Đề án Định hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An đến năm 2020

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO TỈNH NGHỆ AN 3

1.1 Khái quát về du lịch biển, đảo 3

1.1.1 Khái quát về du lịch 3

1.1.2 Một số khái niệm cơ bản khác 4

1. 1.3 Các dạng du lịch 5

1.1.4 Vai trò của du lịch 5

1.1.2 Du lịch biển, đảo và liên hệ Việt Nam 6

1.1.3 Du lich biển với phát triển kinh tế ở Việt Nam 9

1.2 Tỉnh Nghệ An và những yếu tố tiềm năng phát triển du lịch biển 15

1.2.1 Giới thiệu về tỉnh Nghệ An 15

1.2.2 Yếu tố tiềm nằng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 17

1.2.3 Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 21

PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢOTỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002-2009 24

2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 24

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 24

2.1.2 Các chủ trương, chính sách ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo tỉnh Nghệ An thời gian qua 25

2.2 Thực trạng các nguồn lực phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 27

2.2.1 Thực trạng về cơ sở hạ tầng du lịch biển, đảo 27

2.2.2 Thực trạng về đội ngũ lao động và công tác đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch 28

2.2.3 Thực trạng về đầu tư phát triển du lịch 28

2.2.4 Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch 29

2.2.5 Thực trạng về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch 30

2.2.6 Công tác bảo vệ môi trường 31

2.3 Kết quả hoạt động du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An giai đoạn 2002-2009 31

2.3.1 Các hoạt động du lịch biển 31

2.3.2 Một số kết quả đạt được giai đoạn 2002-2009 36

2.4 Kết luận về thực trạng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 39

2.4.1 Những mặt được trong hoạt động phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 39

2.4.2 Những tồn tại và hạn chế 40

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế 40

PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 42

3.1 Mục tiêu, định hướng chung 42

3.1.1 Mục tiêu 42

3.1.2 Định hướng phát triển 43

3.2 Giải pháp 45

3.2.1 Giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo. 45

3.2.2 Phát triển các tuyến du lịch biển và ven biển 46

3.2.4 Phát triển nguồn nhân lực du lịch 49

3.2.5 Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch 50

3.2.6 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước 51

3.2.7 Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường du lịch, đảm bảo an ninh quốc phòng 53

