Đề án Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may trong xu thế hội nhập kinh tế

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNGI:CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

1. Xuất khẩu và tầm quan trọng của xuất khẩu 2

1.1 Thực chất xuất khẩu 2

1.2 Tầm quan trọng của xuất khẩu 2

2. Những qui định hoặc ưu đãI của nhà nước đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam 2

2.1 Về đầu tư 2

2.2 Về thương mại- xuất khẩu 3

2.3 Về chính sách thuế xuất nhập khẩu 3

3. Các phương thức xuất khẩu của hàng dệt may 4

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY 5

1.Tốc độ phát triển 5

2. Tình hình xuất khẩu hàng đệt may Việt Nam trong những năm qua 5

2.1 Tại thị trường EU 5

2.2 Tại thị trường Mỹ 8

2.3 Tại thị trường Nhật 9

3. Cơ hôị và thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 10

3.1 Cơ hội đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 10

3.2 Thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 12

4. Điểm mạnh và điểm yếu của hàng dệt may Việt Nam 13

4.1 Điểm mạnh của hàng dệt may Việt Nam 13

4.2 Điểm yếu của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 15

4.3 Nguyên nhân của những khó khăn (điểm yếu) trên 17

CHƯƠNGIII: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHI VỚI NHÀ NƯỚC 19

1. Chiến lược tăng tốc đến năm 2010 của ngành dệt may. 19

2.Những giải pháp khắc phục khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam 20

