MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I- Khái quát chung về thị trường chứng khoán và Công ty chứng khoán ở Việt Nam 2
I- Sơ lược về lịch sử hoạt động và phát triển thị trường chứng khoán 2
II-Tổng quan về Công ty chứng khoán và Công ty chứng khoán ở Việt Nam 3
1. Mô hình tổ chức Công ty chứng khoán 3
2. Thành lập Công ty chứng khoán 7
3. Hoạt động tài chính của Công ty chứng khoán 8
4. Các nghiệp vụ Công ty chứng khoán 9
Chương II- Thực trạng hoạt động và phát triển Công ty chứng khoán ở Việt Nam trong những năm qua 14
I- Quá trình hoạt động và phát triển của Công ty chứng khoán 14
1. Giai đoạn 1: Công ty chứng khoán một năm lớn lên cùng thị trường 14
2. Giai đoạn 2: Bước sang năm thứ hai hoạt động Công ty chứng khoán đã bắt nhịp và hoàn thiện 17
3. Giai đoạn 3: Công ty chứng khoán sau ba năm hoạt động và phát triển 20
II- Đánh giá kết quả hoạt động của các Công ty chứng khoán trong những năm vừa qua 24
1. Tổng doanh thu 24
2. Cơ cấu doanh thu và lãi đầu tư 24
3. Sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước 25
Chương III- Một số giải pháp kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại ảnh hưởng tới quá trình hoạt động và phát triển ở hầu hết các Công ty chứng khoán trong thời gian qua 26
I- Những khó khăn tồn tại trong thời gian qua 26
II- Một số giải pháp kiến nghị nhằm xây dựng định hướng phát triển trong thời gian tới 27
1. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước 27
2.Về phía các Công ty chứng khoán 28
3. Về phía các bộ ngành có liên quan 30
Kết luận 31
Tài liệu tham khảo
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đánh giá quá trình hoạt động của các Công ty chứng khoán ở Việt Nam những năm qua và định hướng phát triển trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
).
- Công ty chứng khoán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước khách hàng uỷ thác về trách nhiệm thực thi (hoàn tất) các giao dịch đối tác thứ ba.
Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán (in property):
Giao dịch tự doanh là các giao dịch bằng chính nguồn kinh doanh của Công ty chứng khoán nhằm phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh thu lợi của chính mình.
* Tại Việt Nam: Theo nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của chính phủ thì nghiệp vụ tự doanh là công ty chứng khoán mua và bán chứng khoán cho chính mình.
Giao dịch tự doanh được thực hiện theo phương thức giao dịch trực tiếp hay giao dịch gián tiếp:
- Giao dịch trực tiếp là giao dịch “ trao tay” giữa khách hàng và Công ty chứng khoán theo giá thoả thuận thị trường (giao dịch tại quầy). Các đối tác giao dịch có thể là cá nhân tổ chức (chủ yếu là công ty chứng khoán). Thời gian giao dịch thường được thực hiện trong và ngoài giờ giao dịch của sở (trung tâm) giao dịch (kể cả ban đêm và ngày nghỉ). Chứng khoán giao dịch rất đa dạng chủ yếu là chứng khoán không niêm yết, chứng khoán mới phát hành.
Hoạt động giao dịch này không chịu sự giám sát của sở (trung tâm) giao dịch nhưng chịu sự giảm sát của thanh tra nhà nước về chứng khoán.
- Giao dịch gián tiếp: Là các giao dịch mà Công ty chứng khoán không thể thực hiện được bằng các giao dịch trực tiếp để đảm bảo an toàn khi thị giá có biến động lớn và đôi khi có thể vì mức độ can thiệp vào giá thị trường.
Các giao dịch chứng khoán phát sinh:
Chứng khoán phát sinh là các chứng từ nhận các quyền lợi bổ sung phát sinh từ chứng khoán.
- Quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới (quyền đặt mua hay chứng quyền): Quyền đặt mua là một loại chứng khoán phát sinh hoặc là một chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu một phần giá trị cổ phiếu “đang chờ nhận”. Quyền đặt mua nhằm bù đắp thiệt hại của các cổ đông cũ khi công ty chứng khoán phát hành cổ phiêú mới. Do đó các quyền đặt mua cũng có giá trị của nó đó là giá trị nội tại của các quyền đật mua.
- Trái phiếu chuyển đổi: Đó là loại chứng khoán nợ với những đặc tính phát hành thông thường nhưng có thêm quy định về quyền chuyển đổi- Không được phép huỷ ngang thành cổ phiếu của công ty phát hành trong một thời hạn được quy định.
- Trái phiếu kèm quyền lựa chọn mua cổ phiếu: Trái phiếu kèm quyền lựa chọn mua cổ phiếu cũng có đặc tính như trái phiếu thông thường nhưng nó khác ở chỗ: đi kèm tờ trái phiếu này còn có các phiếu quyền lựa chọn mua cổ phiếu.
- Quyền lựa chọn và giao dịch quyền lựa chọn: Quyền giao dịch là một căn cứ cho phép người nắm giữ nó được mua hoặc bán số cổ phiếu của công ty theo giá giao dịch (thoả thuận trước) và trong thời hạn được qui định trên quyền lựa chọn. Các chứng khoán được giao dịch theo các quyền lựa chọn được mua bán trên sàn giao dịch.
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
Với đội ngũ chuyên gia giỏi về chứng khoán, am hiểu thị trường, có tiềm lực tài chính, các công ty chứng khoán hoạt động rất mạnh mẽ về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Đây là hoạt động hỗ trợ cho công ty phát hành hay chủ sở hữu chứng khoán trong việc phân phối chứng khoán thông qua thoả thuận mua chứng khoán và để bán lại.
* Tại Việt Nam: Theo nghị định số 48/1998/QĐ-CP ngày 11/7/1998 thì các công ty chứng khoán ở Việt Nam được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành và nghiệp vụ này được thực hiện trên thị trường sơ cấp.
Hoạt động bảo lãnh phát hành gồm:
- Nghiên cứu và tư vấn cho tổ chức phát hành về các thủ tục và phương pháp phát hành, cơ cấu giá…
- Thoả thuận với các nhà bảo lãnh khác trong việc tiếp thị phân phối chào bán chứng khoán.
- Quản lí pháp luật và thanh toán chứng khoán.
- Thực hiện các công việc hỗ trợ cho thị trường và dịch vụ sau khi phát hành.
- Đại lí phân phối chứng khoán.
Qua hoạt động bảo lãnh phát hành, các công ty chứng khoán thu về hoa hồng bảo lãnh. Hoa hồng này có thể là cố định, có thể tuỳ ý của từng công ty chứng khoán.
Các nghiệp vụ phụ trợ của Công ty chứng khoán:
- Hoạt động tín dụng (giao dịch mua bán chịu):
Khách hàng có ý định mua bán chứng khoán nhưng không có đủ tiền để tham gia thị trường, công ty chứng khoán sẽ mua bán chứng khoán qua thị trường giao dịch mua bán chịu.
- Quỹ quản lí trái phiếu: Sản phẩm của quỹ quản lí trái phiếu là trái phiếu công ty có bảo đảm, trái phiếu giao dịch…
- Giao dịch trái phiếu theo hợp đồng chuộc lại trái phiếu: Hợp đồng chuộc lại trái phiếu từ vòng đầu tư tại một thời điểm trong tương lai sẽ được hai bên kí kết tại thời điểm giao dịch hiện tại.
- Kí gửi đầu tư trái phiếu số lượng nhỏ để tiết kiệm thuế: Người đầu tư phải giữ trái phiếu trong một thời gian từ 1 năm đến hết hạn. Loại kí gửi này có ưu điểm lớn về thuế và điều kiện mở tài khoản đơn giản.
Ngoài ra Công ty chứng khoán còn có nhiều hoạt động khác mang tính đặc biệt như huy động vốn ngắn hạn.