KẾT LUẬN 55

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4636 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Định hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội An...; đi đảo Hải Nam Trung Quốc, PhuKẹt- Thái Lan...). Nghệ An có thể nói là nơi mà có thể phát triển được hết các tuyến đường giao thông, phục vụ nhu cầu các phương tiện đi lại của nhân dân cũng như sự thuận tiện cho khách du lịch.Nhưng hệ thống giao thông của Nghệ An còn chưa được đầu tư với quy mô lớn, hệ thống đường sá còn hẹp, xuống cấp, trong khi các phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng lên. Hệ thống cảng biển ít,chưa quy mô và chất lượng. Sân bay tại thành phố Vinh còn bé, chỉ phục vụ hành khách một số ít tuyến, nên không thuận lợi cho du khách nước ngoài đến. Hầu hết các địa phương vùng ven biển đã có nguồn điện lưới quốc gia. Một số xã, phường có hệ thống nước sạch cung cấp cho sinh hoạt và phục vụ khách du lịch; Hệ thống bưu điện, bưu cục phát triển, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, đảm bảo cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông cho nhân dân và khách du lịch. Nghệ An có hạ tầng giao thông tương đối thuận lợi cho hành khách lựa chọn phương tiện đi du lịch của mình, có thể đi theo từng cá nhân, đi theo đoàn hay kết hợp với các tua du lịch ở các vùng miền khác.Hạ tầng về điện, nước sạch, thông tin liên lạc…tốt, sẵn sàng cung cấp và phục vụ phát triển du lịch.Mặt khác, tại Nghệ An do diện tích khá rộng, nên mật độ dân cư thấp, phương tiện đi lại thông thoáng, có môi trường khá hiền hoà, không ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm… sẽ là điểm thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung và du lịch biển, đảo nói riêng. 1.2.3 Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An Nhìn chung, Nghệ An hội tụ những tiềm năng, cũng như lợi thế để phát triển du lịch biển, đảo. (1) Tài nguyên du lịch vùng biển Nghệ An đa dạng phong phú, đan xen nhau, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch biển, đảo khác nhau: du lịch tắm biển,mua sắm, nghỉ dưỡng, ẩm thực, tham quan sinh thái biển, tham quan các lễ hội, phong tục tập quán, du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm…và khả năng liên kết các loại hình du lịch với nhau tạo ra sức hút lớn đối với du khách. (2) Điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển nói chung và du lịch biển nói riêng.Dân số đông, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu về giải trí và các món ăn tinh thần càng lớn.Nếu biết cách tận dụng và khai khai thác thì đây chính là thì trường nội địa rất tiềm năng. (3) Nguồn lao động dồi dào,ngày càng được nâng cao, giá nhân công rẻ tạo lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp.Cung cấp lao động có tay nghề cho các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch biển, đảo. (4) Cơ sở hạ tầng Nghệ An thuận lợi cho phát triển du lịch biển.Có mạng lưới giao thông đa dạng, hệ thống thông tin cùng với các yếu tố hạ tầng cơ sở ngày càng được cải thiện và phát triển nhanh chóng đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển, đảo. Tóm lại, vùng biển, đảo Nghệ An đã hội tụ những tiềm năng, những lợi thế, có thể phát huy nội lực để hình thành và phát triển các quần thể du lịch biển và ven biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc gia với nhiều loại hình hấp dẫn có sức cạnh tranh về các sản phẩm du lịch như: du lịch biển, tham quan kết hợp nghiên cứu khoa học, hội nghị, giao dịch thương mại, thể thao, nghỉ ngơi giải trí và chữa bệnh... Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, việc khai thác tài nguyên du lịch biển và ven biển Nghệ An cũng có những khó khăn, bất lợi chẳng hạn: (i) Có một mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 20oC và thường kèm theo mưa phùn ít thích hợp với du lịch biển, đảo.Nghệ An có gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), lúc đó thời tiết khá lạnh và giá nên hạn chế rất nhiều nhu cầu và làm giảm đáng kể lượng cầu về du lịch biển, đảo ở Nghệ An.Nghệ An có biên độ dao động nhiệt lớn (cao nhất là 380c và thấp nhất là 70c), nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24,00c đến 25,50c, vì