Đề án Địa vị pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

I. Sự hình thành và phát triển của cơ quan Đăng ký kinh doanh 2

1. Trước khi có Luật Doanh nghiệp 1999 2

2. Sau khi có luật doanh nghiệp 1999 3

II. Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của cơ quan ĐKKD nước ta 4

1. Trước khi có Luật Doanh nghiệp 1999 4

2. Sau khi có luật doanh nghiệp 1999 5

2.1. Cơ cấu tổ chức 5

2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan ĐKKD. 7

III. Thực trạng về đăng kí kinh doanh và cơ quan đăng kí kinh doanh. Kiến nghị và giải pháp 14

1. Về đăng kí kinh doanh 14

2. Về cơ quan Đăng ký kinh doanh. 16

3. Kiến nghị và giải pháp 17

3.1. Kiến nghị 17

3.2. Giải pháp 23

Kết luận 25

Danh mục các tài liệu tham khảo 26

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Địa vị pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chức phòng ĐKKD bị bãi bỏ. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với Bộ trưởng Bộ nội vụ ban hành qui định hướng dẫn về tổ chức, bộ máy,biên chế và tiêu chuẩn cán bộ ĐKKD. 2.1.3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Là cơ quan quản lý Nhà nước về ĐKKD chứ không phải là cơ quan ĐKKD. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ được nghiên cứu ở phần dưới đây. 2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan ĐKKD. Được qui định tại Điều 116-Luật Doanh nghiệp 1999 bao gồm: Giải quyết việc ĐKKD và cấp giấy chứng nhận ĐKKD theo qui định của pháp luật; Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho các cơ quan Nhà nước, cho tổ chức cá nhân có yêu cầu theo qui định của pháp luật; Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các qui định của luật này, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo của doanh nghiệp; Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung trong hồ sơ ĐKKD; Xử lý vi phạm các qui định về ĐKKD theo qui định của pháp luật, thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo qui định tại luật này; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vi phạm trong việc ĐKKD; Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo qui định của pháp luật. Cụ thể hoá Điều này Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 đã qui định chức năng cụ thể cho cơ quan ĐKKD cấp tỉnh, huyện. 2.2.1. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh * Trực tiếp nhận hồ sơ ĐKKD; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ ĐKKD và cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp. * Hướng dẫn người ĐKKD về ngành nghề kinh doanh phải có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành nghề đó. * Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi địa phương; cung cấp thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi địa phương cho UBND cấp tỉnh, các sở có liên quan và Bộ Kế Hoạch và Đầu tư theo định kỳ, cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu. * Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết theo qui định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp theo qui định tại Điều 118 Luật Doanh nghiệp. * Khi xem xét hồ sơ ĐKKD, nếu phát hiện nội dung đăng ký kê khai không chính xác, không đầy đủ, thì yêu cầu người ĐKKD hiệu đính hoặc làm lại hồ sơ ĐKKD; nếu phát hiện nội dung đăng ký kê khai là giả mạo thì từ chối cấp ĐKKD . Sau khi cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, nếu phát hiện có nội dung kê khai trong hồ sơ ĐKKD là không chính xác thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà xử lý theo qui định tại Nghị định số 37/2003/NĐ-CP ngày 10/4/2003 của Chính phủ qui định xử phạt hành chính về ĐKKD. * Trực tiếp kiểm tra hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung ĐKKD. * Thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD đối với doanh nghiệp trong các trường hợp sau: Có nội dung kê khai trong hồ sơ ĐKKD là giả mạo hoặc trái với Điều 9 Luật Doanh nghịêp Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận ĐKKD . Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính. Ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không báo cáo cơ quan ĐKKD. Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp với cơ quan ĐKKD trong 2 năm liên tiếp. Không gửi báo cáo theo qui định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp đến cơ quan ĐKKD trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản. Kinh doanh các ngành nghề bị cấm. Cơ quan ĐKKD không được quyền thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp trong bất kỳ trường hợp nào khác ngoài các trường hợp quy định tại khoản này. So với Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 thì trong Nghị định này nhiệm vụ thứ 5 qui định trong NĐ 02/2000/NĐ-CP được tách ra làm hai nhiệm vụ trong đó nếu nội dung đăng ký kê khai là giả mạo thì từ chối cấp ĐKKD chứ không phải thông báo yêu cầu hiệu đính. Ngoài ra Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 còn chỉ rõ nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung ĐKKD. ( Nghị định 02/2000/NĐ-CP chỉ nêu rõ sáu nhiệm vụ mà thôi ). Trong nhiệm vụ thứ bảy, phòng ĐKKD cấp tỉnh có quyền thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD đối với doanh nghiệp có thêm hai trường hợp mà trong Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 không hề qui định đó là “Có nội dung kê khai trong hồ sơ ĐKKD là giả mạo hoặc trái với Điều 9 Luật Doanh nghiệp và không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD. Như vậyNhà nước có thể biết rõ hơn thông tin về doanh nghiệp, giám sát chặt chẽ hơn và hạn chế sự vi phạm của doanh nghiệp. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện nộp đủ hồ sơ theo qui định tại Điều 12 Nghị định này tại phòng ĐKKD cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính. Phòng ĐKKD cấp tỉnh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm bất kỳ giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ quy định tại Điều 12 Nghị định này đối với từng loại hình doanh nghiệp. Khi tiếp nhận hồ sơ, phòng ĐKKD cấp tỉnh phải trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Người thành lập doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ ĐKKD qua địa chỉ thư điện tử (Email) của phòng ĐKKD cấp tỉnh. Khi nhận được hồ sơ ĐKKD gửi qua thư điện tử, phòng ĐKKD cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết thời gian đến nhận Giấy chứng nhận ĐKKD qua số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử của người thành lập doanh nghịêp hoặc yêu cầu người thành lập doanh nghiệp sửa đổi bổ, sung hồ sơ cho đúng qui định. Trong trường hợp này, khi đến nhận Giấy chứng nhận ĐKKD, người thành lập doanh nghiệp phải nộp một bộ hồ sơ ĐKKD (hồ sơ trên giấy) tại phòng ĐKKD cấp tỉnh để đối chiếu và lưu hồ sơ. Qui định này cũng áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện và đăng ký thay đổi, bổ sung nội dung ĐKKD. Phòng ĐKKD cấp tỉnh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ, không chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra sau ĐKKD. Phòng ĐKKD cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện về ngành nghề, việc đặt tên doanh nghiệp, hồ sơ ĐKKD, nộp đủ lệ phí ĐKKD theo qui định pháp luật tại khoản 3 Điều 13 của Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp được đặt không đúng theo qui định thì phòng ĐKKD cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ thông báo phải nêu rõ nội dung cần sửa đổi và cách thức sửa đổi. Quá thời hạn nói trên mà không có thông báo thì tên của doanh nghiệp coi như được chấp nhận, hồ sơ ĐKKD được coi là hợp lệ. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp, phòng ĐKKD cấp tỉnh gửi bản sao Giấy chứng nhận ĐKKD đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý ngành kinh tế-kĩ thuật cùng cấp, cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và phải gửi đến Trung tâm thông tin doanh nghiệp ( mà Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 chưa qui định ). Đối với việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện, việc đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ Doanh nghiệp tư nhân, vốn điều lệ của Công ty; đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh..., phòng ĐKKD cấp tỉnh xem xét và thực hiên theo đúng các qui định trong Nghị định. Khác với trước đây, cơ quan ĐKKD theo Luật Doanh nghiệp không chỉ thực hiện các thủ tục ĐKKD mà còn phải cập nhật thông tin về doanh nghiệp, theo dõi, giám sát doanh nghiệp theo các nội dung đã đăng ký trong suet quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài việc đăng bạ, hướng dẫn ngành nghề kinh doanh theo luật định cho doanh nghiệp..., cơ quan ĐKKD còn cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu (Điều 20 Luật Doanh nghiệp1999). Việc xác định thông tin giúp doanh nghiệp có cơ sở pháp lý chính thức để giảm đáng kể công sức xác định địa vị pháp lý của đối tác, bạn hàng...thúc đẩy giao dịch giữa các doanh nghiệp, tìm kiếm bạn hàng mới, lành mạnh hoá, tạo ra sân chơi bính đẳng cho các doanh nghiệp. Về quản lý Nhà nước, việc chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” thực sự là một bước tiến mới. Cơ quan ĐKKD theo dõi, giám sát doanh nghiệp trong suet quá trình hoạt động. Ngoài việc doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính định kỳ cho phòng ĐKKD thì phòng ĐKKD có quyền yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các qui định của Luật Doanh nghiệp 1999. Sau khi xem xét tuỳ vào mức độ vi phạm để xử lý và có thể thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD theo qui định tại Điều 23 Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004. 2.2.2. Cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện. * Trực tiếp nhận đơn ĐKKD của hộ kinh doanh cá thể, xem xét tính hợp lệ của đơn ĐKKD và cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho hộ kinh doanh cá thể. * Hướng dẫn người ĐKKD về ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành nghề đó. * Xây dung, quản lý hệ thống thông tin về hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên phạm vi địa bàn, định kỳ báo cáo UBND cấp huyện, phòng ĐKKD cấp tỉnh về hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp trên phạm vi địa bàn. * Trực tiếp phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể theo nội dung ĐKKD trên phạm vi địa bàn, xác minh nội dung ĐKKD của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện trên phạm vi địa bàn theo yêu cầu của phòng ĐKKD cấp tỉnh. * Thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD đối với hộ kinh doanh cá thể trong các trường hợp: - Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn sáu mưoi ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD ( Theo Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 là ba mươi ngày ). - Ngừng hoạt động kinh doanh quá sáu mươi ngàyliên tục mà không thông báo với cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi ĐKKD ( Theo Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 là ba mươi ngày ) - Chuyển địa điểm kinh doanh sang quận, huyện khác - Kinh doanh ngành nghề bị cấm Cơ quan ĐKKD cấp huyện nhận đơn trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho hộ kinh doanh cá thể trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận đơn nếu đủ điều kiện về ngành nghề kinh doanh, các qui định về việc đặt tên và nộp đủ lệ phí ĐKKD theo qui định. Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, cơ quan ĐKKD cấp huyện gửi bản sao Giấy chứng nhận ĐKKD hộ kinh doanh cá thể cho cơ quan thuế cùng cấp và sở chuyên ngành. Khác với Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000, trong Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 cơ quan ĐKKD cấp huyện còn phải định kỳ báo cáo phòng ĐKKD cấp tỉnh về doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp tên phạm vi địa bàn, xác minh nội dung ĐKKD của doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện trên phạm vi địa bàn theo yêu cầu phòng ĐKKD cấp tỉnh. Như vậy theo qui định mới trách nhiệm quyền hạn của cơ quan ĐKKD cấp huyện được mở rộng hơn. Đồng thời thời hạn thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp khi không tiến hành hoặc ngừng hoạt động kinh doanh từ ba mươi ngày nay chuyển thành sáu mươi ngày cũng là một qui định thoáng hơn, nới rộng hơn trong kinh doanh đối với doanh nghiệp 2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Đăng ký kinh doanh. * Ban hành theo thẩm quyền những văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu phục vụ công tác ĐKKD * Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ĐKKD cho cán bộ làm công tác ĐKKD * Quy định chế độ báo cáo về công tác ĐKKD và kiểm tra việc chấp hành chế độ báo cáo đó trong phạm vi toàn quốc. * Xây dựng, quản lí hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc, cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các cơ quan có liên quan của chính phủ theo định kì, cho tổ chức, cơ quan có yêu cầu. * Giám sát, kiểm tra công tác đăng kí kinh doanh, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ĐKKD do các bộ, hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành, phát hiện những quy định do các cơ quan đó ban hành không đúng thẩm quyền hoặc trái với Luật Doanh nghiệp hoặc Nghị định hướng dẫn thi hành luật và giải quyết theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 13 Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ (Chức năng này thay thế chức năng phát hành bản tin về doanh nghiệp để công bố thông tin về thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp, về thay đổi nội dung ĐKKD của doanh nghiệp và các thông tin pháp luật trong kinh doanh trong Nghị định 02/2000/NĐ-CP). * Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ĐKKD. Có thể thấy trong Nghị định mới việc kiểm tra, giám sát ĐKKD được tăng cường chặt chẽ hơn. Ngoài ra trong nghị định 125/2004/NĐ-CP bổ sung thêm Điều 36a NĐ 03/2000/NĐ-CP quy định thực hiện quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc chính phủ trong đó có Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Như vậy nghị định 109/2004NĐ-CP quy định nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan ĐKKD cơ bản giống Nghị định 02/2000/NĐ-CP, tuy nhiên có phần nới rộng hơn trong tự do kinh doanh... Đặc biệt so với quy định trước đây, chức năng “hậu kiểm” và cung cấp thông tin thực sự có ý nghĩa trong khi mà số lượng doanh nghiệp không ngừng tăng lên, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn... III. Thực trạng về đăng kí kinh doanh và cơ quan đăng kí kinh doanh. Kiến nghị và giải pháp 1. Về đăng kí kinh doanh Đăng kí kinh doanh là một thủ tục hành chính mà ở đó nhà đầu tư công khai hoá sự ra đời của mình với giới thương nhân, Nhà nước thừa nhân tư cách pháp lí đồng thời cam kết bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Đăng kí kinh doanhlà một công việc không chỉ cần thiết đối với Nhà nước mà còn rất bổ ích đối với chính bản thân nhà đầu tư. Đăng kí kinh doanh là quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nhằm đăng kí, khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hoạt động kinh doanh của mình. Nó là công cụ để họ thực hiện quyền tự do kinh doanh. Đối với quản lí nhà nước thì Nhà nước ta thống nhất quản lí nền Kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch và chính sách (Điều 26 Hiến pháp 1992). Cụ thể hoá điều này điều 114 Luật