MỤC LỤC
Mở đầu .1
1. Khái niệm loại hình du lịch tàu biển.2
1.1 Khái niệm.2
1.2 Đặc điểm.2
1.2.1. Đặc điểm về khách du lịch tàu biển.2
1.2.2. Đặc điểm chuyến thuỷ trình.3
2. Điều kiện để phát triển du lịch tàu biển ở Việt Nam.4
2.1. Điều kiện khách quan.4
2.1.1. Điều kiện về vị trí địa lý và khí hậu.4
2.1.1.1. Địa lý.4
2.1.1.2 Khí hậu.6
2.1.2. Các giá trị văn hoá.7
2.1.2.1. Các giá trị văn hoá vật thể.7
2.1.2.2. Các giá trị văn hoá phi vật thể.8
2.2. Điều kiện chủ quan.8
2.2.1. Điều kiện về tổ chức.8
2.2.2. Điều kiện khác.9
3. Thực trạng phát triển du lịch tàu biển Việt Nam.10
3.1. Thành quả của du lịch tàu biển Việt Nam.11
3.2. Một số vấn đề của du lịch tàu biển Việt Nam.13
3.2.1. Cở sở hạ tầng.13
3.2.2 Nhân lực.15
3.2.3. hình thức kinh doanh.17
3.2.4. Sản phẩm du lịch.18
3.2.5. Một số vấn đề khác.20
4. Đề xuất phát triển phát triển du lịch tàu biển Việt Nam.21
Kết luận.27
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4026 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Du lịch tàu biển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o tàng dân tộc học, bảo tàng mỹ thuật Việt Nam,... Là những chiếc rìu đá, trống đồng Đông Sơn, đồ gốm dưới các ntriều đại phong kiến,.....
Các công trình kiến trúc:
Theo thống kê nước ta có khoảng hơn 4.000 công trình kién trúc cổ. Bao gồm một hệ thống công trình kiến trúc tôn giáo, thứ mà vào bất kỳ một làng, xã nào của Việt Nam cũng có, những cổng làng, công trình công cộng,... Trong số đó, có khoảng 2.250 kiến trúc đã được Bộ văn hoá xếp hạng, như một số kiến trúc tôn giáo ( chùa Một Cột,...), khu di tich quân sự (địa đạo Củ Chi,...), hay những kiến trúc phong cảnh (Vườn quốc gia Phong Nha_Kẻ Bàng, vườn quốc gia Cát Tiên,...) Một số công trình được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới như khu phố cổ Hội An, Cố Đô Huế, khu thánh địa Mỹ Sơn,... Ngoài ra, trong thời đại của nền văn minh công nghiệp này, cùng với các khu vui chơi giả trí, khu nghỉ dưỡng cũng như các trung tâm mua sắm đang là những điểm hấp dẫn nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
2.1.2.2 Các giá trị văn hoá phi vật thể.
Là giá trị về tinh thần do con người sáng tạo ra, những thứ mà ta chỉ có thể cảm nhận được mà không thể sờ, nắm được.
Có thể nói rằng cho đến ngày nay, Việt Nam là nước còn giữ được rất nhiều giá trị văn hoá phi vật thể mang đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là những phong tục, tập quán tín ngưỡng tôn giáo thể hiện đời sống tinh thần vô cùng phong phú của người Việt: Tục nhai trầu là một ví dụ khá điển hình, hoặc phong tục thờ cúng tổ tiên, các phong tục trong ngày Tết,.... Cùng một kho tàng tri thức văn hoá dân gian về đời sống, thơ ca, hội hoạ, kỹ thuật chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ,...
Với truyền thống nghìn năm văn hiến và một bề dày lịch sử đã tạo nên tính đa dạng cho các sản phẩm du lịch Việt Nam. Nhất là những giá trị phi vật thể. Hiện nay, ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều loại hình văn hoá rất đặc sắc đậm đà bản sắc dân tộc. Nếu Miền Bắc là những làn điệu dân ca quan họ, hát chèo, ca trù,... Miền Trung là hò Huế, Nhã nhạc cung đình,... thì Miền Nam là những lời ca cải lương trong treo hút hồn người nghe. Tây Nguyên là những bản trường ca bất tận. Đặc biệt là không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới,...
