Đề án Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị mới tại Việt Nam. Kiến nghị một số vấn đề về mô hình quản lý phát triển đô thị mới trong thời gian tới

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN II: NỘI DUNG 3

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÔ THI 3

I.1. Một số khái niệm 3

I.2. Những đặc trưng của đô thị 3

I.3. Các mô hình quản lý đô thị 4

I.3.1. Mô hình quản lý đô thị lấy quản lý xã hội làm chủ đạo 4

I.3.2. Mô hình quản lý đô thị lấy quản lý kinh tế làm chủ đạo 5

I.3.3. Mô hình quản lý đô thị hỗn hợp 5

I.4. Nội dung quản lý đô thị 6

I.5. Bộ máy quản lý Nhà nước ở đô thị 8

I.5.1. Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý 8

I.5.2. Chức năng, lĩnh vực quản lý 9

I.5.3. Các mô hình chính quyền đô thị 10

I.5.4. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý đô thị 11

I.5.5. Các phương pháp và công cụ quản lý 12

I.6. Mô hình quản lý đô thị Las Vegas 12

II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM 13

II.1. Thực trạng mô hình quản lý đô thị 13

II.2. Thực trạng bộ máy quản lý đô thị tại Việt nam 15

II.2.1. Mô hình chính quyền đô thị 15

II.2.2. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý 19

II.2.3. Lựa chọn con người cho bộ máy quản lý 19

III. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ MỚI TRONG TƯƠNG LAI Ở VIỆT NAM 23

III.1. Khái niệm đô thị mới 23

III.2. Đánh giá thực trạng đô thị Việt Nam 23

III.3. Xác định vị trí địa lý của đô thị mới. 24

III.4. Thiết lập mô hình quản lý đô thị mới trong tương lai ở Việt Nam 25

III.4.1. Xác định mô hình quản lý đô thị mới 25

III.4.2. Xác lập mô hình phân cấp quản lý đô thị mới 26

III.4.3. Tạo lập sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý trên địa bàn đô thị 27

III.5. Xác định phương pháp và công cụ quản lý chủ yếu 28

III.6. Đánh giá mô hình tổ chức bộ máy chính quyền đô thị mới đã đề xuất 28

III.6.1. Ưu điểm 28

III.6.2. Nhược điểm 29

III.7. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị mới đã đề xuất 29

III.8. Đánh giá tính khả thi của mô hình quản lý đô thị mới trong tương lai ở Việt Nam 30

