MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG TIÊU DÙNG VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI 3
I. Khái quát về thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam. 3
II. Hệ thống phân phối hàng tiêu dùng tại Việt Nam. 3
1. Các thành viên trong hệ thống phân phối hàng tiêu dùng. 3
2. Đánh giá chung về hệ thống phân phối hàng tiêu dùng Việt Nam. 5
PHẦN II. ĐÁNH GIÁ VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ HIỆN ĐẠI CỦA VIỆT NAM. 6
I. Tổng quan về thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở Việt Nam. 6
II.Thực trạng hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại hàng tiêu dùng ở Việt Nam. 7
1. Số lượng và sự phát triển của loại hình bán lẻ hiện đại ở Việt Nam. 8
2. Mạng lưới phân bổ và mức độ bao phủ thị trường của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại tại Việt Nam. 8
3. Chất lượng dịch vụ, sự cạnh tranh giữa các loại hình bán lẻ hiện đại tại Việt Nam 11
III. Đánh giá tiềm năng phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại ở Việt Nam. 13
1. Những điều kiện thuận lợi và cơ hội. 13
1.1. Xuất phát từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp. 13
1.2. Xuất phát từ nội tại doanh nghiệp. 13
2. Những tồn tại của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại Việt Nam. 14
2.1. Xuất phát từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp. 14
2.2. Xuất phát từ phía các doanh nghiệp. 14
PHẦN III. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM. 16
I. Dự báo xu thế phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại Việt Nam. 16
1. Dự báo các xu hướng tiêu dùng hiện đại: 16
2. Thị trường bán lẻ trong thời gian tới 19
II. Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại Việt Nam. 22
1. Giải pháp từ phía nhà nước: 22
1.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp: 22
1.2. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng quốc gia: 22
2. Giải pháp cho các doanh nghiệp trong hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại Việt Nam. 23
KẾT LUẬN 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2053 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đánh giá về tiềm năng phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớn hơn phục vụ cho những dịp mua sắm lớn của người dân như lễ tết, hội hè. Với mạng lưới phân bố như vậy, kênh phân phối hiện đại dường như đang thích nghi với thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam. Qui mô hiện tại của hình thức này là 16% trên toàn bộ hệ thống bán lẻ.
Thành thị, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ hàng hoá chính của kênh phân phối hiện đại. Lúc đầu, các loại hình này tập trung chủ yếu ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp. HCM, nhưng vài năm trở lại đây đã phát triển rộng ra các thành phố khác (Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ,…) với tốc độ khá nhanh. Phân phối hiện đại ngày càng tỏ ra phù hợp với khu vực dân cư này. Mặc dù vậy, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, kênh phân phôi này chỉ mới đáp ứng được 20%-30% nhu cầu tiêu dùng của khách hàng có mức sống trên trung bình.
Nông thôn, với 75% dân số cả nước, được coi là thị trường khá rộng lớn, là mục tiêu của chuỗi phân phối bán lẻ hiện đại. Tuy nhiên, xâm nhập thị trường nông thôn trong thời điểm hiện tại quả là một bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại. Tính đến cuối năm 2005, cả nước có 9.063 chợ; trong đó 6.788 chợ ở nông thôn và 2.275 chợ ở khu vực thành thị. Nhìn vào tỉ lệ phân phối chợ giữa thành thị và nông thôn, chúng ta có thể nhận định rằng đối với người dân nông thôn chợ vẫn là hình thức mua sắm chủ yếu. Người dân ở khu vực này, đại đa số là nông dân, có yêu cầu về dịch vụ, về sự đa dạng hàng hoá cùng với mức độ tinh tế của sản phẩm thấp hơn so với khu vực thành thị, song cái mà họ đặt ra để làm tiêu chí hàng đầu cho quyết định mua hàng của minh chính là giá cả. Đây lại chính là yếu điểm của kênh phân phối hiện đại so với những cửa hàng bán lẻ truyền thống. Điều này cũng lý giải tại sao nông thôn vẫn chỉ là một thị trường “đầy tiềm năng, có thể khai thác được” của kênh phân phối hiện đại. Rõ ràng chính sách một giá (giá chung cho thành thị và nông thôn) và cách tiếp cận “thành thị” là không phù hợp với cầu tiêu dùng nông thôn. Các doanh nghiệp cần có các chiêu thức tiếp thị đặc biệt, nâng cao sức cạnh tranh về giá nhằm khắc phục tình trạng không có kênh phân phối trên thị trường rộng lớn này. Đây cũng là một bước để hoàn thiện và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ hiện đại Việt Nam.
