MỤC LỤC
Trang
A. LỜI NÓI ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 2
PHẦN I Cơ sở lý luận chung 2
PHẦN II Đẩy mạnh xuất khẩu hàng 7
dệt may vào thị trường Mỹ
Chương I Khái quát về nước Mỹ 7
Chương II Cơ chế và các bộ phận của cơ 9
chế quản lý hàng nhập khẩu
hàng dệt may của mỹ
Chương III Đặc điểm, dung lượng thị trường 12
Mỹ về nhập khẩu hàng dệt may
1. Tình hình nhập khẩu hàng dệt 13
may của Mỹ
2. Nguồn nhập khẩu hàng dệt may 14
của Mỹ
Chương IV Thực trạng xuất khẩu ngành 16
dệt may sang thị trường Mỹ
1. Thực trạng 16
2. Thuận lợi và khó khăn 17
PHẦN III Một số giải pháp đẩy mạnh 19
Xuất khẩu ngành hàng dệt may
I. Những chính sách của nhà nước 19
II. Giải pháp đối với doanh nghiệp 21
C.KẾT LUẬN 24
D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng 5% dân số thế giới, mật dộ dân số khoảng 30 người/km2. Đây là nước đông dân thứ ba trên thế giới, có nền văn hoá đa dạng phong phú, đại đa số là dân da trắng ( chiếm gần 80% dân số ), số còn lại là da màu.
Về tôn giáo: 61% dân Mỹ theo đạo tin lành, 25% Thiên Chúa Giáo, 2% Do Thái, 5% các tôn giáo khác, 7% không theo đạo.
Về ngôn ngữ: chủ yếu nói tiếng Anh , một số ít nói tiếng Tây Ba Nha.
Nước Mỹ là một liên bang gồm 50 bang và một nhóm các đảo nằm ở Thái Bình Dương.
II.Nền kinh tế Mỹ
Đầu và khoảng giữa thế kỷ thứ 20, nền kinh tế Châu Âu, Châu á trong đó có Nhật Bản bị tàn phá nặng nề do hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Trong khi đó nền kinh tế Mỹ lại phát triển mạnh, giàu có lên nhờ chiến tranh: do bán vũ khí , lương thực, thực phẩm, do được tư bản của cải ở các châu lục khác chuyển tới cất dấu trong chiến tranh...kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945, GNP của nước Mỹ chiếm đến 42% GNP của toàn cầu, lúc bấy giờ trong thế giới tư bản Mỹ chiếm 54,6% tổng sản lượng công nghiệp, 24% xuất khẩu và 74% dự trữ vàng. Với sức mạnh tuyệt đối về kinh tế sau chiến tranh Mỹ bỏ vốn lớn để thành lập các tổ chức tài chính tiền tệ như Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF); Ngân hàng tái kiến thiết và phát triển quốc tế ( Ngân hàng thế giới-WB ). Ngoài ra nhiều tổ chức kinh tế như WTO, UNDP, UNIDO...cũng được sự tài trợ và chịu sự khống chế của Mỹ. Do đó Mỹ có sức chi phối rất lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.
1. Về tài chính:
Nửa thế kỷ qua, nước Mỹ duy trì sức mạnh và khả năng tự do chuyển đổi của đồng đô la Mỹ: gần 50% tổng lưu lượng thanh toán và đầu tư quốc tế thực hiện qua đồng tiền này. Ngoài ra Mỹ duy trì sự thống trị thị trường tài chính tiền tệ thế giới thông qua sự phát triển nhanh thị trường chứng khoán: trị giá giao dịch qua thị trường chứng khoán Mỹ năm 2000 khoảng 14000 tỷ USD so với 2,5 ngàn tỷ của các nước NICs. Cùng với EU, Nhật, Mỹ là một trong ba chủ đầu tư lớn nhất toàn cầu. Tất cả các yếu tố trên cho phép Mỹ nắm và ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của toàn cầu.