PHẦN III: KẾT LUẬN 31

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị mới tại Việt Nam. Kiến nghị một số vấn đề về mô hình quản lý phát triển đô thị mới trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo. Quan hệ dọc phải tuân thủ một nguyên tắc: trên ra chỉ đạo, dưới phải chấp hành với quyền bảo lưu nếu có ý kiến không đồng thuận và phải có nghĩa vụ báo cáo công việc với cấp trên. Trên bảo nhưng dưới không chấp hành hoặc chấp hành không tốt thì phải có biện pháp chế tài, kỷ luật để đảm bảo cho công việc của tổ chức luôn tiến triển, trật tự kỷ cương của tổ chức không bị phá Quan hệ ngang là quan hệ giữa những bộ phận chức năng thuộc cùng một cấp quản lý. Đây là quan hệ phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động giữa những người, những bộ phận độc lập với nhau trong cùng một cấp quản lý. I.5.5. Các phương pháp và công cụ quản lý a. Các phương pháp quản lý - Phương pháp hành chính: Là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của cả hệ thống quản lý Nhà nước về đô thị và hệ thống kỷ luật của các tổ chức trong hệ thống thong qua các mệnh lệnh, văn bản quyết định hành chính mang tính cưỡng chế. - Phương pháp kinh tế: Là các phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế để họ tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả cho tổ chức, xã hội và bản thân họ. - Phương pháp tuyên truyền, giáo dục: Là các phương pháp tác động vào nhận thức, tình cảm, tâm lý, nhằm thuyết phục, nâng cao nhận thức và tính tự giác của cán bộ công chức thực thi công cụ và đối tượng liên quan. b. Các công cụ quản lý - Luật pháp và các quy định dưới luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch hóa. - Tài chính: Cấp ngân sách và đầu tư tài chính, trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật; Các nguồn tài chính nước ngoài, các thuế và phí, huy động vốn trong nước. - Dùng công cụ truyền thông cho các lĩnh vực đô thị - Hệ thống thông tin - dữ liệu, kế toán, kiểm toán. I.6. Mô hình quản lý đô thị Las Vegas Las Vegas là thành phố đông dân nhất trong bang Nevada, nước Mỹ, trung tâm của Quận Clark, là một điểm đến nổi tiếng trên thế giới về nghỉ ngơi, mua sắm, giải trí và sòng bạc. Thành lập năm 1901 và chính thức trở thành một thành phố năm 1911. Với sự phát triển theo sau đó, Las Vegas trở thành thành phố lớn nhất nước Mỹ ở thế kỷ 20. Las Vegas thường được gọi là thủ đô giải trí của thế giới; nổi tiếng về những khách sạn sòng bạc phong phú và tiện nghi, sự sẵn có của những đồ uống có cồn ở mọi lúc, và mức độ đa dạng của sự giải trí lớn. Vậy bộ máy quản lý của Las Vegas đã được tổ chức như thế nào, để đưa Las Vegas trở thành một thương hiệu mạnh như vậy? Chính quyền thành phố Las Vegas được tổ chức như một Hội đồng - Chính quyền quản lý. Thị trưởng ở vị trí như là một thành viên Hội đồng nói chung và điều khiển tất cả những cuộc họp Hội đồng thành phố. Trong những trường hợp, Thị trưởng không thể điều khiển một cuộc họp Hội đồng thành phố, Thị trưởng tạm thời là quan chức chủ trì của cuộc họp cho đến khi Thị trưởng trở lại vị trí của ông ấy. Nguời quản lý thành phố chịu trách nhiệm về mặt hành chính và sự vận hành của tất cả những dịch vụ hàng ngày và các cơ quan thành phố. Người quản lý thành phố cũng duy trì những mối quan hệ tồn tại giữa chính quyền với liên bang, bang, quận và những chính quyền địa phương khác. Trong Hội đồng thành phố có 6 thành viên: Một Thị trưởng (thành viên Hội đồng nói chung), sáu thành viên Hội đồng bảo trợ. Ban điều hành, quản lý thành phố gồm có: Một người quản lý thành phố, một thư ký thành phố. II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM II.1. Thực trạng mô hình quản lý đô thị Trước Đại