Bảng 1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 1993 – 2006.
Năm
Tổng số
Chia ra
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế ngoài Nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Tỷ đồng
1993
67273.3
14650.0
52623.3
1994
93490.0
21566.0
71478.0
446.0
1995
121160.0
27367.0
93193.0
600.0
1996
145874.0
31123.0
112960.0
1791.0
1997
161899.7
32369.2
127332.4
2198.1
1998
185598.1
36083.8
147128.3
2386.0
1999
200923.7
37292.6
160999.6
2631.5
2000
220410.6
39205.7
177743.9
3461.0
2001
245315.0
40956.0
200363.0
3996.0
2002
280884.0
45525.4
224436.4
10922.2
2003
333809.3
52381.8
267724.8
13702.7
2004
398524.5
59818.2
323586.1
15120.2
2005
480293.5
62175.6
399870.7
18247.2
Sơ bộ 2006
580710.1
72095.0
485496.4
23118.7
Cơ cấu (%)
1993
100.0
21.8
78.2
1994
100.0
23.1
76.4
0.5
1995
100.0
22.6
76.9
0.5
1996
100.0
21.3
77.5
1.2
1997
100.0
20.0
78.6
1.4
1998
100.0
19.4
79.3
1.3
1999
100.0
18.6
80.1
1.3
2000
100.0
17.8
80.6
1.6
2001
100.0
16.7
81.7
1.6
2002
100.0
16.2
79.9
3.9
2003
100.0
15.7
80.2
4.1
2004
100.0
15.0
81.2
3.8
2005
100.0
12.9
83.3
3.8
Sơ bộ 2006
100.0
12.4
83.6
4.0
Nguồn: Tổng cục thống kê.
3. Chất lượng dịch vụ, sự cạnh tranh giữa các loại hình bán lẻ hiện đại tại Việt Nam
Bán lẻ hiện đại là cách gọi chỉ chung cho những phương thức bán hàng khác biệt so với những phương thức bán hàng truyền thống của người dân Việt Nam. Để xem xét chất lượng của loại hình bán lẻ này, chúng ta làm phép so sánh với kênh phân phối truyền thống
Trước hết, về đầu tư: hệ thống cửa hàng, siêu thị, đại siêu thị nằm trong chuỗi phân phối bán lẻ hiện đại được đầu tư rất lớn tới hàng trăm tỷ đồng. Trong khi đó, để có một cửa hàng bán tạp hoá hoặc một chỗ bán hàng trong chợ, người bán chỉ cần số tiền lên tới vài chục triệu, có khi, tại các khu miền núi, nông thôn, con số đấy chỉ là mấy triệu. Với sự chênh lệch về đầu tư như vậy, cũng dễ hiểu tại sao người tiêu dùng chúng ta vẫn thích vào siêu thị, trung tâm thương mại, dù chỉ là ngắm đồ.
Về cơ sở hạ tầng: Các cửa hàng chuyên doanh, siêu thị,… thường được nhà đầu tư lựa chọn địa điểm rất kĩ, thông thường là những địa điểm gần đầu mối giao thông hoặc các trục đường chính nhiêu người qua lại và thường bố trí chỗ để xe cho khách hàng, rất thuận tiện cho người dân mua sắm. Cửa hàng được xây dựng qui mô, hoặc được thiết kế độc đáo mang phong cách riêng, và tạo cảm giác sạch sẽ, thoải mái, ấn tượng cho người mua. Nhìn lại một khu chợ, kể cả trong trung tâm thành phố, có thể cũng được xây dừng gần nơi đông dân, song hầu hết đều lụp xụp, đường xá xuống cấp, bẩn thỉu, nhầy nhụa nhất là sau khi mưa, cách bố trí hàng hoá cũng lộn xộn, không theo hệ thống làm giảm mĩ quan và gây khó khăn cho người tiêu dùng.
