MỤC LỤC
Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP
I. Lý luận về đầu tư phát triển .1
II . Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân .4
III. Hoạt động đàu tư với phát triển nông nghiệp 11
Phần 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN QUA
I. Chính sách đầu tư phát triển nông nghiểp .16
trong thời gian qua
II. Tổng quan tình hình đầu tư cho nông nghiệp nôngthôn Việt Nam giai đoạn 1991-2000 .18
III. Cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp nông thôn Việt Nam 18
IV. Đánh giá toàn diện về tình hình đầu tưcho nông nghiệp nông thôn Việt Nam 28
Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
ĐT PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
I. Đánh giá năng lực phát triển nông nghiệp ở việt nam 32
II. Mục tiêu và địng hướng phát triển nông nghiệp 34
III. Một số giải pháp về đầu tư phát triển nông nghiệp 38
KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
MỤC LỤC 50
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Định hướng chiến lược và một số giải pháp đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cùng làm. Theo thống kê sơ bộ tại 49 tỉnh, thành phố trực thuộc TW, số vốn mà nhân dân đóng góp cho xây dựng cơ sở hạ tầng của các làng, xã đã dật 5.000 tỷ trong khi tổng số vốn hỗ trợ từ các nguồn khác là 4.400 tỷ. Nét mới về đầu tư của nông dân trong thời kỳ này là tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá theo mô hình trang trại. Đến cuối năm 1998, cả nước có trên 50 nghìn trang trại nông nghiệp được hình thành ở trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Theo kết quả điều tra điển hình của Tổng cục Thống kê tại 4 tỉnh Yên Bái, Thanh Hoá, Bình Dương và Bình Phước thì vốn đầu tư bình quân một trang trại là 97 triệu đồng, trong đó 87% là vốn của dân (tự có và vay ngân hàng). Nông dân vùng ĐBSCL hàng năm đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng để khai hoang vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, làm thuỷ lợi, thau chua rửa phèn, cải tạo vườn tạp, xây dựng các cơ sở nuôi tôm, đóng mới và hiện đại hoá tàu thuyền đánh bắt hải sản... Riêng ở vùng Đồng Tháp Mười, nông dân đã đóng góp 60 tỷ đồng làm thuỷ lợi, 104 tỷ đồng làm đường giao thông...
Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong thời gian qua nhiều loại hình doanh nghiệp được phát triển. Một số doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và phát triển nhanh, bên cạnh đó, kinh tế hộ gia đình ở các đo thị cũng phát triển mạnh mẽ. Điều đó giúp cho thu nhập và tích luỹ của của khu vực thành thị tăng nhanh. Tỷ lệ tích luỹ tăng nhanh nhất trong tất cả các khu vực khác, từ 12,9% GDP năm 1990 lên 28,7% GDP năm 1995. Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình, nhiều doanh nghiệp nhỏ ở đô thị cũng đã chú trọng đến đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là một số lĩnh vực có thu nhập cao. Có những gia đình đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng và phát triển các trang trại, trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi. Theo dự tính, với mức tăng trưởng vốn đầu tư 4%/năm như hiện nay, trong thời gian tới lượng vốn đầu tư của khu vực dân cư đô thị sẽ tăng nhanh và rất lớn.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, với trên 2 triệu kiều bào ta ở nước ngoài đã gửi về một lượng kiều hối rất lớn. Năm 1998 trở về trước khoảng 800 triệu USD/năm, năm 2000 lượng vốn này khoảng gần 2 tỷ USD. Nó đã bổ sung một lượng vốn đầu tư quan trọng cho nguồn vốn của nhân dân để đầu tư phát triển kinh tế nói chung và cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng.
Trong 2 năm 1997 - 1998 ước tính sơ bộ, lượng vốn đầu tư phát triển của dân cư nói chung cho nông nghiệp và nông thôn đạt bình quân hàng năm trên 7.500 tỷ đồng, giai đoạn năm 1999 đạt 8.202,7 tỷ đồng, năm 2000 ước tính đạt 9.439,8 tỷ đồng, bằng 115% so với năm 1999. Rõ ràng đây là một nguồn vốn lớn và còn nhiều tiềm năng, vì vậy trong thời gian tới cần có chính sách để thu hút mạnh mẽ nguồn vốn quan trọng này.