hội VI năm 1986, Việt nam là một nước nghèo nàn, lạc hậu. Do hậu quả của chiến tranh để lại, cùng với việc duy trì quá lâu một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã làm thui chột, không huy động được tối đa các nguồn lực tham gia phát triển kinh tế. Tư tưởng “Bế quan tỏa cảng” trong đường lối lãnh đạo cũng đã cô lập nước ta trong một thời gian tương đối. Hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, trình độ đô thị hóa thấp, cơ sở hạ tầng thấp kém là những khó khăn đặt ra đối với nước ta tại thời điểm đó. Vì vậy, thực hiện công tác quản lý trên địa bàn các đô thị: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng… nước ta đã vận dụng mô hình quản lý đô thị lấy quản lý kinh tế làm chủ đạo. Chính quyền các đô thị trực tiếp quản lý nền kinh tế thông qua các sở, ban chức năng. Nội dung quản lý: Quản lý theo kế hoạch, chủ trương của cấp trên; Cụ thể theo kế hoạch, chủ trương đã được Chính phủ phê duyệt cho từng đô thị. Hoạt động quản lý vì thế mang nặng tính hành chính: Mọi hoạt động của các chủ thể kinh tế đều bị quản lý bằng hệ thống mệnh lệnh, văn bản quyết định hành chính mang tính cưỡng chế. Hệ thống pháp lý chung cho đô thị và nông thôn: tỉnh tương đương thành phố, quận tương đương huyện, phường, xã, thị trấn tương đương nhau. Thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Thực tế, sự vận dụng mô hình quản lý đô thị này, đã đem lại những kết quả nhất định trong quá trình phát triển đô thị ở nước ta. Nó đã tạo điều kiện phát triển kinh tế có trọng tâm trong điều kiện tài chính nước nhà hạn chế, tránh phân tán nguồn vốn. Do đó các đô thị: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng thật sự trở thành những hạt nhân quan trọng, đầu tàu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một miền lãnh thổ nói riêng và của cả nước nói chung. Nhưng như đã phân tích trong phần cơ sở lý luận ở trên, bản thân mô hình quản lý này cũng bộc lộ không ít nhược điểm: Môi trường pháp lý bị xem nhẹ; các doanh nghiệp Nhà nước kém chủ động dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ; tệ tham nhũng, lãng phí xuất hiện và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Quản lý bị chồng chéo, thông tin bị sai lệch do qua nhiều tầng lớp trung gian. Bộ máy quản lý cồng kềnh kém hiệu quả. Chính những nhược điểm này đã kìm hãm tốc độ phát triển của các đô thị nói riêng và của cả nước nói chung trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng: Sự vận dụng mô hình quản lý đô thị lấy quản lý kinh tế làm chủ đạo trong điều kiện đất nước tại thời điểm tương ứng là phù hợp với cơ sở lý luận. Song trước yêu cầu phát triển đất nước, đòi hỏi chúng ta phải có một cái nhìn mới, một tư duy, một đường lối lãnh đạo mới mang tính thời đại, hợp quy luật phát triển. Và Đại hội VI năm 1986 là một mốc son quan trọng, mở ra một thời đại mới trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Sự chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một thắng lợi to lớn trong đường lối lãnh đạo của Đảng, là tiền đề cho sự phát triển đất nước những năm sau đó. Trong điều kiện mới, để đạt được mục tiêu phát triển của cả nước, cần tập trung phát triển các đô thị nhằm tạo ra hiệu ứng lan tỏa. Chính vì vậy, Nhà nước đã thực hiện chuyển đổi từ mô hình quản lý đô thị lấy quản lý kinh tế làm chủ đạo sang mô hình quản lý đô thị hỗn hợp. Thực tiễn 20 năm đổi mới đã đem lại nhiều kết quả quan trọng: Ổn định kinh tế - xã hội, không gây xáo trộn lớn. Các đô thị như: đô thị Hà Nội, đô thị Hồ Chí Minh, đô thị Hải Phòng… đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của cả nước. Đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng, miền trên lãnh thổ quốc