MỤC LỤC
trang
Mở đầu . 1
Phần I. Sự cần thiết phải xây dựng đề án . 2
Phần II. Các căn cứ để xây dựng đề án . 13
Phần III. Nội dung đề án
I. Mục tiêu của Đề án .
II. Các qui định triển khai chương trình tiên tiến .
III. Lựachọn các trường đại học thực hiện CTTT .
IV. Qui trình lựa chọn để giao nhiệm vụ triển khai CTTT .
V. Các giải pháp thực hiện .
VI. Hiệu quả và tính khả thi bền vững của Đề án .
Phần IV. Nguồn vốn triển khai Đề án
1. Dự kiến tài chínhtriển khai 01 chương trình tiên tiến .
2. Dự kiến tổng mức đầu tư .
Phân V. Kế hoạch thực hiện Đề án .
Phân VI. Tổ chức thực hiện
I. Quản lý Đề án .
II. Phối hợp hoạt động của các bộ liên quan .
III. Trách nhiệm và nhiệm vụ của các Ban chỉ đạo triển khai
chương trình tiên tiến .
IV. Đánh giá quá trình thực hiện Đề án .
Kết luận và kiến nghị đầu tư . 44
Các phụ lục
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học của Việt Nam giai đoạn 2008 –2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế trong CTTT
Trong quá trình đào tạo CTTT các trường áp dụng hầu như toàn bộ nội
dụng, quy trình, phương pháp đào tạo cũng như cách thức quản lý đào tạo ...
do vậy, hợp tác quốc tế là yếu tố vô cùng quan trọng đối với việc thành công
của chương trình. Nội dung hợp tác quốc tế tập trung ở các hoạt động sau:
- Ký các văn bản thoả thuận về hợp tác với trường đối tác trong việc
triển khai CTTT, trong đó đề cập đến các nội dung cơ bản như: xây dựng và
cập nhật chương trình đào tạo; vấn đề bản quyền chương trình, giáo trình; bồi
dưỡng và tập huấn cho giảng viên và cán bộ quản lý Việt Nam; cử giảng viên
của trường đối tác tham gia giảng dạy CTTT tại Việt Nam; trao đổi giảng viên
và sinh viên giữa hai trường; hợp tác nghiên cứu khoa học và tổ chức hội thảo
khoa học; cấp bằng tốt nghiệp và đào tạo nâng cao sau tốt nghiệp; kiểm định
chương trình đào tạo.
- Tổ chức những hoạt động cụ thể khác nhằm hỗ trợ cho quá trình đào
tạo như: các hoạt động nghiên cứu khoa học; tham quan, khảo sát; tổ chức các
hội thảo, hội nghị để giao lưu học thuật và trao đổi kinh nghiệm...
- Tư vấn về nâng cấp cơ sở vật chất, các trang thiết bị và tư liệu phục vụ
đào tạo, phòng thí nghiệm, bố trí lịch trình giảng dạy và các công việc khác
phục vụ cho quá trình tổ chức đào tạo và quản lý CTTT.
- Ngoài việc mời giảng viên của trường đối tác sang giảng dạy, Bộ Giáo
dục và Đào tạo cùng các trường huy động và tận dụng tối đa các nguồn hỗ trợ
24
về giảng viên, như chương trình học giả VEF, Tổ chức giáo viên tình nguyện,
Tổ chức giáo viên không biên giới, Tổ chức các giáo sư và nhà khoa học là
người Việt ở các nước ... tham gia vào CTTT.
III. Lựa chọn các trường đại học thực hiện CTTT
1. Tiêu chí chọn trường đại học thực hiện CTTT
Trường đại học được giao nhiệm vụ đào tạo CTTT đóng vai trò quyết
định đến thành công của Đề án, do vậy cần đảm bảo thoả mãn các tiêu chí sau:
- Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đảm bảo số lượng và
chất lượng đáp ứng yêu cầu triển khai CTTT.
- Có cơ sở vật chất - kỹ thuật cơ bản đồng bộ để phục vụ tốt cho CTTT,
thể hiện qua các số liệu báo cáo về: lớp học, trang thiết bị phục vụ giảng dạy;
phòng thí nghiệm chuyên ngành; thư viện, cơ sở hạ tầng và mạng IT; các Dự
án đã đầu tư.
