Đề án Giải pháp đầu ra cho thị trường nông sản Việt Nam

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

Chương 1: Cơ sở lý luận thị trường nông sản 2

1. Khái niệm, đặc điểm thị trường nông sản 2

1.1 Các khái niệm 2

1.1.1. Thị trường, thị trường nông sản. 2

1.1.2. Sản phẩm và lợi ích sản phẩm 3

1.2. Bản chất và chức của thị trường nông sản 3

1.2.1. Bản chất của thị trường nông sản 3

1.2.2. Chức năng của thị trường nông sản 4

2. Đặc điểm thị trường nông sản 5

Chương 2: Phân tích thực trạng thị trường đầu ra cho nông sản Việt Nam 7

1. Thực trạng về thị trường tiêu thụ một số nông sản chủ yếu Việt Nam 7

1.1. Thị trường tiêu thụ lúa 8

1.2. Thị trường cà phê 9

1.3. Thị trường chè 10

1.4. Thị trường thủy sản 11

1.5. Thị trường cao su 11

1.6. Thị trường rau quả 11

1.7. Thị trường hạt tiêu 12

1.8. Thị trường hạt điều 12

2. Những vấn để tồn tại trên thị trường nông sản 12

3. Hướng tác động của thị trường đầu ra nông sản Việt Nam 15

3.1. Xu hướng chính trong phát triển thị trường nông sản nội địa 15

3.2. Sự tác động của thị trường thế giới đến thị trường nông sản trong nước 16

Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường nông sản 19

1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển thị trường nông sản 19

1.1. Nhóm nhân tố thị trường 19

1.2. Nhóm nhân tố về csvc-KT và công nghệ của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 20

1.3. Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô 20

2. Giải pháp phát triển thị trường nông sản 21

2.1. Các định hướng và giải pháp của cơ quan quản lý Nhà nước 21

2.2. Các giải pháp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp 25

2.3. Giải pháp phát triển công nghiệp chế biến mặt hàng nông sản 26

2.3.1. Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung 27

2.3.2. Đa dạng hóa các nguồn vốn bảo đảm các điều kiện phát triển công nghiệp chế biến nông sản 27

