Đề án Đổi mới cở chế, chính sách nhằm khuyến khính phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

 

A. LỜI NÓI ĐẦU

 

B. NỘI DUNG

PHẦN I. Một số lí luận về vấn đề kinh tế tư nhân.

I.1. Bản chất của kinh tế tư nhân.

I.2. Các bộ phận của kinh tế tư nhân

I.2.a. Kinh tế cá thể, tiểu chủ.

I.2.b. Kinh tế tư bản tư nhân.

I.3. Vai trò của kinh tế tư nhân.

I.3.1. Khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư tham gia vào công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm.

I.3.1.a. Tạo việc làm, toàn dụng lao động xã hội.

I.3.1.b. Đóng góp quan trọng trong GDP và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.

I.3.1.c. Huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển.

I.3.2. Thúc đẩy việc làm hình thành các chủ thể kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý theo hướng thị trường, tạo sự cạnh tranh trong nền kinh tế.

I.3.3. Góp phần xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp Việt Nam.

I.3.4. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, góp phần xây dựng quan hệ sản xuất mới và thực hiện công bằng xã hội.

PHẦN II: Thực trạng của kinh tế tư nhân và cơ chế, chính sách đối với kinh tế tư nhân.

II.1. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian qua.

II.1.1. Kinh tế tư bản tư nhân.

II.1.2. Kinh tế cá thể, tiểu chủ.

II.1.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh.

II.1.4. Tốc độ tăng trưởng, phát triển của kinh tế tư nhân

II.1.5. Cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và xu hướng đầu tư của kinh tế tư nhân.

II.1.6. Những tồn tại yếu kém của thành phần kinh tế tư nhân.

II.2. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với kinh tế tư nhân.

II.2.1. Thực trạng những điều kiện khởi sự doanh nghiệp.

II.2.2. Môi trường sản xuất kinh doanh.

PHẦN III: Định hướng đổi mới và các giải pháp có tính chất kiến nghị về đổi mới các chính sách đối với kinh tế tư nhân.

III.1. Định hướng đối mới.

III.2. Chính sách và giải pháp phát triển khu vực kinh tế tư bản tư nhân.

III.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý, quản lý.

III.2.2. Các chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào các ngành nghề thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

III.2.3. Thiết lập các định chế hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân.

III.2.4. Cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để tạo môi trường tâm lý – xã hội thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tư nhân.

III.2.5. Tăng cường phát triển thương hiệu, bảo vệ thương hiệu và chiến lược Marketing.

 