2. Về công nghiệp:
*Công nghiệp năng lượng
Đây là thế mạnh của Mỹ, có sức phát triển hàng đầu thế giới, chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt, than, t huỷ điện, uranium. Dầu mỏ khai thác chủ yếu ở các bang Texas, California, Louisana. Lượng dầu khai thác trong nước dấp ứng 50% nhu cầu. Khí đốt khai thác ở các bang miền nam và California. Các mỏ than có dự trữ lớn nằm ở Apalaches cung cấp gần 2/5 sản lượng than dùng trong cả nước. Ngoài ra Mỹ còn là nước sản xuất nhiều điện nhất thế giới ( khoảng 2800 tỷ kwh, trong đó 1/2 là nhiệt điện ).
+Thuỷ điện: Mỹ đứng thứ hai thế giới sau Canada. Các nhà máy thuỷ điện trước đây phát triển dọc theo các thác nước ở sườn đông dãy Appalache với quy mô trung bình, nay đã nhường chỗ cho các đập thuỷ điện ở miền Tây lưu vực sông Colarado và Columbia.
+Năng lượng nguyên tử: Mỹ đứng đầu thế giới với công suất khoảng 67,1 triệu kw( bằng 1/10 công suất của toàn bộ các nguồn điện năng ). Ngoài ra còn có năng lượng mặt trời, gió.
*Công nghiệp chế tạo
Giá trị của khu vực công nghiệp này khoảng 1000 tỷ USD/năm. Nếu tính cả các công ty Mỹ đầu tư ở nước ngoài thì tổng sản phẩm của ngành công nghiệp chế tạo lên đến ẵ tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới. Ngành chế tạo hàng không, điện tử, tin học, nguyên tử, vũ trụ, hoá chất...là các ngành công nghiệp mũi nhọn của Mỹ. Ngoài ra còn công nghiệp luyện kim, công nghiệp dệt, xe hơi...vi điện tử ở Texas, chế tạo ô tô ở Tennessee, máy bay ở Seattle, Los Angeles, tàu vũ trụ ở Houston.
3. Về nông nghiệp:
Nước Mỹ có nền nông nghiệp rất phát triển: Nhờ có diện tích lãnh thổ rộng lớn, có nhiều miền khí hậu thuận lợi, công nghệ sinh học phát triển khả năng ứng dụng cao; Chính phủ Mỹ hàng năm giành trên 10 tỷ USD tài trợ cho phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy tất cả các ngành nông nghiệp của Mỹ: Trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, chế biến nông sản đều rất phát triển; Xuất khẩu nông sản năm 2000 mang về cho nước Mỹ trên 46 tỷ USD, Mỹ đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa mỳ, bắp, thịt các loại...đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu gạo, thuỷ sản, nước trái cây..
4. Về các loại dịch vụ:
Ngoài dịch vụ tài chính, Mỹ cũng chi phối các loại hình dịch vụ khác trên thế giới như: dịch vụ điện tử thương mại, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ vận tải biển...Mỗi loại hình dịch vụ chiếm từ 7-22% thị phần dịch vụ quốc tế, hàng năm mang lại doanh thu cho đất nước hàng ngàn tỷ USD. Theo dự đoán, đến năm 2010 thu nhập từ dịch vụ chiếm đến 93% GDP của Mỹ.
5. Về chính sách đối ngoại:
Chính phủ Mỹ không chủ trương ưu tiên thúc đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hoá và tự do hoá trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng thương mại, dịch vụ...bằng cách xây dựng Hệ thống thương mại và thị trường thế giới trên cơ sở các nguyên tắc, sáng kiến của Mỹ. Các nguyeen tắc và sáng kiến này được thể chế hoá bằng các Hiệp định của WTO. Mỹ dùng cơ chế của WTO để buộc các nước thực hiện các cam kết song phương và đa phương. Mở cửa thị trường của mình, đặc biệt mở cửa các lĩnh vực Mỹ có lợi thế cạnh tranh hoặc Mỹ độc quyền. Cho đến thời điểm này tháng 3/2001, Mỹ đã ký khoảng 280 Hiệp định thương mại song phương, đa phương và các Hiệp định chuyên ngành. Việc thực hiện các Hiệp định này đảm bảo sự thuận lợi hơn cho sự bành trướng và duy trì vị trí số 1 của nền kinh tế Mỹ trên thế giới.
