Đề án Định hướng và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ

Nhìn chung, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào cả 2 khu vực thị trường có sử dụng hạn ngạch và phi hạn ngạch có tăng nhưng taưng chưa tương xứng với tiềm năng, mặc khác do mặt hàng dệt may nước ta tiếp tục chịu sự cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng cùng loại của các nước Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Philippin, Đài Loan về giá thành và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, Trung Quốc vẫn là đối thủ cạnh tranh lớn của nước ta, hơn nữa Trung Quốc vừa mới trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO nên hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã khó khăn lại càng khó khăn hơn (xem bảng số 3).

Về mặt hàng sản xuất theo phương thức gia công vẫn chiếm chủ yếu và giá gia công xuất khẩu thường có xu hướng biến động giảm từ 15 - 20%/ năm nên đã làm giảm sút đáng kể kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may. Nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may nước ta chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên luôn thiếu sự chủ động trong đầu vào. Chất lượng của nguyên phụ liệu sản xuất trong nước còn kém so với các nước trong khu vực, giá thành lại cao và số lượng không đáp ứng đủ nhu cầu ngành may xuất khẩu, tỷ lệ vải trong nước có chất lượng chỉ mới đáp ứng được 12,15% nhu cầu của ngành may, còn các loại nguyên phụ liệu dệt may như: xơ sợi, hóa chất thuốc nhuộm, phụ liệu may hầu hết là nhập khẩu

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Định hướng và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho hàng dệt may Việt Nam (xem bảng 5). Bảng 5. Hệ số lợi thế so sánh giữa các nước ASEAN Sợi, chỉ, vải dệt Quần áo Indonêsia 1,6 2,1 Malaysia 0,4 1,4 Philippines 0,4 4,4 Singapore 0,2 0,5 Thái Lan 1,2 2,2 Việt Nam 1,8 3,1 Nguồn: Báo cáo của WB, Đánh giác tác động của việc Việt Nam gia nhập. Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang mất dần lợi thế chủ yếu là giá lao động thấp so với khu vực và thế giới. Trong khi đó, chi phí đầu vào lại có xu hướng gia tăng. Nói chung, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam, nhất là doanh nghiệp sở hữu Nhà nước tốt, là tiêu chuẩn quan trọng cho các khách hàng lớn của Hoa Kỳ và các nước Tây Âu đặt quan hệ kinh tế lâu dài, nhưng năng suất lao động còn thấp, giá thành của nhóm sản phẩm thông dụng chưa cạnhtranh được với các nước. Phần lớn nguyên liệu, phụ liệu cung ứng cho ngành may mặc đều phải mua ở nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp của ta còn gia công là chủ yếu, xúc tiến thương mại mờ nhạt; vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm thị trường và chưa thật sự "bung" mạnh ra ngoài để giới thiệu sản phẩm của mình. Công tác thiết kế mẫu mã của ngành Dệt May và từng doanh nghiệp còn yếu... Khắc phục những yếu kém trên, các doanh nghiệp Dệt May đã tìm cách tổ chức sản xuất hợp lý, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm mọi chi phí, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh. Nhờ vậy, doanh nghiệp đã giữ được khách hàng truyền thống tăng tỷ lệ hàng xuất (FOB). Riêng các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX) đã tăng tỷ lệ hàng xuất khẩu FOB thêm 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Các Công ty Dệt may Việt Thắng, Dệt Đông Nam đã xuất khẩu tăng khá các sản phẩm dệt kim, khăn bông... VINATEX đã triển khai 26 dự án dệt, 6 dự án may và 10 dự án khác với tổng số vốn đầu tư 968 tỷ đồng, bằng các nguồn vốn ODA, vay tín dụng ưu đãi, tự bổ sung, vay thương mại và ngân sách cấp. Trong đó, đến nay vốn ưu đãi Nhà nước giải ngân đạt 54% và vốn ngân sách cấp đạt 75%. Tổng Công ty đã đưa vào hoạt động 4 dây chuyền kéo sợi và dệt mới tại các Công ty Dệt Vĩnh Phú, Dệt may Hà Nội, Dệt Phong Phú, Dệt Huế. Tổng Công ty cũng đang chỉ đạo triển khai lắp đặt dây chuyền 11.000 cọc sợi tại Công ty Dệt May Hòa Thọ. Dây