2.3.3. Các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu 28

Kết luận 29

Danh mục tài liệu tham khảo 30

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4146 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Giải pháp đầu ra cho thị trường nông sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt Nam (1999 – 2003). Năm Sản lượng (1000 tấn) Đánh bắt Nuôi trồng Diện tích nuôi trồng (ha) 1999 1827,31 1212,80 614,51 630000 2000 2003,00 1280,59 723,11 652000 2001 2226,90 1347,80 879,10 887500 2002 2410,00 1310,00 976,00 955000 2003 2536,00 1426,00 1110,00 1005000 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2004 Năm 2004, sản phẩm thủy sản tiêu thụ 50 nước và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu tăng lên 1,777 tỷ USD (2001) gấp 8,76 lần năm 1990, đến năm 2003 đạt 7,271 tỷ USD. Bình quân giai đoạn 1990 – 2003 tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản: 20%, ước tính ngành thủy sản đóng góp 11,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. 1.5. Thị trường cao su. Việt Nam hiện là một trong những nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn trên thế giới, riêng xuất khẩu cao su xếp thứ 4 sau Thái Lan, Inđônêxia vàMalaysia. Sản lượng cao su VN đã tăng vượt bậc, từ 220.000 tấn năm 1996 lên 560.000 tấn năm 2006. Ngoài phát triển trồng cao su quốc doanh và cao su tiểu điền ở trong nước, Việt Nam hiện có gần 200.000 ha cao su được đầu tư ở Lào và Campuchia với sản lượng dự kiến đạt 1,5 triệu tấn vào năm 2020. Trong năm 2006, cao su Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 40 thị trường trên thế giới. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước ta, chiếm 66,38% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt gần 470 ngàn tấn với trị giá 851,38 triệu USD, tăng 27% về lượng và tăng 64% về trị giá so với năm 2005. 1.6. Thị trường rau quả. Thời quan qua, thị trường xuất khẩu rau quả có xu hướng phát triển nhanh. Cả nước hiện có trên 1,4 triệu ha diện tích trồng rau, quả, cho thu hoạch trên 6,5 triệu tấn trái cây; 9,6 triệu tấn rau. Hội nhập đang tạo điều kiện mở rộng thị trường và phát triển sản xuất. Hiện nay, rau quả Việt Nam đã có mặt trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu không ổn định, năm lên, năm xuống, tăng trưởng chậm. Kim ngạch 5 năm 2001-2005 chỉ đạt 1.096 triệu USD, chiếm 0,9% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng 1,9%/năm, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu cũng trong thời kỳ đó tăng 17,5%/năm. Năm 2006, xuất khẩu rau, quả không đạt kế hoạch, kim ngạch chỉ đạt 263 triệu USD, chiếm 0,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. 1.7. Thị trường hạt tiêu. Theo thông báo mới nhất của Hiệp hội hạt tiêu Việt Nam, 9 tháng đầu năm, mặc dù chất lượng chưa được nâng cao nhưng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu đã đạt mức tăng cao kỷ lục 26%, dẫn đầu thế giới.Hiệp hội cho biết, doanh thu xuất khẩu 3 quý đầu năm đạt 90 triệu USD với 67.000 tấn hạt. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu là Singapore, Mỹ, Nga, Đức và Ấn Độ. Trong số này, riêng thị trường Mỹ tiêu thụ khoảng 50.000 tấn.Tuy nhiên, giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam hiện đứng ở mức thấp, trung bình chỉ bằng 70-80% giá hạt tiêu Brazil hay Ấn Độ. Năm 2001, Việt Nam xếp thứ tư thế giới về xuất khẩu hạt tiêu. 1.8. Thị trường hạt điều. Theo đánh giá của Bộ NN & PTNT, tiêu thụ các sản phẩm điều tại thị trường trong nước hiện đã tăng hơn 3 lần so với hơn 10 năm trở về trước, trong đó tăng mạnh ở các sản phẩm như: nhân điều chế biến thành thực phẩm ăn liền, dầu vỏ hạt điều, chất đốt và gỗ điều... Hạt điều Việt Nam hiện đã có mặt tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, riêng 9 tháng đầu năm đã xuất khẩu được trên 400 triệu USD, tăng gần 27% so với cùng kỳ và tiếp tục duy trì vị trí xuất khẩu số 1 thế giới. Với nhiều tín hiệu khả quan, nhiều vướng mắc được tháo gỡ, ngành điều Việt Nam đã và đang từng bước khẳng định thương hiệu, đưa hạt điều bay xa trên đường quốc tế, chiếm giữ vị trí hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu. Tiêu thụ các sản phẩm điều nội địa hiện đã tăng gấp 3 lần so với 10 năm trước. Điều Việt Nam hiện đã có mặt tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, riêng 9 tháng đầu năm đã xuất khẩu được trên 