năm qua Công ty Bông đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để phát triển sản xuất. Tốc độ tăng trưởng trung bình về sản lượng trên 15%, tuy nhiên mức ổn định không cao, chưa thực hiện được các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao.
1.1.Diện tích không ổn định và luôn biến động mặc dù năng suất và sản lượng tăng qua các năm.
Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng bông qua các năm
Chỉ tiêu/năm
99/2000
2000/01
2001/02
2002/03
2003/04
2004/05
Diện tích(ha)
17.750
23.250
26.766
32.265
24.706
22.409
N.suất(tạ/ha)
9,9
8,7
10,9
10,1
13,4
8,2
SL bông hạt(tấn)
17.578
20.340
29.190
32.627
33.153
18.500
SL bông xơ(tấn)
6.240
7.322
10.509
11.844
12.084
6.770
%tăng trưởng SL
10,0
17,0
44,0
13,0
2,0
(44,0)
- Năm 2004/2005 : Do hạn hán, ước tính vụ khô chỉ gieo trồng được 3.800 ha, với sản lượng 5.500 tấn, vụ mưa bị thiên tai chỉ cho thu hoạch khoảng 13.000 tấn/18.627 ha.
Ngoại trừ năm 2004/2005 bị hạn hán nặng có khoảng 5.000 ha bị mất trắng và 5.000 ha cho năng suất thấp nên năng suất và sản lượng đều giảm. Các năm khác nâg suất và sản lượng đều tăng, năm 2002/2003 đạt diện tích cao nhất (32.265 ha) với sản lượng xấp xỉ 12.000 tấn bông xơ. Tuy nhiên 2 năm gần đây diện tích đều bị giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi, nhất là vùng bông thuộc tỉnh Đắc Nông và Đắc Lắc.
1.2. Xu hướng phát triển cây bông ở các vùng bông chính biến chuyển theo nhiều chiều hướng khác nhau.
Vùng Đông Nam Bộ: Phát triển mạnh trong thập kỉ 90, diện tích cao nhất có lúc đạt 8.000 ha sau đó giảm mạnh (1999- 2001) còn khoảng 2.000 ha và hiện nay đang có dấu hiệu phục hồi tốt.
Phân tích các tác động trong từng thời kì cho thấy:
- Thời kì đầu (91-99) : Do các cây trồng chủ yếu của vùng chủ yếu là các giống bắp đậu địa phương năng suất thấp, trong khi đó mặc dù cũng chỉ trồng giống bông thường (M450.10) với năng suất 8-10 tạ /ha, nhưng nhờ giá mua bông hạt cao (tương đương 0,5 USD/kg). Hơn nữa cây bông được sự quan tâm của Nhà Nước và các cấp, nên có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao hơn. Có thể nói diện tích bông tăng ở thời kì này là kêt quả tự nhiên của một loại cây trồng mới có sự ưu tiên chỉ đạo của Nhà Nước.
- Trong những năm 2000: Diện tích bông bị suy giảm trậm trọng do nhiều nguyên nhân. Trong đó, ảnh hưởng liên tục của mưa bão cuối vụ trong 2 năm 1998 và 1999 đã gây thiệt hại nặng cho sản xuất bông vải ở vùng Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa và Bình Phước. Bông bị thối không thu hoạch được hoặc thu hoạch được nhưng không có điều kiện phơi sấy, phải bán với giá thấp (loại 2, loại phế phẩm), việc này gây tác động xấu đến sản xuất của những năm tiếp theo. Mặt khác diện tích bắp lai phát triển mạnh, năng suất cao, dễ trồng, thu hoạch bắp bằng máy công cụ nên rất tiện lợi cho người nông dân. trong khi đó mặc dù trồng giống bông lai L18 có năng suất cao hơn, nhưng do cây bông cần nhiều chi phí lao động cho chăm sóc và thu hoạch trong bối cảnh thiếu hụt lao động trong công nghiệp cũng như lao động nông thôn thì mặc dù có hiệu quả kinh tế nhưng vẫn không là sự lựa chọn của nông dân.
- Thời kì phục hồi ( 2002 đến nay ) : Mặc dù giá bắp, đậu tăng cao nhưng sản suất bông có nhiều tiến bộ mới, bằng việc sử dụng giống bông kháng sâu, kháng cỏ ( VN 15, VN 2.2 ) trồng dày, trồng trễ, điều khiển sinh trưởng cho cây bông ra hoa và thu hoạch tập trung nên năng suất bông đã tăng vọt từ 10-11 tạ/ha lên 18-20 tạ/ha, chỉ sau 2-3 năm áp dụng tạo ra thế tương quan mới cho cây bông về lợi thế so sánh.Hơn nữa với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kĩ thuật,cây bông tổ ra ổn định và chịu đựng tốt các điều kiện thời tiết khắc nghiệt so với cây trồng khác nên đã được nông dân chấp nhận và có khả năng phục hồi phát triển mạnh trong những năm tới.
Vùng Tây Nguyên: Gia Lai tăng trưởng chậm, Đắc Lắc, Đắc Nông giảm mạnh.
