Đề án Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Phần I: Những lí luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu công nghiệp,

khu chế xuất 3

I. Lí luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

1. Khái niệm 3

2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 7

II. Lí luận chung về khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất (KCX) 9

1. Khái niệm 9

1.1 Khái niệm về KCN 9

1.2 Khái niệm về KCX 9

2. Đặc điểm của KCN, KCX 10

2.1. Về tính chất hoạt động 10

2.2 Về cơ sở hạ tầng 11

2.3 Về quản lý 11

3. Điều kiện thành lập KCN, KCX 11

4. Vai trò của KCN, KCX 12

5. Phân biệt KCN, KCX 13

Phần II : Thực trạng đầu tư vào KCN, KCX ở Việt Nam 14

I. Tính tất yếu khách quan hình thành KCN, KCX 14

II. Quá trình hình thành và phát triển KCN, KCX Việt Nam 15

1. Về số lượng KCN, KCX 15

2. Về phân bố KCN, KCX 19

III. Tình hình thu hút FDI vào KCN, KCX 21

IV. Những tồn tại khó khăn trong thu hút FDI vào KCN, KCX 25

V. Một số bài học kinh nghiểm trong thu hút FDI vào phát triển KCN, KCX 26

Phần III: Những giải pháp nâng cao hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài

