Niềm tin của công chúng là sự thừa nhận của thị trường về mặt an toàn và uy tín của Ngân hàng. Điều này cực kì quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng, cho dù vốn của Ngân hàng có mạnh đến đâu chăng nữa một sự mất lòng tin của công chúng đưa đến một cuộc đổ xô rút tiền thì Ngân hàng cũng có thể dẫn đến khả năng phá sản. Chỉ tiêu đo lường sự an toàn và khả năng sinh lợi của Ngân hàng chính là chỉ số P/E. P/E cao và gia tăng chứng tỏ nhà đầu tư lạc quan về tương lai của Ngân hàng. Chỉ số P/E của Vietcombank cao nhất 9,5 lần, tiếp đến là của Vietinbank 9,3 lần, cuối cùng là SCB là 8,6 lần. Ngân hàng có chỉ số P/E cao thì niềm tin của thị trường đối với Ngân hàng tăng dẫn đến lợi nhuận của Ngân hàng cao, làm cho giá cổ phiếu của Ngân hàng tăng, từ đó hoạt động của Ngân hàng cũng thuận lợi và chiếm được lòng tin của nhà đầu tư đối với Ngân hàng. Ngược lại Ngân hàng có chỉ số P/E thấp ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng, giảm niềm tin của nhà đầu tư về Ngân hàng trong tương lai dẫn đến giá trị của Ngân hàng giảm, giá cổ phiếu trên thị trường giảm và cuối cùng mục tiêu sinh lời và những chỉ tiêu của Ngân hàng giảm. Vì vậy, các Ngân hàng cần phải gia tăng niềm tin của công chúng đầu tư bằng cách gia tăng chỉ số P/E cao thông qua việc quảng bá hình ảnh của mình trên thị trường, minh bạch các báo cáo tài chính.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3694 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả hoạt động cũng như tìm ra hướng đầu tư có khả năng tạo ra lợi nhuận cao và an toàn. Bên cạnh đó cũng tạo ra một sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các Ngân hàng thông qua việc đánh giá hoạt động bên trong, bên ngoài cũng như các chỉ số tài chính để xem chúng tác động đến lợi nhuận và rủi ro trong hoạt động Ngân hàng và cuối cùng tác động đến giá cổ phiếu của Ngân hàng trên thị trường.
2.1. Đánh giá hoạt động bên trong
2.1.1. Chiến lược phát triển
NHTMCP* đã tiến hành thành lập đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp tại các Đơn vị và đưa vào hoạt động Trung tâm Dịch vụ khách hàng, đây là bước chuẩn bị tích cực theo lộ trình phát triển sản phẩm dịch vụ và phục vụ khách hàng tốt hơn trong các năm tới. Sự tiến bộ so với các năm trước là sản phẩm dịch vụ mới được nghiên cứu thiết kế, tổ chức phản biện, tập huấn và quảng cáo có tính chuyên nghiệp cao hơn. Nhiều sản phẩm dịch vụ khai thác tiềm năng kinh tế và đặc thù vùng miền được triển khai theo đặt hàng của Chi nhánh. Quan tâm khai thác lợi thế mạng lưới để đẩy mạnh tiếp thị sản phẩm dịch vụ liên kết với các doanh nghiệp lớn, có thương hiệu mạnh, tiến hành bán chéo sản phẩm với các Công ty thành viên trong Tập đoàn đi vào hoạt động ổn định, cùng với chủ trương tập trung mọi nguồn lực, cơ chế chính sách để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tiền tệ. Công tác mở rộng mạng lưới được đổi mới toàn diện. Các Khu vực tiến hành thông qua chiến lược phát triển các điểm giao dịch và nhanh chóng thành lập Tổ khảo sát tìm kiếm mặt bằng, phối hợp nhịp nhàng với các phòng có liên quan tiến hành tuyển dụng nhân sự, xây dựng sửa chữa trụ sở để sớm khai trương hoạt động nhằm tránh lãng