MỤC LỤC
A_LỜI MỞ ĐẦU 1
B_NỘI DUNG 2
Chương I: Những vấn đề lý thuyết chung về đầu tư phát triển ngành công nghiệp đóng tàu thành phố Hải Phòng. 2
1.1_ Giới thiệu chung về ngành đóng tàu 2
1.1.1_Khái niệm, đặc điểm 2
1.1.1.1_Khái niệm 2
1.1.1.2_đặc điểm: 2
1.1.2_Vai trò, vị trí của ngành đóng tàu: 3
1.2_Những vấn đề chung liên quan đến đầu tư phát triển ngành đóng tàu 6
1.2.1_Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ĐTPT 6
1.2.1.1_Khái niệm: 6
1.2.1.2_Đặc điểm của đầu tư phát triển:Hoạt động đầu tư phát triển có 5 đặc điểm chủ yếu sau: 6
1.2.1.3_Vai trò của đầu tư phát triển. 9
1.2.2_Nội dung đầu tư phát triển ngành đóng tàu 11
1.2.1.1_Đầu tư vào cơ sở hạ tầng 11
1.2.1.2_Đầu tư vào nguồn nhân lực. 11
1.2.1.3_Đầu tư vào công nghệ cao và công nghệ phụ trợ,sản xuất nguyên vật liệu 12
1.2.3_nguồn vốn đầu tư vào phát triển ngành đóng tàu 12
Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển ngành công nghiệp đóng tàu thành phố Hải Phòng. 13
2.1_Lợi thế cho phát triển nghành đóng tàu thành phố Hải Phòng 13
2.1.2_Lịch sử hình thành các nhà máy đóng tàu: 14
2.1.2_Sản phẩm truyền thống của ngành: 15
2.1.3_Đối tác chiến lược mạnh: 17
2.2_Thực trạng đầu tư phát triển ngành đóng tàu Hải Phòng 17
2.2.1_Đầu tư phát triển vào ngành công nghiệp đóng tàu Thành phố Hải Phòng. 17
2.2.2_Cơ cấu đầu tư trong ngành đóng tàu . 23
2.2.2.1_Thực trạng đầu tư phát triển sơ sở hạ tầng. 23
2.2.2.3_Thực trạng đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực cho ngành đóng tàu 24
2.2.2.4_Thực trạng đầu tư vào công nghệ cao và công nghệ phụ trợ, sản xuất nguyên vật liệu phục vự cho ngành công nghiệp đóng tàu. 26
2.2.3_Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào ngành đóng tàu thành phố Hải Phòng. 27
2.2.3.1_Cơ cấu nguồn vốn trong nước. 27
2.2.3.2_Cơ cấu nguồn vốn nước ngoài. 27
2.2.4_Thành tựu đạt được và khó khăn còn tồn tại 28
2.2.4.1_Thành tưu 28
2.2.4.2_Khó khăn 29
C_GIẢI PHÁP 31
Chương III: Giải pháp đầu tư phát triển ngành công nghiệp đóng tàu thành phố Hải Phòng. 31
3.1_Mục tiêu đề ra. 31
3.2_Giải pháp thực hiện 31
KẾT LUẬN 33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3025 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đầu tư và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu Thành Phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo ra các tài sản cố định. Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư để sản xuất ra của cải vật chất đặc biệt, tạo ra cơ sở vật chất và kỹ thuật ban đầu cho xã hội. Tất cả các ngành kinh tế chỉ có thể tăng nhanh khi có đầu tư xây dựng cơ bản , đổi mới công nghệ, xây dựng mới để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đầu tư phát triển xây dựng cơ bản nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trước hết cần phải xác định rõ rằng đầu tư nói chung có một vai trò hết sức to lớn trong nền kinh tế, là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng. Nếu không có đầu tư thì không có phát triển. Nhìn trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước, đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu. Về cầu, đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải, kéo sản lượng và mức giá cân bằng tăng theo. Về cung, khi đầu tư đã có thành quả thì tổng cung đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, đường tổng cung dịch chuyển xuống dưới, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng và do đó mức giá chung giảm. Tăng tiêu dùng tiếp tục kích thích sản xuất tăng hơn nữa. Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế. Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và tổng cung làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia.
