MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: ĐẦU TƯ VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ CỦA CÁC QUỐC GIA 2
I. Đầu tư và cơ cấu đầu tư 2
1. Khái niệm và vai trò của đầu tư phát triển 2
1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển 2
1.2. Vai trò của đầu tư phát triển 2
1.2.1. Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước 2
1.2.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ 5
2. Cơ cấu đầu tư 5
2.1. Khái niệm và phân loại cơ cấu đầu tư 5
2.1.1. Khái niệm 5
2.1.2. Phân loại 5
2.2. Chuẩn dịch cơ cấu đầu tư 6
II. Đầu tư đối với sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 7
1. Đầu tư với sự tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng các ngành nói riêng 7
1.1. Khái niệm và các yếu tố chủ yếu của tăng trưởng và phát triển kinh tế 7
1.1.1. Khái niệm 7
1.1.2. Các yếu tố chủ yếu của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế 8
1.2. Một số lý thuyết về mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế 9
1.2.1. Mô hình Harrod - Domar 9
1.2.2. Mô hình Solow 11
2. Đầu tư với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 14
2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế ngành 14
2.1.1. Cơ cấu kinh tế 14
2.1.2. Cơ cấu kinh tế theo ngành 14
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các nhân tố ảnh hưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 15
2.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 15
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 15
2.3. Đầu tư tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 17
III. Đầu tư với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của các quốc gia 19
1. Khái niệm và bản chất của công nghiệp hoá - hiện đại hoá 19
1.1. Khái nhiệm về công nghiệp hoá 19
1.2. Thực chất của công nghiệp hoá - hiện đại hoá 20
2. Nội dung của công nghiệp hoá - hiện đại hoá 20
PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở VIỆT NAM 23
I. Thực trạng đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành ở Việt Nam trong thời gian qua 23
1. Tổng quan về tình hình đầu tư ở Việt Nam trong thời gian qua 23
2. Thực trạng đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành 31
II. Tác động của đầu tư với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 35
1. Tăng trưởng chung của nền kinh tế và tăng trưởng của các ngành 35
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 39
III. Một số hạn chế trong hoạt động đầu tư cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 40
1. Những tồn tại 40
2. Nguyên nhân 42
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM 44
I. Mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010 44
II. Định hướng phát triển các ngành theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá 45
1.1. Đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn 45
1.2. Đối với ngành công nghiệp và xây dựng 46
1.3. Đối với ngành dịch vụ 47
III. Định hướng đầu tư phát triển theo ngành 47
IV. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư đối với sự nghiệp tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010 50
1. Huy động vốn đầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế 50
1.1. Thu hút nguồn vốn trong nước 50
1.2. Thu hút nguồn vốn nước ngoài 51
2. Kế hoạch hoá và bố trí cơ cấu đầu tư 52
2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, chú trọng kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội sau năm 2000 52
2.2. Đổi mới công tác kế hoạch hoá hoạt động đầu tư 54
2.3. Bố trí hợp lý cơ cấu đầu tư 55
3. Giải pháp hoàn thiện công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư 57
3.1. Đổi mới nhận thức về dự án đầu tư 57
3.2. Đầu tư cho công tác lập và thẩm định dự án đầu tư 58
3.3. Đưa ra các quy định cụ thể về việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án 58
3.4. Quy định cụ thể trách nhiệm của các cá nhân đảm nhận việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư 59
4. Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư 60
4.1. Tăng cường công tác quản lý dự án 60
4.2. Thực hiện quản lý thống nhất một đầu mối đối với tất cả các dự án đầu tư 61
4.3. Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư 61
4.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình đầu tư 62
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đầu tư với sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8.88
10.7
13.51
15.64
16.74
Tây Nguyên
3.17
3.65
4.35
3.67
3.66
4.07
5.579
6.443
6.993
Đông Nam Bộ
19.11
19.29
21.99
21.72
22.75
25.92
32.69
35.12
35.44
ĐB sông Cửu Long
8.24
10.45
13.05
11.01
11.38
13.27
17.05
19.41
20.35
( Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư )
Theo số liệu trên, vốn đầu tư phát triển được phân bố tập trung vào hai vùng kinh tế trọng điểm là đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ. Vốn đầu tư vào vùng đồng bằng sông Hồng tăng dần qua các năm, từ 18,23 nghìn tỷ đồng năm 1995, lên tới 27,66 nghìn tỷ đồng năm 2001, 31,27 nghìn tỷ đồng vào năm 2002 và 32,76 nghìn tỷ đồng năm 2003. Nếu lấy năm 1995 làm gốc thì tốc độ phát triển định gốc năm 2001 là 51,73%, năm 2002 là 71,53 %, năm 2003 là 79,7 %. Tốc độ tăng bình quân năm là 7,6 %.