1.3. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
1.3.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Do có những hạn chế của lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nên số lượng dự án cũng như tổng vốn đầu tư FDI vào khu vực này trong những năm qua còn ít, chỉ chiếm khoảng 10% số dự án tương đương với 6% tổng vốn FDI của cả nước. Trong đó, giai đoạn 1987 - 1994, vốn FDI đạt 784 triệu USD chiếm 8,2% tổng vốn đầu tư FDI cả nước. Tuy nhiên, với các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta, thời gian gần đây vốn đầu tư FDI cho nông nghiệp nông thôn đã có bước tăng trưởng đáng kể. Nếu năm 1989 cả nước mới chỉ có 5 dự án với tổng vốn 2,8 triệu USD vào nông nghiệp, thì đến 1997 đã có 316 dự án với tổng vốn 1,5 tỷ USD ( chủ yếu cho công nghiệp chế biến) và ngoài ra còn khoảng 910 triệu cho sản xuất nông nghiệp. Số dự án đã triển khai có số vốn đạt 467 triệu USD, gần bằng 1/3 tổng số vốn dăng ký. Các dự án FDI tập trung chủ yếu vào trồng và chế biến cao su, cà phê, chè, mía đường, mì chính, gạo, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương pháp công nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản...
Bảng 7: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp nông thôn 1988 - 1997.
ĐƠN VỊ
1988 - 1997
1997
1. Số dự án
Nông - Lâm nghiệp.
Thuỷ sản
2. Tổng vốn đăng ký
Nông - Lâm nghiệp
Thuỷ sản
Trong đó:
Vốn pháp định
Nông - Lâm nghiệp
Thuỷ sản
Dự án
Dự án
Dự án
triệu USD
triệu USD
triệu USD
triệu USD
triệu USD
triệu USD
316
233
83
1527,4
1195,6
331,8
727,8
558,5
169,3
28
19
9
132,6
108,7
23,9
61,8
51,2
10,6
.
Nguồn: Các chỉ tiêu thống kê Nông - lâm - thuỷ.
1.3.2. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Cùng với việc tăng vốn FDI, trong thời gian qua lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng tăng mạnh. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số vốn ODA vào khu vực này giai đoạn 1993 - 1999 liên tục tăng và đạt 3,081 tỷ USD. Trong đó, năm 1996 có số vốn ODA lớn nhất đạt 0,683 tỷ USD. Số vốn này được tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông nông thôn, các công trình thuỷ lợi, ca sdự án xoá đói giảm nghèo, ngoài ra còn có một số dự án hỗ trợ tín dụng nông thôn. Trong số các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn gồm có các dự án giao thông nông thôn (35,41%), thuỷ lợi (23,22%), trồng rừng, cấp điện (9,7%), xây dựng các công trình công cộng như trường học, trạm bơm, chợ (18,5%). Nhìn chung, ODA chủ yếu tập trung vào Đồng bàng Bắc bộ (25%), Đông Nam bộ (19,9%) và Đồng bằng Sông Cửu Long (12%).
Về tình hình giải ngân, theo đánh giá của các chuyên gia, giải ngân các dự án ODA vào phát triển nông nghiệp nông thôn cao hơn so với mức bình quân của cả nước, đạt khoảng 61,44%, đặc biệt các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn khá tốt vì quy mô dự án nhỏ hẹp, nên tỷ lệ giải ngân cao.
Như vậy, nhìn chung, vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp một lượng vốn tương đối lớn cho đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, lượng vốn này vẫn chưa tương xứng với vai trò của nền nông nghiệp nước ta. Rõ ràng vốn đầu tư nước ngoài là rất cần đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay, vì vậy cần có nhiều biện pháp ưu đãi hơn nữa để thu hút nguồn vốn này cho nông nghiệp nông thôn.