Ngoài ra đầu tư phát triển còn có tác động giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, xoá đói giảm nghèo, phát huy lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị … của những vùng có khả năng phát triển nhanh để làm đầu tàu cho các vùng khác. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy, muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư ít nhất phải đạt được từ 15-20% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR mỗi nước.
Đầu tư phát triển có mối quan hệ chặt chẽ với chuyển dịch cơ cấu. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy nếu muốn tốc độ phát triển kinh tế tăng cao ( 9-10%) thì phải tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do hạn chế nhiều mặt, để đạt tốc độ tăng trưởng từ 5 - 6% là rất khó khăn. Như vậy chính đầu tư đã quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế.
Đầu tư phát triển có tác động to lớn đến việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước. Có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh và nhập công nghệ từ bên ngoài. Dù là tự nghiên cứu phát minh hay là nhập công nghệ từ bên ngoài đều phải có đầu tư. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi.
Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ thì đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở. Đối với các cơ sở hoạt động phi lợi nhuận, để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn định kỳ các cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên. Tất cả những hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư.
1.2.2_Nội dung đầu tư phát triển ngành đóng tàu
1.2.1.1_Đầu tư vào cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng quyết định việc có thể cho ra đời những con tàu có chất lượng kỹ thuật cao, đảm bảo tiến độ thi công tầu phù hợp với kế hoạch và chiến lược đầu tư phát triển sản phẩm, phát triển công nghiệp tầu thủy. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là đầu tư:
Nâng cấp cơ sở nhà máy cũ.
Đầu tư xây dựng nhà máy mới sản xuất phục vụ đóng tàu.
Đầu tư vào các trang thiết bị
Đầu tư vào hệ thống cảng biển.
…
1.2.1.2_Đầu tư vào nguồn nhân lực.
Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành đóng tàu hiện tại và chiến lược phát triển lâu dài là để đáp ứng trình độ chuyên môn, tay nghề cho lao động đóng tàu. Các trường đại học, cao đẳng, trường nghề, tại chức…
1.2.1.3_Đầu tư vào công nghệ cao và công nghệ phụ trợ,sản xuất nguyên vật liệu
Công nghệ phụ trợ nhằm giúp các hoạt động sửa chữa và đóng tàu các sản phẩm bao gồm sản xuất thép, các động cơ chính, cần trục, nắp hầm hàng, thiết bị Ro Ro, nồi hơi, vật liệu nội thất, vật liệu hàn, hệ thống điều hòa và thiết bị điện. Từ đó sản xuất các nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất tàu giảm sự phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
1.2.3_nguồn vốn đầu tư vào phát triển ngành đóng tàu
Vốn tự có: là vốn góp của các thành viên thuộc tập đoàn Công nghiệp tầu thủy Việt Nam
Vốn ngân sách: là vốn do nhà nước cấp tài trợ cho hoạt động đóng tàu. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất do ngành đóng tàu được coi la ngành nghề có tiềm năng phát triển và là ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta.
Vốn liên doanh: Đây là nguồn vốn có được từ việc chiếm dụng vốn của các tổ chức liên doanh cũng nhu các đối tác chiến lược trong việc làm ăn.
Trái phiếu chính phủ: Mới đây nhất chính Phủ cho phép tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam phát hành trái phiếu để huy động vốn. Đây là lần phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất giá trị lên tới 3.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu loại 10 năm được phát hành bằng tiền đồng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước với lãi suất 9%/năm và đã có số lượng đặt mua gấp 3 lần lượng phát hành.
Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển ngành công nghiệp đóng tàu thành phố Hải Phòng.
2.1_Lợi thế cho phát triển nghành đóng tàu thành phố Hải Phòng
Ngành công nghiệp đóng tàu là một trong những ngành công nghiệp được xác định mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp của nước ta, được Chính phủ và thành phố quan tâm với mục tiêu đưa Hải Phòng trở thành trung tâm công nghiệp đóng tàu lớn của cả nước. Thời gian qua, với nỗ lực không ngừng vươn lên tiếp nhận và làm chủ những kỹ thuật công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, các nhà máy đóng tàu Hải Phòng đã dần khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình trong nước cũng như trên trường quốc tế. . Chỉ trong một thời gian ngắn, ngành đóng tàu Hải Phòng và Tổng công ty CNTT Việt Nam đã có những bước tiến dài vượt bậc bằng việc cho ra đời hàng loạt tàu hàng có trọng tải lớn. Từ chỗ chỉ đóng được những con tàu vận tải cỡ nhỏ từ 400 đến 1.400 tấn, đến nay những người thợ Hải Phòng đã đóng được những tàu biển lớn có trọng tải lớn, chất lượng cao, mẫu mã đẹp đạt tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt của hàng hải quốc tế từ 22.500 tấn đến 36.000 tấn và 53.000 tấn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Hiện nay, Hải Phòng đã xuất khẩu được tàu biển sang các nước: Singapo, Nhật Bản, Đan Mạch, Hy Lạp, Iraq và đặc biệt là Vương quốc Anh nơi có nền công nghiệp đóng tàu lâu đời và hiện đại hàng đầu thế giới. Điều này chứng tỏ được năng lực thực sự của công nghiệp đóng tàu Việt Nam nói chung và công nghiệp đóng tàu Hải Phòng nói riêng trong con mắt của các bạn hàng quốc tế. Từ đầu năm đến nay, ngành công nghiệp đóng tàu Hải Phòng đạt kim ngạch xuất khẩu gần 40 triệu USD - mức kỉ lục trong nhiều năm gần đây, tạo vị thế mới trong hội nhập sau hơn nửa năm nước ta chính thức là thành viên WTO.
Có được thành công trên là sự quan tâm, phối hợp hợp chặt chẽ giữa thành phố và Tập đoàn VINASHIN tạo thuận lợi cho các tổng công ty và công ty đóng tàu tăng tốc đầu tư cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới nhằm tăng nhanh năng lực sản xuất cuả ngành công nghiệp đóng tàu. Thành phố tạo điều kiên cho các doanh nghiệp đóng tàu sử dụng hàng trăm ha mặt bằng sạch để triển khai các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, trên cơ sở đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực đủ mạnh, nhiều công ty đóng tàu đã nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các dòng sản phẩm tạo ra sự chuyển dịch mới trong công nghiệp đóng tàu theo hướng chuyên môn hoá cao.
Hiện nay, các doanh nghiệp đóng tàu lớn của Hải Phòng như: Nam Triệu, Bạch Đằng, Phà Rừng, Bến Kiền đã đầy ắp các hợp đồng trong nước và nước ngoài đến năm 2010. Và như vậy, kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD từ đóng tàu hoàn toàn nằm trong tầm tay với hàng loạt tàu đóng mới được bàn giao vào dịp cuối năm. Đây chính là sự khẳng định về định hướng đúng đắn của thành phố khi tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực
Ngoài ra Hải Phòng còn có vị trí thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp đóng tàu đó là:
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là 152.318,49 ha (số liệu thống kê năm 2001) chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước. Về ranh giới hành chính:
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh.
Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương.
Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.
Phía Đông giáp biển Đông.
Thành phố có toạ độ địa lý:
Từ 20030'39' - 21001'15' Vĩ độ Bắc.
Từ 106023'39' - 107008'39' Kinh độ Đông.
Ngoài ra còn có huyện đảo Bạch Long Vỹ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, có toạ độ từ 20007'35' - 20008'36' Vĩ độ Bắc và từ 107042'20' - 107044'15' Kinh độ Đông.
Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không.
2.1.2_Lịch sử hình thành các nhà máy đóng tàu:
Hải Phòng thành phố của những con tàu. Khi tiến hành cuộc viễn chinh xâm lược Đông Dương, người Pháp đã nhìn ngay thấy vị trí thuận lợi của Hải Phòng để phát triển ngành vận tải biển. Từ năm 1876, Pháp bắt đầu xây dựng cảng Hải Phòng để tới năm 1882 đưa đội quân lính thủy đầu tiên 600 người đổ bộ lên cảng. Sau đó ngày 31-5-1883 thành lập sư đoàn thủy quân lục chiến Bắc kỳ với 4 chiến hạm, hai tàu phóng lôi, 2000 lính án ngữ vùng Đông Bắc.
