Đề án Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế 2006-2010 tỉnh Sơn La

Sơn La là một tỉnh miền núi với đại đa số là đồng bào các dân tộc thiểu số

với trình độ dân trí thấp, mặt khác tỉnh cũng có thế mạnh (địa hình, khí hậu, đất đai ) thuận lợi để phát triển mạnh nông-lâm nghiệp. Các sản phẩm nông- lâm sản của tỉnh có thể phát triển với quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao như chè đặc sản, cao su, cà phê, mía Và Sơn La đã và đang phát huy hiệu quả thế mạnh này. Sản xuất nông – lâm nghiệp luôn là ngành dẫn đầu đi tiên phong cho sự phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm vừa qua.

Sản xuất nông-lâm nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác. Tỷ trọng chăn nuôi ngày càng tăng trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp thuỷ sản năm 2006 đạt 2.873 tỷ đồng, tăng 10,20% so với năm 2005. Năm 2007 giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác đạt 13 triệu đồng (KH là 14-15 triệu). Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản tăng 7,22% so với năm 2006.

 

doc28 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế 2006-2010 tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
há về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm; nâng cao chất lượng, nâng cao chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất và phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả giá trị sản xuất/đơn vị diện tịch đất canh tác; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản hàng hóa. Xây dựng xuất xứ địa lý và thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Thực hiện liên kết chặt chẽ nông-công nghiệp. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp thời kỳ 2006-2010 tăng bình quân 8-9%/năm; phấn đấu giá trị sản xuất bình quân đạt 14-15 triệu đồng/ha đất. Phát triển sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm củng cố nâng cao năng lực hiệu quả các cơ sở hiện có; phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như thủy điện, công nghiệp chế biến nông –lâm sản…Duy trì tốc độ phát triển cao đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm. Giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm (2006-2010) tăng bình quân 23,3%/năm. Định hướng phát triển các ngành dịch vụ: Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, xây dựng các trung tâm thương mại chất lượng cao tại các huyện, thị; mở rộng hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân ở địa bàn nông thôn, nhất là các trung tâm cụm xã, tạo thêm việc làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chủ động hội nhập thị trường trong nước và thị trường các tỉnh Bắc Lào, từng bước hội nhập với thị trường thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP dịch vụ bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 17-18%; giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng bình quân 21-22%/năm. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 25 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 5,5 triệu USD. Chương II : Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch tăng trưởng kinh tế 2006-2010 tỉnh Sơn La. KH 5 năm 2006-2010 đã thực hiện được hơn một nửa chặng đường, sau đây là những thành tựu cũng như yếu kém trong việc thực hiện KH 5 năm của Sơn La. Trong quá trình đánh giá xin được chia thành 2 phần theo như logic trong bản KH 2006-2010 là việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung và vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm của tỉnh. Trước khi đi vào đánh giá tình hình thực hiện KH qua 2 năm 2006, 2007 cũng xin đưa ra một số số liệu của giai đoạn 2001-2005 để có được sự đối chiếu so sánh toàn diện, chính xác hơn. A. Kết quả đạt được. I .Thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế 1.