Hiện nay, luật chứng khoán ở nhiều nước cho phép các công ty chứng khoán có thể thực hiện một, hai hay tất cả các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Số vốn điều lệ của công ty chứng khoán phải tối thiểu bằng số vốn điều lệ với mỗi nghiệp vụ chứng khoán mà công ty được phép kinh doanh. Tại Việt Nam, nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 đã qiu định về loại hình kinh doanh, mức vốn pháp định tuỳ theo từng loại hình kinh doanh của công ty chứng khoán, điều kiện kinh doanh của công ty. Đây là văn bản pháp lí quan trọng, tạo cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của các công ty.
Chương II
Thực trạng hoạt động và phát triển Công ty chứng khoán ở Việt Nam trong những năm qua.
Quá trình hoạt động và phát triển của công ty chứng khoán
Những năm qua, Việt Nam chúng ta chưa có loại hình công ty chứng khoán. Việc phát hành các trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu công ty và cổ phiếu của các công ty cổ phần vẫn được thực hiện trên thị trường. Các chứng khoán này được phát hành trên thị trường sơ cấp phần lớn không thông qua các tổ chức bảo lãnh, mà được bán lẻ trực tiếp ra công chúng. Các chứng khoán này rất khó chuyển nhượng vì chúng ta chưa có các công ty chứng khoán, sẽ không có tổ chức tư vấn và bảo lãnh cho việc phát hành, đồng thời cũng không có một số ngân hàng thương mại đứng ra làm nghiệp vụ chứng khoán cho công tái và các giấy towf có giá. Tuy nhiên, nghiệp vụ này không được thực hiện thường xuyên và gặp phải nhiều vướng mắc vì luật các tổ chức tín dụng không cho phép ngân hàng thương mại kinh doanh chứng khoán. Do đó việc thành lập công ty chứng khoán là một đòi hỏi tất yếu trong việc xác định thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Thực tế cho thấy, qua từng năm chính thức đi vào hoạt động (tính đến cuối tháng 7/2003), thị trường chứng khoán Việt nam đã đạt được những thành công nhất định tương ứng với từng giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Công ty chứng khoán một năm lớn lên cùng thị trường.
- Giai đoạn 2: Bước sang năm thứ hai hoạt động công ty chứng khoán đã bắt nhịp và hoàn thiện.
- Giai đoạn 3: Công ty chứng khoán sau ba năm hoạt động và phát triển.
Giai đoạn 1: Công ty chứng khoán một năm lớn lên cùng thị trường
Kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho hai công ty chứng khoán đầu tiên ở Việt nam là Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt và Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, tính đến năm 2000 UBCK Nhà nước đã cấp giấy phép thêm cho 6 Công ty chứng khoán. Đó là: Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn, Công ty cổ phần chứng khoán Đệ Nhất, Công ty TNHH chứng khoán Thăng Long, Công ty TNHH chứng khoán ACBS, Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng công thương Việt nam và công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam.
Hoạt động của công ty chứng khoán:
Công ty chứng khoán là khâu trung gian và là chiếc cầu nối giữa người đầu tư và các hoạt động của thị trường chứng khoán. Ngoài những chứng từ đào tạo của UBCK Nhà nước mang tính chất phổ cập cho công chúng, các Công ty chứng khoán trong thời gian đầu này đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc giới thiệu cho công chúng đầu tư hiểu biết rõ hơn về bản chất và sự vận hành của thị trường chứng khoán. Điều này được thể hiện rất rõ qua sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tư Việt Nam vào thị trường chứng khoán. Vào tháng 7/2000 khi thị trường chứng khoán Việt nam chính thức đi vào hoạt động, số lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại các Công ty chứng khoán mới chỉ đạt khoảng hơn 1800 tài khoản và số lượng tài khoản này đã tăng lên liên tục trong những tháng tiếp theo. Năm 2001 tổng số tài khoản đã tăng lên hơn 5800 tài khoản (tăng khoảng hơn 3 lần), trong số đó có nhiều tài khoản chưa thực hiện được giao dịch. Số lượng cổ phiếu và trái phiếu được lưu ký tại các Công ty chứng khoán cũng tăng lên rõ rệt. Tính đến thời điểm này, tổng số cổ phiếu được lưu ký tại các Công ty chứng khoán vào khoảng 14 triệu cổ phiếu, chiếm 44% số lượng cổ phiếu niêm yết. Tổng số trái phiếu niêm yết trên thị trường được lưu ký tại các Công ty chứng khoán tính đến thời điểm này tăng lên nhiều, đạt khoảng 11,3 triệu (tăng 117% so với tổng số trá phiếu được lưu ký trong tháng 8/2000).
Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của Công ty chứng khoán:
Ngay thời gian mới đi vào hoạt động có 6 Công ty được cấp giấy phép thực hiện cả 5 loại hình kinh doanh chứng khoán.
Nghiệp vụ môi giới:
Tính đến năm 2000, các Công ty chứng khoán rất chú trọng đến nghiệp vụ này. Tổng giá trị giao dịch của các công ty chứng khoán đã có những biến động qua các tháng theo xu hướng ngày càng tăng. Điều này đã chứng tỏ được các công ty chứng khoán đã tìm đúng cách để thu hút nhà đầu tư và đã đi đúng hướng của mình. Tổng giá trị giao dịch của các công ty chứng khoán thấp nhất là trong tháng 8/2000 đạt gần 25 tỉ đồng và cao nhất là tháng 6/2001 đạt trên 346 tỉ đồng.
Tổng chi phí môi giới mà các công ty chứng khoán đã thu được tăng lên đáng kể.
Đồ thị:
Đơn vị: triệu đồng
Đơn vị: nghìn đồng
Nghiệp vụ tự doanh:
Trong số 8 công ty chứng khoán, chỉ có 6 công ty đăng kí được phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Nhìn chung nghiệp vụ tự doanh của các công ty chứng khoán tính đến thời điểm này chưa chiếm tỉ trọng lớn trong hoạt động của các công ty chứng khoán, giá trị chứng khoán tự doanh của các công ty chứng khoán luôn thay đổi theo các tháng. Kể từ khi khai thác trong hoạt động đến nay tỉ trọng tự doanh cổ phiếu niêm yết của các công ty thường chiếm phần lớn (trên 75% trong tổng số trị giá tự doanh của công ty). Trong tháng 5 tình hình có diễn biến ngược lại, trị giá tự doanh trái phiếu chiếm khoảng 72% trong tổng giá trị tự doanh của các công ty chứng khoán. Bên cạnh đó có một số công ty chứng khoán đã thực hiện nghiệp vụ này đối với cổ phiếu chưa niêm yết.
Nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư:
Tính tại thời điểm này có hai công ty chứng khoán đã triển khai nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư trong tổng số 7 công ty được cấp phép nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư. Tổng trị giá giao dịch của nghiệp vụ này cũng không đáng kể trong tổng số các nghiệp vụ mà công ty đã triển khai.
Trong giai đoạn này (2000-2001) lượng hàng hoá còn quá ít, chênh lệch giữa cung và cầu còn lớn, trong khi các công ty chứng khoán lại ưu tiên lệnh của khách hàng trước…Tuy nhiên, việc triển khai quản lí danh mục đầu tư trong giai đoạn này cũng là những bước đi hết sức cần thiết cho việc thực hành phân tích và dự đoán sự biến động thị trường của các công ty chứng khoán.
Nghiệp vụ tư vấn đầu tư:
Đây là một trong những nghiệp vụ được triển khai rất phổ biến của các công ty chứng khoán trong thời gian qua. Hầu hết các công ty chứng khoán đã thực hiện tiếp xúc và tư vấn đầu tư cho các cá nhân và tổ chức kinh tế. Tuy nhiên để thu hút được khách hàng, các công ty chứng khoán hầu hết thực hiện tư vấn miễn phí cho khách hàng. Bên cạnh đó, các công ty cũng đã tư vấn cho các doanh nghiệp về khả năng tham gia vào thị trường chứng khoán của doanh nghiệp. Đây cũng là một nhân tố rất tích cực để giúp các doanh nghiệp mạnh dạn tham gia vào thị trường chứng khoán tạo sự phát triển của thị trường trong tương lai.