Thế kỷ XX, Hải Phòng đã có công ty vận tải biển của người Pháp, Hoa và Việt. Riêng người Việt có hãng tàu của Bạch Thái Bưởi và Nguyễn Hữu Thu. Nhưng hãng của Bạch Thái Bưởi có quy mô lớn hơn và kèm theo là cơ sở sửa chữa đóng mới. Lực lượng công nhân ở Hải Phòng ngày càng đông và phong trào cách mạng ngày một phát triển. Hải Phòng trở thành đầu mối liên lạc với quốc tế của những người cộng sản. Các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Đức Cảnh là những người lãnh đạo cách mạng đầu tiên hoạt động ở Hải Phòng.
13/5/1955 Hải Phòng được giải phóng công nghiệp đóng tàu được chú trọng phát triển vì lợi ích của Nhà nước và nhân dân.
Ngày nay, nói tới Hải Phòng là nói tới những con tàu, những cái tên như Bạch Đằng, Nam Triệu, Bến Kiền, Phà Rừng…gắn liền với thương hiệu tàu thủy Việt Nam.
Hiện nay Hải Phòng sở hữu tới 2 tổng công ty công nghiệp tàu thủy là Bạch Đằng và Nam Triệu và còn nhiều công ty trực thuộc tổng tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam như Bến Kiền, Sông Cấm …
2.1.2_Sản phẩm truyền thống của ngành:
Do hình thành và phát triển trong một thời gian dài như vậy nên ngành có nhiều sản phẩm truyền thống như: Tàu khách cao tốc vỏ nhôm, vỏ thép cường độ cao, du thuyền, tàu du lịch, tàu kéo, tàu đẩy, tàu lai dắt cảng biển, tàu hàng loại vừa và nhỏ, tàu công trình, tàu dịch vụ hàng hải, sà lan các loại…Trên địa bàn thành Phố có nhiều nhà máy đóng tàu thuộc tổng công ty CNTT Việt Nam như:
Tổng công ty CNTT Bạch Đằng với các đơn vị thành viên trực thuộc thành Phố Hải Phòng như:
Công ty cổ phần đóng tàu Sông Cấm với các sản phẩm truyền thống như:
Tàu Hàng
Tầu Victory:
Tàu kéo:
Tàu cứu nạn hàng hải:
Công ty cổ phần CNTT Tam Bạc:
Tàu lai dắt đóng theo đặt hàng của Singapore công suất 1.000cv Tàu lai dắt cho Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hạ Long công suất 2.000cv.
Tổng công ty CNTT Nam Triệu:
Sản phẩm truyền thống của Công ty gồm các tàu hàng chạy ven biển, tàu kéo đẩy, tàu cá xa bờ...
Công ty TNHH nhà nước một thành viện CNTT Bến Kiền:
với các sản phẩm truyền thống như :
Tàu vận tải 450 tấn
Tàu đánh cá 300 CV
Tầu vận tài hàng khô
Công ty đóng tàu Phà Rừng:
các sản phẩm truyền thống
Ụ khô sửa chữa các loại tàu từ 16000 DWT
Đưa tàu vào âu sửa chữa:
Sửa chữa tàu nước ngoài tại Hải Phòng
2.1.3_Đối tác chiến lược mạnh:
Hiện nay, Hải Phòng đã xuất khẩu được tàu biển sang các nước: Singapo, Nhật Bản, Đan Mạch, Hy Lạp, Iraq và đặc biệt là Vương quốc Anh nơi có nền công nghiệp đóng tàu lâu đời và hiện đại hàng đầu thế giới. Điều này chứng tỏ được năng lực thực sự của công nghiệp đóng tàu Việt Nam nói chung và công nghiệp đóng tàu Hải Phòng nói riêng trong con mắt của các bạn hàng quốc tế. Từ đầu năm đến nay, ngành công nghiệp đóng tàu Hải Phòng đạt kim ngạch xuất khẩu gần 40 triệu USD - mức kỉ lục trong nhiều năm gần đây, tạo vị thế mới trong hội nhập sau hơn nửa năm nước ta chính thức là thành viên WTO.