Cũng tương tự với vùng Đông Nam Bộ là vùng có quy mô vốn đầu tư lớn nhất nước. Quy mô vốn đầu tư tăng liên tục từ 19,11 nghìn tỷ đồng năm 1995, lên tới 32,69 nghìn tỷ đồng năm 2001; 35,12 nghìn tỷ đồng năm 2002 và 35,44 nghìn tỷ đồng năm 2003. Tốc độ tăng bình quân năm của vùng là 8,026%. Đặc biệt trong 4 năm gần đây, từ năm 2000- 2003, tốc độ tăng bình quân năm là 10,99 %.
Vùng Tây Nguyên là vùng kinh tế có quy mô vốn đầu tư thấp nhất nước. Mặc dù vậy, quy mô vốn đầu tư của vùng cũng tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân năm là 10,39 %. Nếu năm 1995, quy mô vốn đầu tư vào Tây Nguyên chỉ đạt 3,17 nghìn tỷ đồng thì tới 2003 đã lên tới 6,993 nghìn tỷ đồng. Đầu tư vào khu vực này chủ yếu nhằm phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày và khai thác lâm nghiệp. Để đảm bảo phát triển đồng đều các vùng kinh tế thì cần phảI đẩy mạnh đầu tư phát triển khu vực này nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
Nhìn vào cơ cấu vốn đầu tư phát triển phân theo vùng cũng thấy được sự chênh lệch trong tỷ trọng vốn đầu tư giữa các vùng.
Biểu 5: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển giai đoạn 1995- 2003 phân theo vùng
(mặt bằng giá 1995)
Đơn vị: %
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
100
100
100
100
100
100
100
100
100
Miền núi phía Bắc
7.50
8.10
7.90
7.70
7.30
7.20
7.99
8.02
8.22
Đồng bằng sông Hồng
26.77
24.90
24.41
26.40
26.00
25.80
24.3
24.37
24.49
Bắc Trung Bộ
9.00
9.50
9.40
7.00
6.80
6.00
7.72
7.90
7.93
Duyên hải miền Trung
11.89
11.80
11.20
11.30
11.40
12.10
11.9
12.19
12.51
Tây Nguyên
4.65
5.00
5.20
4.80
4.70
4.60
4.89
5.02
5.23
Đông Nam Bộ
28.06
26.41
26.29
28.40
29.20
29.30
28.7
27.37
26.48
ĐB sông Cửu Long
12.10
14.31
15.60
14.40
14.60
15.00
15
15.13
15.21
( Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư )
Đồng bằng sông Hồng và miền Đông Nam Bộ có tỷ trọng vốn đầu tư lớn nhất nước. Tuy nhiên tỷ trọng vốn đầu tư ở 2 vùng kinh tế trọng điểm này có xu hướng giảm nhẹ trong vài năm gần đây. Nếu năm 1995. tỷ trọng vốn đầu tư của vùng đồng bằng sông Hồng là 26,77 % thì tới năm 2001 còn 24,3 %, năm 2002 là 24,37 %, năm 2003 là 24,49 %. Vùng Đông Nam bộ có tỷ trọng vốn đầu tư năm 1995 là 28,06 % thì tới 3 năm gần đây tỷ trọng vốn đầu tư trung bình giảm xuống còn 27,52 %. Vùng Tây Nguyên có tỷ trọng vốn đầu tư phát triển thấp nhất, chỉ khoảng 5 % tổng vốn đầu tư, tiếp đó là miền núi phía Bắc với tỷ trọng vốn đầu tư là 7,5 % và vùng Bắc Trung Bộ với tỷ trọng vốn khoảng xấp xỉ 8 %.
