MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu . . . . . 3
Chương I . . . 5
Những vấn đề chung về đổi mới công nghệ trong công nghiệp. . . 5
1. Khái niệm về đổi mới công nghệ trong công nghiệp . . . . 5
2. Một số phương hướng lựa chọn công nghệ thích hợp trong công nghiệp 8
3. Đánh giá công nghệ và chuyển giao công nghệ trong phát triển
công nghiệp . . .9
Chương II . . . 13
Thực trạng đổi mới công nghệ trong các DN công nghiệp
Việt Nam . . . 13
1. Hiện trạng của đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp
Việt Nam . . . 13
2. Những nhân tố thúc đẩy và cản trở đối với quá trình đổi mới công nghệ trongcác doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam . . 22
Chương III . 26
Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam . 26
1. Các giải pháp đối với doanh nghiệp công nghiệp . 26
2. Các giải pháp, kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước có liên quan . 27
Kết luận . . . . 30
Danh mục tài liệu tham khảo . . . . 31
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2925 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười ta đã đưa ra một số thể loại sau đây được coi là phạm trù của công nghệ:
+ Phân tích nghiên cứu khả thi và khảo sát thị trường trước khi đầu tư.
+ Thiết kế kỹ thuật – công nghệ.
+ Thu tập về một số thông tin về công nghệ đã có.
+ Xây dựng nhà máy và lắp đặt thiết bị.
+ Phát triển công nghệ.
Có 2 kênh (nguồn) chuyển giao công nghệ:
+ Chuyển giao dọc là hình thức chuyển giao từ nghiên cứu sang sản xuất.
+ Chuyển giao công nghệ ngang là hình thức chuyển giao những công nghệ đã được hoàn thiện từ nước này sang nước khác, từ DN này sang DN khác.
Các bước để tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ:
Bước 1: Chuẩn bị chuyển giao công nghệ. Đây là giai đoạn cần phải nghiên cứu lựa chọn chính xác công nghệ cần chuyển giao.
Bước 2: Thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ. Giai đoạn này phải thực hiện đàm phán, xây dựng và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. Cần lưu ý nội dung cơ bản của 1 hợp đồng bao gồm các điều khoản sau:
1/ Tên, địa chỉ bên giao nhận; tên, chức vụ người đại diện ký hợp đồng.
2/ Những khái niệm được sử dụng trong hợp đồng mà hai bên thỏa thuận.
3/ Đối tượng chuyển giao công nghệ: Tên, nội dung, đặc điểm và các dự kiến đạt được.
4/ Giá cả, điều kiện và phương thức thanh toán.
5/ Thời gian, tiến độ và địa điểm cung ứng công nghệ.
6/ Những cam kết của bên giao và bên nhận công nghệ về chất lượng công nghệ, độ tin cậy, thời gian bảo hành, phạm vi và bí mật công nghệ.
7/ Chương trình đào tạo kỹ thuật và quản lý vận hành công nghệ.
8/ Thời gian có hiệu lực của hợp đồng và các điều kiện liên quanđến viẹc 2 bên mong muốn sửa đổi thời hạn hoặc kết thúc hợp đồng.
9/ Các vấn đề liên quan đến tranh chấp phát sinh trong hợp đồng.
Bước 3: Chuẩn y hợp đồng.
CHƯƠNG II
Thực trạng đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
1. Hiện trạng của đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
1.1 Tình hình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam những năm vừa qua.
Có thể nói công nghiệp là một ngành đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong khoảng 10 năm (từ năm 1991 đến năm 2000) tỷ lệ tăng bình quân của ngành công nghiệp khá cao ( khoảng 14%). Tuy nhiên, nếu so sánh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam so với thế giới thì tốc độ phát triển đó là quá chậm. Đặc biệt về mặt công nghệ thì Việt Nam đang còn lạc hậu, phát triển với một trình độ thấp rất nhiều so với một số nước trong khu vực và trên thế giới.