Điều kiện chủ quan.
2.2.1 Điều Kiện về tổ chức.
Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, thì du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Vì thế nhiều năm trở lại đây Đảng và Nhà nước đã quan tâm rất nhiều đến quy hoạch cũng như hoàn thiện các văn bản luật liên quan đến du lịch. Điều này đã và đang là động lực to lớn cho các công ty lữ hành phát triển hoạt động kinh doanh của mình, và tạo điều kiện cho du khách quốc tế có thể đến Việt Nam một cách dễ dàng hơn. Như việc quy dịnh miễn thị thực, visa cho một số đối tượng du khách. Và gần đây hội thảo du lịch tàu biển lần đầu được tổ chức tại Hạ Long đã có kiến nghị miễn visa cho khách du lịch tàu biển. Hội nghị cũng là một mốc son đánh dấu sự quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong định hướng phát triển du lịch tàu biển.
Ngoài những doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động khá mạnh trên thị trường du lịch tàu biển như Saigontourist, công ty du lịch tàu biển Tân Hồng,... còn có một số công ty lữ hành cũng đang nghiên cứu gia nhập và phục vụ mảng thị trường đầy tiểm năng này.
Hệ thống các cơ sở lưu trú Việt Nam đang dần được hoàn thiện. Họ đã bắt đàu xây dựng chiến lược phát triển định hướng khách hàng. Đây sẽ là điều kiện không thể thiếu, nếu sau này du lịch tàu biển của chúng ta có thể thu hút được du khách đi sâu vào đất liền, lưu lại lâu hơn và có sử dụng dịch vụ lưu trú.
Đặc biệt, hiện nay các nước ASEAN đang xây dựng tour du lịch tàu biển xuyên qua các quốc gia ASEAN. Đây là một thuận lợi lớn đối với du lịch Việt Nam trong việc thu hút khách.
2.2.2 Điều kiện khác.
Đời sống con người càng cao thì đồi hỏi về chất lượng càng cao. Tuy nhiên song song bên cạnh đó là sự an toàn. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong kinh doanh du lịch và nhất là kinh doanh tàu biển. Vì lượng du khách đi trên chuyến tàu là khá đông. Hiện nay tình hình chính trị trên thế giới cũng như một số quốc gia đang có nhiều bất cập. Trong khi đó Việt Nam lại là một nước thanh bình. Trong khi những cuộc khủng bố, đánh bom, đảo chính, bắt cóc con tin,.... đang trở thành vấn đề nóng trên thế giới thì Việt Nam lại chưa hề có. Đây là lợi thế rất lớn cho việc thu hút những du khách tàu biển.
Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp quốc tế đã chọn nước ta là điểm đầu tư hấp dẫn. Nhất là trong lĩnh vực đầu tư du lịch. ước tính năm 2006, tổng vốn đầu tư nước ngoài lên đến 609 triệu USD. Đến tháng 11 năm 2007 có tổng 1.283 dự án mới được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn lên đến 13,4 tỷ USD.
Việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO cuối năm 2006 cũng tạo cơ hội lớn cho toàn ngành du lịch nói chung và du lịch tàu biển nói riêng.
Thực trạng phát triển du lịch tàu biển Việt Nam.
3.1 Thành quả của du lịch tàu biển Việt Nam.
Có thể nói rằng năm 2007 là một năm rất thành công đối với du lịch tàu biển Việt Nam. Điều này không chỉ được thể hiện qua số lượng khách, doanh thu mà còn nhiều thành quả khác đáng chú ý.
Theo Bộ văn hoá Thể thao và Du lịch với việc đón 300.000 du khách quốc tế vào Việt Nam năm 2007, đã dánh dấu sự hồì sinh của du lịch tàu biển sau những ảnh hưởng của các đại dịch (dịch SARS, dịch cúm gà,..... vào năm 2003). Thêm vào đó là tình hình chính trị bất ổn ở một số nước trên thế giới, và khuyến cáo của chính phủ ở một số quốc gia về việc xuất cảnh của công dân nước mình, dẫn đến sự sụt giảm lượng khách vào Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2005 đến nay lượng khách đã bắt đầu tăng trưởng trở lại. Năm 2006, cũng là năm rất thành công của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tàu biển nói riêng, với việc đón 224.000 khách quốc tế tren những du thuyền hạng sang. Nhưng con số này chỉ bằng 75% số khách năm 2007, và dự đoán còn tăng mạnh trong năm 2008.