2.2_Thực trạng đầu tư phát triển ngành đóng tàu Hải Phòng
2.2.1_Đầu tư phát triển vào ngành công nghiệp đóng tàu Thành phố Hải Phòng.
Ngành công nghiệp đóng tàu là một trong những ngành công nghiệp được xác định mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp của nước ta, được Chính phủ và thành phố quan tâm với mục tiêu đưa Hải Phòng trở thành trung tâm công nghiệp đóng tàu lớn của cả nước. Thời gian qua, với nỗ lực không ngừng vươn lên tiếp nhận và làm chủ những kỹ thuật công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, các nhà máy đóng tàu Hải Phòng đã dần khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình trong nước cũng như trên trường quốc tế. Chỉ trong một thời gian ngắn, ngành đóng tàu Hải Phòng và Tổng công ty CNTT Việt Nam đã có những bước tiến dài vượt bậc bằng việc cho ra đời hàng loạt tàu hàng có trọng tải lớn. Từ chỗ chỉ đóng được những con tàu vận tải cỡ nhỏ từ 400 đến 1.400 tấn, đến nay những người thợ Hải Phòng đã đóng được những tàu biển lớn có trọng tải lớn, chất lượng cao, mẫu mã đẹp đạt tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt của hàng hải quốc tế từ 22.500 tấn đến 36.000 tấn và 53.000 tấn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Ngành công nghiệp đóng tàu cũng là ngành công nghiệp mũi nhọn thứ nhất của Hải Phòng, có mức tăng trưởng gần 50% và kim ngạch xuất khẩu tăng gần 2 lần so với trước khi hội nhập, nắm giữ 60% thị phần đóng tàu của cả nước. Do được thành phố Hải Phòng và Tập đoàn VINASHIN tập trung đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng hiện đại hóa nhà xưởng và mua sắm các trang thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại để cho ra đời dòng sản phẩm chất lượng cao, hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Trong thời gian qua, ngành công nghiệp đóng tàu đã đóng mới và hạ thủy, bàn giao nhiều tàu hàng xuất khẩu sang Anh, Đức, Nhật Bản... có tải trọng từ 6.500 tấn đến 53.000 tấn. Các đơn vị thành viên của VINASHIN như Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, Bạch Đằng, Bến Kiền... đã kí được những hợp đồng đóng mới tàu cho khách hàng trong và ngoài nước cho đến hết năm 2010.
Như chúng ta đã biết, tất cả các công ty đóng tàu ở Thành Phố Hải Phòng đều thuộc hoặc trực thuộc Tổng công ty CNTT Việt Nam Vinashin. Chính vì vậy mà việc đầu tư phát triển ngành đóng tàu ở Thành Phố Hải Phòng chủ yếu là do Tổng công ty CNTT Việt Nam Vinashin đầu tư. Cho đến nay các dự án đầu tư lớn của Vinashin tài thành phố Hải Phòng có.
Các dự án đã hoàn thành như:
Tên dự án
Công suất thiết kế
Tổng mức vốn đầu tư
Dự án nâng cấp nhà máy đóng tàu Bạch Đằng (giai đoạn I).
Sau khi đầu tư sẽ đóng mới được tàu có trọng tải đến 10.000DWT, sửa chữa được tàu đến 8.000DWT.
Với tổng mức đầu tư là 182.538.000.000.
Trong đó:
Xâylắp: 77.745.000.000 đồng.
Thiết bị: 94.185.000.000 đồng.
KTCB khác: 2.576.000.000 đồng.
Dự phòng: 8.033.000.000 đồng
Nâng cấp Nhà máy đóng tàu Bến Kiền (Giai đoạn 2).
Với công suất thiết kế:
Đóng mới tàu cá 300-600HP : 6 chiếc/năm.
Đóng mới tàu 1.000DWT : 1 chiếc/năm.
Đóng mới tàu 2.500DWT : 1 chiếc/năm.
Sửa chữa tàu các loại : 15 chiếc/năm.
Tổng mức đầu tư: 29.694.000.000 đồng. Trong đó:
Xây lắp : 18.371.000.000 đồng.
Thiết bị : 8.581.000.000 đồng.
KTCB khác: 1.356.000.000 đồng.
Dự phòng : 1.386.000.000 đồng.
