MỤC LỤC Trang
LỜI MỞ ĐẦU 01
Phần I CÁC KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 05
I. Khái niệm định mức kỹ thuật lao động 05
II. Nhiệm vụ, nội dung của định mức kỹ thuật lao động trong doanh nghiệp 06
III. Phân loại mức lao động, kết cấu hao phí thời gian làm việc, kết cấu mức kỹ thuật thời gian, sự phân chia quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành 08
1. Phân loại mức lao động 08
2. Kết cấu hao phí thời gian làm việc, kết cấu mức kỹ thuật thời gian
a. Kết cấu hao phí thời gian làm việc.
b. Kết cấu mức kỹ thuật thời gian. 0909
3. Sự phân chia quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành. 14
IV. Các hình thức nghiên cứu khảo sát thời gian làm việc 17
1. Chụp ảnh thời gian làm việc.
a. Chụp ảnh cá nhân ngày làm việc.
b. Chụp ảnh cá nhân ngày làm việc.
c. Tự chụp ảnh công việc.
d. Chụp ảnh thời điểm. 17
2. Bấm giờ bước công việc. 21
V. Các phương pháp định mức kỹ thuật lao động và công tác quản lý các mức lao động. 24
1. Các phương pháp định mức kỹ thuật lao động.
a. Phương pháp tổng hợp.
b. Phương pháp phân tích. 24
2. Quản lý mức lao động. 26
Phần II ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG LÀ CƠ SỞ CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC. 29
I. Định mức kỹ thuật lao động là cơ sở để thực hiện các nội dung của tổ chức lao động khoa học.
29
II. Những tồn tại của công tác định mức kỹ thuật lao động và các phương hướng giải quyết. 32
KẾT LUẬN 35
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Định mức kỹ thuật lao động là cơ sở của tổ chức lao động khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân. nếu có những thời gian công nhân ngừng làm việc theo yêu cầu của công nghệ phân bố đều đặn trong ca thì thời gian bày đượng tính vào thời gian nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ ngơi thường được quy định theo tỉ lệ phần trăm so với thời gian tác nghiệp. Trong các bước công việc thủ công, thời gian nghỉ ngơi thường được tính theo tỉ lệ phần trăm so với thời gian ca làm việc.
Thời gian nghỉ do nhu cầu cần thiết có thể quy định thành đại lượng tuyệt đối tuỳ thuộc vào điều kiện giải quyết các nhu cầu sinh lý của công nhân.
Như vậy ta nhận thấy rằng kết cấu thời gian làm việc khác với kết cấu mức kỹ thuật thời gian. Mức kỹ thuật thời gian không tính thời gian hao phí trong quá trình làm việc đồng thời dựa vào bảng 2 ta nhận thấy rằng:
Mức thời gian :
Mtg =
Mtg : Mức thời gian.
T : Thời gian làm việc trong ngày.
SLTP : Số lượng thành phẩm quy định trong ngày.
Tđđ = Tkđ + Tck = Ttn + Tpv + Tnc + Tck
Tkđ = Ttn + Tpv + Tnc
Trong đó:
Thời gian chuẩn kết của 1 sản phẩm :
Tck =
Với - : là thời gian chuẩn kết của cả loạt sản phẩm.
- n : là số lượng sản phẩm của một loạt.
Tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất khác nhau, công thức tính mức thời gian một sản phẩm cũng khác nhau.
Trên cơ sở mức thời gian ta tính được mức sản lượng trong một ca làm việc (Tsl):
Tsl = = =
Với - Ttn : thời gian tác nghiệp của một sản phẩm.
- Tca : thời gian ca làm việc.
Tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất, phương pháp định mức mà công thức tính mức hiến dạng như sau:
Trong trường hợp sản xuất hàng loạt thời gian chuẩn kết quy định cho cả loạt sản phẩm do đó mức thời gian cho một sản phẩm quy định như sau:
Mtg = + Tkđ
Với - n : Số sản phẩm trong loạt.