- Tốc độ tăng trưởng GDP -Bình quân giai đoạn 2001- 2005 là 11,6%/năm; Năm 2005, GDP đạt 15,55%, tăng gấp 1,73 lần so với năm 2000; GDP nông - lâm nghiệp tăng bình quân 5%/năm; GDP công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 29,75%/năm; GDP dịch vụ tăng bình quân 15%/năm; Cơ cấu kinh tế đến năm 2005: Nông-lâm nghiệp chiếm 43,4% Công nghiệp - xây dựng chiếm 21,58% Dịch vụ chiếm 35,02%. - Năm 2006: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 2.414,650 tỷ đồng (giá so sánh 1994), đạt 98,145% so kế hoạch, tốc độ tăng trưởng kinh tế 14,28% so (kế hoạch 16%) so với năm 2005; Trong đó nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng  10,08%; công nghiệp- xây dựng tăng 24,6%; dịch vụ tăng 14,42%. Cơ cấu GDP: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 42,58%; Công nghiệp- xây dựng chiếm 19,19%; Dịch vụ chiếm 38,23%. So với năm 2005, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng GDP khu vực công nghiệp, xây dựng từ 16,83 % lên 19,19% và dịch vụ từ 35,61 lên 38,23%, giảm tỷ trọng GDP khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản từ 47,56% xuống 42,58%. -Năm 2007: Nền kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tổng giá trị GDP theo giá hiện hành năm 2007 đạt 6.128 tỷ đồng;  trong đó nông lâm nghiệp tăng 6,75%; công nghiệp, xây dựng tăng 22%; dịch vụ tăng 12,93%. Tổng các nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội đạt 6.427,8 tỷ đồng (tăng 20,1% so với năm 2006 và đạt 81,3% so với kế hoạch); tốc độ tăng trưởng GDP đạt 15,38%; thu ngân sách trên địa bàn đạt 365,7 tỷ đồng ( đạt 104,5% kế hoạch). Kim ngạch xuất khẩu đạt 5,933 triệu USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực: Nông- lâm nghiệp chiếm 42,1%, Công nghiệp- xây dựng 19,92%, Dịch vụ chiếm 37,98%, Ta có bảng số liệu một số chỉ tiêu chủ yếu qua các năm như sau Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 KH 2006-2010 GDP (theo giá so sánh 1994) (tỷ đồng) 2121,51 2414,650 2692,34 4136 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) 15,55 14,28 11,5 14-14,5 Tốc độ tăng trưởng nông-lâm nghiệp (%) 5 10,08 6,75 4-5 Tốc độ tăng trưởng công nghiệp-xây dựng (%) 12,1 24,6 22,9 25-26 Tốc độ tăng trưởng dịch vụ (%) 5,47 14,42 12,93 17-18 Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 3,1 4,9 5,933 6 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (tỷ đồng) 5200 5353,5 6427,8 5500 Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy về tổng thể các chỉ tiêu chủ yếu đều được thực hiện đúng tiến độ, có một số chỉ tiêu còn thực hiện vượt trước KH như tốc độ tăng trưởng ngành nông-lâm nghiệp (năm 2006 là 10,0%; năm 2007 là 6,75% trong khi đó KH chỉ là 4-5%), kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đã là 5,933 triệu USD trong khi KH đến năm 2010 chỉ là 6 triệu USD, và tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đến năm 2007 cũng đạt 6427,8 tỷ đồng ( KH 2010 chỉ là 5500 tỷ đồng). Như vậy với những chỉ tiêu này sẽ phải có những điều chỉnh tăng cao hơn cho phù hợp với tình hình mới. Có được kết quả này phải kể đến sự nỗ lực rất lớn của người nông dân Sơn La, ngành nông-lâm nghiệp của tỉnh luôn đi đầu, hoàn thành các chỉ tiêu trước thời hạn, giá trị các mặt hàng xuất khẩu ngày càng tăng cao. Riêng đối với chỉ tiêu tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2007 mới chỉ đạt 2692,34 tỷ đồng ( bằng 65% GDP KH năm 2010), tuy nhiên khi đến năm 2010 khi hàng loạt các nhà máy thuỷ điện đang được xây dựng trên địa bàn tỉnh sẽ đi vào hoạt động nhất là thuỷ điện Sơn La với công suất 10,2 tỷ KHW điện trung bình năm sẽ là cơ hội tốt nhất để thúc đẩy kinh tế Sơn La phát triển nhanh chóng vì vậy chỉ tiêu này cũng có cơ sở để khẳng định rằng tỉnh sẽ thực hiện được. 2. Thu nhập bình quân đầu người: -5 năm (năm 2001- 2005) là 245 USD; -Năm 2005 là 260 USD (4,21 triệu đồng/năm); -Năm 2006 là 316 USD (5,74 