phí chi phí đã đầu tư. Riêng Khu vực TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội đã đẩy mạnh khai trương hoạt động Phòng giao dịch nhằm phát triển kênh phân phối tại hai thị trường tiềm năng này. Ngoài ra, trong năm các Ngân hàng tiến hành thành lập Câu lạc bộ Phòng giao dịch để tạo diễn đàn sinh hoạt và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động hệ thống Phòng giao dịch. Hoạt động của các Chi nhánh đặc thù thời gian qua bước đầu đã tạo sự khác biệt riêng có của trên thị trường. Cơ chế hỗ trợ cho Chi nhánh đặc thù đã có nhiều tiến bộ như Sacombank co chi nhánh 8\3, chi nhánh Hoa Việt…, các Phòng nghiệp vụ đã thiết kế các sản phẩm dịch vụ, chương trình quảng cáo tiếp thị đặc thù riêng biệt “Gửi tiền trúng liền”, “ rồng vàng Thăng Long”, “Dự thưởng trúng vàng”… được ưu đãi về chi phí hoạt động và chế độ thi đua khen thưởng.Các Chi nhánh nước ngoài tuy vừa mới thành lập nhưng đã đi vào hoạt động tương đối ổn định. Chương trình kết nghĩa giữa các Chi nhánh trong và ngoài nước bước đầu đã hỗ trợ cung cấp thông tin khách hàng Việt Nam đầu tư tại các nước có chi nhánh và văn phong đại diện, giúp tăng cường trao đổi kinh nghiệm quản lý và phối hợp kinh doanh. Thực hiện chủ trương đầu tư mạnh hoạt động thẻ để đón đầu thị trường tiềm năng trong tương lai
2.1.2. Ứng dụng khoa học công nghệ
Một trong những điểm son trong năm 2008 và 2009 với các NHTMCP* phải kể đến sự thành công của dự án chuyển đổi và nâng cấp hệ thống Ngân hàng Lõi T24 – R8 sau đúng 01 năm nỗ lực triển khai trên toàn bộ hệ thống. Và với việc đưa vào sử dụng hệ thống T24 cùng với hệ điều hành – cơ sở dữ liệu – hạ tầng máy chủ hiện đại hàng đầu hiện nay, thì sau Data Center, rồi Contact Center được đưa vào sử dụng từ tháng năm 2009, các NHTMCP* đã chính thức kết thúc thắng lợi chiến lược Hiện đại hóa đã đề ra cho kế hoạch 5 năm, kết thúc vào năm 2010 được thị trường đánh giá rất cao những nỗ lực và sự đồng lòng của Ban điều hành và tập thể CB-CNV với việc hoàn thành các yêu cầu và mục tiêu của Chiến lược Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng. Các NHTMCP* cũng thực sự tin tưởng các dự án sau hiện đại hóa nhằm phát huy cao nhất tác dụng và hiệu quả của hệ thống Ngân hàng Lõi với công tác quản trị - điều hành và hoạt động nói chung của Ngân hàng cũng như các đề án nâng cao chất lượng hoạt động hướng về khách hàng đã và đang được tập trung triển khai sẽ có thể sớm phát huy, hướng đến trách nhiệm và mục tiêu phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.
Trung tâm Thẻ đã mạnh dạn đưa ra nhiều chương trình hoạt động cụ thể và thiết thực: quản lý tập trung hệ thống ATM và POS tại TP.HCM; đầu tư mới ATM kết hợp đánh giá hiệu quả từng máy để sắp xếp, di chuyển vị trí ATM hợp lý; tổ chức quản lý thanh khoản trên ATM dựa vào nhu cầu sử dụng; cải tạo phòng máy kết hợp quảng bá thương hiệu và cho ra đời sản phẩm thẻ với nhiều tiện ích khác biệt, bước đầu phí dịch vụ liên quan đến hoạt động thẻ đã đóng góp nguồn thu cho Ngân hàng. Về công nghệ, Trung tâm thẻ đã tiến hành kết nối online giao dịch tài khoản giữa cardpro với corebanking T24-R8 đồng thời đầu tư thêm nhiều phân hệ phát triển ứng dụng và quản lý rủi ro.