Là khách giàu có, nên chi tiêu của đối tượng khách này khá lớn. Theo thống kê của tổng cục du lịch, mức chi tiêu của khách du lịch tàu biển năm 2006 cao hơn 20% - 30% so với khách đường không và đường bộ. Chi tiêu bình quân của một khách tàu biển vào khoảng 300-400USD/người/ngày khách, trong khi đó chi tiêu của khách đường không và đường bộ khoảng 150_200USD/người/ngày khách. Và ngang bằng với mức chi tiêu củ khách MICE_khách công vụ, hội thảo kết hợp du lịch, được đánh giá là khách VIP với khả năng chi trả cao. Thập chí có những đoàn khách hạng sang còn có mức chi tiêu cao hơn khách MICE. Lấy ví dụ về những du khách trên con thuyền 5 sao Silver Shadow của Mỹ chẳng hạn. Cập cảng Đà Nẵng vào đầu năm 2006, dự tính mỗi du khách đã chi tiêu khoảng 10.000USD, trong đó gần 450USD cho tiền tàu (trong tour 9 ngày đêm). Đó là chưa kể tiền vé máy bay từ Mỹ đến Hồng kông và từ Thái Lan về nhà. Đến Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh họ chi cho mua sắm và tiêu ngoài tour khoảng 250USD. Như vậy, nếu khai thác tốt thị trường này thì đây sẽ là mảng đóng góp lớn cho doanh thu toàn ngành du lịch. Không chi do chi tiêu lớn, mà còn vì số lượng khách đông đảo cùng đến một lúc trên một chuyến tàu.
Các doanh nghiệp lữ hành đều chung nhận xét: năm 2007 là năm làm ăn phát đạt của họ trên mảng thị trường này. Đặc biệt những công ty lữ hành lớn chuyên sâu phục vụ đối tượng khách tàu biển, như Tân Hồng. Với việc phục vụ khoảng 50.000 khách trong năm, đã đem lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho công ty. Một vị lãnh đạo công ty đã nói: “Chúng tôi đã bận rộn cả năm vừa rồi, khác với trướng đây chỉ tập trung vào vài tháng cuối năm”. Bên cạnh đó không thể không kể đến một doanh nghiệp lữ hành lớn Việt Nam_Saigontourist, mặc dù thời gian trước đây, do thị trường du lịch tàu biển có giảm, nên doanh nghiệp cũng không chú trọng phát triển mảng thị trường này, nhưng hai năm trở lại đay Saigontourist đã trở lại và đạt được nhiều thành tựu. Năm 2007 họ đón trên 44.000 lượt khách, tăng 2,5 lần so với năm 2006. Ngoài ra còn có nhiều công ty lữ hành khác cũng bắt đầu xâm nhập vào mảng thị trường đầy tiềm năng này. Cung cấp cho du khách nhiều chương trình du lịch, tham quan, giải trí thú vị trên đất lièn sau những khoảng thời gian dài lênh đênh trên mặt biển.
Lượng khách sang trọng liên tục tăng là tín hiệu đáng mừng cho du lịch Việt Nam. Với việc đón nhiều đoàn khách trên những du thuyền 5 sao như Star Cruises (Malaysia_hãng tàu biển lớn thứ 3 thế giới), Costa Crociere (ý),... cùng với nhiều hãng tàu biển khác lần đầu cập cảng Việt Nam như: Costa Allegra, Saga Rubi,... là minh chứng cụ thể cho sự hấp dẫn của du lịch biển Việt Nam. Ngoài ra, các hãng tàu nổi tiếng thế giới cũng ký kết nhiều hợp đồng lớn, thường xuyên với các công ty lữ hành trong năm 2008, thậm chí cho cả năm 2009.
