Đề án Đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TÀI SẢN VÔ HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP 2

I. Khái niệm về đầu tư, đầu tư vào tài sản vô hình 2

1. Khái niệm về đầu tư. 2

1.1 Khái niệm về đầu tư 2

1.2. Phân loại đầu tư 3

1.3. Đặc điểm của đầu tư phát triển. 4

2. Khái niệm về đầu tư tài sản vô hình 9

2.1. Khái niệm về đầu tư tài sản vô hình 9

2.2. Phân loại tài sản vô hình. 9

II. Nội dung đầu tư vào tài sản vô hình của doanh nghiệp 10

1. Hoạt động đầu tư phát triển nguồn lực. 10

2. Hoạt động đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ. 12

3. Hoạt động đầu tư Marketing 13

4. Đầu tư vào tài sản vô hình khác 14

III. Vai trò của đầu tư tài sản vô hình đối với sự phát triển của doanh nghiệp 15

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002-2007 18

I. Tình hình đầu tư vào tài sản vô hình theo nội dung đầu tư 18

1. Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực 18

2. Tình hình đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ. 23

3. Tình hình đầu tư cho hoạt động marketing 27

II. Đánh giá tình hình đầu tư tài sản vô hình đối với sự phát triển của doanh nghiệp 34

1. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực 34

2. Đánh giá tình hình đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ. 37

3. Đánh giá tình hình đầu tư vào hoạt động marketing. 40

III. Những vấn đề tồn tại trong đầu tư vào tài sản vô hình doanh nghiệp 42

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP 47

I. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào nguồn nhân lực 47

1. Những giải pháp về phía doanh nghiệp 47

2. Những giải pháp về phía nhà nước 48

II. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào hoạt động nghiên cứu triển khai công nghệ 51

1. Những giải pháp về phía doanh nghiệp. 51

2. Những giải pháp về phía nhà nước. 52

III. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào hoạt động marketing 54

