Theo quy định của pháp luật hiện hành, hình thức pháp luật của công ty liên doanh là công ty trách nhiệmm hữu hạn, chứ không phải là công ty khẩu phần .Do đó nhiều tự do cho việc chuyển nhượng vốn góp trong các nhà đầu tư và kìm hãm đầu tư. Việc cần phải cho phép đầu tư trước của cơ quan cấp giấy phép đầu tư để bán toàn bộ hay một phần vốn của mình để hạn chế khả năng vay và như vậy cũng chính là tăng đầu tư. Để khắc phục tình trạng này, có thể xác định việc chuyển nhượng vốn giữa các đối tác nước ngoài sẽ không cần phải có giấy phép đàu tư, mà chỉ cần khai báo với cơ quan này và nếu sau một thời gian nhất định mà không có ý kiến phản hồi mặc nhiên được coi như một việc chuyển nhượng được chấp thuận. Mặt khác cần xúc tiến khẩn trương các cổ phần hoá các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của đầu tư trực tếp nước ngoài với sự phát triển kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếp nước ngoài.
- Đặc điểm của thị trường bản địa.
- Luât đầu tư.
- Đặc điểm của thị trường nhân lực.
- Chính sách tiền tệ ổn định và mức độ rủi ro tiền tệ ở nước tiếp nhận vốn đầu tư.
- Khả năng hồi hương vốn đầu tư.
- Bảo vệ quyền sở hữu.
- Chính sách thương mại.
- Điều chỉnh hoạt động của các công ty nước ngoài.
- Chính sách thuế và những ưu đãi.
- Ổn định chính trị xã hội ở nước nhận đầu tư và trong khu vực.
- Chính sách kinh tế vĩ mô.
- Cơ sở hạ tầng phát triển.
PHẦN HAI:
I . THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 1989 ĐẾN NAY
Thông qua nguồn vốn FDI, chúng ta đã du nhập được nhiều công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực công nghệ của nước nhà. Trước năm 1987, việc chuyển giao công nghệ chủ yếu thông qua nguồn viện trợ của nước ngoài và đầu tư mới của các doanh nghiệp trong nước, trong đó chủ yếu bằng nguồn viện trợ của nước ngoài. Chuyển giao công nghệ qua hình thức này chủ yếu bằng hình thái cung ứng - giao nhận, nên chuyển giao công nghệ thường là không thích hợp, không đồng bộ, chắp vá, cũ lát và lạc hậu.
Tuy nhiên, sau khi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành (ngày 29-12-1987) thì việc chuyển giao công nghệ đã có sự chuyển biến tích cực. Chuyển giao công nghệ lúc này đã gắn với phương hướng kinh doanh và theo định hướng thị trường. Điều này được thể hiện rõ qua thực tế là hầu hết các chương trình chuyển giao công nghệ được thực hiện bởi sức ép cạnh tranh trên thị trường. Chuyển giao công nghệ đã trở thành hoạt động của chính bản thân các doanh nghiệp, vì mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm các hàng hoá, dịch vụ và lợi nhuận tối đa.
1 . Sơ lược về số dự án và tổng số vốn đầu tư từ năm 1989 đến nay
Năm
Số dự án
Tổng vốn đầu tư
Tổng vốn thực hiện
1989
70 70
539
130
1996
501
9212
2371
1998
260
4827
1900
1999
280
2000
1500
Qua số liệu thực tế ta nhận thấy tổng số dự án cũng như tổng số vốn FDI trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1996 tăng lên với tốc độ rất nhanh. Năm 1989 số lượng vốn đầu tư thu hút được mới chỉ đạt 539 triệu USD và năm 1996 đạt mức 9.212 triệu USD.Do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực kéo dài nên đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bị giảm sút mạnh. Tuy vậy với các chính sách phù hợp, tập trung sử lý nhữmg vướng mắc kịp thời nên năm 1998 vẫn có thêm 260 dự án được cấp phép với tổng số vốn là 4.827 triệu USD. Năm 1999 số dự án là 280 tổng số vốn đầu tư đạt 2.000 triệu USD. Trong giai đoạn từ 1996 đến 1999 sồ dự án được cấp giấy phép liên tục giảm, tổng số vốn đầu tư cũng có chiều hướng giảm theo do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực kéo dài .