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành:
Việc triển khai nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn. Cũng có các nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến nghiệp vụ này. Do đó, tính đến thời điểm này các công ty chứng khoán mới chỉ dừng lại ở bước tiếp xúc với khách hàng hoặc mới chỉ làm đại lí phát hành mà chưa có một hợp đồng bảo lãnh nào được kí kết.
Tóm lại, với những nỗ lực trong hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán trong thời gian này đã đóng góp một phần rất lớn vào sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt nam.
Giai đoạn 2: Bước sang năm thứ hai hoạt động công ty chứng khoán đã bắt nhịp và hoàn thiện.
Trong thời gian qua có thể nói hoạt động của công ty chứng khoán bước đầu đã được đánh giá là thành công và là sự ghi nhận bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng đồng bộ và hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt nam. Tính đến cuối tháng 12/2001, UBCK nhà nước đã cấp giấy phép hoạt động kinh doanh cho 8 công ty chứng khoán. Trừ công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn mới bắt đầu đi vào hoạt động.
Đánh giá hoạt động của các công ty chứng khoán:
Về hoạt động môi giới chứng khoán
Ngay từ khi thị trường giao dịch chứng khoán bắt đầu hoạt động, tháng 8/2000 các công ty chứng khoán chủ yếu tập trung vào việc triển khai hoạt động môi giới chứng khoán. Giao dịch môi giới chứng khoán đã tăng đáng kế qua các tháng Tính đến cuối tháng 12/2001 tổng số tài khoản khách hàng đầu tư mở tại các công ty chứng khoán đạt khoảng trên 9000 tài khoản, đến cuối năm 2001 bình quân một tháng số tài khoản mở tại các công ty chứng khoán tăng gấn 600 tài khoản. (Biểu đồ 1)
Tổng giá trị tiền gửi giao dịch tại các công ty chứng khoán riêng trong tháng 8/2000 đạt gần 23 tỉ VND, trong giai đoạn từ tháng 9/2000 đến tháng 8/2001 giá trị tiền gửi giao dịch tăng bình quân gần 6 tỉ VND/tháng. Trong những tháng cuối năm 2001 tổng giá trị tiền gửi giao dịch tại các công ty chứng khoán có dấu hiệu giảm. (Biểu đồ 2)
Nhìn chung sau một thời gian ổn định tổ chức và triển khai các hoạt động kinh doanh chứng khoán, trong 6 tháng đầu năm 2001 giá trị giao dịch ở một số công ty chứng khoán tăng mạnh. Khối lượng giao dịch của mỗi công ty chứng khoán đề đạt mức độ gia tăng tối thiểu 5 lần so với tháng hoạt động đầu tiên. Trong đó có công ty đạt giá trị giao dịch tăng tới 40-50 lần, đặc biệt trong tháng 6/2001 giá trị giao dịch chứng khoán đạt mức kỷ lục là 346 tỷ VND, tăng 14 lần so với giá trị giao dịch 24,4 tỷ đồng của tháng 8/2000. Trong 6 tháng cuối năm 2001, tổng giá trị giao dịch có xu hướng giảm so với mức kỉ lục vào tháng 6. Bình quân trong thời kì 6 tháng cuối năm 2001, tổng giá trị giao dịch đạt176,5 tỉ VND/tháng, hai tháng cuối năm có mức thấp nhất cũng đạt gần 120 tỷ VND, nhưng giá trị giao dịch một tháng vẫn gấp 3 lần so với giá trị giao dịch của tháng 8/2000.
Về doanh thu môi giới (phí môi giới), các công ty chứng khoán chiếm thị phần giao dịch lớn doanh thu môi giới có sự gia tăng đáng kể. Tổng phí môi giới quí I là 1,5 tỷ VND, quí II: 2,815 tỷ VND, quí III: 3,2 tỷ VND, quí IV lại có xu hướng giảm và ước đạt khoảng 1,9 tỷ VND.