Nhìn chung quy mô và cơ cấu vốn theo vùng kinh tế qua các năm chưa có nhiều chuyển biến đáng kể. Sự chênh lệch vốn đầu tư phân bổ cho các ngành còn khá lớn. Sự chênh lệch lớn về cơ cấu vốn đầu tư là nguyên nhân làm cho vùng núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ có nguy cơ tụt hậu, chậm phát triển. Đối với các vùng khác như vùng duyên hải miền Trung, tỷ trọng của vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư phát triển có biến đổi song không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 11,8 %. Đối với vùng đồng bằng sông Cửu long, quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư phát triển có xu hướng tăng ( từ 12,1 % tổng vốn đầu tư năm 1995 lên 15,21 % tổng vốn đầu tư năm 2003). Sở dĩ có sự tăng trưởng này là do nhà nước thực hiện quyết định 99/TTG ngày 9/2/1996 của Thủ tướng chính phủ về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996- 2000 đối với việc phát triển thuỷ lợi, giao thông và xây dựng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long.
2. Thực trạng đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành
Kinh nghiệm cũng như thực tế của nhiều nước cho thấy nếu có chính sách đầu tư hợp lý sẽ tạo đà cho việc phát triển nền kinh tế. Chính sách đầu tư bao gồm cả việc tạo ra nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Tỷ trọng phân bố vốn đầu tư vào các ngành khác nhau sẽ mang lại những hiệu quả khác nhau. Quy mô vốn đầu tư cũng như tỷ trọng vốn đầu tư của các ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các ngành và cơ cấu của các ngành trong toàn bộ nền kinh tế. Cơ cấu vốn đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp, quan trọng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, đồng thời ảnh hưởng chung đến tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế.
Bởi vậy, nghiên cứu tình hình đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành để thấy được tính hợp lý hay không hợp lý trong bố trí vốn đầu tư giữa các ngành, từ đó thấy được khả năng tác động của đầu tư tới việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Sự tăng cường quy mô, nhịp độ đầu tư vào các ngành không những phản ánh tốc độ mở rộng quy mô phát triển của ngành mà còn thể hiện mức độ tập trung tiềm lực của xã hội cho ngành đó.
Biểu 6: Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 1995- 2003 phân theo ngành kinh tế
(mặt bằng giá năm 1995)
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số vốn
68.1
73.05
83.63
76.48
77.92
88.45
114.4
128.31
133.81
Nông lâm nghiêp, thuỷ sản
5.47
5.48
6.86
6.96
12.16
13.98
14.06
16.26
17.36
Công nghiệp và xây dựng
24.9
29.51
35.12
34.42
35.84
39.8
49.19
55.79
58.85
Dịch vụ
37.73
38.06
41.65
35.1
29.92
34.67
51.15
56.26
57.6
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư)
Biểu 7: Tốc độ phát triển định gốc của vốn đầu tư phát triển phân theo ngành kinh tế
(mặt bằng giá năm 1995)
Đơn vị: %
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
100
107.3
122.8
112.3
114.4
129.9
168
188.4
196.49
Nông lâm&thuỷ sản
100
100.2
125.41
127.2
222.3
255.6
257
297.3
317.367
Công nghiệp&xây dựng
100
118.5
141.04
138.2
143.9
159.8
197.6
224.1
236.345
Dịch vụ
100
100.9
110.39
93.03
79.3
91.89
135.6
149.1
152.664
( Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư )
Nông nghiệp là ngành có quy mô vốn đầu tư thấp nhất. Từ năm 1995- 2003 tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp chỉ đạt 98,59 nghìn tỷ đồng (mặt bằng giá năm 1995) với tốc độ tăng trung bình năm là 15,53 %. Tuy nhiên đầu tư cho nông nghiệp có xu hướng tăng do chủ trương công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Năm 1995, đầu tư cho nông nghiệp mới đạt mức 5,47 nghìn tỷ đồng thì tới năm 2000 vốn đầu tư cho nông nghiệp đã lên tới 13,98 nghìn tỷ đồng, năm 2002 là 16,26 nghìn tỷ đồng và năm 2003 đạt 17,36 nghìn tỷ đồng. Cùng với sự gia tăng về quy mô vốn đầu tư, tốc độ phát triển của vốn đầu tư vào khu vực này cũng tăng tương đối liên tục. Nếu lấy năm 1995 làm gốc thì tốc độ phát triển định gốc của năm 1997 là 125,41%, năm 1999 là 222,3 %, năm 2001 là 257 % và năm 2003 là 317,367 %. Sự gia tăng quy mô vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn nước ta- một nước nông nghiệp với 80 % dân số sống ở khu vực nông thôn.