Nhưng những năm gần đây số dự án và số vốn đầu tư vào nước ta đã tăng trở lại: Năm 2004 có 527 dự án, tổng số vốn đăng ký là 1,43 tỷ USD, 2005 có thêm 702 đự án mới và tổng đầu tư là 3,6 tỷ USD, năm 2006 vừa qua, số dự án lên đến 800 và tổng số vốn đăng ký trên 7,6 tỷ USD vượt so với kế hoạch dự kiến ban đầu.
2 . Luỹ kế tình hình đầu tư nước ngoài từ 1988 đến nay
a) Phân theo ngành:
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 67% về số dự án và 62 % tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 21% về số dự án và 31,3% về số vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc linh vực nông lâm ngư nghiệp.
NGÀNH
SỐ
DỰ ÁN
TỔNG
VỐN ĐẦU TƯ
VỐN
PHÁP ĐỊNH
VỐN
THỰC HIỆN
Cụng nghiệp và xây dựng
4,740
Công nghiệp đầu khí
32
2.005.241.815
1.648.241.815
5.828.865.303
Công nghiệp nhẹ
2012
10.392.623.546
4.622.366.143
3.597.393.653
Công nghiệp nặng
2062
19.646.525.165
7.556.892.103
7.263.770.794
Công nghiệp thực phẩm
272
3.293.121.416
1.408.475.719
2.194.524.166
Xây dựng
362
4.198.610.207
1.483.770.727
2.230.004.836
Nông, lâm nghiệp
848
Nông, lâm nghiệp
737
3.697.946.223
1.712.080.220
1.908.978.643
Thuỷ sản
111
328.393.159
146.583.881
165.928.501
Dịch vụ
1,497
Dịch vụ
676
1.787.958.261
783.003.091
445.566.320
GTVT-Bưu điện
185
3.695.264.235
2.544.080.425
741.622.874
Khách sạn - Du lịch
176
3.941.977.568
1.752.737.744
2.425.052.180
Tài chính - ngân hàng
64
840.150.000
777.395.000
762.870.077
Văn hoá - Ytế - Giáo dục
227
985.585.862
430.003.794
389.426.809
Xây dựng khu đô thị mới
7
3.177.764.672
884.920.500
282.984.598
Xây dựng văn phòng- Căn hộ
122
4.453.346.984
1.552.790.36
1.901.957.984
Xây dựng hạ tầng khu chế xuất
22
1.105.254.546
409.944.59
579.567.330
( Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư Tính đến ngày 22/3/2007)
b) Phân theo hình thức đầu tư :
Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 77% về số dự án và 59% về tổng vốn đăng ký và 40% vốn thực hiện.
Liên doanh chiếm 20% về số dự án và 33% về tổng vốn đăng ký, 38% về vốn thực hiện.
Số còn lại thuộc lĩnh vực hợp doanh, BOT, công ty cổ phần, công ty quản lý vốn.
HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
SỐ DỰ ÁN
VỐN ĐẦU TƯ
VỐN THỰC HIỆN
100% vốn nước ngoài
5412
37.667.397.808
12.281.214.574
Liên doanh
1431
20.733.515.172
11.686.975.950
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
200
4.330.778.656
6.351.274.259
Hợp đồng BOT, BT, BTO
4
440.125.000
71.800.000
Công ty cổ phần
19
280.209.023
226.511.285
Công ty mẹ con
1
98.008.000
73.738.000
(Nguồn:Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư
Tính đến ngày 22/3/2007)
c) Phân theo nước:
Đã có 77 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó các nước Châu Á chiếm 67% tổng vốn đăng ký, các nước Châu Âu chiếm 29% tổng vốn đăng ký, các nước Châu Mỹ chiếm 4% tổng vốn đăng ký.