1.4. Nguồn vốn tín dụng.
Rõ ràng vốn đầu tư từ các nguồn trên không thể đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư của xã hội vào khu vực nông nghiệp nông thôn, trên thực tế chỉ đáp ứng được khoảng trên dưới 50%. Chính vì vậy vai trò của nguồn vốn tín dụng là không thể thiếu. Hiện nay đang có nhiều tổ chức tín dụng khác nhau cùng đáp ứng nhu càu vốn tín dụng cho nông nghiệp nông thôn. cụ thể là hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh, một số ngân hàng cổ phần, hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng người nghèo và các quỹ cho vay theo chương trình 120, 327, 773... các ngân hàng nước ngoài có số dư tín dụng khá cao nhưng số đầu tư vào khu vực nông nghiệp nông thôn không lớn lắm. Trong số đó thì Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam là chủ thể cung cấp tín dụng chủ yếu cho đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Trong những năm qua, tổng nguồn vốn kinh doanh của hệ thống ngân hàng NNo&PTNT đã tăng lên nhanh chóng, tính đến hết quý I-1998 đã lên đến 27.000 tỷ đồng. Cùng với các chính sách huy động, các cơ chế và chính sách cho vay cũng thường xuyên được cải tiến nên tổng mức dư nợ cũng tăng nhanh, từ 1.525 tỷ đồng vào năm 1991 lên đến 24.000 tỷ đồng vào quý I-1998. Tuy nhiên, trong tổng số dư nợ tính đến hết quý I-1998 thì chỉ có khoảng gần 7.000 tỷ đồng, chiếm 28% là dư nợ trung và dài hạn.
Trong thời gian tới, việc khuyến khích đầu tư phát triển càng ngày càng được cởi mở, thông thoáng thì nhu cầu vay vốn để đầu tư phát triển trong nông nghiệp nông thôn cũng sẽ tăng lên. Điều đó có nghĩa là nhu cầu vay vốn trung và dài hạn tăng, mức dư nợ tín dụng trung và dài hạn như hiệ nay còn cách khá xa so với nhu cầu vay vốn. Vì vậy cần có những điều chỉnh phù hợp để tạo nguồn vốn tín dụng cung cấp đủ cho đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn.
2. Cơ cấu đầu tư theo ngành và vùng lãnh thổ.
Cơ cấu đầu tư theo ngành và vùng kinh tế là 2 chỉ tiêu quan trọng của hoạt động đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trong mọi thời kỳ phát triển. Việc chuyển dịch Cơ cấu đầu tư ngành, vùng theo thời gian luôn là những tín hiệu thể hiện xu hướng phát triển của nền kinh tế nông nghiệp nông thôn. Trong thời gian vừa qua, với các chính sách của Đảng và Nhà nước, Cơ cấu đầu tư ngành, vùng trong nông nghiệp nông thôn đã có bước phát triển nhất định.
Do lịch sử phát triển để lại, trong cơ cấu đầu tư ba ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp, đầu tư cho ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong Cơ cấu đầu tư khu vực nông nghiệp nông thôn. Điều đó cũng phù hợp với điều kiện tự nhiên, nhu cầu của nền kinh tế và quy mô phát triển. Thông thường, đầu tư cho nông nghiệp chiếm tỷ lệ từ 70 - 80%.
Cơ cấu đầu tư trong ngành nông nghiệp được xem xét qua cơ cấu của phân ngành trồng trọt chăn nuôi như sau:
Xu hướng đầu tư trong những năm qua là chuyển dịch từ trồng trọt sang chăn nuôi nhằm tăng giá trị sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu...Tuy nhiên, do nhiều khó khăn mà xu hướng này vẫn chuyển dịch chậm, sự mất cân đối giữa hai khu vực vẫn còn lớn. Qua bảng số liệu trên (Xem xét cho ĐT XDCB của Nhà nước) ta thấy trong 2 năm 1995 - 1996 có bước chuyển dịch lớn, vốn đầu tư XDCB cho trồng trọt tăng từ 228,5 tỷ đồng lên 429,3 tỷ đồng (tăng 88%), trong khi đó, đầu tư XDCB cho chăn nuôi tăng từ 50,5 tỷ đồng lên 213,4 tỷ đồng (tăng 323%). Đặc biệt, việc xuất hiện nhiều hình thức phát triển nông nghiệp như trang trại với việc kết hợp V-A-C đang dần tạo thế cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi.