C. KẾT LUẬN

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đổi mới cở chế, chính sách nhằm khuyến khính phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g việc giải quyết việc làm, huy động nguồn lực nhỏ lẻ, phân tán trong dân và phát triển sản xuất, hình thành các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa và đội ngũ lao động cho nền kinh tế thị trường,v.v. II.1.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năm 1994, bình quân một doanh nghiệp thuộc 3 loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiêm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân có số vốn thực tế sử dụng là 193,6 triệu đồng, tạo ra doanh thu khoảng 312,2 triệu đồng, tức là 1 đồng vốn sử dụng mang lại 1,6 đồng doanh thu; nộp ngân sách 91 triệu đồng (2,9% doanh thu). Nếu tính cho từng loại hình doanh nghiệp thì mang lại 1,3 đồng doanh thu và nộp ngân sách nhà nước 0.03 đồng; tương tự: công ty cổ phần là 0,3 đồng doanh thu và 0.04 đồng nộp ngân sách; doanh nghiệp tư nhân là 5.45 đồng doanh thu và 0,01 đồng nộp ngân sách. Xem xét theo ngành thì thấy rằng: ngành công nghiệp khai thác bình quân 1 đồng vốn tạo ra được 1 đồng doanh thu và nộp ngân sách 0,02 đồng; tương tự: công nghiệp chế biến là: 1,47 đồng và 0.03 đồng; ngành xây dựng là: 1,42 đồng và 0,05 đồng; ngành vận tải 0,46 đồng và 0,013 đồng; ngành nông – lâm nghiệp là: 0,9 đồng và 0,02 đồng. Căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu và nộp ngân sách có thể thấy rằng: doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất (5,45 đồng doanh thu / 1 đồng vốn) tiếp đó là công ty trách nhiêm hữu hạn 1,3 đồng doanh thu/ 1 đồng vốn và sau cùng là công ty cổ phần; doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có tỷ lệ nộp ngân sách trên doanh thu cao. Còn xét theo ngành sản xuất thấy rằng: ngành công nghiệp chế biến và xây dựng có doanh thu cao (doanh thu 1,47 đồng và 1,42 đồng/ 1 đồng vôn) và đóng góp ngân sách (0,03 đồng/ 1 đồng doanh thu) cao hơn so với công nghiệp khai thác và vận tải (doanh thu 0,46 đồng và 1,0 đồng, nộp ngân sách 0,03 đồng và 0,02 đồng). Các ngành có hiệu quả hơn cả vẫn là thương nghiệp, sửa chữa và công nghiệp chế biến; ngành nông – lâm nghiệp vẫn có hiệu quả nhất. Kết quả điều tra năm 1995 của Tổng cục Thống kê và những khảo sát nghiên cứu gần đây cũng cho thấy: trong các doanh nghiệp tư nhân, tính bình quân một đồng vốn đem lại 3,2 đồng doanh thu và mức sinh lời trên 1 đồng vốn là 0.057 đồng; công ty trách nhiệm hữu hạn tương ứng là 1,94 đồng và 0,018 đồng; doanh nghiệp nhà nước một đồng vốn tạo được 1,43 đồng doanh thu, mức sinh lời trên một đồng vốn là 0,054 đồng và lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu là 0,0378 đồng. Điều đó nói lên rằng: hiệu quả hoạt động của các loại hình doanh nghiệp tư bản tư nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta cũng như doanh nghiệp nhà nước còn rất thấp. Mặc dù năng lực sản xuất kinh doanh của kinh tế cá thể và tiểu chủ hạn chế so với các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phân, nhưng lại là loại hinh kinh tế có số lượng lớn, trải rộng trên nhiều vùng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên trong cơ cấu doanh thu của khu vực kinh tế tư nhân lại chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể là: trong tổng doanh thu của cả khu vực kinh tế tư nhân năm 1996, kinh tế cá thể, tiểu chủ chiếm 40,6%, thứ hai là công ty trách nhiêm hữu hạn chiếm 36,04% , thứ ba là doanh nghiệp tư nhân chiếm 17,18%, thứ tư là công ty cổ phần chiếm 3,78%. Riêng trong việc giải quyết việc làm cho lao động thì kinh tế cá thể là nơi thu hút số lượng lớn nhất so với các loại hình kinh tế khác. Cụ thể là: kinh tế cá thể, tiểu chủ chiếm 81,2%; công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 