Dựa vào đặc điểm mỗi loại hao phí thời gian và tiêu chuẩn định mức quy định mà có công thức tính mức thời gian trong từng loại hình sản xuất như sau:
Trong loại hình sản xuất hàng khối (nhiều)
Tkđ = Ttn . (1 + a%Tpvtc + a%Tnc) + Tc.a%Tpvkt
Trong loại hình sản xuất hàng loạt
Tkđ = Ttn . (1 + a%Tpv + a%Tnc)
Trong loại hình sản xuất nhỏ
Tđđ = Tck + Ttn(1 + a%Tpv + a%Tnc)
Với a%Tpvtc , a%Tnc , a%Tpv là tỉ lệ thời gian phục vụ tổ chức, thời gian nghỉ ngơi nhu cầu cần thiết, thời gian phục vụ kỹ thuật và thời gian phục vụ so với thời gian tác nghiệp.
a%Tpvkt là tỉ lệ thời gian phục vụ kỹ thuật so với thời gian chính.
Mức sản lượng được tính như sau:
MSL=
MSL: Mức sản lượng.
T : một giờ hoặc 1 ca làm việc.
Đơn vị tính mức thời gian trong mức sản lượng là 1 giờ hoặc 1 ca làm việc.
Với loại hính sản xuất hang khối.
MSL =
(sản phẩm/ca)
Hoặc
MSL =
Với Ttn(ca) : là do chụp ảnh thu được.
Ttn(1sp) : là do bấm giờ thu được.
Tóm lại mức sản lượng càng cao thì mức thời gian càng thấp và ngược lại. Như vậy, giữa mức thời gian và mức sản lượng có sự phụ thuộc nghịch đảo. Mối quan hệ phụ thuộc ấy có thể biểu hiện qua những công thức sau đây:
Với - a : là phần trăm giảm mức thời gian.
- b : là phần trăm tăng mức sản lượng.
a =
và
b =
Sự phân chia quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành.
Sự phân chia quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành: quá trình sản xuất là quá trình khai thác, chế biến một sản phẩm nào đó cần thiết cho xã hội. Trong quá trình đó diễn ra sự thay đổi của đối tượng lao động về mặt hình dáng kích thước tính chất lý hoá học, tính chất cơ học hoặc về vị trí không gian để trở thành sản phẩm phục vụ ho đời sống. Ta phải phân chia quá trình sản xuất hợp thành bởi một số nguyên nhân sau; nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động lao động của con người , cần phải nghiên cứu toàn diện quá trình lao động với tư cách là quá trình riêng lẻ tại từng nơi làm việc cũng như nghiên cứu chúng trong mối liên kết giữa chúng với nhau do tác động của phân công và hiệp tác lao động ; do trong các xí nghiệp công nghiệp diễn ra những quá trình sản xuất hết sức đa dạng và khác nhau ... vì vậy phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận trở thành một yêu cầu bức thiết, không thể bỏ qua được. Quá trình sản xuất được phân chia thành các bộ phận hợp thành như sau :
Quá trình sản xuất
uất
Mặt lao động
Cử động
Bước chuyển tiếp
Giai đoạn chuyển tiếp
Thao tác
Động tác
Bước công việc
Quá trình bộ phận
Bảng 3. Sự phân chia quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành.
Quá trình sản xuất trước hết được phân chia ra thành các quá trình sản xuất bộ phận. Quá trình sản xuất bộ phận được hiểu là bộ phận đồng nhất và kết thúc về phương diện công nghệ của quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất bộ phận có thể là quá trình công nghệ để chế tạo sản phẩm, cũng có thể là quá trình quá trình công nghệ để chế tạo sản phẩm, cũng có thể là quá trình phục vụ sản xuất. Trong các quá trình công nghệ để chế tạo sản phẩm, cũng có thể là quá trình phục vụ sản xuất. Quá trình sản xuất bộ phận lại được phân chia thành các bước công việc ví dụ: quá trình gia công cơ khí một chiếc trục bao gồm các bước công việc như sau: tiện, phay, khoan, mài.