vào KCN, KCX 28

I. Định hướng phát triển KCN, KCX Việt Nam đến năm 2010 28

1. Định hướng phát triển KCN, KCX 28

2. Mục tiêu phát triển và thu hút đầu tư vào các KCN, KCX đến năm 2010 28

3. Phương hướng phát triển và thu hút FDI vào các KCN, KCX 29

II. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, KCX. 30

Kết luận 36

Tài liệu tham khảo 37

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận đầu tư vào KCN. Trường hợp đặc biệt, thời hạn hoạt động của doanh nghiệp KCN có thể vượt quá thời hạn hoạt động của Công ty phát triển hạ tầng KCN, nhưng phải được UBND cấp tỉnh và cơ quan ra quyết định chấp thuận đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư. (Điều 9 – Quy chế KCN, KCX, khu công nghệ cao ban hành kèm nghị định 36-CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ) - Doanh nghiệp KCN có khả năng hợp tác với nhau rất thuận lợi. Về cơ sở hạ tầng kĩ thuật Cơ sở hạ tầng kĩ thuật như đường xá, điện nước, điện thoại, hệ thống cấp thoát nước… do công ty phát triển hạ tầng KCN xây dựng. Công ty phát triển hạ tầng KCN là doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế (không áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp Việt Nam tham gia là doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam). Về quản lý Mỗi KCN đều thành lập một ban quản lý KCN cấp tỉnh để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các KCN. Bên cạnh đó, KCN còn chịu sự quản lý của nhiều cơ quan như: Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ công nghiệp, Bộ xây dựng, ban quản lý KCN Việt Nam… Ngoài ra , KCX còn có một số đặc điểm khác sau: - Doanh nghiệp KCX được tự do và không hạn chế số lượng nguyên vật liệu nhập khẩu. Sản phẩm của KCX chỉ dùng để bán ở thị trường nước ngoài, trừ trường hợp đối tác nước ngoài từ chối mới được bán ở thị trường nội địa. - Các doanh nghiệp KCX được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong giai đoạn đầu hoạt động. - Các doanh nghiệp KCX được hưởng chế độ hải quan ưu đãi trong thủ tục giấy phép xuất nhập khẩu. Các doanh nhgiệp trong KCX được tự do chuyển lợi nhuận về nước, được toàn quyền quyết định nhân sự từ kiểm soát, quản lý đến điều hành sản xuất trong doanh nghiệp. 3. Điều kiện thành lập KCN Hiện nay hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có nhu cầu hình thành và phát triển KCN với các qui mô và hình thức khác nhau. Để các KCN thực sự hoạt động có hiệu quả, tránh dàn trải, lãng phí, Bộ kế hoạch và đầu tư đã đưa ra các điều kiện để thành lập KCN,KCX. 3.1. Điều kiện quan trọng nhất khi xem xét thành lập các KCN là xác định nhu cầu thành lập KCN và phải có kế hoạch vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào KCN Thực tế có nhiều KCN đã được thành lập với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại nhưng gặp khó khăn trong thu hút vốn đầu tư cho nên không đạt được mục tiêu, hiệu quả. Nguyên nhân là do trong quá trình xây dựng không xác định đúng nhu cầu hình thành KCN và không có kế hoạch thu hút vốn đầu tư vào KCN. Do vậy, khi xem xét thành lập KCN phải cân nhắc kĩ nhu cầu và có biện pháp kêu gọi vốn trong nước cũng như nước ngoài. 3.2. Sự phù hợp của KCN đó với qui hoạch phát triển hệ thống KCN trong phạm vi cả nước, kế hoạch phát triển ngành kinh tế kĩ thuật cũng như qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Xây dựng KCN phù hợp với qui hoạch KCN giúp cho sự phát triển được cân đối, hài hoà giữa các vùng, dựa trên lợi thế từng vùng. Xem xét xây dựng KCN cần xác định mặt hàng, sản phẩm của KCN có phù hợp định hướng phát triển ngành kinh tế kĩ thuật hay không? 