vậy du lịch biển, đảo đang mang tính thời vụ cao. (ii) Hệ thống đường giao thông đến các điểm du lịch chưa đồng bộ, hệ thống đường còn chưa được mở đầu tư, mở rộng, chất lượng xuống cấp... ảnh hưởng đến việc tổ chức các chương trình du lịch, cũng như sự thuận lợi cho các phương tiện giao thông. (iii) Một số yếu tố lịch sử, văn hóa và xã hội không tích cực, gây khó khăn cho phát triển du lịch biển, đảo, chẳng hạn như: Một số di tích lịch sử, văn hóa đang bị xuống cấp, nhưng chưa được trùng tu tôn tạo. Vấn đề an ninh, các tệ nạn xã hội như nhà chứa gái mại dâm, nghiện hút, cướp giật,… chưa được kiểm soát chặt chẽ có thể gây ác cảm, ảnh hưởng đến khách du lịch. (iv) Văn hóa ứng xử của một số bộ phận dân cư địa phương còn thấp, buôn bán manh mún, thường hay trục lợi khi khách du lịch không biết đầy đủ thông tin…gây ảnh hưởng xấu đến bộ mặt du lịch của tỉnh. PHẦN II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002-2009 2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An Trong những năm qua, nhận thức rõ tiềm năng, lợi thế vầ hiệu quả to lớn của việc phát triển du lịch biển, Nghệ An đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các địa phương vùng ven biển, nhất là về kết cấu hạ tầng kỹ thuật với tổng mức vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Hệ thống đường giao thông đến các khu điểm du lịch biển của Nghệ An đã được nâng cấp một bước. Từ quốc lộ 1A đã có các tuyến đường bộ dẫn đến các bãi biển của Nghệ An. Các tuyến đường Vinh - Cửa Lò, Nam Cấm - Cửa Lò, đền Cuông - Cửa Hiền và đường ven biển từ Nghi Lộc -Quỳnh Lưu tiếp tục được nâng cấp, mở rộng. Nhờ đó vùng ven biển có hệ thống hạ tầng khá tốt để phát triển du lịch. Trong thời gian qua việc đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú du lịch đã có tốc độ phát triển nhanh. Năm 2002, các huyện thị ven biển mới chỉ mới có 108 cơ sở lưu trú với 2.775 phòng, 5.696 giường, tập trung ở khu vực Vinh và thị xã Cửa Lò thì đến năm 2008 các địa phương ven biển đã có 344 cơ sở lưu trú với 8.574 phòng, 17.067giường, trong đó có 1.832 phòng với 3.721 đủ tiêu chuẩn quốc tế Vốn đầu tư cho các cơ sở lưu trú cũng tăng nhanh. Năm 2002 các huyện thị vùng ven biển mới có mức đầu tư 420,7 tỷ đồng thì đến năm 2008 đã tăng lên mức trên 1.687,5 tỷ đồng. Trong thời kỳ 2002 - 2008, lượng khách đến các điểm du lịch vùng ven biển tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng trung bình 22,08%/năm, trong đó khách du lịch quốc tế có xu thế tăng đều hàng năm. Tỷ trọng khách du lịch vùng ven biển hàng năm chiếm 75% tổng lượt khách du lịch đến Nghệ An. Năm 2006, Nghệ An triển khai xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2006- 2015 có tính đến năm 2020. Có thể khẳng định, thời gian qua, du lịch vùng ven biển và hải đảo luôn chiếm tỷ trọng lớn đối với du lịch Nghệ An và đã đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách tỉnh, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho hàng ngàn lao động trong ngành cũng như ngoài xã hội; góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường biển và thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. 2.1.2 Các chủ trương, chính sách ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo tỉnh Nghệ An thời gian qua Trong thời gian qua, một số điều luật về du lịch, các nghị quyết , nghị định , các chính sách của trung ương, tỉnh Nghệ An đã ra đời.Nó tạo tiền đề, động lực, hành lang cho sự phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An thời gian qua.Góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch biển, đảo một cách bền vững xứng đáng với tiềm năng và lợi thế du lịch biển, đảo của tỉnh. Các chủ trương chính sách đã ra đời thời gian qua: 1. Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 15/6/2005. Việc ban hành Luật Du lịch đã đáp ứng được yêu cầu thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cũng như đáp ứng được nhu cầu phát triển thực tiễn và tiến trình hội nhập của Việt Nam. 2. Nghị quyết 09 NQ -TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Ban Chấp hành Trung ương đã ra Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phải phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế biển; xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải gắn với các hoạt động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với sự phát triển của cả nước. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 – 55% GDP, 55 – 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển. 3. Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X. 4. Quyết định số 61/2008/QĐ/TTg ngày 09/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020. 5. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002. 6. Quyết định số 197/2007/TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020. 7. Nghị quyết 12-NQ/TU ngày 30/7/2002 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An về phát triển du lịch Nghệ An thời kỳ 2002-2010; 8. Nghị quyết số 16/NQ-TU của BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của BCH Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. 9. Quyết định số 4974/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 12/12/2007 về việc ban hành Chương trình hành động xây dựng và phát triển thị xã Cửa Lò thành đô thị du lịch đến năm 2015 có tính đến 2020; 10. Quyết định số 6000/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 31 tháng 12 năm 2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Định hướng đầu tư vào những ngành, lĩnh vực chủ yếu để khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng biển, ven biển tỉnh Nghệ An, tạo đột phá phát triển kinh tế – xã hội vùng biển, ven biển góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển nhanh, bền vững. 11. Quyết định số 2737/QĐ-UBND.VX của UBND tỉnh ngày 12/6/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020. Trên cơ sở xác định rõ các định hướng phát triển chủ yếu của du lịch biển, đảo trong mối quan hệ với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế biển. Đồng thời xác định mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến năm 2020 trên cơ sở phát huy vai trò, thế mạnh tài nguyên du lịch biển, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn lực về du lịch biển, đẩy nhanh tốc độ phát triển của du lịch Nghệ An nói chung, du lịch biển, đảo nói riêng. Tóm lại, các nghị quyết, quyết định của hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng, của Thủ tướng chính phủ, của Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã nêu rõ tầm quan trọng của kinh tế biển nói chung và du lịch biển, đảo nói riêng. Có chiến lược, và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển, chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020...Là các văn bản pháp lí, nó trang bị cho chúng ta mục tiêu, định hướng, phương pháp luận, cũng như cách thức giải pháp để thực hiện.Các văn bản, chính sách đó là động lực, là tiền đề để em thực hiện đề tài “Định hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An đến năm 2020” góp phần làm rõ tiềm năng, thế mạnh tài nguyên du lịch biển, tỉnh đảo Nghệ An, để chúng ta có một cái nhìn xuyên suốt, củ thể, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn lực về du lịch biển, đẩy nhanh tốc độ phát triển của du lịch Nghệ An nói chung, du lịch biển, đảo nói riêng.Góp phần vào sự thành công của chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã đề ra, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế xã hội. 2.2 Thực trạng các nguồn lực phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 2.2.1 Thực trạng về cơ sở hạ tầng du lịch biển, đảo Đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú du lịch có tốc độ phát triển nhanh. Năm 2002, các địa phương ven biển mới chỉ mới có 108 cơ sở lưu trú với 2.775 phòng, 5.696 giường, tập trung ở khu vực Vinh và thị xã Cửa Lò thì đến năm 2008 đã có 344 cơ sở lưu trú với 8.574 phòng, 17.067 giường. Quy mô và chất lượng các cơ sở lưu trú ngày càng được nâng cao với hệ thống dịch vụ khá đa dạng. Năm 2002 mới có 03 cơ sở lưu trú đạt hạng 2 sao, 02 khách sạn đạt hạng 1 sao thì đến năm 2008 đã có 02 khách sạn 4 sao, 07 khách sạn 3 sao, 13 khách sạn 2 sao, 02 khách sạn 1 sao và trên 200 cơ sở lưu trú du lịch khác đạt tiêu chuẩn tối thiểu. 2.2.2 Thực trạng về đội ngũ lao động và công tác đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch Thời kỳ 2002- 2008 lực lượng lao động trong ngành du lịch Nghệ An nói chung, các khu, điểm du lịch nói riêng không ngừng được tăng lên cả về chất lượng và số lượng. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã chủ động gửi lao động đi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp về du lịch tại các trung tâm du lịch lớn trong nước (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Vũng Tàu...). Đồng thời, số công nhân lao động được đào tạo lại qua các trung tâm dạy nghề, các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tại chỗ cũng tăng nhanh qua từng năm. Nhờ đó chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn. Công tác đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý về du lịch cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, điều hành du lịch tại văn phòng sở, các phòng chức năng của các huyện thành, thị và tại các doanh nghiệp được tỉnh và ngành quan tâm. Chúng ta có thể quan sát kết quả dưới bảng sau: Bảng 1: Số lao động trong ngành du lịch biển, đảo ở Nghệ An (Người) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Lao động (người) 2.869 3.249 3.606 3.966 4.365 4.436 4.962 Năm 2002, số lao động trong ngành du lịch biển đảo là 2.869 người, nhưng đến năm 2005 tăng lên 3.966 người và năm 2008 là 4.962 người. 2.2.3 Thực trạng về đầu tư phát triển du lịch Vốn đầu tư cho các cơ sở lưu trú du lịch cũng tăng nhanh. Năm 2002 mức đầu tư mới có 420, 7 tỷ đồng thì đến năm 2008 đã tăng lên trên 1.687, 5 tỷ đồng. Hiện tại một số đơn vị đã đầu tư xây dựng dịch vụ du lịch cao cấp tại Cửa Lò và Nghi Lộc như: Dự án khu du lịch 4 mùa do Tổng công ty du lịch Hà Nội đầu tư xây dựng, dự án Tổ hợp sân Golf, khách sạn, biệt thự cao cấp ở Nghi Hương và Nghi Hoà do Công ty cổ phần Golf biển Cửa Lò đầu tư với tổng diện tích 132,7 ha, số vốn đầu tư hơn 1.527 tỷ đồng; Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp bãi lữ Resort (Nghi Tiến -Nghi Lộc) do Công ty Cổ phần đầu tư kinh doanh Bãi Lữ đầu tư xây dựng với kinh phí giai đoạn 1 trên 700 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư cho du lịch biển hàng năm tăng nhanh (giai đoạn 2001-2005 là 23,51%/năm; 2001 - 2007 là 20,59%/năm), nhất là những huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu. Năm 2000, đầu tư cho ngành mới chỉ đạt 350 tỷ đồng (chủ yếu ở địa bàn thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò), năm 2005 đạt 1014.89 tỷ đồng (chiếm 99,11% cả Tỉnh) bố trí khắp toàn vùng ven biển, năm 2007 là 1320.475 tỷ đồng (chiếm 98% cả tỉnh). Chúng ta có thể quan sát rõ hơn ở bảng dưới đây: Bảng 2: Vốn đầu tư phát triển du lịch biển 2002 – 2008 ở Nghệ An (Triệu đồng) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng VĐT ngành du lịch (tr.đồng) 544.872 820.611 852.301 1024.004 1297.706 1347.423 1801.228 VĐT du lịch biển, đảo (tr.đồng) 425.000 645.000 729.570 1014.890 1258.775 1320.475 1752.595 % VĐT du lịch biển, đảo (%) 78 78.6 85.6 99.11 97 98 97.3 Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Nghệ An 2.2.4 Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch Nghệ An nói chung, du lịch biển nói riêng trong những năm qua đã được triển khai mạnh mẽ với nhiều hình thức phong phú, có chất lượng khá:Ví du như phát hành được nhiều ấn phẩm quảng bá du lịch: Sách hướng dẫn du lịch, tờ gấp, mở chuyên trang về du lịch Nghệ An trên các báo, Đài truyền hình Trung ương và địa phương; phát hành bản tin nội bộ để đưa tin phản ánh hoạt động du lịch và giới thiệu các sản phẩm du lịch mới; lắp dựng hệ thống biển quảng cáo tấm lớn, biển chỉ dẫn tại các điểm du lịch quan trọng tại Vinh, Kim Liên -Nam Đàn, Cửa Lò, Quỳnh Lưu; mở trang Website du lịch Nghệ An... Tham dự Diễn đàn Du lịch ASEAN - ATF tại Hà Nội; Tham gia Ngày các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô - Hà Nội; Quảng bá, xúc tiến tại Hội nghị xúc tiến đầu tư do UBND tỉnh tổ chức tại Thành phố Vinh… Phối hợp với Tổng Cục Du lịch, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Khonkean, Thái Lan, Trung Quốc tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến phát triển du lịch đường bộ; Tổ chức Hội thảo “Phát triển du lịch biển, đảo các tỉnh Bắc Miền Trung” (2/6/2009) tại Cửa Lò; Tổ chức mời, đón các đoàn lữ hành Thái