Trong những năm đầu các nước như Anh, Pháp, Autralia, Hà Lan... là những nước đi tiên phong trong việc đầu tư ở Việt Nam. Tuy vậy vị thế của họ tại Việt Nam ngày càng suy giảm khi có sự tham gia mạnh mẽ của các nước và vùng lãnh thổ thuộc vành đai Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Á, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông ( Đông Bắc Á ) và Singapore, Malaysia, Thái Lan, (Đông Nam Á ).
Riêng 5 nền kinh tế đứng đầu trong đầu tư vào Việt Nam là: Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông đã chiếm 59,25% tổng vốn đăng ký.
NƯỚC, VÙNG LÃNH THỔ
SỐ DỰ ÁN
VỐN ĐẦU TƯ
VỐN THỰC HIỆN
SINGAPORE
466
8.766.983.157
4.047.478.230
HÀN QUỐC
1332
8.420.281.507
2.893.077.714
ĐÀI LOAN
1575
8.351.896.751
3.126.733.339
NHẬT BẢN
766
7.779.554.458
5.170.961.693
HỒNG KÔNG
385
5.408.621.576
2.327.587.382
(Nguồn:cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư)
(Tính đến ngày22/3/2007)
d) Phân theo địa phương:
Cơ cấu đầu tư cho vùng lãnh thổ cũng đã từng bước phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế . Những năm đầu, các nguồn vốn đầu tư tập chung nhiều vào các tỉnh phía Nam. Như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu... Thì hiện nay nguồn FDI đã có sự phân bổ tương đối đồng đều giữa các vùng, tập chung chủ yếu tại các khu vực kinh tế trọng điểm như: Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh ở miền Bắc; Đà Nẵng - Thựa Thiên Huế - Quảng Ngãi ở miền Trung; Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương ở miền Nam, Từ đó làm hạt nhân phát triển cho các khu vực vệ tinh.
(1) TP. Hồ Chí Minh chiếm 29,5%về số dự án và 22,5% tổng vốn đăng ký, 21,5% tổng vốn thực hiện.
(2) Hà Nội chiếm 11,4%về số dự án,16,1% tổng vốn đăng ký và 12,2% tổng vốn thực hiện.
(3) Đồng Nai chiếm 11,2% về số dự án; 14,7% tổng vốn đăng ký; 13,6% tổng vốn thực hiện.
(4) Bình Dương 18,1% về số dự án; 10,0% tổng vốn đăng ký; 6,8% tổng vốn thực hiện.
(5) Bà Rịa - Vũng Tàu chiếm 2,0% về số dự án; 7,8% tổng vốn đăng ký; 4,4% tổng vốn thực hiện.
II . XU THẾ ĐẦU TƯ TRONG NĂM TỚI
Xu hướng gia tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài dự báo sẽ tiếp tục được duy trì trong các năm tới. Trong 5 năm (2006 - 2010), vốn cấp mới sẽ có thể đạt trên 30 tỉ USD, bình quân mỗi năm khoảng trên 6 tỉ USD; vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt khoảng 24 - 25 tỉ USD, bình quân gần 5 tỉ USD/năm. Cơ cấu đầu tư phân theo đối tác sẽ có sự chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển, nhất là từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU. Đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp sẽ tập trung chủ yếu trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế. Một số dự án quy mô lớn đang đàm phán sẽ được thực thi.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng môi trường đầu tư của nước ta và các yếu tố mới có tác động đến hoạt động đầu tư nước ngoài, kể cả yếu tố thuận lợi và bất lợi, có thể dự báo tình hình FDI năm 2007 như sau:
- Vốn thực hiện đạt 4,2 - 4,5 tỉ USD, tăng 24% so với năm 2006;
- Cơ cấu ngành: công nghiệp - xây dựng khoảng 60%, nông - lâm -ngư nghiệp 6% và dịch vụ 34%;
- Doanh thu xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 17 tỉ USD (tăng 23% so với năm 2006), nhập khẩu 19 tỉ USD (tăng 16,5 % so với năm 2006).
- Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tuyển dụng thêm 24 vạn lao động trực tiếp, đưa tổng số lao động trong khu vực đầu tư nước ngoài lũy kế đến cuối năm 2007 lên 1,4 triệu người;
- Vốn cấp mới đạt 6,8 tỉ USD, (tăng 5% so với năm 2006) trong đó vốn đầu tư cấp mới đạt khoảng 5 tỉ USD, số còn lại là vốn tăng thêm.
III . KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC
Thị trường đầu tư tại Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn và thách thức lớn.Muốn củng cố để thị trường ổn định lâu dài, thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài cần nhìn thẳng vào những khó khăn, thách thức đã và đang sảy ra để từ đó có những giải pháp thích hợp về vấn đề này.
1 . Sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút FDI giữa các nước và các khu vực.
Kể từ năm 1995,kinh té Mỹ, Tây Au, Nhật Bản đã bắt đầu phục hồi sau thời kỳ suy thoái, tình kình đó thúc đẩy các nhà đầu tư trên thế giới dùng 70% tổng vốn FDI đầu tư cho những nước công nghiệp phát triển ( tổng FDI trên toàn thế giới gần 3 tỷ USD). Phần vốn còn lại là các nước đang phát triển phân chia và cạnh tranh với nhau. Do đó mức độ cạnh trang thu hút FDI càng trở nên gay gắt,nhất là khu vực Châu Á. Ở dây có những thị trường mới nổi nên như:Trung Quốc, Ấn Độ và Inđonesia. Hàng trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nước đang phát triển thì Trung Quốc tiếp nhận 1/2. Ấn độ sau những năm gần đây tích cực cải cách kinh tế, môi trường đầu tư được cải thiện nên FDI vào nước này đang tăng nhanh. So với Việt Nam thì các đối thủ này rất mạnh, xét về nhiều phương diện, từ quy mô thị trường đến trình độ công nghiẹp hoá và các chính sách nhằm thu hút FDI.
2 . Vấn đề công nghệ:
Kinh nghiệm của các nước Đong Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc cho thấy muốn sử dụng được công nghệ hiện đại thì phải có nguồn nhân lực đươcj đào tặocn bản để tiếp thu vf làm chủ công nghệ đó. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc việc nhập khẩu công nghệ được xem xét rất kỹ. Thời kỳ đầu có thể pgải nhập khẩu toàn bbộ thiết bị qua FDI, nhưng đến giai đoạn sau họ nhập bản quyền, thiết bị lẻ và cải tiến công nghệ đó, nâng caotính năng và hiệu quả máy móc. Họ làm được như vậy vì có đội ngũ công nhân lành nghề và các chuyên gia có trình độ cao. Hiện tại ở Việt Nam do thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ lao động kĩ thuật nên chưa thể nhập khẩu công nghệ thực sự tiên tiến và hiện đại. Đó là khó khăn cần sớm được khắc phục.
Cơ sở hạ tầng để phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam còn rất lạc hậu. Đầu tư cho khoa học công nghệ còn thấp, bên cạnh đó các ngành các cấp chưa thực sự quan tâm đến công tác này,đặc biệt là công tác nghiên cứu ứng dụng triển khai.
3 . Vấn đề thị trường:
Thị trường trong nước trên 80 triệu dân nhưng sức mua không lớn. Những năm gần đây nhiều mặt hàng sản xuất ra tiêu thụ rất khó hoặc bị ứ đọng, điển hình là xi măng, sắt thép hàng may mặc, đường...
Các công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam đang nhằm vào sản xuất các mặt hàng mà Việt Nam phải nhập khẩu. Tuy nhiên do nhiều công ty đều tập trung sản xuất các mặt hàng này nên cạnh tranh rất gay gắt và mức tiêu thụ hành hoá của các doanh nghiệp cũng giảm, làm cho FDI cũng giảm theo.