1. Những giải pháp về phía doanh nghiệp. 54

2. Những giải pháp về phía Nhà nước. 56

KẾT LUẬN 58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2239 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 doanh nghiệp và những con số có được đã khiến mọi người không khỏi bất ngờ. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư khoản chi phí rất nhỏ bé là 0,05- 0,08% doanh thu cho công nghệ thông tin, trong khi ở Mỹ con số trung bình là 1,5%. Chính sách đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Đa phần doanh nghiệp chỉ đầu tư một lần cho hệ thống thông tin và nâng cấp các ứng dụng, do đó đầu tư đã thấp và hiệu quả của nó còn thấp hơn. Cuộc khảo sát còn cho thấy đến thời điểm này vẫn có những doanh nghiệp chưa có một ứng dụng công nghệ thông tin nào. Khối doanh nghiệp nhà nước còn 10%, trong khi các thành phần doanh nghiệp khác thì có đến 60% chưa đưa công nghệ thông tin vào công việc của mình. 40% doanh nghiệp chưa dám đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin vì không đủ nhân viên có trình độ để quản lý và khai thác. Các doanh nghiệp tuy đã có nhận thức bước đầu về tầm quan trọng của công nghệ thông tin nhưng số lượng các doanh nghiệp có thể khai thác được sâu khả năng của công nghệ thông tin mới chỉ dừng lại ở con số ít ỏi. Một doanh nghiệp phát biểu: “Nhiều nơi đã dùng máy tính làm các loại văn bản từ khá lâu, nhưng máy tính có thể ứng dụng được vào công việc gì nữa và làm như thế nào để thật sự hiệu quả, thì có lẽ đến 80% vẫn rất lúng túng”. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chương trình quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi nhất trong các doanh nghiệp là quản lý tài chính, kế toán. Khoảng 88% số doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin có sử dụng phần mềm kế toán tài chính, nhưng ngay cả đối với những doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ có khoảng 20% các phần mềm thoả mãn được yêu cầu của họ. 53% phần mềm cài đặt trên máy tính trong năm 2003 là phần mềm không có bản quyền, gây tổn thất khoảng 7,5 tỷ USD cho các nhà sản xuất. Việt Nam có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm được công bố là 92% theo điều tra của BSA, song mức thiệt hại về tài chính chỉ khoảng 40,8 triệu USD, thua xa so với các nước trong khu vực và thế giới như Trung Quốc (3.822,5 triệu USD), Hàn Quốc (1.633 triệu USD), Thái Lan (140,9 triệu USD), hay Mỹ (1,96 tỷ USD). Những năm gần đây, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng có chiều hướng gia tăng trên thế giới và ở Việt Nam. Theo số liệu điều tra của Tổ chức Hải quan thế giới thì giá trị hàng giả, hàng nhái của thế giới năm 2006 vào khoảng 500 tỷ USD, chiếm 5 - 7% giá trị khối lượng hàng hóa thế giới. Cũng theo thông tin của vị Đại diện khu vực CA-TBD, Hội điện ảnh (MPA) trong một cuộc hội thảo về thực thi quyền sở hữu trí tuệ được tổ chức gần đây tại Hà Nội đã đưa ra dẫn chứng về việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (bản quyền) của hơn 10 nước trong khu vực, trong đó tình trạng xâm phạm ở mức cao nhất là Trung Quốc (trên 95%), Malaysia (90%), Thái Lan, Philippins (xấp xỉ 80%)... và thấp nhất khu vực là Hàn Quốc (6%), Hồng Công (9%), Australia (11%), Nhật Bản (12%). Đầu tư vào bản quyền sáng chế: Tỷ lệ vi phạm bản quyền PM của Việt Nam năm 2004 là 92% - là một trong những nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới với giá trị vi phạm 55 triệu USD. Số bằng Việt Nam xin cấp bằng sáng chế cũng vô cùng thấp. Vào các năm 2002, 2003, và 2004 lần lượt là 2, 7, và 2. Trong khi đó năm 2005, Trung Quốc đang tiến mạnh về bằng sáng chế. Các nhà khoa học Trung Quốc có 2.452 đơn xin cấp bằng sáng chế. So với năm 2004, số lượng đơn của Trung Quốc tăng hơn 43%, khiến nước này từ vị trí 13 vượt lên đứng thứ 10 trong các nước có số bằng sáng chế lớn nhất thế giới. Theo WIPO, vào năm 2005, đã có hơn 134. 000 đơn đăng ký cấp bằng sáng chế thuộc các lĩnh vực, tăng 9,4% so với năm 2004. 