Lan, lào, Trung Quốc sang khảo sát Du lịch biển miến Trung và Nghệ An… nhờ đó đã góp phần tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch, nâng cao nhận thức của nhân dân đối với du lịch. Ngoài ra, hàng năm, ngành phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp tổ chức nhiều hoạt động chuyên đề, hội nghị, hội thảo ở trong tỉnh, trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch và quảng bá hình ảnh du lịch Nghệ An. 2.2.5 Thực trạng về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch 2.2.5.1 Công tác quy hoạch Trong những năm qua công tác quy hoạch du lịch cả tỉnh Nghệ An nói chung, vùng ven biển, đảo nói riêng đã được chú trọng. Một số khu du lịch biển đã được quy hoạch như: Quy hoạch chi tiết Trung tâm du lịch biển Diễn Thành (Diễn Châu); Quy hoạch chi tiết du lịch biển Quỳnh thuộc huyện Quỳnh Lưu; Quy hoạch chi tiết khu du lịch núi Rồng - Nghi Thiết thuộc huyện Nghi Lộc, bao gồm các xã dọc bờ biển từ Nghi Yên đến Nghi Thiết; Quy hoạch chi tiết xây dựng Dự án Khu dân cư, du lịch, dịch vụ Cửa Cờn tại xã Quỳnh Dị, huyện Quỳnh Lưu; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch biển thị xã Cửa Lò do tổ chức phi chính phủ giúp đỡ, cùng với các quy hoạch chi tiết các cụm công viên, khu vui chơi, giải trí, du lịch dọc theo bờ biển thị xã Cửa Lò… đã góp phần bảo vệ tài nguyên và không gian du lịch biển. 2.2.5.2 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thanh tra, kiểm tra Bên cạnh việc chăm lo xây dựng chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, để tạo môi trường phát triển du lịch lành mạnh, an toàn, bền vững, ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 06 chỉ thị và 05 quyết định và nhiều văn bản chỉ đạo về quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, về bảo vệ môi trường và trật tự, trị an tại các khu, điểm du lịch. Chăm lo củng cố kiện toàn và nâng cao chất lượng tham mưu chỉ đạo của các cơ quan quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đã tiến hành nhiều đợt thanh tra, kiểm tra về tình hình an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường tại các khu điểm tham quan du lịch trọng điểm của tỉnh nói chung, vùng ven biển nói riêng, góp phần đưa hoạt động du lịch đi vào nề nếp, đúng pháp luật. 2.2.6 Công tác bảo vệ môi trường Nhận thức về bảo vệ môi trường của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương vùng ven biển ngày càng được nâng cao. Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ngày càng được củng cố. Nhiều chính sách văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường của nhà nước, của tỉnh đã được thực hiện nghiêm túc. Kết quả của công tác bảo vệ môi trường đã góp phần đáng kể trong sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh. Một số địa phương như thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò đã ban hành quy định về bảo vệ môi trường; Xây dựng được nhiều mô hình quần chúng tham gia bảo vệ môi trường ở các phường, xã, vận động nhân dân không đổ rác, phế thải ra đường, nơi công cộng, thành lập tổ thu gom rác tại cụm dân cư, thực hiện tốt công tác tổng vệ sinh môi trường đảm bảo không để rác tồn đọng trên các trục đường, khu dân cư, khu vực công cộng và dọc bãi biển. Đồng thời, tranh thủ đầu tư của ngân sách và nước ngoài các địa phương đã thực hiện các dự án về bảo vệ môi trường như dự án thoát nước thải, dự án nâng cấp Nhà máy nước, dự án cải thiện công tác quản lý chất thải rắn. 2.3 Kết quả hoạt động du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An giai đoạn 2002-2009 2.3.1 Các hoạt động du lịch biển Trong giai đoạn 2002-2008, khai thác du lịch biển tập trung chủ yếu ở các bãi biển: Cửa Lò, Cửa Hội (TX. Cửa Lò), Bãi Lữ (Nghi Lộc), Diễn Thành, Diễn Hải (Diễn Châu), Quỳnh Phương, Quỳnh Bảng, Quỳnh Minh, Quỳnh Liên (Quỳnh Lưu) với các loại hình, sản phẩm du lịch chủ yếu sau: - Du lịch sinh thái. - Du lịch tắm biển kết hợp với tham quan các di tích văn hoá, lịch sử, tâm linh, lễ hội truyền thống... - Du lịch tắm biển, kết hợp nghỉ dưỡng, mua sắm. - Du lịch tắm biển kết hợp tham quan danh lam, thắng cảnh. (1) Du lịch sinh thái: Rừng Bần là điểm du lịch sinh thái, giải trí lý tưởng. Cách Thành phố Vinh khoảng 8km