Ngoài những khó khăn chính nêu trên thì một mặt tồn tại không nhỏ là cơ câúy đầu tư ở Việt Nam một mặt vừa manh mún mặt khác lại quá tập trung vào một số ngành, lĩnh vực, địa phương.
Trước xu thế và khó khăn, thách thức mà Việt Nam đã và đang đối mặt đồi hỏi chúng ta phải có những biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
PHẦN BA:
NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI
Trên cơ sở lý luận phân tích thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian quacũng như kinh nghiệm quốc tếvà hệ thống các chính sáchcủa nhà nước Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Em xin đề xuất những giải pháp sau nhằm thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới.
1 . Duy trì sự ổn định chính trị - xã hội:
Ổn định chính trị - xã hội là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư vì rủi ro chính trị là rất lớn. Chúng ta phải duy trì sự ổn định, ngăn ngừa và loại bỏcác nguy cơ gây mất ổn định chính trị - xã hội.Tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tưnước ngoài khi xem xét đầu tư vào Việt Nam.
2 . Cải thiện môi trường pháp lý về đầu tư:
Môi trường đầu tư của nước ngoài là tổng hoà các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội có liên quan, tác động đến hoạt động đầu tư và đảm bảo khả năng sinh lợi của vốn đầu tư nước ngoài.
Chúng ta đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nước ngoai từ đó đưa ra những phương pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm bảo đảm khả năng sinh lợi của các nhà đầu tư cũng như lợi ích của toàn bộ nền kinh tế:
+ Cho phép hoạt động liên doanh trong nhiều lĩnh vực thay vì chỉ hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.
Cho đến nay theo quy định cua pháp luật hiện hànhở Việt Nam thìhầu như vẫn không cho các nhà đầu tư thành lập các doanh mghiệp đa mục đích hay đa đự án. Chính điều đó làm cho các nhà đầu tư gặp khó khăn.
Thứ nhất: bó buộc các chủ đầu tư phải thành lập một thực thể pháp luật đối với mọi dự án, và như vậy xin phép đầu tư và chi phí thành lập sẽ buộc phải tăng lên rất nhiều.
Thứ hai: Nó làm chậm trẽ các dự án đầu tư dẫn đến làm mất cơ hội và làm nản lòng các nhà đầu tư.
Thứ ba: nó không cho phép củng cố các kết quả đã đạt được ở các dự án khác nhau cùng thực tế tức là không cho phép đa dạng hoá kinh doanh và tận dụng lợi thế của nó .
+ Mở rộng thêm điều kiện chuyển nhượng vốn cho các bên .
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hình thức pháp luật của công ty liên doanh là công ty trách nhiệmm hữu hạn, chứ không phải là công ty khẩu phần .Do đó nhiều tự do cho việc chuyển nhượng vốn góp trong các nhà đầu tư và kìm hãm đầu tư. Việc cần phải cho phép đầu tư trước của cơ quan cấp giấy phép đầu tư để bán toàn bộ hay một phần vốn của mình để hạn chế khả năng vay và như vậy cũng chính là tăng đầu tư. Để khắc phục tình trạng này, có thể xác định việc chuyển nhượng vốn giữa các đối tác nước ngoài sẽ không cần phải có giấy phép đàu tư, mà chỉ cần khai báo với cơ quan này và nếu sau một thời gian nhất định mà không có ý kiến phản hồi mặc nhiên được coi như một việc chuyển nhượng được chấp thuận. Mặt khác cần xúc tiến khẩn trương các cổ phần hoá các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Đơn giản hoá thủ tục cấp phép đầu tư:
Nâng cao tính chất đồng bộ và pháp lý của các văn bản hướng dẫn đầu tư, tránh chồng chéo. Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan trong việc thẩm định dự án khả thi: Bộ kế hoạch và đầu tư; Bộ tài chính; Ngân hàng nhà nước, bộ khoa học -công nghệ và môi trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với luận chứng kinh tế-kỹ thuật cần chú ý nhiều hơn đến phần giải trình các lợi ích kinh tế-xã hội của dự án khi triển khai đem lại toàn bộ nền kinh tế. Các cơ quan thẩm định không lên can thiệp quá sâu vào các chỉ tiêu cụ thể mà chủ đầu tư phải tự tính toán.