triệu đồng/năm); -Năm 2007 là 375 USD (tương ứng 6 triệu đồng người/năm). Từ nhiều năm nay Sơn La và các tỉnh Tây Bắc vẫn được biết đến là những tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn với tỷ lệ đói nghèo rất cao (tỷ lệ hộ nghèo của Sơn La 2005 là 46%-theo chuẩn nghèo mới), nhà nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất và đời sống cho đồng bào nơi đây thông qua các quyết định 134, 135, 120…Và cùng với sự nỗ lực của bản thân người dân trong tỉnh đời sống đã có những bước cải thiện lớn. Nhìn vào chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người qua các năm có thể thấy rõ điều đó: năm 2007 thu nhập bình quân đầu người Sơn La đã tăng lên 6 triệu đồng người/năm. Đây là một bước tiến khá dài trong việc cải thiện đời sống cho người dân trong tỉnh. II : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Bản thân trong nội bộ các ngành cũng có sự chuyển dịch đáng mừng. Ta có bảng số liệu sau: CƠ CẤU KINH TẾ SƠN LA QUA MỘT SỐ NĂM Đơn vị: % Năm 2005 2006 2007 KH 2006-2010 Nông-lâm nghiệp 43.4 42.58 42.1 28-29 Công nghiệp-xây dựng 21.58 19.19 19.92 34-35 Dịch vụ 35.02 38.23 37.98 37-38 Tổng 100 100 100 Qua bảng số liệu trên ta thấy tuy cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhưng tốc độ chuyển dịch còn diễn ra khá chậm: năm 2007 tỷ trọng nông –lâm ngư nghiệp chỉ giảm 0.48% so với năm 2006, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chỉ tăng 0,73%; trong khi đó tỷ trọng khu vực dịch vụ lại có xu hướng giảm 0.25%. Tuy nhiên trong giai đoạn sau khi hàng loạt các cơ sở công nghiệp, nhà máy thủy điện được đưa vào hoạt động hứa hẹn sẽ làm cho cơ cấu kinh tế của tỉnh diện mạo mới. Đặc biệt công trình thủy điện Sơn La khi đi vào hoạt động, khi đó Sơn La sẽ có nguồn điện lưới quốc gia đi qua đây chính là cơ hội tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh chóng, tạo ra sự đột biến về tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp kéo theo sự phát triển của kết cấu hạ tầng và dịch vụ. Sau đây xin đi sâu vào phân tích đánh giá sự chuyển dịch diễn ra cụ thể trong nội bộ các ngành: Sản xuất nông, lâm nghiệp: Sơn La là một tỉnh miền núi với đại đa số là đồng bào các dân tộc thiểu số với trình độ dân trí thấp, mặt khác tỉnh cũng có thế mạnh (địa hình, khí hậu, đất đai…) thuận lợi để phát triển mạnh nông-lâm nghiệp. Các sản phẩm nông- lâm sản của tỉnh có thể phát triển với quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao như chè đặc sản, cao su, cà phê, mía…Và Sơn La đã và đang phát huy hiệu quả thế mạnh này. Sản xuất nông – lâm nghiệp luôn là ngành dẫn đầu đi tiên phong cho sự phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm vừa qua. Sản xuất nông-lâm nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác. Tỷ trọng chăn nuôi ngày càng tăng trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp thuỷ sản năm 2006 đạt 2.873 tỷ đồng, tăng 10,20% so với năm 2005. Năm 2007 giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác đạt 13 triệu đồng (KH là 14-15 triệu). Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản tăng 7,22% so với năm 2006. Hầu hết cây lương thực đã được chuyển đổi giống mới như ngô lai, lúa lai cho năng xuất cao và làm tăng sản lượng lương thực có hạt, việc canh tác các giống cũ năng xuất thấp diện tích giảm mạnh nhất là cây lúa nương. Sản lượng lương thực tăng từ 31,5 vạn tấn năm 2002 lên 40,8 vạn tấn năm 2006, năm 2007 sản lượng lương thực có hạt đạt 49,3 vạn tấn, tăng 20,8%_ một con số cao nhất từ trước đến nay trong khi diện tích sản xuất nông nghiệp tăng không đáng kể là điều không dễ gì có được Bình quân lương thực đầu người tăng từ 335 kg/ người/năm năm 2002 lên 477 kg/ người/năm năm 2007. Lương thực làm hàng hoá chiếm trên 45% tổng sản lượng lương thực, chủ yếu là ngô thương phẩm; sản lượng ngô thương phẩm của Sơn