7,98%; doanh nghiệp tư nhân chiếm 5,54%; và thấp nhất là công ty cổ phân chiếm 0,84%. Như vậy có thể thấy rằng: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là những loại hình kinh tế có khả năng huy động nguồn vốn lớn vào sản xuất kinh doanh (khoảng 70% nguồn vốn), nhưng loại hình kinh tế cá thể và tiểu chủ lại chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động xã hội trên diện rộng ( hơn 81% lực lượng lao đông), tuy nhiên khả năng huy động vốn hạn chế. II.1.4.Tốc độ tăng trưởng, phát triển của kinh tế tư nhân. -Các loại hình kinh tế tư bản tư nhân: có tốc độ tăng cao vào năm 1994 với mức tăng 60% so với năm 1993, nhưng các năm tiếp theo tốc độ tăng giảm dần, đạt bình quân khoảng 37%/năm (giai đoạn 1994 - 1997) và giảm còn 4%/năm vào năm 1998. Như vậy, nếu xét về số lượng cở sở sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp tư bản tư nhân có tốc độ tăng mạnh và cao hơn so với các loại hình kinh tế cá thể, tiểu chủ khoảng 3 lần(37%/13%). Cụ thể là: doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng trưởng giai đoạn năm 1997 là 36%, năm 1998 còn 7%; công ty trách nhiêm hữu hạn tương ứng là 49% và 3%; công ty cổ phần tương ứng là 138% và 13% và mực bình quân chung của khu vực kinh tế tư nhân vào khoảng 20%. - Các loại hình kinh tế cá thể, tiểu chủ: có tốc độ tăng về số lượng không đều, bình quân giai đoạn 1992 – 1997 tăng khoảng 13%/năm. Năm 1990 có khoảng 800.000 cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ, năm 1992 có 1.498.600 cơ sở tăng 87% so với năm 1990, năm 1994 có 1.533.100 cơ sở, tăng 2,3% so với năm 1992, năm 1995 lên đến 2.050.200 cơ sở, tăng 34% so với năm 1994, và sang năm 1996 có 2.215.000 cơ sở, tăng 8% so với năm 1995 Nhờ có tốc độ phát triển và tăng trưởng nhanh nên khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp ngày càng quan trọng vào GDP của nền kinh tế: từ 102.468 tỷ đồng năm 1995 đã tăng lên 151.388 tỷ đồng vào năm 1998, chiếm tỷ trọng 41,06% GDP. Tuy nhiến đáng lưu ý là tốc độ phát triển của khu vực kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân cũng như toàn bộ nền kinh tế nước ta đã có dấu hiệu chững lại vào năm 1997 – sau một thời gian phát triển có thể nói khá ngoạn mục. Sự suy giảm của khu vực kinh tế tư nhân một mặt là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực – đây được coi là nguyên nhân trực tiệp trước mắt; còn nguyên nhân sau xa bên trong lại chính do cơ chế, chính sách quản lý điều hành vĩ mô của Nhà nước tỏ ra chưa phù hợp với đòi hỏi của khu vực kinh tế tư nhân đã có nhiều đổi khác sau hơn 10 năm đổi mới; đồng thời cũng do những hạn chế về năng lực nội tại của bản thân khu vực kinh tế tư nhân. Mặc dù vậy, thành tựu phát triển của khu vực kinh tế tư nhân gắn liền với công cuộc đổi mới là to lớn và rất có ý nghĩa, góp phân tạo tiền đề quan trọng cho bước phát triển mới của đất nước trước thềm thế kỷ XXI và là thành tựu đáng ghi nhân của một chặng đường phát triển và những tồn tại cũng là tất yếu. Nhiệm vụ của giai đoạn tới là phải tiếp tục khắc phục những tổn tại nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo cương lĩnh, chiến lược đã đề ra. II.1.5. Cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và xu hướng đầu tư của kinh tế tư nhân. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, khu vực KTTN đã được nhìn nhận dưới ánh sáng đổi mới. Luật Doanh nghiệp tư nhân được ban hành năm 1990, Nghị định số 221/HĐBT ngày 23/7/1991 của Hội đồng Bộ trưởng cungc nhiều chính sách khác của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện khuyến khích sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh tế năng động này qua bảng 1. Năm 1990 mới có khoảng 800.000 cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ, đến năm 1992 sau một năm thực hiện Nghị định số 221/HĐBT, đã có 1.497.600 hộ cá thể, tiểu chủ, đăng kí kinh doanh. Đến năm 1994, đã lên tới 1.533.100 cơ sở, năm 1995 có 2.050.200 cơ sở. Bình quân giai đoạn 1990 – 1996, mỗi năm tăng 533.775 cơ sở, và tốc độ tăng hàng năm hơn 20% xét về số lượng. Tính bình quân giai đoạn 1991 -1998, mỗi năm tăng thêm hơn 3.200 doanh nghiệp, tức là khoảng 32% trong đó, năm 1992 các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có tốc độ tăng về số lượng rất cao 1,225%. Năm 1999, Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ năm 2000. Tính đến tháng 12- 2000, sau 12 tháng thực hiện Luật Doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp đăng ký trong cả nước lên đến 13.500 doanh nghiệp (tăng gấp 5 lần số doanh nghiệp được thành lập trong năm 1999), trong đó có 3.736 công ty TNHH và 3,559 doanh nghiệp tư nhân. Mức tăng số lượng của mỗi loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và công ty cổ phần cũng khác nhau. Bảng 1: Số cơ sở kinh tế tư nhân giai đoạn 1991 – 1998. Loại hình 1994 1995 1996 1997 1998 Tư bản tư nhân 10.881 15.276 18.894 25.002 26.021 % so năm trước 59,8 40,4 23,7 32,4 4,1 DN tư nhân 7.794 10.916 12.464 17.500 18.750 % so năm trước 34,1 40,1 14,2 40,4 7,1 Cty TNHH 2.968 4.242 6.303 7.350 7.100 % so năm trước 84,7 42,9 48,6 16,7 -3,4 Cty Cổ phần 119 118 127 152 171 % so năm trước 626,3 -0,8 7.6 19,7 12,5 Số cơ sở KT cá thể 1.533.100 2.050.200 2.215.000 % so năm trước 102,3 133,7 108 Trong tổng số 31.519 doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN năm 2000, cơ cấu phân bổ như sau: Hộ kinh doanh gia đình 75,67%, công ty TNHH chiếm 22,84%, công ty cổ phần chiếm 1,49%. Như vậy, doanh nghiệp hộ kinh doanh là hình thức tổ chức phổ biến nhất của khu vực KTTN. Xu hướng tập trung vào lĩnh vực thương mại dịch vụ của khu vực KTTN không chỉ thể hiện về mặt số lượng, mà còn thể hiện qua cơ cấu vốn đầu tư và số lượng lao động sử dụng, doanh thu, nộp thuế... Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tês Trung ương: trong số 170.495 tỷ đồng vốn kinh doanh của khu vực KTTN(1996) ngành thương nghiệp, sửa chữa xe máy chiếm 38,8%; ngành công nghiệp chế biến có 27%; lĩnh vực vận tải, kho bãi, thông tinh liên lạc chiếm 9%; các lĩnh vực khác chiếm 26%. Trong khu vực sản xuất, khu vực KTTN chiếm tỷ trọng thấp, tiềm lực còn nhỏ bé, khả năng cạnh tranh thấp. Năm 1998, khối sản xuất của khu vực Nhà nước còn chiếm tới 53% tổng giá trị sản lượng, khối kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 15% năm 1995 đã tăng lên 18% năm 1998, khối KTTN chiếm 28% năm 1995 đã giảm xuống còn 27,8% vào năm 1998, trong đó khu vực KTTN chính thức (có đăng ký kinh doanh) từ 10,5% năm 1995 giảm xuống 9,6% năm 1998. Nếu xét về tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản lượng thì : khu vực nhà nước từ 11,7% năm 1995 giảm xuống 5,5% năm 1998; khu vực KTTN từ 16,8% năm 1995 xuống đến 9% năm 1998; riêng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tư 14,9% năm 1995 tăng lên 28,1% vào năm 1998. Xét về cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh: phần lớn các doanh nghiệp tư nhân trong nước thuộc các lĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công, lắp ráp, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng... II.1.6. Những tồn tại, yếu kém của thành phần kinh tế tư nhân. Một là, phần lớn các cơ sở kinh tế tư nhân đều có quy mô nhỏ, năng lực và sức cạnh tranh hạn chế, dễ bị tổn thương trong cơ chế thị trường. Hiện nay có tới 87,2% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng, trong đó 29.4% có mức vốn dưới 100 triệu đồng; những doanh nghiệp có mức vốn từ 10 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm 1%, trong đó từ 100 tỷ đồng trở lên có 0,1%.Thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất là hiện