gia. Mặt khác, nhờ có chủ trương cổ phần hóa những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả, đặc biệt diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây mà chính quyền đô thị chuyển dần từ quản lý kinh tế sang quản lý xã hội. Do đó, có khả năng tập trung vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng có trọng điểm. Hiện nay, các đô thị lớn nhìn chung đã có cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, mô hình cũng đã bộc lộ những nhược điểm cơ bản. Quản lý chồng chéo: Mỗi doanh nghiệp bị UBND quản lý thông qua sở chuyên ngành, sở chuyên ngành bị Bộ chủ quản quản lý…Mỗi vấn đề của đô thị như đất đai, công trình do nhiều cơ quan quản lý. Điều đó đồng nghĩa với hiệu quả quản lý thấp do không đảm bảo tính thống nhất trong quá trính quản lý, không xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể quản lý. Pháp luật lỏng lẻo: như ở Việt Nam đất đai thuộc quyền thuộc quyền sở hữu toàn dân nhưng bị lấn chiếm, khi thu hồi Nhà nước lại phải đền bù như là mua với giá thị trường. Tình trạng buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng gia tăng. Ở Việt Nam, Cộng hòa liên bang Nga trong thời kỳ chuyển đổi, nạn buôn lậu, trốn thuế phát triển nhanh chóng. Các đô thị đang trong quá trình chuyển đổi nhanh từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo điều kiện cho các đô thị phát triển với quy mô rộng và tốc độ nhanh trong thời gian tới. Vì vậy, đòi hỏi chính quyền đô thị phải chuyển từ quản lý kinh tế sang quản lý xã hội. II.2. Thực trạng bộ máy quản lý đô thị tại Việt nam Để có được một bộ máy quản lý hoạt động đầy hiệu quả, trong quá trình tổ chức cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc tổ chức bộ máy, thông qua việc tập trung xác định ít nhất 03 vấn đề cơ bản: II.2.1. Mô hình chính quyền đô thị Xây dựng mô hình chính quyền đô thị là một quá trình đi tìm lời giải cho câu hỏi: Bộ máy tổ chức ấy cần phải có bao nhiêu tầng nấc, bao nhiêu cấp quản lý và mỗi cấp quản lý như vậy cần phải có bao nhiêu bộ phận chức năng, bao nhiêu phòng ban chuyên môn là vừa đủ để hoạt động? Xác định không đúng, không đủ, không phù hợp các nấc quản lý trung gian hay các phòng ban chuyên môn thì hoạt động của bộ máy sẽ trở nên khó khăn. Sẽ xảy ra não trang có việc, có lãnh vực không ai quản lý và cũng có những cơ quan chức năng được lập ra nhưng không đủ việc để làm. Để trả lời câu hỏi nêu trên, người ta thường dựa vào các cơ sở: Bộ máy quản lý phải phù hợp với mục đích, yêu cầu mang tính khách quan của hoạt động quản lý. Trước kia, trong thời kỳ bao cấp, số lượng các sở trực thuộc UBND tăng lên tới mức tối đa. Theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) tại các thành phố trực thuộc Trung ương, số cơ quan chuyên môn thuộc UBND lên tới 35. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, các UBND còn được đặt ra các tổ chức mới để thực hiện những nhiệm vụ nhất định nào đó, sau khi đã xin ý kiến của Chính phủ. Nhìn chung, ở thời kỳ này, các đơn vị hành chính – lãnh thổ có xu hướng sát nhập thành các đơn vị lớn, nhưng trên Trung ương lại có xu hướng tách các bộ thành các bộ chuyên ngành với chuyên môn sâu, thực hiện quản lý tập trung thống nhất theo ngành từ Trung ương đến cơ sở. Vì thế, mỗi bộ đều muốn có cơ quan thuộc ngành dọc của mình trực thuộc UBND các thành phố để triển khai hoạt động quản lý chuyên môn theo ngành dọc tới từng cơ sở. Điều này cũng xuất phát từ nhu cầu của cơ chế quản lý theo kế hoạch tập trung cao độ. Một mặt các cơ quan chuyên môn giúp UBND thực hiện quản lý ngành theo lãnh thổ, nhưng mặt khác bảo đảm sự can thiệp của các bộ và những hoạt động cụ thể, chi tiết của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc ngành. Cũng ở thời kỳ này, chức năng của các sở đối với các cơ sở sản xuất là sở “ chủ quản” – Quản lý toàn diện từ cấp vốn đầu tư xây dựng đến phân phối, lưu thông các sản phẩm do các cơ sở kinh tế sản xuất ra, cũng như kiểm soát toàn bộ quá trình hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Do đó, cơ cấu tổ chức của các sở rất nặng nề, cồng kềnh. Hiện nay, cơ chế quản lý nền kinh tế đã có những thay đổi. Thị trường đã xuất hiện – nền sản xuất hàng hóa dần trở thành nhu cầu thiết yếu để đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế, vì thế không thể dùng cơ chế cũ, cùng với cơ cấu tổ chức trước đây của các cơ quan chuyên môn để quản lý sản xuất kinh doanh. Các sở không thể can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh nữa, không trực tiếp đặt ra các chỉ tiêu pháp lệnh cho các cơ sở thuộc diện quản lý của mình nữa, mà các sở cần thay đổi về diện mạo cũng như hình thức hoạt động. Từ chỗ là sở “chủ quản” – Tức chủ yếu đặt kế hoạch chi tiết vào sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh ở điạ bàn thành phố. Các cơ quan Nhà nước ở Trung ương, phát triển ngành chuyên môn kỹ thuật ở địa phương, đồng thời giúp UBND thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh tế thuộc quyền quản lý thực hiện các định hướng đó trên cơ sở pháp luật của Nhà nước. Như vậy, các sở không còn làm chức năng “chủ quản” như hiện nay mà chỉ làm chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn lãnh thổ đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực quản lý, không kể trong hay ngoài quốc doanh. Mặt khác, khi chuyển sang kế hoạch định hướng, sẽ không còn có sự phân biệt các doanh nghiệp Trung ương, doanh nghiệp địa phương trên địa bàn đo thị nữa. Các cơ qua chuyên môn sẽ là người giúp UBND thành phố thực hiện quản lý Nhà nứớc đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn đô thị. Bộ máy quản lý phải phù hợp với đặc thù của địa bàn quản lý Địa bàn nông thôn khác với địa bàn đô thị nên quản lý đô thị phải khác với quản lý nông thôn, chính quyền đô thị phải được tổ chức khác với chính quyền ở nông thôn. Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 đã có sự phân biệt về tổ chức giữa chính quyền đô thị/thành phố với chính quyền nông thôn với sự tôn trọng tính thống nhất của đô thị. Đến Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992, các tỉnh thành đều được chia thành 3 cấp đơn vị hành chính. Và theo luật pháp hiện hành, mô hình chính quyền đô thị ở nước ta hiện nay vẫn là mô hình 3 cấp hoàn chỉnh. Dựa vào tính chất cần thiết quản lý đời sống thành phố với những đặc điểm phức tạp của tình hình dân cư do sự tập trung cao, mật độ dân số lớn, trình độ của cán bộ còn hạn chế, các phương tiện thông tin liên lạc của ta còn lạc hậu… Ngoài ra, còn dựa vào những quan điểm chính trị nhằm động viên, tổ chức cho đông đảo nhân dân tham gia vào quản lý thành phố, bảo đảm để nhân dân phát huy được quyền làm chủ ở mọi cấp. Mô hình chính quyền đô thị ba cấp hoàn chỉnh ở nước ta hiện nay Chính phủ Bộ TNMT Bộ KHĐT Bộ Tài chính Bộ quốc phòng Bộ Công thương … Sở Công thương Tỉnh đội Sở Tài chính Sở KHĐT Sở TNMT UBND Tỉnh/ Thành phố trực thuộc TW đ Ban Công thương Xã đội Ban Tài chính Ban Thống kê chuyên trách Ban TNMT UBND phường UBND Quận/ Thành phố thuộc Tỉnh Phòng Tài chính Phòng KHĐT Phòng TNMT Huyện đội Phòng Công thương Như vậy, theo mô hình tổ chức chính quyền đô thị hiện nay thì bộ máy quản lý đô thị không khác gì bộ máy quản lý nông thôn. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đã và đang đồng nhất những đặc trưng của đô thị với những đặc trưng của nông thôn. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra những bất cập, lúng túng, lộn xộn trong quản lý đô thị ngày nay ở nước ta. Mặc dù trong nhiệm kỳ Đại hội 8 Đảng đã yêu cầu “ … nghiên cứu sự khác biệt giữa hoạt động của HĐND và nhiệm vụ quản lý hành chính ở nông thôn…” nhưng cho đến nay, chúng ta hầu như chưa có những kết luận dứt khoát về sự phân biệt này. Trầm trọng hơn nữa là chúng ta đã rập khuôn, máy móc khi tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước: hễ UBND có bao nhiêu cấp thì HĐND cũng có đủ bấy nhiêu cấp, làm cho bộ máy mất đi sự linh hoạt, gọn nhẹ, đôi khi có cấp HĐND trở thành thừa thãi, không hữu ích và không cần thiết c. Xây dựng bộ máy quản lý phải phân định thẩm quyền quản lý hợp lý, hài hòa Trong bộ máy quản lý Nhà nước ở đô thị, mỗi cấp chính quyền được giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để quản lý các lĩnh vực trên địa bàn nhất định. Trong luật tổ chức HĐND và UBND hiện hành có những quy định về quyền hạn, nhiệm vụ thuộc bảy lĩnh vực hoạt động khác nhau của HĐND và cũng quy định bảy loại nhiệm vụ, quyền hạn của UBND trong thực hiện quản lý Nhà nước ở địa phương. Những nhiệm vụ, quyền hạn trên đều được quy định chung cho cả ba cấp chính quyền ở các địa phương khác nhau, không có sự phân biệt nào. Các cấp chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ quyền hạn đều hướng tới những đối tượng chung, giống nhau. Nếu đi ngược thời gian, xem xét những quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND được ban hành ở các thời điểm khác nhau (1962, 1983, 1989), tình hình cũng diễn ra tương tự. Mặc dù về quyền hạn, nhiệm vụ phân giao cho từng cấp chính quyền địa phương đã có những sự khác nhau nhưng cơ bản chưa phản ánh được sự khác biệt xuất phát từ những đặc thù của các đơn vị hành chính lãnh thổ. Tình hình trên dẫn đến thực tế là cấp nào cũng thực hiện quản lý toàn diện, nhưng không rõ trách nhiệm đến đâu trong quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể. Cùng một nội dung quản lý đối với một đối tượng, bị cắt khúc, do nhiều cấp, ngành thực hiện. Tình trạng lúng túng, bị động, chờ quyết định của cấp trên về một nội dung quản lý đã hạn chế hiệu quả hoạt động của tất cả các cấp trong hệ thống bộ máy chính quyền. Thí dụ, việc xử lý xây dựng nhà trái phép ở thành phố trong thời gian dài do cả ba cấp thực hiện: cấp phường xử lý phần móng; quận phần tường; cấp thành phố phần mái. Chính sự cắt khúc này tạo cớ cho đương sự dây dưa, công việc giải quyết của các cấp bị kéo dài, ách tắc, khó dứt điểm. Sự phân cấp quản lý giữa các ngành chuyên môn theo hệ thống dọc với quản lý theo lãnh thổ cũng không rõ ràng gây ra sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, làm cho các cấp chính quyền thành phố lúng túng, bị động trong hoạt động quản lý, chẳng hạn trong lĩnh vực tài chính, thuế vụ, y tế, giáo dục. II.2.2. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý Thực trạng quản lý đô thị hiện nay thường xảy ra tình trạng mạnh bộ phận nào bộ phận ấy làm, thiếu hẳn sự điều phối từ bên trên và sự phối hợp với nhau từ bên dưới. Điển hình hay bị nhắc đến nhiều nhất là vấn đề đào đắp đường để làm các công trình công cộng. Chỉ với một đoạn đường mà nhiều cơ quan chức năng thuộc nhiều sở khác nhau, thi nhau đào lên đắp xuống vừa gây phiền hà, khổ sở cho dân lại vừa làm lãng phí tiền bạc của nhà nước. Sự thiếu đồng bộ này có thể xuất phát từ tâm lý cục bộ, bản vị của các bộ phận chức năng. Họ chỉ thấy hoặc chỉ vì lợi ích riêng của ngành mình mà không thấy hoặc không vì lợi ích chung mang tính toàn cục của đất nước, của người dân. Qua đó cũng chứng tỏ rằng: Các cơ quan trong bộ máy quản lý đô thị bị chi phối mạnh theo ngành dọc hơn theo UBND. II.2.3. Lựa