Năm 2009, các NHTMCP* đã hoàn tất việc nâng cấp hệ thống Ngân hàng Lõi T24 hiện đại từ phiên bản R5 lên R8 (một trong những ứng dụng Ngân hàng Lõi tiên tiến nhất trên thế giới) và triển khai thành công phiên bản này trên toàn hệ thống trong và ngoài nước. Từ đó, đặt nền tảng ban đầu cho việc phát triển mạnh mẽ các kênh phân phối nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, cũng như tăng cường tính hiệu quả trong các hoạt động nghiệp vụ và công tác quản trị của Ngân hàng. Để triển khai hệ thống Ngân hàng Lõi, các Ngân hàng cũng đã tiến hành đầu tư một hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại cung cấp bởi các đối tác uy tín gồm: máy chủ ứng dụng- IBM p595, máy chủ cơ sở dữ liệu- HP Superdome, Cơ sở dữ liệu- Oracle và hệ thống lưu trữ SAN XP24000… Các hệ thống này được lắp đặt tại Trung tâm dữ liệu (Data center) hiện đại theo chuẩn mực quốc tế. Từ nền tảng trên, các NHTMCP* đã và đang tiến hành triển khai các ứng dụng mới nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh và năng lực quản trị để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, bao gồm các dự án: Ngân hàng điện tử (Ebanking), Khai thác dữ liệu (Data Warehouse), Quản lý quan hệ khách hàng (CRM), Hệ thống thông tin quản trị (MIS), Kinh doanh tiền tệ (Treasury), Trung tâm Dịch vụ khách hàng (Contact Center), Quản trị rủi ro (Risk management) và Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management)...Với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hoàn chỉnh, hệ thống Ngân hàng Lõi tiên tiến, với những đối tác công nghệ uy tín, cùng đội ngũ CB-CNV tâm huyết có trình độ và kinh nghiệm, các Ngân hàng đã xây dựng một hệ thống công nghệ hiện đại tạo ra nhiệu tiện ích cho khách hàng và nền kinh tế.
2.1.3. Nguồn lực
Bảng 2.1: Tình hình thu nhập của CB-CNV
ĐVT: Triệu đồng
Ngân Hàng
Chỉ tiêu
ACB
SCB
Sacom
Vietcom
Vietin
TBC
Năm 2008
I. Số lượng CB-CNV
6.901
1.227
6.691
9.056
16.923
8.159
II. Thu nhập CB-CNV
1. Tổng quỹ
lương
608.619
250.806
588.186
673.967
2.747.653
973.846
2. Tiền thưởng
34.346
6.364
138.496
0
69.781
49.797
3. Tổng thu nhập
642.965
257.170
726.682
673.967
2.817.434
1.023.643
4. Tiền lương BQ tháng
7,33
17
8
10,63
13,53
11,30
5. Thu nhập BQ tháng
7,75
17
10
10,63
13,87
11,85
Năm 2009
I. Số lượng CB-CNV
6.669
1.583
8.020
10.401
17.538
8.842
II. Thu nhập CB-CNV
1. Tổng quỹ lương
746.871
187.515
631.551
1.835.982
1.648.779
1.010.139
2. Tiền thưởng
44.631
11.642
198.198
0
46.642
60.222
3. Tổng thu nhập
791.500
199.157
829.743
1.835.982
1.695.421
1.070.360
4. Tiền lương BQ tháng
9,33
10
7
14,7
15,67
11,34
5. Thu nhập BQ tháng
9,92
10
10
14,7
16,11
12,15
Nguồn: Báo cáo thường niên của các Ngân hàng
Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng cho việc phát triển để đạt được mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của Ngân hàng. Ngân hàng cần tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý tiếp cận và không ngừng cập nhập kiến thức đối với những kĩ thuật và những qui định mới nhất trong hoạt động Ngân hàng.
Với mục tiêu định hướng CB-CNV phát triển sự nghiệp vững bền, NHTMCP* đã xây dựng một môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp, trong đó mọi CB-CNV được tạo điều kiện để tối đa hóa giá trị và năng lực. Đồng thời, NHTMCP* cũng rất chú trọng công tác quy hoạch đội ngũ nhân sự tiềm năng, kế thừa cho các vị trí cán bộ quản lý đã được quy hoạch. Trên cơ sở này, NHTMCP* đã xây dựng và thực hiện nhiều chương trình để không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên.