400 triệu USD, tăng gần 27% so với cùng kỳ và tiếp tục duy trì vị trí xuất khẩu số 1 thế giới. Ngoài ra, hạt điều Việt Nam đang hội đủ 5 điều kiện cơ bản để tăng khả năng cạnh tranh trên thế giới như: năng suất bình quân đã cao hơn 2 lần so với mức bình quân của thế giới, cao hơn cả Brazil và Ấn Độ; giá thành rẻ, sản lượng xuất khẩu chiếm hơn 50% của thế giới, nhiều doanh nghiệp chế biến đạt công suất thiết kế 10.000 tấn hạt/năm và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã tạo được chữ tín với khách hàng quốc tế. Chính phủ đã xác định, cây điều sẽ là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 2. Những vấn đề tồn tại trên thị trường nông sản. “Những thách thức của ngành đã bộc lộ rất rõ. Đó là trình độ phát triển thấp, quy mô sản xuất nhỏ bé, năng lực cạnh tranh yếu kém, hầu hết các ngành hàng phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt do tác động của quá trình tự do hóa thương mại”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhận định. Theo thống kê của ngành NN&PTNT, hiện nông dân chiếm đến 73,7% dân và chiếm 67% lực lượng lao động của cả nước, với 13,2 triệu hộ, trong đó có 11 triệu hộ chuyên sản xuất nông nghiệp. WTO tạo cơ hội cho người nông dân tiếp cận thị trường, không chỉ là đẩy mạnh sản xuất, mà còn có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm. Dưới sức ép của hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp nông nghiệp buộc phải phấn đấu vươn lên để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất. Thực tế cho thấy, cơ hội thâm nhập vào thị trường nông sản thế giới (có kim ngạch buôn bán gần 600 tỷ USD/năm) là rất lớn, song đồng thời cũng là một thách thức đáng ngại. - Khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp hiện nay là cạnh tranh khốc liệt giữa các mặt hàng sản xuất trong nước với hàng ngoại nhập. Chi phí sản xuất cao đang là một trở ngại lớn đối với người nông dân. Kinh tế nông thôn phần lớn phát triển theo hướng tự phát, thiếu quy hoạch, rất bị động trong việc tiêu thụ sản phẩm. Các ngành nghề phi nông nghiệp thiếu ổn định do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và sử dụng công nghệ lạc hậu. - Bên cạnh đó, một thách thức nữa là các nước giàu tiếp tục duy trì trợ cấp ngành nông nghiệp của mình và tạo ra nhiều rào cản đối với hàng nông sản nhập khẩu. -Trong bối cảnh đó, việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành nông nghiệp lại đang tồn tại khá nhiều bất cập. Trong số các dự án trọng điểm mời gọi vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006 - 2010 (gần 26 tỷ USD) chỉ có 1 dự án dành cho nông nghiệp - chăn nuôi- lâm nghiệp và 4 dự án dành cho thủy sản... Rõ ràng, sự mất cân đối trong thu hút FDI khá lớn. Mục tiêu của ngành nông nghiệp trước đây là đảm bảo tiêu dùng nội địa, nay hướng sang một giai đoạn mới là phát triển sản xuất hàng hóa hướng mạnh ra xuất khẩu. Thực tế này không chỉ đòi hỏi phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng hàng hóa, mà phải tiếp cận được thông tin về thị trường, thương hiệu nông sản... - Một vấn đề khác rất đáng lo ngại đối với ngành nông nghiệp hiện nay là sản xuất manh mún, công nghệ chế biến quá thô sơ, năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng không ổn định, chưa kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ... Vùng nông sản hàng hóa bước đầu hình thành nhưng còn phân tán, vận chuyển khó, chưa đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến và thâm nhập thị trường quốc tế. Còn có nguyên nhân là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và chế biến. Trong số hơn tám triệu lao động toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 10,2% số lao động qua đào tạo. Số còn lại là lao động phổ thông. Việc kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long là rất cần thiết và hoàn toàn hiện thực. Bình quân mỗi hộ nông dân chỉ có 2,5 lao động với 0,7 ha diện tích đất canh tác, cả nước đang có trên 70 triệu thửa ruộng riêng rẽ và manh mún. - Báo cáo của Cục Chế biến Nông lâm sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch hiện khá lớn (riêng với thu hoạch lúa là 10 -17%, thậm chí có nơi tới 30%). Chính phương thức sản xuất nhỏ lẻ này đã dẫn tới 90% sản phẩm nông nghiệp được bán ra ở dạng thô (chưa qua chế biến)... Bên cạnh tính rủi ro lớn mà sản xuất nông nghiệp thường gặp (do chịu ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai) thì sự thiếu quy hoạch và điều kiện hạ tầng cũng rất đáng quan tâm. Đơn cử như đối với phát triển cây ăn quả, cả nước có tới 750.000 ha, nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt trên 200 triệu USD/năm (trong khi đó, Thái Lan chỉ có 260.000 ha, nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vượt nhiều lần so với Việt Nam). - Ngoài ra còn những hạn chế của nông nghiệp ở các lĩnh vực như bảo vệ thực vật, quyền sở hữu trí tuệ. Đây là những yếu tố đặc biệt quan trọng mà Việt Nam cần đẩy mạnh để không những đưa các mặt hàng nông sản vào bất cứ thị trường nào, mà còn là tiêu chí để tiếp cận một cách khách quan, công bằng với các mặt hàng nông sản nhập khẩu. Những bất cập đối với các chính sách liên quan đến cơ sở hạ tầng, đất đai, phương thức trợ giúp người dân phát triển sản xuất... Gạo là nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ hai thế giới, có mặt và tạo uy tín tại nhiều thị trường trên thế giới như: Philippines, Singapore, Malaysia, Indonesia và những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản. Ngoài ra, còn một số thị trường tiềm năng như: Australia, châu Phi, Trung Ðông và Mỹ la-tinh... Ngoài các giống lúa cho gạo chất lượng cao xuất khẩu như OM, OMCS, IR, VNÐ, MTL... đã có thêm nhiều loại gạo đặc sản địa phương như Nàng Thơm Chợ Ðào, Nàng Nhen, Phú Tân... làm phong phú chủng loại gạo xuất khẩu, được thị trường thế giới ưa chuộng. Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu 5,2 triệu tấn gạo đạt kim ngạch 1,4 tỷ USD; năm nay có thể xuất khẩu 4,75 triệu tấn. Sau 17 năm tham gia thị trường thế giới, phẩm cấp và giá xuất khẩu gạo của nước ta có tiến bộ rõ rệt. Từ chỗ gạo cùng phẩm cấp, nhưng giá gạo của ta thấp hơn của Thái-lan 20 USD thậm chí 40 USD/ tấn, đến nay chỉ còn thấp hơn bình quân 4 USD/tấn. Nhưng sức cạnh tranh hàng nông sản nhìn chung còn thấp. Hầu hết gạo xuất khẩu là các loại gạo trung bình. Giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo Thái-lan cùng phẩm cấp. Mặc dù đứng thứ hai về xuất khẩu gạo (sau Thái-lan) nhưng cho đến nay gạo Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Ở nước ta hồ tiêu và điều là hai loại cây trồng có thế mạnh xuất khẩu nhất, nhì thế giới, nhưng năng suất, chất lượng hạt tiêu, hạt điều vẫn chưa cao, cho nên xuất khẩu nhiều về lượng nhưng kim ngạch thu về chưa tương xứng. Theo Hiệp hội điều Việt Nam, vùng điều tập trung có 350 nghìn ha, sản lượng 400 nghìn tấn hạt tươi, xuất khẩu hơn 100 nghìn tấn hạt thô, kim ngạch đạt nửa tỷ USD nhưng do chủ yếu trồng bằng hạt, giống bị thoái hóa nên năng suất không ổn định. Nước ngoài mua rất nhiều hạt điều thô của ta về chế biến, đóng gói, làm bao bì mới và in thương hiệu của họ. Cây ăn quả đồng bằng sông Cửu Long hiện có gần 300 nghìn ha, là vựa trái cây lớn nhất nước, ước tính đạt 3,3 triệu tấn, trong đó có nhiều loại đặc sản như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, bưởi Năm Roi... Dự kiến đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu trái cây của cả nước là 350 triệu USD nhưng khả năng cung ứng cho xuất khẩu và chế biến còn rất hạn chế. Sản lượng trái cây xuất khẩu của nước ta chỉ chiếm 4 - 5% số trái cây nhiệt đới được sản xuất ở các nước châu Á tiêu thụ trên thị trường thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa xây dựng ổn định vùng tập trung chuyên canh. Nhà vườn vẫn khai thác tự nhiên, mạnh ai nấy làm. Thủy sản năm 2006 dự kiến kim ngạch xuất khẩu đạt hai tỷ USD. Ðến nay 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa có tỉnh nào làm xong quy hoạch phát triển thủy, hải sản. Các tỉnh chưa có liên kết sản xuất, bảo đảm môi trường, chưa tạo được sức cạnh tranh cao cho sản phẩm, thiếu chiến lược phát triển bền vững cho cả vùng. Thực tế nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã thành công trong thời gian làm ăn ở đây như Công ty Nijico, Metro Cash & Carry. Giám đốc Công ty Nijico cho thấy, nguồn thủy sản dồi dào, lương thực, rau quả khai thác quanh năm tạo sự ổn định về nguyên liệu là lý do chính để Công ty Nijico đầu tư ở Bạc Liêu và hơn mười năm qua Nijico đã thành công rất nhiều và đang tiếp tục mở rộng sản xuất. Thế mà, đến nay cả vùng đồng bằng sông Cửu Long mới có 215 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn 1,5 tỷ USD, bằng 3% tổng vốn đầu tư nước ngoài của cả nước. Số dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít hơn nhiều. 