chọn con người cho bộ máy quản lý Xác định các thành phần, các bộ phận của bộ máy, xác định xong các mối quan hệ giữa các bộ phận vẫn chưa đủ, người ta còn phải tìm kiếm, lựa chọn những con người, những nhân sự có phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu cầu công việc để đưa vào bộ máy, khiến bộ máy ấy vận hành trơn tru, thuận lợi. Con người là linh hồn của mọi tổ chức. Cơ cấu tổ chức có hoàn hảo đến mấy nhưng con người của tổ chức mà yếu kém thì bộ máy tổ chức vẫn không thể phát huy tác dụng được. Do vậy việc lựa chọn cán bộ cho bộ máy chính quyền là một vấn đề hệ trọng. Năng lực trình độ quản lý được thể hiện ở tầm quản lý của cán bộ công chức. Khi tầm quản lý rộng, nhà quản lý có thể tự mình điều hành, kiểm tra đôn đốc, theo dõi giám sát nhiều đầu mối công việc, nhiều lĩnh vực hoạt động, nhiều nhân viên dưới quyền cùng một lúc nên sẽ không cần nhiều nấc quản lý trung gian. Do đó, bộ máy tổ chức sẽ trở nên ít tầng nấc, gọn nhẹ mà vẫn hiệu quả. Ngược lại khi tầm quản lý hẹp, nhà quản lý chỉ có thể nắm bắt, điều hành được một vài đầu mối công việc, một vài lĩnh vực hoạt động cho nên họ sẽ phải cần thêm các tầng nấc quản lý trung gian. Điều này sẽ làm cho bộ máy tổ chức phình to và trở nên cồng kềnh, tốn kém mà lại ít hiệu quả. Đây chính là sự hạn chế lớn trong bộ máy quản lý đô thị ở nước ta hiện nay. Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ quản lý đô thị ở nước ta hiện nay còn yếu kém về năng lực và nghiệp vụ, thiếu tầm nhìn cần thiết, thiếu kiến thức về kinh tế đô thị để quản lý đô thị một cách hiệu quả. Vì vậy, trong quá trình quản lý họ thường mắc phải các căn bệnh: chủ quan, giáo điều, bảo thủ, làm việc theo chủ nghĩa kinh nghiệm và thực dụng, không đánh giá đúng thực trạng yếu kém về các mặt hành chính hiện thời, không theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội. Do đó, các quyết định họ đưa ra trong quá trình quản lý thường thiếu tính khả thi, không đạt được hiệu lực cũng như hiệu quả quản lý. Thậm chí, rất nhiều biện pháp đã bị thất bại khi đưa vào thực tiễn. Mặt khác, hạn chế trong tầm nhìn đã khiến những người làm công tác quản lý đô thị không có một định hướng, một chiến lược lâu dài, mà chỉ mải chạy theo lo giải quyết sự cố. Điều này có thể dễ nhận thấy từ thực trạng quy hoạch lộn xộn của các đô thị ở nước ta hiện nay. Cũng có thể lấy một ví dụ như việc UBND TP Hà Nội vừa quyết định thôi thí điểm tạm ngừng đăng ký xe máy tại nội thành, kết thúc những tranh cãi và nhiều phiền toái của bao công dân Hà Nội. Còn nhớ thời điểm tháng 9/2003, Hà Nội bắt đầu thực hiện chủ trương dừng đăng ký xe máy tại 4 quận nội thành. Trước đó, số người chết do tai nạn xe máy tăng nhanh. Thiếu tướng Phạm Chuyên, Giám đốc Công an bức xúc: “Năm 2003 cả thành phố chỉ có 14 người chết vì tai nạn khi ngồi trên ôtô, vài chục người chết khi đi bộ nhưng có tới hơn 300 người đi xe máy chết”. (Năm 2005 số người chết vì TNGT ở Hà Nội còn cao hơn: 533 người, loại phương tiện gây ra tai nạn nhiều nhất vẫn là mô- tô xe máy) Số người chết và bị thương do TNGT tăng, yêu cầu cấp bách phải có biện pháp giải quyết nhanh và hiệu quả. Nghị quyết 34/2003/NQ-HĐ của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội, nêu 9 giải pháp, trong đó có biện pháp dừng đăng ký xe máy tại 4 quận nội thành nhằm giảm số lượng xe máy. Mặc dù số lượng xe máy đăng ký giảm mạnh, nhưng số xe lưu thông thì vẫn tăng.  Tiếp đến ngày 21/11/2005, Bộ Công an có Thông tư số 17/2005/TT-BCA về việc bỏ quy định mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe môtô hoặc xe gắn máy. Trước sức ép mạnh mẽ của dư luận, lãnh đạo thành phố đã phải ra Quyết định số 221/2005/QĐ-UB, thôi thí điểm tạm ngừng đăng ký xe máy tại nội thành Hà Nội.  