Từ bảng trên dễ nhận thấy số lượng CB-CNV của Ngân hàng SCB là thấp nhất năm 2008 chỉ có 1.227 người chiếm 3,00% trong hệ thống NHTMCP*, năm 2009 là 1.583 người chiếm 3,58% trong hệ thống Ngân hàng. Còn Ngân hàng có số lượng CB-CNV cao nhất là Vietinbank trong năm 2008 với 16.923 người chiếm 40,98%, năm 2009 là 17.538 người chiếm 40,98% trong hệ thống NHTMCP*. Mặc dù số lượng CB-CNV của các Ngân hàng là khác nhau nhưng với đội ngũ CB-CNV có trình độ Đại học chiếm trên 90% được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp có khả năng thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế, tiếp thu những kĩ thuật, có nhiều kĩ năng khác nhau vừa am hiểu kế toán Ngân hàng, vừa am hiểu nghiệp vụ ngân quỹ đông thời có khả năng bán hàng và phục vụ khách hàng, những quy định mới nhất trong hoạt động Ngân hàng.
Nhằm tạo điều kiện cho CBNV trong việc nắm bắt cơ hội nghề nghiệp, thông tin tuyển dụng đối với các vị trí - đặc biệt là cán bộ quản lý, cấp bậc chuyên viên đòi hỏi có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc thực tiễn cao – thường xuyên được các NHTMCP* thông báo, đăng tải rộng rãi, công khai phổ biến đến từng CB-CNV. Cơ chế lương phù hợp đã và đang góp phần không nhỏ trong công tác thu hút và duy trì nguồn lực có chất lượng cao cho các Ngân hàng trong các năm qua. Từ bảng số liệu trên nhận thấy tổng quỹ lương của SCB trong 2 năm 2008, 2009 là thấp nhất trong tổng quỹ lương của năm NHTMCP*, lần lượt chiếm các tỷ lệ là 5,15% (2008) và 3,71% (2009) trong hệ thống NHTMCP*; Trong khi đó, tổng quỹ lương lớn nhất 2008 thuộc về Vietinbank là 2.747.653 triệu đồng chiếm 56,43%, năm 2009 thuộc về Vietcombank là 1.835.982 triệu đồng chiếm 36,35% trong hệ thống NHTMCP*.
Ngoài ra, các NHTMCP* luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho CB-CNV thông qua việc duy trì chế độ thu nhập bình quân của nhân viên luôn nằm trong nhóm dẫn đầu của các NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam. Cụ thể trong hệ thống NHTMCP* thu nhập bình quân tháng của CB-CNV thấp nhất cả 2 năm qua là ACB, còn thu nhập bình quân tháng cao nhất là SCB (2008), Vietinbank (2009). Tuy nhiên, nhìn chung thu nhập của các NHTMCP* đang có xu hướng gia tăng năm sau cao hơn năm trước, điều này được tiếp tục khẳng định thông qua đợt tăng lương và tiền thưởng trong tháng 07/2009 tiền thưởng của Ngân hàng SCB chiếm một tỷ trọng tương đối lớn năm 2008 là 6.364 triệu đồng chiếm 2,56%, năm 2009 là 11.642 triệu đồng. Ngân hàng Sacombank năm 2008 là 138.346 triệu đồng chiếm 55,62% trong tổng tiền thưởng của Ngân hàng. Tuy kinh tế vẫn còn khó khăn nhưng các NHTMCP* vẫn mạnh dạn điều chỉnh tăng gần 20% quỹ lương nhằm cải thiện thu nhập cho CB-CNV, đặc biệt là đối với đội ngũ nhân viên trực tiếp kinh doanh. Mặc dù thông qua bảng trên chúng ta nhận thấy số lượng CB-CNV cũng như tổng quỹ lương, thu nhập bình quân tháng, tiền thưởng không đều giữa các NHTMCP* điều này là do chính sách phát triển, chiến lược kinh doanh của các Ngân hàng có sự khác nhau. Không những thế chính sách phân chia lợi nhuận, chế độ khen thưởng và việc trích lập lợi nhuận vào quỹ khen thưởng, phúc lợi cũng khác nhau. Ngoài ra còn do sự biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các NHTMCP* làm cho các Ngân hàng này phải điều chỉnh chính sách để phù hợp hơn với sự phát triển của nền kinh tế từ đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu, kế hoạch thực hiện trong năm của Ngân hàng.
2.2. Đánh giá hoạt động bên ngoài
2.2.1. Thị phần
Thị phần là tỷ trọng về tài sản, nguồn vốn huy động, tín dụng cung cấp và các dịch vụ khác mà Ngân hàng chiếm được so với các Ngân hàng khác hoặc so với toàn ngành nói chung.