Hoạt động tự doanh:
Do thời gian đầu hàng hoá trên thị trường còn ít nên hầu hết các công ty chứng khoán đều phải ưu tiên thực hiện cho khách hàng trước nên giá trị giao dịch tự doanh vẫn còn khiêm tốn.
Thời gian gần đây, các công ty đã bắt đầu cải thiện danh mục đầu tư tự doanh. Một số công ty đã bắt đầu tham gia giao dịch trái phiếu và cổ phiếu của các công ty không niêm yết. Tuy nhiên, giá trị giao dịch tự doanh chưa nhiều và chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng số vốn điều lệ hiện còn nhàn rỗi của các công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động tự doanh. Mặc dù vậy, doanh thu từ hoạt động tự doanh của một số công ty chứng khoán đã có phần cải thiện đáng kể. Tính đến năm 2002, bình quân một tháng doanh thu tự doanh của một công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh vào khoảng 1,2 tỷ NVD.
Hoạt động tư vấn đầu tư:
Các công ty chứng khoán hoạt động nghiệp vụ này chủ yếu tập trung vào cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí cho các nhà đầu tư về các loại hàng hoá được niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung và tư vấn cho các công ty cổ phần hoá dự kiến tham gia niêm yết trên thị trường.
Việc các công ty chứng khoán tham gia vào hoạt động tư vấn cho các công ty cổ phần đủ tiêu chuẩn tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán đã góp phần tăng tính chuyên nghiệp của hoạt động tư vấn đầu tư, tác động tích cực tới các công ty cổ phần hoá, từng bước góp phần tăng lượng hàng hoá trên thị trường.
Hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh phát hành:
Tính đến nay chưa có công ty nào triển khai nghiệp vụ này. Trên thực tế cho thấy đây là nghiệp vụ đòi hỏi trình độ chuyên môn cao trong khi kinh nghiệm thực tế và kí năng trong lĩnh vực này nói chung các công ty chứng khoán còn rất khiêm tốn. Hơn nữa phương thức bảo lãnh phát hành theo qui định hiện nay là cam kết chắc chắn nên hầu hết các công ty chứng khoán đều cho là rất rủi ro nên thường cân nhắc khi tiến hành nghiệp vụ này.
Nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư:
Ngoài công ty chứng khoán Bảo Việt, hiện có thên hai công ty chứng khoán khác bắt đầu thực hiện nghiệp vụ này như: Công ty TNHH chứng khoán Thăng Long, Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt nam.
Tóm lại: So với các tháng hoạt động đầu tiên, cơ cấu doanh thu của các công ty chứng khoán đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu như trong quí I năm 2001, doanh thu từ vốn đầu tư (thực chất là lãi tiền gửi từ vốn điều lệ gửi tại các ngân hàng) chiểm tỉ trọng lớn trong doanh thu từ các công ty chứng khoán (từ 50-70% tổng doanh thu). Đến cuối tháng 12 năm 2001 đầu năm 2002 đã tăng và trỏ thành nguồn thu chính trong tổng doanh thu của các công ty, đặc biệt có công ty thu từ hoạt động môi giới và tự doanh chiếm trên 90% tổng doanh thu.
Giai đoạn 3: Công ty chứng khoán sau ba năm hoạt động và phát triển.
Tính đến cuối tháng 7/ 2003, thị trường chứng khoán Việt nam đã vượt qua mới 3 năm kể từ khi phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên được thực hiện. Cho đến nay UBCK Nhà nước đã cấp giấy phép hoạt động kinh doanh cho 12 công ty chứng khoán trong đó có 5 công ty cổ phần và 7 công ty TNHH một thành viên. Trong số 12 công ty chứng khoán hiện nay có 2 công ty mới bắt đầu hoạt động, đó là công ty chứng khoán MêKông- MSC triển khai hoạt động từ tháng 2/2003, công ty chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh- HSC triển khai hoạt động từ tháng 4/2003 và công ty chứng khoán ngân hàng Đông á- EABS mới được cấp phép tháng 5/2003. Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán:
Hoạt động môi giới:
- Số tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại các công ty chứng khoán tại thời điểm cuối năm 2002 tăng đáng kể so với năm 2001, tăng khoảng 55%. Trừ công ty chứng khoán Thăng Long, số tài khoản giao dịch của người đầu tư tại từng công ty chứng khoán cũng tăng trung bình từ 30%- 60% so với năm 2001. Một số công ty có số lượng tài khoản người đầu tư tăng đáng kể (trên 100%) so với năm 2001, tuy số lượng tài khoản tính theo số tuyệt đối mở tại các công ty này không lớn, đó là các công ty chứng khoán: công ty chứng khoán FSC, IBS, và ARSC. So với năm 2001, số lượng tài khoản các nhà đầu tư vẫn tập trung chủ yếu tại 4 công ty chứng khoán đó là: công ty chứng khoán ARSC, SSI, ACBS và BSC.