+ Vấn đề chuyển đổi và cân đối ngoại tệ:
Theo quy định hiện hành, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có thể đổi VND ra ngoại tệ khi được phép chuyển đổi ngoại tệ. Không phải là bất cứ trường hợp nào NHNN cũng cho phép chuyển đổi ngoại tệ. Tình trạng này đã gây ra khó khăn ví doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần phải có khả năng đảm bảo việc cung ứng cho xí nghiệp từ nước ngoài và chuyển lợi nhận về nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài .
Nhà nước cần đảm bảo cân đối ngoại tệ cho các dự án đầu tưquan trọng có lơi ích kinh tế xã hội cao.Tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đó đi vào hoạt động và phát huy tác dụng.
+ Vấn đề tổ chức và nguyên tắc hoạt động trong doanh nghiệp liên doanh:
Quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Hội đồng quản trị, ban giám đốc, kế toán trưởng... Còn tồn tại một số bất cập, điều này làm cho các nhà đầu tư rất lo ngại vì nó ảnh hưởng đến hoạt động sảm xuất kinh doanh của công ty dẩn đến mâu thuẫn trong nọi bộ công ty. trong gần 300 dự án bị rút giấy phép thì một tỷ lệ không nhỏ là do mâu thuẫn nội bộ hội đồng quản trị mà không giải quyết được. Vì vậy cần phải khẩn trương nghiên cứu cơ chế này theo hương vừa đảm bảo quá trình sảm xuất, kinh doanh của công ty.
+ Vấn đề tài khoản của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhà nước cần cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mở tài khoản tại nhiều ngân hàng ở Việt nam để buộc các ngân hàng phải thực sự điều chỉnh theo quy luật cạnh tranh, tránh tình trạng độc quyền, cửa quyền của ngân hàng gây phiền hà cho người đầu tư và không phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường.
3 . Cụ thể hoá chiến lược và kế hoạch thu hút FDI:
Chiến lượcthu hút FDI là một bbộ phận tổng thể nền kinh tế nói chung và chiến lược kinh tế đối mgoại nói riêng. Do đó chiến lược thu hút FDI phải được thể hiện với những nội dung chủ yếu sau:
Xây dựng và ban hành quy hoạchđầu tư dài hạn ở việt Nam để tránh đầu tư giàn trải và kém hiệu quả, tạo điều kiện cải thiện cơ sở hạ tầng.
Công bố rộng rãi, rõ ràng cụ thể các danh mục, ngànhvà lĩnh vực khuyến khích đầu tư, mức độ khuyến khích và ưu đãi của nó.
4 . Thực hiện đồng bộ chính sách khuyến khích đàu tư :
Khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh tế xã hội của FDI là chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của nhà nước và đặc biệt là chính sách khuyến khivhs đầu tư nước ngoài chuyển vốn vào Việt Nam.
Hoàn thiệncác chính sách khuyến khíchđầu tư thông qua biện pháp thuế:
Thực tiễn cho thấy bên cạnh vấn đề an toàn vốn, các nhà đầu tư cồn quan tâm đến chính sách thuế.