Bảng 2.2. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Ngân hàng
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)
(Đồng\cổ phiếu)
Năm 2008
Năm 2009
ACB
3.563
3.042
SCB
2.263
912
Sacombank
1.869
2.263
Vietcombank
2.079
2.871
Vietinbank
1.132
Nguồn: Báo cáo thường niên của các Ngân hàng
Thị phần có tác động đáng kể đến lợi nhuận của các Ngân hàng cũng như niềm tin của nhà đầu tư đối với cổ phiếu của Ngân hàng trên thị trường. Theo số liệu cho thấy thị phần của các Ngân hàng Việt Nam hiện nay chiếm một tỷ trọng lớn khoảng 90% của ngành Ngân hàng, trong khi đó các Ngân hàng nước ngoài chiếm còn lại chỉ khoảng 10%. Điều này cho thấy sau khi gia nhập WTO thị phần của các Ngân hàng trong nước vẫn chiếm một tỷ trọng lớn, chứng tỏ sự lớn mạnh của các Ngân hàng trong nước mà đặc biệt là các NHTMCP*. Chính nhờ thị phần lớn nên làm giá trị cổ phiếu trên thị trường cũng không ngừng tăng tạo thu nhập trên vốn cổ phần cao như thu nhập trên vốn cổ phần của ACB năm 2008 cao nhất đạt 3.563 đồng\cổ phiếu, của Sacombank thấp nhất 1.869 đồng\cổ phiếu. Nhưng vào năm 2009 thu nhập trên mỗi cổ phiếu của ACB vẫn cao nhất nhưng đã giảm so với năm 2008 là 521 đông\cổ phiếu chỉ còn 3.042 đồng\cổ phiếu, còn của SCB là thấp nhất 912 đồng\cổ phiếu giảm so với năm 2008 1.351đồng\cổ phiếu, còn các Ngân hàng khác thu nhập trên cổ phiếu trên thị trường tăng so năm 2008. Trong những năm qua thị phần của các NHTMCP* tăng cao là do lợi nhuận sau thuế tăng, nền kinh tế sau khủng hoảng năm 2008 đã có dấu hiệu phục hồi đã làm cho giá cổ phiếu trên thị trường của các Ngân hàng này cũng tăng theo, công việc kinh doanh của các Ngân hàng này đã ổn định.
2.2.2. Tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tất cả các Ngân hàng phải tuân thủ những qui định của pháp luật có liên quan. Nếu không NHNN sẽ áp dụng một số biện pháp giám sát hoặc áp chế. Trong từng thời kì, thời điểm của nền kinh tế NHNN áp dụng các công cụ phù hợp bắt buộc các Ngân hàng thương mại phải tuân theo như quy định mức dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, quy định lãi suất cơ bản, mức lãi suất trần… Đáp ứng các quy định này làm cho các NHTMCP* có một mức dự trữ phù hợp để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho khách hàng tránh trường hợp mất khả năng thanh toán dẫn đến niềm tin của thị trường giảm ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng và của nền kinh tế từ đó làm kì vọng của khách hàng thay đổi theo hướng gia tăng rủi ro, chi phí vốn của Ngân hàng tăng lên, và điều này cuối cùng ảnh hưởng đến mục tiêu sinh lợi của Ngân hàng.
Riêng đối với các NHTMCP* thì theo quy định phải có vốn điều lệ 10 tỷ đồng trở lên, có lợi nhuận ba năm liên tiếp và một số điều khoản khác của Ủy ban chứng khoán Nhà nước mới được phát hành cổ phiếu trên thị trường và phải công khai các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán ra thị trường. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các NHTMCP* nằm trong khoản 10% -12% như của Sacombank CAR là 11.41 %, ACB là 11,2%, SCB 10,56%, Vietcombank 11,67%, Vietinbank 11,32%. Lãi suất huy động vốn của các NHTMCP* không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản, hạn mức tín dụng cho vay không vượt quá 15% vốn tự có đối với một khách hàng, nếu vượt quá quy định này thì phải được sự cho phép của NHNN. Những quy định này được các NHTMCP* tuân thủ và thực hiện một cách nghiêm túc nếu không NHNN sẽ áp dụng hình phạt để đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng hiệu quả hơn.