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Phần lớn các DN nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2 - 3 thế hệ. 80 - 90% công nghệ nước ta sử dụng là công nghệ ngoại nhập. Có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1960 - 1970, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang. Tính chung cho các DN, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, mức trung bình 38%, lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 70%. Trong khi đó các DN Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ở mức thấp, tính ra chi phí chỉ khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu. Con số này ở n Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%. Đánh giá của Bộ Khoa và & Công nghệ thì năng lực đổi mới công nghệ là “loại năng lực yếu nhất” của các DN Việt Nam. (Trích từ “ DN với vấn đề đổi mới công nghệ: Vẫn là bài toán nhiều nan giải” ngày 28/09/2005 trên website của Bộ tài chính)
Hay tin từ diễn đàn DN của website Bộ công thương đã từng viết:” Trình độ trang thiết bị, máy móc lạc hậu, công nghệ chậm được đổi mới đang là cản trở đối với quá trình phát triển và hội nhập của các doanh nghiệp. Ngoài các doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư, chỉ 30% các doanh nghiệp trong nước được coi là có trang thiết bị vào loại tương đối tiên tiến, nhưng tốc độ đổi mới thiết bị công nghệ còn khiêm tốn, khoảng 10-11%. Điều đó đã hạn chế rất nhiều tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất. Nhiều sản phẩm sản xuất trong nước có giá cao hơn sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ 20-40%. Việc chuyển giao công nghệ ở Việt Nam chủ yếu được tiến hành thông qua nhập khẩu công nghệ. Từ năm 1987, khi Luật đầu tư nước ngoài được thông qua, một số Công ty liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài đã ra đời và dần cải thiện trình độ công nghệ và kỹ năng thực hành ở một số doanh nghiệp. Song nhìn chung, công nghệ sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp còn rất lạc hậu, lỗi thời. Thậm chí, trong các doanh nghiệp FDI tình trạng nhập khẩu công nghệ lạc hậu với giá thành cao vẫn đang diễn ra khá phổ biến. Theo một khảo sát mới đây, có tới 70% công nghệ nhập khẩu trong các doanh nghiệp FDI thuộc công nghệ của những năm 60-80, thậm chí có đến 5% là máy móc cũ được tân trang lại. Trong khi đó, tốc độ triển khai công nghệ mới trong các doanh nghiệp khá chậm. Mức độ đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 0,3% doanh thu/năm, chủ yếu là mua thiết bị, cải tiến máy móc phần cứng. Hầu hết các doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ một cách thụ động, mang tính tình huống, do nhu cầu khách quan nảy sinh trong quá trình sản xuất mà không có kế hoạch dài hạn về đổi mới công nghệ. Một khảo sát của tổ chức Swiss Contact (Thuỵ Sỹ) và GTZ (Đức) tiến hành trên 1.200 doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy chỉ có khoảng 0,1% doanh nghiệp có sử dụng tư vấn khi đầu tư mua sắm công nghệ. Trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường trong và ngoài nước, tại sao giới doanh nhân lại chưa thực sự quan tâm tới việc đổi mới công nghệ và ít đặt hàng với các nhà khoa học trong nước để tìm ra những giải pháp tiết kiệm nhất cho sản xuất, nghiên cứu sản phẩm mới và thay thế các máy móc nhập ngoại? “
100 DN ở Hà Nội và Tp.HCM đã được khảo sát và thực trạng yếu kém trong lĩnh vực trên của DN đã thể hiện rõ: Mức đầu tư cho đổi mới thiết bị - công nghệ của DN chỉ chiếm 3% doanh thu cả năm. Kết quả sau quá trình khảo sát cũng cho thấy, đa số các DN sử dụng công nghệ của những năm 80 của thế kỉ trước, 69% DN phụ thuộc vào nguyên vật liệu, 52% phụ thuộc vào thiết bị, công nghệ nhập khẩu và 19% DN lệ thuộc vào bí quyết công nghệ. Số cán bộ có kỹ thuật chuyên môn cũng chỉ đạt 7%.
Việc đổi mới công nghệ của DN Việt Nam còn rất chậm, thụ động và chỉ mang tính tình huống là chính. Đặc biệt, ngành dệt may thiếu thông tin nghiêm trọng, trong khi ngành này rất cần một địa chỉ tin cậy để thẩm định về nguyên vật liệu, công nghệ, thiết bị... nhưng hầu như chưa có. Theo cuộc điều tra toàn diện nhất về tình trạng kỹ thuật công nghệ năm 1990 có 78% TSCĐ trong các DN quốc doanh có thời gian sử dụng từ 5 năm trở lên. So với nguyên giá, giá trị còn lại của TSCĐ là máy móc, thiết bị chỉ còn chiếm khoảng 54,4%, trong khi đó nhà cửa và kiến trúc chiếm 63,4%. Qua đó có thể thấy, trong các DN công nghiệp đã quá chú trọng đến việc đầu tư vào xây dựng cơ bản mà để việc đầu tư vào đổi mới công nghệ chiếm tỷ lệ còn thấp.