5 quốc gia dẫn đầu trong việc đăng ký bằng sáng chế vẫn không thay đổi là các nước Mỹ, Nhật, Đức, Pháp và Anh. Các nhà sáng chế và ngành công nghiệp của Mỹ đã nộp 45.111đơn xin cấp bằng sáng chế, chiếm 33,6% tổng số đơn của năm 2005. Trong lúc Nhật, đứng thứ hai, chiếm 18,8%. Bên cạnh đó, theo thống kê của WIPO, đây là năm thứ hai liên tiếp, tỉ lệ đơn tăng cao nhất đến từ các nước Đông Bắc Á, tức Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tất cả chiếm 24,1% tổng số đơn. Số đơn của Nam Hàn chiếm 3,5%, và Trung Quốc chiếm 1,8% trong tổng số đơn xin cấp bằng sáng chế. Số đơn của một số nước Đông Nam Á năm 2005: Brunei: 13, Indonesia: 12, Malaysia: 33, Philippines: 34, Singapore: 438, Thái Lan: 10. "Tốc độ gia tăng từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc tiếp tục trở thành những trường hợp đặc biệt. Điều đó phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của sức mạnh công nghệ ở các nước này. Từ năm 2000, đơn xin cấp bằng sáng chế của các nước Nhật, Hàn Quốc, và Trung Quốc đã tăng lần lượt 162%, 200% và 212%," Ông Francis Gurry, Phó tổng giám đốc WIPO, nhận xét Số liệu về tình hình nộp đơn yêu cầu bảo hộ và cấp bằng sáng chế ở VN Ðơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đã được nộp từ 1981 đến 2004  Năm Số đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đã được nộp bởi Người nộp đơn Việt Nam Người nộp đơn nước ngoài Tổng số 1981 - 1988 453 7 460 1989 53 18 71 1990 62 17 79 1991 39 25 64 1992 34 49 83 1993 33 194 227 1994 22 270 292 1995 23 659 682 1996 37 971 1008 1997 30 1234 1264 1998 25 1080 1105 1999 35 1107 1142 2000 34 1205 1239 2001 52 1234 1286 2002 69 1142 1211 2003 78 1072 1150 2004 103 1328 1431 Bằng độc quyền sáng chế đã được cấp từ 1984 đến 2004   Năm Số Bằng độc quyền sáng chế đã được cấp cho Người nộp đơn Việt Nam Người nộp đơn nước ngoài Tổng số 1984 - 1989 74 7 81 1990 11 3 14 1991 14 13 27 1992 19 16 35 1993 3 13 16 1994 5 14 19 1995 3 53 56 1996 4 58 62 1997 0 111 111 1998 5 343 348 1999 13 322 335 2000 10 620 630 2001 7 776 783 2002 9 734 743 2003 17 757 774 2004 22 676 698   (Nguồn: Cục Sở hữu Trí tuệ)  3. Tình hình đầu tư cho hoạt động marketing Theo kết quả dư án khảo sát Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2006 của VCCI kết hợp với tạp chí Việt Nam Business forum, công ty truyền thông Cuộc sống và công ty nghiên cứu thị trường ACNielsen Việt Nam, trong số 500 thương hiệu nổi tiếng được công bố,có tới xấp xỉ 50% thương hiệu của Việt Nam. Điều này chứng tỏ các doanh ngiệp Việt Nam gần đây đã chú trọng đến vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm. Một thuận lợi cho các doanh nghiệp hiện nay là việc tôn vinh quảng bá thương hiệu đã được các cơ quan chức năng và tổ chức kinh tế xã hội quan tâm. Ví dụ như chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu Quốc gia đến năm 2010 đã đươc Thủ Tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 253 ngày 25/11/2003, xây dựng tiềm thức trong các doanh nghiệp luôn hướng về chất lượng sản phẩm và tín nhiệm của doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh, gắn kết hơn với hệ thống phân phối,cuốn hút nhà sản xuất, người tiêu dùng. Từ đó xây dựng hình ảnh Việt Nam - quốc gia dồi dào sản phẩm hảo hạng tăng thêm sức hấp dẫn về đất nước và con người Việt Nam, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích du lịch và đầu tư nước ngoài. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nhận thức tầm quan trọng của thương hiệu từ đó xây dựng quảng bá và bảo vệ thương hiệu cùng tiêu chí để gắn với thương hiệu của quốc gia đối với những sản phẩm đạt chuẩn. Thủ tướng Chính phủ củng lập Hội đồng tư vấn về thương hiệu Quốc gia do Bộ trưởng bộ Thương mại là chủ tịch, các thành viên là lãnh đạo của một số ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ, hiệp hội ngành hàng và các trường Đại học. Đầu tư vào thương hiệu: Cho đến thời điểm hiện nay, có một thực tế chắc chắn mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều đã nhận thức được đó là nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì phải không ngừng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo xu hướng chung của vền kinh tế đất nước. Thương hiệu là gì? Vai trò của nó?  Theo nhận thức chung được nhiều người chấp nhận thì thương hiệu đơn giản là một cái tên, một từ ngữ, một biểu tượng một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm người) bán và phân biệt các sản phẩm(dịch vụ)đó với đối thủ cạnh tranh khác. Như vậy thực chất thương hiệu hiểu ngắn gọn là hình thức thể hiên tạo ra ấn tượng để thể hiện chất lượng sản phẩm và sự tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp thông qua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Thương hiệu tồn tại ngay tại sản phẩm như hình thức nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm, lô gô, biểu tượng… của doanh nghiệp và cả trong tiềm thức của khách hàng. Vì