Sự thành công của du lịch tàu biển không chỉ được đánh dấu bằng sự kiện lượng khách tăng lên, cũng như việc nhiều hãng tàu lớn nối lại quan hệ làm ăn, nhận đưa khách trở lại Việt Nam, mà còn ở chỗ một số hãng tàu lớn của các nước Châu Âu (Costa Crociere S.P.A) và Châu Mỹ (Costa Allegra) cũng kí hợp đồng cập cảng Việt Nam. Các du thuyền này mang theo những đoàn khách sang trọng từ Anh, Pháp, Đức, Australia, Mỹ, Nga, ý,... đã làm thay đổi cơ cấu khách. Điều này chứng tỏ du lịch tàu biển Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn với du khách quốc tế. Bên cạnh đó, các hãng tàu lớn còn lên kế hoạch dừng chân định kỳ ở Việt Nam. Từ tháng 12/2007, hãng Star Cruise sẽ ghé Hạ Long 7 ngày/chuyến, bình quân mỗi chuyến mang theo trên 1.000 khách. Còn hãng Costa Crociere sẽ có 11 chuyến cập cảng Hạ Long, 15 chuyến ở thành phố Hồ Chí Minh, 18 chuyến vào Đà Nẵng với tần suất 5ngày/chuyến. Và thậm chí còn có những đoàn khách sử dụng dịch vụ lưu trú trên đất liền.
Một thành công lớn của du lịch tàu biển trong năm 2007 là đã tổ chức thành công hội nghị du lịch tàu biển Việt Nam tại thành phố Hạ Long. Hội nghị đã nhìn nhận lại vấn đề của du lịch tàu biển Việt Nam, đồng thời đưa ra những vấn đề và giả pháp cho sự phát triển của mảng thị trường này. Đây cũng là dịp các công ty lữ hành có cơ hội để quảng bá hình ảnh của mình đến các cơ quan, ban ngành, đại diện của các hãng tàu biển tham dự hội nghị về hình ảnh của công ty mình.
3.2. Một số vần đề của du lịch tàu biển Việt Nam.
3.2.1. Cơ sở hạ tầng.
Cảng biển.
Hạn chế lớn nhất phải nói đến là Việt Nam vẫn chưa có cảng biển chuyên dụng: Là những cảng chỉ sử dụng để phục vụ đón khách du lịch tàu biển mà thôi. Hiện nay các tàu biển dù lớn hay nhỏ khi cập cảng Việt Nam đều phải leo đậu nhờ cảng hàng hoá. Cảng du lịch khác hẳn cảng hàng hoá. Vì cảng du lịch ngoài chỗ leo đậu cho tàu chính, còn là nơi khách tạm dừng chân lấy lại sức sau chuyến hành trình dài trên biển. Là nơi khách làm thủ tục nhập cảnh, mua sắm, thậm chí cả việc tìm hiểu thông tin về điểm đến,.... Việc đậu nhờ cảng hàng hoá gây rất nhiều bất cập, không chỉ cho các hãng tàu mà cho cả du khách và chủ nhà khi tiếp đón.
Đối với khách du lịch: Họ là người bỏ tiền ra để “mua sự thoải mái, an toàn, tiện nghi”. Vậy mà với một cảng biển hàng hoá thì họ nhận được gì? nhà vệ sinh, nhà chờ, điên thoại, kios cung cấp thông tin,... hoặc không có hoặc không đủ, không đem lại sự tiện lợi cho khách. Những điều đó sẽ gây ấn tượng không tốt trong lòng du khách khi đặt những bước chân đầu tiên lên đất Việt. Đó còn chưa kể tới việc leo đậu nhờ cảng hàng hoá là đồng nghĩa với việc không có những cầu cảng nối từ thuyền vào đất liền, hoặc làm hạn chế những du thuyền nhỏ ra đón khách vào bờ, rất có thể đó lại là nguyên nhân làm khách “ngại” không muốn lên bờ, hoặc bực mình khi phải chờ lâu. Sẽ là một thiệt hại không nhỏ cho du lịch Việt Nam.
Không những thế việc khách phải di chuyển trên cảng hàng hoá sẽ không đảm bảo an toàn cho khách vì những congtaino hàng thường có trọng tải lớn di chuyển trên biển, trên không trung qua những chiếc cần cẩu.