Tình hình quản lý sử dụng công nghệ còn quá lạc hậu, nghèo nàn của các DN công nghiệp Việt Nam có thể được đánh giá thông qua những thông tin sau:
+ Tỷ lệ các công nghệ hiện đại, tiên tiến chỉ đạt 16%. Tập trung chủ yếu vào các ngành như dệt(33%), may(46%), khai thác than(37%).
+ Trình độ cơ khí hóa còn thấp. Theo điều tra vào ngày 1/1/1990, trong ngành công nghiệp chỉ có 63% lao động công nghiệp trung ương, 47% công nghiệp địa phương được cơ khí hóa và tự động hóa. Mức tỷ lệ này còn rất thấp so với thế giới.
+ Mức tiêu hao năng lượng, nhiên liệu và lãng phí nguyên liệu do nguyên nhân công nghệ ở nước ta còn khá cao. Chẳng hạn như so sánh với những nước đang phát triển ở cùng nhóm về mức tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thì có số liệu phản ánh như sau: hóa chất là 138%, giấy 127%, than 175%, luyện kim đen 250%, ...
+ Chất lượng sản phẩm thấp, khó thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại ở nước ngoài. Các tiêu chuẩn về đánh giá sản phẩm ở Việt Nam là thấp hơn trên thế giới nhưng vẫn còn khoảng 10% DN chưa đạt được tiêu chuẩn đó.
+ Hầu hết các công nghệ được trang bị và sử dụng trong thời gian khá dài và có nhiều nguồn gốc khác nhau. Mặc dù nước ta là một nước XHCN và cũng có quan hệ với rất nhiều các nước XHCN nhưng việc nhập công nghệ từ những nước đó về nước ta lạ còn ít (chỉ khoảng 8%). Còn nhập từ những nước tư bản lại chiếm tỷ trọng rất cao ( khoảng 37,3%) trong số tổng máy móc công nghệ được sử dụng vào những năm 1986-1990.
+ Hiệu quả sử dụng thiết bị, máy móc công nghệ nhìn chung còn rất thấp. Nếu xét theo thời gian, có khoảng 80% tổng số thiết bị được sử dụng 1ca/ngày. Hệ số sử dụng công suất máy móc chỉ đạt 25% - 30%.
1.2 Thực trạng đổi mới công nghệ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam hiện nay:
Nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, để có thể tồn tại và cạnh tranh được ở một nền kinh tế mới thì buộc các DN phải tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hóa, hạ giá thành sản phẩm nhằm mở rộng thị trường của sản phẩm. Muốn làm được như vậy, DN cần thiết phải thực hiện đổi mới công nghệ trong hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, đang nằm trong nền kinh tế thị trường mở thì các DN nên tự mở rộng thị trường, quan hệ buôn bán trao đổi của mình. Phải biết học hỏi, tìm tòi những hình thức kinh doanh mới và hiệu quả. Nhập những công nghệ tiên tiến từ nước ngoài về để làm tăng thêm khả năng cạnh tranh của DN trên môi trường kinh doanh hoàn thiện nhất.
Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể tìm hiểu về thực trạng đổi mới công nghệ của 2 ngành công nghiệp đại diện là: ngành cơ khí và ngành dệt may. Việc ứng dụng công nghệ trong chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ở nước ta hiện nay như thế nào? Chúng ta sẽ cùng làm rõ những vấn đề đó dưới đây.
1.2.1 Ngành cơ khí:
Trong những năm qua, ngành cơ khí Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc và khẳng định được chỗ đứng trong nền kinh tế thị trường.
Khi nền kinh tế của cả nước chuyển sang nền kinh tế thị trường thì cũng là lúc các doanh nghiệp cơ khí đã xác định được con đường tốt nhất cho mình để có thể tồn tại được là cần phải đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, làm tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường. Vì thế hầu như trong những năm gần đây các DN đang tập trung vào việc đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc hiện đại được mua về để đem vào sản xuất đã diễn ra không ngừng nhắm mục đích phù hợp với nhu cầu sản xuất sản phẩm đáp ứng thị trường.