- Có kết quả tốt trong đào tạo, thể hiện ở: qui mô đào tạo; kết quả đạt
được của ngành dự kiến đào tạo CTTT.
- Có nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học, thể hiện ở: số đề tài,
dự án, chương trình khoa học đã thực hiện thành công; số công trình khoa học
đã công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín trong và ngoài nước; nguồn thu
từ dịch vụ khoa học công nghệ.
- Đã thực hiện tốt các chương trình đào tạo có chất lượng (kỹ sư tài
năng, cử nhân chất lượng cao, các chương trình liên kết với nước ngoài).
- Đã có kết quả đổi mới trong tổ chức và quản lý đào tạo của trường,
thể hiện ở các việc: biên soạn mới giáo trình, áp dụng đào tạo theo học chế tín
chỉ, xây dựng và áp dụng các phần mềm tiên tiến để quản lý đào tạo ...; gắn
đào tạo với nghiên cứu khoa học và phục vụ nhu cầu xã hội.
- Có kết quả trong hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với các
trường đại học có uy tín ở nước ngoài, thể hiện ở: số lượng và chất lượng các
đề tài, dự án, chương trình, khoá học đã hợp tác triển khai; số lượng các hội
thảo khoa học quốc tế, các hoạt động trao đổi giảng viên và sinh viên với nước
ngoài ...
25
- Có cam kết và kế hoạch đóng góp tài chính để triển khai CTTT.
2. Trường đại học thực hiện CTTT bằng nguồn tài chính tự có
Để đảm bảo tính phát triển và khả năng nhân rộng của CTTT sang các
ngành khác, trường khác, các cơ sở giáo dục đại học của Việt nam được quyền
chủ động triển khai thực hiện các chương trình tiên tiến từ nguồn tài chính
được tài trợ hoặc tự có của nhà trường trên cơ sở áp dụng qui trình, cách thức
triển khai CTTT và đáp ứng các tiêu chí, yêu cầu đặt ra của Bộ Giáo dục và
đào tạo.
Để triển khai các CTTT bằng nguồn kinh phí tự có các trường lập đề án
theo qui định tại điểm 2 mục V phần 5 và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để
được kiểm tra theo các yêu cầu tại điểm 1 mục III và điểm 3 mục V phần 5 và
đánh giá theo tiêu chí trong phụ lục 4.
Các CTTT thực hiện bằng nguồn kinh phí tự có được hưởng các chính
sách, cơ chế áp dụng cho CTTT, trừ nguồn tài chính được hỗ trợ từ ngân sách
nhà nước (mục II Phần 5); đăng ký chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về quá trình thực hiện theo các tiêu chí đề ra để đảm bảo chất
lượng và đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất
nước.
IV. Qui trình lựa chọn để giao nhiệm vụ triển khai CTTT
1. Nguyên tắc lựa chọn
- Đảm bảo tính khả thi: nhiều trường lập đề án đăng ký nhận nhiệm vụ,
từ đó lựa chọn những đề án có tính khả thi nhất;
- Đảm bảo tính phát triển: khả năng phát triển bền vững sau khi không
còn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, khả năng nhân rộng sang các ngành khác
trong trường và sang trường khác trong toàn hệ thống giáo dục đại học.
- Đảm bảo tính ảnh hưởng đến toàn hệ thống giáo dục đại học: phân bố
tại 3 miền của đất nước và tạo thành các cặp trường trong cùng ngành/nhóm
ngành đào tạo để có thể hợp tác, hỗ trợ trong đào tạo, so sánh, đối chiếu trong
các kì sơ kết đánh giá.