Bước công việc là một phần của quá trình sản xuất , bao gồm các công việc kết tiếp nhâu được thực hiện bởi một hay một nóm công nhân trên một đối tượng lao động nhất định tại một nơi làm việc nhất định. Sự cố định về đối tượng lao động người công nhân và nơi làm việc là đạc trưng cơ bản của bước công việc. Thay đổi một trong bao yếu tố đó sẽ tạo thành bước công việc mới. Sự phân chia quá trình sản xuất thành bước công việc là sơ sở để phân phối hợp lý công việc giữa những người thực hiện, để tổ chức và kế hoạch hoá lao động đúng đắn, để tính đến kết quả hoạt động lao động của công nhân, nhờ có sự phân chia quá trình sản xuất thành các bước công việc trên mỗi bước công việc xác định được hao phí lao động , do đó có thể tính được lượng lao động hao phí của toàn bộ quá trình sản xuất. Đặc điểm của các bước công việc là tổ hợp khi tiến hành thì toàn bộ khối lượng nguyên liệu được đưa vào tổ hợp máy, đều được gia công ngay một lần với công nghệ không thay đổi. Bước công việc chính là đối tượng của định mức kỹ thuật lao động.
Về mặt công nghệ bước công việc được phân chia thành các giai đoạn chuyển tiếp và các bước chuyển tiếp. Giai đoạn chuyển tiếp là bộ phận đồng nhất về công nghệ của bước công việc, nó được biểu thị bằng sự cố định của bề mặt gia công, dụng cụ và chế độ gia công. Đặc điểm của giai đoạn chuyển tiếp trong tất cả các bước công việc, trừ các công việc tổ hợp là đều có khả năng tách ra hoàn thành ở một nơi làm việc riêng biệt, trong loại hình sản xuất hàng khối, mỗi bước công việc thường chỉ có một giai đoạn chuyển tiếp, còn trong loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc, mỗi bước công việc thường bao gồm một số giai đoạn chuyển tiếp.
Về mặt lao động bước công việc được phân chia thành các thao tác, động tác và các cử động. Thao tác là tổ hợp các hoạt động của công nhân nhằm thực hiện một mục đích nhất định về công nghệ. Thao tác là bộ phận của bước công việc được đặc trưng bởi tính mục đích. Tuỳ từng mục đích nghiên cứu mà có thể phân chia các thao tác thành thạo chính và thao tác phụ, hoặc có nhóm thao tác thành tổ hợp thao tác. thao tác lại được phân chia tiếp tục thành động, động tác là một bộ phận của thao tác biểu thị bằng những cử động chân tay và thân thể của công nhân nhằm lấy đi hay di chuyển một vật nào đó, các động tác được tạo thành từ các cử động, cử động là bộ phận của động tác biểu thị bằng sự thây đổi một lần vị trí các bộ phận cơ thể của công nhân, cử động là hành động nhỏ nhất của con người không thể phân chia được nữa và được diễn ra một cách không gián đoạn, không có sự thay đổi hướng.
Trên đây ta đã nghiên cứu các loại mức lao động đây và các hao phí thời gian làm việc đây cũng là một nhân tố giúp ta phân biệt các loại thời gian trong quá trình định mức kỹ thuật lao động từ đó mà xây dựng được các mức lao động chính sác, có hiệu quả, ngoài ra ta cũng đã nghiên cứu việc phân chia quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành đây cũng là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu định mức kỹ thuật lao động mà ta sẽ ứng dụng nhiều các vấn đề trên trong quá trình nghiên cứu định mức kỹ thuật lao động ở các phần sau.
Các hình thức nghiên cứu khảo sát thời gian làm việc.
Mục đích chung của việc khảo sát là : Nghiên cứu những hao phí thời gian làm việc thực tế của công nhân và thiết bị trên cơ sở đó phát hiện những lãng phí thưòi gian và đề ra biện pháp loại trừ nó. Nghiên cứu những phương pháp làm việc và thao tác tiên tiến của những công nhân lành nghề và những người có phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuậtnhằm phổ biến và áp dụng rộng rãi trong công nhân. Thu thập tài liệu ban đầu để tổ chức và bố trí lao động trong dây chuyền sản xuất cũng như nơi làm việc được hợp lý nhất. Thu thập tài liệu ban đầu để trên cơ sở đố xác định nội dung công việc và trình tự thực hiện công việc được hợp lý nhất (căn cứ để xây dựng mức lao động và tiêu chuẩn lao động ). Tuỳ theo mục đích của việc khảo sát và cách tiến hành trong thực tế tổ chức lao động cũng như định mức kỹ thuật lao động người ta thường dùng những phương pháp nghiên cứu hao phí thời gian làm việc sau: chụp ảnh thời gian làm việc, bấm giờ bước công việc, kết hợp cả chụp ảnh và bấm giờ.