Nâng cấp Nhà máy đóng tàu Sông Cấm (Giai đoạn 1)
Công suất thiết kế:
Đóng mới tàu vỏ nhôm : 6 chiếc/năm.
Đóng mới tàu vỏ thép đến 600DWT : 3 chiếc/năm.
Sửa chữa tàu các loại : 6 chiếc/năm.
Tổng mức đầu tư: 29.145.000.000 đồng.
Trong đó:
Xây lắp: 10.623.000.000 đồng. Thiết bị: 16.138.000.000 đồng.
KTCB khác: 1.012.000.000đồng.
Dự phòng: 1.372.000.000đồng
Các dự án đang triển khai:
Tên dự án
Hạng mục công trình
Tổng mức đầu tư
Đầu tư nâng cấp một phần nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng
-Đà tàu 6.500 DWT.
-Cần cẩu cổng 200T.
-Các bãi hàn và bệ lắp ráp.
-Nhà xưởng vỏ mới.
-Kho trung tâm và sàn phóng dạng.
-Ụ nổi 4.000 T.
-Xây dựng 1 cầu tàu trang trí.
-Các trang thiết bị đầu tư mới.
Tổng mức đầu tư:
217.722.760.000 đồng.
Trong đó:
-Xây lắp: 51.977.598.000 đồng.
-Thiết bị : 133.521.132.000 đồng.
-KTCB khác : 5.400.582.000 đồng.
-Dự phòng : 19.089.931.000 đồng.
-Lãi vay trong quá trình XD : 7.733.518.000 đồng.
Đầu tư nâng cấp một phần năng lực sản xuất Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu
-Cầu tàu: 6.500 T.
-Đà tàu: 6500 T.
-Ụ nổi: 8500 T.
-Đường nội bộ trong công ty.
-Bãi lắp ráp.
-Tường rào.
-Các phân xưởng vỏ,điện,phun cát,ống,máy,cơ khí.
-Bãi lắp ráp triền tàu 3.000 T.
-Trụ neo tàu và phao neo tàu.
-Các công trình phụ trợ.
Tổng mức đầu tư : 595.000.000.000 đồng.
Trong đó:
-Xây lắp :437.000.000.000 đồng.
-Thiết bị :91.500.000.000 đồng.
-KTCB khác: 13.650.000.000 đồng.
-Dự phòng: 52.850.000.000 đồng.
Đầu tư Xây dựng Hạ tầng cơ sở khu công nghiệp tàu thuỷ An Hồng.
-San nền mặt bằng- Nạo vét .
- Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước.
- Công trình giao thông.
- Hệ thống thông tin liên lạc phòng cháy chữa cháy.
- Hạng mục kiến trúc dân dụng, cầu cảng, kè bờ.
Tổng mức đầu tư:
98.229.759.400 đồng
Trong đó:
-Xây lắp: 81.405.000.000 đồng.
- Thiết bị: 8.296.589.800 đồng.
- Dự phòng:8.528.142.800 đồng
Đầu tư Xây dựng Xí nghiệp lắp ráp động cơ diezel tại khu công nghiệp tàu thuỷ An Hồng.
Công suất lắp ráp 250 động cơ/năm
Tổng mức vốn đầu tư: 194.674.300.000 đồng.
Trong đó:-Xây lắp: 81.405.000.000 đồng.
- Thiết bị: 8.296.589.800 đồng.
- Dự phòng: 8.528.142.800 đồng
Nâng cấp cơ sở sản xuất Nhà máy đóng tàu Tam Bạc (Giai đoạn 1) .
Đóng mới:
- Tàu hàng 200T-400T : 4chiếc/năm.
- Tàu du lịch, tàu khách tới 300 ghế : 1chiếc/năm.
- Tàu kéo, đẩy 135CV-300CV : 10chiếc/năm.
- Phà biển : 1chiếc/năm.
- Sà lan 200T-400T : 8chiếc/năm.
Sửa chữa :
- Tàu 200T-400T : 11chiếc/năm.
- Tàu du lịch, tàu khách tới 300 ghế : 4chiếc/năm.
- Sửa chữa tàu kéo, đẩy : 8chiếc/năm.