lẽ như vậy, xây dựng thương hiệu là việc làm đòi hỏi thời gian và chi phí. Nhưng quan trọng hơn, nếu doanh nghiệp biết chú trọng tới việc đầu tư công sức cho việc xây dựng thương hiệu thì tài chính không phải là vấn đề quyết định. Đối với từng doanh nghiệp nói riêng và doanh nghiệp VN nói chung, thương hiệu là chìa khóa để có thể mở ra những cơ hội kinh doanh mới. Thương hiệu là công cụ đem lại nguồn tài chính trong cả hiện tại cũng như trong tương lai cho doanh nghiệp. Cụ thể hơn, thương hiệu đem lại sự sống cho doanh nghiệp. Điều này đúng với việc kinh doanh tại thị trường VN, lại càng đúng đắn hơn khi các doanh nghiệp VN muốn chủ động hội nhập quốc tế và muốn phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thương hiệu có tầm quan trọng như vậy nên chiến lược để có được thương hiệu tốt trong hội nhập lại càng quan trọng hơn. Chiến lược về thương hiệu là một hệ thống những công việc phản ánh mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp nhằm xác lập được một thương hiệu, khẳng định được uy tín từ phía khách hàng đối vơi sản phẩm và dịch vụ của mình. Chiến lược thương hiệu thuộc phạm trù kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chiến lược thương hiệu là một loại chiến lược quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh chung của  doanh nghiệp. Một chiến lược về thương hiệu đầy đủ phải phản ánh được một hệ các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp đồng thời phải vạch ra đựơc những việc và thời gian, không gian thực hiện chiến lược. Chẳng hạn phải xác định vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ, thực hiện việc bảo hộ trí tuệ ở khu vực hay quốc gia nào, cần phải huy động nguồn lực tài chính và nguồn lực trí tuệ như thế nào để có thể thực hiện thành công. Việc lựa chọn và xây dựng thành công chiến lược thương hiệu là thành tố quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản cho thấy,sở dĩ các công ty hàng đầu của quốc gia này thành công và phát triển bền vững được trong điều kiện cạnh tranh hết sức khốc kiệt như hiện nay là do các công ty đã có được những chiến lược về thương hiệu và bảo hộ thương hiệu chủ động và chặt chẽ, chẳng hạn các công ty như Hitachi ngay từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước đã thực hiện nộp đăng ký và bảo hộ sáng chế cho 20000 nhãn hiệu hàng hóa và sáng chế của mình tại Nhật và nhiều quốc gia khác như Mỹ và Tây Âu; kết quả là công ty này đã trở thành một trong những chủ thể thu được giá trị tài chính từ hoạt động bảo hộ này lên tới con số 365 triệu USD năm 1996; công ty NEC đã đăng ký bảo hộ cho 2500 sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường Mỹ trong riêng năm 1998 và doanh nghiệp này đac dành ra 91 triệu USD cho các hoạt đông liên quan đến lập chiến lược thương hiệu và bảo hộ thương hiệu của mình, hoạt động đầu tư này đã đưa NEC đã đăng ký bảo hộ cho 2500 sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường Mỹ trong riêng năm 1998 và doanh nghiệp này đã dành ra 91 triệu USD cho các hoạt động kiên quan dến lập chiến lược thương hiệu và bảo hộ thương hiệu của mình, hoạtt động đầu tư này đã đưa NEC trở thành một tập đoàn kinh tế có sức mạnh hàng đầu tại Nhật và trên thế giới về lĩnh vực chiến lược thương hiệu và bảo hộ sáng chế chỉ sau IBM và CANON. Trong 500 doanh nghiệp được điều tra của báo Sài Gòn tiếp thị, kết quả cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng xây dựng thương hiệu là mối quan tâm thứ hai sau việc đẩy mạnh tiêu thụ. Trong tổng số các doanh nghiệp được điều tra thì chỉ có 4,2% cho rằng thương hiệu là vũ khí quan trọng trong hội nhập và cạnh tranh. 5,4% cho rằng thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, chỉ có 30% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu sẽ giúp bán hàng được giá cao hơn. Và hầu hết các doanh nghiệp đều không nhận thức rõ vai trò của thương hiệu đối với hội nhập, và một chiến lược cho thương hiệu nhìn chung chưa được đặt ra. Tỷ lệ đầu tư cho thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam Đơn vị tính: % Tỷ lệ đầu tư trên doanh thu DN khu  vực tư nhân DN khu vực NN Không đầu tư 18 16 Đầu tư dưới 5% 56 73 Đầu tư từ 5% - 10% 10 8 Đầu tư trên 10% 16 3 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam số 41-2005 Đầu tư sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp: Hiện nay, trước xu thế toành cầu hoá, chúng ta đang chứng kiến đồng thời hai xu hướng: quá trình tự do hoá thương mại