- Cây bông được trồng ở Gia Lai từ năm 2001, ban đầu chỉ vài trăm ha, 2 năm qua đạt 5.000-6.000 ha ,đã xuất hiện nhiều vùng bông thâm canh năng suất cao như Krongchổ, Chư Sê với năng suất bình quân 15-16tạ/ha.Việc áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật cho thấy vùng này sẽ tiếp tục phát triển cvề cả diện tích va năng suất bông trong thời gian tới.
- Vùng bông Đắc Lắc- Đắc Nông :phát triển mạnh trong thời kỳ (99-2002) và suy giảm mạnh trong 2 năm gần đây ,năm 2002 đạt diện tích trên 15.000 ha giảm còn 10.000 ha(2003) va năm 2004 còn trên 5.000 ha.Những nghuyên nhân cơ bản sau đay đã làm giảm diên tích và sản lượng bông: +Nguyên nhân chủ quan:
Năng suất bông không tăng: theo thông kê các vùng bông trọng điểm như CưJut , Dảmil,Cue M’nga, Buôn đôn, Krongbuk năng suất bông không được cải thiện đáng kể so với 4-5 năm trước đây . Năng suất bình quân chỉ đạt 13-14 tạ/ha trong khi đó giá vật tư nông nghiệp , chi phí sản xuất đều tăng đã đẩy giá thành sản xuất lên cao, thu nhập và lợi nhuận thấp.
Đội ngũ cán bộ khuyến nông , chuyển giao kĩ thuật chưa đổi mới ,nhiều nơi vẫn làm theo kiểu cũ là phát giống ,vật tư và thu mua.Việc nắm bắt kỹ thuật mới còn chậm và áp dụng không đồng bộ nên hiệu quả thấp ,thu mua bán bông còn nhiều điểm bất cập, chưa khuyến khích người sản xuất.
+ Nguyên nhân khách quan:
Điều kiện khí hậu: Sản xuất cây bông chủ yếu dựa vào nước trời nên năng suất thấp và không ổn định.Theo thống kê trong 7 năm gần đây thì chỉ có 2 năm gặp thời tiết thuận lợi, những năm khác đều bị thiên tai hoặc lũ quét. Từ năm 2002, 2003 và 2004 đều có tình trạng chung là mưa đến muộn, gieo cây vụ 1 bị chậm kéo theo trễ cây trồng vụ 2 và gặp hạn cuối vụ, mức độ năm sau cao hơn năm trước và cao điểm là năm 2004 ( vụ 1 trễ 20-30 ngày, vụ mưa ngừng sớm hơn hàng năm 45-60 ngày ).
+ Cạnh tranh cây trồng: Giá 2 loại nông sản chính trong vùng cạnh trnh trực tiếp với cây bông đều tăng mạnh ( dậu nành từ 3.500 tăng lên 5.500 đồng, bắp tăng tư 1.100 lên trên 2.000đ/kg ). Trong khi đó giá mua bông hạt chỉ ở mức 5.000-5.500đ/kg. Mặt khác đây là 2 cây trồng ngắn ngày dễ trồng, năng suất cao, có nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất và thu hoạch. So sánh hiệu quả kinh tế cho thấy: trồng 1 ha đậu nành có khả năng cho tổng thu 9-10 triệu đồng, bắp 8-9 triệu đồng, đều cho hiệu quả cao hơn so với trồng bông với mức năng suất 14-15 tạ/ha.
Sự tác động đồng thời của thời tiết khí hậu không thuận lợi cho gieo trồng cây bông ở vụ 2, cùng với ảnh hưởng của giá nông sản khác tăng cao, trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật với năng suất 1,3-1,4 tấn/ha đứng lại không tăng nữa đã hết tác dụng thúc đẩy sản xuất. Trong khi chưa có mặt bằng kỹ thuật mới thay thế đã làm mất khả năng cạnh tranh của cây bông, dẫn tới diện tích suy giảm nhanh chóng.
Vùng trồng bông đa số là nông dân nghèo, thiếu vốn, trình độ dân trí thấp nên việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới còn chậm và không đồng bộ, nên năng suất thực tế còn rất thấp so với tiềm năng. Việc nhân nhanh các mô hình, điển hình thâm canh năng suất cao ra sản xuất đại trà còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế chưa có sức bật về năng suất và hiệu quả kinh tế, sức cạnh trnh của cây bông chưa cao. Cần lưu ý một vấn đề là khi nông dân còn nghèo, thiếu vốn, hệ thống giao thông nông thôn kém thì cây bông khs hấp dẫn với người nông dân. Nhưng khi người nông dân đã tíc luỹ được một số vốn, giao thông nông thôn phát triển, dễ dàng cho vận chuyển sản phẩm thì người nông dân có xu hướng chuyển sang loại cây trồng lâu năm, cây ăn trái hoặc một số cây trồng khác có khối lượng vận chuyển cao ( bắp ). Hiện tượng này khá phổ biến tại một số nước trong vùng. Vì vậy cây bông còn được gọi là cây trồng chuyển tiếp.
Vùng Duyên Hải miền Trung:
Đây là vùng khá thích hợp cho cây bông và có khả năng phá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 74502.DOC