Doanh nghiệp1999 quy định nội dung của quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp. Như vậy, ĐKKD là một trong những nội dung quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp. Nhà nước tổ chức ĐKKD, nhằm đảm bảo chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, định hướng, phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Và cùng với công cụ quản lý kinh tế khác, ĐKKD thực sự tạo ra một hệ thống quản lý có hiệu quả. Năm 1986 phát triển nền kinh tế thị trường, bên cạnh Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, các doanh nghiệp dân doanh được thành lập và đi vào hoạt động, đòi hỏi Nhà nước cần đẩy mạnh quản lý về ĐKKD. Năm 1991 chế độ ĐKKD đã được thiết lập ở nước ta và đến nay nó đã có những bước phát triển nhất định. Nếu như trước đây doanh nghiệp muốn kinh doanh thì phải đăng ký thành lập rồi mới ĐKKD thì nay doanh nghiệp chỉ cần ĐKKD.Việc ĐKKD có những ưu điểm được thừa nhận: giúp Nhà nước quản lý được doanh nghiệp tốt hơn, nắm được một số thông tin liên quan đến doanh nghiệp, giám sát quá trình hoạt động kinh doanh của nó từ khi thành lập, giải thể hoặc phá sản, ngăn ngừa được hoạt động kinh doanh trái pháp luật...; tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng hơn trong tự do kinh doanh... Đặc biệt vào cuối tháng 12/2000 việc ĐKKD qua mạng được thực hiện. Các doanh nghiệp trực tiếp gặp nhà chức trách chỉ còn một giờ thay vì đi lại nhiều lần, tâm lý được giải toả, thoải mái khi gánh nặng thủ tục giảm thiểu, không còn chen chúc bực dọc chờ đợi như trước đây. Bên cạnh đó ĐKKD hiện hành còn tồn tại một số nhược điểm sau: * Việc ĐKKD thực hiện rất phân tán, thể hiện ở chỗ việc ĐKKD được phân cấp cho nhiều cơ quan thực hiện, theo nhiều tiêu chí khác nhau. Về qui mô kinh doanh thì nếu là Hợp tác xã có qui mô lớn được ĐKKD tại phòng ĐKKD cấp tỉnh, nếu là Hợp tác xã qui mô nhỏ thì lại được ĐKKD tại UBND cấp huyện. Về loại hình chủ thể kinh doanh, nếu được gọi là doanh nghiệp thì đăng ký tại phòng ĐKKD cấp tỉnh, còn nếu là hộ kinh doanh cá thể thì được ĐKKD tại cơ quan ĐKKD cấp huyện. * Nghĩa vụ ĐKKD không thống nhất trên phạm vi cả nước. Việc ĐKKD không được áp dụng cho tất cả mà chỉ đối với một số loại hình chủ thể kinh doanh nhất định mà thôi. Một số loại chủ thể kinh doanh như doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp100% vốn nước ngoài không phải làm thủ tục ĐKKD trước khi hoạt động. Hàng vạn trang trại trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản tuy đều là những chủ thể sản xuất kinh doanh có qui mô lơn song cũng không làm thủ tục ĐKKD. Đây là nhược điểm cần khắc phục vì nếu không ĐKKD thì Nhà nước không nắm được các thông tin cập nhật, chủ yếu về nó thể hiện trong hồ sơ ĐKKD. Ngoài ra việc đăng ký và bảo hộ tên doanh nghiệp, đăng ký nhân thân của người thành lập và quản lý doanh nghiệp, đăng ký chi nhánh văn phòng đại diện trong quan hệ với doanh nghiệp mẹ..., xét về bản chất các nghiệp vụ này phải được xem xét xử lý ở tầm quốc gia song với các qui định pháp luật và cách tổ chức cơ quan ĐKKD như hiện nay thì chỉ có thể xử lý một phần ở phạm vi cấp tỉnh. Ngay cả bản thân cơ quan ĐKKD cấp tỉnh cũng không đủ thông tin để đảm bảo tính chính xác của các nội dung ĐKKD. * Nội dung ĐKKD còn nghèo nàn và bất cập, thể hiện ở chỗ trong hồ sơ ĐKKD chỉ mới ghi nhận một số thông tin ngắn gọn và có tính chất ban đầu, còn các thông tin khác phát sinh hầu như không đủ, không cập nhật. Điều đó làm suy giảm rất nhiều tác dụng của ĐKKD. 2. Về cơ quan Đăng ký kinh doanh. Cơ quan ĐKKD có một tầm quan trọng không chỉ đối với Nhà nước mà còn đối với cả doanh nghiệp. Trong những năm qua nhờ có cơ quan ĐKKD mà việc ĐKKD được đơn giản hơn rất nhiều, Nhà nước cũng quản lý tốt hơn về doanh nghiệp song nhìn chung thì cơ quan ĐKKD đang có những tồn tại sau: * Hệ thống cơ quan hiện hành chưa trở thành hệ thống thống nhất trang phạm vi cả nước.Hiện nay việc quản lý Nhà nước về ĐKKD ở Trung ương chỉ do một đơn vị cấp phòng trong Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa với biên chế từ 3 đến 4 người thực hiện; ở cấp quận, huyện thì mặc dù đã được pháp luật qui định nhưng trên thực tế chưa có quận, huyện nào trong phạm vi toàn quốc thành lập được phòng ĐKKD ( Hiện nay phòng ĐKKD chỉ được thành lập ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ), kể cả ở những nơi có số lượng hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã lên tới hàng vạn. Nhiệm vụ ĐKKD ở cấp quận, huyện được giao cho một, hai cán bộ nằm rải rác trong các phòng chuyên môn đảm nhận. Thậm chí có nơi như quận Tân Bình-Tp HCM, lại chia việc ĐKKD cho 3 phòng khác nhau đảm nhận dẫn đến tình trạng một hộ kinh doanh 3 lĩnh vực phải có tới 3 Giấy chứng nhận ĐKKD (Báo cáo của tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp ngày 5-9-2003.). * Năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác ĐKKD còn nhiều yếu kém, trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu. Hiện nay, số cán bộ làm công tác ĐKKD còn rất thiếu. Cả nước có khoảng 1000 cán bộ, trong đó có 5 cán bộ ở Trung ương, khoảng 280 cán bộ ở cấp tỉnh và khoảng 700 người ở cấp quận, huyện. Phương tiện làm việc nhất là ở cấp quận, huyện vừa thiếu lại vừa lạc hậu. Có nơi cán bộ ĐKKD phải viết bằng tay để làm hồ sơ chứng nhận ĐKKD. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng quá tải trong công việc của một số phòng ĐKKD, buộc các cán bộ ĐKKD phải làm việc thêm ngoài giờ mới có thể thực hiện kịp thời các yêu cầu về cấp Giấy chứng nhận ĐKKD. Hơn nữa cơ quan có thẩm quyền chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể chi tiết cho cán bộ ĐKKD và doanh nghiệp về việc đặt tên doanh nghiệp,thi hành một số vấn đề khác... mà các cán bộ phòng ĐKKD lại không dám làm dẫn đến tình trạng gây nhầm lẫn, hiểu các khái niệm khác nhau. * Cơ quan ĐKKD chưa thực hiện đúng, đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ được giao. Ví dụ ở Trung ương cơ quan ĐKKD của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa thực hiện được 5 trong 6 nhiệm vụ được qui định, chưa hoàn thành việc xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. (Cuối năm 2003 hệ thống mạng lưới kết nối khoảng 12 tỉnh, thành phố, chiếm 1/4 tổng số doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc). ở địa phương, phòng ĐKKD cấp tỉnh chủ yếu mới tập trung vào việc thực hiện nghiệp vụ ĐKKD, chưa kiểm tra, giám sát, nắm bắt được thông tin về doanh nghiệp sau ĐKKD. Tóm lại, một bộ máy ĐKKD còn nhiều thiếu sót như trên khó có thể thực thi được nhiệm vụ, quyền hạn được giao, khó có thể đóng vai trò là đội quân chủ lực trong việc thực thi các luật về doanh nghiệp vào cuộc sống. 3. Kiến nghị và giải pháp 3.1. Kiến nghị Từ thực trạng ĐKKD hiện nay chúng ta cần cấp thiết phải kiện toàn hệ thống cơ quan ĐKKD. Về mặt lý luận và thực tiễn xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau: * Cần phải phát huy hơn nữa vai trò, tác dụng của công tác ĐKKD như một công cụ để Nhà nước quản lý nền kinh tế và như một phương tiện để nhân dân thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình. ĐKKD là một bộ lọc giúp Nhà nước gạt khỏi thương trường những doanh nhân không đủ tư cách, không đủ điều kiện, góp phần làm cho thương trường trở thành nơi hội tụ của các nhà kinh doanh chân chính và đích thực. Thông qua ĐKKD Nhà nước nắm bắt được một cách đầy đủ và có hệ thống các thông tin về số lượng doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp, về ngành nghề kinh doanh, về số vốn đầu tư, về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… Nhờ có ĐKKD mà Nhà nước có đủ thông tin chính xác để cung cấp kịp thời cho bất