Chụp ảnh thời gian làm việc.
Chụp ảnh thời gian làm việc là hình thức khảo sát nghiên cứu tất cả các loại hoạt động và thời gian hao phí diễn ra trong ngày làm việc của công nhân hay thiết bị.
Chụp ảnh thời gian làm việc thường nhằm mục đích sau: phân tích sử dụng thời gian làm việc hiện hành , phát hiện các loại thời gian lãng phí, tìm nguyên nhân và tìm ra biện pháp nhằm loại trừ chúng ; lấy tài liệu để xây dựng mức, xây dựng tiêu chuẩn thời gian chuẩn kết, phục vụ, nghỉ ngơi, nhu cầu cần thiết ; nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng thời gian của những người lao động tiên tiến và phổ biến rộng rãi trong công nhân ; lấy tài liệu để cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động.
Chụp ảnh thời gian làm việc có những hình thức cụ thể khác nhau tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu, loại hình sản xuất , hình thức tổ chức sản xuất, tổ chức lao động mà áp dụng : chụp ảnh cá nhân ngày làm việc, chụp ảnh tổ nhóm ngày làm việc , tự chụp ảnh và chụp ảnh thời điểm.
Chụp ảnh cá nhân ngày làm việc.
Chụp ảnh cá nhân ngày làm việc là việc ghi lại toàn bộ các hoạt động và hao phí thời gian của một công nhân hay một thiết bị trong ngày , ca làm việc.
Ưu điểm của phương pháp này là cho phép ghi đầy đủ, tỷ mỉ, toàn bộcác hoạt động của công nhân (thiết bị), cho phép phát hiện các lãng phí trông thấy và không trông thấy, đề ra những biện pháp tổ chức kinh tế - kỹ thuật hợp lý, đánh giá đúng đắn tình hình thực mức nâng cao chất lượng mức hiện có và xây dựng các mức mới có căn cứ khoa học.
Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều thời gian.
Chụp ảnh tổ (nhóm) ngày làm việc.
Chụp ảnh tổ (nhóm) ngày làm việc là hình thức khảo sát nhằm nghiên cứu những thời gian làm việc đồng thời của của nhóm (tổ) người làm việc (hặc nhóm máy). Do đối tượng khảo sát không phải là một mà là một số người máy nên không thể theo dõi ghi liên tục tỷ mỷ các thời gian hao phí như chụp ảnh cá nhân, mà phải theo dõi qua khoảng cách thời gian, khoảng cách dài hay ngắn tuỳ theo số lượng đối tượng khảo sát. qua kinh nghiệm thực tế thường người ta lấy khoảng cách là một phút để khảo sát từ 1 đến 3 người, hai phút cho 4 đến 6 người và ba phút cho 7 đến 8 người. Bởi vậy không nên quan sát quá nhiều (lớn hơn 8 người) vì phải tập trung cao độ căng thẳng, là giảm độ chính xác của tài liệu khảo sát.
Ưu điểm : Trong cùng một lúc theo dõi, quan sát được nhiều người (máy). việc ghi chép phân tích đơn giản.
Nhược điểm: Do không ghi hép được liên tục, mà qua khoảng cách thời gian, nên không ghi hết tên hao phí cho từng người, mà ghi bằng chữ ký hiệu theo nhóm hao phí nên không xác định được nguyên nhân cụ thể của từng lãng phí; do đó không đề ra được những biện pháp cụ thể.
Tự chụp ảnh công việc.