Về hàng hoá: Bước vào một siêu thị, người tiêu dùng sẽ choáng ngợp trước lượng hàng hoá dồi dào, đa dạng cả về mẫu mã và số lượng, hơn hẳn lượng hàng trong các sạp hàng chợ, hoặc các cửa hàng tạp hoá. Điều đáng nói ở đây là mỗi nhóm hàng đều được bố trí ở những địa điểm cụ thể và giá cả niêm yết rõ ràng, thường được kiểm tra về chất lượng, thờì hạn sử dùng trước khi bày bán, do đó không gây ra sự mất tin tưởng về cả giá cả cũng như chất lượng hàng hoá như ở các hình thức bán lẻ truyền thống. Sở dĩ có sự khác biệt trên là do phân phối bán lẻ hiện đại có hệ thống kho chứa và phương tiện chở hàng hơn hẳn hệ thống bán lẻ truyền thống.
Về nguồn nhân lực: Trình độ quản lý của kênh phân phối bán lẻ tỏ ra vượt trội do được đào tạo bài bản, có trình độ học vấn cao, am hiểu kiến thức chuyên môn và nền kinh tế. Cách quản lý khoa học, tạo ra được sự thống nhất trong cả một hệ thống bán hàng của doanh nghiệp. Trong khi đó, người bán lẻ truyền thống hầu hết đều chỉ sở hữu một hoặc một số sạp hàng giá trị thấp. Hoạt động quản lý của họ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm bản thân.
Như vậy, với chất lượng dịch vụ vượt trội, kênh phân phối bán lẻ hiện đại đang đe doạ bán lẻ truyền thống.
Xem xét sự cạnh tranh trong nội tại các loại hình bán lẻ hiện đại, ta thấy đang bắt đầu xuất hiện sự cạnh tranh của các nhóm sau: Cạnh tranh giữa hệ thống phân phối thông qua siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích chiếm 10% toàn kênh phân phối với 2 hệ thống phân phối đã bắt đầu được quan tâm là hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, chuyên doanh của các nhà sản xuất trực tiếp và hệ thống phân phối bán lẻ thông qua mạng điện tử, 2 hệ thống phân phối này chiếm gần 6% toàn kênh. Thứ 2 là cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ hiện đại trong nước và những nhà phân phối bán lẻ hiện đại nước ngoài.
Về sự cạnh tranh của các nhà cung ứng: nhà cung ứng có khả năng hội nhập dọc thuận chiều, họ có khả năng tự xây dựng những cửa hàng, trung tâm phân phối cho riêng sản phẩm của họ. Tất nhiên đó không phải là một xu thế phổ biến vì dù cho các nhà cung ứng có thể xây dựng các trung tâm phân phối, bán hàng của riêng họ thì chuỗi các loại hình kinh doanh bán lẻ của các DNBL vẫn chiếm 60% sự thành công của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Song điều này cũng gây nên áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại nước ta.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đặc biệt là internet đã làm thay đổi cả thế giới. Và thương mại điên tử đang là một xu hướng tất yếu. Amazon.com, ebay.com là các trang web thương mại điện tử (e-comerce) lớn nhất thế giới. Các loại hàng hóa mà trước đây chỉ xuất hiện trên kệ của các cửa hàng truyền thống giờ đây đã hiện diện trên các trang web này và được NTD sẵn sàng mua (order) như họ mua ở các cửa hàng bán lẻ . Ở Việt Nam hiện nay, thương mại điện tử vẫn chỉ đang ở dạng khai sinh, đã có nhiều trang web bán hàng trực tuyến nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm, thăm dò thị trường nhưng nó cũng đã báo hiệu cho một xu thế mua sắm online ở Việt Nam.
III. Đánh giá tiềm năng phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại ở Việt Nam.
1. Những điều kiện thuận lợi và cơ hội.
1.1. Xuất phát từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
- Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, môi trường kinh doanh của Việt Nam có mức độ rủi ro thấp. Quĩ tiêu dùng của dân cư ngày càng cao, khả năng chi tiêu của người dân đang tăng lên. Theo cách nói thông thường, người dân đã chuyển từ “ăn no, mặc ấm” sang “ăn ngon, mặc đẹp”.