Những phản ứng trên cho thấy, tư duy quản lý đô thị kiểu cũ cách đây nửa thế kỷ vẫn đang được sử dụng để áp vào một đô thị đang hiện đại hóa. Đặc điểm của thứ tư duy ấy là sự phân định rõ, chính quyền là người quản lý, còn người dân là đối tượng quản lý. Trong quản lý đô thị hiện nay, nhà quản lý chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để đạt được ý chí của mình mà thiếu sự quan tâm, tìm hiểu tâm lý của người dân. Cách thức này cần phải thay đổi. Trong tư duy mới về quản lý đô thị, người dân có vị thế hoàn toàn khác, cao hơn nhiều. Từ đối tượng quản lý, họ trở thành một bộ phận của bộ máy quản lý, ngày càng tham gia tích cực vào quá trình ra các quyết định của thành phố. Sự tham gia đó có thể là gián tiếp – thông qua Hội đồng nhân dân, cũng có thể là trực tiếp thông qua các hình thức từ thăm dò ý kiến cho đến trưng cầu dân ý về một vấn đề nào đó. Trở lại vấn đề ngừng đăng ký xe máy. Chính quyền thành phố hoàn toàn có thể tiến hành trưng cầu dân ý, hoặc chí ít là một số cuộc thăm dò dư luận và cần tận dụng các phương tiện truyền thông để bảo vệ cho chủ trương của mình, phân tích cho người dân hiểu, chỉ cho người dân thấy, họ sẽ phải lựa chọn một trong hai phương án với cả cái tiện và bất tiện của từng phương án.  Sự lựa chọn của đa số sẽ được áp dụng, những người thuộc phái thiểu số sẽ phải tuân thủ ý nguyện của số đông. Làm theo ý nguyện của đa số người dân, chính quyền sẽ nhận thêm sự ủng hộ. Quan điểm mới của quản lý đô thị hiện đại là dân luôn luôn đúng. Chính quyền là người thực thi ý nguyện của số đông. Nhưng do nhiều lý do, số đông hôm nay có thể lại trở thành số ít ngày mai. Ở đây không có sự “thắng” hay “thua”.   Qua sự việc trên cho thấy, bộ máy quản lý đô thị ở nước ta chưa thực sự tạo điều kiện để các công dân và cộng đồng liên quan được tham gia vào công việc quản lý một cách dân chủ. Đặc biệt, chưa huy động tối đa và sử dụng triệt để các nhà khoa học, các cán bộ của Nhà nước đóng trên địa bàn thành phố trong hoạt động quản lý của chính quyền thành phố. Nhìn một cách khái quát, thực trạng bộ máy QLNN ở đô thị Việt Nam có những đặc điểm cơ bản sau: Bộ máy quản lý Nhà nước ở đô thị là một tổ chức công quyền của dân, thực hiện chức năng hành pháp của quyền lực Nhà nước, phục tùng sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận nghiêm khắc về chất lượng thì họ còn nhiều yếu kém về năng lực hành chính, không được đào tạo theo hướng chính quy nghiệp vụ hành chính, do đó hiệu quả quản lý trên các lĩnh vực ở đô thị không cao. Bộ máy quản lý Nhà nước trong các đô thị ở nước ta thiếu một quy chế công chức Nhà nước hoàn chỉnh có tính pháp lý và tính khoa học. Quy chế hoạt động của hệ thống hành chính không được quy định chính thức, thủ tục hành chính còn phiền hà. Do luật pháp còn thiếu và không đồng bộ nên hiện nay việc quản lý đô thị được tiến hành theo những văn bản đơn hành. Mỗi địa phương trong cả nước đều ban hành hệ thống văn bản pháp quy riêng của mình vf tự định ra những quy định quản lý, không có quy định chuẩn mực chung cho các đô thị nên dễ tùy tiện, thiếu thống nhất và có khi trái với pháp luật. Bộ máy quản lý hành chính hoạt động theo phong cách cũ, tạo điều kiện cho các cơ quan và viên chức Nhà nước dễ dàng vi phạm quyền lợi công dân. Quản lý đô thị ở nước ta có hiện tượng vừa bị chia cắt theo từng mảng, vừa bị giới hạn theo địa giới hành chính và thường tập trung quản lý theo ngành, thiếu sự phối hợp giữa các ngành để quản lý có hiệu quả hơn. Phân công trách nhiệm cho các cấp, các ngành không rõ ràng, vì th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36049.doc
Tài liệu liên quan