phát triển mạnh mẽ với việc dỡ bỏ các rào cản thương mại, tạo một sân chơi chung toàn cầu với luật lệ chung, bình đẳng trong khuôn khổ của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và xu thế tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với những đòi hỏi chặt chẽ, khắt khe hơn nhằm bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Theo hội doanh nhân trẻ TP.HCM, thương trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước,nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, thách thức đặt ra cho doanh nghiệp là làm thế nào để hoà nhập và bảo vệ được tài sản trí tuệ như thương hiệu, logo, sologan… Do vậy, một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp ngoài việc tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần là bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ. Mặc dù, lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một vấn đề mới đối với Việt Nam (mới được vài chục năm so với hàng trăm năm trên thế giới). Sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đối với vấn đề sở hữu trí tuệ đã được cải thiện, nhất là trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, kết qủa khảo sát nghiên cứu gần đây cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức việc phát triển, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ là nguồn lực kinh tế. Ngoài ra, doanh nghiệp còn thiếu đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, để từ đó thương mại hoá các sản phẩm được bảo hộ sáng chế độc quyền. Doanh nghiệp cũng không nhận thức được ý nghĩa hay giá trị của việc đăng lý các thủ tục xin cấp bằng sáng chế. Số doanh nghiệp Việt Nam nộp đơn đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ một số hướng dẫn về Sở Hữu Công Nghiệp cũng chiếm tỷ lệ thấp so với các soanh nghiệp nước ngoài, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển. Trong 3 năm gần đây số lượng doanh nghiệp Việt Nam đăng kí bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (tài sản trí tuệ) tăng gấp 4 lần so với trước. Từ năm 2002 trở về trước hầu hết các đơn xin bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là của doanh nghiệp nước ngoài, còn doanh nghiệp trong nước thì vẫn dửng dưng. Theo số liệu thống kê tư cục sở hữu trí tuệ, trong 2006 này đã có khoảng 20000 đơn xin cục bảo hộ sở hữu công nghiệp, tăng hơn 10% so với năm 2005(18.000 đơn). Một con số cũng khá thú vị là tổng số doanh nghiệp đăng kí bảo hộ sở hữu trí tuệ tại TP.HCM cao gấp 2 lần doanh nghiệp tại Hà Nội. Bên cạnh đó, số doanh nhân là lãnh đạo doanh nghiệp thông hiểu biết về sở hữu trí tuệ nói chung còn ít. Rất it doanh nghiệp thông hiểu về sở hữu trí tuệ nói chung còn ít. Rất ít doanh nghiệp có phòng, ban, bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách về sở hữu trí tuệ. Sự quan tâm chưa thoả đáng đối với vấn đề sở hữu trí tuệ. Sự quan tâm chưa thoả đáng đối với vấn đề sở hữu trí tuệ còn thể hiện ở chính sách đầu tư của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đầu tư rất lớn cho lĩnh vực tài sản vật chất như nhà xưởng máy móc, thiết bị… nhưng hầu như không đầu tư gì cho lĩnh vực tài sản trí tuệ, không đầu tư cho viêc tạo ra, đăng ký xác lập quyền khai thác sử dụng và phát triển tài sản trí tuệ của mình. Ông Trần Quang Huy, Chuyên viên kỹ thuật Công ty cổ phần Xi măng Bắc Giang cho biết:” Không chỉ riêng công ty này, mà đa số các công ty thuộc tỉnh Bắc Giang đều chưa quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ. Nguyên nhân chính là do công ty chỉ hoạt động kinh doanh trong địa bàn tỉnh, sản lượng làm ra được tiêu thụ hết chứ không để tồn kho nên chưa quan tâm đến vấn đề này.  Hiện nay, công ty có ý định mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ, nên bắt đầu quan tâm tới vấn đề sở hữu trí tuệ” Cũng vấn đề này, ông Trần Duy Chiến, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế nói: “Đa số doanh nghiệp trong tỉnh đều là những doanh nghiệp nhỏ và vừa nên quy mô sản xuất , vốn đầu tư, hiểu biết về văn hoá doanh nghiệp… còn hạn chế. Từ đó, dẫn đến sự thiếu hiểu biết về sở hữu trí tuệ, mặc dù sở đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, đào tạo nhằm nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp đối với vấn đề này. Đầu tư vào nhãn hiệu hàng hóa: Nhãn hiệu có vị trí đặc biệt quan trọng và trở thành “linh hồn” của mỗi doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Hiện nay, cùng với bằng sáng chế, bằng kiểu dáng công