Đối với các hãng tàu: Chúng ta phải nhận thức được rằng các hãng tàu đưa khách quốc tế đến Việt Nam hầu hết là tàu hạng sang, và khách họ chở đến cũng là khách hạng sang. Chính vì vậy, uy tín chất lượng với họ là rất quan trọng. Họ luôn mong muốn và tìm cách cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cao cấp, tốt nhất, thoải mái nhất đến cho khách hàng của mình. Vậy mà khi đến Việt Nam, sản phẩm của họ lại bị “mắc lỗi bất đắc dĩ”, có thể khiến khách không hài lòng, và như thế rất có thể họ sẽ bị mất đi khách hàng và uy tín của họ với khách.
Đối với các công ty lữ hành: Họ sẽ đánh mất nhiều cơ hội giới thiệu, quảng bá các tour du lịch trên đất liền cho du khách, cũng như quảng cáo cho công ty của mình. Và đây cũng có thể là nguyên nhân khiến các hãng tàu gây sức ép đến công ty lữ hành về các điều khoản trong hợp đồng. Như vậy sẽ là một tổn thất lớn.
Một đặc điểm khác của cảng biển Việt Nam là mặc dù có rất nhiều cảng, song đa số lại là những cảng nhỏ, rất ít cảng lớn đạt chuẩn quốc tế. Chính vì thế, đã phải đậu nhờ cảng hàng hoá rồi, nhưng các du thuyền lớn vẫn phải đậu khá xa so với bờ. ví dụ như cảng Hòn Gai, các tàu trở khách phải đậu cách cảng 500-1.000km, gây nhiều bất tiện cho khách. Đây cũng là một trong số nguyên nhân chính làm cho thời gian lưu cảng Việt Nam của các hãng tàu còn ngắn.
Đường xá:
Hiện nay, vấn đề giao thông Việt Nam còn nhiều bất cập. Các con đường ở nước ta còn nhỏ, do vậy đã hạn chế tốc độ của các phương tiện giao thông. Thêm vào đó là tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra trên một số tuyến đường, nhất là trên địa bàn Hà Nội. Đều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến các chương trình tham quan của khách. Nhiều hãng tàu biển phải hủy những chương trình tham quan vào sâu trong đất liền.
3.2.2 Nhân lực.
Có thể nói đây là vấn đề lớn đối với du lịch Việt Nam hiện nay. Có thể gọi chung bằng từ “tạp nham”. Hầu hết trong số họ không được qua một trường lớp đào tạo nghiệp vụ nào, và được tuyển từ nhiều nguồn khác nhau mà đa số là lấy từ những ngành nghề khác, thậm chí có những ngành không liên quan gì đến du lịch. Do vậy trình độ chuyên môn không có, đồng nghĩa với sự thiếu chuyên nghiệp trong phục vụ khách. Trong khi đó, đại đa số khách du lịch tàu biển là những người rất có kinh nghiệm du lịch, đòi hỏi chất lượng cao. Thông thường các công ty lữ hành tuyển họ vì trước hết là họ biết ngoại ngữ, có tài ăn nói. Xét về lâu dài đây thực sự là mối nguy hiểm cho du lịch Việt Nam. Vì một đặc điểm riêng của sản phẩm du lịch, rất khác với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khác là quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, không có khái niệm “thử dùng”. Chính vì vậy, nhà sản xuất phải đảm bảo đủ đội ngũ lao động cả về số lượng và chất lượng khi có khách đến mua hàng. Vậy mà khi lượng khách đến “mua hàng’ đông như hiện nay thì nhà cung cấp lại không đáp ứng được nhu cầu, dẫn đến tình trạng phải sử dụng lao động từ những ngành khác, khi đó sẽ không đảm bảo cung cấp được sản phẩm theo đúng chuẩn.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do cung không đủ cầu. Trong khi du lịch Việt Nam đang rất phát triển, hệ thống các khách sạn, nhà hàng, cũng như số lượng khách du lịch vào Việt Nam ngày càng nhiều, thì việc đào tạo nhân lực cho du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có chiến lược đầu tư thích đáng từ nhiều năm trước.