3.3. Các dự án thành lập KCN còn thể hiện đầy đủ yêu cầu và có giải pháp khả thi trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng, trước hết là hạ tầng kĩ thuật như giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, xử lí chất thải. Xây dựng KCN cần xem xét khả năng cung ứng từ bên ngoài, nhu cầu đầu tư, khả năng thực hiện. Việc hình thành KCN cũng thu hút một lượng lớn lao động trong các KCN và lao động bên ngoài KCN cho nên cần phải có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, có kế hoạch cải thiện và nâng cao đời sống người lao động. 4.Vai trò của KCN, KCX Tăng cường khả năng thu hút đầu tư, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng KCN, KCX là nơi có kết cấu hạ tầng thuận lợi, nhận được nhiều sự ưu đãi từ phía nhà nước. Do vậy, nó có khả năng lớn trong thu hút vốn đầu tư đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các doanh nghiệp KCN, KCX là các doanh nghiệp có tiềm lực về vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý. Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường đạt hiệu quả khá tốt, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế. Mặt khác, sản phẩm của KCN, KCX chủ yếu để xuất khẩu sẽ giúp tăng thu ngoại tệ, ổn định cán cân thanh toán. 4.2. Tạo điều kiện tiếp cận với kĩ thuật, công nghệ hiện đại, học hỏi phương thức quản lý mới, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động. Các KCN, KCX được thành lập thu hút lượng lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ đem theo là những kĩ thuật – công nghệ hiện đại, đồng thời là những phương pháp quản lý mới tiên tiến nhằm sử dụng lao động, thời gian lao động, máy móc, nguyên nhiên liệu một cách hợp lý, hiệu quả. Do vậy, nó góp phần thay đổi ý thức, thói quen, tác phong làm việc của người lao động nâng cao năng suất. Mặt khác, các doanh nghiệp chế xuất cũng rất quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo các công nhân kĩ thuật phù hợp với năng lực sản xuất mới. Nhờ đó trình độ tay nghề người lao động được nâng cao. Rõ ràng, với việc thành lập KCN, KCX chúng ta có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với nhiều thành tựu khoa học - công nghệ, khoa học quản lý mà không phải bỏ ra nhiều chi phí. Góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động Các nước đang phát triển có nguồn nhân lực khá dồi dào. Việc thành lập các KCN, KCX sẽ thu hút một số lượng lớn lao động lớn, giải quyết được một phần tình trạng thất nghiệp và làm thay đổi bộ mặt địa phương nơi hình thành KCN, KCX. 4.4. Tiết kiệm nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, sử dụng đất có hiệu quả hơn Trong KCN, KCX cơ sở hạ tầng do công ty phát triển hạ tầng KCN, KCX xây dựng theo một qui hoạch có tính dài hạn. Các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng được quản lý thống nhất nên tránh tình trạng đầu tư chồng chéo, lãng phí. Nhờ đó việc hình thành KCN, KCX giúp tiết kiệm các nguồn lực và sử dụng đất có hiệu quả hơn. 4.5. Tạo ra mối liên kết giữa các ngành nghề Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN đòi hỏi nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu và dịch vụ đầu vào thường xuyên. Chính điều này tạo ra mối liên hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác. 4.6. Quản lý chất thải và giảm ô nhiễm môi trường Việc hình thành và phát triển KCN, KCX góp phần tích cực vào việc kiểm soát chất thải công nghiệp và bảo vệ môi trường. Các KCN, KCX thường được qui hoạch chi tiết để tập trung các nhà máy,xí nghiệp nằm rải rác, do vậy, sẽ quản lý được tập trung nguồn rác thải công nghiệp, giảm mức độ ô nhiễm khu dân cư. 5. Phân biệt KCN và KCX KCX là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất để xuất khẩu, còn KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp. KCN có thể bao gồm KCX. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong KCN sẽ được đặc biệt ưu đãi như sản xuất ở trong KCX độc lập. KCN không chỉ cho phép các công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà còn cho phép các công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động trong khi đó KCX chỉ cho phép các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động. KCN vừa gắn với mục tiêu xuất khẩu vừa thực hiện nâng cao khả năng sản xuất của thị trường nội địa, mang những chức năng hiệu quả hơn KCX. PHẦN II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN, KCX VIỆT NAM I. Tính tất yếu khách quan hình thành KCN, KCX Một trong những nhân tố quyết định sự vươn lên mau chóng, vượt bậc của những nước có xuất phát điểm thấp đó là chiến lược công nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu thông qua biện pháp thu hút FDI và chuyển giao công nghệ. Hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ có hiệu quả nhất là thiết lập các KCN, KCX, đặc khu kinh tế… Đối với những nền kinh tế có trình độ phát triển thấp như ở nước ta hiện nay, việc tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh cao là điều không đơn giản. Vì vậy, chúng ta cần phải có những điều kiện và nhân tố cần thiết trước hết là vốn, kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề có trình độ cao để sản xuất hàng hoá với giá cả và chất lượng có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. KCN, KCX được coi là một công cụ quan trọng trong thu hút vốn và kĩ thuật, là cửa ngõ khai thông ra thị trường thế giới. Việt Nam trong xu thế chung của thế giới và trước những yêu cầu đặt ra cần phải xây dựng và phát triển KCN, KCX bởi vì: - Trong việc thu hút FDI, đầu tư của các nước phát triển, các công ty đa quốc gia, các tập đoàn tư bản lớn là quan trọng nhất. Trong cuộc cạnh tranh bành trướng thị trường các công ty xuyên quốc gia có xu hướng di chuyển một bộ phận năng lực sản xuất công nghiệp, thường là các ngành có hàm lượng lao động cao, không đòi hỏi trình độ kĩ thật tinh vi đến những nơi có nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, cước phí vận chuyển không quá lớn và có nhiều ưu đãi. KCN, KCX là môi trường thuận lợi giúp các công ty xuyên quốc gia đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu. - Sự yếu kém về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của đất nước đã hạn chế khả năng tăng trưởng kinh tế và hợp tác quốc tế của cả nước và các vùng. Mặc dù, chúng ta đang nỗ lực xây dựng kết cấu hạ tầng nhưng với khả năng và nguồn vốn hạn hẹp, nên trong một thời gian ngắn không thể khắc phục nhược điểm này trên qui mô toàn quốc mà cần thiết phải có các biện pháp đặc biệt với từng khu vực, từng vùng trước hết là các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội có nhiều khả năng phát triển công nghiệp, nhằm khuyến khích các nhà đầu tư chuyển vốn, phương tiện kĩ thuật. KCN, KCX là địa bàn nhỏ hẹp có thể tập trung mọi điều kiện cần thiết để tạo cơ sở hạ tầng đạt trình độ quốc tế và chi phí thấp, đáp ứng đòi hỏi của nhà đầu tư nước ngoài. - Luật đầu tư nước ngoài là cơ sở pháp lý tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, những qui đinh về quản lý và thủ tục hành chính đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn phức tạp, rườm rà, hạn chế tính năng động, linh hoạt. KCN, KCX cho phép áp dụng qui chế riêng, thủ tục thông thoáng, đơn giản. II. Quá trình hình thành và phát triển KCN, KCX Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển KCN, KCX ở Việt Nam tuy có hơi muộn so với các nước trong khu vực và trên thế giới song do vậy mà chúng ta có nhiều lợi thế do học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác. Trên cơ sở thực tế Việt Nam và kinh nghiệm xây dựng KCN, KCX của các nước, chúng ta vừa có cơ hội vừa phải đối mặt với nhiều thách thức. 