nghiệp và tên gọi xuất xứ, nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ nhiều nhất ở Việt Nam. Mỗi năm, Cục Sở hữu trí tuệ đã nhận được không dưới 17.000 đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá từ các doanh nghiệp trong nước và hơn 100 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong số hơn 110.000 nhãn hiệu được đăng ký và bảo hộ ở Việt Nam thì chủ yếu là của doanh nghiệp nước ngoài (chiếm tới 75%) và còn lại là của doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù trong những năm qua, lượng đơn đăng ký từ doanh nghiệp trong nước đã tăng lên đáng kể nhưng cũng còn không ít doanh nghiệp Việt Nam còn thờ ơ với việc bảo hộ nhãn của mình. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhãn hiệu bị nhái, bị đánh cắp, tranh chấp. Thực tế ở Việt Nam mỗi năm đã có tới trên 3.000 vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bị xử lý bằng các biện pháp hành chính, hàng trăm vụ làm hàng giả và vi phạm nhãn hiệu bị xử tại toà hình sự. Đặc biệt, số vụ vi phạm sở hữu công nghiệp mỗi năm một tăng mạnh. Nếu như năm 2000, mới chỉ có 176 vụ vi phạm thì đến năm 2002 đã tăng lên 395 vụ và năm 2004 là 404 vụ. Theo ông Lê Văn Kiều, Chánh thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ, hàng năm, thanh tra Bộ đã kết hợp cùng công an kinh tế phát hiện, xử lý hàng trăm vụ vi phạm kiểu dáng, nhãn mác, nhãn hiệu hàng hoá. Không phủ nhận đã có nhiều doanh nghiệp xây dựng, quan tâm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình nhưng cũng vẫn còn không ít đơn vị không đầu tư tạo dựng thương hiệu mà ăn cắp, nhái nhãn mác hàng hoá... để làm hàng giả, hàng kém chất lượng. Tại Việt Nam, đã có một số nhãn hiệu được định giá trong quá trình chuyển nhượng và góp vốn kinh doanh như: “P/S” (được định giá 5 triệu USD năm 1996), “Dạ Lan” (được định giá 2,5 triệu USD vào năm 1997). Mặc dù mức này còn khiêm tốn so với các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới nhưng nó là khá cao ở Việt Nam và là minh chứng cho giá trị của nhãn hiệu các doanh nghiệp cần phải gìn giữ, bảo vệ. II. Đánh giá tình hình đầu tư tài sản vô hình đối với sự phát triển của doanh nghiệp 1. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực Chế độ đãi ngộ công nhân viên còn chưa thoả đáng. Mặc dù hiện nay, các doanh nghiệp đang ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực nhưng trên thực tế, họ vẫn chưa có những biện pháp nhằm nâng cao tinh thần ý thức trách nhiệm của người lao động, tạo ra sự gắn kết người lao động đối với tổ chức, doanh nghiệp của mình. Chúng ta có thể đơn cử một ví dụ điển hình là chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động- vốn là điều bắt buộc thì hiện nay vẫn chưa được các doanh nghiệp thực hiện một cách nghiêm túc. Theo số liệu thu thập được, thì đến năm 2005 mới chỉ có 20,8% số doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, còn thấp hơn tỷ lệ năm 2004 là 23,1%; trong đó doanh nghiệp nhà nước là 99,0%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh 10,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 81,0%. Nếu so với số doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên (là doanh nghiệp bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động) thì cũng chỉ đạt 40,0% (năm 2004 là 45,6%). Trong đó; doanh nghiệp nhà nước thực hiện 100%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh 23,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 87,3%, Như vậy vẫn còn 60,0% số doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc nhưng chưa thực hiện Luật Lao động quy định về bảo hiểm xã hội cho người lao động. Ðiều đáng lưu ý hơn là tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động so với tổng quỹ lương vốn đã thấp, song lại có xu hướng thấp dần, năm 2004 là 8,68%; năm 2005 còn 7,37% (kể cả bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm xã hội). Bên cạnh đó, chế độ tiền lương tiền thưởng cho người lao động vẫn còn rất nhiều bất cập. Trong khi tiền lương hiện nay được điều chỉnh với xu hướng tăng lên một cách chậm chạp thì giá cả lại ngày càng leo thang, trong đó lương thực thực phẩm – vốn là mặt hàng thiết yếu của người lao động thì lại là mặt hàng có tỉ lệ tăng giá cao nhất hiện nay. Chính điều đó đã gây ra rất nhiều khó khăn cho đời sống của người lao động. Những vấn đề bất cập liên quan đến hoạt động đào tạo và đào tạo lại trong doanh nghiệp. Mặc dù nhu cầu đào tạo nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay là rất lớn nhưng do không xác định được nhu cầu đào tạo, phương pháp và nội dung đào tạo nên mức độ đầu tư cho đào tạo nhân lực của nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa mang lại hiệu quả thỏa đáng. Một thực trạng đáng buồn là chất lượng đào tạo ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều bất cập. Theo kết quả khảo sát trong 2 năm (2004-2006) trên gần 5.500 người tham gia theo hình thức trả lời theo phiếu điều tra được Bộ GD-ĐT công bố ngày 4/1/2008 cho thấy, trên 50% số SV tốt nghiệp phải đào tạo lại với lý do chủ yếu là do chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. 