Tự chụp ảnh là hình thức khảo sát thời gian làm việc trong đó công nhân tự ghi lại việc sử dụng thời gian làm việc của chính mình, nêu nguyên nhân của những lãng phí và đề nghị những biện pháp để khắcphục chúng.
Ưu điểm của phương pháp này là nếu tổ chức tôt thực hiện có hệ thống sẽ cung cấp được nhiều tài liệu phong phú, kịp thời, giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình sản xuất ở các bộ phận sản xuất , các ca làm việc , kịp thời có biện pháp uốn nắn. Động viên được đông đảo công nhân tham gia, quản lý sản xuất , đấu tranh chống lãng phí thời gian trong sản xuất tăng cường kỷ luật lao động , tinh thần làm chủ tập thể.
Nhược điểm: thường chỉ nêu được những lãng phí trông thấu, không nêu được những lãng phí không trông thấy. Số liệu không phản ánh đầy đủ những lãng phí (thường công nhân không ghi những lãng phí do chính họ gây ra, những lãng phí ngắn...).
Chụp ảnh thời điểm.
Chụp ảnh theo thời gđiểm là hình thức khảo sát nghiên cứu thời gian làm việc của công nhân và thiết bị dựa trên nguyên lý của lý thuyết xác xuất thống kê. Qua số liệu ghi chếp được một cách ngẫu nhiên , bất ngờ có thể xác định tỷ trọng thời gian làm việc và thời gian lãng phí của công nhân, thiết bị, xác định mức hoặc tiêu chuẩn thời gian để định mức lao động.
Ưu điểm đây là hình thức khảo sát hàng loạt, nên cùng một lúc nghiên cứu được nhiều đối tượng thường từ 10 người hoặc thiết bị trở lên. Tốn ít công sức hơn các các khảo sát khác từ 3 tới 5 lần, không đòi hỏi người khảo sát phải có trình độ chuyên môn cao, có thể sử dụng công nhân tham gia khảo sát. Có thể ngừng quá trình khảo sát mà không ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả khảo sát.
Nhược điểm của phương pháp này là do không khảo sát liên tục nên không phát hiện được những lãng phí không trong thấy, nên các số liệu cung cấp cho việc xây dựng mức không chính sác, đề ra các cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động ... cũng bị giới hạn.
Các bươc tiến hành của chụp ảnh.
Các hình thức chụp ảnh nói chung đều phải trải qua các bước cơ bản sau:
Bước chuẩn bị :
Tuỳ theo mỗi hình thức khảo sát mà xúc tiến một số trong những nội dung chuẩn bị sau: Chọn đối tượng quan sát (tuỳ thuộc mục đích khảo sát mà chọn đối tượng là một công nhân, nhóm công nhân hay bộ phận lớn hơn hoặc cả doanh nghiệp, cũng như thiết bị) giải thích cho công nhân hiểu rõ mục đích chụp ảnh. Chuẩn bị chọn điều kiện tổ chức, kỹ thuật, sản xuất bộ phận nghiên cứu (tiến hành khảo sát). Chuẩn bị mẫu khảo sát (các hình thức khảo sát khác nhau dùng những biểu mẫu khác nhau).Chuẩn bị phương tiện ghi chép (bút mực, bút chì, dao gọt bút chì, bảng kê để ghi ...). Chọn nơi đứng để quan sát, hành trình để ghi quan sát, số lần quan sát, thời gian quan sát mỗi lần, thời điểm bắt đầu của một lần khảo sát.
Bước tiến hành khảo sát :
Người quan sát bắt đầu theo dõi và ghi vào phiếu quan sát những hiện tượng hao phí cần nghiên cứu. Tuỳ theo mỗi hình thức khảo sát mà cách ghi, thời gian ghi, số lần ghi , hao phí cấn ghi có khác nhau như sau :
Chụp ảnh cá nhân : ghi qua khoảng cách từ một đến ba phút (thời gian đủ để quan sát hết các đối tượng cần nghiên cứu, trong một lần quan sát) không ghi cụ thể tên hao phí, mà ghi bằng kỹ hiệu của nhóm hao phí.
Nếu tự chụp ảnh : công nhân chỉ cần ghi những lãng phí (thời gian bắt đầu và kết thúc của hiện tượng lãng phí) và nguyên nhân.