2.2.3. Niềm tin của thị trường
Niềm tin của công chúng là sự thừa nhận của thị trường về mặt an toàn và uy tín của Ngân hàng. Điều này cực kì quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng, cho dù vốn của Ngân hàng có mạnh đến đâu chăng nữa một sự mất lòng tin của công chúng đưa đến một cuộc đổ xô rút tiền thì Ngân hàng cũng có thể dẫn đến khả năng phá sản. Chỉ tiêu đo lường sự an toàn và khả năng sinh lợi của Ngân hàng chính là chỉ số P/E. P/E cao và gia tăng chứng tỏ nhà đầu tư lạc quan về tương lai của Ngân hàng. Chỉ số P/E của Vietcombank cao nhất 9,5 lần, tiếp đến là của Vietinbank 9,3 lần, cuối cùng là SCB là 8,6 lần. Ngân hàng có chỉ số P/E cao thì niềm tin của thị trường đối với Ngân hàng tăng dẫn đến lợi nhuận của Ngân hàng cao, làm cho giá cổ phiếu của Ngân hàng tăng, từ đó hoạt động của Ngân hàng cũng thuận lợi và chiếm được lòng tin của nhà đầu tư đối với Ngân hàng. Ngược lại Ngân hàng có chỉ số P/E thấp ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng, giảm niềm tin của nhà đầu tư về Ngân hàng trong tương lai dẫn đến giá trị của Ngân hàng giảm, giá cổ phiếu trên thị trường giảm và cuối cùng mục tiêu sinh lời và những chỉ tiêu của Ngân hàng giảm. Vì vậy, các Ngân hàng cần phải gia tăng niềm tin của công chúng đầu tư bằng cách gia tăng chỉ số P/E cao thông qua việc quảng bá hình ảnh của mình trên thị trường, minh bạch các báo cáo tài chính.
2.3. Đánh giá hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam qua các tỷ số tài chính
Tỷ số tài chính là các tỷ số được cấu trúc và tính toán từ dữ liệu các báo cáo tài chính của NHTM nhằm đánh giá một đặc tính nào đó trong hoạt động của Ngân hàng. Để đánh giá hoạt động các chỉ số tài chính của NHTM sau khi tính toán cận được so sánh với các tỷ số tài chính của một nhóm các NHTM khác hoặc so sánh với các tỷ số tài chính của Ngân hàng đó nhưng qua các thời kì khác nhau.
2.3.1 Các tỷ số đo lường lợi nhuận
Lợi nhuận là mục tiêu của các NHTM cổ phần và là hệ quả của các quyết định quản trị, thể hiện hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định trong tương lai. Các tỷ số sinh lợi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản suất kinh doanh và hiệu năng quản lý Ngân hàng.
2.3.1.1. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu phản ánh số tiền mà các chủ sở hữu bỏ ra để có được khoản lợi nhuận sau một thời gian đầu tư. Chỉ số ROE tương đối thấp so với nhuãng Ngân hàng khác sẽ làm giảm đi khả năng thu hút vốn mới cần thiết cho sự mở rộng và duy trì vị thế cạnh tranh của Ngân hàng, hạn chế tăng trưởng của Ngân hàng vì khi ấy Ngân hàng không có cơ hội tích lũy để tăng vốn chủ sở hữu.
Lợi nhuận sau thuế
ROA = x 100
Tổng vốn chủ sở hữu
ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra cổ đông thu về bao nhiệu đồng lợi nhuận sau thuế.