1. Về số lượng các KCN, KCX STT Tỉnh STT KCN,KCX Diện Tích(ha) 1 Hà Nội 1 KCN Nội Bài 100 2 KCN Sài Đồng B 73 3 KCN Bắc Thăng Long 198 4 KCN Đài T ư 40 5 KCN Daewoo-Hanel 197 6 KCN Nam Thăng Long 30 2 Hải Phòng 7 KCN Nomura 153 8 KCN Đình Vũ 164 9 KCX H ải Phòng 96 150 3 Quảng Ninh 10 KCN Cái Lân 78 4 Bắc Ninh 11 KCN Tiên Sơn 135 12 KCN Quế Võ 312 5 Bắc Giang 13 KCN Đinh Trám 98 6 Phú Thọ 14 KCN Thuỵ Vân 70 7 Vĩnh Phúc 15 KCN Kim Hoa 50 16 KCN Quang Minh 344 8 Hà Tây 17 KCN Bắc Phú Cát 327 9 Thái Nguyên 18 KCN Sông Công 69 10 Thái Bình 19 KCN Phúc Khánh 120 11 Hải Dương 20 KCN Đại An 74 21 KCN Nam Sách 64 22 KCN Phúc Điền 67 12 Hưng Yên 23 KCN Phố Nối B 95 24 KCN Phố Nối A 390 13 Nam Định 25 KCN Hoà Xá 327 14 Hà Nam 26 KCN Đồng Văn 110 15 Ninh Bình 27 KCN Ninh Phúc 125 16 Thanh Hoá 28 KCN Lệ Môn 88 17 Nghệ An 29 KCN Bắc Vinh 60 30 KCN Nam Cấm 79 18 Hà Tĩnh 31 KCN Vũng Án 116 19 Quảng Trị 32 KCN Nam Đông Hà 99 20 Huế 33 KCN Phú Bài 185 21 Đà Nẵng 34 KCN Đà Nẵng 63 35 KCN Liên Chiểu 374 36 KCN Hoà Khánh 423 37 KCN Hoà Cầm 125 22 Quảng Nam 38 KCN Điện Nam- Điện Ngọc 145 23 Quảng Ngãi 39 KCN Tịnh Phong 142 40 KCN Quảng Phú 100 24 Bình Định 41 KCN Phú Tài 328 42 KCN Long Mỹ 100 25 Phú Yên 43 KCN Hoà Hiệp 102 26 Đắk Nông 44 KCN Tâm Thắng 181 27 Khánh Hoà 45 KCN Suối Dầu 78 28 Lâm Đồng 46 KCN Lộc Sơn 93 29 Bình Phước 47 KCN Chơn Thành 115 30 Bình Thuận 48 KCN Phan Thiết 70 31 Tây Ninh 49 KCN Trảm Bàng 197 50 KCX Linh Trung III 204 32 Đồng Nai 51 KCN Amata 362 52 KCN Nhơn Trạch I 430 53 KCN Nhơn Trạch II 350 54 KCN Nhơn Trạch III 368 55 KCN Gò Dầu 186 56 KCN Loteco 100 57 KCN Biên Hoà I 335 58 KCN Biên Hoà II 365 59 KCN Sông Mây 227 60 KCN Hố Nai 230 61 KCN Dệt May Nhơn Trạch 184 62 KCN An Phước 130 63 KCN Tam Phước 323 64 KCN Long Thành 510 65 KCN Nhơn Trạch V 302 33 Bình Dương 66 KCN VN-Singapore 292 67 KCN Bình Dương 17 68 KCN Sóng Thần I 180 69 KCN Sóng Thần II 319 70 KCN Đồng An 132 71 KCN Tân Đông Hiệp A 47 72 KCN Tân Đông Hiệp B 164 73 KCN Việt Hương 46 74 KCN Mỹ Phước 377 75 KCN Việt Hương II 110 76 KCN Dệt May Bình An 26 34 TP Hồ Chí Minh 77 KCX Tân Thuận 300 78 KCX Linh Trung I 60 79 KCX Linh Trung II 62 80 KCN Bình Chiểu 27 81 KCN Tân Tạo 444 82 KCN Vĩnh Lộc 202 83 KCN Hiệp Phước 332 84 KCN Tân Bình 186 85 KCN Tân Thới Hiệp 215 86 KCN Lê Minh Xuân 100 87 KCN Tây Bắc Củ Chi 220 88 KCN Cát Lái II 117 89 KCN Tân Phú Trung 200 90 KCN Cát Lái IV 112 91 KCN Phong Phú 148 35 Đồng Tháp 92 KCN Sa Đéc 69 36 Long An 93 KCN Đức Hoà I 70 94 KCN Th. Đạo-Bến Lức 114 95 KCN Xuyên Á 306 96 KCN Tân Kim 117 97 KCN Tân Đ ức 273 37 Tiền Giang 98 KCN Mỹ Tho 79 99 KCN Tân Hương 138 38 Bà Rịa Vũng Tàu 100 KCN Mỹ Xuân A 270 101 KCN Mỹ Xuân A2 313 102 KCN Đông Xuyên 161 103 KCN Mỹ Xu ân B1 226 104 KCN Phú Mỹ I 954 105 KCN Cái Mép 670 106 KCN Phú Mỹ II 300 39 Vĩnh Long 107 KCN Hoà Phú 137 40 Cần Thơ 108 KCN Cần Thơ 300 109 KCN Hưng Phú I 350 41 Sóc Trăng 110 KCN An Nghiệp 100 42 Cà Mau 111 KCN Khánh An 180 43 Gia Lai 112 KCN Trà Đa 109.3 Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư Như vậy, tính đến cuối năm 2004, cả nước ta đã có 112 KCN, KCX với tổng diện tích tự nhiên 21.829 ha, trong đó 64 khu đã đi vào hoạt động với tổng diện tích tự nhiên là 14.012 ha và 44 khu ( tổng diện tích tự nhiên 7818 ha) đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng. Đến hết tháng 12/2004 đã có 43 tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong cả nước phát triển KCN, KCX. Các tỉnh có nhiều KCN, KCX nhất là Đồng Nai (15 khu với diện tích tự nhiên là 4402 ha), thành phố Hồ Chí Minh ( 15 khu với diện tích tự nhiên là 2725 ha), Bình Dương ( 11 khu với diện tích tự nhiên là 1710 ha ) Ngoài các KCN, KCX đang trong quá trình giải phóng mặt bằng, hầu hết