Chương II:
Cơ chế và các bộ phận của cơ chế quản lý
hàng nhập khẩu dệt may của Mỹ
Hoạt động nhập khẩu hàng hoá vào Mỹ chịu sự điều tiết bởi hệ thống luật chặt chẽ, chi tiết. Chính phủ Mỹ thông qua 5 cơ quan cơ bản để điều tiết nền ngoại thương của Mỹ, đó là:
1.Hệ thống luật cơ bản điều tiết hoạt động nhập khẩu vào Mỹ
*Luật thuế suất năm 1930: Luật này ra đời nhằm điều tiết hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ, bảo vệ chống lại việc nhập khẩu hàng hoágiả, luật này quy định mức thuế rất cao đối với hàng nhập khẩu. Đến nay nhiều điều khoản của luật này vẫn còn hiệu lực song thuế suất đã được sửa đổi nhiều lần và hạ xuống nhiều.
*Luật buôn bán năm 1974: Luật này định hướng cho các hoạt động buôn bán. Luật có nhiều điều khoản cho phép đền bù tổn thất cho các ngành công nghiệp Mỹ bị cạnh tranh bởi hàng nhập khẩu. Đạo luật này gây ra nhiều bất lợi cho hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ vì hàng hoá của Mỹ đã được chính phủ đứng sau lưng bảo hộ.
*Hiệp định buôn bán năm 1979: Bao gồm các điều khoản về sự bảo hộ của chính phủ về các chướng ngại kỹ thuật trong buôn bán, các sửa đổi thuế bù trừ và thuế chống hàng thừa, ế- một loại thuế đánh vào các loại hàng hoá bị cho là có trợ giá hoặc bán phá giá. Hiệp định này được thông qua nhằm mục đích thực hiện một số bộ luật được thương lượng tại Vòng đàm phán Tokyo của GATT.
*Luật tổng hợp về buôn bán và cạnh tranh năm 1988: Luật này uỷ nhiệm tổng thống Mỹ tham gia Vòng đàm phán Uruguay đồng thời thiết lập thủ tục đặc biệt ( super 301 ) cho phép Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quyết định không chịu mở cửa cho hàng hoá Mỹ vào và vi phạm Quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.
2.Một số tổ chức liên quan tới luật thương mại
Luật thương mại của Mỹ được thi hành bởi nhiều tổ chức, cơ quan nhưng chủ yếu là những cơ quan sau:
*Uỷ ban thương mại quốc tế ( ICC ) và phòng thương mại quốc tế (ITA). Đây là cơ quan có liên quan đến việc quy định có đánh thuế hàng thừa, ế hay không. Trong một vụ xử kiện chống hàng thừa,ế, ITA xác định hàng nhập khẩu có bị bán phá giá hay không còn ITC tiến hành giám định sự tổn hại của việc bán phá giá cho công nghiệp bản xứ.
*Đại diện thương mại Mỹ (USTR): Được thành lập theo luật buôn bán năm 1974, là nơi tiếp xúc của những người muốn điều tra về các vi phạm Hiệp định thương mại.
*Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc men ( FDA ): Là cơ quan kiểm tra và bảo đảm chất lượng thực phẩm, thuốc men nhập vào Mỹ.
*Cơ quan bảo vệ moi trường ( EPA ): Là cơ quan thiết lập và giám sát các tiêu chuẩn chất lượng không khí, nước, ban hành các quy định về chất thải...
*Cục Hải quan Mỹ ( USCD ): Là cơ quan thuộc bộ Ngân khố có nhiệm vụ tính thuế và thu lệ phí đánh vào hàng nhập khẩu, thi hành các luật và hiệp ước thương mại, chống buôn lậu và khai gian.
3.Thuế nhập khẩu hàng hoá vào Mỹ
a.Biểu thuế nhập khẩu: [4; 25]
*Thuế quan theo giá: Dựa trên phần trăm giá trị đã xác định của hàng hoá được nhập.
*Thuế theo lượng: Là thuế đánh theo trọng lượng hay dung tích hàng hoá, một số lượng quy định trên trọng lượng đơn vị hoặc các số đo khác về số lượng.