Vốn đầu tư cho trồng trọt cũng tăng đều qua các năm, đồng thời trong nội bộ ngành trồng trọt cũng có bước chuyển dịch đầu tư nhất định. Giai đoạn 1991-1995, hầu như vốn đầu tư cho phát triển cây lương thực (chủ yếu là cây lúa) tăng mạnh cả về số tuyệt đối và số tương đối, đưa sản lượng lương thực tăng đột biến trong giai đoạn này. Những năm gần đây, mức tăng này đã bắt đầu giảm. Ngược lại, với ưu thế có giá trị cao, cây công nghiệp lâu năm có xu hướng tăng mạnh và đi theo quy hoạch vùng cụ thể (mặc dù mức tăng giảm giữa các loại cây là không giống nhau). Cây ăn quả mới được quan tâm quy hoạch và đầu tư trong 3-4 năm gần đây.
Về cơ sở hạ tầng, là một bộ phận nằm trong nông nghiệp, trong thời gian qua, với quan niệm: phát triển kết cấu hạ tầng để tạo điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực này, vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng tăng mạnh ở các nguồn chủ yếu là vốn Nhà nước, vốn đầu tư của dân cư (theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm), vốn ODA. Kết quả là hầu hết các cụm xã đều có đường ô tô đến được, số hộ có điện tăng vượt bậc. Hệ thống thuỷ lợi, kênh mương được khôi phục và xây dựng mới nhiều. Vốn đầu tư cho thuỷ lợi trong 10 năm 1991 - 2000 ước đạt 20.000 tỷ, trong đó giai đoạn 1991 - 1995 đạt 500 tỷ, giai đoạn 1996 - 2000 khoảng 14.900 tỷ đồng, chiếm hơn 60% đầu tư toàn ngành (Vốn đầu tư Nhà nước).
Bảng 8: Vốn đầu tư XDCB của Nhà nước trong Nông - Lâm - ngư nghiệp.
1990
1995
1996
TỔNG SỐ
409,2
2758,2
3044,0
1. NÔNG NGHIỆP
+ Trồng trọt
+ Khai hoang XD kinh tế mới
+ Nông trường QD
Trong đó:
- Cao su
- Chè
- Cà phê
+ Trạm trại phục vụ trồng trọt
+ Chăn nuôi
+ Trạm, đội máy kéo
+ Thuỷ lợi
Trong đó
Thuỷ nông
409,2
92,2
29,5
55,6
20,8
0,9
2,6
7,3
16,9
-
299,8
244,4
2216.6
228,5
82,7
131.0
7,9
4,1
14,3
14,8
50,5
-
1937,5
-
2384,4
429,3
80,7
205,1
11,8
3,5
17,9
143,6
213,4
3,9
1737,7
-
2. LÂM NGHIỆP
-
433,7
498,0
3. THUỶ SẢN
-
107,9
161,6
Vốn đầu tư cho Lâm nghiệp: Nhận thức được vai trò to lớn của ngành lâm nghiệp, trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng cho công tác đầu tư phát triển lâm nghiệp. Trong thời gian làm việc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum và Đăk Lăk tháng 9/2001, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã phân tích khả năng làm giàu từ phát triển Rừng và khẳng định nhân dân các tỉnh Tây Nguyên sẽ giàu lên từ nghề Rừng. Đầu tư cho Lâm nghiệp có thể chia thành hai bộ phận:
- Trồng và nuôi rừng.
- Khai thác gỗ và lâm sản.