Nhận xét chung của nhiều công ty lữ hành là: Nhân lực du lịch vừa thiếu lại vừa yếu. Là ngành phục vụ trực tiếp do vậy cần một đội ngũ lao động đông đảo, nhất là đối với du lịch tàu biển, khi mà một chuyến tàu có thể đưa hành nghìn du khách cập cảng cùng một lúc với những nhu cầu tham quan giải trí rất khác nhau, thì doanh nghiệp càng phải chuẩn bị tốt về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên. Thế nhưng số hướng dẫn viên biết ngoại ngữ còn rất ít, chưa kể gì đến trình độ nghề nghiệp. Đặc biệt là số hướng dẫn viên biết tiếng ý, Đức, Latinh, Nhật,... còn rất ít. Trong khi đó đây lại là những thị trường đầy tiềm năng đối với du lịch nước ta.
Có một nhận xét chung về nhân lực Việt Nam trong những ngành kinh tế là: “Thừa thầy thiếu thợ’. Thế nhưng với ngành du lịch thì không những thiếu “thợ”, mà còn thiếu cả “thầy” nữa. Không chỉ là những cán bộ quản lý chuyên ngành mà cả những cán bộ phòng ban trong công ty. Nhiều người trong số họ cũng là người từ chuyên ngành khác được tuyển dụng vào công ty. Đây là vấn đề rất đáng lưu tâm, vì du lịch có nhiều điểm khác với những ngành khác. Đòi hỏi người cán bộ phải có năng lực chuyên môn sâu rộng.
3.2.3. Hình thức kinh doanh.
Du lịch tàu biển là mảng thị trường mới nổi ở Việt Nam trong ít năm gần đây. Bắt đầu từ cuối những năm 90, số lượng khách tàu biển tăng nhanh chóng. Kèm theo đó là những công ty lữ hành nhận đón khách này cũng tăng lên. Thế nhưng trong số đó lại có không ít doanh nghiệp làm ăn không đứng đắn, cạnh tranh không lành mạnh.
Để bán được một sản phẩm, các doanh nghiệp và các hãng tàu phải tốn khá nhiều chi phí như: chi phí marketing, vận chuyển hành khách, chi phí nhập cảng,.... nhưng có những công ty lại thực hiện chính sách “hớt tay trên” để bán sản phẩm cho khách. Bằng cách bán phá giá, do không phải mất một đồng chi phí nào cho quá trình đưa đón khách cập cảng, nên hiển nhiên giá tour của họ thấp hơn những doanh nghiệp khác. Đó còn chưa kể đến tính trách nhiệm, không vì lợi ích khách hàng. Vì với họ lợi ích thu được bằng tiền là lớn nhất, cho nên họ tìm mọi cách để giữ chân khách hàng lại trên bờ. Sẽ là rất tốt nếu khách thực sự mong muốn như vậy, nếu họ làm ăn quang minh chính đại và không gây ảnh hưởng đến lộ trình tàu của du khách, nhưng đại đa số những công ty đó lại không phải như vậy. Vì thế đã có những khách bị nhỡ tàu vì họ. Tồi tệ hơn cả lại có những công ty bỏ rơi khách tại những khu tham quan. Thậm chí trong kinh doanh du lịch tàu biển còn xuất hiện tình trạng kinh doanh lậu. Họ lấy một cớ nào đó để đưa khách đi tham quan trên đất liền mà không có giấy phép kinh doanh. Đó là những “con sâu làm giàu nồi canh”, nhưng nó thể hiện sự thiếu sát sao trong chỉ đạo, điều hành, giám sát của các cơ quan chức năng. Nếu tình trạng này không được xử lý và ngăn chặn kịp thời sẽ là một nguy cơ lớn đối với du lịch Việt Nam, để lại ấn tượng không đẹp trong lòng du khách quốc tế. Và việc xem xét đưa khách cập cảng Việt Nam của các hãng tàu là rất lớn.
Đặc điểm của khách tàu biển là họ đến với số lượng đông, trong khi đó hầu hết các điểm tham quan ở nước ta lại có sự hạn chế nhất định về sức chứa vật lý (nghĩa là trên một đơn vị diện tích có thể chứa tối đa là bao nhiêu người). Chính vì thế đã xảy ra tình trạng khi hai tàu lớn cùng cập cảng một lúc và cùng đưa du khách của mình đến cùng một địa điểm tất yếu sẽ xảy ra tình trạng tắc nghẽn. Thực tế này đã xảy ra khi hai tàu lớn cùng đưa khách đến bảo tàng Lịch Sử ở thành phố Hồ Chí Minh. Điều này đòi hỏi sự ăn khớp giữa các công ty nhận khách.