- Sửa chữa xà lan : 8chiếc/năm.
Tổng mức đầu tư : 28.800.000.000 đồng.
Trong đó:
- Xây lắp: 23.086.131.208 đồng.
- Thiết bị: 764.200.000 đồng.
- KTCB khác: 1.904.655.748 đồng.
- Dự phòng: 2.529.109.044 đồng.
- Lãi vay: 515.904.000 đồng.
Nâng cấp Nhà máy đóng tàu Sông Cấm (Giai đoạn 2).
Công suất thiết kế:
- Đóng mới tàu cao tốc, tàu hàng đến 600 T: 12 chiếc/năm.
- Đóng mới tàu chở Container đến 4.000 DWT :3 chiếc/năm.
- Sửa chữa tàu các loại đến 600 T: 35 chiếc/năm.
Tổng mức đầu tư : 29.535.000.000 đồng.
Trong đó:
- Xây lắp: 12.932.000.000 đồng.
- Thiết bị: 11.904.000.000 đồng.
- KTCB khác: 1.822.000.000 đồng.
- Lãi vay: 211.000.000 đồng.
- Dự phòng: 2.666.000.000 đồng.
Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền
Năng lực thiết kế :
- Sản xuất khí công nghiệp, sản xuất container.
- Đóng mới và sửa chữa tàu 3.000T-5.000T.
Dự kiến tổng mức đầu tư : 130 tỷ đồng.
Kế hoạch :
- Từ năm 2002 – 2005 là 30 tỷ đồng.
- Từ năm 2006 – 2010 là 100 tỷ đồng .
Năm 2008, ngành công nghiệp thành phố Hải Phòng phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2007.
Đi đầu trong lĩnh vực đầu tư là các Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Nam Triệu, Phà Rừng, Bến Kiền, Bạch Đằng, Sông Cấm... Nhờ đầu tư tập trung và theo hướng hiện đại hoá nên các doanh nghiệp đóng tàu đã bắt kịp các công nghệ đóng tàu tiên tiến của thế giới. Các doanh nghiệp đóng tàu đã tạo bước đột phá thành công vào các dòng sản phẩm đòi hỏi kĩ thuật cao như đóng tàu xuất khẩu trọng tải từ 6.500 đến 53.000 tấn, tàu chở dầu, hoá chất, tàu chở container 8.700 tấn, tàu hút bùn...
Có được thành công trên là sự quan tâm, phối hợp hợp chặt chẽ giữa thành phố và Tập đoàn VINASHIN tạo thuận lợi cho các tổng công ty và công ty đóng tàu tăng tốc đầu tư cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới nhằm tăng nhanh năng lực sản xuất cuả ngành công nghiệp đóng tàu. Thành phố tạo điều kiên cho các doanh nghiệp đóng tàu sử dụng hàng trăm ha mặt bằng sạch để triển khai các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, trên cơ sở đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực đủ mạnh, nhiều công ty đóng tàu đã nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các dòng sản phẩm tạo ra sự chuyển dịch mới trong công nghiệp đóng tàu theo hướng chuyên môn hoá cao.
Hiện nay, các doanh nghiệp đóng tàu lớn của Hải Phòng như: Nam Triệu, Bạch Đằng, Phà Rừng, Bến Kiền đã đầy ắp các hợp đồng trong nước và nước ngoài đến năm 2010. Và như vậy, kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD từ đóng tàu hoàn toàn nằm trong tầm tay với hàng loạt tàu đóng mới được bàn giao vào dịp cuối năm. Đây chính là sự khẳng định về định hướng đúng đắn của thành phố khi tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực.
2.2.2_Cơ cấu đầu tư trong ngành đóng tàu .
2.2.2.1_Thực trạng đầu tư phát triển sơ sở hạ tầng.
Trong kế hoạch phát triển và định hướng đến năm 2015 của Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng là đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất và chế tạo các sản phẩm cơ khí nhằm thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hoá cho nghành công nghiệp đóng tàu.