Với mục tiêu tăng diện tích che phủ rừng, đầu tư cho việc trồng rừng, nuôi rừng được chú trọng đúng mức, trong giai đoạn 1992-1994 đã đầu tư 1.107 tỷ đồng để hỗ trợ việc phát triển rừng, chủ yếu được thông qua chương trình 327, sử dụng các nguồn tài trợ quốc tế như SIDA, PAM... để khuyến khích nhân dân tích cực nhận đất, nhận rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng hiện có và đẩy mạnh việc trồng rừng mới. Cụ thể là Chương trình 5 triệu ha rừng đang được đẩy mạnh thực hiện ở các địa phương.
Vốn đầu tư cho Thuỷ sản: Đất nước ta có lợi thế về vị trí địa lý, đó là có bờ biển dài, thềm lục địa lớn, nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng và có giá trị kinh tế cao. Kinh nghiệm quốc tế chỉ rõ: "Dân tộc nào sống xa lạ với biển, chỉ có quan niệm đất liền, không có nhận thức và hành động đúng về biển, là bảo thủ, tự trói mình, không thể thịnh vượng phát triển mà còn rơi vào lạc hậu, lệ thuộc"
. Nhận thức được vai trò của kinh tế biển, Đảng ta đã thông qua Nghị quyết 03/NQTW ngày 6/5/1993: "Về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt". Nước ta đã đầu tư phát triển kinh tế biển và thu được nhiều kết quả quan trọng.
Cùng với kinh tế biển, kinh tế thuỷ sản cũng được chú trọng đầu tư phát triển mạnh với tư cách là một ngành kinh tế mũi nhọn. Trong 5 năm 1996 - 2000 Tổng vốn đầu tư ngành thuỷ sản đạt 9.185.640 triệu đồng chiếm 1,83% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó, đầu tư nước ngoài đạt 545 tỷ đồng, vốn dân cư 1.700 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư được chia thành các bộ phận: đầu tư cho khai thác hải sản gồm đóng mới, cải hoán tàu, xây dựng cảng cá, bến cá, chợ cá và điều tra nguồn lợi thuỷ sản đạt 2.560.960 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 27,88%, đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản chiếm 25,49%. đầu tư cho chế biến đạt 2.727.308 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30,45% trong đó chủ yêu tăng cường và củng cố cơ sở hạ tầng. Qua 5 năm đầu tư, đã xây dựng được 27 cảng cá, số tàu thuyền thuỷ sản tăng thêm gần 6000 chiếc, diện tích nuôi trồng tăng hàng vạn ha; số cơ sở chế biến tăng thêm 80 nhà máy, đưa tổng số cơ sở chế biến lên con số 266, trong đó 220 có cơ sở hiện đại, 50 cơ sở đủ tiêu chuẩn kế hoạch vào thị trường EU.
Bảng 9: Vốn đầu tư ngành Thuỷ sản giai đoạn 1996-2000
VỐN ĐẦU TƯ (TRIỆU ĐỒNG)
TỶ TRỌNG (%)
Tổng số
9.185.640
100
- Nước ngoài
- Trong nước
545.000
8.640.640
5.93
94.07
- Khai thác hải sản
- Nuôi trồng
- Chế biến
- Khác
2.560.960
2.341.420
2.727.308
1.555.952
27.88
25.49
30.45
16.18
Nguồn: Tổng hợp từ Tạp chí Thuỷ sản năm 2000-2001.
Cùng với chuyển dịch Cơ cấu đầu tư ngành trong nông nghiệp nông thôn, Cơ cấu đầu tư vùng lãnh thổ cũng dần được cải thiện:
Bảng : Vốn đầu tư cho nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phân theo vùng kinh tế.