Thứ nhất: thuế ảnh hưởng đến quyết dịnh đầu tư. Khi một nhà đầu tư dự định đầu tư vào một dự án nào đó, họ sẽ quan tâm trước tiên là đến lợi nhuận.Thuế sẽ tác động đến lợi nhuận và do đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.Thuế đóng vai trò bảo vệ sản xuất trong nước ( thuế nhập khẩu ) sẽ kích thích đầu tư nước ngoài vào trong nền kinh tế nội địa. Thông thường khi mặt hàng nào đó dánh thuế nhập khẩu cao thì các nhà đầu tư sẽ nghĩ ngay đến việc đầu tư sản xuất tại Việt Nam để tránh hành rào thuế quan.Thông qua việc tác động đến gia cả hàng hoá và sức mua của người tiêu dùng, thuế sẽ ảnh hưởng đến cầu tức là ảnh hưởng đến dung lượng thị trường. Như vậy suy cho cùng thuế sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
Thứ hai: thuế ảnh hưởng tới môi trường đầu tư. Thuế là một trong những yếu tố quan trọng tạo môi trường đầu tư và điều này được thể hiện:
Là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến việc chi tiêu ngân sách. Ngân sách càng có nguồn thu lớn thì càng tạo ra một môi trường tốt để khuyến khích đầu tư. Thuế thu đue cho chi tiêu của ngân sách góp phần tránh lạm phát. diều đó sẽ tạo ra môi trường tài chính thuận lợi cho hoạt động đầu tư.
Nguồn vốn ngày càng tạo điều kiện vật chất cho nhà nước đầu tư vào lĩnh vực tỷ suấy lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn lâu: Cơ sở hạ tàng, y yế, giáo dục...và do đó tạo môi trường cần thiết để hấp dẫn FDI.
Thứ ba: thuế là biện pháp quan trọng trong chính sách ưu đãi đầu tư, hướng đầu tư vào các đự ánthwcj hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các ưu đãi sản xuất về thuế là sự khuyến khích quan trọng về mặt tài chính để thu hút các nhà đầu tưvào một quốc gia hay một khu vực nhất định.
Việc cải tiến thuế đối với các doang nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng: Đơn giản hoá, dễ tính, bảo đảm lợi ích quốc gia, có tác dụng khuyến khích đầu tư và phù hợp với thông lệ quốc tế.
5 . Vấn đề quan hệ giữa FDI với các nguồn vốn khác:
Xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến những năm đàu thế kỷ XXI, với trọng tâm thực hiện trương chình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, nhu cầu vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế thời kỳ 2001 - 2010 là rất lớn, khoảng 170 - 250 tỷ USD, trong đó vốn trong nước chiếm 70%, vốn ODA khoảng 15 - 20 tỷ USD, FDI là 35 -55 tỷ USD. Ở đây vốn được hiểu là cả nguồn vốn tài chính và phi tài chính ( tài nguyên thiên nhiên, vị thế địa lí, con người...) Nguồn vốn trong nước có vai trò quan trọng, vừa để phát huy khả năng tiềm tàng đang có khắp địa bàn tạo ra sự phát triển chung vừa để cho nguồn FDI phát huy hiệu quả... Đồng thời xung quanh khu vực có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển theo hướng liên kết, hình thành mạng lưới đa dạng, bổ xung cho nhau phát huy được lợi thế so sánh về nguồn lực, nguyên liệu và dịch vụ tại chỗ, mở mang thị trường nội địa.
Các nguồn vốn này phaỉo có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau và theo tỷ lệ hợp lí tối ưu. Nguồn vốn trong nước phải được huy đông và sử duụng có hiệu quả đến một mức nhất định đủ để có thể đảm bảo sử dụng vốn ODA một cách có hiệu quả và đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam.
Theo các nhà kinh tế, tỷ lệ giữa vốn trong nước và nước ngoài thích hợp phải là 2 : 1.
Biện pháp tích cực nhằm bảo đảm tỷ lệ hợp lí giữa các nguồn vốn là:
- Đa dạng hoá, đa phương hoá các phương thức thu hút vốn nước ngoài.
- tạo niềm tin cho các nhà đầu tư: Chính sách đổi mới của Việt Nam đã và sẽ phát triển cao; hệ thống pháp luật sẽ tạo hành lang pháp lý an toàn cho vốn đàu tư của họ và chính sách đối sử công bằng; một hệ thống cơ sơ hạ tầng về tài chính tạo thuận lợi cho họ sẵn sàng chuyển dịch vốn đầu tư.