- Nhà nước bắt đầu có những quan tâm đúng đắn đến sự phát triển của loại hình bán lẻ này. Hiện Bộ Thương mại đang đàm phán với Chính phủ Phần Lan về khoản viện trợ 20 triệu Euro, hỗ trợ Việt Nam nâng cao kết cấu hạ tầng thương mại. Đây là nguồn vốn ODA đầu tiên rót vào ngành dịch vụ phân phối nước ta.
- Thói quen tiêu dùng trong dân cư đã có những chuyển biến thuận lợi. Tỷ lệ dân cư thành thị có thói quen mua sắm tại các siêu thị, trung tâm bán lẻ ngày càng cao. Khu vực phía Nam có đến gần 85% dân cư là khách hàng thường xuyên của siêu thị.
- Các nghành kinh tế khác có tốc độ tăng trưởng nhanh, hỗ trợ cho hệ thống phân phối có điều kiện phát triển theo. Ví dụ như: Ngành viễn thông cho phép áp dụng mạng nội bộ để kiểm soát hoạt động phân phối hàng và quản lý thanh toán…, sự phát triển của sản xuất vật chất trực tiếp, hoạt động nhập khẩu cung ứng cho hệ thống phân phối lượng hàng hoá phong phú về chất lượng và chủng loại…
1.2. Xuất phát từ nội tại doanh nghiệp.
- Đã xây dựng được hệ thống phân phối trên hầu hết các thành phố.
- Hầu hết các doanh nghiệp đã nắm bắt được nguy cơ khi nhà nước mở cửa thị trường phân phối vào 2009 và bước đầu đã hình thành xu hướng liên kết.
- Bước đầu tạo được sự tin tưởng cho khách hàng về chất lượng phục vụ và khả năng đáp ứng nhu cầu. So với kênh phân phối truyền thống, phân phối bán lẻ hiện đại đã thể hiện những ưu thế vượt trội về nhiều mặt.
- Ngày càng nắm bắt và am hiểu hơn thói quen mua sắm của người tiêu dùng.
- Bắt đầu đẩy mạnh xây dựng các mô hình kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại.
2. Những tồn tại của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại Việt Nam.
2.1. Xuất phát từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
- Đầu tiên, khó khăn xuất phát từ hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ và còn nhiều bất cập của nước ta. Hiện tại, Việt Nam chưa có một bộ luật chuẩn nào điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường bán lẻ. Các luật định lại thưòng xuyên thay đổi, gây khó khăn cho việc hoạch định chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp. Điều này sẽ còn ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp trong nước hơn nữa khi thị trường trong nước mở cửa.
- Công tác qui hoạch chợ và siêu thị ở nhiều địa phương còn qúa kém, chưa được quan tâm hợp lý. Các siêu thị và chợ mọc quá gần nhau gây ra sự cạnh tranh không cần thiết, làm chia nhỏ lượng khách hàng và giảm hiệu quả kinh doanh của từng siêu thị. Kể cả các siêu thị cũng được xây dựng không hợp lý, chưa có sự hợp tác lẫn nhau gây ra tình trạng phân bố không hợp lý, có khu vực thì quá nhiều, có những khu lại hầu như chẳng có siêu thị nào được xây dựng. Lấy một ví dụ điển hình: Đoạn đường Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội với độ dài gần 1km có tới 3 siêu thị được xây dựng gồm siêu thị Hà Nội Star Bow, siêu thị Asean , ngay gần đó là 2 khu chợ Kim Liên và chợ Đông Tác.
- Trong cơ cấu thị trường Việt Nam, tỉ trọng người tiêu dùng nông thôn còn khá cao (hơn 75% trên tổng số dân của cả nước). Mặt khác cầu có khả năng thanh toán của khu vực này thấp và thói quen tiêu dùng hàng chợ, hàng rong vẫn còn lớn. Đây là một thách thức to lớn trong chiến lược mở rộng thị trường của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại Việt Nam.
- Việc phát triển hình thức bán lẻ hiện đại cũng gặp phải rào cản tồn tại trong chính thói quen mua sắm đặc thù của người dân Việt Nam. Có tới 90% các bà nội trợ Việt Nam đi chợ mỗi ngày, với mục đích chính là nguyên liệu thực phẩm tươi sống.
2.2. Xuất phát từ phía các doanh nghiệp.
- Tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp trong nước đang còn yếu. Hầu hết doanh nghiệp trong hệ thống bán lẻ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung vốn trung và dài hạn để mở rộng kênh phân phối là điều khó khăn.
- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong hệ thống. Do đó, việc thực hiện các chức năng trong quá trình quản trị thiếu hiệu quả và chưa đồng bộ.
- Hoạt động Marketing chưa được quan tâm đúng mức: Chưa có chiến lược cho những phân khúc thị trường khác nhau, hoạt động quảng bá, khuyếch trương thương hiệu vẫn chưa được trú trọng, hệ thống hậu cần chưa đồng bộ và kém hiện đại… hiện tại các doanh nghiệp đang bỏ ngỏ khu vực thị trường nông thôn rộng lớn.
- Khả năng áp dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện tử thấp. Điển hình là hình thức thanh toán điện tử hầu như chưa được thực hiện trong hệ thống.
- Thương mại hiện đại đòi hỏi 1 hệ thống hậu cần hiện đại và mang tính chuyên nghiệp cao mà Việt Nam cũng đang thiếu, từ “phần cứng” như hệ thống kho, các phương tiện vận chuyển chuyên dùng đến “phần mềm” là con người và phương pháp làm việc trong hệ thống.
- Dù có nhiều ưu thế vượt trội, song so với kênh phân phối truyền thống giá cả hàng hoá vẫn có phần cao hơn.
Với các hạn chế trên, mỗi doanh nghiệp trong chuỗi phân phối bán lẻ chưa xây dựng cho mình được các chuỗi phân phối bán lẻ có qui mô lớn như chuỗi siêu thị hay cửa hàng tiện lợi và toàn bộ kênh phân phối bán lẻ chưa thực sự liên kết với nhau một cách chặt chẽ trong chiến lược chung đối phó với sự xâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài.
PHẦN III. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM.
I. Dự báo xu thế phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại Việt Nam.
1. Dự báo các xu hướng tiêu dùng hiện đại:
Quĩ tiêu dùng cuối cùng: Theo các chuyên gia kinh tế, quỹ tiêu dùng cuối cùng so với GDP sẽ tiếp tục giữ khoảng 70% cho thời kì chiến lược 2006 – 2020. Đến năm 2010, quĩ tiêu dùng cuối cùng sẽ có qui mô khoảng 843.000 - 860.000 tỷ đồng.
Nhóm khách hàng tiềm năng:
Sự xuất hiện tầng lớp trung lưu :Một xu hướng chủ đạo hết sức mạnh mẽ trong các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam là việc xuất hiện tầng lớp trung lưu. Đây là tầng lớp thường được biết đến như những người tiêu xài nhiều và tiết kiệm ít, thích tiếp cận các sản phẩm mới và một khi sản phẩm mới này được chấp nhận họ sẽ tiếp tục sử dụng những mẫu mã ''mới và được cải tiến'' khi chúng xuất hiện trên thị trường. AT Kerney tiên đoán rằng đến năm 2020, 9 triệu người Việt Nam sẽ có thu nhập hằng năm là l0.000 USD. Hơn thế nữa, trong ngành dịch vụ của chúng ta, khi một quốc gia tiến tới giai đoạn phát triển với bình quân tổng sản phẩm quốc gia/đầu người (GNP per capital) được nâng từ mức 2.000 USD đến 10.000 USD, thì điều này có nghĩa là mức gia tăng chi tiêu tuyệt đối trên sản phẩm tiêu dùng trong thời kỳ này là cao nhất. Nói một cách khác đó là ''thời kỳ vàng'' cho ngành dịch vụ. TPHCM và Hà Nội hầu như đã đạt được điểm khởi đầu của quy trình này,
Những cư dân nữ thành thị trẻ độc lập về tài chính: Thành phần các phụ nữ làm việc và chọn lối sống độc thân để theo đuổi sự nghiệp riêng tại Việt Nam chưa có một con số chính xác song cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, con số này chắc chắn sẽ tăng nhanh trong vòng mấy năm tới. Những người phụ nữ tự tin và có đầu óc doanh nghiệp này là những người tự do và háo hức được thử các thói quen tiêu dùng mới. Các sản phẩm chăm sóc cơ thể và làm đẹp đã hiển nhiên được chú ý. Tuy nhiên, cũng có nhiều ngành công nghiệp khác được ăn theo phân khúc này, “Thẻ tín dụng chỉ dành cho phụ nữ”, công nghiệp thời trang và giải trí, sự bùng nổ các cơ sở spa và chăm sóc tóc là một trong các thí dụ.