chuyền 10.080 cọc sợi tại Công ty Dệt Phong Phú và lắp đặt bổ sung thiết bị đồng bộ cho các Công ty Dệt 8 - 3, Dệt Nam Định, Dệt Việt Thắng, Dệt May Thắng Lợi... VINATEX đã thành lập Văn phòng đại diện tại New York (Hoa Kỳ), chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10 năm nay; đưa hàng dệt may Việt Nam tham gia 2 Hội chợ Bonbin World (Florida) và Magic Show (Las Vesga); đồng thời làm việc với các tập đoàn dệt may như Nike, JC Jenny... để chuyền đơn hàng vào Việt Nam. VINATEX là đầu mối giao nhận, tổ chức sản xuất, giám sát chất lượng và giao hàng cho khách, bước đầu triển khai 3 đơn vị ở miền Nam với đơn hàng dự kiến trị giá 200.000 USD/ tháng, sắp tới sẽ triển khai ở các đơn vị miền Bắc. VINATEX đã tổ chức đưa hàng chục đoàn khách nước ngoài vào khảo sát, đặt hàng tại các doanh nghiệp, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu năm nay và những năm tới. Đến nay, VINATEX đã có 18 doanh nghiệp thành viên được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý cltheo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002. VINATEX đang chỉ đạo các Công ty Dệt Nha Trang, Dệt Hoa Thọ, May Đáp Cầu, May Chiến Thắng và Viện Kinh tế Kỹ thuật Dệt May hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để trong quý 4 năm nay được cơ quan chức năng kiểm tra đánh giá cấp chứng chỉ ISO 9002, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Từ năm 1991 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta không ngừng tăng. Năm 1991, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 158 triệu USD, đến năm 1998 đã gấp 9,18 lần, đạt 1450 triệu USD, tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 43,5% tức khoảng 160 triệu USD/ năm. Bên cạnh đó, tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta luôn tăng từ 7,6% năm 1991 lên 15% năm 1998. Đến nay, hàng dệt may đứng thứ nhất trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong 10 năm qua được thể hiện trong biểu đồ sau: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam (KH) Năm Triệu USD Hai năm gần đây, tốc độ tăng trưởng hàng dệt may xuất khẩu đã chững lại. Điều này đòi hỏi cần phải có sự phân tích và điều chỉnh hợp lý trong thời gina tới để ngành dệt may đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Mặc dù hàng dệt may của Việt Nam là một mặthàng xuất khẩu trọng yếu nhưng so với các nước trong khu vực và với tiềm năng của nó thì kim ngạch đạt được còn khiêm tốn. Năm 1994, riêng Trung Quốc cũng đã xuất khẩu được 15 tỷ USD hàng dệt may, ấn Độ là 5,9 tỷ USD và Thái Lan là 4,2 tỷ USD. Về cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may: So với ngành may thì công nghiệp dệt của Việt Nam còn rất hạn chế. Đây là ngành yêu cầu lượng máy móc thiết bị hiện đại đồng bộ và tốn kém. Do vậy ngành dệt chưa đủ khả năng phục vụ ngay chính ngành may trong nước. Nguyên liệu cho ngành may xuất khẩu của ta chủ yếu vấn phải nhập ngoại, như vậy kim ngạch xuất khẩu khá cao nhưng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu chưa tương ứng, hiện có tới gần 60% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là để chi trả cho việc mua nguyên liệu, phụ kiện từ nước ngoài. Một vấn đề đáng lưu ý là giá trị gia công chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc. Hơn nữa, các hợp đồng gia công không ổn định, giá gia công thấp và sự phụ thuộc về nguyên vật liệu đã khiến không ít doanh nghiệp may mặc nước lúng túng, bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Những mặt hàng xuất khẩu khó làm như quần âu, áo vetston chiếm tỷ lệ nhỏ vì rất ít doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là áo Jacket, áo váy, sơ mi đơn giản. Đến nay, những mặt hàng cao cấp đòi hỏi công nhân lành nghề, máy móc hiện đại còn nhiều hạn ngạch như chỉ một số ít doanh nghiệp có khả năng thực hiện. 3. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ. Theo thống kê của thế giới, Hoa Kỳ luôn đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt và hàng may mặc. Nếu gộp các loại hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì trong năm 1998 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 600 tỷ USD, chiếm 6,6%. Tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa kỳ (913 tỷ USD). Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ mới chỉ có 8: 331, 338, 340, 435, 438, 444, 636, 644 và chỉ mới có hàng may chứ chưa có hàng dệt. Năm 1999, xuất khẩu hàng may của Việt Nam vào Hoa Kỳ mới đạt gồm 30 triệu USD, tăng 13% so với năm 1998. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ một số mặt hàng dệt thoi - găng tay sơ mi trẻ em, hàng dệt kim: sơ mi trẻ em, sơ mi nam, nữ, găng gệt kim, áo len.. (chiếm khoảng 85% tổng kim ngạch). Mặc dù Mỹ có nhu cầu về hàng dệt kim lớn nhưng Việt Nam chưa xuất khẩu được nhiều hàng dệt kim sang thị trường này do mức chênh lệch và thuế suất đối với các nước được hưởng GSP và NTR cao cũng như sự khác biệt về tiêu chuẩn sợi dệt và quy trình ráp sản phẩm. Năm 1998, trong khi nhiều thị trường xuất khẩu phi hạn ngạch của Việt Nam giảm mạnh thì thị trường Mỹ khá ổn định và đạt kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này là 26,343 triệu USD trong năm 1998, 34,7 triệu USD năm 1999. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ còn rất nhỏ bé so với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Với lợi thế của nước có lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề và chi phí nhân công rẻ nên dệt may là ngành có nhiều khả năng sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên với mức thuế nhập khẩu phân biệt đối với loại hàng hóa này làm cho hàng hóa của Việt Nam mất tính cạnh tranh so với các nước. - Những mặt hàng may mặc của Việt Nam vào được thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua phần lớn là do các Công ty nước ngoài hiện đang gia công ở Việt Nam để xuất khẩu đi EU, Nhật Bản, Đài Loan... và một số công ty mới của Hoa Kỳ hoặc của các những khác, chuẩn bị thị trường Hoa Kỳ khi có Hiệp định thương mại nên một số lô hàng nhỏ bị thuế cao họ cũng chấp nhận chịu lợi nhuận thấp để sẵn sàng cho thị trường Hoa Kỳ khi mở cửa sẽ đưa vào được với số lượng lớn trong thời gian ngắn. - Một trong những đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam là trong vòng 10 năm qua, các Công ty Việt Nam chủ yếu làm gia công cho các Công ty nước ngoài, lấy công làm lãi, phần lớn nguyên phụ liệu là do các công ty nước ngoài đưa vào, một phần là do nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được hoặc chất lượng thấp. - Lượng hàng các công ty mang xuất khẩu của Việt Nam tự lo nguyên liệu, bán thành phẩm, gọi là bán FOB còn rất hạn chế. Còn đối với thị trường Mỹ, thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, trong những năm qua, do chưa có quy chế tối huệ quốc (MFN) nên hàng dệt may Việt Nam vẫn còn chịu thuế suất nhập khẩu cao nên khó cạnh tranh được với các nước khác (xem bảng 2). Bảng 2. Thuế nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ. Thuế suất % Thuế MFN Thuế phi MFN Sản phẩm may mặc 43,4% 68,5% Sản phẩm dệt 10,3% 55,1% Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ. Nhìn chung, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào cả 2 khu vực thị trường có sử dụng hạn ngạch và phi hạn ngạch có tăng nhưng taưng chưa tương xứng với tiềm năng, mặc khác do mặt hàng dệt may nước ta tiếp tục chịu sự cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng cùng loại của các nước Trung Quốc, Pakistan, ấn Độ, Philippin, Đài Loan về giá thành và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, Trung Quốc vẫn là đối thủ cạnh tranh lớn của nước ta, hơn nữa Trung Quốc vừa mới trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO nên hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã khó khăn lại càng khó khăn hơn (xem bảng số 3). Về mặt hàng sản xuất theo phương thức gia công vẫn chiếm chủ yếu và giá gia công xuất khẩu thường có xu hướng biến động giảm từ 15 - 20%/ năm nên đã