các KCN, KCX khác khẩn trương hoàn thiện các công trình hạ tầng, triển khai xây dựng trạm xử lý chất thải tập trung. Ở những địa phương tập trung nhiều KCN, KCX (Đồng Nai, Bình Dương…) đang triển khai xây dựng nhà chung cư cho lao động và giải quyết nhiều công trình phục vụ nhu cầu xã hội văn hoá cho người lao động. BẢNG SỐ LƯỢNG KCN, KCX THÀNH LẬP QUA CÁC NĂM Năm cấp phép Số lượng KCN, KCX được thành lập 1991 1 1992 1 1993 0 1994 5 1995 5 1996 13 1997 21 1998 15 1999 2 2000 1 2001 3 2002 10 2003 21 2004 14 Tổng 112 Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư Các khu công nghiệp chủ yếu được thành lập nhiều vào năm 1996,1997,1998 sau đó chúng chững lại và tiếp tục tăng vào các năm 2003, 2004. Trong giai đoạn đầu số lượng KCN, KCX còn ít vì chúng còn đang trong quá trình thử nghiệm, tìm kiếm một mô hình xây dựng phù hợp. Giai đoạn khủng hoảng tài chính tiền tệ các nhà đầu tư ít đầu tư hơn cho việc xây dựng các KCN, KCX. Nhìn chung các KCN, KCX còn nhiều diện tích trống, tỷ lệ lấp đầy còn thấp, chủ yếu mới chỉ lấp đầy khoảng < 50% diện tích đất. Do vậy cần phải có kế hoạch thu hút vốn đầu tư lấp đầy diện tích hơn là tiếp tục xây dựng các KCN, KCX mới. Theo số liệu đến hết năm 2004 các nhà đầu tư cho thuê lại khoảng 44% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê. Nếu tính các KCN, KCX đang vận hành không tính đến các KCN, KCX tập trung năm 2003 đang trong quá trình xây dựng cơ bản thì tỷ lệ lấp đầy KCN, KCX trong cả nước đạt 62% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê lại. 2. Về phân bố các KCN, KCX Nhìn chung các KCN, KCX còn tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm, trong khi đó ở các vùng nông thôn còn ít. Vì vậy, trong tương lai chúng ta phải có kế hoạch phát triển các KCN, KCX ở nông thôn để đảm bảo phát triển cân đối vùng, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Miền Nam hiện nay có 65, miền Bắc có 27, miền Trung có 20 KCN và KCX. So với các KCN, KCX thành công trong cả nước, tỷ lệ thành công của các KCN, KCX miền Nam có tỷ lệ thành công là 64%, miền Bắc là 14% và miền Nam là 13%. Miền Nam đi đầu trong cả nước trong phát triển KCN, KCX đã và đang phát triển nhanh trong việc việc góp phần tăng trưởng GDP của cả nước. Điển hình là KCX Tân Thuận thành công nhất trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Các KCN phía Bắc hình thành và phân bố rộng trên các khắp các tỉnh, tuy nhiên việc triển khai phát triển cơ sở hạ tầng còn khó khăn do chậm giải phóng mặt bằng. Trong khi đó các KCN, KCX ở miền Trung lại phân bố rải rác, xa các trung tâm, các đầu mối thông tin nên rất hạn chế trong thu hút đầu tư nước ngoài. Miền Nam là khu vực có tốc độ xây dựng KCN, KCX rất nhanh, khoảng 60% số KCN, KCX trog cả nước. Như vậy, miền Bắc và miền Nam có ưu thế trong việc liên kết, phối hợp giữa các KCN, KCX còn miền Trung thì gặp nhiều khó khăn do các KCN, KCX phân bố rải rác. KCN, KCX Ở CÁC MIỀN (THÁNG 12/2004) Miền Số lượng KCN, KCX Tỷ trọng (%) Miền Bắc 27 24,11 Miền Trung 20 20 Miền Nam 65 55,89 112 Nguồn Bộ kế hoạch và đầu tư Biểu đồ số lượng KCN, KCX trên các vùng Biểu đồ tỷ trọng các KCN, KCX trên các Các KCN, KCX Việt Nam tuy phân bố chưa đồng đều nhưng được qui hoạch ở vị trí rất thuận lợi: Khu vực thuận lợi về nước, giao thông ( KCN Đình Vũ – Đồ Sơn – Hải Phòng, KCN Dung Quất…), khu vực thuận lợi về giao thông đường bộ, hang không, gần các thành phố lớn ( KCN Nomura - Hải Phòng, Sài Đồng A, B, Bắc Thăng Long – Hà Nội…), khu vực thuận lợi về giao thông, nước, dễ giải toả…. III. Tình hình thu hút FDI vào các KCN, KCX CÁC NƯỚC, VÙNG LÃNH THỔ XÂY DỰNG KCN, KCX TẠI VIỆT NAM (THÁNG 12/2003) Chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Diện tích (ha ) Việt Nam 15735 Đài