Đơn vị: tỷ đồng
1999
2000
Tổng số
Nông, Lâm
Thuỷ sản
Tổng số
Nông, Lâm
Thuỷ sản
Đồng bằng Sông Hồng
3.119,2
2.769,4
349,8
3.574,9
3.190,9
384,0
Đông Bắc
2.007
1.922,3
84,7
2.175,6
2.068,6
107,0
Tây Bắc
302,7
300,6
2,1
361,1
359,3
1,8
Bắc Trung Bộ
1.873
1.596,4
276,6
2.141,7
1.805,5
336,2
Nam Trung Bộ
1.415,3
985,2
430,1
1.665,7
1.088,5
577,2
Tây Nguyên
1.921,1
1.919,3
1,8
2.002,4
2.000,2
2,2
Đông Nam Bộ
2.980,7
2.279,3
701,4
3.731,2
2.751,5
979,7
Đồng bằng SCL
4.937
3.870,3
1.066,7
5.581,3
4.253,9
1.327,4
Nguồn: Kết quả điều tra vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2000. TCTK 9/2001.
Qua bảng số liệu trên, ta thấy vốn đầu tư được bố trí chủ yếu dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên theo các lợi thế so sánh mà các vùng có được. Tuy nhiên, vốn đầu tư vẫn chủ yếu tập trung ở một số vùng nhất định như Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ, tổng vốn đầu tư của 3 vùng trên trong nông nghiệp nông thôn chiếm 60% tổng vốn đầu tư của tất cả các vùng trong nông nghiệp nông thôn; mặt khác tốc độ tăng vốn đầu tư của những vùng này cũng cao hơn so với mức tăng trung bình của toàn bộ. Như vùng Đông Nam bộ năm 2000 tăng 25% so với năm 1999. Ngược lại, Tây Bắc là khu vực khó khăn nhất nhưng vốn đầu tư cũng nhỏ nhất, chỉ 300 - 400 tỷ đồng/năm chiếm 1-2% tổng vốn đầu tư của toàn bộ các vùng, mức tăng hàng năm cũng không đáng kể. Đó là một điều còn bất hợp lý trong cơ cấu vốn đầu tư theo vùng trong nông nghiệp nông thôn nước ta. Trong thời gian tới cần có chính sách tăng đầu tư đầu tư cho một số vùng còn khó khăn, vốn đầu tư thấp.
IV. ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CHO NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM.
1. Những thành tựu và khó khăn, thách thức của kinh tế nông nghiệp nông thôn.
1.1. Những thành tựu chung.
Trong thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các chính sách cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn được đẩy mạnh đã khơi dậy tiềm năng của cả nước, đặc biệt là mhu vực nông nghiệp nông thôn cho đầu tư phát triển khu vực này. Những kết quả trong phát triển nông nghiệp và công nghiệp hoá nông thôn thời gian qua không chỉ ở chỗ đảm bảo cung ứng ổn định lương thực cho toàn xã hội và cung cấp lượng ngoại tệ đáng kể do xuất khẩu nông sản mà còn khơi dậy tiềm năng phát triển ngành nghề, kể cả ngành nghề truyền thống, ở nông thôn, tạo lập bước đầu phương thức làm ăn mới theo cơ chế thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa nông thôn và thành thị... Đây là cơ sở, là tiền đề thuận lợi cho bước phát triển sắp tới. thể hiện chủ yếu trên các mặt sau:
* Nông nghiệp đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao và toàn diện. Dự tính 10 năm (1991-2000) giá trị sản lượng toàn ngành tăng 5,6%/năm (mục tiêu chiến lược là 4% - 4,2%), trong đó nông nghiệp tăng 5,4% (lương thực tăng 4,2% - 4,3%, cây công nghiệp tăng 10%, chăn nuôi tăng 5,4%); thuỷ sản tăng 9,1%; lâm nghiệp tăng 2,1%. Nổi bật nhất là sản xuất lương thực tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng hơn 1 triệu tấn lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đã xuất khẩu được một khối lượng khá lớn (mỗi năm xuất khẩu 3,5 - 4,5 triệu tấn gạo).