Bảng 2.3. Chỉ số ROE
Ngân hàng
Chỉ số ROE
Năm 2008
Năm 2009
ACB
28,46%
21,78%
SCB
16,51%
6,87%
Sacombank
12,31%
15,50%
Vietcombank
19,19%
23,45%
Vietinbank
14,63%
21,07%
Giá trị trung bình
18,22%
17,73%
Nguồn: Báo cáo thường niên của các Ngân hàng
Trong năm 2008, ROE của ACB là cao nhất cho biết cứ 100 đồng vốn mà chủ sở hữu bỏ ra cổ đông đem về 28,46 đồng lợi nhuận sau thuế cao hơn trung bình ngành 10,24 đồng, còn ROE của Sacombank thấp nhất nghĩa là 100 đồng vốn mà chủ sở hữu Sacombank bỏ ra cổ đông chỉ đem về 12,31 đồng lợi nhuận sau thuế thấp hơn trung bình ngành 5,91 đồng. Nhưng năm 2009, ROE của ACB đã giảm đi 6,68% chỉ còn 21,78% nhưng vẫn cao hơn trung bình ngành kết quả này là do trong năm 2009 ACB trải qua thời kì tăng vốn mạnh trong khi khả năng sinh lời của Ngân hàng không tăng kịp. Vào năm 2009 đánh dấu sự tăng lên chỉ số ROE của Vietcombank và Vietinbank là 23,45% và 21,07% đều cao hơn trung bình ngành nhưng Ngân hàng SCB lại có dấu hiệu giảm so với năm 2008 chỉ có 6,87%, thấp hơn trung bình ngành. Nhìn chung năm 2008 chỉ số ROE của các Ngân hàng SCB, Sacombank, Vietinbank đều thấp hơn so với trung bình ngành điều này cho thấy hoạt động của các Ngân hàng này trong thời gian qua chưa hiệu quả, lợi nhuận mà cổ đông đem về còn thấp, ngược lại Ngân hàng ACB, Vietcombank cao hơn so với trung bình ngành hiệu quả họat động của hai Ngân hàng này tương đối hiệu quả, lợi nhuận mà cổ đông đem về nhiều hơn. Tuy nhiên vào năm 2009 chỉ số ROE của các Ngân hàng đã có sự thay đổi có những Ngân hàng chỉ số này đã tăng hơn năm 2008 như Sacombank, Vietcombank, Vietinbank, cũng có Ngân hàng chỉ số này giảm như ACB, SCB. Nguyên nhân là do chiến lược phát triển, chính sách chia cổ tức, lợi nhuận giữ lại, của các Ngân hàng khác nhau và trong thời gian này Ngân hàng tăng vốn mạnh trong khi khả năng sinh lợi chưa theo kịp. Mặt khác do sự biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới, chính sách ổn định nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ và chính sách ổn định giá trị đồng tiền của NHNN.
2.3.1.2. Lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) đo lường khả năng của ban quản lý sử dụng các nguồn lực nói chung và nguồn lực tài chính của Ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. ROA thường được sử dụng để đáng giá hieuj quả quản lý Ngân hàng. Công thức:
Lợi nhuận sau thuế
ROA = x 100
Tổng tài sản
ROA cho biết cứ 100 đồng tài sản bỏ ra Ngân hàng thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Bảng 2.4. Chỉ số ROA
Ngân hàng
Chỉ số ROA
Năm 2008
Năm 2009
ACB
2,09%
1,31%
SCB
1,20%
0,58%
Sacombank
1,39%
1,61%
Vietcombank
1,21%
1,54%
Vietinbank
0,93%
0,52%
Giá trị trung bình
1.36%
1.11%
Nguồn: Báo cáo thường niên của các Ngân hàng
Với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản, các NHTMCP* đã không ngừng làm cho giá trị tài sản mà mình đầu tư đem lại lợi nhuận cao nhất. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2008, ROA của ACB cao nhất là 2,09%, thấp nhất là của Vietinbank với 0,93% nghĩa là 100 đồng tài sản của ACB tạo ra được 2,09 đồng lợi nhuận sau thuế cao hơn trung bình ngành 0,73 đồng, của Vietinbank 0,93 đồng lợi nhuận sau thuế thấp hơn trung bình ngành 0,43 đồng. Trong năm 2008, tỷ số ROA của các Ngân hàng ACB, Sacombank cao hơn so với trung bình ngành, còn Ngân hàng SCB, Vietcombank, Vietinbank đều thấp hơn so với trung bình ngành. Vào năm 2009, tỷ số ROA của ACB vẫn cao nhất nhưng giảm còn 1,31% cao hơn trung bình ngành, Vietinbank vẫn thấp nhất nhưng cũng giảm chỉ còn 0,52% thấp hơn so với trung bình ngành. Nguyên nhân, vào năm 2009 các Ngân hàng tăng vốn mạnh làm cho tổng tài sản cũng tăng theo trong khi đó lợi nhuận sau thuế cũng giảm làm cho ROA giảm. Mặt khác, các Ngân hàng phải tăng vốn điều lệ theo qui định của NHNN, lãi suất cơ bản của NHNN liên tục thay đổi từ 7% lên 8% buộc các NHTMCP* phải thay đổi lãi suất huy động. Dẫn đến lãi suất cho vay cũng thay đổi trong khi nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng hồi phục chậm làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn, hiệu quả kinh doanh của NHTMCP* cũng không ổn định từ đó làm cho lợi nhuận cũng giảm, dẫn đến ROA năm 2009 giảm so với năm 2008.