tượng phổ biến đối với toàn bộ các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân hiện nay và được coi là một trong những cản trở lớn nhất (sau vấn đề thị trường tiêu thụ và cạnh tranh) đến sự phát triển sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh tế tư nhân. Hầu hết các doanh nghiệp khởi sự hoàn toàn bằng vốn tự có ít ỏi của mình. Ngân hàng thì luôn ở trong tình trạng thủ thế “chở doanh nghiệp đến vay với đầy đủ các điều kiện về tài sản thế chấp” chứ không phải là “tìm các phương án kinh doanh có hiệu quả để cho vay”. Mặc khác bản thân doanh nghiệp cũng có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận các nguồn vốn, tiếp cận thông tin. Thành lập doanh nghiệp chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm chứ chưa tính toán đầy đủ nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ chắc chắn, nên hầu hết các chủ doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân ( nhất là hộ cá thể và tiểu chủ) hoạt động thiếu phương án cũng như kế hoạch kinh doanh, vì vậy dễ đổ vỡ trước biến động của thị trường. Hệ thống ngân hàng, kể cả hệ thống tài chính trung gian yếu kém cùng với những thủ tục thế chấp phức tạp và nạn quan liêu đã khiến cho hơn 20% các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa không muốn vay ngân hàng. Không có được các điều kiện vay thuận lợi như các doanh nghiệp nhà nước nên chỉ có 18% các doanh nghiệp tư nhân vừa và lớn vay được vốn dài hạn; đối với doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa con số này chắc chắn sẽ còn thấp hơn. Hai là, máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Mặc dù nhận thức dược nhu cầu cấp bách phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, song khả năng đổi mới thiết bị, công nghệ của các cơ sở sản xuất tư nhân hạn chế (do thiếu vốn đầu tư) vì vậy phần lớn đều đang sử dụng máy móc thiết bị cũ, lạc hậu; rất ít doanh nghiệp sử dụng máy móc, công nghệ mới cũng như thuê máy móc thiếu bị. Đa số các cơ sở sản xuất tư nhân cũng như hộ cá thể, tiểu chủ đều sử dụng máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu 2-3 thế hệ. Số doanh nghiệp được trang bị máy móc công nghệ hiện đại chưa nhiều, chỉ có khoảng 24% doanh nghiệp tư nhân và 25% công ty trách nhiệm hữu hạn là đầu tư mua sắm thiết bị hiện đại; còn lại 37,2% số doanh nghiệp tư nhân và 20% số công ty trách nhiệm hữu hạn sử dụng công nghệ truyền thống; 34% số doanh nghiệp tư nhân và 57% số công ty trách nhiệm hữu hạn sử dụng công nghệ hiện đại và truyền thống. Các hộ cá thể, tiểu chủ sử dụng công nghệ thủ công và truyền thống là phổ biến, việc đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại còn rất hạn chế. Do đó đã hạn chế năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh. Lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của kinh tế tư nhân chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, trình độ văn hóa thấp. Số liệu điều tra cho thấy: trong khu vực kinh tế tư nhân chỉ có 5,13% lao động có trình độ đại học, khoảng 48,4% số chủ doanh nghiệp không có bằng cấp chuyên môn. Trong số lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên thì doanh nghiệp tư nhân chiếm 1,9%, công ty cổ phần là 1,3%, công ty trách nhiệm hữu hạn là 8.6%, trong các cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ là 0.5%. Cùng với sự lạc hậu về công nghệ, kỹ thuật, sự yếu kém của đội ngũ lao động là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế này. Ba là, thiếu mặt bằng sản xuất và mặt bằng sản xuất không ổn định là tình trạng phổ biến đã tác động bất lợi tới chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Luật Đất đai chỉ quy định quyến sử dụng đất, không cho phép tư nhân có quyền sở hữu và hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán đất đai. Trong điều kiện