*Thuế hỗn hợp: Là thuế quan theo lượng và theo giá ( đánh trên trọng lượng cộng thêm phần trăm của giá trị ).
b.Hạn ngạch thuế quan:
Mỹ áp dụnh hạn ngạch để kiểm soát về khối lượng hàng nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Phần lớn hạn ngạch nhập khẩu do Cục Hải quan quản lý và chia làm hai loại:
*Hạn ngạch thuế quan: quy định số lượng đối với loại hàng nào đó được nhập khẩu vào Mỹ được hưởng mức thuế thấp trong một thời gian nhất định, nếu vượt sẽ bị đánh thuế cao.
*Hạn ngạch tuyệt đối: là hạn ngạch về số lượng cho một chủng loại hàng hoá nào đóđược nhập khẩu vào Mỹ trong một thời gian nhất định, nếu vượt sẽ không được phép nhập khẩu. Có hạn ngạch tuyệt đối mang tính toàn cầu, nhưng có hạn ngạch tuyệt đối chỉ áp dụng đối với từng nước riêng biệt.
c.áp mã thuế nhập khẩu
Luật pháp Mỹ cho chủ hàng được chủ động xếp ngạch thuế cho các mặt hàng nhập và nộp thuế theo kê khai, do đó người nhập hàng cần phải hiểu nguyên tắc xếp loại.
Đối với vải khi xếp loại sẽ áp dụng nguyên tắc cân lượng. Ví dụ, vải được dệt từ hai loại sợi cotton và polyester.
d.Định giá tính thuế hàng nhập khẩu
Nguyên tắc chung là đánh thuế theo giá giao dịch, nhưng giá giao dịch ở đây không phải là giá trên hoá đơn mà phải cộng thêm nhiều chi phí khác như: tiền đónggói; tiền hoa hồng cho trung gian nếu người mua phải trả; tiền lệ phí bản quyền...Ngoài ra giá giao dịch để đánh thuế không tính vận chuyển và phí bảo hiểm lô hàng.
Tuy nhiên có nhiều trường hợp phải dùng các nguyên tắc định giá khác, đó là:
-Định giá theo món hàng giống hệt hoặc tương tự
-Tính giá suy ngược, nghĩa là lấy giá bán lẻ trên thị trường trừ đi các chi phí để tính ra giá nhập khẩu.
-Xác định giá thành, nghĩa là tính toán các chi phí sản xuất ra món hàng để suy ra giá gần với giá nhập khẩu.
-Biện pháp tổng hợp nhiều yếu tố để suy ra giá nhập nhưng ít được sử dụng.
4.Quy định về xuất xứ hàng nhập khẩu đưa vào Mỹ
Việc xác định xuất xứ rất quan trọng vì hàng nhập khẩu ở những nước đang phát triển hoặc những nước đã ký hiệp định thương mại với Mỹ sẽ được hưởng thuế suất thấp hơn.
Xuất xứ của mặt hàng được xác định theo nguyên tắc biến đổi phần lớn về giá trị, và được định nghĩa như sau: sản phẩm được xác định vào nước gốc là nước cuối cùng sản xuất ra sản phẩm với du lịch sản phẩm đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới. Khi xuất khẩu vào Mỹ, muốn được hưởng thuế suất ưu đãi theo nước bản xứ, luật Mỹ quy định trên sản phẩm phải ghi nhãn của nước xuất xứ. Sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam phải ghi Made in Việt Nam. Quy định này chỉ bắt buộc với sản phẩm hoàn chỉnh.
Có một quy định đặc biệt là hàng hoá gốc từ Mỹ đưa sang nước khác để sắp xếp lại, gia công thêm và đóng gói khi nhập khẩu trở lại Mỹ sẽ không phải đóng thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu có gốc từ Mỹ.
5.Quy định về nhãn hiệu hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ
Quy dịnh: mọi hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ ngoại quốc phải ghi rõ ràng, không tẩy xoá được, ở chỗ dễ nhìn thấy được trên bao bì xuất nhập khẩu. Tên người mua cuối cùng ở Mỹ, tên bằng tiếng Anh nước xuất xứ hàng hoá đó. Hàng tới tay người mua cuối cùng thì trên các bao bì, vật dụng chứa đựng bao bì của hàng hoá cũng phải ghi rõ nước xuất xứ của hàng hoá bên trong.