26
2. Đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo CTTT
Căn cứ theo thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học
đề xuất ngành đào tạo và xây dựng đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo
CTTT. Đề án là căn cứ để giao nhiệm vụ, triển khai thực hiện và xem xét đánh
giá hiệu quả qua từng giai đoạn. Đề án đăng ký đào tạo CTTT bao gồm các
nội dung sau:
a) Mục tiêu của đề án: xác định rõ mục tiêu của từng giai đoạn và phù
hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường, phù hợp với hướng chỉ
đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Giới thiệu cơ sở đào tạo:
Tóm tắt lịch sử phát triển của trường; giới thiệu khoa và ngành đăng ký
đào tạo CTTT; nêu thế mạnh của ngành dự kiến đào tạo CTTT trong chiến
lược phát triển của trường, khả năng đóng góp cho sự phát triển giáo dục –
đào tạo và sự phát triển của kinh tế - xã hội Việt Nam.
c) Khả năng đào tạo CTTT của trường: đội ngũ giảng viên; các hợp tác
quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học; cơ sở vật chất hiện có phục vụ
cho CTTT.
d) Giới thiệu trường đối tác: vị trí của trường đối tác theo xếp hạng của
các hiệp hội, tổ chức có uy tin trên thế giới ( US. News, Webometrics, Đại học
Giao thông Thượng Hải…); đội ngũ giảng viên; thế mạnh của ngành đào tạo
dự kiến xây dựng CTTT và vị trí của ngành đó theo xếp hạng quốc gia và
quốc tế; khả năng hợp tác với trường đối tác.
đ) Xây dựng CTTT: giới thiệu chương trình gốc; phân tích chương trình
gốc; xây dựng CTTT áp dụng tại Việt Nam.
e) Tuyển sinh: đối tượng và điều kiện tuyển chọn.
g) Tài chính: lập dự toán kinh phí cho CTTT; dự kiến đóng góp nguồn
lực của trường vào triển khai CTTT; dự kiến huy động các nguồn lực khác để
triển khai CTTT.
h) Cam kết cụ thể cùng các giải pháp cơ bản của nhà trường nhằm đảm
bảo các điều kiện về tài chính, giảng viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất...
27
phục vụ đào tạo CTTT; kế hoạch, lộ trình chi tiết để thực hiện các cam kết
này.
k) Dự kiến liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo CTTT và dự
kiến đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp CTTT.
l) Phụ lục kèm theo (chương trình gốc; thông tin xếp hạng trường hoặc
chương trình đào tạo; trích ngang về đội ngũ giảng viên; các kết quả đào tạo
và nghiên cứu, các liên kết đào tạo và nghiên cứu với nước ngoài (nếu có); dự
toán tài chính, đề nghị nguồn tài chính cho CTTT...).
3. Xây dựng bộ tiêu chí chấm điểm
Bộ tiêu chí chấm điểm nhằm đánh giá các nội dung nêu trên của các đề
án đăng ký triển khai CTTT sao cho có thể lựa chọn được những đề án có tính
khả thi và hiệu quả cao. Do vậy, nguyên tắc xây dựng bộ tiêu chí là lượng hoá
rõ các điều kiện đảm bảo thực hiện CTTT: vị thế của trường đối tác và chương
trình gốc, tính phù hợp của CTTT với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam; đội ngũ giảng viên cơ hữu, cơ sở vật chất hiện có, thành tích trong
đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của trường đăng ký triển khai
CTTT; khả năng có thể phát triển bền vững, nhân rộng trong trường và ra toàn
hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Trong phụ lục 4 trình bày bộ tiêu chí
dùng để đánh giá lựa chọn các đề án đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo CTTT
năm 2008. Tuy nhiên, để cho sát điều kiện thực tế, bộ tiêu chí cần được hoàn
thiện phù hợp với quá trình phát triển của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam
trong từng giai đoạn.
4. Quyết định giao nhiệm vụ triển khai thực hiện CTTT
Trên cơ sở kết quả chấm điểm, Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn số
lượng đề án đã xác định trong các Giai đoạn theo thứ tự có số điểm từ cao
xuống thấp để ra quyết định giao nhiệm vụ triển khai thực hiện CTTT.
V. Các giải pháp thực hiện
1. Giải pháp về giảng viên
- Tăng cường hợp tác với trường đối tác, các tổ chức giáo dục nước
ngoài trong việc trao đổi giảng viên, mời giảng viên tham gia giảng dạy
CTTT.
28
- Sử dụng đội ngũ giảng viên trẻ đã được đào tạo ở nước ngoài, huy
động và lôi cuốn các giảng viên là người Việt đang giảng dạy ở các trường đại
học của nước ngoài tham gia vào chương trình.