như vậy, bất lợi hơn cả chính là các cơ sở kinh tế tư nhân mới thành lập rất khó có được mặt bằng đất đai ổn định. Thêm vào đó, sự phân biệt đối xử trong việc giao đất của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và cho thuê đất đối với các cơ sở kinh tế tư nhân cũng gây bất lợi và thiệt thòi cho khu vực kinh tế tư nhân. Mắt khác, những vấn đề về chuyển nhưỡng, cho thuê quyền sử dụng đất lại chưa rõ ràng càng làm cho vấn đề mặt bằng sản xuất căng thăng hơn. Rất ít doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất ngay từ khi mới thành lập mà thường phải đi thuê hoặc tận dụng đất ở và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất kinh doanh. Bốn là, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm, đây là vấn đề cản trở lớn đến phát triển sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân mua nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra trên thị trường địa phương và dựa vào mạng lưới quan hệ cá nhân. Hiện nay một số sản phẩm hàng hoá của khu vực kinh tế tư nhân cũng đã có mặt trên thị trường thế giới, tuy vậy sản phẩm đủ chất lượng xuất khẩu còn ít và chịu sức ép cạnh tranh gay gắt, còn lại phần lớn sản phẩm của khu vực kinh tế tư nhân được tiêu thụ trên thị trường nội địa. Nhưng vài năm gần đây, do tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, nền kinh tế tăng trưởng giảm, thu nhập của dân cư sút kém nên sức mua trong nước cũng giảm. Thêm vào đó, hàng hoá trong nước còn tồn đọng với khối lượng lớn, cùng với hàng nhập lậu tran lan không kiểm soát được đã làm cho việc tiêu thụ hàng hoá của khu vực kinh tế tư nhân rơi vào tình thế cực kỳ bất lợi, làm cho nhiều cơ sở sản xuất bị đình đốn, phá sản. Năm là, khả năng cạnh tranh để tồn tại, đứng vững trong cơ chế thị trường của các cơ sở kinh tế tư nhân còn hạn chế, một số tiêu cực nảy sinh đã làm cho tốc độ phát triển của cả khu vực kinh tế tư nhân đang chững lại và có biểu hiện suy giảm trong những năm gần đây. Cụ thể là tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp tư nhân giảm từ mức cao 60% vào thời điểm năm 1994 xuống còn 415 năm 1995, năm 1996 còn 24%, năm 1997 còn 32%, đặc biệt năm 1998 chỉ còn 4%. Đáng chú ý là trong năm 1998 đã giảm đi 250 công ty trách nhiệm hữu hạn (từ 7.350 công ty trách nhiệm hữu hạn năm 1997 đến năm 1998 còn 7.100 công ty trách nhiệm hữu hạn), số công ty cổ phần tăng lên 19, riêng doanh nghiệp tư nhân tăng cao nhất là 1.250 doanh nghiệp so với năm 1997. Tốc độ tăng GDP của cả khối kinh tế tư nhân giảm từ 8.7% năm 1995 xuống 5,7% vào năm 1997 và 4.2% vào năm 1998. Ngoài ra còn có hiện tượng rất đáng lưu ý là: một số doanh nghiệp lớn, không muốn đăng kí kinh doanh thành lập các doanh nghiệp lớn, mà chỉ liên doanh liên kế với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể để núp bóng trốn lậu thuế, kinh doanh trái phép, hoạt động kinh tế tư ngầm; một số chủ doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân móc nối, cấu kế với một số cán bộ nhà nước thoái hóa để bòn rút, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trong nhiều mặt do sự tác động bất lợi đới với nền kinh tế- xã hội...Tình hình trên một mặt do sự tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, nhưng mặt quan trọng hơn lại bắt nguông từ sự yếu kém về năng lực của bản thân khu vực kinh tế tư nhân nói riêng và sự yếu kém của nên kinh tế nước ta nói chung- đặc biệt là những hạn chế của chính sách, giải pháp quản lý vĩ mô của Nhà nước – là những hiện tượng rất đáng lưu ý, cần có sự quản lý, kiểm tra ngăn chặn để hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế được lành manh. II.2. Thực trạng cơ chế chính sách đối với kinh tế tư nhân II.2.1. Thực trạng những điều kiện khởi sự doanh nghiệp Trước khi Luật Doanh nghiệp được ban hành