Luật pháp Mỹ quy định: các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại cục Hải quan Mỹ. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải nộp cho cục Hải quan Mỹ và được lưu giữ theo luật định. Hàng nhập khẩu vào Mỹ có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công.
Xử lý vi phạm:
*Hàng nhập vào Mỹ không tuân thủ quy định trên sẽ bị phạt mức 10% giá trị lô hàng và phải thực hiện thêm một số yêu cầu nữa. Tuy nhiên, không phải có nghĩa là người nhập khẩu được miễn thi hành đã quy định.
*Hàng nhập không đáp ứng đúng yêu cầu về ghi mác mã sẽ bị giữ lại ở khu vực Hải quan Mỹ cho tới khi người nhập khẩu thu xếp tái xuất trở lại, phá huỷ đi hoặc tới khi hàng được xem là bỏ để chính phủ định đoạt toàn bộ hoặc từng phần.
*Trường hợp có sự phối hợp với nước ngoài để thay đổi tẩy xoá mác mã về xuất xứ hàng hoá thì bị phạt 100000 USD với lần đầu và 250000 USD cho lần sau.
6.Quy định đối với nhập khẩu hàng dệt may
Cục Hải quan Mỹ kiểm soát hàng nhập khẩu bông, len, sợi nhân tạo, hàng pha tơ lụa, hàng làm từ sợi thiên nhiên được sản xuất tại một số nước theo quy định. Việc kiểm soát này được tiến hành dựa trên những quy dịnh trong Hiệp định hàng dệt mà Mỹ đã ký với các nước.
Đối với các sản phẩm dệt nhập khẩu vào Mỹ phải ghi rõ tem, mác theo quy định: các thành phần sợi được sử dụng có tỷ trọng trên 5% sản phẩm phải ghi rõ tên, các loại nhỏ hơn 5% phải ghi là “các loại sợi khác”. Phải ghi tên hãng sản xuất, số đăng ký do Federal Trade Commission ( FTC ) của Mỹ cấp.
Chương III
Đãc điểm, dung lượng thị trường Mỹ
về nhập khẩu hàng dệt may
1.Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ
a.Tiềm năng nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ
Ngành dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động nhất ở Mỹ, tuy nhiên từ năm 1970 đến nay, lực lượng lao động này giảm dần, từ chỗ sử dụng 1,4 triệu lao động đến nay chỉ còn khoảng900.000 lao động với 18.000 cơ sở may trong cả nước, tập trung phần lớn tại Los Angeles.
Trong tương lai, ngành may gia công tại Mỹ còn gặp nhiều gian nan vì: Hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ năm 1994 ( NAFTA ) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp may mặc Mỹ đầu tư vào các nước có lao động rẻ, chẳng hạn hiện nay có khoảng 64% các doanh nghiệp may của Mỹ có cơ sở sản xuất tại Mexico; đồng thời việc Mỹ cho các nước khác hưởng các quy chế MFN và GSP cũng tạo điều kiện cho hàng dệt may của các nước này cạnh tranh dễ dàng với hàng sản xuất trong nước do giá thành thấp hơn nhiều.
Mặt khác, các nhà máy sản xuất vải và quần áo lớn của Mỹ có xu hướng đầu tư chiều sâu vào công nghệ ( hơn 2 tỷ USD mỗi năm ), trang bị máy móc thiết bị hiện đại, hình thành ngành may hàng cao cấp với các nhãn hiệu nổi tiếng và nhân công có tay nghề cao; hoặc thực hiện chiến lược xuất khẩu vải và nguyên phụ liệu, nhập khẩu thành phẩm hơn là chú tâm vào phát triển ngành may gia công.