Công nghiệp và xây dựng là ngành có quy mô vốn đầu tư lớn nhất trong tổng vốn đầu tư phát triển. Vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng liên tục qua các năm, tạo sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp, đáp ứng sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Năm 1995, đầu tư cho công nghiệp và xây dựng đạt 24,9 nghìn tỷ đồng, sau 5 năm đến năm 2000 , đã đạt gần 40 nghìn tỷ đồng và tới năm 2003 đã đạt 58,85 nghìn tỷ đồng. Nếu coi năm 1995 làm gốc thì tốc độ phát triển định gốc của 3 năm gần đây như sau: năm 2001 là 197,6 %; năm 2002 là 224,1 %; năm 2003 là 236,345 %. Như vậy vốn đầu tư cho công nghiệp tăng liên tục và mạnh mẽ, thể hiện sự tập trung nguồn lực xã hội vào phát triển khu vực này.
Cùng với sự gia tăng vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp thì vốn đầu tư phát triển khu vực dịch vụ cũng tăng liên tục. Tổng vốn đầu tư vào dịch vụ trong vòng 9 năm qua, từ 1995 đến 2003 là 382,14 nghìn tỷ đồng (mặt bằng giá năm 1995), gấp 3,87 lần tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp. Đặc biệt, trong 3 năm gần đây, vốn đầu tư phát triển ngành dịch vụ luôn ở mức tương đối cao và ổn định, năm 2001 là 51,15 nghìn tỷ đồng, năm 2002 là 56,26 nghìn tỷ đồng, năm 2003 là 57,6 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng vốn đầu tư cho ngành dịch vụ trung bình là 5,43 %. Mặc dù cũng có sự suy giảm trong 2 năm 1998, 1999 nhưng nhìn chung đầu tư cho ngành dịch vụ tăng liên tục qua các năm.
Nhìn vào cơ cấu vốn đầu tư phát triển phân theo ngành kinh tế, chúng ta có thể thấy vốn đầu tư cho công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đó là dịch vụ và cuối cùng là nông nghiệp.
Biểu 8: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển giai đoạn 1995- 2003 theo ngành kinh tế
(mặt bằng giá năm 1995)
Đơn vị: %
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số vốn
100
100
100
100
100
100
100
100
100
Nông lâm nghiêp, thuỷ sản
8.03
7.5
8.2
9.1
15.61
15.81
12.29
12.67
12.97
Công nghiệp và xây dựng
36.56
40.4
41.99
45.01
46.0
45.0
43.0
43.48
43.98
Dịch vụ
55.41
52.1
49.89
45.89
38.39
39.19
44.71
43.85
43.05
( Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư )
Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp tuy nhỏ nhất trong cơ cấu vốn đầu tư song có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 8,03 % năm 1995 lên 15,81 % năm 2000 và 12,97 % năm 2003. Điều này thể hiện để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội nói chung và đáp ứng được nhu cầu nâng cao thu nhập của nông dân nói riêng thì nhất thiết phải chú trọng đến đầu tư phát triển nông lâm ngư nghiệp. Đầu tư cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
Vốn đầu tư phát triển công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và cũng tăng dần qua các năm. Năm 1996, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển công nghiệp chiếm tới 46 % vốn đầu tư phát triển. Trong 3 năm gần đây, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển công nghiệp cũng đạt trung bình xấp xỉ 44 %. Vốn đầu tư phát triển công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất thể hiện khả năng mở rộng quy mô của ngành, thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, tăng nhanh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm. Do vậy, việc gia tăng vốn đầu tư cho công nghiệp là một tín hiệu đáng mừng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển ngành dịch vụ có xu hướng giảm dần từ năm 1995 đến nay. Năm 1995, trong khi tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp chỉ đạt 36,56 % thì tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển dịch vụ đạt 55,41 %. Đến năm 2000, tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp tăng lên đến 45% thì tỷ trọng vốn đầu tư cho dịch vụ lại giảm xuống còn 39,19 %. Như vậy có mối liên hệ ngược chiều giữa hai ngành này. Sở dĩ có sự suy giảm vốn đầu tư cho dịch vụ là bởi vì chúng ta chưa có chiến lược đầu tư cho dịch vụ một cách rõ ràng. Một số ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn… chưa được chú ý đầu tư thích đáng. Do vậy, vấn đề đẩy mạnh đầu tư phát triển dịch vụ một cách hợp lý nhằm xứng đáng với tiềm năng phát triển của ngành này.