và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2000 thì thủ tục xin phép thành lập doanh nghiệp còn nhiều phức tạp, nhiều phiền hà nên đã không khuyến khích việc thành lập doanh nghiệp và huy động vốn trong nhân dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nạn quan liêu giấy tờ với nhiều thủ tục hành chính phức tạp, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho dân.v.v. đã làm nản lòng những người muốn lập nghiệp. Sau khi có Luật Doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN tăng lên nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp, vốn đăng ký và tỷ trọng đóng góp GDP. Tính đến 31 -12- 2001, khu vực KTTN có 74.393 doanh nghiệp, tăng 2,6 lần so với 1998. Vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp của KTTN năm 2000 đạt 13.831 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 1999 và chiếm 24,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. II.2.2. Môi trường sản xuất kinh doanh. - Luật pháp, chính sách, cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước vẫn chưa hoàn toàn tạo lòng tin cho những hộ cá thể, tiểu chủ và doanh nghiệp tư bản tư nhân, nhất là những nhà doanh nghiệp có vốn lớn, có đầu óc kinh doanh, yên tâm làm ăn lâu dài. Một thời gian dài trước đây Đảng và Nhà nước ta đã không chủ trương khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân, bởi vậy việc tích luỹ vốn, trau dồi kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường và mở rộng quan hệ quốc tế của các doanh nghiệp này gần như không có. Khi chuyển đổi sang nên kinh tế thị trường, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, ban hành Luật Doanh nghiệp .v.v nhằm tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều chủ trương, chính sách bị biến dạng qua các tâng nấc hành chính cơ quan nhà nước nên vẫn không tạo được lòng tin cho các chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân. Mặt khác, ở tầm vĩ mô cũng chưa hình thành được một hệ thống tổ chức có đủ thẩm quyền để quản lý: từ đề xuất định hướng chiến lược phát triển, chính sách hỗ trợ, tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ, thông tin thị trường, giáo dục pháp luật.v.v. cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân. Tình trạng tự phát, mạnh ai người nấy làm, phát triển thiếu định hướng, thiếu phối hợp, hỗ trở lẫn nhau trong khu vực kinh tế tư nhân cũng như với các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,v.v. còn diễn ra phổ biến, đã không tạo nên sức mạnh chung mà nhiều khi còn kìm hãm lẫn nhau. Đó là những khó khăn lớn cả về vật chất lẫn tinh thần, cả khách quan và chủ quan đối với sự hình thành và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Vì thế những năm qua, kinh tế cá thể,tiểu chủ và tư bản tư nhân ở nước ta tuy phát triển nhanh về số lượng, nhưng phố biến vẫn là quy mô nhỏ, tiềm lực chưa mạnh, khả năng liên doanh, hợp tác và vươn ra thị trường nước ngoài còn rất hạn chế. - Thiếu một sự phối hợp giữa kinh tế nhà nước với khu vực kinh tế tư nhân trong một kế hoạch phát triển có bài bản ở tầm chiến lược. Trong kế hoạch phát triển của các ngành, hầu như không tính đến khu vực kinh tế tư nhân. Hoạt động sản xuất kinh doanh và vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực chưa được xác định trong kế hoạch phát triển ở tầm vĩ mô. Chức năng dẫn dắt khu vực kinh tế tư nhân phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế nhà nước không những mờ nhạt, mà còn có trường hợp các doanh nghiệp nhà nước chèn ép, lấn át khu vực kinh tế tư nhân, dành nhiều thuận lợi cho mình. Ở tầm vĩ mô, chưa có sự phối hợp chặt chẽ và phân công rõ ràng giữa ngành và địa phương trong việc quản lý khu vực kinh tế tư nhân, cụ thể là chưa có một cơ quan nào được giao trách nhiệm chính trong việc quản lý khu vực kinh tế tư nhân. Trong thực tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ chịu trách nhiệm đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp tư bản tư nhân, còn việc quản lý chỉ đạo thì không có cơ quan nào đảm nhận. Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân chưa chặt chẽ và không rõ ràng, vì vậy những sơ hở trong quản lý, cấp phép sản xuất kinh doanh không được kịp thời rút kinh nghiệm bổ sung, sửa đổi. Sau khi cấp phép kinh doanh thì việc quản lý bị buông lỏng, không có cơ quan nhà nước cụ thể chịu trách nhiệm kiểm tra và hướng dẫn hoạt động của doanh nghiệp một cách chặt chẽ và thường xuyên. Tình trạng hoạt động không theo đăng ký kinh doanh, trốn lậu thuế, gian lận thương mại.v.v. cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên thực tế không kiểm soát được. Những quan hệ mới về lao động giữa chủ doanh nghiệp và người làm thuê phát sinh trong thực tế nhưng văn bản pháp luật (quy định về chế độ bảo hiểm, ký kết hợp đồng lao động, chế độ tiền lương,v.v.) không được ban hành kịp thời và nhất là thiếu sự kiểm tra giám sát của cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động cũng như giới chủ doanh nghiệp. Cho đến nay, việc xác định cụ thể những tiêu chí để đánh giá, phân loại kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân cũng chưa rõ ràng, thống nhất; trong thực tế việc nhìn nhân, đánh giá các loại hình kinh tế này còn tuỳ tiện, chủ quan. Có lẽ vì thế mà nhiều chính sách, giải pháp quản lý kinh tế vĩ mô tả ra chưa thực sự sát hợp đối với khu vực kinh tế tư nhân, do đó đã hạn chế sự phát triển của khu vực này. -Cơ chế thương mại, thể chế tài chính tín dụng, chính sách thuế và các tổ chức hỗ trợ thị trường.v.v . cho khu vực kinh tế tư nhân còn thiếu và yếu kém. Các doanh nghiệp tư bản tư nhân chưa được tiếp cận đầy đủ các nguồn nhập khẩu và mạng lưới xuất khẩu. Trước đây, những quy định ngặt nghèo về vốn, năng lực xuất nhập khẩu, xin hạn ngạch... đã hạn chế việc tiếp xúc với thị trường thế giới của khu vực tư nhân qua xuất- nhập khẩu. Gần đây Chính phủ đã nới lỏng các quy định và cho phép mọi doanh nghiệp được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp không cần phải có một lượng vốn nhất định như trước, nhờ vậy đã tháo gớ khó khăn, tạo điều kiên thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp tư bản tư nhân tham gia vào thị trường thế giới. Tuy vậy, trong thực tế vẫn chưa hết những phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp như thời gian làm thủ tục hải quan cũng như thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu. Về tài chính, tín dụng: khả năng tiếp cận các nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn hiện nay của các doanh nghiệp tư bản tư nhân vẫn còn khó khăn bởi các quy đinh pháp lý phức tạp. PHẦN III ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI VÀ CÁC GIẢI PHÁP CÓ TÍNH CHẤT KIÉN NGHỊ VỂ ĐỔI MỚI CÁC CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN. II.1. Định hướng đổi mới. Thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có nghĩa là chuyển dịch nền kinh tế của đất nước tư nông nghiệp sang công nghiệp, nâng cao tỷ trọng các ngành sản xuất công nghiệp theo các chỉ tiêu về giá trị sản xuất, về tỷ trọng lao động công nghiệp...Muốn thực hiện được các mục tiêu này cần phải khuyến khích đầu tư nhiều hơn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu cho phát triển công nghiệp. Xuất phát từ các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay, đồng thời tính đến các đặc điểm về quy mô vừa và nhỏ của các cơ sở của khu vực kinh tế tư nhân, theo chúng tôi cần khuyến khích kinh tế tư nhân đầu tư vào các khu vực và lĩnh vực sau đây: - Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phụ vụ p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50023.DOC
Tài liệu liên quan