làm giảm sút đáng kể kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may. Nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may nước ta chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên luôn thiếu sự chủ động trong đầu vào. Chất lượng của nguyên phụ liệu sản xuất trong nước còn kém so với các nước trong khu vực, giá thành lại cao và số lượng không đáp ứng đủ nhu cầu ngành may xuất khẩu, tỷ lệ vải trong nước có chất lượng chỉ mới đáp ứng được 12,15% nhu cầu của ngành may, còn các loại nguyên phụ liệu dệt may như: xơ sợi, hóa chất thuốc nhuộm, phụ liệu may hầu hết là nhập khẩu. Bảng 3: So sánh quy mô ngành dệt may Việt Nam với các nước trong khu vực Tên nước Sản lượng sợi (1.000 tấn) Sản lượng vải lụa (1 triệu m2) Sản phẩm may (1 triệu SP) Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Trung Quốc India Bangladesh Thái Lan Indonesia Việt Nam 5.300 2.100 200 1.000 1.800 85 21.000 23.000 1.800 4.200 4.400 304 10.000 - - 2.500 3.000 400 50.000 12.500 4.000 6.500 8.000 2.000 Nguồn: VINATEX * Cơ hội và thách thức: Ngày 23.4.2001 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển hàng dệt may Việt Nam đến năm 2010 với các cơ chế chính sách cởi mở cho ngành dệt may phát triển (xem Bảng 4). Bảng : Các chỉ tiêu phát triển ngành dệt may Việt Nam đến 2010. Chỉ tiêu ĐVT Đến 2005 Đến 2010 1. Sản xuất Bông xơ Xơ sợi tổng hợp Sợi các loại Vải lụa thành phẩm Dệt kim May mặc 2. Kim ngạch xuất khẩu 3. Sử dụng lao động 4. Tỷ lệ giá trị sử dụng nguyên phụ liệu nội địa trên sản phẩm may xuất khẩu 5.- Nhu cầu vốn đầu tư phát triển - Vốn đầu tư mở rộng - Vốn đầu tư chiều sâu Trong đó: VINATEX 6. Vốn đầu tư phát triển trồng bông Tấn Tấn Tấn Triệu m2 Triệu SP Triệu SP Triệu USD Triệu người % Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng 30.000 60.000 150.000 800 300 780 4.000-5.000 2,5 - 3 > 50 35.000 23.200 11.800 12.500 80.000 120.000 300.000 1.400 500 1.500 8.000-9.000 4 - 4,5 > 75 30.000 20.000 10.000 9.500 1.500 Nguồn: VINATEX Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) ký kết ngày 13.7.2000 được Quốc Hội 2 nước phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày10.12.2001 là cơ hội bằng vàng cho ngành dệt may Việt Nam. Hiệp định BTA có hiệu lực và thị trường được mở rộng sẽ cho phép hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN hoặc NTR) và có khả năng phía Mỹ sẽ dành cho Việt Nam quy chế thuế quan ưu đãi phổ cập - GSP với thuế suất 0%. Đây là cơ hội tiên quyết để hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ mà không bị hạn chế bởi hạn ngạch hoặc giấy phép nhập khẩu của Chính phủ Mỹ đang áp dụng với các nước khác, lợi thế này chỉ có thể kéo dài trong vòng 1 năm kể từ khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực. Song nếu biết tận dụng cơ hội thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này. Cơ hội quý báu để hàng dệt may Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ kể từ sau sự kiện 11.9, nhiều đơn hàng dệt may của Mỹ từ những nước có đạo Hồi có kim ngạch xuất khẩu lớn đang được chuyển dịch sang những nước có tình hình chính trị ổn định nhất như Trung Quốc và Việt Nam. Các tập đoàn lớn của Mỹ như JC Penny, NIKE đã chính thức đặt quan hệ với các doanh nghiệp may Việt Nam may quần áo thể thao, xuất khẩu sang Mỹ. Đồng thời các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tập trung triển khai nhanh các dự án dệt may tại Việt Nam. Có thể nói đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội, ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn cần đặc biệt quan tâm là: - Sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam còn thấp khi tiến hành hội nhập thị trường khu vực và thế giới. Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên là hầu hết các loại chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm đều cao hơn từ 15 - 20% nên giá thành của sản phẩm dệt may chưa cạnh tranh được với Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan. Năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam nhìn chung chỉ bằng 2/3 so với mức bình quân của các nước ASEAN, là do hoạt động kỹ năng của người lao động không đồng đều nên dẫn đến năng suất lao động thấp. Các chi phí về nguyên phụ liệu đều cao do công nghệ lạc hậu, mức tiêu hao lớn, hệ thống cung cấp đầu vào chưa kiểm soát chặt chẽ, chi phí trung gian cao nên giá thành cao làm giảm đi khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. - Theo lịch trình cần giảm thuế quan theo Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEP) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) nhiều mặt hàng hiện đang được hướng bảo hộ bằng thuế xuất cao như sợi 20%, vải 40%, may 50% sẽ có sự cắt giảm liên tục và tương đối nhanh còn 5% vào năm 2006. Thách thức lớn nhất và cũng là mối quan tâm lớn nhất hiện nay của Chính phủ lẫn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chính là sự đối mặt không chỉ là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước ASEAN mà ngay cả trên thị trường Việt Nam khi bắt đầu từ 2003, phải bỏ cả hạn ngạch định lượng nhập khẩu và từ 1.6.2006 bỏ toàn bộ các biện pháp bảo hộ bằng phi thuế quan. - Theo Hiệp định về hàng dệt may ATC, các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, EU, Candada, sẽ bỏ dần hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ các nước là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) theo lộ trình vạch sẵn: giai đoạn 2002 - 2004 bỏ tiếp đợt 3: 18% (đợt 1: 16%, đợt 2: 17%) hạn ngạch so với năm xảy ra, hầu hết các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu dệt may lớn của Việt Nam như Trung Quốc gia nhập WTO sẽ có nhiều lợi điểm hơn nước ta. - Theo Hiệp định về buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU cho 3 năm 2000 - 2002 trong đó EU đồng ý tăng 30% hạn ngạch cho hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU nhưng đổi lại Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường và giảm thuế nhập khẩu để tạo điều kiện cho hàng dệt may sản xuất ở các quốc gia thuộc EU xuất khẩu vào Việt Nam cũng như dành cho các doanh nghiệp EU những ưu đãi như dành cho các doanh nghiệp Mỹ được quy định trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Hơn nữa, Việt Nam chưa được EU đưa vào danh sách các nước nghèo (trong số 48 nước) để được hưởng các ưu đãi thuế quan của EU và dỡ bỏ hạn ngạch đang là những bất lợi lớn cho việc xuất khẩu hàng dệt may. - Phần lớn nguyên phụ liệu cho may xuất khẩu còn phải nhập khẩu, dẫn đến phần giá trị gia tăng lợi nhuận thu về quá thấp chưa tương xứng với tiềm năng và không thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh theo hình thức FOB. - Công tác thiết kế mẫu mốt còn yếu, chưa được chú trọng, ặc dù nước ta có một đội ngũ các nhà thiết kế mẫu trẻ, giàu năng lực, thế nhưng mẫu mã thiết kế chưa thật sự đi vào cuộc sống, chủ yếu còn nặng về phần trình diễn, còn thời trang hàng ngày phần lớn lại được sưu tầm từ các catalogue nước ngoài, khâu thiết kế còn nhiều hạn chế, mẫu mã nghèo nàn, chưa xây dựng được thương hiệu mang nét đặc trưng và đạt tầm cỡ quốc tế và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến hàng dệt may Việt Nam dù có ưu thế nhưng vẫn chưa thể tự chủ để phát triển và hội nhập với thương trường quốc tế. - Hầu hết các doanh nghiệp dệt may chưa có kinh nghiệm và thụ động trong hoạt động tiếp thị, chưa có chiến lược tiếp thị đối với hàng dệt may Việt Nam. Công tác xúc tiến thương mại chưa kết hợp khai thác sử dụng triệt để 4 công cụ quảng cáo, xúc tiến bán hàng, bán hàng trực tiếp và tuyên truyền. Như vậy, chỉ mới sau một thời gian ngắn thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, kim ngạch xuất khẩu dệt may vào thị trường này đã tăng với một tốc độ "chóng mặt", vượt xa dự đoán của các nhà quản lý. Với số kim ngạch đạt được trên 600 triệu USD trong 10 tháng, Mỹ đã vượt qua thị trường EU, Nhật Bản và vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may Việt Nam hiện nay. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 9 tháng đầu năm đạt 1.880 triệu USD, trong đó thị trường Mỹ đạt 540 triệu USD, chiếm 28,7% tổng kim ngạch; thị trường DEU đạt 476 triệu USD, chiếm 25,3% tổng kim ngạch, thị trường Nhật Bản chỉ đạt 350 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ 2001; Hồng Kông giảm 13% so với cùng kỳ 2001. Theo ông Lê Hoàng Thắng, Vụ phó Vụ XNK Bộ Thương mại, nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Mỹ để tận dụng cơ hội do Hiệp định mang lại, hoặc giảm xuất hàng qua thị trường trung gian như Hồng Kông, Đài Loan. Hiện nay có một số mặt hàng xuất mạnh vào Mỹ là hàng sơ mi dệt kim (cat 338 - 339); áo khoác (cat 334 - 335); sơ mi vải dệt thoi (cat 340 - 341); quần (cat 347- 348); vải tổng hợp (cat 637, 638, 641, 642)... Theo đánh giá của ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty dệt may Việt Nam (VINATEX) kiêm Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, những mặt hàng xuất mạnh vào Mỹ hiện nay chắc chắn sẽ là đối tượng để Mỹ áp đặt quato trong thời gian tới. 10 năm qua ngành Dệt may nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng nhanh, nhiều năm liền đứng hàng thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo thêm việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, uy tín, chất lượng các sản phẩm dệt may Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường thế giới. Có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc như vậy là nhờ đường lối đổi mới của Đảng, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, sự nỗ lực của nhiều cấp, nhiều ngành trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường, sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 1,85 đến 1,90 tỷ USD, tăng khoảng 8 - 9% so với năm 1999, thấp hơn so với kế hoạch ban đầu, nhưng tăng gấp 10 lần so với năm 1991. Tình hình thị trường năm 2000 có những diễn biến phức tạp, đồng EURO của Châu Âu sụt giá so với đồng USD đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa nói chung, hàng dệt may nói riêng tại thị trường này. Khối lượng buôn bán hàng dệt may trên thế giới hiện nay khoảng 350 tỷ USD, trong đó 150 tỷ hàng dệt và 200 tỷ là hàng may mặc sẵn. Các thị trường nhập khẩu chính là: - EU: 140,5 tỷ USD, trong đó hàng dệt 56 tỷ USD, hàng may mặc sẵn 84 tỷ USD; nhập ngoài FU hàng dệt 18 tỷ USD, hàng may mặc sẵn 48 tỷ USD. - Mỹ: 70 tỷ USD, trong đó hàng dệt 14 tỷ, hàng may sẵn 56 tỷ. Qua số liệu trên, chúng ta thấy rằng ngành Dệt May xuất khẩu của ta còn rất khiêm tốn, không tương xứng với tiềm năng của một đất nước gần 80 triệu dân, đồng thời cũng thấy rõ những thị trường ta có khả năng và cơ hội tiếp cận, khai thác, những đối thủ phải cạnh tranh lâu dài. Rõ ràng các nước phát triển, nhập khẩu hàng may mặc sẵn là chính: Nhật trên 77%, Mỹ 80%, EU 60%, Thụy Sĩ 70%... các nước đang phát triển ở trình độ cao như Hàn Quốc, Đài Loan xuất khẩu vải, sợi là chính, vẫn mở thị trường cho hàng may mặc sẵn. Cơ cấu này tạo cho chúng ta cơ hội phát triển nhanh ngành may mặc. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết tháng 7/2000 là một cơ hội mới, to lớn cho ngành Dệt - May nước ta, vì đây là một thị trường tiêu thụ khổng lồ, dễ tính. Trong khi chờ đợi Hiệp định được phê chuẩn, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng để "tăng tốc" khi điều kiện cho phép, đặc biệtcần thiết trong giai đoạn chưa áp dụng chế độ hạn ngạch. Xu thế tự do hóa thương mại đối với ngành Dệt may đang được thực hiện từng bước theo lịch trình của Hiệp định ATC (Agreement on Textile and Clothing). Theo Hiệp định này đến năm 2005 sẽ xóa bỏ toàn bộ hàng rào hạn ngạch đối với các nước thành viên thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đây cũng là một cơ hội nhưng đồng thời là một thách thức lớn đối với ngành Dệt May nước ta, kể cả khi ta đã là thành viên của tổ chức này trước năm 2005. Cơ hội là: vì thị trường mở rộng, không có bất cứ cản trở nào, nhưng thách thức sẽ rất gay gắt vì những yếu kém vốn có hiện nay của ngành dệt may nước ta. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm tuy tăng nhanh, nhưng hiệu quả còn thấp, do ngành Dệt phát triển kém, không đáp ứng yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng cho hàng may mặc xuất khẩu, chưa có đội ngũ thiết kế mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường thế giới, nên khoảng trên 70% sản phẩm xuất khẩu được sản xuất theo phương thức gia công, công tác thị trường còn nhiều hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp xuất hàng phải thông qua trung gian, lợi nhuận thực sự mang lại còn rất thấp. 4. Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ. Những năm vừa qua, trên cơ sở tận dụng các lợi thế so sánh sẵn có của mình, Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu, rộng hơn vào lĩnh vực cạnh tranh đầy quyết liệt này và đã thu được một số thành công. Tuy nheien, không phải mọi việc đều suôn sẻ. Việc tìm hiểu và phân tích khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp dệt - may đã từng được thực hiện ở các góc độ khác nhau. Đặc biệt là ở khía cạnh công nghệ. ở đây, xin đi vào phân tích ở một số khía cạnh khác. Đó là khả năng chiếm lĩnh thị trường và phát triển các quan hệ liên kết. Có thể đánh giá khái quát là khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp dệt - may Việt Nam chưa cao. Điều đó thể hiện ở các điểm sau: * Về khả năng chiếm lĩnh thị trường: a) Đối với thị trường trong nước: Việt Nam với số dân gần 80 triệu người, là một thị trường đầy tiềm năng cho tiêu thụ các loại hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói riêng. Trong tương lai, khi đời sống của tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện, thì nhu cầu sử dụng hàng dệt - may sẽ ngày càng tăng cao. Tuy vậy, năm 1999, theo thống kê chưa đầy đủ sản xuất của Ngành mới đạt 314,7 triệu m2 vải, lụa thành phẩm, tức là bình quân tiêu dùng mỗi người chỉ đạt chưa đầy 5m2/ năm. Thực ra, mức sử dụng hàng dệt may theo bình quân đầu người (cho cả các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp) của nước ta là lớn hơn thế nhiều. Song, một điều dễ giải thích là, bù lại sự thiếu hụt của sản xuất trong nước, một số lượng lớn vải được nhập khẩu bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó có nhiều loại trong nước chưa sản xuất được. Một thực tế khá phũ phàng là mặc dù sản lượng vải do ta sản xuất còn ít - mới đạt bình quân 5m2/ người/ năm và 50% công suất thiết kế, song vải của ta bán vẫn chậm, một số doanh nghiệp hàng tồn kho vẫn cao và kinh doanh thua lỗ. Năm 1999, trong số 6 doanh nghiệp lỗ của TCty Dệt - May Việt Nam thì có 4 doanh nghiệp dệt - chiếm 20% trong tổng số các doanh nghiệp dệt của TCty - với tổng số lỗ là 10 tỷ đồng. Khả năng cạnh tranh kém của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường nội địa còn được thể hiện ở chỗ, nếu so sánh với một số hàng nhập khẩu, đặc biệt là của Trung Quốc, thì hàng của họ rẻ hơn và mẫu mã phong phú hơn hàng của ta nhiều. Có một số người cho rằng, sở dĩ hàng của các nước được nhập vào ta với giá rẻ là do họ có chính sách khuyến khích mậu dịch biên giới. Song, có lẽ không phải như vậy. Phải chăng, điều cốt yếu là họ đã biết sản xuất và đưa vào thị trường Việt Nam các loại hàng hóa phù hợp với mức sống còn chưa cao của đại đa số người dân ở nông thôn/ giá rẻ và chất lượng trung bình không cần dùng lâu bền, dễ thay đổi... Còn hàng dệt - may của ta một số khá lớn không bán được ở thị trường thành phố vì lỗi mốt hoặc chất lượng không cao, nhưng cũng không tiêu thụ được ở nông thôn vì giá đắt... Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên là hầu hết các loại chi phí cho đơn vị sản phẩm của ta đều cao hơn so với các nước trong khu vực. - Năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam nhìn chung chỉ bằng 2/3 so với mức bình quân của các nước ASEAN. Một điều d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc278.DOC
Tài liệu liên quan