3. Hướng tác động của thị trường đầu ra nông sản Việt Nam. 3.1. Xu hướng chính trong phát triển thị trường nông sản nội địa. Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, nền kinh tế phát triển với tốc độ cao và tương đối ổn định. Sản phẩm hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú, rất có tiềm năng cho phát triển ngành nông nghiệp theo hướng chuyên sâu, kết hợp CMH với đa dạng hóa. Trong bối cảnh đất nước ta vừa gia nhập WTO, là điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực và thế giới. Hiện nay nhiều mặt hàng nông sản trong nước có tiềm năng phát triển nhưng chưa chú trọng vào thị trường nội địa mà chỉ hướng ra xuất khẩu. Đất nước ta với số dân trên 80 triệu, hàng năm tiêu thụ một lượng hàng hóa nông sản thực phẩm rất lớn, vì thế các nhà sản xuất, các doanh nghiệp chế biến sản phẩm nông sản đang chú ý hơn tới thị trường nội đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng. Theo thống kê của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 70% khối lượng nông sản hiện đang được tiêu thụ trong nước. Theo sát thị trường để có biện pháp kịp thời ổn định giá cả đối với những mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu như gạo, đường, muối... là giải pháp được đặc biệt quan tâm.Sự chủ động của từng ngành hàng, từng địa phương, của mỗi doanh nghiệp, người sản xuất là điều kiện cần thiết trong phát triển thị trường hàng nông sản, song cũng cần có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học), kèm theo các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp quy hoạch, tổ chức sản xuất theo hướng liên kết tập thể, tăng cường hoạt động khuyến nông, chú trọng tiêu chuẩn, nhu cầu của thị trường để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đề cập đến giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhằm tạo sức cạnh tranh cho hàng nông sản về cả chất lượng, mẫu mã, thương hiệu, giá cả để giữ vững và phát triển trên “sân nhà”, cần có kế hoạch, chính sách đầu tư đào tạo lực lượng đội ngũ lao động có trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển từ chính nguồn lao động trẻ tại địa phương, thu hút đội ngũ có tâm huyết, có năng lực.Trong bối cảnh từng bước thực hiện tự do thương mại, các mặt hàng nông sản nước ta có cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu, song để giữ vững và phát triển thị trường hàng nông sản ngay trên “sân nhà” cũng là vấn đề cần phải có chiến lược và giải pháp cụ thể. Chiến lược và giải pháp đó phải được xây dựng xuất phát từ đặc điểm của thị trường nông sản nước ta hiện nay và xu hướng tiêu dùng của thị trường. Như vậy, xu hướng chính phát triển thị trường hàng nông sản là: vừa không bỏ ngỏ thị trường trong nước vừa chú trọng vào thị trường xuất khẩu. Nhiều mặt hàng nông sản có giá trị và là sản phẩm có lợi thế về số lượng cũng như chất lượng được đầu tư hướng ra xuất khẩu hàng năm tiêu thụ một khối lượng lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao như: gạo, cao su, cà phê, chè, tiêu, điều, các sản phẩm thủy sản… 3.2. Sự tác động của thị trường thế giới đến thị trường nông sản trong nước. Thị trường hàng nông sản thế giới luôn chứa đựng những xu hướng phát triển mới theo nhiều phương diện khác nhau cả về sản xuất, tiêu thụ, giá cả và những thương lượng buôn bán giữa các quốc gia và các khu vực với nhau. Tất cả điều đó đang mở ra những thuận lợi và cả những khó khăn đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển nền kinh tế nông nghiệp nói riêng. Đối với VN, thực trạng và triển vọng thị trường hàng nông sản thế giới đang đặt ra những vấn đề sau: Thứ nhất, sự gia tăng dân số là một thách thức lớn đối với nền kinh tế thế giới và đối với vấn đề an ninh lương thực toàn cầu nói riêng. Nó làm tăng đáng kể khối lượng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm lương thực, thực phẩm. Do đó, có thể thấy rằng, thị trường thế giới đang tạo ra cơ hội lớn cho các nông sản VN, nhất là các sản phẩm lương thực-đang là thế mạnh của nông nghiệp VN trong giai đoạn hiện nay. Thứ hai, thị trường hàng nông sản thế giới vẫn đang có xu hướng chuyển dần về khu vực các nước đang phát triển, nhất là các nước ở khu vực Châu á. Nhóm các nước này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong giá trị