3. Những kiến nghị đối với nhà nước 21

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2441 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may trong xu thế hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có bị cuốn vào dòng thác tìm dường xuất khẩu vào thị trương Mỹ- 1 thị trường đầy tiềm năng và rất nhiều hứa hẹn- thì EU vẫn là thị trương truyền thống và giữ vị trí chiến lược quan trọng hàng đầu a) Đặc điểm thị trường EU về hàng dệt may: Nhu cầu nhập khẩu của EU về quần áo các loại vào khoảng 63 Tỉ USD và hàng dệt vào khoảng trên 46 tỉ USD đang là cơ hội cho nhiều nước đang phát triển. Dẫn đầu nhu cầu hàng dệt là các nước Đức( 12 tỉ USD), Anh( 6,9 tỉ USD), Italia( 5,6 tỉ USD). Dẫn đâu về nhu cầu nhập khẩu cũng là các nước nói trên: Đức( 24,8 tỉ USD), Anh( 7,9 tỉ USD), Pháp( 9,8 tỉ USD). Hiện nay, EU đang có xu hướng nhập khẩu sang các nước đang phát triển để tận dụng nguồn lao động giá rẻ của các nước này. Đây có thể coi là cơ hội tốt cho các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Bên cạnh những thuận lợi trên thì việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU cũng gặp nhiều khó khăn. - Thuế cho mặt hàng dệt may vào EU là khá cao và EU cũng áp dụng biểu thuế quan chung CCT. - EU bảo hộ sản xuất trong nước rất nghiêm ngặt bằng việc quản lí hạn ngạch đối với dệt may vào EU. - Mức độ cạnh tranh trên thị trường EU cao, khi khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực xảy ra thì nhiêu khách hàng từ EU chuyển sang đặt hàng ở khu vực này làm giá gia công ở Việt Nam liên tục giảm. b) Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu sang Eu bắt đầu tăng mạnh kể từ khi hiệp định hàng dệt may dược kí tắt vào ngày 15/12/1992 có hiệu lực vào ngày 1/1/1993. Kể từ đó, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU tăng liên tục với tỉ lệ bình quân là 40% thời kỳ 1993-2000 Năm XKvàoEU Tăng% So với tổng KN 1994 298 19,2 54,2 1995 355 19,1 47,3 1996 428 20,6 37,2 1997 460 7,5 34,1 1998 546 18,7 40,4 1999 605 10,8 35,96 2000 650 7,4 35,7 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU c)Thị trường xuất khẩu dệt may trong EU Trong 15 nước thuộc EU, Đức là bạn hàng lớn nhất. Hàng dệt may xuất khẩu hàng năm vào Đức thực tế chiếm tỷ trọng trên 40% tổng giá hàng dệt may xuất khẩu vào EU. Tiếp theo, Pháp(13%), Hà Lan (10%),Anh(9%),Italia(7%) và còn lại là các nước EU d) Chủng loại hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Về chủng loại hàng may mặc xuất khẩu sang EU hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung vào sản xuất một số sản phẩmdễ dàng, các mã hàng nóng như jăcket(51,7%), áo sơ mi(11%), quần âu(5%), áo len và áo dệt kim(3,9%), quần áo(3,5%), T-shirt và Polo-shirt(3,4%), quần dệt kim(22,7%), bộ quần áo và bảo hộ lao động (2,1%), áo khoác nam(1,8%) và áo sơ mi nữ(1,4%). e) Hình thức xuất khẩu. Hình thức xuất khẩu chủ yếu là gia công xuất khẩu , chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Vì thế hiệu quả thực của xuất khẩu dệt may là rất nhỏ. Hiện có 70% hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU thông qua các thị trường trung gian là Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore. Các nước này thường nhập khẩu và thuê Việt Nam gia công rồi tái xuất khẩu sang thị trường EU. Nếu làm một phép tính so sánh thì xuất khẩu trọn gói theo giá FOB sẽ lãi gấp 2lần so với may gia công, trung bình các nhà gia công Việt Nam chỉ nhận được khoảng 20% giá thành xuất khẩu, chủ yếu là phí gia công còn 80% là của chủ đặt hàng và của các công ty trung gian cung cấp nguyên phụ liệu, mẫu mã. Nếu tính trên giá bán lẻ thì chỉ nhận được trên 4% cho một áo sơ mi. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam sang EU có xu hướng giảm dần nguyên nhân là do khi hoạt động thương mại Việt Mỹ có hiệu lực thi hành nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước tỏ ra lơ là với thị trường EU, đổ xô vào thị trường Mỹ chiếm thị phần. 2.2 Tại thị trường Mỹ: Theo đánh giá của bộ thương mại tốc độ tăng trưởng kim ngạch hàng dệt may vào Mỹ đạt cao nhất trong sè ba thị trường chính kể từ khi hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ đạt 26,4 tr USD, năm 1999 là 48 tr USD, năm 2000 là 60 tr USD, năm 2001 đạt 47,5 tr USD. Riêng chỉ tính đến tháng 8 năm 2002, con số này đã lên đến 420 tr USD, tăng gấp 9 lần đứng thứ 2 sau thị trường truyền thống EU( 450tr USD). Hiện nay các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải qua các công ty trung gian ở Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc. Đến nay xuất khẩu FOB sang thị trường Mỹ nói riêng và các thị trường khác nói chung mới chỉ đạt ở mức khiêm tốn khoảng 25-30 % tổng kim ngạch. Việt Nam xuát khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu là hàng quần áo. Kim ngạch xuất khẩu gần 60 tỉ USD có nghĩa là xuất khẩu dệt may của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 0,7 % thị phần. Đặc biệt thị trường Mỹ là nước có hệ thống pháp luật về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Để xuất khẩu sang Mỹ tăng nhanh chóng ta phải thông thạo hệ thống luật pháp, nắm bắt được hệ thống quản lí xuất nhập khẩu còng nh­ hệ thống hạn ngạch của Mỹ. Hạn ngạch của Mỹ được chia làm hai loại: hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch thuế xuất. Hạn ngạch tuyệt đối là số lượng cụ thể được phép nhập khẩu đối với từng loại hàng trong một thời gian nhất định. Hạn ngạch thuế suất là mức thuế dược miễn giảm đối với từng mặt hàng trong một thời gian nhất định. Năm 2003, Mỹ áp dụng hạn ngạch đối với Việt Nam. Việc phân bổ hạn ngạch vào thị trường Mỹ năm 2003 đã và đang nảy sinh nhiều vướng mắc đó là trên 50% doanh nghiệp phải tạm đống cửa do không có hạn ngạch để xuất hàng vào vào Mỹ. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp có hạn ngạchtrong tay nhưng vẫn phải đóng cửa vì số hạn ngạch dược cấp quá Ýt, không đủ đẻ kí 1 hợp đồng XK, Các doanh gnhiệp có khả năng XK thì lại không có hạn ngạch, còn các doanh ngiệp không có khả năng xuất khẩu thì lại có hạn ngạch... 2.3 Tại thị trường Nhật Nhật Bản là thị trường hàng may mặc lớ thứ ba thế giới sau EU và Mỹ. Tổng số giá trị bán buôn hàng may mẳctên thị trường Nhật rrong năm 1999 ước khỏng 35,6 tiUSDtrong đó hàng may mặc cho nữ chiếm khoảng 55%, cho nam chiếm 32% và cho trẻ em chiếm khoảng 13 %. Đồng thời Nhật Bản dược xem là thị trường cạnh tranh cao, do số lượng hàng nhập khẩu lớn và từ nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau.Người Nhật Bản tương đối khắt khe về chất lượng lượng sản phẩm song đổi lại họ chấp nhận giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng tốt. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu không hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng rất nhanh. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản từ 1994. Và ngay năm tiếp theo Việt Nam đã lọt vào danh sách 10 nước xuất khẩu lớn nhát vào Nhật Bản. Năm 1996, Việt Nam vươn lên đứng hàng thứ tám và 1997 đã trỏ thành một trong 7 nước xuất khẩu quần áo lớn nhất vào thị trường Nhật Bản với thị phần hàng dệt thoi là 3,6 % và hàng dệt kim là 2,3 %. Năm 2001 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 2510 tr USD, hàng dệt may đạt 592 tr USD chiếm tỉ trọng cao nhất 24%. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản GĐ 1996-1999 1996 1997 1998 1999 SL GT SL GT SL GT SL GT Dệt Kim 299344 782147 275135 770204 296950 783120 349540 719312 Dệt thoi 334608 1062748 292937 995128 272126 906234 331989 902649 Tổng 633952 1844895 568072 1765332 569075 1683353 681529 1621960 Hàng dệt may của Viẹt Nam xuất khẩu sang thị trừơng Nhật Bản được hưởng thuế ưu đãi theo hệ thống GSP của Nhật Bản. Đây là một thuận lợi lớn cho ngành may xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh không chỉ về kim ngạch mà còn đa dạng về chủng loại và tăng mạnh về khối lượng. Tuy nhiên hàng dệt may của Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh về giá và bị sức Ðp nhập khẩu từ các nhà sản xuất Nhật Bản. Gần đây các nhà sản xuất hàng dệt may Nhật Bản đẫ kiến nghị chính phủ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc và Viêtl Nam do số lượng nhập khẩu từ hai nước quá lớn. Thêm vào đó nền kinh tế nước Nhật đang bị suy thoái, mức tăng trưởng dự kiến chỉ đạt 0,6% trong năm 2001( Thay vì 1,8 % nh­ dù đoán từ cuối năm 2000). Do vậy khả năng tăng cường xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản trong thời gian tới là hết sức khó khăn 3. Cơ hôị và thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam: Bắt đầu từ ngày 1/1/2005( đối với các nước nằm trong WTO), rào cản của trên 700 Quota các loại hàng dệt may ở thị trường Mỹ, 239 ở thị trường Canada và khoảng 165ở thị trường EU sẽ được dỡ bỏ. Điều này đưa hàng dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội và thách thức không nhỏ. 3.1 Cơ hội đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam: Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được Quốc hội hai nước thông qua vào tháng 12/2001, và có hiệu lực vào đầu năm 2002 được xem là một cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Bởi vì hiện nay, Mỹ là thị trường rộng lớn, hàng năm tiêu thụ một số lượng lớn hàng dệt may của thế giới. Nắm bắt được cơ hội này các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã không ngừng tìm kiếm và khai thông các con đường xâm nhập vào thị trường Mỹ nhằm khai thác tối đa thị trường tiềm năng này. Thực tế cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ tăng nhanh, năm 2002 đạt khoảng 900 triệu USD( gấp hơn 20 lần năm 2001). Xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá, tiến trình hội nhập kinh tế, tự do hoá thương mại trong đó có thương mại dệt may theo ATC/ WTO diễn ra mạnh mẽ đã và đang tạo ra cho các doanh nghiệp dệt may một thị trường rộng mở và hết sức đa dạng. Việc Việt Nam tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN( AFTA) cũng mở ra cơ hội lớn cho ngành dệt may. Đến năm 2005, thuế suất nhập khẩu của tất cả các nước ASEAN đều ở mức thấp 0- 5%, tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam ra tăng giá trị xuất khẩu, góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Không chỉ có vậy, trong một tương lai gần, Việt Nam sẽ ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Đó là một cơ hội lớn đối với hàng dệt may Việt Nam, thị trường mở rộng, không có bất cứ cản trở nào. Đây là cơ hội cho ngành dệt may khai thác thị trường mới mở nh­: Nam Mỹ, Trung Đông. Thực tế đã chứng minh hai năm gần đây, hàng dệt may Việt Nam đã có mặt trên hầu hết các nước trên thế giới. Xu thế đặt hàng theo điều kiện giao hàng FOB đã mở thêm một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty xuất khẩu của Việt Nam tăng giá trị hạn ngạch xuất khẩu mà còn có cơ hội thoát cảnh làm gia công cho các đối tác nước ngoài. Xu hướng chuyển dịch hàng dệt may sang các nước đang phát triển đã mở ra một cơ hội mới, một sức sống mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nã đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoàI ồ ạt đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam bằng việc xây dựng các nhà máy với các trang thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất tự động. Hơn nữa, nó còn tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động phổ thông nhàn rỗi. Chính vì vậy, chỉ trong vòng 5 năm( 1997- 2002) ngành dệt may Việt Nam đã vươn lên trở thành ngành công nghiệp mòi nhọn hướng ra xuất khẩu. 3.2 Thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam: Hiệp định dệt may Việt Nam- Hoa Kỳ qui định khống chế hạn ngạch nhập hàng dệt may từ Việt Nam vào Mỹ(2003) là một thách thức đối với Việt Nam hiện nay, bởi vì ngày 1/1/2005 Mỹ xoá bỏ hạn ngạch đối với các nước là thành viên của WTO. Nếu việt Nam chưa gia nhập WTO thì hàng dệt may của Vệt Nam sẽ cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ là thành viên của WTO. Xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại đối với ngành dệt mayđang được thực hiện từng bước theo lịch trìnhcủa hiệp định ATC. Theo hiệp định này đến năm 2005 sẽ xoá bỏ toàn bộ hàng rào hạn ngạch đối với các nước thành viên thuộc tổ chức thương mại thế giới WTO, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với ngành dệt may nước ta. Nó đẩy các doanh nghiệp dệt may trong nước phảI đối đầu với các đối thủ cạnh tranh thực sự có máu mặt trên thương trường quốc tế: Trung Quốc, Ấn Độ… Nước ta đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO và mới bước chân vào làng dệt may chưa lâu. Rõ ràng việc bãI bỏ hạn ngạch của tổ chức thương mại thế giới thật là nghiệt ngã đối với nước ta. Một thách thức khác đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam là các nhà nhập khẩu hàng dệt may đang có xu hướng thu hẹp số nhà cung cấp, tập trung vào các nhà cung cấp lớn, đã khẳng định uy tín, rút ngắn thời gian đặt hàng. Đây thật sự là một thách thức lớn đối với ngành dệt may nước ta bởi vì khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới còn yếu, chưa xây dựng được nhãn mác sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp. NgoàI ra trong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều thị trường nhập khẩu hàng dệt may trở nên kỹ tính hơn, sẽ đặt ra nhiều điều kiện hơn, như sản phẩm phảI tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế, các qui định về môI trường, xã