Theo các chuyên gia, cho đến hiện nay, ngành cơ khí Việt Nam đang đứng trước thời cơ để phát triển hơn bao giờ hết, bởi ngay thị trường trong nước đã là một thị trường lớn. Đặc biệt hơn nữa là hiện nay khi các ngành kinh tế như công nghiệp, nông lâm – ngư nghiệp, giao thông vận tải, sản xuất tiêu dùng…đều đang phải đầu tư trang thiết bị mới để thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu này, bản thân ngành cơ khí phải phấn đầu tư đổi mới, nâng cao được năng lực của chính mình.
Lấy thí dụ điển hình trong ngành cơ khí chế tạo máy, qua cuộc khảo sát 14 DN thuộc lĩnh vực cơ khí cho thấy:
+ Đối với các cơ sở sản xuất trong nước:
− Hầu hết các thiết bị máy móc có độ tuổi trung bình 30 năm.
− Công suất thiết bị sử dụng rất thấp khoảng 20% 30%, các định mức thiết kế tiêu thụ năng lượng đều rất cao.
− Chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định, thiếu phương tiện đo lường kiểm soát chất lượng.
− Khoảng 20% trang thiết bị được đổi mới, trong đó chỉ có khoảng 10% thiết bị hiện đại nhưng không đồng bộ, chủ yếu ở các cơ sở sản xuất nhỏ, tư nhân.
− Một số cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO.
+ Đối với các cơ sở sản xuất liên doanh:
− Trang thiết bị chủ yếu được sản xuất từ năm 1990 đến năm 1995.
− Mức độ tự động hóa chỉ đạt tới bán phần, chưa có cơ sở đạt mức độ tự động hóa hoàn toàn.
− Công suất thiết bị đạt từ 70% đến 80%.
− 90% cơ sở áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO.
+ Đối với các cơ sở dịch vụ:
− Công tác chủ yếu là lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ.
Hay ngành cơ khí ô tô cũng là một ngành lớn mạnh trong ngành công nghiệp nước ta. Qua khảo sát 10 DN gồm 6 DN liên doanh, 1 DN quốc doanh, 3 DN tư doanh thuộc lĩnh vực cơ khí ô tô cho thấy:
- Các DN Cơ khí ôtô hoạt động rất đa dạng bao gồm nhiều lĩnh vực: sửa chữa, mua bán phụ tùng, lắp ráp tổng thành ôtô, thiết kế chế tạo khung thùng ôtô, thiết kế chế tạo bộ phận ôtô chuyên dùng, mua bán ôtô và dịch vụ hậu mã, v.v.. Nhìn chung, các DN cơ khí ôtô đều có mức độ phát triển tương đồng về trình độ công nghệ.
- Trang thiết bị chủ yếu được sản xuất từ sau năm 1990, đa số thuộc khối G7 và Nhật.
- Mức độ tự động hóa của thiết bị : do người trực tiếp điều khiển chiếm 50%, bán tự động chiếm 40% và tự động hoàn toàn chiếm 10%.
Hấu hết công nghệ khi được nhập về Việt Nam đều thuộc vào loại thế hệ lạc hậu, không đồng bộ (95% là thiết bị lẻ) và không có chuyển giao công nghệ. Thực trạng đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí ở nước ta hiện nay vẫn còn chậm và có nhiều lúng túng trong các bước thực hiện.
1.2.2 Ngành dệt may :
Công nghiệp dệt may là ngành có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển công nghiệp cũng như phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia nào. Ở nước ta, công nghiệp dệt may được coi là một ngành kinh tế chủ chốt, thu hút một lực lượng lao động đáng kể, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho ngân sách Nhà nước từ xuất khẩu, đồng thời với tư cách là ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, công nghiệp dệt may không những góp phần tăng tích luỹ tư bản cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế mà còn tạo cơ hội cho Việt nam hoà nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Như vậy, sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may còn có ý nghĩa phản ánh kết quả hoạt động kinh tế của cả nước một cách tương đối tổng hợp.
Tình trạng công nghệ trong ngành dệt may đã được khảo sát qua một số doanh nghiệp như sau:
− Ða số trang thiết bị đang được sử dụng tại các DN đều sản xuất từ khối G7 và Nhật. Có 1/3 là tương đối mới và 2/3 là mới. Thiết bị cũ hầu như không còn được sử dụng.
− Mức độ tự động hóa: hầu hết là tự động bán phần, số còn lại là do người trực tiếp điều khiển.