Bên cạnh sản xuất lương thực, đã xuất hiện một số ngành sản xuất hàng hoá, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, bước đầu có chỗ đứng trên thị trường Thế giới với kim ngạch xuất khẩu khá cao như cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu,... các loại rau quả, mía, bông, dâu tằm... cũng phát triển khá. Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng đều tăng, kim ngạch hải sản xuất khẩu tăng khá (bình quân 8 năm 1991 - 1998 khoảng 20%); năm 2000 đã chứng kiến kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lần đầu vượt 1 tỷ USD. Công tác chăm sóc, bảo vệ, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc có tiến bộ hơn, bước đầu đã chặn đứng được tình trạng sa sút về diện tích rừng.
* Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, xoá dần tình trạng độc canh lúa và cây lương thực, từ đó tăng hiệu quả sử dụng đất đai và lao động nông nghiệp.
* Bước đầu đã khôi phục và hình thành nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó các làng nghề truyền thống vẫn chiếm ưu thế, chiếm tới 65% trong tổng số 1.400 làng nghề hiện có. Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề đã tạo việc làm ổn định cho hàng trăm nghìn lao động ở các vùng nông thôn. Nhiều loại hình doanh nghiệp, hình thức kinh doanh mới, chẳng hạn như trang trại xuất hiện và thể hiện quả cao. Đây là cơ sở chó phát triển kinh tế hàng hoá ở nông nghiệp nông thôn nước ta.
* Nhiều vùng nông thôn đã được đổi mới, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể. Thu nhập của nông dân năm 1998 tăng gấp 3,3 lần so với năm 1993. Điều kiện ăn ở, đi lại, học hành, khám chữa bệnh của nông dân được cải thiện rõ rệt. Theo số liệu điều tra năm 1997, ở khu vực nông thôn có 58% số hộ có nhà ở tốt, 53,2% số hộ có diện lưới sinh hoạt, 30% số hộ có nước sạch sử dụng, trên 2,5 triệu hộ có ti vi, trên 10 triệu hộ có xe gắn máy. Số hộ đói nghèo giảm từ 30% năm 1992 xuống còn khoảng 13% năm 1999.
1.2. Một số khó khăn, thách thức.
Bên cạnh một số thành tựu nói trên, nền kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta vẫn còn phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức:
* Đất đai ít, dân số nông thôn đông và ngày càng tăng, diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp và ngày càng giảm. Trong khi đó, lực lượng lao động trong nông thôn đang dư thừa và ngày một tăng thêm, đang và sẽ tiếp tục gây áp lực về việc làm và nhà ở cho nông dân. Hiện nay, nông thôn có khoảng 7 - 8 triệu lao động chưa có việc làm (tính theo quỹ thời gian quy đổi).
* Vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp vẫn còn là mối quan tâm và là nỗi lo thường xuyên của nông dân. Phần lớn các loại nông sản phải bán tươi, giá thấp; các sản phẩm sơ chế và chế biến từ các cơ sở nhỏ ở nông thôn thường có thị trường rất hạn hẹp, hầu như sản phẩm chỉ tiêu thụ trong khu vực thị trường địa phương. Các sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi phải được sơ chế và chế biến trên dây chuyền hiện đại, đặt tại các trung tâm, thị xã... xa nơi sản xuất nên tỷ lệ hao hụt lớn và không đáp ứng chất lượng xuất khẩu.
* Tác động của công nghiệp tới phát triển nông nghiệp và nông thôn còn hạn chế:
- Công nghiệp chế biến nông sản còn yếu, phát triển chậm chưa đáp ứng được yêu cầu chế biến nguyên liệu nông sản. Tỷ lệ một số nông sản được chế biến công nghiệp còn thấp, như rau quả 5%, thịt 3%... Trong khi đó hệ số sử dụng công suất của nhiều nhà máy chế biến nông sản vẫn còn thấp.
Cơ khí nông nghiệp phát triển không ổn định, sản xuất sút kém, sản phẩm không tiêu thụ được, Lao động trong khu vực liên quan đến cơ khí hoá nông nghiệp giảm sút. Máy móc nông nghiệp ở nông thôn chủ yêu là máy của nước ngoài (trên 80%), trong đó nhiều nhất là Trung quốc.