La đứng thứ 2 toàn quốc sau tỉnh Đồng Nai (năm 2007 tỉnh có sản lượng ngô đạt 351.371 tấn, tỉnh Sơn La đang thu hút các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến ngô trên địa bàn tỉnh). Đã xuất hiện các mô hình chuyển đổi sản xuất theo cơ chế góp đất, cho thuê đất đối với diện tích trồng từ cây lương thực sang trồng rau hoa có giá trị kinh tế cao ở các huyện Mộc Châu, Mường La và Thị xã.. Chương trình phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả được triển khai rộng rãi trên toàn tỉnh theo hướng đầu tư thâm canh, gắn với phát triển quy mô diện tích một cách hợp lý, trọng tâm là cây chè, cà phê, mía_những loại cây mà tỉnh có lợi thế và có giá trị kinh tế cao trên thị trường. Năm 2006 toàn tỉnh trồng được 27 ha hoa cao cấp, tập trung ở Mộc châu, Thị xã, Mường La, có nhiều mô hình trồng rau cho thu nhập từ 50-100 triệu đồng, trồng hoa cho thu nhập 500 triệu đến 1 tỷ đồng trên 1 ha đất canh tác. Đã hình thành và phát triển được các vùng sản xuất hàng hoá tập trung: 4.378 ha chè; 3.085 ha cà phê; 4.002 ha mía đường; 9.502 ha đậu tương; 1.184 ha bông; 25.000 ha cây ăn quả; 3.395 con bò sữa... Bên cạnh đó, 70 ha cây cao su do công ty cổ phần cao su Sơn La trồng trên đất Phiêng Tìn (Mường La) đã khẳng định quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà với cây trồng mới trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho người dân. Tỉnh cũng đã tập trung chỉ đạo giải quyết những khó khăn trong chăn nuôi bò sữa, khẳng định ưu thế phát triển chăn nuôi bò sữa tại địa bàn huyện Mộc Châu và bò thịt tại các địa bàn trong tỉnh. Công nghiệp chế biến có 1 nhà máy đường; 19 cơ sở chế biến chè; 3 cơ sở chế biến cà phê; 1 cơ sở xay xát tuyển chọn đánh bóng cà phê nhân xuất khẩu; 1 nhà máy chế biến bột sắn; 2 nhà máy chế biến sữa; 2 cơ sở chế biến rượu vang...đang hoạt động góp phần gắn nông nghiệp với công nghiệp trong sản xuất hàng hoá. Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp: Sơn La với xuất phát điểm khá thấp vì vậy phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trong những năm vừa qua đã đi vào phát triển những ngành có lợi thế là công nghiệp chế biến nông-lâm sản và thuỷ điện. Thực tế cũng chứng minh rằng hướng đi này là hết sức đúng đắn. Năm 2007 thu hút vốn của toàn xã hội khoảng 6.427,8 tỷ đồng cho đầu tư phát triển các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực công nghiệp. Điểm nhấn trong sản xuất công nghiệp là chú trọng phát triển các loại hình chế biến; sản xuất điện, vật liệu xây dựng. Cùng với thuỷ điện Sơn La, hàng loạt các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ đã được khởi công; nhà máy thuỷ điện Suối Sập 14,5MW với 4 tổ máy đã đi vào hoạt động với hàng triệu Kwh hoà vào lưới điện Quốc gia khẳng định tiềm năng công nghiệp điện của tỉnh rất dồi dào và đóng góp lớn vào nền kinh tế đất nước. Các dự án xi măng lò quay Mai Sơn; khai thác mỏ Niken bản Phúc; mỏ đồng Vạt Sại cùng các cụm công nghiệp của tỉnh đang được đầu tư, xây dựng và khai thác. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 tăng 23,6% so với năm 2006 và đạt 951,1 tỷ đồng theo giá hiện hành, trong đó công nghiệp khai khoáng 47,7 tỷ đồng; công nghiệp chế biến, chế tạo 756,35 tỷ đồng, công nghiệp sản xuất, phân phối điện nước 147,06 tỷ đồng. Những con số ý nghĩa từng bước làm thay đổi cách nhìn về lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà bấy lâu “vẫn ở” trong tiềm năng, câu chữ và không còn sự “độc quyền” của doanh nghiệp nhà nước. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều có khối lượng sản xuất tăng so với năm trước như: Sữa tươi thanh trùng tăng 38,9%, chè chế biến tăng 32,9%, đường mật tăng 10%, xi măng tăng 3,3%, bê tông trộn sẵn tăng 28,5%, đá các loại tăng 44,6%, cát sỏi tăng 25%, nước máy thương phẩm tăng 22,4%, than khai thác tăng 19%, điện phát ra tăng mạnh, đạt 20 triệu Kwh, tăng 81,8%. 