- Bồi dưỡng giảng viên về chuyên môn, nghiệp vụ và tiếng Anh, về
phương pháp giảng dạy, cách thức kiểm tra đánh giá sinh viên, công tác cố
vấn hỗ trợ sinh viên trong học tập... ở trong và ngoài nước.
- Liên kết, trao đổi thông tin về giảng viên đảm bảo sử dụng có hiệu quả
đội ngũ giảng viên chất lượng cao ở trong nước và giảng viên nước ngoài.
2. Giải pháp về tài chính và cơ sở vật chất
a) Tính nguyên tắc về tài chính để triển khai CTTT
- Đào tạo CTTT có chất lượng cao, đạt chuẩn khu vực và tiếp cận với
trình độ thế giới đòi hỏi chi phí đào tạo cao. Nhà nước, nhà trường và người
học sẽ cùng chia sẻ chi phí để thụ hưởng chất lượng giáo dục đại học từ việc
triển khai đào tạo các CTTT: Nhà nước đào tạo được nguồn nhân lực có chất
lượng; nhà trường xây dựng được uy tín và nâng chất lượng đào tạo; người
học được thụ hưởng dịch vụ chất lượng giáo dục cao.
- Chính phủ dành ngân sách riêng đầu tư hỗ trợ đào tạo CTTT trong giai
đoạn 10 năm để triển khai ít nhất 30 chương trình tiên tiến, mỗi chương trình
được đầu tư liên tục cho 3 khoá, mỗi khoá 5 năm, từ khóa thứ tư các trường tự
cân đối kinh phí từ các nguồn thu để duy trì chương trình và nhân rộng.
b) Nguồn tài chính và quyết định mức chi
Kinh phí thực hiện Đề án Đào tạo theo CTTT được đầu tư hàng năm với
phần hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước (NSNN) là nguồn kinh phí chi thường
xuyên, các trường được thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm quy
định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006. Các trường triển khai
CTTT được tự quyết định mức chi cho các hoạt động sau:
- Thu thập và mua bản quyền chương trình gốc; xây dựng CTTT; khảo
sát và ký thoả thuận với trường đối tác; mua giáo trình, tài liệu, phần mềm
quản lý và các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy CTTT.
- Tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý
của trường ở trong và ngoài nước.
29
- Trả thù lao cho giảng viên và cán bộ quản lý CTTT.
- Hỗ trợ tăng cường ngoại ngữ, thực tập và nghiên cứu khoa học.
- Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo CTTT và
nghiên cứu khoa học.
c) Hoạt động tự chủ trong quá trình thực hiện CTTT
Để thúc đẩy sáng tạo và phát triển, trong quá trình triển khai CTTT các
trường được tự chủ về tài chính, thể hiện ở các hoạt động sau:
- Xây dựng dự toán kinh phí và kế hoạch triển khai CTTT cho từng năm
và toàn khóa.
- Xây dựng kế hoạch hợp tác với các cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu
khoa học trên thế giới nhằm tranh thủ sự giúp đỡ về nhân lực, vật lực phục vụ
cho việc thực hiện và phát triển CTTT.
- Quyết định mức thu học phí phù hợp với chi phí thực tế/sinh
viên/ngành học; quy định các điều kiện để miễn, giảm học phí phù hợp với các
quy định hiện hành và mô hình hoạt động của trường.
- Lập kế hoạch và lộ trình đóng góp nguồn lực của trường vào triển khai
CTTT trong các năm và qua các giai đoạn.
- Xây dựng chương trình và kế hoạch huy động các nguồn lực khác để
triển khai CTTT.
d) Quản lý và sử dụng kinh phí CTTT
- Các trường xây dựng và công khai mức chi về đào tạo CTTT trong
quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.
- Thực hiện quản lý tài chính theo quy định hiện hành của nhà nước.
đ) Cơ sở vật chất
Các trường được giao nhiệm vụ đào tạo CTTT chủ động thực hiện các
công việc sau:
- Bố trí kinh phí để nâng cấp và trang bị mới các cơ sở vật chất một
cách tốt nhất phục vụ cho triển khai CTTT; khai thác sử dụng triệt để các
30
trang thiết bị hiện có từ các dự án, đề án, chương trình đã đầu tư cho nhà
trường để phục vụ cho CTTT.