Nói chung trong thời gian qua, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán tăng lên nhưng trên thực tế con số này không phải phán ánh được thực trạng tình hình giao dịch trên thị trường. Đến tháng 4/2003 tổng số tài khoản mở tại các công ty chứng khoán là gần 15000 tài khoản, tăng 7% so với số lượng gần 14000 tài khoản vào cuối năm 2002 và tăng 65% so với số lượng 9000 tài khoản vào cuối năm 2001.
- Giao dịch chứng khoán: So với năm 2001, tổng khối lượng giao dịch chứng khoán (cả giao dịch mua và bán chứng khoán) đều tăng, mức độ tăng trung bình trên 150% tuy giá trị giao dịch chứng khoán nói chung đều thấp, chỉ bằng 40-80% giá trị giao dịch của năm 2001 vì so với năm trước số lượng công ty niêm yết và số phiên giao dịch tăng lên, nhưng mức giá chung của các cổ phiếu trên thị trường đều giảm.
Trong năm 2002, các công ty chứng khoán như: ACBS, BVSC vàSSI vẫn tiếp tục giữ thị phần chủ yếu trong giao dịch môi giới chứng khoán. Đến 31/3/2003 một số công ty chứng khoán như: BVSC, SSI, BSC và ACBS vẫn chiếm phần lớn thị trường giao dịch. Tuy nhiên tổng giá trị giao dịch của các công ty chứng khoán nói chung đã giảm sút mạnh so với các năm trước. Đến 31/3/2003 tổng giá trị giao dịch của các công ty chứng khoán đạt gần 237 tỷ đồng giảm hơn 47% so với gần 450 tỷ đồng cùng kì năm trước.
- Phí môi giới: Phí môi giới của các công ty chứng khoán vẫn tiếp tục giảm sút so với năm trước. Cụ thể, tổng phí môi giới của các công ty chứng khoán thu được trong quí I năm 2003 đạt gần 730 triệu đồng, giảm hơn 65% so với cùng kì năm trước (qúi I năm 2002 đạt hơn 2 tỷ đồng phí môi giới).
b. Hoạt động tự doanh:
Trong năm 2002, rất nhiều công ty chứng khoán đã khai thác gần như tối đa vốn điều lệ của mình cho hoạt động tự doanh chứng khoán và đầu tư tài chính ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong năm 2002, trị giá giao dịch mua của các công ty chứng khoán lớn hơn nhiều trị giá giao dịch bán.
Tính đến 31/3/2003, trong kết cấu doanh thu từ hoạt động kinh doanh chỉ có 5 công ty chứng khoán có doanh thu từ hoạt động tự doanh, đó là: công ty chứng khoán BVSC, FSC, SSI, BSC và VCBS. So với năm 2001, doanh thu từ hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán có xu hướng giảm rõ rệt.
c. Hoạt động quản lí danh mục đầu tư:
Cũng như các năm trước, nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư đều chưa triển khai tại hầu hết các công ty chứng khoán được cấp phép nghiệp vụ này. Công ty chứng khoán BVSC đã triển khai nghiệp vụ này từ mấy năm trước nhưng chủ yếu với cổ đông sáng lập là tổng công ty Bảo Việt. Tuy nhiên đến năm nay, trị giá uỷ thác đầu tư của công ty này đã giảm nhiều so với năm trước. Công ty chứng khoán Thăng Long (TSC) cũng kí hợp đồng quản lí danh mục đầu tư với NHTM cổ phần Quân đội. Tuy nhiên việc triển khai không được tốt và vẫn mang tính tập dượt.