II. Tác động của đầu tư với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
1. Tăng trưởng chung của nền kinh tế và tăng trưởng của các ngành
Với tình hình đầu tư như trên, nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc. Đầu tư đã khiến cho nền kinh tế đạt mức tăng trưởng đều đặn và liên tục, trong đó tăng trưởng của các ngành cũng theo hướng tích cực và hợp lý.
Biểu 9: Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế
(giá so sánh năm 1994)
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
195.6
213.8
231.3
244.6
256.3
273.7
292.5
313.1
335.82
Nông lâm nghiệp, thuỷ sản
51.32
53.58
55.89
57.87
60.89
63.72
65.62
68.28
70.47
Công nghiệp và xây dựng
58.55
67.02
75.47
81.76
88.05
96.91
107
117.1
129.19
Dịch vụ
85.7
93.24
99.89
105
107.3
113
119.9
127.8
138.17
(Nguồn: Niên giám thống kê 2002)
Biểu 10: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế
( giá so sánh năm 1994)
Đơn vị: %
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
GDP
9.54
9.34
8.15
5.77
4.77
6.79
6.90
7.04
7.24
Nông lâm nghiệp, thuỷ sản
4.8
4.40
4.31
3.54
5.22
4.648
2.98
4.05
3.21
Công nghiệp và xây dựng
13.6
14.47
12.61
8.33
7.69
10.06
10.40
9.43
10.34
Dịch vụ
9.83
8.80
7.13
5.09
2.25
5.32
6.10
6.54
8.14
( Nguồn: Niên giám thống kê 2002 )
Giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng liên tục qua các năm, từ năm 1995 đến 2003, năm 1995 là 195,6 nghìn tỷ đồng, đến 3 năm gần đây đã tăng lên rất nhanh, năm 2001 là 292,5 nghìn tỷ đồng, năm 2002 là 313,1 nghìn tỷ đồng và năm 2003 là 335,82 nghìn tỷ đồng. Do quy mô đầu tư các năm tăng đều đặn dẫn đến sự gia tăng liên tục về giá trị tổng sản lượng trong nước. Về tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước cũng tương đối ổn định . Năm 1995 có tốc độ tăng GDP cao nhất, sau đó có sự sụt giảm trong các năm 1998 với 5,77 %, năm 1999 với 4.77 % nhưng trong những năm gần đây, tốc độ tăng GDP đã có chiều hướng đi lên, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng GDP năm 2001 là 6,9 %, năm 2002 là 7,4 % và năm 2003 là 7,24 %, tất cả đều tăng vượt mức kế hoạch đặt ra. Mặc dù trong những năm vừa qua do ảnh hưởng của các nhân tố khách quan như tình hình chiến tranh ở iraq, dịch bệnh SARR … đã làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của các nước trong khu vực và trên thế giới, song với chính sách đầu tư hợp lý, nước ta vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng ngoạn mục đáng khích lệ.
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung, các ngành kinh tế cũng tăng trưởng khá cao và ổn định.