- Củng cố hệ thống thư viện, tăng số đầu sách/sinh viên, đầu tư giáo
trình, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên;
tập hợp các tạp chí, thông tin tư liệu phát hành mới nhất ở trong và ngoài nước
có liên quan đến ngành đào tạo CTTT vào thư viện và trên website của trường
để phục vụ cho việc cập nhật kiến thức của giảng viên, cán bộ quản lý và sinh
viên của CTTT.
- Nâng cấp mạng Internet, tăng tốc độ đường truyền; thực hiện liên kết
với các trường đại học trong và ngoài nước trong việc khai thác và sử dụng có
hiệu quả các nguồn học liệu mở, thư viện điện tử của để phục vụ cho việc
giảng dạy và học tập theo CTTT.
- Vận động các doanh nghiệp tài trợ cho việc xây dựng cơ sở vật chất;
phấn đấu đủ trang thiết bị, phòng thí nghiệm trước khi giảng dạy chuyên
ngành.
VI. Hiệu quả và tính khả thi bền vững của Đề án
1. Hiệu quả của đề án
- Đề án đào tạo được ít nhất 4000 cử nhân chất lượng cao; nâng cao
trình độ giảng dạy, quản lý và nghiên cứu khoa học của ít nhất 1000 giảng
viên và khoảng 100 cán bộ quản lý.
- Đề án tạo ra một môi trường đào tạo có chất lượng cao với đầy đủ các
điều kiện về đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có năng lực và trình độ; có cơ
sở vật chất, nguồn tư liệu và trang thiết bị hiện đại, đồng bộ phục vụ cho việc
tổ chức và quản lý đào tạo; tạo tiền đề thuận lợi để triển khai các CTTT mới
trong từng trường và nhân rộng trong các trường đại học trong cả nước; góp
phần đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập với giáo dục đại học khu vực và
thế giới.
- Đề án có tác động tích cực đến việc xây dựng và nâng cấp chương
trình khung của Việt Nam, dần nâng chuẩn chương trình của một số trường
đại học trong nước tiếp cận với chuẩn chương trình của các nước tiên tiến.
31
- Về tài chính, Đề án sẽ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước theo phương
châm tiền hỗ trợ sẽ quay trở lại đầu tư tăng cường năng lực cho trường đại
học; giúp các trường thực thi và thử thách năng lực tự chủ và đa dạng hoá các
nguồn lực đầu tư trong kế hoạch phát triển của nhà trường. Đề án sẽ thực hiện
thử nghiệm các đổi mới trong sử dụng và quản lý tài chính ở các trường đại
học, góp phần hoàn thiện Đề án đổi mới chính sách, cơ chế tài chính giáo dục
đại học.
- Thông qua việc thực hiện Đề án, một cơ chế quản lý giáo dục đại học
hiệu quả sẽ được thiết lập với sự tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội cao của các
trường đại học và sự giám sát, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng.
- Đề án là một trong những cơ sở để xây dựng các trường đại học nghiên
cứu vẩptường đại học đẳng cấp quốc tế của Việt Nam.
2. Tính khả thi và bền vững của đề án
- Sự chỉ đạo của Chính phủ, sự hỗ trợ từ NSNN, sự đồng tình của toàn
xã hội, sự sẵn sàng và quyết tâm của các trường đại học, của sinh viên là cơ sở
thành công của Đề án.
- Đề án được triển khai theo yêu cầu bức thiết về đổi mới hệ thống giáo
dục và đào tạo Việt Nam, được hỗ trợ mạnh mẽ từ các đề án, dự án khác, như
Dự án giáo dục đại học 2, Đề án Nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh trong
hệ thống giáo dục Việt Nam, Đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ làm giảng viên cho
các trường đại học, cao đẳng, Chương trình vay vốn để học tập đối vớí học
sinh, sinh viên... Các hỗ trợ đó là cơ sở để Đề án thành công, phát triển bền
vững và nhân rộng sau khi hết hỗ trợ từ NSNN.