Chụp ảnh theo thời điểm : ghi theo số lần , số vòng khảo sát và thời gian bắt đầu của một vòng khảo sát được tính trước. Ghi bằng chữ hoặc ký hiệu, đánh dáu số lần và loại hao phí bắt trên một đối tượng khảo sát.
Bước phân tích :
Xác định độ dài thời gian của hao phí (thời gian).
Ký hiệu và phân loại hao phí.
Tổng hợp hao phí theo từng loại.
Trong chụp ảnh tổ (nhóm) tổng hợp hao phí theo từng loại cho từng người trong tổ (nhóm) rồi tổng hợp chung; tính ra số tuyệt đối từng loại hao phí.
Trong chụp ảnh theo thời điểm tính số lần quan sát của mỗi đỗi tượng cho một hiện tượng hao phí đã định, tính tỷ trọng trong mỗi loại hao phí tính ra thời gian bằng số tuyệt đối.
Bước kết luận: Đánh giá tình hình sử dụng thời gian làm việc (tỷ trọng thời gian làm việc có ích, thời gian tác nghiệp, thời gian máy làm việc ) trong ngày. Thời gian lãng phí trông thấy và không trông thấy (số tuyệt đối, tỷ trọng) nguyên nhân, đề ra biện pháp khắc phục. So sánh thời gian hao phí thực tế với thời gian định mức , dự tính thời gian hợp lý định mức , tính khả năng tiết kiệm thời gian, khả năng tăng năng suất lao động, do sử dụng hợp lý thời gian lao động.
Bấm giờ bước công việc.
Bấm giờ là phương pháp khảo sát nghiên cứu thời gian hao phí để thực hiện các bộ phận vủa bước công việc thường gặp lại trong ngày làm việc , với số lần khảo sát nhất định tuỳ mức độ chính xác các tài liệu khảo sát, theo yêu cầu từng loại hình sản xuất cụ thể.
Khác với chụp ảnh thời gian làm việc , bấm giờ không nghiên cứu toàn bộ các hoạt động của công nhân trong ca làm việc mà chỉ đi sâu nghiên cứu một bước công việc hay nhóm thao tác thường lặp lại trong các ca làm việc.
Bấm giờ bước công việc nhằm mục đích: Lấy tài liệu để xây dựng mức, xây dựng tiêu chuẩn (mức thời gian tác nghiệp). Nghiên cứu các phương pháp làm việc tiên tiến để phổ biến rộng rãi trong công nhân. Phát hiện những nguyên nhân không hoàn thành mức và đề ra biện pháp giúp đỡ công nhân hoàn thành định mức. Thông qua bấm giờ, nghiên cứu tình hình sử dụng máy móc thiết bị, tổ chức phục vụ nơi làm việc , nhằm khai thác khả năng tiềm tàng, để nâng cao năng suất lao động. Bấm giờ có hai hình thức là bấm giờ liên tục (theo thời gian hiện tại) và bấm giờ theo thời gian chon lọc.
Bấm giờ theo thời gian hiện tại là hình thức khảo sát trong đó bước công việc nghiên cứu được diễn ra liên tục (tức là được lặp lại liên tục theo thời gian hiện tại). Bấm giờ theo thời gian hiện tai thường dùng đồng hồ 2 kim với độ chính xác 0,01 phút.
Bấm giờ theo thời gian chọn lọc nghiên cứu một thao tác hay nhóm thao tác của bước công việc , tức là nghiên cứu sự lặp đi lặp lại qua khoảng thời gian. Bấm giờ theo thời gian hiện tại với độ chính xác cao hơn bấm giờ theo thời gian chọn lọc bởi vìviệc khảo sát tiến hành liên tục, không bị gián đoạn. Phương pháp này thường dùng đồng hồ đo giây một kim.
Các bước tiến hành bấm giờ bao gồm:
Bước chuẩn bị :
Chọn đối tượng bấm giờ.
Chia bước công việc hay thao tác ra các bộ phận hợp thành.