Chính các lý do trên cho thấy Mỹ quả là mảnh đất lý tưởng và là thị trường đầy tiềm năng đối với các nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may công nghiệp với kim ngạch nhập khẩu khoảng 60 tỷ USD mỗi năm, bằng cả khối lượng hàng dệt may của Nhật và EU cộng lại, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Hàng dệt
Hàng may mặc
Tổng kim ngạch
1992
8.215
27.696
35.911
1993
8.855
32.951
41.806
1994
9.207
36.748
45.955
1995
9.985
36.526
49.511
1996
10.702
41.367
52.069
1997
12.460
40.300
52.760
1998
12.843
40.926
53.769
1999
54.300
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ và tổng công ty Vinatex
b.Cơ cấu mặt hàng dệt may nhập khẩu của Mỹ
Trong các sản phẩm dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ, mặt hàng quần áo chiếm tỷ trọng cao nhất, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Cơ cấu hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ
Đơn vị: tỷ USD
Mặt hàng
1996
1997
1998
1999
Kim ngạch
TT
%
Kim ngạch
TT
%
Kim ngạch
TT
%
Kim ngạch
TT
%
Sợi, chỉ
0.979
2,25
1.676
3,22
1.370
3,10
1.400
2,20
Vải
4.590
10,55
5.658
10,88
6.010
10,70
6.600
10,60
Quần áo
37.930
87,20
44.560
85,90
48.360
86,20
54.300
88,10
Tổng cộng
43.500
100
51.984
100
56.100
100
62.300
100
Nguồn: Internet
Trong đó, hàng dệt có thể được chia ra làm hai loại: dệt kim và dệt kim thường, với kim ngạch nhập khẩu cũng khác biệt nhau như bảng sau:
Bảng 3: Cơ cấu hàng dệt kim, dệt thường nhập khẩu vào Mỹ
Đơn vị: tỷ USD
Mặt hàng
1996
1997
1998
1999
Hàng dệt thường
22.87
25.99
27.54
30.41
Hàng dệt kim
15.06
18.65
20.79
23.89
Tổng cộng
37.93
44.64
48.36
54.30
Nguồn: Tạp chí dệt may Việt Nam
2.Nguồn nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ
Hàng năm Mỹ nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu từ Mêhicô, Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong, Nam triều Tiên ( các nước này chiếm đến 60% hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ )
Bảng 4: Nguồn nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ
Đơn vị: Triệu USD
Tên nước
1989
1993
1996
1997
1998
Mêhicô
1,518
2,380
3,490
4,900
6,906
Trung Quốc
287
6,186
4,533
4,982
4,427
Hongkong
3,944
4,018
3,330
3,388
4,394
Đài Loan
2,822
2,331
2,257
2,326
2,072
Hàn Quốc
3,671
2,538
1,692
1,893
2,033
Canada
1,650
1,986
1,469
Indonesia
1,285
1,530
1,605
ấn Độ
1,202
1,345
1,488
Thái Lan
975
1,142
1,360
Malaysia
995
1,069
979
Singapore
209
203
224
Campuchia
98
360
Lào
15
13
21
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ
*Mêhicô cùng với Mỹ nằm trong khối NAFTA, nên sản phẩm dệt may của Mêhicô đưa vào Mỹ được miễn thuế nhập khẩu và miễn hạn ngạch nhập khẩu. Hơn nữa Mêhicô có lợi thế nằm sát cạnh nước Mỹ nên chi phí vận tải hàng hoá đưa vào Mỹ thấp, nhờ đó nâng được tính cạnh tranh về giá cho sản phẩm. Đó là lý do vì sao Mêhicô lại có thể xuất khẩu một số lượng lớn hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
*Trung Quốc ký kết Hiệp định hàng dệt song phương với Mỹ năm 1997, nhờ đó đã vượt qua được những đối xử khắt khe của các nhà quản lý hàng mậu dịch ở Mỹ, làm cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ không ngừng tăng lên. Sắp tới Trung Quốc sẽ được gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ( WTO ) chắc chắn ảnh hưởng lớn hơn nữa đến thị trường cũng như khả năng cạnh tranh hàng dệt may của các nước xuất khẩu khác, trong đó có Việt Nam.
Đối với hàng may mặc, Trung Quốc xuất vào Mỹ phần lớn là hàng dệt thường, chiếm thị phần cao nhất so với các nước khác là 16,1%; về hàng dệt kim thì Trung Quốc chỉ đứng thứ ba với thị phần chiếm 9,9%.