− Trình độ công nghệ: các DN tự đánh giá có trình độ công nghệ mới chiếm 75% và trung bình chiếm 25% so với các DN trong nước. So với các DN cùng lĩnh vực trong khu vực và trên thế giới thì 75% cho là trung bình, 25% cho là mới.
Còn về tình hình đổi mới công nghệ của các DN trong ngành dệt may hiện nay được nhìn nhận như sau: “Trong 10 năm qua, các DN dệt may đã đầu tư và đổi mới công nghệ khá nhiều. 50% thiết bị chế biến bông đã được nhập mới từ Mỹ. Khâu kéo sợi đã tăng tới gần 2 triệu cọc sợi, nhờ sử dụng các thiết bị có xuất xứ từ Tây Âu, trong đó có những dây chuyền vào loại hiện đại nhất thế giới hiện nay, như dây chuyền 12.000 cọc sợi kéo chỉ khâu của Công ty Dệt Phong Phú. Đánh giá về triển vọng phát triển công nghệ của ngành dệt Việt Nam, bà Judy Wang, Chủ tịch Công ty Yorkers Trade & Marketing Service (Hồng Kông) cho rằng, trong những năm vừa qua, thị trường thiết bị và công nghệ dệt may của Việt Nam đã phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, DN Việt Nam tập trung chủ yếu vào công nghệ may, nên thị trường cho ngành dệt còn tương đối nhỏ. Tuy vậy, với chiến lược phát triển và chủ động trong việc cung cấp nguyên phụ liệu, trong vài năm tới, thị trường công nghệ và thiết bị ngành dệt sẽ thực sự bùng nổ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh. Khi đó, các DN Việt Nam cũng có cơ hội để mua được các loại thiết bị phục vụ cho quá trình đổi mới công nghệ.” ( Theo báo Đầu tư điện tử - 28/12/2004). Không những cần trang bị lại máy và thiết bị để tăng năng lực sản xuất, các DN dệt còn đang đứng trước yêu cầu phải đổi mới công nghệ, thiết bị để có thể sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của ngành may xuất khẩu. Riêng Vinatex hiện còn đến 40% máy, thiết bị thuộc các thế hệ cũ, đang cần được thay thế. Trong thời gian qua, ngành dệt đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng để đổi mới công nghệ và thiết bị. Một số nhà máy đầu tư công nghệ mới hoàn toàn nhưng lại không được chuyển giao công nghệ sản xuất, công nhân chưa được đào tạo bài bản để tiếp thụ và làm chủ công nghệ mới nên chưa phát huy được hiệu quả đầu tư. Theo điều tra, ngành dệt hiện có tốc độ đổi mới công nghệ rất chậm, đến nay mới đổi mới được 30-35%. Nhiều thiết bị kéo sợi của Trung Quốc, Ấn Độ từ những năm 1970-1975 vẫn còn tồn tại, chưa kể có những máy dệt đã có từ cách đây 100 năm hiện vẫn được sử dụng. Các thiết bị hiện đại của Đức, Thụy Sỹ, Italia, Pháp... mới chiếm khoảng 30-35%. Thực tế này dẫn đến năng suất dệt vải của Việt Nam rất thấp, chỉ bằng 30% Trung Quốc . Cụ thể, với thiết bị kéo sợi, ngành dệt có 1,05 triệu cọc sợi thì trong đó chỉ có 10 vạn cọc là đầu tư mới, số cọc còn lại hầu hết đã sử dụng 10 năm, thậm chí 20 năm. Với máy dệt, tình trạng cũng tương tự, chỉ khoảng 20% là máy mới, số còn lại phải cải tạo hay thanh lý. Với thiết bị nhuộm, hoàn tất thì chỉ có 15% là đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