Nắm được đặc điểm tình hình công nhân, tình hình máy móc thiết bị, dụng cụ, vật liệu; tình hình tổ chức phục vụ nơi làm việc , tiến hành những cải tiến cần thiết tuỳ theo mục đích của bấm giờ.
Xác định số lần bấm giờ sao cho đảm bảo độ chính xác của tài liệu khảo sát, vừa tốn ít công sức, vừa đạt mục đích công việc.
Chuẩn bị phiếu bấm giờ.
Bước tiến hành :
Ghi thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi bộ phận của bước công việc hay thao tác. Nếu bấm giờ liên tục thì thời gian kết thúc của bộ phận trước cũng là thời gian bắt đầu của bộ phận tiếp theo. Tiến hành đủ số lần như đã định.
Chú thính những lần đo hỏng, đo sai, những gián đoạn trong khảo sát vào cột riêng trong phiếu.
Tập chung tư tưởng xác định đúng điểm ghi, chú ý khả năng kết hợp công việc thời gian làm bằng tay vào thời gian máy làm việc.
Bước phân tích kết quả khảo sát.
Xác định thời bạn của từng bộ phận bước công việc hay thao tác khảo sát.
Đánh giá chất lượng dãy số bấm giờ (số lần được tính trong mỗi dãy số, số lần phải loại, nếu quá 20% số lần khảo sát thì phải tiến hành khảo sát lại bộ phận đó). Dãy số bấm giờ được coi là ổn định nếu :
Kôđtt Ê Kôđtc Ê Kôđtt = Tmax/Tmin
Với : Kôđtt , Kôđtc: là hệ số ổn định thực hiện qua khảo sát và hệ số ổn định tiêu chuẩn được quy định.
Tmax , Tmin : là thời hạn lớn nhất và nhỏ nhất trong dãy số.
Nếu không có tiêu chuẩn quy định thì bằng kinh nghiệm, lao động có thể loại lần nào có thời gian quá lớn hoặc quá nhỏ, rất khác biệt với thời gian của những lần còn lại trong dãy số bấm giờ (số lần bấm giờ).
Tính thời gian trung bình của dãy số (chỉ số lần được tính) và cộng thời hạn trung bình của bộ phận bước công việc hay thao tác, ta có thời hạn trung bình của bước công việc hay thao tác đó.
Bước kết luận:
Dựa trên cơ sở các số liệu đã phân tích, nghiên cứu phương án lao động hợp lý để thực hiện các bộ phận của bước công việc hay thao tác, theo hướng giảm bớt số thao tác, động tác thừa, kết hợp các thao tác làm việc bằng tay vào thời gian làm việc của máy; hoặc kết hợp làm việc đồng thời của hai tay giữa bàn tay và chân; lập biện pháp tổ chức kỹ thuật khắc phục những lãng phí trong sản xuất , xây dựng mức thời gian (sản lượng) xác định khả năng thực hiện mức, khả năng tăng năng suất lao động của công nhân.
Các phương pháp định mức kỹ thuật lao động và công tác quản lý các mức lao động
Các phương pháp định mức kỹ thuật lao động.
Chất lượng của mức phụ thuộc rất lớn vào phương pháp định mức lao động. Trong thực tế sản xuất thường áp dụng các phương pháp chuỷ yếu là phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích.
Phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp là phương pháp xây dựng không dựa trên cơ sở phân chia các bước công việc ra các bộ phận hợp thành để nghiên cứu kết cấu và trình tự hợp lý của nó, không nghiên cứu các điều kiện tổ chức kỹ thuật, sản xuất hợp lý, các kinh nghiệm tiên tiến, thời gian hao phí của từng bộ phận bước công việc, mà tính chung cho toàn bước công việc. Trong phương pháp này thường có các phương pháp chủ yếu sau : phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp dân chủ bình nghị.
Phương pháp thống kê: là phương pháp xây dựng mức dựa vào tài liệu thống kê kết quả đạt được của thời kỳ đã qua, về thời gian hao phí để thực hiện bước công việc hoặc sản lượng (số sản phẩm làm được), thường lấy giá trị trung bình.