Hoạt động thị trường vốn phải sôi động và theo quy luật của cơ chế thị trường.
6 . Xây dựng và lựa chọn đối tác đầu tư:
Đây là vấn đề hết sức cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt.Với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các hình thức quan hệ sẽ có rất nhiều loại đối tác vào đầu tư. Do vậy, việc lựa chọn đối tác đầu tư phải quán triệt hai vấn đề quan trọng:
Một là: Lựa chọn đói tác đầu tư nước ngoài cần phải hướng trọng tâm lâu dài vào các công ty xuyên quốc gia thực thụ, bởi vì đó là nguồn vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, đồng thời ở mức đọ đúng đắn, mức độ tin ccậy trong quan hệ càng cao, khả năng thu hút các công ty này là hiện thực, bởi vì hiện nay ta đã quan hệ với nhiều nước tư bản phát triển, nơi có nhiều công ty xuyên quốc gia và trên thực tế đã có nhiều công ty có tầm cỡ lớn thăm dò và đã đầu tư vào Việt Nam.Song cần chuẩn bị điều kiện trong nước, nhất là các đối tác mạnh. Điều này đòi hỏi phải nhanh chóng xây dựng các tập đoàn kinh tế đủ mạnh, các tổng công ty phải hướng tới kinh doanh xuyên quốc gia. Đây là vấn đề lớn nhưng không thể chậm chễ và càng không thể bỏ qua vì không có tập đoàn mạnh thì cũng sẽ không có đối tác tiềm lực để quan hệ và rơi vào thế bất lợi trong đàm phám, hợp tác.
Hai là:Lựa chọn đối tác cho từng ngành, từng lĩnh vực. Phương án tốt nhất là kêu gọi được những nhà đầu tư đầu đàn trong mỗi lĩnh vực. Song trước mắt nếu không đạt được yêu cầu đó, vẫn cần trang thủ những công ty nhỏ môi giới, rồi từng bước hướng tới những mục tiêu trên. Thông qua thông tin nhiều chiều cần nắm chắc các đối tượng và kịp thời sàng lọc cũng như có những biện pháp đối phó với những nhà đầu tư có ý đồ xấu muốn phá hoại ngầm hoặc không có khả năng thực thi những dự án.
7 . Tăng cường kết cấu hạ tầng, đảm bảo điều kiện thuạn lợi để thu hút, hấp thu tốt FDI:
Kết cấu hạ tầng là điều kiện tiên quyết đối với thu hút FDI. Sự yếu kém về kết cấu hạ tầng đã hạn chế nhiều về việc thu hút đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy trong thời gian tới cần tập trung thích đáng cho công việc này, nhất là hệ thống giao thông vận tài, thông tin liên lạc,cấp thoát nước đô thị, hệ thống công nghiệp phụ trợ và các trung tâm công nghiệp phụ trợ. Cần điều chỉnh chính sách để tạo hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào kết cấu hạ tầng, nông lân nghiệp, trung du, miền núi.
Chấn chỉnh lại khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao đã có, xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm.
Do điều kiện đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng còn ít, để tránh đầu tư giàn trải cần tập trung vào việc đầu tư cho những khu công nghiệp trọng điểm, vùng trọng điểm để nhanh chóng có cơ sở hạ tàng tốt phục vụ thu hút và hấp dẫn FDI.
8 . Vấn đề nguồn nhân lực:
- Về nguồn lao động: Hiện nay nguồn nhân lực rẻ không còn là lợi thế so sánh tạo nên sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nữa. Một đội ngũ lao động có tay nghề cao, cần cù, có ý thức tổ trức kỷ luật , có tác phong công nghiệpmới là những yếu tố hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Vì vầy, vấn đề đào tạo cần chú trọng thích đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35857.doc