- Cơ chế quản lý và tài chính, các mối quan hệ hợp tác quốc tế được
thiết lập và duy trì trong quá trình thực hiện CTTT đảm bảo cho Đề án phát
triển bền vững.
32
Phần IV
NGUỒN VỐN TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
1. Dự kiến tài chính triển khai 01 chương trình tiên tiến
Nguồn lực tài chính bao gồm: Ngân sách nhà nước (NSNN) hỗ trợ; kinh
phí của các trường; học phí do người học đóng góp và các nguồn tài trợ (nếu
có).
Qua thực tế triển khai thí điểm từ năm 2005 đến nay, trên cơ sở đề xuất
dự toán của các trường, dự toán chi phí cho một khoá CTTT thuộc các ngành
đào tạo được trình bày trên các phụ lục 6, 7, 8, 9. Các chi phí trong bản dự
toán được xây dựng theo nguyên tắc: các chi phí là tối thiểu để triển khai ban
đầu cho các CTTT; được tính bình quân cho các ngành đào tạo và lấy giá trị
trung bình của 03 khoá đầu tiên; các khoá đầu của CTTT dự kiến tuyển sinh
50 sinh viên; các ngành kỹ thuật, công nghệ có đầu tư cao hơn về thiết bị thí
nghiệm thực hành, các ngành khoa học xã hội, kinh tế - quản lý tăng cường
chi phí cho đào tạo giảng viên, cán bộ quản lý, thực hành, thực tập trong thực
tế sản xuất. Dự toán chi tiết cho một khoá đào tạo CTTT nói chung được lập
trên cơ sở các giá trị trung bình được tính từ dự toán chi tiết của các ngành đào
tạo, kết quả thể hiện trên phụ lục 5.
Dự trù tài chính triển khai CTTT theo ngành đào tạo và khoá đào tạo
được tóm tắt trong bảng 3. Các chi phí được tính bình quân cho 03 khoá đào
tạo đầu tiên, trong đó có những khoản chi chủ yếu ở khoá đầu như mục chi I,
những khoản chi giảm dần từ khoá 1 đến khoá 3 như mục chi II, mục chi III
và khoản chi dải đều trong 3 khoá như mục chi IV. Theo đó, tổng chi phí bình
quân cho 01 khoá đào tạo là 15.921,2 triệu đồng. Tỷ lệ mức đầu tư tài chính từ
NSNN, nhà trường và người học được đề xuất như sau: NSNN đầu tư 60%,
tương đương 9.552,7 triệu đồng; nhà trường đóng góp 25%, tương đương
3.980,3 triệu đồng; người học và các nguồn khác đóng góp 15%, tương đương
2.388,2 triệu đồng.
33
Bảng 3. Kế hoạch tài chính thực hiện một khoá CTTT tính theo 01 khoá đào tạo của từng nhóm ngành,
trung bình chung cho 1 khoá và tổng chi phí cho 30 CTTT 3 khoá (90 chương trình đào tạo)
Đơn vị: triệu đồng
TT Nhóm ngành Mục chi Chia ra
Đầu tư
ban đầu
(I)
Chi phí
vận hành
hàng năm
(II)
Bồi dưỡng
giảng viên,
cán bộ quản
lý (III)
Chi khác
(IV)
Tổng chi
phí
NSNN
60%
Trường
25%
Người học
15%
1 Kỹ thuật, công nghệ 6.484,0 10.372,7 4.322,0 2.593,2
2 Nông, Lâm, Ngư 5.492,4 6.586,9 2.780,0 1.219,0 16.078,2 9.646,9 4.019,6 2.411,7
3 Khoa học tự nhiên 5.725,7 6.586,9 2.780,0 1.219,0 16.311,6 9.786,9 4.077,9 2.446,7
4 KHXH, Kinh tế, Quản lý 1.595,7 7.198,0 4.016,7 1.196,5 14.006,9 8.404,1 3.501,7 2.101,0
5 Trung bình 4.824,4 6.760,2 3.114,2 1.222,4 15.921,2 9.552,7 3.980,3 2.388,2
6 Tỷ lệ % so với tổng CP 0.30 0.42 0.20 0.08 1.00 0.60 0.25 0.15
7 Tổng chi phí cho 30 CTTT ×
3 khoá = 90 khoá đào tạo 434196.0 608418.0 280278.0 110016.0 1432908.0 859743.0 358227.0 214938.0
8 Chi phí bình quân cho 01 SV trong một khoá 191.054 79.606 47.764