Ngoài ra các công ty dệt may của Trung Quốc biết sử dụng tối đa hệ thống thương mại của người Mỹ gốc Hoa để thực hiện phân phối trực tiếp sản phẩm của mình trên thị trường Mỹ. Do vậy hàng dệt may Trung Quốc chiếm thị phần rất cao ở thị trường bình dân và có thu nhập thấp.
*Nếu Trung Quốc mạnh về các hàng dệt may bình dân, thì Hongkong là nước xuất khẩu hàng dệt may cao cấp lớn nhất vào thị trường Mỹ. Hàng dệt may Hongkong có đặc điểm là xuất xứ từ các nước Đông Nam á ( các nước có giá nhân công rất thấp ), sau đó được nhập khẩu vào Hongkong rồi nâng cấp lên để tái xuất khẩu.
Cũng như Trung Quốc, hàng dệt may của Hongkong xuất khẩu vào Mỹ cũng được hưởng thuế suất ưu đãi theo quy chế MFN, cùng với việc được hưởng các ưu đãi về thủ tục nhập khẩu, lệ phí hải quan, chi phí vận chuyển lưu thông... nên đã có được lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các sản phẩm cùng loại của các nước khác.
Chương IV
Thực trạng xuất khẩu ngành hàng dệt may
Sang thị trường Mỹ
1.Thực trạng
Từ trước đến nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện được việc xuất khẩu mặt hàng dệt may sang Mỹ, nhưng với số lượng nhỏ, chỉ chiếm từ 5% đến 10% tổng lượng sản xuất của cả nước, cụ thể kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ năm 1999 là 30 triệu USD, năm 2000 là 40 triệu USD. Sở dĩ như vậy là vì sản phẩm dệt may của Việt Nam tuy hoàn toàn không gặp trở ngại về mặt chất lượng khi thâm nhập thị trường Mỹ, nhưng phải chịu thuế suất nhập khẩu rất cao, từ 30% đến 90%, trong khi đó mức thuế suất thấp nhất mà các nước khác được hưởng là khoảng 20%. Với hơn 1000 doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may và với hàng vạn cơ sở sản xuất may cá thể, Việt Nam có lợi thế về nhân công lao động có thể làm ra lượng sản phẩm lớn, nhưng các nhà sản xuất hàng dệt may nắm rất ít thông tin về luật lệ kinh doanh và thị hiếu của thị trường Mỹ. Phần lớn sản phẩm dệt may của Việt Nam trước đây không xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ được, mà phải đi qua nước thứ ba khiến giá thành bị nâng lên rất nhiều nên chưa tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường này.
Theo thống kê của Hải quan Mỹ, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may các loại vào Mỹ trong năm tài chính từ tháng 3/1999 đến tháng 3/2000 là 65,52 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,5% tổng nhập khẩu từ ASEAN và 0,07% tổng nhập khẩu của Mỹ từ tất cả các nước. Về trị giá, Việt Nam đứng thứ 8 trong số các nước ASEAN và thứ 57 trong tất cả các nước có hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ.
Bảng 5: Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ
Đơn vị: Triệu USD
Mặt hàng
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Hàng dệt
Hàng may
Cộng
Tăng giảm tuyệt đối (triệu USD)
Tăng giảm tương đối (%)
Tỷ trọng so với tổng giá trị xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam (%)
0,11
2,45
2,56
0,46
1,78
15,09
16,87
+14,31
+558,98
2,25
3,59
20,01
23,60
+6,37
+38,89
2,15
5,326
20,602
25,928
+2,328
+9,86
1,99
5,053
21,347
26,400
+0,472
+1,82
1,82
-
-
30,00
+3,6
+13,65
1,78
-
-
38,44
-
-
-
Nguồn: Hải quan Mỹ
2.Thuận lợi và khó khăn
a.Thuận lợi
*Đường lối đúng đắn của Đảng và chính phủ tạo mọi cơ hội thuận lợi nhất cho mọi doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đặc biệt đáng chú ý Chính phủ đang thông qua cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2005. Với cơ chế mới này, mọi doanh nghiệp đều có thể tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, tiến tới xoá bỏ những rào cản pháp lý, thủ tục gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu. Khả năng tiếp cận với thị trường quốc tế trong đó có thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thuận lợi hơn.