3.Các ngành dịch vụ: Đây là một ngành còn hết sức non trẻ, giá trị sản xuất còn thấp. Tuy nhiên trong những năm gần đây đã có những bước khởi sắc. Năm 2007, mạng lưới kinh doanh thương mại, dịch vụ được mở rộng hơn. Thị trường hàng hoá đa dạng, phong phú. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 3.244 tỷ đồng, tăng 8,1% so với kế hoạch, tăng 21,9% so với năm 2006. Tổng số lượt khách du lịch đạt 219.500 lượt người, tăng 18,65% so với năm 2006, doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 115 tỷ đồng. Tổng giá trị hàng xuất khẩu đạt 18,6 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 5,93 triệu USD, tăng 21,4% so với thực hiện năm 2006. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là chè, cà phê, tinh bột sắn, tơ tằm, ngô, gạo. Các hoạt động xúc tiến thương mại được tăng cường; tổ chức và tham gia nhiều hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm như: Hội chợ Xuân hoa cây cảnh tại Thị xã, hội chợ thương mại tại Phù Yên, Mộc Châu, Thuận Châu, hội chợ hàng nông sản, Hội chợ thương mại quốc tế, tham gia hội chợ quảng bá sản phẩm du lịch tại các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh.... Giao thông vận tải thông suốt, đã mở mới thêm 12 tuyến vận tải, trong đó 1 tuyến vận tải hàng hoá; 10 tuyến vận tải hành khách ngoại tỉnh và 1 tuyến xe buýt Sơn La - Cò Nòi, góp phần phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Khối lượng hàng hoá vận chuyển ước đạt 2,4 triệu tấn, tăng 15,56% so với năm trước. Khối lượng hàng hoá luân chuyển ước đạt 219,4 triệu tấn km, tăng 10,5% so năm 2005. Khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 2,4 triệu lượt người, tăng 11,03% so với năm trước. Khối lượng hành khách luân chuyển đạt 213,9 triệu lượt người-km. Đã phủ sóng điện thoại di động thêm cho 2 huyện, nâng tỷ lệ phủ sóng điện thoại di động các huyện, thị xã lên 100%; đưa vào khai thác sử dụng mạng điện thoại di động và cố định không dây của Tổng công ty Điện lực Việt Nam với giá dịch vụ rẻ, tiện ích; dịch vụ Internet tiếp tục được mở rộng, số người truy cập ngày càng tăng. Các loại dịch vụ bảo hiểm được mở rộng. Có được những kết quả đáng mừng như trên phải kể đến sự nỗ lực, đoàn kết của đồng bào các dân tộc trong tỉnh cũng như sự chỉ đạo kịp thời sáng suốt của các cấp các ngành lãnh đạo trong tỉnh. Và đặc biệt đó là công tác lập KH rất sát với tình hình của tỉnh, đã phát huy được tối đa lợi thế so sánh của Sơn La so với các tỉnh bạn. B.Yếu kém, khuyết điểm và nguyên nhân. I : Yếu kém, khuyết điểm. Sau đây xin đưa ra những khuyết điểm chung tác động tới nhiều mặt của nền kinh tế. - Kinh tế tuy tăng trưởng khá, nhưng chất lượng chưa cao, hiệu quả, tính bền vững và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nội ngành còn chậm, có mặt còn lúng túng. - Thị trường còn mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, quy mô nhỏ bé sức mua thấp, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn về biến động giá cả. - Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch còn bất cập trồng chéo nhiều qui hoạch trồng cây công nghiệp trên một diện tích đất, tình trạng vi phạm quy hoạch chậm được khắc phục. Chậm ứng dụng, triển khai tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất; công nghệ chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch để nâng cao giá trị sản phẩm, tận dụng sản phẩm phụ của trồng trọt để phát triển chăn nuôi còn nhiều hạn chế. - Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao, cơ cấu đầu tư có mặt chưa hợp lý. Trong quá trình thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, chưa khai thác đuợc lợi thế của nông nghiệp, nông thôn; chưa thu hút được các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vốn, công nghệ vào lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn còn thiếu đồng bộ; chậm sơ, tổng kết, nhân diện các mô hình tốt. Yếu kém trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Cùng với chuyển dịch cơ cấu cây trồng kinh tế nông nghiệp, nông thôn bước đầu được chuyển dịch theo định hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, nhưng tốc độ chuyển dịch chậm; cơ cấu sản xuất đã tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt nhưng tốc độ phát triển chưa cao; việc nhân rộng các mô hình điển hình, tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Kinh tế nông nghiệp tuy tăng trưởng khá nhưng chưa thật vững chắc, tiềm năng đất đai và lao động để phát triển chăn nuôi, đặc biệt gia súc ăn cỏ chưa được khai thác có hiệu quả. Địa bàn sản xuất một số sản phẩm chủ lực còn phân tán; các hoạt động dịch vụ chưa đồng bộ. Khối lượng sản phẩm hàng hoá chủ yếu còn thấp, vùng sản xuất hàng hoá còn nhỏ, chưa đủ mạnh; việc canh tác cây lương thực ngắn ngày trên đất dốc giảm chậm. - Quan hệ sản xuất nông nghiệp, nông thôn tuy được quan tâm củng cố nhưng tốc độ chuyển biến chậm, quy mô của hợp tác xã nông nghiệp còn nhỏ, hoạt động chủ yếu làm dịch vụ cung ứng giống, phân bón, thủy lợi; tiến độ chuyển đổi, thành lập mới chậm, chất lượng sau chuyển đổi còn thấp. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - kinh tế hộ ở một số vùng chưa chặt chẽ nên gặp khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế, thu hút vốn đầu tư vào sản xuất. - Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tuy được quan tâm đầu tư song còn thiếu tính đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, các công trình thủy lợi mới giải quyết được khâu tưới tiêu cho diện tích lúa ruộng, còn các cây trồng trên nương, cây ăn quả vẫn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên làm ảnh hưởng lớn đến thâm canh tăng vụ. hiệu quả công tác quản lý khai thác sau đầu tư thấp, chưa thực sự đảm bảo yêu cầu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững. - Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp nhiều nhưng qui mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp, chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường dẫn đến chưa chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Đáng lưu ý là trong những năm gần đây: Tỷ trọng trong khu vực dịch vụ trong GDP gần như không thay đổi, thậm chí còn có xu hướng giảm dần (tỷ trọng dịch vụ năm 2006 là 38,23% thì đến năm 2007 tụt xuống còn 37,98%). Chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành dịch vụ cũng diễn ra rất chậm, đặc biệt quá trình cải cách trong lĩnh vực tài chính ngân hàng còn quá chậm so với yêu cầu phát triển. II : Nguyên nhân yếu kém. 1. Nguyên nhân khách quan: Là tỉnh đặc biệt khó khăn với điểm xuất phát thấp, nền kinh tế còn rất nhỏ bé, kết cấu hạ tầng không đồng bộ và còn nhiều yếu kém; sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao lại phụ thuộc vào thiên nhiên, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai gây ra. Những diễn biến phức tạp của thị trường và giá cả trong nước, trên thế giới, khu vực và mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Nguyên nhân chủ quan: Việc cụ thể hóa các cơ chế chính sách của nhà nước đối với địa phương chưa kịp thời; hiệu quả thấp; trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách chưa cao. Nhận thức về quan điểm, phong cách, lề lối làm việc của một bộ phận cán bộ công chức còn chưa sâu. Các tiến bộ khoa học công nghệ chậm được ứng dụng vào công tác quản lý điều hành của các cấp, các ngành, các đơn vị sản xuất; việc mở rộng thị trường cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh chưa được quan tâm đúng mức. Một số địa phương, đơn vị còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa năng động, sáng tạo; cải cách hành chính chậm và chưa kiên