* Ngành nông nghiệp: Với sự tăng lên về quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp trong những năm qua đã đem lại cho ngành những thành tựu phát triển đáng kể. Giá trị khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp vào GDP ngày càng tăng. Năm 1995 là 51,32 nghìn tỷ đồng, năm 2001 là 65,62 nghìn tỷ đồng, năm 2002 là 68,28 nghìn tỷ đồng và năm 2003 là 70,47 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng của khu vực này có xu hướng giảm dần, từ 5,22 % năm 1999 xuống còn 4,05 % năm 2002 và 3,21 % năm 2003.
Trong nông nghiệp, sản lượng lương thực đã đạt kết quả to lớn, từ 21,48 triệu tấn năm 1990 lên 27,6 triệu tấn năm 1995, trên 34,25 triệu tấn năm 1999 và đạt 35 triệu tấn năm 2002. Từ một nước phải nhập lương thực từ bên ngoài nhưng từ năm 1989 trở lại đây, sản xuất lương thực nước ta chẳng những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu lương thực chiếm 30 % kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản và chiếm 15- 17 % thị phần thế giới, đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu gạo.
Sản xuất thuỷ sản của nước ta đã đạt nhiều thắng lợi do chiến lược đầu tư hướng vào hàng chế biến xuất khẩu. tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân thời kì 1996- 2000 là 9,1 %, thời kì 2000-2002 là 12,6 %. Năm 2000 là năm đỉnh cao của sản xuất thuỷ sản, giá trị sản xuất tăng tới 19,3 %. Dự tính trong 10 năm tới xuất khẩu thuỷ sản tăng bình quân 17,7 %/ năm Sản xuất thuỷ sản đóng góp một phần không nhỏ vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp nói chung và của nền kinh tế nói riêng.
* Ngành công nghiệp và xây dựng: là ngành được ưu tiên đầu tư phát triển nhằm tạo đà cho quá trình CNH- HĐH của đất nước, do vậy ngành công nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu tích cực. Vượt lên những đòi hỏi khắc nghiệt của thị trường, vươn lên theo hướng đổi mới công nghệ, cơ cấu và tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường, ngành công nghiệp đã tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hôi. Đóng góp của ngành vào GDP ngày càng tăng, năm 2001 là 107 nghìn tỷ đồng, năm 2002 là 117,1 nghìn tỷ đồng và năm 2003 là 138,17 nghìn tỷ đồng đã thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp. Đầu tư cho công nghiệp ngày càng tăng đã tạo tự tăng trưởng mạnh mẽ trong khu vực này. Tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp đạt 10,40 % năm 2001; 9,53 % năm 2002 và 10,34 % năm 2003. Như vậy, cùng với nhịp độ gia tăng của đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp, tốc độ tăng trưởng của ngành này cũng tăng lên tương ứng.
Trong công nghiệp thì ngành công nghiệp chế biến do được đầu tư đúng mức nên giá trị tăng thêm của ngành luôn giữ ở mức tăng trưởng 10,6 % đến 11,6 %, đóng góp vào tăng trưởng của khu vực công nghiệp từ 57- 65 %. Đặc biệt công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống đạt tăng trưởng hàng năm trên 15 %. Hầu hết các ngành công nghiệp chế biến đều có mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế cao hơn mức bình quân. Tăng cường đầu tư vào công nghiệp chế biến là biện pháp tốt, không chỉ phát triển các ngành này mà tạo đà phát triển cho toàn bộ nền kinh tế.
Đối với ngành xây dưng, trong thời gian qua giá trị tăng thêm của ngành đều tăng trên 10 %. Đây là ngành tạo dựng nên giá trị tàI sản cố định của đất nước. Tăng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của ngành xây dựng, ngành xây dựng tăng trưởng cao đồng nghĩa với việc tích luỹ tàI sản cố định cũng tăng cao, từ đó thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế.
Ngoài ra, trong công nghiệp hai ngành công nghiệp khai thác và sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt cũng đạt tăng trưởng khá cao, đóng góp vàp tăng trưởng chung của ngành công nghiệp. Trung bình 4 năm gần đây, từ năm 2000- 2003 tốc độ tăng của ngành công nghiệp sản xuất điện, nước khí đốt đều đạt trên dưới 13%.