Khi người ta xác định mức bằng cách dựa vào kinh nghiệm chủ quan của người cán bộ lãnh đạo hoặc cán bộ định mức thì gọi là phương pháp kinh nghiệm.
Những mức được xây dựng bằng phương pháp thống kê hay kinh nghiệm như trên thường để đảm bảo thêm tính dân chủ người ta đưa ra cuộc hội nghị tổ hoặc hội đồng định mức để bàn bạc, bình nghị gọi là phương pháp dân chủ bình nghị.
Tóm lại do đặc điểm các phương pháp trên đây nên có thể nói phương pháp tổng hợp không phải là phương pháp định mức khoa học. Tuy nhiên có cũng có nhưng ưu điểm là đơn giản, tốn ít công sức, áp dụng rộng rãi trong những điều kiện trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức lao động còn thấp.
Phương pháp phân tích.
Phương pháp phân tích là phương pháp xây dựng mức dựa trên sự phân chia quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí để thực hiện chúng. Trên cơ sở đó xác định cơ cấu và trình tự hợp lý để thực hiện bước công việc, hoàn thiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, các kinh nghiệm của những người sản xuất tiên tiến. Các mức được xây dựng bằng phương pháp này gọi là mức kỹ thuật lao động, hay mức có căn cứ khoa học. Trong phương pháp phân tích còn chia ra phương pháp phân tích khảo sát, phương pháp phân tích tính toán và phương pháp so sánh điển hình.
Phương pháp phân tích khảo sát
Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp xây dựng dựa vào các tại liệu thu thập được bằng các hình thức khảo sát (chụp ảnh hoặc bấm giờ) thời gian làm việc.
Qua chụp ảnh hoặc bấm giờ trực tiếp ở nơi làm việc, thu được những tài liệu phản ánh toàn bộ thời gian hoạt động của công nhân hay thiết bị trong ca làm việc, trong đó công việc lớn nhất thường lặp đi lặp lại trong ngày (tác nghiệp) được nghiên cứu tỷ mỷ từng bộ phận cấu thành (thao tác, động tác, phương pháp thực hiện chúng) và những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí thực hiện chúng. Qua khảo sát phát hiện ra những thời gian lãng phí trông thấy và không trông thấy, cùng nhưng nguyên nhân gây ra, trên cơ sở đó mà đề ra những biện pháp khắc phục chúng.
Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào các tài liệu khảo sát trực tiếp ở nơi làm việc , nó cho phép không chỉ xây dựng những mức lao động có căn cứ khoa học mà còn góp phần hoàn thiện tổ chức sản xuất và quản lý để phổ biến rộng rãi trong công nhân.
Các mức xây dựng bằng phương pháp này có độ chính xác cao, nhưng tốn nhiều thời gian , người khảo sát đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ nhất định, nên chỉ áp dụng thích hợp trong điều kiện sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối. Trong sản xuất hàng loạt vừa và nhỏ chỉ áp dụng cho những khâu sản xuất có tính chất hàng loạt hoặc để nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian làm việc nghiên cứu phương pháp và thao tác làm việc tiên tiến.
Phương pháp phân tích tính toán
Phương pháp phân tích tính toán là phương pháp xây dựng mức dựa vào tài liệu tiêu chuẩn được xây dựng sắn (tiêu chuẩn thời gian , tiêu chuẩn số lượng, tiêu chuẩn chế độ cắt ...), vận dụng các phương pháp toán, sử dụng các công thức để tính toán các thời gian chính và thời gian khác trong mức.
Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào các chứng từ kỹ thuật và các tài liệu cuẩn để xác định các loại thời gian hao phí. Quá trình xây dựng mức được tiến hành chủ yếu trong phòng làm việc của cán bộ định mức. Phương pháp này áp dụng thích hợp trong điều kiện sản xuất hàng loạt vì cho phép xây dựng mức được nhanh, đảm bảo tính đồng nhất và tính chính xác của mức.
Phương pháp so sánh điển hình
Phương pháp so sánh điển hình: là phương pháp xây dựng mức dựa trên những hao phí theo mức điển hình. Mức điển hình là mức xây dựng có căn cứ khoa học (bằng phươ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35188.doc