1.2.3 Việc ứng dụng công nghệ trong chiến lược sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp công nghiệp.
Vấn đề sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp đã được mọi người, từ những người dân, đến các doanh nghiệp sản xuất và cho đến chính phủ đã rất chú trọng từ lâu. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của chúng ta. Sản xuất sạch hơn là một công cụ quản lý giúp cải thiện về cả môi trường và kinh tế. Nói cách khác, sản xuất sạch hơn là công cụ để nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường cho các DN, cải thiện môi trường sống cho công nhân và các hộ dân đang sống, làm việc trong và xung quanh các cơ sở sản xuất công nghiệp. Theo thông tin từ Bộ công thương thì chính phủ đã xây dựng chiến lược sản xuất sạch hơn để áp dụng cho các DN công nghiệp ở nước ta nhằm mang lại một môi trường sống và môi trường sản xuất không còn ô nhiễm. Điều cần nhấn mạnh ở đây là sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là việc thay đổi trang thiết bị sản xuất, mà là vấn đề thay đổi thái độ ứng xử của con người, DN đối với môi trường và áp dụng các bí quyết nhằm cải thiện quy trình sản xuất và sản phẩm của mình trên cơ sở phân tích hệ thống sao cho chi phí đạt mức thấp nhất. Thí dụ, đối với một DN sản xuất giấy, người ta có thể áp dụng nước thải của công đoạn sau để tái sử dụng cho công đoạn trước, điều này giúp họ vừa tiết kiệm vừa tái sử dụng được lượng nước đầu vào và thu hồi được cả nguyên vật liệu rơi vãi trong quá trình sản xuất. Tại Công ty giấy Việt Trì, sau khi áp dụng phương thức sản xuất sạch hơn vào thực tiễn, công ty đã tiết kiệm được gần 800 triệu đồng/năm, giảm lượng nước thải xuống còn 15%, ngoài ra hàm lượng cặn và chất rắn lơ lửng trong nước thải cũng giảm đáng kể. Hay tại Công ty thực phẩm Thiên Hương, lợi ích đem lại từ sản xuất sạch hơn cho công ty mỗi năm là 670 USD, giảm 86% lượng nước thải, tiết kiệm được 10 - 15% lượng nguyên liệu đầu vào. Tính đến thời điểm hiện nay, cả nước có gần 100 DN đã áp dụng phương thức sản xuất sạch hơn vào thực tiễn. Phương thức sản xuất sạch hơn là một phương thức tiếp cận mới áp dụng chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường, nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái, giảm thiểu rủi ro. Mà hơn nữa sản xuất sạch hơn còn đề cập tới vấn đề thay đổi hành vi thái độ ứng xử, áp dụng bí quyết công nghệ, cải thiện từng quy trình sản xuất trong cả hệ thống sản xuất sao cho khoa học và hợp lý. Tại cơ sở dệt nhuộm Thuận Thiên, sau khi thực hiện một số giải pháp sản xuất sạch hơn vào công đoạn sản xuất, DN đã giảm được 35% lượng nước thải, 30% tải lượng ô nhiễm, 70% khí thải độc hại và tăng được 30% sản lượng, ngoài ra còn giảm đáng kể tỷ lệ vải vụn và vải thải loại. Song điều đáng nói là Công ty không phải thay đổi toàn bộ trang thiết bị sản xuất cũ, mà theo hướng dẫn của các chuyên gia, công ty chỉ thay đổi cải tiến một số bộ phận và thực hành tiết kiệm tối đa trên các công đoạn sản xuất. Hiện nay, ở cấp chính phủ, Việt Nam đã ký tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn. Cục Bảo vệ Môi trường Việt Nam cũng đã đưa phương thức sản xuất này vào các hoạt động trọng điểm trong chiến lược môi trường, giai đoạn 2000 - 2010 và đã xây dựng xong dự thảo quốc gia về sản xuất sạch hơn, nhằm giúp các DN Việt Nam có cách nhìn mới hơn về quan điểm và nhận thức của mình đối với phương thức sản xuất này và áp dụng nó vào thực tiễn, nhằm bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu suất kinh doanh. Tháng 9-1999, Việt Nam đã ký Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn (SXSH) và qua đó khẳng định lại cam kết của Việt Nam về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trung tâm sản xuất sạch quốc gia đã được thành lập với sự hỗ trợ của UNIDO năm 1998. Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 15-11-2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH đất nước cũng đưa ra nhiệm vụ đầu tiên về phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đến môi trường đã nêu rõ "Khuyến khích sử dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; sản xuất và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các sản phẩm và bao bì sản phẩm không gây hại hoặc ít gây hại đến môi trường; tái chế và sử dụng các sản phẩm tái chế. Từng bước áp dụng các biện pháp buộc các cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải thu hồi và xử lý sản phẩm đã qua sử dụng do mình sản xuất, nhập khẩu". Ðiều 11 của Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) ban hành năm 2005 đã thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ của Nhà nước trong hoạt động SXSH. Luật Chuyển giao công nghệ có hiệu lực vào ngày 1-7-2007 cũng đã bước đầu xây dựng các quỹ chuyển giao công nghệ giúp cho các DN, các nhà đầu tư vay vốn đàu tư cho các công nghệ, trong đó khuyến khích phát triển công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.