* Ngành dịch vụ: phát triển ngày càng đa dạng, vừa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa phục vụ tốt đời sống, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ. Đây là ngành có giá trị đóng góp vào GDP cao nhất trong 3 ngành, năm 2001 là 119,9 nghìn tỷ đồng, năm 2002 là 127,8 nghìn tỷ đồng, năm 2003 là 138,17 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng của ngành dịch vụ tuy tương đối cao và ổn định nhưng vẫn thấp hơn so với ngành công nghiệp. Năm 2001 là 6,1 %, năm 2002 là 6,54 % và năm 2003 là 8,14 %. Mặc dù vậy nhưng tốc độ tăng của ngành dịch vụ vẫn có xu hướng đi lên, thể hiện sự quan tâm đầu tư đúng mức dành cho ngành.
Trong khu vực dịch vụ, ở nhóm dịch vụ kinh doanh có tính chất thị trường thời gian qua đã xuất hiện nhiều loại hoạt động dịch vụ mới mang đậm nét của nền kinh tế thị trường và có tỷ trọng giá trị gia tăng cao như: các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, kinh doanh bất động sản, dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư…Nhóm ngành này hiện đang đóng góp 3/4 vào mức tăng trưởng của khu vực dịch vụ và đòi hỏi có sự đầu tư thích đáng trong thời gian tới.
Nhóm dịch vụ sự nghiệp là nhóm được ưu tiên đầu tư phát triển theo nội dung của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010: “Phát huy nguồn lực tri thức và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH- HĐH”. Do đó tăng trưởng của nhóm ngành này không chỉ tăng hơn mức tăng trưởng của khu vực dịch vụ mà còn cao hơn cả mức tăng bình quân chung của cả nền kinh tế.
Tóm lại, nhờ có cơ cấu đầu tư hợp lý đã tạo đà cho sự tăng trưởng của cả nền kinh tế nói chung và tăng trưởng của từng ngành nói riêng. Đầu tư là “cú huých ban đầu” tạo đà phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
Nhờ có các chính sách khuyến khích đầu tư nên đã tạo ra được sự chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH. Đầu tư vào các ngành trọng điểm đã giúp phát huy được lợi thế so sánh của từng ngành, thúc đẩy các ngành tăng trưởng, rồi từ đó nâng cao tỷ trọng các ngành đó trong cơ cấu kinh tế. Cùng với sự gia tăng tỷ trọng vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp đã khiến cho ngành này dần chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sự gia tăng tỷ trọng ngành công nghiệp là một tín hiệu đáng mừng thể hiện chính sách đầu tư đúng đắn của Đảng và nhà nước ta trong thời gian qua.
Biểu 11: Cơ cấu kinh tế theo ngành
(theo giá so sánh năm 1994)
Đơn vị: %
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
100
100
100
100
100
100
100
100
100
Nông lâm nghiệp &thuỷ sản
26.24
25.06
24.16
23.66
23.76
23.28
22.43
21.81
20.98
Công nghiệp & xây dựng
29.93
31.35
32.63
33.43
34.35
35.41
36.58
37.39
38.47
Dịch vụ
43.83
43.59
43.21
42.91
41.89
41.31
40.99
40.80
40.55
( Nguồn: Niêm giám thống kê 2002 )
Tỷ trọng nông lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP từ 26,24 % năm 1995 đã giảm xuống 23,28 % năm 2000 và tiếp tục giảm xuống 20,98 % năm 2003. Trong đó nông nghiệp từ 22,4 % năm 1995 giảm xuống còn 19,9 % năm 2000 và 17,7 % năm 2003, sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất và hiệu quả cao.
Tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng trong GDP từ 29,93 % năm 1995 tăng lên 35,41 % năm 2000, tiếp tục tăng tới 38,47 % năm 2003. Trong đó, các ngành công nghiệp khai thác từ 4,8 % năm 1995 tăng lên 9,5 % GDP vào năm 2000 , công nghiệp chế tác từ 15 % tăng lên 18,7 % GDP, công nghiệp điện, hơi đốt, nước chiếm khoảng 2,9 % GDP.