3.2.4. Sản phẩm du lịch.
Là đất nước giàu truyền thống văn hóa, đáng lẽ sẽ phải có một hệ thống sản phẩm phong phú, đa dạng. Thế nhưng cho đến nay, mặc dù đã có khá nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhưng những sản phẩm mang đậm dấu ấn dân tộc còn chưa nhiều, nếu không muốn nói là chưa phổ biến. Có một du khách khi đặt chân lên đất Việt đã nhận xét: “chúng tôi là du khách chuyên nghiệp, đi rất nhiều nơi rồi. Đến Việt Nam tôi muốn sưu tầm một vài món quà lưu niệm đặc trưng..... Hàng hóa ở đây thì rất nhiều và hiện đại, nhưng cái tôi cần lại không có. Một cái gì đó là biểu trưng của đất nước bạn ấy”. Vị khách này còn nói “các bạn có đấy, nhưng phải mất công đi tìm quá”. Phải nhận thấy một điểm rất riêng của khách tàu biển là; mặc dù rất ít sử dụng dịch vụ lưu trú, tàu xe, song nhu cầu mua sắm, thưởng thức văn hóa của họ lại rất lớn. Trong khi đó Việt Nam còn thiếu những trung tâm, siêu thị mua sắm đồ. Ngoài ra, việc đi nhiều nơi trên tuyến hành trình sẽ làm du khách nhanh chóng quên đi một vài điểm du lịch, khi đó một món quà đặc trưng của Việt Nam và chỉ có được khi họ đặt trên lên đất Việt mới có được sẽ làm họ nhớ đến Việt Nam lâu hơn.
Cho đến nay đu lịch Việt Nam nói chung và du lịch tàu biển nói riêng đã và đang rất phát triển. Thế nhưng sản phẩm du lịch vẫn chưa được đầu tư khai thác đúng mức. Rất nhiều người cho rằng chúng ta có nhưng lại không biết khai thác. Nhiều loại hình văn hóa đặc trưng như những làn điệu dân ca các miền, múa rối nước, các làng nghề truyền thống,.... nhưng ta vẫn chưa được tận dụng triệt để.
Đối với kinh doanh du lịch nói chung, việc thu hút được ngày càng nhiều khách là điều rất quan trọng, song quan trong hơn nữa đó là làm thế nào để giữ chân khách ở lại càng lâu càng tốt, và số lượng khách quay trở lại chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số khách đến. Tuy nhiên hiện nay thời gian lưu trú của khách du lịch tàu biển chưa dài. bình quân chỉ khoảng 2-3 ngày/1 lần cập cảng, thậm chí có những tàu chỉ dừng lại vài tiếng đồng hồ. Tất nhiên việc dừng lại trong thời gian bao lâu cũng còn phụ thuộc vào lịch trình của tàu. Nhưng điều này cho thấy sản phẩm Việt Nam chưa thực sự thu hút và hấp dẫn được du khách. Vì dẫu sao các hãng tàu biển cũng xây dựng lịch trình dựa trên nhu cầu, mong muốn của khách hàng và thực tế khảo sát tại các điểm dừng. Không chỉ có vậy, theo điều tra thì có đến hơn 85% du khách được hỏi cho biết họ sẽ không trở lại Việt Nam. Đây là một vấn đề cần được điều tra, xem xét kỹ nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch Việt Nam.
3.2.5. Một số vấn đề khác.
Nhìn nhận thẳng vào thực tế ta có thể thấy rằng, thực ra du lịch tàu biển phát triển mạnh như vậy, nhưng lại chưa được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan quản lý Nhà nước. Đã qua bao nhiêu năm phát triển, nhưng mãi đến cuối năm 2007, ngành mới tổ chức được một buổi hội nghị về du lịch tàu biển. Điều đó minh chứng cho sự phát triển không có quy hoạch, định hướng cụ thể. Do vậy, nhiều vấn đề bức xúc của du lịch tàu biển vẫn chưa được giải quyết, như vấn đề về thời gian lưu trú tại Việt Nam, vấn đề về cảng biển,....