hội… Bên cạnh đó hàng dệt may Việt Nam còn phảI cạnh tranh khốc liệt đối với hàng Trung Quốc. Đây là một thách thức lớn đối với ngành dệt may Việt Nam. Bởi vì Trung Quốc có nguồn nhân công rẻ hơn, năng suất lao động cao hơn, mẫu mã đa dạng, công nghiệp dệt và phụ liệu rất phát triển so với Việt Nam. Hơn nữa, Trung Quốc là thành viên của WTO, nên Trung Quốc được hưởng những ưu đãi cho các thành viên của WTO. Vì vậy càng tăng sức cạnh tranh hơn nữa đối với ngành dệt may của Việt Nam. Việc AFTA sẽ giảm hàng rào thương mại ở Châu Á và cạnh tranh khu vực là một thách thức cho hàng dệt may nước ta. Hơn nữa, giá nhân công một số nước trong khu vực rẻ hơn so với Việt Nam như là: Indonesia, Bangladesh…Theo đánh giá của các chuyên gia ngành dệt may trong nước cũng như quốc tế hiện nay lợi thế cạnh tranh cũng như mức độ tăng trưởng nhanh của ngành dệt may Việt Nam nếu so với các nước trong khu vực vẫn chưa phải là cao lắm. Trình độ công nghệ của ngành dệt may Việt Nam luôn ở tình trạng “chạy theo” vì thế năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm không cao, khiến giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh hạn chế. Một bất lợi khác trong giai đoạn hiện nay, đó là một số nước nhập khẩu chính vẫn áp dụng những hàng rào hạn ngạch khắt khe hoặc các chính sách phân biệt đối xử làm cho hàng của ta không có ưu thế cạnh tranh so với hàng hoá của các nước khác. Một mặt, họ khống chế hạn ngạch quá thấp đối với một số Ýt nước trong đó có ta, mặt khác thành lập các khu mậu dịch tự do, mậu dich song phương hoặc dành ưu đãI cho một số khu vực, một số nước được hưởng qui chế không áp dụng hạn ngạch, miễn thuế nhập khẩu hoặc mức thuế thấp. 4. Điểm mạnh và điểm yếu của hàng dệt may Việt Nam: 4.1 Điểm mạnh của hàng dệt may Việt Nam: Trước hết, đó là cơ sở hỗ trợ của nhà nước đối với hàng dệt may. Nã được xem là nguồn lực quan trong thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp dệt may, nhằm tạo mọi điều kiện cho việc dậy và phát triển ngành dệt may, đưa hàng dệt may Việt Nam hướng ra thị trường thế giới, trong những năm qua,Chính phủ đã ban nhiều chính sách quan trọng để khuyến khích đầu tư và mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu, nhằm biến ngành dệt may trở thành một ngành kinh tế mòi nhọn trong chiến lược phát triển và quảng bá hàng tiêu dùng. Sau đó thế mạnh của ngành dệt may Việt Nam đó chính là nguồn lao động dồi dào, dễ đào tạo, giá nhân công thấp, khéo léo và có kinh nghiệm tiếp thu nhanh công nghệ tiên tiến. Theo đánh giá của các chuyên gia ngành dệt may thế giới, hiện nay giá công lao động trong ngành dệt may Việt Nam chỉ khoảng 0,24USD/giờ, trong khi của Inđônêsia là 0,32USD/giờ, Malaixia là 1,13USD/giờ, Thai Lan là 1,18USD/giờ, Xingapo là 3,16USD/giờ…Với lợi thế này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể giá thành sản phẩm, trong khi vẫn giữ được chất lượng cao, giúp các doanh nghiệp dệt may có thể đứng vững ngay cả trên những thị trường có tiếng là cạnh tranh gay gắt như EU. Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước nông nghiệp với nhiều chủng loại cây cho xơ-nguyên liệu chính phục vụ cho ngành dệt may nh­: bông, lanh, gai, day và tơ tằm vô cùng dồi dào, phong phú. Đây thực sự là nguồn nguyên liệu quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tiểu ngành công nghiệp dệt, làm tiền đề vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp may. Điều này càng có giá trị hơn khi thị hiếu của người tiêu dùng đang ngày càng nghiêng về những loại sản phẩm sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên. Thêm nữa, với điều kiện địa lý thuận lợi, chính trị ổn định, môI trường đầu tư thông thoáng, Việt Nam đã trở thành Quốc gia có nhiều ưu thế trong việc thu hót các nhà đầu tư nước ngoàI và khuyến khích các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn đầu tư vào ngành dệt may. Bởi vì hiện nay, điều kiện địa lý, nhất là hệ thống chính trị là yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư nước ngoàI luôn đặt lên hàng đầu khi quyết định bỏ vốn đầu tư. Đặc biệt Luật đầu tư nước ngoàI sửa đổi ra đời(1996), các thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư đã được cảI thiện, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoàI và ngay cả bản thân các doanh nghiệp Việt Nam trong qúa trình liên doanh với các đối tác nước ngoài. Hiện nay, Chính phủ đang tiếp tục cảI thiện môI trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp có vốn FDI và nhiều vấn đề như giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế, giảm giá dịch vụ và tiếp tục hoàn thiện Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoàI, cảI tiến hơn nữa các thủ tục hảI quan, điều kiện cơ sở hạ tầng, tạo môI trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam còn được đánh giá là thị trường khá ổn định và đó là một điều kiện rất tốt để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thu hót được nhiều các đơn hàng từ nước ngoài. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, thị trường Việt Nam tương đối ổn định, không có sự bất ổn lớn về giá. Thị trường tàI chính do có sự quản lý của nhà nước nên không có rủi ro lớn về ngoại tệ. Điều đó đã khiến Việt Nam trở thành địa chỉ thu hót được nhiều đơn hàng trực tiếp từ đối tác nước ngoàI. Cuối cùng, trong suốt gần 100 năm phát triển. Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã từng bước tạo dùng cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới và là sản phẩm ưa chuộng của người tiêu dùng tại nhiều thị trường khó tính như : Nhật Bản, EU, Canada... Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới với nhiều chủng loại khác nhau thu được kim ngạch hàng năm lên tới hàng tỷ USD. 4.2 Điểm yếu của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam: Điểm yếu đầu tiên mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp phảI là tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất. Hiện nay, nguồn nguyên liệu này chỉ đáp ứng từ 10-30%nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước,phần còn lại đều do các đối tác nước ngoàI cung cấp. Đặc biệt với bông xơ-nguyên liệu chính đối với ngành dệt, hàng năm chúng ta vẫn phảI bỏ ra khoảng 100 triệu USD để nhập khẩu từ 50-60000 tấn bông xơ. Sản xuất bông trong nước mặc dù đã liên tục tăng trưởng cả về diện tích, năng suất và sản lượng(vul bông 2000/2001 cả nước trồng 22600ha, sản lượng đạt 8000 tấn bông xơ) nhưng mới chỉ đáp ứng được 12-15%nhu cầu của ngành dệt. Bên cạnh đó các phụ liệu cho ngành may nh­ vảI, dây khoá, cúc áo… phục vụ cho ngành may đều không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp may xuất khẩu. Vì thế, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang ngày càng bị động và lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoàI. Thứ hai, đó là các doanh nghiệp dệt may đang hoạt động dưới hình thức may gia công là chủ yếu. Các doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận trực tiếp được nhiều với khách hàng. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam trở nên quá phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài. Mọi vấn đề liên quan tới việc cung cấp nguyên phụ liệu, mẫu mốt, công nghệ, hầu như các doanh nghiệp đều phó thác cho các đối tác nước ngoài. Vì thế, vô hình chung họ đã tự hạn chế mình trong việc tiếp cận các nguồn thông tin về thị trường. Cuối cùng sau khi kết thúc hợp đồng những sản phẩm do mình làm ra, mặc dù đạt chất lượng quốc tế nhưng các doanh nghiệp chỉ thu dược khoản tiền không đáng kể, thường chiếm không quá 20% doanh thu, đúng bằng giá gia công sản phẩm. Do đó hạn chế lợi nhuận và khả năng tăng vốn. Thêm nữa, nhà xưởng, thiết bị, công nghệ của ngành dệt may còn lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu mới, năng suất thấp. Theo đánh giá của các chuyên gia đầu ngành, hiện nay hầu hết các máy móc trang thiết bị và công nghệ mà các doanh nghiệp dệt, may sử dụng nhất là máy móc của ngành dệt còn quá lạc hậu, cũ kỹ. Các thiết bị phục vụ cho ngành dệt mới chỉ đổi mới khoảng 45%, tuy vậy vẫn còn lạc hậu hơn các nước trong khu vực khoảng 15 năm. Thiết bị ngành may tuy đã đổi mới khoảng 90% nhưng khả năng tự động hoá trong quá trình sản xuất chỉ đạt mức trung bình, công nghệ cắt còn lạc hậu. Công nghệ phụ vụ các công đoạn phụ trợ nh­: giặt, là vẫn thiếu, số công nghệ hiện có sử dụng trong công đoạn này vẫn còn lạc hậu. Cơ cấu mặt hàng đơn giản, kiểu cách , mẫu mã, bao bì đơn điệu, nghèo nàn, chưa đáp ứng được sự thay đổi nhu cầu thường xuyên của thị trương quốc tế. Đây là điểm yếu khá lớn của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Các sản phẩm may mặc Việt Nam không có sự đầu tư tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, chỉ là đI cóp nhặt, cảI biên các mẫu mã của nước ngoài. Đối với các trang phục của nam giới thì quanh đI quẩn lại vẫn là các sản phẩm quen thuộc và được dập khuôn như: sơ mi, quần âu. Riêng đối với thời trang dành cho trẻ em và phụ nữ vẫn chưa có nhà thiết kế riêng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam chưa chủ động trong các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và tìm kiếm mở rộng thị trường. Hầu nh­ chưa có thương hiệu riêng và chủng loại sản phẩm còn hạn chế. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn giữ kiểu làm ăn”truyền thống” tức là chỉ làm gia công theo đơn đặt hàng từ nước thứ ba, chứ không tự mình tìm đến khách hàng để giành đơn đặt hàng. Hơn nữa, họ không nhận thức được tầm quan trọng về vấn đề quảng bá thương hiệu, thậm chí có doing nghiệp không cần thương hiệu chỉ cần bán được hàng. Điều này đã gây khó khăn cho hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu trên thị trường thế giới. Ngoài ra, việc đào tạo còn hạn chế, số lượng công nhân có tay nghề cao tại doanh nghiệp còn hạn chế, số lượng cán bộ kỹ thuật được đào tạo đúng với thực tiễn lại càng khan hiếm hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành.Mặc dù, hiện nay sè lao động phổ thông đang thừa nhưng công nhân lành nghề vẫn còn thiếu ttrầm trọng và được coi là mối lo ngạilớn nhất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Đặc biệt, giá thành sản phẩm là một trong những điểm yếu trong cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Đây thật sự là khó khăn lớn đối với nghành dệtmay Việt Nam kkhi chóng ta thực hiện theo lé trình CEPT/AFTA. Theo đó mức thuế xuất nhập khẩu hàng may mặc mang tính bảo hộ ở mức 50% hiện nay sẽ giảm xuống còn 5% vào năm 2006. Trong khi đó theo đơn giá của các chuyên gia trong và ngoài nước. Hiện nay, giá hàng dệt may của chúng ta thường cao hơn giá của các nước trong khu vực từ 10-15%, riêng với Trung Quốc khoảng 20%. 4.3 Nguyên nhân của những khó khăn (điểm yếu) trên: Về tình trạnh thiếu nguyên phụ liệu nguyên nhân là do việc sản xuất nguyên phụ liệu trong nước chưa được chú trọng đúng mức đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành trong thời gian qua. Mặc dù, trong vài năm gần đây diện tích và sản lượng trong phụ liệu tăng lên đáng kể nhưng số lượng và chất lượng không đạt nhu cầu như tơ tằm trong nước chỉ có 30% đạt tơ tiêu chuẩn cấp A còn hơn 70% còn lại chỉ có thể làm tơ thường. Mặt khác, do chỉ tập trung đầu tư vào các xí nghiệp may quy mô lớn mà “quên” không để ý đầu tư cho ngành sản xuất, gia công phụ liệu, khiến nhiều doanh nghiệp “ăn đong”. Còn với mặt hàng vải nguyên liệu các doanh nghiệp trong ngành chỉ mới sản xuất dược một số chủng loại như vảI: cotton, jean, vải dệt kim nhưng chất lượng không ổn định, giá thành lại rất cao do năng suất lao động thấp và chi phí sản xuất lớn. Do Việt Nam chủ yếu là gia công theo cá đơn đặt hàng nên việc tích luỹ lợi nhuận, táI đầu tư, đổi trang thiết bị, công nghệ kỹ thuật gặp nhiều khó khăn, do đó mà công nghệ lạc hậu. Mặtm khác cũng do gia công hàng dệt may và các doanh nghiệp dệt may phụ thuộc vào đối tác nước ngoài không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, khó xâm nhập vào thị trường mới, quảng bá thương hiệu Việt Nam. Về trình độ lao động có tay nghề cao còn thấp, nguyên nhân chính là do các trường chuyên ngàng đào tạo dệt may hiện không có đủ những trang thiết bị cần thiết để đào tạo công nhân lành nghề. Pần lớn công nhân và các kỹ thuật nên sau khi tốt nghiệp tại các trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp khi đến làm việc tại các doanh nghiệp đều phải trải qua mét quy trình đào tạo lại, do không đáp ứng được những đòi hỏi và thay đổi đến chóng mặt của thị trường Về mẫu mã: nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẫu mã không đa dạng, nghèo nàn là do ngành dệt may chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác kinh tế, mẫu mốt. Nếu có cũng chỉ là thời trang sàn diễn nên kinh nghiệm ứng dụng các mẫu mốt này vào thực tế cuộc sống còn rất hạn chế, vì không có ai có thể mặc những thiết kế Êy ra đường và trong sinh hoạt đời sống hàng ngày Tất cả những nguyên nhân trên làm cho chất lượng sản phẩm Việt Nam còn thấp, giá thành cao do nguyên phụ liệu nhập. Thêm vào đó giá hợp đồng gia công ngày càng thấp, trong khi tiền lương công nhân và các chi phí khác ngày càng tăng, năng suất lao động ngày càng thấp đặt khoảng 50-70% sovới năng suất lao động trong khu vực CHƯƠNGIII: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHI VỚI NHÀ NƯỚC.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 80.doc
Tài liệu liên quan