*Khoảng trong tháng 7/2001 Hiệp định thương mại Việt-Mỹ sẽ được Quốc hội của hai nước phê chuẩn, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc khi đưa vào thị trường Mỹ, tính cạnh tranh về giá của sản phẩm Việt Nam sẽ được gia tăng đáng kể vì thuế nhập khẩu sẽ giảm bình quân từ 40-70% xuống còn 3-7%.
*Việt Nam là một trong những nước có môi trường pháp lý; môi trường hành chính; môi trường tài chính-ngân hàng; cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực...ngày càng hoàn thiện
*Hàng dệt may Việt Nam đã có cải tiến về mẫu mã được các khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
*Việt nam đi sau trong việc hội nhập kinh tế nên có điều kiện tiếp thu các công nghệ kỹ thuật mới và tiên tiến cũng như tiếp thu những kinh nghiệm của các nước đi trước.
*Phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thường có quy mô vừa và nhỏ nên có những lợi thế mà các doanh nghiệp lớn không có được, như:
+Linh hoạt và thích nghi dễ dàng với sự biến động của thị trường;
+Có khả năng tận dụng mọi nguồn lao động khắp các miền của đất nước, từ thành thị đến nông thôn;
+Không cần vốn lớn, có điều kiện tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận trong hoạt động sản xuất và kinh doanh;
+Dễ đổi mới trang thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, mẫu mã để mở rộng thị trường;
+Có điều kiện trợ lực tốt cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, chẳng hạn như hoạt động dưới dạng chân rết cho các tổng công ty trong sản xuất và kinh doanh.
b.Khó khăn
*Thị trường Mỹ quá rộng và lớn, hệ thống luật pháp của Mỹ quá phức tạp. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam mới tiếp cận với thị trường này, sự hiểu biết về nó, kinh nghiệm tiếp cận với thị trường chưa nhiều.
*Tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ rất cao. Nhiều nước trên thế giới có lợi thế tương tự như Việt Nam đều coi thị trường Mỹ là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất khẩu, cho nên Chính phủ và các doanh nghiệp của các nước này đều quan tâm đề xuất các giải pháp hỗ trợ thâm nhập giành thị phần trên thị trường Mỹ. Đây cũng được xem là khó khăn khách quan tác động đến khả năng thâm nhập sản phẩm của Việt Nam trên thị trường này
*Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ hiện nay đều phải chịu thuế suất ở mức cao từ 30% đến 90%, nên khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước khác được ưu đãi về thuế.
*Năng suất lao động và trình độ tay nghề công nhân còn thấp, chẳng hạn một công nhân Việt Nam chỉ may được 16 áo sơ mi/ngày, trong khi ở các nước khác là 27 áo/ngày...
*Nguyên phụ liệu cho ngành may chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài.
*Do thiếu vốn kinh doanh nên các cơ sở dệt may Việt Nam thường có quy mô nhỏ, không đủ sức thực hiện các hợp đồng lớn, chỉ đủ khả năng làm nhiệm vụ gia công cho nước ngoài.
*Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ, công nhân trong ngành dệt may còn thấp.
*Hoạt động tiếp thị còn yếu, chưa chủ động thu hút khách hàng và giao dịch trực tiếp mà phần lớn là do các khách hàng tự tiếp cận và chủ động ký hợp đồng hoặc thông qua một nước thứ ba làm trung gian giao cho Việt Nam gia công để họ xuất vào thị trường thế giới.
*Khâu thiết kế sản phẩm may mặc còn rất yếu, nên chưa có được các sản phẩm độc đáo và chưa tạo được nhãn hiệu uy tín đối với thị trường thế giới.
*Bên cạnh đó, trên thị trường trong nước, các nhà sản xuất của ngành dệt may phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn trong khu vực. Là thành viên của ASEAN và đang trong quá trình thực hiện AFTA, thị trường Việt Nam là sân ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33695.doc