- Mức độ cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp còn thấp, phần lớn các cây trồng, vật nuôi có năng suất không cao, không đều, không đáp ứng tốt cho công nghiệp chế biến.
Chưa chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn lao động, ở các làng nghề phát triển, môi trường thường bị ô nhiễm nặng (ở Bát Tràng nhiệt độ trong làng luôn cáo hơn khu vực xung quanh từ 2 - 3oC, ở Hoài Đức nguồn nước bị ô nhiễm nặng).
* Số hộ đói nghèo ở nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hộ đói nghèo của cả nước, khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn tiếp tục tăng lên:
- Số người nghèo chủ yếu vẫn là nông thôn, chiếm tới 90% số người nghèo cả nước.
- Tỷ lệ người nghèo (theo tiêu chuẩn quốc tế) ở nông thôn là 44,9%, ở thành thị là 9%, cả nước là 37% (năm 1998). Tỷ lệ nghèo về lương thực, thực phẩm ở nông thôn là 18,3%, ở thàn thị là 2,3%.
- Thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn chỉ bằng 27% thu nhâp bình quân ở thành thị, khoảng cách thu nhập của nhóm người giàu và nhóm người người nghèo hiện nay là 10,4 lần.
* Chính sách, thể chế cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu.
2. Đánh giá cơ cấu đầu tư trong thời gian qua.
2.1. Những chuyển biến tích cực của cơ cấu đầu tư.
Cùng với những thành tựu nói chung về mọi mặt của nông nghiệp nông thôn, Cơ cấu đầu tư trong khu vực này cũng có những bước chuyển biến tích cực. Thể hiện ở một số điểm hợp lý sau:
Trước tiên, Cơ cấu nguồn vốn đã dần được chuyển dịch theo hướng dựa vào sức dân là chính, vốn đầu tư của Nhà nước chỉ tập trung chủ yếu cho cơ sở hạ tầng, đi đến xoá bỏ dần cơ chế bao cấp nguồn vốn của Nhà nước. Đã tích cực thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, nhưng vẫn giữ vững được nguyên tắc: "Vốn đầu tư trong nước đóng vai trò quyết định, vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng".
Thứ hai, Cơ cấu đầu tư đã và đang chuyển dịch theo hướng khai thác tối đa lợi thế của vùng, của ngành và của toàn bộ nền kinh tế nông nghiệp nông thôn. Dần hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý, kết hợp được giữa chuyên môn hoá với đa dạng hoá hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thứ ba, Cơ cấu đầu tư công - nông nghiệp trong khu vực nông thôn chuyển biến khá nhanh, phục vụ được cơ bản nhu cầu phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, góp phần quyết định thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thứ tư, Cơ cấu đầu tư vào nông nghiệp nông thôn đang từng bước phá vỡ được tính tự cung tự cấp, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá.
2.2. Một số điểm chưa hợp lý.
Yêu cầu để phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn là rất lớn, tuy nhiên thời gian qua, chính sách đầu tư và chuyển dịch Cơ cấu đầu tư trong nông nghiệp nông thôn nước ta vẫn còn nhiều hạn chế:
Thứ nhất, Nguồn vốn đầu tư vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Không chỉ thiếu so với nhu cầu, mà còn "thiếu" so với mức đóng góp của nông nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn xã hội, theo nguyên tắc trao đổi ngang giá thì "tỷ trọng đầu tư vốn cho mỗi ngành phải tương đương với tỷ trọng GDP do ngành đó tạo ra". Nhu cầu là rất lớn trong khi các nguồn đều eo hẹp, bên cạnh đó các chính sách thu hút nguồn vốn còn kém đồng bộ, nhiều chồng chéo. Tính hấp dẫn thấp, thiếu năng động, kém hiệu quả. Vốn đầu tư thấp đã không đủ sức làm chuyển dịch nhanh chóng Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, tạo sự đột biến cho sự phát triển.
Thứ hai, Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế, vùng kinh tế trong nông nghiệp nông thôn chuyển dịch chậm chạp, thiếu năn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1142.doc