quyết. Đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực hiệu quả còn hạn chế; một số cơ chế chính sách chậm được bổ sung điều chỉnh. Chương III : Một số đề xuất với việc thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế 2006-2010 ở Sơn La. Những phân tích trên cho thấy Sơn La đã và đang thực hiện tốt những nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế trong KH 5 năm 2006-2010. Năm 2008 với mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đạt 16%, tăng trưởng bền vững, chuyển dịch đúng hướng cơ cấu kinh tế, cơ bản hoàn thành công tác di dân tái định cư thủy điện Sơn La tỉnh hoàn toàn có thể thực hiện và thực hiện vượt chỉ tiêu. Tuy nhiên quá trình xây dựng thủy điện Sơn La đặt ra cho tỉnh những nhiệm vụ hết sức nặng nề về công tác di dân tái định canh định cư; đòi hỏi các cấp các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phải năng động sáng tạo chủ động xây dựng và triển khai KH, các chương trình, dự án một cách hợp lý mới có thể tận dụng hết cơ hội to lớn này. Mặc dù xu hướng thế giới là hòa bình ổn định và hợp tác để cùng phát triển nhưng tình hình chính trị thế giới và khu vực vẫn chứa đựng những yếu tố phức tạp khó lường, những khó khăn lớn có thể vẫn kéo dài: thị trường tài chính tiền tệ và giá cả thế giới còn diễn biến hết sức phức tạp. Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế-xã hội nhưng nền kinh tế của tỉnh vẫn còn nhiều yếu kém: quy mô sản xuất nhỏ bé, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển, trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp; những yếu tố của nền kinh tế thị trường chưa được thiếp lập đồng bộ đang ngây cản trở cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Đặc biệt nền kinh tế của tỉnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Với khả năng có hạn của bản thân sau đây em xin đưa ra một số đề xuất góp phần đẩy nhanh qúa trình thực hiện KH 2006-2010 ở Sơn La. Trước tiên là 2 giải pháp chung mang tính chất định hướng và phần sau là bộ giải pháp cụ thể cho từng ngành để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. A. Các giải pháp chung: Nâng cao chất lượng công tác KHH gắn quy hoạch, kế hoạch phát triển với định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành vùng lãnh thổ. Rà soát lại các quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, của các ngành; xác định lại cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy tiềm năng lợi thế so sánh của tỉnh. Trên cơ sở đó định hình rõ rệt các sản phẩm chủ lực trong tỉnh. Tăng cường công tác chỉ đạo phát triển các ngành, vùng theo đúng quy hoạch, bảo đảm kỷ cương trong triển khai thực hiện các quy hoạch để việc chuyển dịch cơ cấu diễn ra đúng hướng. Quy hoạch vùng phải gắn với nhu cầu thị trường và tăng tính hiệu quả trong dự án quy hoạch. Tránh tình trạng quy hoạch xây dựng nhưng hiệu quả sản xuất theo quy hoạch thấp hơn so với không quy hoạch làm mất lòng tin của người dân đối với công tác kế hoạch hóa. Cần nâng cao chất lượng dự báo về khả năng nhận biết xu hướng phát triển trong kế hoạch hóa, nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư, coi đó là điều kiện nâng cao chất lượng của kế hoạch và thực hiện kế hoạch trên mỗi vùng lãnh thổ. Mặt khác cần nghiên cứu có giải pháp các cơ chế chính sách theo từng vùng để thực hiện các mục tiêu mà kế hoạch đặt ra phù hợp với tình hình, đặc điểm và điều kiện của mỗi vùng lãnh thổ khác nhau. Chất lượng KHH ở địa phương phụ thuộc rất nhiều quyền tự chủ của các cấp chính quyền địa phương vì vậy cần tăng cường các quyền quyết định cho chủ thể KHH, như quyền xác định nhu cầu, mục tiêu phát triển và quyền được tổ chức thực h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMôn học kế hoạch hóa phát triển - đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế 2006 - 2010 tỉnh sơn la.doc
Tài liệu liên quan