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất ôxy lỏng 1000 m3/h:Dự án được khởi công xây dựng tháng 4/ 2007, sau 5 tháng thi công đến giữa tháng 8/2007, đã hoàn thành cơ bản các hạng mục: Nhà giới thiệu sản phẩm và bán hàng (gồm 2 tầng với tổng diện tích 148,4m2); bãi giao nhận hàng; hệ thống cấp nước sạch, nước cửu hỏa, thoát nước và xử lý nước thải; bệ móng dây truyền thiết bị; phần nền móng và khung nhà đặt trạm điện 3000 KVA – 35(22)/6KV và trạm 560KVA – 6/0.4KV.
Dự án được khởi công xây dựng tháng 4/ 2007, sau 5 tháng thi công đến giữa tháng 8/2007, đã hoàn thành cơ bản các hạng mục: Nhà giới thiệu sản phẩm và bán hàng (gồm 2 tầng với tổng diện tích 148,4m2); bãi giao nhận hàng; hệ thống cấp nước sạch, nước cửu hỏa, thoát nước và xử lý nước thải; bệ móng dây truyền thiết bị; phần nền móng và khung nhà đặt trạm điện 3000 KVA – 35(22)/6KV và trạm 560KVA – 6/0.4KV. Phần lắp đặt thiết bị của nhà máy ôxy 1000 m3/h đã hoàn thiện cơ bản phần lắp đặt hệ thống đường ống chịu lực, tháp lạnh, bồn chứa lỏng ôxy, máy nén khí, máy lạnh, máy sấy, tháp lọc phân tử, tháp làm mát, hệ thống điện … Hiện tại, các nhà thầu đang tiến hành thi công các hạng mục còn lại gồm: nhà kho sản phẩm và sửa chữa nhỏ (gồm 2 tầng với tổng diện tích 208,4m2); nhà điều hành trong xưởng (với tổng diện tích 90m2gồm 3 phòng: Phòng điều khiển, phòng phân tích và phòng nhiệt điện hạ thế) và hoàn thiện lắp đặt thiết bị máy móc của nhà máy ôxi 1000m3/h và trạm điện. Dự kiến đến đầu tháng 10/2007, nhà máy sản xuất ôxy lỏng 1000 m3/h sẽ chính thức đi vào hoạt động
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy đóng tàu Vinashin An Dương do công ty cổ phần kỹ thuật tàu công trình thủy Vinashin làm chủ đầu tư, có tổng diện tích 67,74 ha nằm trên địa bàn xã Hoàng Động. Dự án đã được UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 1024/QĐ- UBND ngày 15/6/2007, với chức năng là công nghiệp nặng phục vụ cho công nghiệp đóng tàu.
Nhà phun làm sạch và sơn tổng đoạn: là nhà số 3 được Tổng Công ty đầu tư xây dựng thuộc Dự án đầu tư thiết bị nâng cao năng lực đóng mới tầu dầu, kho chứa dầu đã được Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam phê duyệt với chức năng làm sạch, phun sơn các tổng đoạn và các kết cấu nhằm nâng cao năng lực phục vụ đóng mới các sản phẩm có trọng tải lớn.
Nhà phun làm sạch và sơn tổng đoạn số 3 gồm có 2 gian chính, mỗi gian có diện tích 270m2. Gian chứa dụng cụ và máy móc thiết bị có diện tích 180m2, chiều cao đỉnh mái là 15m, cao hơn 2 nhà phun làm sạch và sơn tổng đoạn trước là 5m. Điều này cho phép thực hiện làm sạch và sơn đối với các tổng đoạn lớn như các tổng đoạn tàu dầu 49.000T và kho chứa dầu 100.000T FSO5 đang được triển khai tại Tổng Công ty.
Nhà phun làm sạch và sơn tổng đoạn số 3 được thiết kế bởi Phòng Thiết bị động lực, do Xí nghiệp Thiết bị động lực và Xí nghiệp Tư vấn thiết kế - xây dựng đảm nhận khâu thi công. Dự kiến công trình sẽ được bàn giao và đi vào sử dụng tháng 7/2008....
Bên cạnh các dự án lớn, Tcty còn chú trọng tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng như; xây dựng cầu tàu 3 vạn tấn, đà ngang hạ thuỷ cho tàu xuất khẩu, nhà sơ chế tôn và phun sơn các tổng đoạn. Mua mới các trang thiết bị như; máy ép 3 trục 1000T,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24995.doc