Chi phí bình quân cho 01 SV trong một năm 38.2108 15.9212 9.5528
34
2. Dự kiến tổng mức đầu tư
Dự toán chi phí để triển khai 30 CTTT, gồm 90 khoá đào tạo trong giai
đoạn 2006 – 2015, được diễn giải trên hàng 7 bảng 3 và cơ cấu nguồn lực tài
chính được trình bày trên bảng 4. Theo đó, tổng chi phí là 1.432,908 tỷ VNĐ,
trong đó cơ cấu tài chính theo phương thức ổn định hàng năm đối với 3 khoá
đào tạo đầu tiên gồm: NSNN hỗ trợ 859.743,0 triệu đồng (tương đương
khoảng 53 triệu USD) - chiếm 60%; kinh phí của nhà trường đóng góp
358.227,0 triệu đồng - chiếm 25%; người học đóng góp và nguồn tài trợ khác
là 214.938,0 triệu đồng - chiếm 15%.
Bảng 4. Cơ cấu nguồn lực tài chính
Đơn vị: tỷ VNĐ
Tổng số Hỗ trợ NSNN
Nhà trường đóng
góp
Học phí,
các nguồn
khác
100% cho 3 khóa
đầu của 30 CTTT
60% 25% 15%
1.432,908 859,743 358,227 214,938
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 9.552,7 triệu đồng (bình quân 01 sinh viên
được cấp 191,0 triệu đồng/khóa, chi phí đào tạo 38,2 triệu đồng/1 năm/sinh
viên), chiếm tỷ lệ 60% dự toán, cho một trong ba khoá đầu tiên (mỗi khoá 5
năm, 50 sinh viên) của mỗi CTTT dự kiến phân bổ như sau: 0,4581 tỷ đồng để
chuẩn bị triển khai CTTT; 1,4 tỷ đồng cho năm thứ nhất; 2,0 tỷ đồng/năm cho
4 năm còn lại. Nguồn NSNN hỗ trợ cho Đề án dự kiến phân bổ theo các năm
được trình bày trên bảng 5.
Nguồn tài chính đóng góp của trường thực hiện CTTT chiếm tỷ lệ 25%
dự toán, nhằm tăng trách nhiệm của các trường trong việc triển khai CTTT và
góp phần làm tăng tính bền vững của Đề án sau khi không còn hỗ trợ của
NSNN. Các trường được phép huy động nguồn thu do cung cấp các dịch vụ
KHCN, nguồn vốn tự có khác của trường; bố trí sử dụng có hiệu quả các cơ sở
vật chất của các Dự án đại học, các dự án và chương trình khác để phục vụ
cho CTTT.
35
Nguồn tài chính đóng góp của người học nhằm gắn trách nhiệm của
người học với việc đầu tư, phát triển CTTT; giải quyết mối quan hệ giữa thụ
hưởng dịch vụ giáo dục chất lượng cao với đóng góp tương xứng của người
học.
Nguồn tài chính đóng góp của nhà trường và huy động của người học sẽ
được qui định tuỳ thuộc vào đặc điểm, yêu cầu ngành nghề đào tạo CTTT của
từng trường.
Bảng 5. Dự trù phân bổ kinh phí từ NSNN triển khai các CTTT
(đơn vị: tỉ đồng)
Năm
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng
10 CTTT
Giai đoạn
1
Khoá 1 18,581 20 20 20 20 98,581
Khoá 2 14 20 20 20 20 94
Khoá 3 14 20 20 20 20 94
10 CTTT
Giai đoạn
2
Khoá 1 18,581 20 20 20 20 98,581
Khoá 2 14 20 20 20 20 94
Khoá 3 14 20 20 20 20 94
10 CTTT
Giai đoạn
3
Khoá 1 18,581 20 20 20 20 98,581
Khoá 2 14 20 20 20 20 94
Khoá 3 14 20 20 20 20 94
Tổng 18,581 34 72,581 112,581 148 154 140 100 60 20 859,743
36
Phần V
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Các giai đoạn của Đề án
Đề án Đào tạo CTTT được thiết kế triển khai theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: khởi động cuối năm 2005 với 10 CTTT trong các lĩnh
vực kỹ thuật, công nghệ, khoa học tự nhiên, kinh doanh - quản lý, nông
nghiệp; bắt đầu tuyển sinh và triển khai đào tạo từ năm học 2006-2007 (xem
phụ lục 1).