Trong quí I năm 2003 không có công ty chứng khoán nào có doanh thu từ hoạt động quản lí danh mục đầu tư. Các công ty vẫn tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã kí kết nhưng gặp rất nhiều khó khăn do tình hình thị trường diễn biến không thuận lợi.
Hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lí phát hành:
Trong năm 2001, chỉ có 2 công ty chứng khoán là BVCS và IBS có doanh thu từ hoạt động này. Trong năm 2002, chưa có công ty nào thực hiện bảo lãnh phát hành cổ phiếu. Công ty VCBS thực hiện việc bảo lãnh 6 đợt phát hành trái phiếu chính phủ (qua quĩ hỗ trợ phát triển). Một số công ty chứng khoán khác như: BVSC, ARSC, ACBS và VCBS đã làm đại lí phát hành kì phiếu của một số tổ chức tín dụng như Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoặc đại lí phát hành cổ phiếu công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng.
Đến 31/3/2003 có một số công ty chứng khoán có doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành, hoạt động này tập trung ở một số công ty như: BVSC, VCBS và ARSC. Ngoài ra, các công ty còn kí tiếp các hợp đồng bảo lãnh trái phiếu cho quĩ hỗ trợ phát triển Việt Nam.
Hoạt động tư vấn đầu tư, tư vấn niêm yết:
- Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán: các công ty chứng khoán (như BSC, SSI, TSC, IBS, ACBS, VCBS, BVSC…) đều tổ chức triển khai tư vấn đầu tư chứng khoán trực tiếp cho khách hàng thông qua việc phát các bản phân tích đánh giá về thị trường và hoạt động của các công ty niêm yết. Đa số các công ty chứng khoán (như SSI, BSC, VCBS, FSC…) đều có trang Web cập nhật thường xuyên các thông tin mới nhất để các nhà đầu tư có thể tham khảo.
- Hoạt động tư vấn niêm yết: Trong năm qua đã có thêm 11 công ty niêm yết chứng khoán trên thị trường giao dịch chứng khoán. Tất cả 11 công ty này đều được các công ty chứng khoán như: BVCS, SSI, BSC, FSC, IBS tư vấn và giúp làm hồ sơ niêm yết. Ngoài ra việc phát hành thêm cổ phiếu của một số công ty niêm yết cũng đã nhờ sự trợ giúp, tư vấn của công ty chứng khoán như Hapaco.
Trong quí I năm 2003, không có thêm công ty nào niêm yết cố phiếu trên thị trường giao dịch chứng khoán, các hoạt động trong quí I/2003 chủ yếu vẫn tập trung tiếp tục tư vấn niêm yết cho các công ty cổ phần từ năm trước.
Ngoài nghiệp vụ chính, các công ty chứng khoán còn chủ động phối hợp với các tổ chức tín dụng, công ty viễn thông nhằm cung cấp thêm các dịch vụ hỗ trợ khách hàng như cầm cố chứng khoán, theo dõi giao dịch, đặt lệnh từ xa, kí hợp đồng thực hiện việc lưu kí chứng khoán, quản lí danh sách cổ đông đối với các công ty cổ phần chưa niêm yết.
Tóm lại: Trong thời gian qua, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán tăng lên, nhưng trên thực tế con số này không phải phản ánh được thực trạng tình hình giao dịch trên thị trường. Đến tháng 4/2003 tổng số tài khoản mở tại các công ty chứng khoán là gần 15000 tài khoản, tăng 7% so với số lượng gần 14000 tài khoản vào cuối năm 2002, và tăng hơn 65% so với số lượng 9000 tài khoản vào cuối năm 2001.
Đánh giá kết quả hoạt động của các công ty chứng khoán trong những năm vừa qua
Đến 30/6/2003 UBCK nhà nước đã c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35478.doc