2.3.1.3. Các tỷ số khác đo lường khả năng sinh lời
Ngoài hai tỷ số cơ bản thường sử dụng là ROA và ROE, còn một số chỉ tiêu khác được sử dụng để đo lường khả năng sinh lời của NHTM. Thu nhập lãi ròng là chênh lệch giữa toàn bộ doanh thu lãi và chi phí trả lãi.
Tỷ lệ lãi ròng là tỷ lệ phần trăm giữa thu nhập lãi ròng và giá trị tài sản có sinh lãi được xác định bằng công thức:
Thu nhập lãi ròng
Tỷ lệ lãi ròng = x 100
Tài sản bình quân có sinh lãi
Chênh lệch lãi suất dùng để đo lường chênh lệch khả năng thu lãi và khả năng chi trả lãi. Công thức tính chênh lệch lãi suất như sau:
Doanh thu lãi Chi phí phải trả
Chênh lệch =
lãi suất Tài sản bình quân có sinh lãi Nguồn vốn huyđộng
BQ phải trả lãi
2.3.2. Các tỷ số đo lường rủi ro
Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận giá trị tài sản của cổ đông. Tối đa hóa giá trị ở đây không chỉ tối đa hóa lợi nhuận mà còn phải chú ý đến mức độ rủi ro. Nếu Ngân hàng theo đuổi các khoản đầu tư mạo hiểm có thể tỷ lệ sinh lời sẽ cao hơn. Tuy nhiên nếu rủi ro, tổn thất xẩy ra thì khả năng sinh lời của Ngân hàng sẽ giảm sút, thậm chí Ngân hàng có thể bị phá sản. Do vậy, đánh giá các tỷ số đo lường rủi ro chúng ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
2.3.2.1. Tỷ lệ cho vay
Chỉ tiêu này thường được sử dụng để đánh giá một cách gián tiếp chất lượng tài sản có của NHTM. Tỷ lệ cho vay cho biết mức độ theo đó tài sản có được sử dụng để cấp tín dụng cho khách hàng. Công thức xác định:
Dư nợ tài khoản cho vay
Tỷ lệ cho vay = x 100
Tổng tài sản
Bảng 2.5. Tỷ lệ cho vay
Ngân hàng
Tỷ lệ cho vay
Năm 2008
Năm 2009
ACB
32,88%
36,85%
SCB
59,85%
56,83%
Sacombank
51,15%
57,35%
Vietcombank
48,91%
53,62%
Vietinbank
61,26%
66,29%
Giá trị trung bình
50,88%
54,19%
Nguồn: Báo cáo thường niên của các Ngân hàng
Qua tính toán tỷ lệ cho vay ở trên cho thấy tỷ lệ này của các NHTMCP* đều có xu hướng tăng qua các năm, làm cho giá trị trung bình ngành cũng tăng từ 50,88% (2008) lên 54,19% (2009). Trong cả 2 năm được đánh giá, tỷ lệ cho vay của Vietinbank là cao nhất và cao hơn trung bình 5 NHTMCP* được đánh giá, điều này chứng tỏ khả năng sinh lời của Vietinbank cao hơn các Ngân hàng khác; Trong khi đó, ACB có tỷ lệ cho vay là thấp nhất và thấp hơn trung bình 5 NHTMCP* khoảng 18%, điều này ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lời của ACB. Nhìn chung tỷ lệ cho vay của 5 NHTMCP* trên là quá thấp, chưa đến 60% điều này phù hợp với môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay nơi mà niềm tin của công chúng vào Ngân hàng đang dần được hồi phục, nền kinh tế nước ta chưa thật sự phát triển, môi trường kinh doanh chưa thật sự thuận lợi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của Ngân hàng, nhưng lại đảm bảo cho Ngân hàng có một mức độ rủi ro phù hợp, lợi ích của người gửi tiền được đảm bảo.
2.3.2.2. Tỷ số thanh khoản
Chỉ số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá hiệu quả HĐ KD của 5 Ngân hàng có CP niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.doc