thương mại quốc tế về các sản phẩm nông nghiệp, nhất là giá trị nhập khẩu. Xu hướng chuyển dịch này của thị trường hàng nông sản thế giới sẽ tác động đến các sản phẩm nông nghiệp VN, theo cả hai khả năng tích cực và tiêu cực. Theo khả năng tích cực: VN sẽ nằm trong khu vực sôi động của thị trường hàng nông sản thế giới, do đó có điều kiện để tiếp cận thị trường và tăng cường buôn bán các sản phẩm nông nghiệp với các thị trường khác; Thị trường các nước đang phát triển không phải là những thị trường khó tính và mức bảo hộ thấp sẽ mang lại những cơ hội tiếp cận thị trường tốt cho các sản phẩm nông nghiệp VN; Đồng thời với quá trình phát triển thị trường các sản phẩm nông sảnsẽ là việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp của các nước đang phát triển. Điều này sẽ tạo điều kiện cho VN tham gia thị trường công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong môi trường có nhiều điểm tương đồng giữa các nước trong khu vực. Theo hướng tiêu cực: Thị trường các nước đang phát triển là thị trường có thu nhập thấp có thể sẽ làm giảm lợi ích xuất khẩu hàng nông sản VN; Các lợi thế tương đối của sản xuất nông nghiệp VN sẽ bị hạn chế do tính chất tương đồng của các sản phẩm trong cùng một khu vực tự nhiên, mức chênh lệch về giá lao động; Đồng thời với khả năng tăng xuất khẩu là sức ép về tăng nhập khẩu hàng nông sản nước ta; Nếu không tiếp cận được các thị trường tiêu thụ trực tiếp và xây dựng chiến lược sản phẩm thích hợp thì VN có nguy cơ trở thành nước xuất khẩu nguyên liệu thô, ít qua chế biến sang các nước khác trong khu vực. Thứ ba, trên thị trường thế giới đang diễn ra hướng gia tăng nhanh chóng giá trị xuất nhập khẩu các sản phẩm như thịt chế biến, dầu mỡ, sữa của nhóm các nước đang phát triển. Đây là cơ hội lớn để thúc đẩy ngành chăn nuôi trong nước, cải thiện cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng nông sản VN, đồng thời tạo ra khả năng chống lại sự dao động cao của giá cả các sản phẩm trồng trọt, mang lại sự ổn định hơn cho sản xuất nông nghiệp trong nước. Thứ tư, xu hướng phát triển của thị trường nông sản thế giới sẽ chịu tác động lớn của các cuộc thương lượng mậu dịch mang tầm quốc tế. VN sẽ phải đối mặt với sản phẩm nông nghiệp của các nước thành viên trong tổ chức WTO cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Những khó khăn về cạnh tranh thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp VN sẽ lớn hơn khi mà sản xuất nông nghiệp vẫn trong tình trạng lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí cao và nhất là sự yếu kém của ngành công nghiệp chế biến. Thứ năm, là sự dao động về giá cả các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới luôn ở mức độ cao và xảy ra thường xuyên, bởi nguyên nhân chủ yếu là sự bất ổn định của sản xuất nông nghiệp (sự phụ thuộc vào thiên nhiên). Các sản phẩm trồng trọt và sản phẩm thô có biên độ dao động cao hơn các sản phẩm chăn nuôi và sản phẩm chế biến. Trong hoàn cảnh nông nghiệp VN vẫn còn nặng về các sản phẩm trồng trọt, xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm thô, ít qua chế biến,sự tác động của tính chất giá cả các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới và các xu hướng thứ sinh đối với sản xuất các sản phẩm nông nghiệp VN có phần không thuận lợi. Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường nông sản. 1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển TTNS. 1.1. Nhóm nhân tố thị trường. Hiện nay các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tùy theo quy mô, trình độ chuyên môn hóa, trình độ công nghệ… của từng loại cơ sở sản xuất kinh doanh mà ảnh hưởng của thị trường có khác nhau. Mặc dù vây, nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối quá trình sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh doanh nông nghiệp. Có thể xét trên 3 yếu tố sau đây của thị trường: - Nhu cầu thị trường về nông sản phẩm. Cầu nông sản phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư ở các vùng, các khu vực. Về nguyên lý, thu nhập của dân cư tăng lên thì nhu cầu cũng tăng lên, song đối với sản phẩm nông nghiệp khi thu nhập dân cư tăng thì nhu cầu nông sản có thể diễn ra theo chiều hướng tăng lên đối với các sản phẩm có nhu cầu thiết yếu hàng ngày của dân cư và các sản phẩm cao cấp, đồng thời giảm đối với các sản phẩm kém phẩm chất và thấp cấp. Khi thu nhập của dân cư tăng lên thì nhu cầu đối với lương thực thực phẩm thấp cấp giảm xuống. - Cung cấp sản phẩm nông nghiệp là một yếu tố quan trọng trong cơ chế thị trường. Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải tìm hiểu khả năng sản xuất loại sản phẩm mà mình sản xuất, tức là phải tìm hiểu nắm bắt các đối thủ cạnh tranh. Để tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải hiểu rõ được đối thủ cạnh tranh của mình về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm và đối tượng khách hàng. Khi nghiên cứu về cung cầu sản phẩm, các cơ sở sản xuất kinh doanh một mặt phải xem xét lại khả năng sản xuất kinh doanh của mình đối với sản phẩm, mặt khác phải tìm hiểu kỹ các khả năng sản xuất của các loại sản phẩm mà mình sản xuất trên thị trường. - Giá cả là một yếu tố quan trọng, là thước đo sự cân bằng cung – cầu trong nền kinh tế thị trường. Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan hiếm, cầu lớn hơn cung và ngược lại. Tuy nhiên khi xem xét yếu tố giá cả cần chú ý đến các loại sản phẩm: + Loại sản phẩm cao cấp thông thường giá cả tăng lên thì cầu lại giảm. + Loại sản phẩm thay thê: Khi giá cả của loại sản phẩm này tăng lên thì cầu của sản phẩm thay thế có thể tăng lên. + Loại sản phẩm bổ sung là những sản phẩm mà khi sử dụng một sản phẩm này phải sử dụng kèm theo loại sản phẩm khác. Khi giá của sản phẩm này tăng lên thì cầu sản phẩm bổ sung sẽ giảm. 1.2. Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật và công nghệ của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Các nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá giao thông, phương tiện vận tải, hệ thống bến cảng kho bãi, hệ thống thông tin liên lạc… Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo an toàn cho việc tiêu thụ sản phẩm. - Các nhân tố về kỹ thuật và công nghệ sản xuất và tiêu thụ đăc biệt quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh. Hệ thống chế biến với những dây chuyền công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng thêm giá trị của sản phẩm. Công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch của sản phẩm nông nghiệp vừa tránh được sự hao hụt mất mát trong quá trình thu hoach, vừa làm tăng thêm chất lượng và giá trị sản phẩm. Đối với công nghệ chế biến còn tạo nên những sản phẩm tiêu dùng mới và đổi mới tập quán tiêu dùng truyền thống, kích thích và mở rộng tính đa dạng trong tiêu dùng nông sản. 1.3. Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô. Nhóm nhân tố này thể hiện vai trò tác động của Nhà nước đến thị trường nông sản. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động bị chi phối bởi các quy luật cung, cầu, giá cả… Song tác động của Nhà nước tới thị trường có ý nghĩa to lớn và giúp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động có hiệu quả. Các chính sách vĩ mô của Nhà nước có liên quan đến tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp bao gồm: - Chính sách nhiều thành phần kinh tế: Trong nông nghiệp nông thôn hiện nay nhiều thành phần kinh tế tham gia như: Kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác, kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại… Điều đó nói lên rằng cung sản phẩm nông nghiệp do nhiều tác nhân tham gia, nó cũng thể hiện tính không hoàn hảo của thị trường nông nghiệp, nghĩa là cùng một sản phẩm có nhiều người bán trên thị trường. Việc quy định vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế là quan trọng nhằm đảm bảo tính ổn định của sản xuất. - Chính sách tiêu dùng: chính sách tiêu dùng nông sản hướng vào việc khuyến khích tiêu dùng các nông sản trong nước, tạo nên những thói quen và tập quán mới trong việc tiêu dùng các sản phẩm mới và đã qua chế biến. Mặt khác chính sách tiêu dùng có liên quan đến việc tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, kể cả dân cư nông nghiệp và phi nông nghiệp. Chính sách tiêu dùng nhằm vào việc nâng cao đời sống của nhân dân, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư trên cơ sở tăng sức mua của nhân dân. - Chính sách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp: Đầu tư trước hết vào việc xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, đường giao thông và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. - Chính sách giá cả,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36021.doc
Tài liệu liên quan