Những gia đình hạt nhân mới: trong cuộc sống hiện đại, gia đình hạt nhân với 2 thế hệ đang dần chiếm ưu thế.
Xu hướng lựa chọn kênh phân phối và thời gian mua hàng: Xu hướng chung của người tiêu dùng là ngày càng tiếp cận các kênh phân phối hiện đại như siêu thị và cửa hàng tự chọn. Các dịp mua sắm lớn chủ yếu vẫn tập trung vào các ngày nghỉ Lễ, Tết... Tuy nhiên, cũng có một xu hướng tiêu dùng mới hình thành tại các đô thị, đó là nhu cầu mua sắm vào dịp cuối tuần tại các trung tâm thương mại hiện đại. Mức tăng trưởng của hệ thống bán lẻ hiện đại luôn đạt khoảng 20%/năm. 2/3 số người được hỏi khẳng định rằng trong tương lai sẽ mua sắm ở khu thương mại hiện đại như Metro, Coop Mart, Zen Plaza hay Vincom City Tower thường xuyên hơn.
Hướng thu thập thông tin: Phần lớn khách hàng khi mua hàng vẫn tham khảo qua các nguồn thông tin từ báo chí, quảng cáo và bạn bè. Tuy nhiên, nhu cầu tiếp cận các kênh thông tin về sản phẩm và dịch vụ của độc giả Tư vấn & Tiêu Dùng ngày càng thiên về các loại hình thông tin đại chúng, bao gồm cả phát thanh - truyền hình, báo chí và Internet. Còn mức độ ảnh hưởng từ các kênh thông tin truyền thống (qua bạn bè, người quen, gửi hàng mẫu...) lại có xu hướng giảm xuống. Tức là người tiêu dùng đã có lòng tin nhất định vào sự giới thiệu của các nhà sản xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Tiêu chí lựa chọn sản phẩm: Mức độ nhận biết là tiêu chí đầu tiên để người tiêu dùng tin, lựa chọn và sử dụng sản phẩm - dịch vụ. Điều này dẫn đến những trường hợp có những thương hiệu hoặc nhãn hiệu được “mặc định” cho một dòng sản phẩm nào đó và sẽ có ưu thế nổi trội hơn hẳn so với các sản phẩm cùng loại. Ví như trường hợp Honda đồng nghĩa với xe máy; hay nước khoáng thiên nhiên chỉ có thể là Lavie. Chính vì thế đây cũng chính là những sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn ở mức độ tin và dùng cao nhất.
Xu hướng lựa chọn sản phẩm: Trong top 10 sản phẩm được tin và dùng thường xuyên nhất đa phần lại thuộc nhóm hàng điện, điện tử hoặc sản phẩm công nghệ cao. Kết quả này cũng thể hiện rằng đời sống kinh tế của người tiêu dùng đang được cải thiện và xu hướng mua sắm các sản phẩm công nghệ kỹ thuật cao đang ngày một tăng.
Xe gắn máy được nhận biết cao hầu hết là các sản phẩm có tuổi đời dài, chất lượng đã được kiểm chứng bởi thời gian. Nhãn hiệu hàng đầu được người tiêu dùng lựa chọn là Honda, chiếm lĩnh đến 60% thị trường xe máy với mức độ nhận biết và ưa dùng rất cao. Yamaha luôn theo hướng Honda nhưng vị thế bị bỏ lại khá xa. Piaggio thì mặc dù số lượng sử dụng ít nhưng mức độ nhận biết và tin dùng lại tương đối lớn.
Thị trường ôtô cũng trong tình trạng tương tự. Toyota dẫn đầu về nhận biết chung trên thị trường. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp sản xuất ôtô đều khai thác tốt phân đoạn thị trường riêng. Mức độ ưa thích của Mercedes và BMW vẫn ở mức cao dù số lượng tiêu dùng bị hạn chế.