Tỷ trọng các ngành dịch vụ trong GDP từ 43,83 % năm 1995 giảm xuống còn 41,37 % năm 2000 và xuống 40,55 % năm 2003. Trong cơ cấu ngành dịch vụ năm 2003, thương nghiệp chiếm 16,3 % GDP, khách sạn nhà hàng chiếm 3,2 %, vận tải, bưu điện, du lịch chiếm 3,85 %, kinh doanh bất động sản chiếm 4,1 % và giáo dục đào tạo chiếm3,37 % GDP…
Như vậy với cơ cấu đầu tư ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ đã dẫn đến sự thay đổi tương đối trong cơ cấu ngành kinh tế. Tỷ trọng các ngành công nghiệp ngày càng tăng cùng với sự giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp đã thể hiện sự chuyển dịch theo hướng tích cực trong cơ cấu các ngành . Đây là sự chuyển dịch cần thiết, tất yếu đáp ứng cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước ở các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Như vậy chính đầu tư đã tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa trong cơ cấu ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện mục tiêu đã đề ra “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
III. Một số hạn chế trong hoạt động đầu tư cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
1. Những tồn tại
Trong những năm qua, đầu tư là nhân tố hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu kinh tế theo ngành. Tuy nhiên để có thể đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước thì tác động của đầu tư tới tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chưa đủ mạnh và còn bộc lộ nhiêù điểm hạn chế như:
* Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư so với GDP thấp, bình quân trong 7 năm 1996- 2002, tiết kiệm nội địa mới chỉ đạt 21,5 % GDP, thấp hơn nhiều so với các nước ở vào thời kỳ đang phát triển như Việt Nam. Tiềm lực trong nhân dân còn lớn nhưng huy động cho đầu tư không được nhiều ( hàng năm mới chỉ huy động được khoảng 60 % nguồn vốn trong khu vực dân cư ), đã thế việc bố trí vốn lại thiếu tập trung, không đồng bộ, lại bị dàn trải bởi nhiều nhu cầu bức bách khác.
- Khả năng huy động các nguồn vốn bên ngoài còn thấp. Mặc dù đã có nhiều biện pháp nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài song vài năm gần đây nguồn vốn này vẫn có xu hướng giảm sút
* Cơ cấu đầu tư theo ngành chưa thực sự hợp lý, chưa tạo ra được cơ cấu kinh tế có khả năng khai thác các thế mạnh trong từng ngành.
- Mặc dù đầu tư cho nông nghiệp nông thôn đã tăng đáng kể song vốn đầu tư cho nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản chỉ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư phát triển. Vốn đầu tư cho thuỷ lợi và xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông thôn còn chưa được chú ý đúng mức. Trong 10 năm qua, từ 1991- 2000 đầu tư cho thuỷ lợi chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 2- 3 % trong tổng vốn đầu tư phát triển trong khi công tác thuỷ lợi đóng vai trò quan trọng trong việc tăng nhanh sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
- Đầu tư cho công nghiệp tương xứng với nhu cầu phát triển của ngành. Nhiều ngành công nghiệp trọng điểm chưa được đầu tư đúng mức, nhất là ngành điện. Đây là ngành đóng vai trò cốt lõi của quá trình CNH- HĐH nhưng tỷ trọng vốn đầu tư phát triển ngành này ngày càng giảm, do đó chưa đảm bảo sản xuất và phân phối điện cho sản xuất và sinh hoạt. Các ngành công nghiệp chế biến, các ngành sản xuất xây dựng… cũng chưa được đầu tư đúng mức xứng đáng với tiềm năng vốn có của các ngành này. Không chỉ thế, việc bảo hộ đối với một số ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu như: sắt, thép, xi măng … đã gây ra tình trạng cung vượt quá cầu, sản phẩm không có sức cạnh tranh dẫn đến tồn kho, ứ đọng.
- Ngành dịch vụ tuy chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển nhưng việc phân bổ vốn đầu tư cho các ngành dịch vụ cũng chưa hợp lý. Chẳng hạn, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… là ngàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35669.doc