kỳ ai muốn khởi sự doanh nghiệp giúp họ giảm chi phí khi gia nhập thị trường. Đối với doanh nhân thì việc ĐKKD giúp cho tư cách thương nhân của họ được Nhà nước công nhận. Thông qua ĐKKD nhà đầu tư có các thông tin cần thiết làm căn cứ cho các quyết định kinh doanh của mình. Ngoài ra thông qua các hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước của cơ quan ĐKKD mà các quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân mới có thể được đảm bảo một cách chắc chắn. * Do đòi hỏi của chính yêu cầu về nghiệp vụ ĐKKD và tính thống nhất của thị trường. Việc quản lý Nhà nước về ĐKKD không thể chỉ dừng ở việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà còn là việc tác động trực tiếp vào những hoạt động nghiệp vụ ĐKKD để định hướng, điều tiết, phối hợp chúng trên phạm vi cả nước, trước hết là các nội dung như đăng ký và bảo hộ tên doanh nghiệp; đăng ký nhân thân của người thành lập và quản lý doanh nghiệp; đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện trong quan hệ với doanh nghiệp mẹ… Bản thân cơ quan ĐKKD cấp tỉnh không đủ thông tin để đảm bảo tính chính xác của các nội dung ĐKKD. Ví dụ tại công văn số 2935 TC/MT ngày 12/08/2003 của tổng cục Thuế gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cho biết ở Thành phố Hồ Chí Minh có một cá nhân đã thành lập và ĐKKD tới 6 doanh nghiệp tư nhân tại3 địa phương khác nhau là TP Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương; một cá nhân đăng ký thành lập một hộ kinh doanh cá thể và một doanh nghiệp tư nhân. Báo Tuổi trẻ ngày 12/09/2003 cũng nêu hiện tượng một đối tượng có lệnh truy nã về tội lạm dụng tín nhiệm ở tỉnh Hải Dương đã thành lập được doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Gia Lai. Toàn quốc có 8 doanh nghiệp có tên “Công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Đông”, 6 doanh nghiệp có tên “DNTN Phương Đông”, 12 doanh nghiệp có tên “Công ty TNHH Bình Minh” và có tới 83 doanh nghiệp có từ “Bình Minh” trong tên đã đăng ký. Những tồn tại này đã và đang làm phát sinh những tranh chấp, khiếu nại giữa doanh nghiệp và cơ quan ĐKKD, giữa các doanh nghiệp với nhau mà không có cơ quan có thẩm quyền và cơ sở pháp lý để giải quyết. Mặc dù Điều 24 Luật Doanh nghiệp đã qui định “Tên doanh nghiệp phải bảo đảm không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh”. Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 3-10-2000 để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp về tên thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh, thể nhưng theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TpHCM cho đến nay chưa có văn bản pháp quy quy định cụ thể thế nào là trùng tên, là gây nhầm lẫn để phòng ĐKKD của sở làm cơ sở xem xét khi cấp giấy chứng nhận ĐKKD. Thật ra, trong văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời một số vướng mắc trong công tác ĐKKD của sở có nêu ví dụ cụ thể việc đặt tên Công ty TNHH Thương mại Sài Thành và Công ty TNHH Sài Thành là không trùng nhau. Đưa công văn trả lời của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sở đã cấp khá nhiều chứng nhận đăng ký kinh doanh cùng tên riêng như nói trên. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì số lượng các tranh chấp sẽ ngày càng nhiều, môi trường kinh doanh sẽ bị rối loạn, gây tốn kém về thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu cơ quan Nhà nước về ĐKKD không có đủ thẩm quyền để xử lý các vấn đề nói trên thì sự hoạt động của cơ quan này rút cục chỉ mang tính chất tư vấn, không phải là hoạt động quản lý Nhà nước với đầy đủ ý nghĩa của nó. Vì vậy việc tăng hêm thẩm quyền, biên chế và cơ sở vật chất cho các cơ quan ĐKKD, nhất là cơ quan ĐKKD ở Trung ương để chúng có đủ năng lực thực sự can thiệp,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35652.doc
Tài liệu liên quan