Loan - Việt Nam 917 Nhật Bản - Việt Nam 451 Thái Lan - Việt Nam 362 Trung Quôc - Việt Nam 325,26 Singapore - Việt Nam 292 Hàn Quốc - Việt Nam 197 Malaysia - Việt Nam 163 Hồng Kông - Việt Nam 150 Mỹ, Bỉ, Thái Lan 164 Đài Loan (100%) 40 Có thể thấy rằng Việt Nam còn là nhà đầu tư chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho KCN, KCX. Các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KCX phần nhiều là các nước trong khu vực châu Á. Mục tiêu khi xây dựng các KCN, KCX đó là thu hút FDI từ các tập đoàn tư bản lớn, các công ty xuyên quốc gia đến từ Mỹ, EU. Nhìn chung mục tiêu này vẫn chưa đạt được. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KCN, KCX Ở VIỆT NAM (THÁNG 12/2003) Chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Tỷ lệ (% ) Việt Nam 86,94 Liên doanh 12,68 100% vốn nước ngoài 0,39 Biểu đồ tỷ trọng các hình thức đ ầu tư xây dựng hạ tầng KCN, KCX Hình thức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu vẫn là 100% vốn trong nước, hình thức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với 100% vốn nước ngoài còn rất hạn chế chỉ đạt có 0,39%. Thực tế cho thấy việc các nhà đầu tư nước ngoài tự tiến hành đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tốt hơn về mặt chất lượng và tạo uy tín để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khác tham gia sản xuất kinh doanh trong KCN, trong khi đó tỷ lệ liên doanh và 100% vốn nước ngoài mới chỉ đạt khoảng 15%, một con số còn ít ỏi. TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN, KCX PHÂN THEO MIỀN (T12/2003) Miền Diện tích Đầu tư trực tiếp nước ngoài Dự án Tổng vốn đầu tư Miền Bắc 3491 123 1149 Miền Trung 2572 63 628 Miền Nam 12733 1190 9275 18796.26 1385 11106 Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư Biểu đồ tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN, KCX Vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu vào miền Nam, miền Bắc và miền Trung còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Miền Nam chiếm 80% tổng số dự án và 84% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX. Như vậy miền Nam là vùng rất có ưu thế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN, KCX. Miền Bắc và miền Trung cần phải có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa để có thể thu hút vốn phát triển đảm bảo sự cân đối giữa các vùng, miền trong cả nước. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2004 CỦA CÁC KCN, KCX Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 So với năm 2003 (%) Số lượng KCN, KCX 21 14 67 Doanh thu Tr. USD 9685 11678 121 Xuất khẩu Tr. USD 3939 4804 122 Nhập khẩu Tr. USD 4375 6986 160 Nộp ngân sách Tr. USD 473 492 104 FDI - Tình hình cấp mới + Số dự án + Tổng vốn đầu tư đăng kí -Tình hình tăng vốn + Số dự án + Tổng vốn tăng - Tổng vốn tăng thêm 252 914 323 676 1589 278 1326 373 994 2320 110 145 115 147 146 Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư Như vậy, trong năm 2004 cả nước đã thu hút được 1495 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đăng kí là 11.6 tỷ USD chưa kể 969 triệu USD đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN, KCX. Năm 2004 tình hình hoạt động của các KCN, KCX đạt kết quả tốt và tăng hơn so với năm 2003. Trong năm 2004 số dự án mới cấp phép tăng 10%, số dự án mở rộng qui mô tăng 15% với qui mô vốn tăng tương ứng là 45% và 48%. Các KCN, KCX ở các địa phương : Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất chiếm 75% tổng số dự án và số vốn đầu tư nước ngoài mới so với cả nước. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cấp mới và tăng vốn bổ sung tăng gần 50% so với năm 2003. Các địa phương gia tăng vốn nhanh nhất vẫn là các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt có nhiều dự án thực hiện vốn đầu tư lớn nhất trong năm 2004 là : công ty TNHH sợi Tainan (Đài Loan) tăng 95 triệu USD, công ty TNHH Canon (Nhật Bản) tăng 100 triệu USD, công ty Ching Luh (Đài Loan) tăng 52 triệu USD. Ta có thể xem xét thêm kết quả thu hút FDI và tình hình hoạt động của các dự án FDI từ năm 1991 đến năm 2002 1991-1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng FDI 741,7 734,59 722,9 485,7 577,1 608,5 460,3 415,1 Nộp ngân sách 0 8 18,9 26,9 47,6 104,2 128 26,2 Tổng doanh thu 346 448,7 1141,7 1451,2 1858,8 2910,4 3021,7 562,8 Tổng xuất khẩu 109,9 324,7 643,3 897,6 1057,8 1610,6 1535,5 355,6 Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư Qua đây ta có thể thấy rằng tổng FDI thu hút vào KCN, KCX ngày càng có xu hướng gia tăng. Năm 1996 là năm chúng ta đạt được tỷ lệ thu hút FDI nói chung và vào KCN, KCX cao nhất trong cả giai đoạn chiếm 17%. Tính đến cuối tháng 3/ 2005, cả nước ta đã có khoảng 6300 dự án FDI được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đầu tư hơn 60 tỷ USD. Trong đó, khoảng 5300 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng kí gần 50 tỷ USD, vốn thực hiện đạt trên 26 tỷ USD. Số dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN, KCX đạt gần 1800 dự án chiếm trên 30% tổng số dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký vào các KCN, KCX trên 15 tỷ chiếm khoảng 33% tổng vốn đầu tư đăng kí. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các KCN, KCX thuộc thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam xấp xỉ 1400 dự án với tổng vốn đầu tư đăng kí 12,5 tỷ USD chiếm trên 75% số dự án và xấp xỉ 80% vốn đầu tư đăng kí. Các lĩnh vực thu hút được nhiều lao động có tỷ lệ xuất khẩu cao như công nghiệp nhẹ (dệt may), công nghiệp thực phẩm và công nghiệp nặng (lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử) thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. IV. Những tồn tại khó khăn trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, KCX 1. Do đánh giá vai trò của KCN, KCX và cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” chưa nhất quán, nên còn hiện tượng cào bằng giữa chính sách bên ngoài và bên trong KCN, KCX, không chú trọng đến những nét đặc thù của KCN, KCX. Từ đó, thể hiện sự không nhất quán về cơ chế tổ chức. Trong đó hệ thống tổ chức chỉ đạo từ trên xuống chưa rõ ràng nên làm cho việc điều hành thiếu tập trung thống nhất, mỗi địa phương một kiểu. Có lúc lại chưa coi KCN, KCX là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc gia thậm chí coi KCN, KCX như nước ngoài để tận dụng thế mạnh của nó đóng góp vào nền kinh tế quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, có lúc đặt ra chính sách thuế chưa hợp lý làm cho một số nhà đầu tư nản lòng chuyển sang đầu tư ở nước khác, ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư. 2. Hạn chế của cơ chế “một cửa, tại chỗ” là một số bộ quản lý chuyên ngành chưa uỷ quyền cho ban quản lý. Cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về sự phân cấp quản ký KCN, KCX đã làm cho quá trình thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” không ổn định. Mặt khác, cũng cần khắc phục một số mặt yếu kém về năng lực điều hành của một số ít các bộ như còn nặng tư tưởng quản lý hành chính đơn thuần, chưa dựa trên tinh thần coi khó khăn của nhà đầu tư dù là nhà đầu tư nước ngoài như chính khó khăn của mình, chưa thấm nhuần quan điểm phục vụ tốt nhà đầu tư. 3. Trong qui hoạch KCN, KCX có các phân khu chức năng nhưng quá trình thu hút đầu tư có nơi không thực hiện theo qui định mà chạy theo chỉ tiêu lấp đầy từ đó gây ra hậu quả về môi trường phải khắc phục rất phức tạp. 4. Các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc69464.DOC
Tài liệu liên quan