Mặc dù còn thiếu kinh nghiệm trong marketing du lịch, song ít ra những mảng thị trường truyền thống cũng đã có webside riêng, chương trình quảng cáo, tuyên truyền, được tham gia các hội nghị, hội thảo du lịch,... còn du lịch tàu biển thì vẫn dậm chân tại chỗ, chưa tham gia vào một hội nghị, hội chợ nào. Do vậy, hình ảnh du lịch biển Việt Nam vẫn còn rất mờ nhạt trên thị trường quốc tế. Đây là công tác rất quan trọng, bởi sản phẩm du lịch không thể đưa ra thị trường quốc tế, đến tay người tiêu dùng để tiếp thị, để chào hàng được, lại càng không thể đóng gói xuất khẩu ra nước ngoài được. Vì thế muốn bán được sản phẩm thì không có cách nào khác, ngành du lịch bược phải lôi kéo khách đến Việt Nam để tiêu dùng. Cho nên, các công ty cũng như các cơ quan, ban ngành cần tận dụng mọi cơ hội để quảng bá, giới thiệu bằng hình ảnh, lời nói,... đến khách hàng, mà đại diện là các hãng tàu. Tất nhiên, đây là công việc chính của các công ty lữ hành, và thực tế họ cũng đã làm khá tốt vai trò của mình trong thời gian qua. Chính vì thế lượng khách tăng lên không ngừng. Nhưng du lịch đòi hỏi phải có sự đồng bộ từ cả phía doanh nghiệp và Nhà nước. Chính vụ trưởng Vụ Lữ hành, ông Vũ Thế Bình đã nói: “Thực sự là doanh nghiệp đã tự nỗ lực kêu gọi các hãng tàu quay trở lại Việt Nam, tìm sản phẩm, điểm đến cho khách chứ ngành chưa có hỗ trợ đáng kể”.
4. Đề xuất phát triển du lịch tàu biển Việt Nam.
Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp du lịch tàu biển đã và đang làm khá tốt công việc của mình. Nhưng các cấp quản lý Nhà nước về du lịch lại chưa có nhiều thay đổi. Điều làm du lịch tàu biển chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng của mình đó là vì thiếu sự chỉ đạo từ cấp trên. Sự thay đổi này là rất cần thiết và cần được tiến hành càng sớm thì du lịch tàu biển càng nhanh chóng tiến xa.
Trước nhất phải làm đó là vấn đề cảng biển. Trong khi một số quốc gia Châu á đã có và đang xây dựng cảng biển du lịch đạt chuẩn quốc tế (như Trung Quốc), thì vấn đề này mới được đưa ra cất nhắc xem xét xây xựng trong hội nghị du lịch tàu biển cuối năm 2007. Thực tế cần đẩy mạnh công việc này, để Việt Nam nhanh chóng có cảng chuyên dụng, thể hiện tính chuyên nghiệp của nhà cung cấp dịch vụ chất lượng cao nhằm thu hút và giữ chân các hãng tàu lớn. Việc quy hoạch cảng biển có thể tiến hành theo hai cách:
Cách thứ nhất là tiến hành khảo sát những vùng biển Việt Nam để xây dựng cảng mới. Việc xây dựng cảng mới sẽ tốn kém chi phí ban đầu và mất nhiều thời gian. Vì để xây dựng một cảng biển không hoàn toàn đơn giản như xây một căn nhà. Nó không những phụ thuộc vào cư dân sở tại, chính quyền địa phương, mà còn phụ thuộcảats nhiều vào đặc tính của vùng biển đó nữa: như vùng đá ngầm, độ sâu của nước biển,... Những vùng biển có quá nhiều dải đá ngầm, nước biển nông và thoải sẽ không thích hợp cho tàu cập bờ, vì vậy nó sẽ không thuận lợi cho một cảng biển. Hơn nữa, cảng biển du lịch phải được xây ở những nơi gần điểm du lịch. Việc cách quá xa những khu vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh, không tiện lợi về giao thông sẽ làm mất thời gian, cản trở việc tham quan của du khách thì cũng khó để xây dựng một cảng biển. Tuy nhiên cách thức này có một ưu việt lớn đó là, ta sẽ có một cảng du lịch thực sự nếu như b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24732.doc