2. Những nhân tố thúc đẩy và cản trở đối với quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
2.1 Những nhân tố thúc đẩy :
Nguồn gốc của đổi mới công nghệ trong các DN chính là những yêu cầu nảy sinh trong quá trình sản xuất. Chính vì vậy nhân tố mà tác động lớn nhất tới quá trình đổi mới công nghệ chính là những nhân tố bên trong DN. Còn các nhân tố bên ngoài ít có tác dụng thúc đẩy hơn. Các nhân tố thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ đặc trưng là những nhân tố sau:
+ Yêu cầu về nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, yêu cầu về nâng cao năng suất, yêu cầu về nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu được
đánh giá là các nhân tố có tác động lớn nhất đến quá trình đổi mới công nghệ trong
các DN. 85% số DN được khảo sát đánh giá tác động của yêu cầu nâng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm ở mức độ tác động có ý nghĩa trở lên, trong khi con số này tương ứng cho yêu cầu nâng năng suất là 95%, yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh là 90% và yêu cầu về mở rộng thị trường xuất khẩu 63%.
+ Chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ của nhà nước, các quy định về luật pháp ( thuế, chính sách vay vốn,…) và chiến lược phát triển ngành hay chiến lược phát triển của công ty mẹ. Đối với chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ của nhà nước, 51% DN được khảo sát cho rằng nhân tố này tác động ở mức có ý nghĩa trở. Các con số tương ứng với môi trường luật pháp cụ thể là: quy định về thuế: 65% DN; quy định về ưu đãi vay vốn: 60% DN; quy định về đất đai: 54% DN. Chiến lược phát triển ngành/của công ty mẹ được 54% DN đã khảo sát đánh giá là có ý nghĩa thúc đẩy trở lên.
Trong thực tế cho thấy, hiệu quả từ những chính sách của Chính phủ mang lại rất tích cực, nhưng mức tác động lại chưa rõ rệt và mang lại kết quả chưa cao vì một số nguyên nhân sau:
+ Sự kém hiểu biết của các DN về những ưu đãi được Nhà nước áp dụng.
+ Thủ tục xét duyệt cho các đối tượng được hưởng ưu đãi còn phức tạp, rườm rà, và đôi khi chứa đựng yếu tố tiêu cực, lợi dụng chính sách khiến các DN không hào hứng tham gia.
+ Một số chính sách được ban hành còn chưa thực sự rõ ràng cũng như thiếu hoặc chậm có các hướng dẫn thi hành cụ thể, đầy đủ, do vậy cản trở cho quá trình thẩm định của các cơ quan chức năng và tạo điều kiện nảy sinh tiêu cực. Chẳng hạn Nghị định 119 được ban hành từ năm 1999 nhưng mãi đến năm 2002 mới có thông tư hướng dẫn và triển khai thực hiện.
+ Các chính sách ưu đãi không phù hợp hoặc chưa thực sự hấp dẫn với các DN.
+ Hiệu lực thi hành của một số văn bản pháp luật trên thực tế chưa được đảm bảo.
2.2 Những nhân tố cản trở :
Số DN tiến hành đổi mới công nghệ thời gian qua chiếm tỷ lệ cao, nhưng chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ, với phương thức chính là mua công nghệ của nước ngoài và bắt chước thiết kế lại theo mẫu. DN muốn làm “cách mạng công nghệ” trên quy mô lớn gặp phải vô vàn khó khăn. Cơ cấu công nghệ và trình độ công nghệ trong sản xuất công nghiệp nhìn chung chậm đổi mới. ở những vùng công nghiệp tập trung như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội..., thì trình độ công nghệ trong sản xuất công nghiệp cũng đã bị xuống cấp, trong khi đó tỷ lệ đổi mới hàng năm là rất ít. Qua điều tra thực tế cho thấy vì sao quá trình đổi mới công nghệ ở các DN còn chậm là vì những nguyên nhân sau:
+ Hiện nay trong đầu tư các DN chỉ chú ý đến thiết bị mà quên rằng công nghệ hàm chứa cả 4 yếu tố là: thiết bị, con người, thông tin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đổi mới công nghệ trong các Doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam Thực trạng và giải pháp.DOC