Trong các dòng sản phẩm đồ gia dụng, các nhãn hiệu Nhật Bản vẫn nhận được mức độ tin dùng cao nhất. Nói chung, người Việt Nam rất ưa chuộng các thương hiệu hàng điện tử có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản. Trong đó, Sanyo đứng đầu về mức độ nhận biết trong dòng sản phẩm máy giặt và tủ lạnh, bỏ xa 2 thương hiệu Hàn Quốc khác là LG và Daewoo. Với sản phẩm thông dụng nhất là tivi thì Samsung dẫn đầu thị trường về số lượng người dùng nhưng sự ưa thích dành cho Sony lại cao hơn.
Tương tự, trên thị trường điện thoại di động, Nokia là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trong số phản hồi, tuy nhiên, số đánh giá tốt trên số phản hồi lại thuộc về Sony-Ericsson. Các thương hiệu Việt Nam hầu như không có chỗ đứng trên thị trường vì chất lượng, mẫu mã và nhất là mức độ nhận biết rất kém. Chỉ có 2 thương hiệu được nhận biết tốt ở dòng máy vi tính là CMS Thế Trung (Thánh Gióng) và FPT Elead, nhưng mức độ tin dùng cũng không thật sự nổi trội so với các loại máy vi tính khác.
Đối với các mặt hàng tiêu dùng, hầu hết mức độ nhận biết cao của người tiêu dùng là thông qua các chiến dịch truyền thông, tiếp thị và khuếch trương thương hiệu. Với 2 mặt hàng dầu gội và sữa tắm, mức độ nhận biết là không quá chênh lệch giữa các nhãn hiệu. Điều này chỉ ra sự cạnh tranh quyết liệt cả trên thị trường hóa phẩm lẫn trong các chiến lược quảng cáo của các nhãn hàng này.
Hai nhãn hiệu được nhận biết tốt nhất trên thị trường hóa phẩm - chất làm sạch là P/S và OMO. Mức độ nhận biết cao cho P/S là do lịch sử lâu đời và chất lượng tốt. OMO dẫn đầu thị trường xà phòng giặt về mức độ nhận biết.Trong khi đó, VICO - Vì dân lại tạo nên mức đột phá trên thị trường về mức độ nhận biết và sử dụng do rất thành công ở thị trường nông thôn. Số lượng phản hồi cho VICO - Vì dân giải thích sự ưu ái cho nhãn hiệu này bởi giá rẻ mà giặt vẫn trắng sáng.
Các nhãn hiệu hàng tiêu dùng thường xuyên lại mang tính nhận biết thấp và không có thương hiệu nổi trội được nhận biết tốt, ngoại trừ những thương hiệu đã khẳng định được vị trí trong ngành. Có thể lấy ví dụ từ trường hợp của Vinamilk hay Kinh Đô. Vinamilk dẫn đầu thị trường về nhận biết các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa trong khi các thương hiệu khác chỉ cố gắng khai thác một phân đoạn nhỏ theo mặt hàng hay loại sữa.
BIỂU ĐỒ 3: Tỷ lệ các yếu tố chọn lựa của người tiêu dùng khi mua hàng
Nguồn: www.sgtt.com.vn – Áp lực bán lẻ, 2006
2. Thị trường bán lẻ trong thời gian tới
Trong thời gian sắp tới, khi đàm phán về gia nhập WTO, Việt Nam chắc chắn sẽ phải thực hiện cam kết mở cửa thị trường bán lẻ. Theo dự báo của Bộ Thương mại, đến năm 2010, kênh phân phối hiện đại sẽ chiếm tỷ lệ 30-40%, bằng với Trung Quốc hiện nay và đến năm 2020, chiếm khoảng 60%, bằng với Thái Lan hiện nay. Với hệ thống phân phối yếu như hiện nay, việc cần làm là gấp rút cải thiện và phát triển một hệ thống phân phối hàng hoá đủ mạnh với chủ đạo là hệ thống phân phối hiện đại, nếu không các doanh nghiệp trong nước sẽ khó tránh được nguy cơ thua ngay trên sân nhà.
Các cửa hàng đại lý hiện đại sẽ được mở rộng
Dự báo, mô hình về hệ thống bán lẻ ở nước ta sẽ thay đổi một cách đáng kể trong một vài năm tới, với những cửa hàng siêu thị mini có điều hoà và sự liên kết giữa 2 mô hình siêu thị và những cửa hàng nhỏ sẽ trở nên phổ biến, thu hút được người tiêu dùng vốn có thói quen mua bán ở những cửa hàng bên đường. Nhịp độ thay đổi này sẽ nhanh hơn ở các khu vực trung tâm TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội, nơi người tiêu dùng có thu nhập cao hơn với sức mua tập trung hơn so với người tiêu dùng khu vực nông thôn. Khu vực nông thôn, người bán lẻ quy mô nhỏ và cửa hàng ngoài trời sẽ vẫn là trung tâm của thương mại bán lẻ.