36,3%  số doanh nghiệp đã trả lời SV phải được đào tạo lại các kỹ năng, 28,3% phải đào tạo lại chuyên môn và 33,6% phải đào tạo lại cả kỹ năng và chuyên môn. Với mục đích đào tạo nhân lực cho xã hội, việc làm của SV tốt nghiệp là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo của các trường ĐH tuy nhiên đa số các trường hiện nay chưa có bộ phận theo dõi về vấn đề này. Hay như trong một cuộc khảo sát do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI phối hợp với hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức trên 679 nhà doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực về vấn đề đào tạo nhân lực và đào tạo quản lý thì phần lớn các doanh nghiệp đều khẳng định, đào tạo nhân lực có thể góp phần đáng kể vào việc giải quyết khó khăn mang tính chiến lược. 84,4% số doanh nghiệp cho rằng, dịch vụ đào tạo quản lý là rất cần thiết và sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo. Thế nhưng, số doanh nghiệp đã tham gia đào tạo chỉ chiếm 40,9% và chỉ có 44,9% doanh nghiệp tham gia hai khóa đào tạo trở lên. Điều này phần nào cho thấy, chất lượng đào tạo các trung tâm chưa thuyết phục và tạo được ấn tượng với các doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp phải tự đào tạo tay nghề cho người lao động (chiếm 85,06%), chứ không phải lao động được đào tạo qua hệ thống trường dạy nghề tập trung. Điều này dẫn đến chi phí đào tạo cho lao động cao, nhưng trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật của lao động thấp. Trong một khảo sát về lĩnh vực này, tỷ lệ đào tạo giữa Đại học, Trung cấp, Công nhân kỹ thuật là 110,8310,6. Một vấn đề thuộc chiến lược giai đoạn - đào tạo quốc gia được đặt ra là sớm khắc phục mô hình "hình tháp lộn ngược" này để lao động Việt Nam được đào tạo lành nghề, có năng suất cao chứ không phải chỉ vì "giá rẻ", thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Thiếu nhân sự quản lý cấp cao và công nhân kĩ thuật có tay nghề. Có thể khẳng định rằng nhân lực quản lí cấp cao và công nhân kĩ thuật có tay nghề cao chính là 2 bài toán hết sức nan giải đối với bất cứ một doanh nghiệp nào trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay. Lực lượng lao động của Việt Nam hiện nay chỉ đảm bảo về mặt số lượng, còn về chất lượng thì đang có rất nhiều hạn chế. Trình độ văn hoá của người lao động thấp, thể hiện : tỉ lệ người lao động chưa biết chữ chiếm 4,04%, chưa tốt nghiệp tiểu học 13,09%, tốt nghiệp tiểu học 29,08%, tốt nghiệp trung học cơ sở 32,57%, tốt nghiệp trung học phổ thông 21,23%( 2003). Trình độ chuyên môn, kỹ thuật non yếu, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp: tỷ lệ chưa qua đào tạo 74,67%, công nhân kỹ thuật không có bằng 10,59%, công nhân kỹ thuật có bằng và chứng chỉ 3,54%, sơ cấp 0,97%, trung học chuyên nghiệp 4,73%, cao đẳng và đại học trở lên 5,5% Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng lao động là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam bởi chi phí lao động rẻ, trình độ dân trí của lao động Việt Nam cao, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi, khéo tay, nhanh trí... nhưng trên thực tế năng suất lao động của chúng ta lại chỉ ở mức trung bình và thấp (trên 60%), chủ yếu lại là lao động thủ công, tác phong lao động công nghiệp còn kém. Do đó nếu so sánh lao động Việt Nam với lao động các nước trong khu vực thì có thể nói đây là điểm yếu của Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu xét chi phí lao động thì chi phí lao động của Việt Nam cao hơn nhiều so với Inđônêxia, nếu xét tới lao động có trình độ kỹ thuật và có năng suất cao thì lao động Việt Nam lại không thể so sánh với Thái Lan, Malaixia, Singapo. 2. Đánh giá tình hình đầu tư nghiên cứu và triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22459.doc
Tài liệu liên quan