- Giai đoạn 2: khởi động năm 2007, tiếp tục lựa chọn triển khai ít nhất
10 CTTT mới, mở rộng thêm sang các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, qui
hoạch, kĩ thuật y sinh; bắt đầu tuyển sinh và triển khai đào tạo từ năm học
2008-2009.
- Giai đoạn 3: khởi động năm 2009, lựa chọn 10 CTTT mới, mở rộng
thêm sang các ngành thuộc lĩnh vực pháp luật, khoa học xã hội; bắt đầu tuyển
sinh và triển khai đào tạo từ năm học 2010-2011.
2. Kế hoạch thực hiện Đề án
Kế hoạch triển khai Đề án được trình bày trong bảng 6.
Bảng 6. Kế hoạch triển khai Đề án
TT Tên công việc Thời gian hoàn thành
Kết quả cần đạt, chỉ tiêu
đánh giá
1.
Bộ Giáo dục và Đào tạo làm
việc với các bộ, ngành để tạo
hành lang pháp lý cho việc triển
khai CTTT.
2006-2008
Các qui định, cơ chế về tài
chính, hợp tác quốc tế, sử
dụng nguồn nhân lực.
2. Lựa chọn 10 CTTT Giai đoạn 1 01–02/2006 Các Q.định giao nhiệm vụ.
3.
Các trường lựa chọn chương
trình đào tạo, tiếp xúc với
trường đối tác; bồi dưỡng ngoại
ngữ cho giảng viên.
3 – 9/2006
Nâng cao trình độ ngoại ngữ
của giảng viên; Các trường
ký thoả thuận với trường đối
tác.
4. Tuyển sinh và đào tạo khoá thứ nhất của Giai đoạn 1. 9 - 10/2006
Chất lượng, số lượng sinh
viên.
37
TT Tên công việc Thời gian hoàn thành
Kết quả cần đạt, chỉ tiêu
đánh giá
5. Gửi cán bộ đi tập huấn ở trường đối tác. 10/2006 – 5/2007
Số lượng và chất lượng GV
sau tập huấn.
6. Sơ kết đánh giá định kì. 01/2007 Kết quả đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất.
7. Sơ kết đánh giá năm học. 4 -5/2007 Tổ chức hội thảo, bài học kinh nghiệm.
8. Tuyển sinh khoá 2 - Giai đoạn 1 9 -10/2007 Chất lượng, số lượng sinh viên.
9. Lựa chọn 10 CTTT Giai đoạn 2 9 - 10/2007 Các Q. định giao nhiệm vụ.
10.
Các trường Giai đoạn 2 tiếp xúc
với trường đối tác, hoàn thiện
Đề án, Chương trình đào tạo, kí
các thoả thuận
10/2007– 5/2008
Các bản thoả thuận; Nâng
cao trình độ ngoại ngữ của
giảng viên.
11. Bồi dưỡng tập huấn cho giảng viên 9/2007 – 5/2008
Số lượng và chất lượng GV
sau tập huấn.
12. Sơ kết đánh giá định kỳ 12/2007 – 1/2008 Kết quả đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất.
13. Sơ kết đánh giá năm học 4 - 5/2008 Tổ chức hội thảo, bài học kinh nghiệm.
14. Tuyển sinh khoá 3 - Giai đoạn 1 và khoá 1 - Giai đoạn 2 9 – 10/2008
Chất lượng, số lượng sinh
viên.
15. Sơ kết đánh giá định kỳ 12/2008 – 1/2009 Kết quả đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất.
16. Sơ kết đánh giá năm học 4 - 5/2009 Tổ chức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt9101505qdttgpdf1911.pdf