về phía đông bắc có một khu rừng ngập mặn dân địa phương gọi là Rừng Bần. Rừng Bần có diện tích hơn 70ha (tính diện tích có cây mọc). Rừng bần dần trở thành một điểm du lịch sinh thái mới đang thu hút ngày càng nhiều du khách tới thăm. Các công ty lữ hành trong tỉnh hiện đang xây dựng tour du lịch tham quan khám phá rừng ngập mặn với nhiều hoạt động du lịch như bơi thuyền trên sông, câu cá, cắm trại... và thưởng thức các đặc sản địa phương. (2) Du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, tâm linh, lễ hội truyền thống… Lễ hội Ông Hoàng Mười, Đền Ông Hoàng Mười, thờ Đạo mẫu Tứ phú, vị thần được thờ chính là ông Hoàng Mười - một trong hàng các ông Hoàng. Ban quản lý Đền đã lắp đặt đường ống, kéo nước máy từ trên Trung tâm xã Hưng Thịnh về với hệ thống đường ống dài 1,5 km, đã đảm bảo nước sạch phục vụ ăn uống cho du khách, cùng với sự đóng góp của du khách, sự chú trọng đầu tư của tỉnh, đền mới được khôi phục và tổ chức lại các lễ hội từ năm 1995 Hàng năm du khách đến với đền rất đông. Ngày thường đã đông, vào mùa lễ hội tháng chín, tháng mười tới, du khách đến càng đông nữa, Cùng với sự thuận lợi về đường giao thông, về cảnh quan… ban quản lý đang cố gắng hết sức mình để đón tiếp và phục vụ thoả mãn nhu cầu Văn hóa Tâm linh của du khách. Di tích lịch sử Văn hóa Tâm linh Đền Ông Hoàng Mười đang là địa chỉ thu hút du khách khi đến với Nghệ An, đến với Hưng Nguyên lịch sử và cách mạng đang từng bước đổi thay, ngày càng giàu đẹp. Khu di tích lịch sử Kim Liên là khu di tích tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, cách thành phố Vinh khoảng 15km theo tỉnh lộ 49. Một phần Khu di tích lịch sử Kim Liên là địa danh gắn liền với nơi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; nơi Hồ Chí Minh đã sống những năm 1901 - 1906 ở quê nội làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh); núi Chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Hồ Chí Minh. Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là một trong những khu du lịch trọng điểm quốc gia và là một trong bốn khu di tích quan trọng bậc nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Được đánh giá là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, khu di tích Kim Liên được Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng đầu tư trong nhiều năm qua. Hằng năm, khu di tích đón tiếp hàng triệu khách tham quan trong và ngoài nước tới viếng thăm. Ngoài ra còn một số đền thờ, miếu mạo…cũng thu hút được hàng ngàn khách du lịch trong và ngoài nước.Như Ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn; Ngôi nhà cụ Hoàng Đường tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, (Cụ Hoàng Đường là ông ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.). Đình Võ Liệt tại xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương. Bảo tàng Tổng hợp Nghệ An Bảo tàng Tổng hợp giới thiệu toàn bộ đất nước, con người, lịch sử, văn hoá và các hoạt động liên tục và tiêu biểu nhân dân Nghệ An từ xưa đến nay. Bảo tàng lưu giữ nhiều hiện vật được khai quật trên đất Nghệ An: di chỉ khảo cổ Làng Vạc, di chỉ văn hoá Quỳnh Văn. Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh (XVNT) được thành lập ngày 15/01/1960,  trong nội Thành cổ, trên đường Đào Tấn, cắt giữa hai đường chính Quang Trung. Đây là một vùng đất cao ráo. Mặt khác, địa điểm xây dựng được chọn nằm trên khu vực di tích nhà lao Vinh. Hàng năm, Bảo tàng XVNT đón tiếp hàng nghìn lượt khách tới tham quan và Bảo tàng đã thực sự trở thành trường học lớn về giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội cho các thế hệ. Cụm di tích Hoàng Trù Du khách sẽ tới một làng quê bình dị, nơi có mái nhà tranh đơn sơ mộc mạc nép mình dưới lũy tre làng, đó là làng Hoàng Trù - quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là nơi Người cất tiếng khóc chào đời. Cụm di tích Hoàng Trù nằm gọn trong khuôn viên rộng khoảng 3.500m2. Đền thờ Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí , đền tọa lạc tại xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc. Lễ hội thu hút đô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐịnh hướng phát triển du lịch biển đảo tỉnh Nghệ An đến năm 2020.doc
Tài liệu liên quan