Số lượng các siêu thị sẽ tăng lên một cách nhanh chóng do nhu cầu đang ngày càng tăng giữa những người tiêu dùng vì sự thuận tiện, nhất là khi họ đã có thói quen mua hàng trong các siêu thị đối với các loại hàng hoá từ thực phẩm cho đến hàng tiêu dùng lâu bền. Dây chuyền siêu thị lớn nhất trong nước là Saigon Co-op Mart, dự định có một mạng lưới khoảng 20 siêu thị trong năm 2005, hầu hết các siêu thị đó đều tập trung xung quanh quanh TP.Hồ Chí Minh. Những dây chuyền siêu thị trong nước khác, chẳng hạn như dây chuyền siêu thị tư nhân Maximark đang có dự định mở rộng mạng lưới tương tự nhằm bảo vệ thị phần của mình. Một số doanh nghiệp đã bước đầu xây dựng thương hiệu tại các khu vực nông thôn. Mặc dù sức mua ở khu vực nông thôn hạn chế, thêm vào đó là cơ sở hạ tầng nhìn chung nghèo nàn nhưng Saigon Co-op Mart vẫn có kế hoạch mở rộng các chi nhánh đến những khu vực xa xôi. Tuy nhiên, trong vài năm tới, thị trường bán lẻ ở khu vực nông thôn vẫn chưa phát triển.
Hoạt động của các nhà bán lẻ nước ngoài thời gian tới
Mặc dù Chính phủ vẫn nắm giữ kiểm soát chặt chẽ khu vực bán lẻ, theo đó những Công ty hay tập đoàn kinh doanh bán lẻ nước ngoài phải được phép thiết lập chi nhánh, nhưng những tập đoàn này vẫn tham vọng sẽ mở rộng được thị phần của mình. Tập đoàn French Bourbon Group sáp nhập được coi là tập đoàn bán lẻ lớn nhất hoạt động trên thị trường Việt Nam thông qua một loạt các hệ thống siêu thị và cửa hàng lớn đa dạng về hàng hoá - dịch vụ (hiện nay, hoạt động tại thị trường Việt Nam với thương hiệu Big C). Kế hoạch của tập đoàn này là trong vòng 5 năm nữa sẽ mở rộng hơn nữa thị trường hoạt động bằng việc đầu tư vào 5 trung tâm thương mại ở TP.Hồ Chí Minh. Tập đoàn này đã mở một chi nhánh ở Thành phố Hà Nội – đó là Big C Thăng Long vào đầu năm 2005. Siêu thị Metro của Đức với hoạt động mua bán thanh toán bằng tiền mặt, khâu phân phối đã mở rộng hoạt động của mình trên khắp Việt Nam. Tập đoàn này đã mở 2 siêu thị ở TP.Hồ Chí Minh, 1 siêu thị ở Hà Nội và 1 ở Cần Thơ. Đến năm 2007, kế hoạch của Metro là có 8 siêu thị hoạt động trên khắp Việt Nam, trong đó có 3 siêu thị ở TP.Hồ Chí Minh, 2 ở Hà Nội và 1 siêu thị ở Cần Thơ, 1 ở Hải Phòng và 1 ở Đà Nẵng.
Trên đây là kế hoạch của 2 đại gia bán lẻ hiện đang “làm mưa, làm gió” trên thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam. Theo dự đoán, các tập đoàn kinh doanh bán lẻ của quốc gia lớn khác, bao gồm một số tập đoàn từ Mỹ, sẽ tìm kiếm lợi nhuận và một vị trí chắc chắn ở Việt Nam. Một loạt các tập đoàn đã có kế hoạch cụ thể cho việc thâm nhập vào nước ta như: Wal – Mart, Lotte Shopping, Parkson, Dairy Farm…"Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng và một lực lượng dân số trẻ là khách hàng tiềm năng của những nơi mua sắm kiểu Wal –
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35985.doc