Đề án Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam trong xu thế hội nhập

Mục lục

Lời nói đầu 3

Phần 1: Khái quát về hoạt động xuất khẩu và vị trí của ngành

thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân 4

1. Khát quát về hoạt động xuất khẩu 4

1.1. Thực chất hoạt động xuất khẩu 4

1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong xu thế hội nhập 5

1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 5

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 7

2.Vị trí của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân 8

2.1. Cung cấp những sản phẩm tiêu dùng cho dân cư và nguyên liệu cho

ngành khác 8

2.2. Đóng góp quan trọng trong tăng trưởng toàn ngành nông, lâm,

ngư nghiệp 9

2.3. Tham gia vào xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước 9

2.4. Phát triển ngành thuỷ sản góp phần vào phát triển kinh tế đất nước 9

Phần 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt

Nam 11

1. Tình hình xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam 11

1.1. Tỷ lệ cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu 11

1.2. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 13

1.3. Giá cả của các mặt hàng xuất khẩu 17

2. Tác động của xu thế hội nhập tới xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 18

2.1. Những cơ hội 18

2.2. Những thách thức 21

3. Đánh giá chung 23

Phần 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ngành thuỷ sản 28

1. Xu hướng phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 28

2. Các giải pháp 29

3. Các kiến nghị 34

Tài liệu tham khảo 37

 

 

 

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2016 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam trong xu thế hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các thị trường nhập khẩu thuỷ sản trước đây nay rớt xuống vị trí thứ hai. Về giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ thể hiện qua những con sè sau: Bảng3: Xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ những năm gần đây Đơn vị: triệu USD 1995 1998 2000 2001 2002 2003 6 tháng/2004 14.6 80.2 307.23 489.0 673.7 775.2 273.07 Nguồn: Niên giám thương mại 2005 Năm 1995 mới là 14.6 triêu USD, đến năm 1998 tăng 549,32% so vơí năm 1995 trong năm 2001 tăng 3304.12% so với năm 1995, tiếp đến năm 2002 tăng 219.28% so với năm 2000, và đến năm 2003 tăng 252.32% so với năm 2000. Nh­ vậy trong gần mười năm qua xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, tuy chỉ có từ sáu tháng đầu năm 2004 lượng tiêu thụ đã giảm chủ yếu do sản lượng xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ đã giảm mạnh. Từ vụ việc nh­ tên gọi catfish, bán phá giá cá tra, cá ba sa, tới vụ kiện tôm mà các hội nghề nghiệp Mỹ đã kiện cáo là một rào cản phức tạp ban đầu với vịêc xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ của Việt Nam. Đây là thách thức lớn với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nếu còn muốn phát triển ở thị trường này. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản qua Mỹ, là một con số lớn nhưng để duy trì và phát triển nó là điều không phải dễ. - Thị trường EU Là mét trong ba thị trường lớn nhất nhập khẩu thuỷ sản thế giới. Đây là thị trường khó tính với nhòng yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhưng tỷ trọng hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất vào EU trong những năm qua không tăng và dao động ở mức 6,5%-10%, năm 2002 giảm xuống 3% (từ bảng 2) do ảnh hưởng của việc qui định quá mức về kiểm tra dư lượng kháng sinh và để giảm rủi ro nên các doanh nghiệp hạn chế xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên năm 2003 giá trị xuất khẩu EU tăng lên 153,2 triệu USD bằng 6% tổng kim nghạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Do các doanh nghiệp nước ta đang từng bước hoàn thiện tiêu chuẩn chất lượng: HACCP. Xét đến năm 2003: thị trường chính gồm Bỉ (bằng 29,2% tổng giá trị xuất khẩu EU), Italia (17,2%), Hà Lan (15,9%), Đức (15,4%), Anh (9,6%),v.v… EU đã công nhận và cho phép 153 doanh nghiệp Việt Nam hội đủ điều kiện để xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này. Mặt khác, sản phẩm thuỷ sản của ta đang có ưu thế so với mặt hàng cùng loại của nước khác vì chúng ta ở trong danh sách GST. Tuy nhu cầu thị trường EU là tương đối ổn định, song tỷ trọng xuất khẩu của ta vào thị trường này là chưa cao, nhiều thị trường ta chưa tiếp cận được nh­: Ailen, Phần Lan, Lucxambua,.v.v… - Thị trường Trung Quốc, Hồng Kông Là thị trường có tỷ trọng đáng kể và còn nhiều tiềm năng do vị trí địa lý gần Việt Nam, nhu cầu thuỷ sản rất lớn, yêu cầu đa dạng về chủng loại, không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như một số thị trường khác. Việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng tạo điều kiện cho hàng thuỷ sản của Việt Nam đi nhanh vào thị trường này do Việt Nam được hưởng thuế suất như thành viên WTO. Đây là cơ hội tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhá tiếp cận. Song giá cả ở thị trường này thấp, lại chịu thuế suất cao(có mặt hàng chịu thuế tới 43%), nên tỷ trọng xuất tăng nhanh song chưa tương xứng với tiềm năng. Năm 1998 tỷ trọng hàng thuỷ sản xuất vào thị trường này chiếm 11%, năm 2002 tăng lên 15%, song năm 2003 lại giảm xuống 7% do nạn dịch SARS hoành hành. Với các số liệu sau: Bảng 4: Xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc những năm gần đây Năm Giá trị kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) % trong kim ngạch 1998 90 10.56 1999 100 11.01 2000 290 13.3 2001 300 15.23 2002 332.8 16.21 2003 170.5 7 - Thị trường khác Các nước Châu Á còn lại đã được quan tâm hơn với tỷ trong tăng lên đáng kể từ 12,5% năm 1998 lên 17,9 % năm 2002. Trong đó có một số thị trường quan trọng là Hàn Quốc và Đài Loan liên tục tăng trưởng. Nhưng ở một số thị trường nh­ Indonesia, Phillipins và cả Bắc Phi, khối lượng còng nh­ kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của ta tăng trưởng tương đối thấp, các mặt hàng không đa dạng. Song nhìn chung, cơ cấu thị trường đã có sự thay đổi lớn theo xu hướng cân đối về thị trường, không quá lệ thuộc vào thị trường chính Nhật Bản, giảm hẳn tỷ lệ trung gian và bắt đầu giành được vị trí quan trọng trong các thị trường lớn thể hiện: tỷ trọng xuất khẩu vào Nhật Bản giảm, một số thị trường như EU, Trung Quốc-Hồng Kông và Mỹ ngày càng khẳng định được vị trí của mình. 1.3. Giá cả của các mặt hàng xuất khẩu Cùng với quá trình đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng và tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu trong xuất khẩu thuỷ sản, giá cả xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Năm 1997, giá tôm và cá đông lạnh xuất khẩu trung bình của Việt Nam chỉ là 5,93 USD/kg và 2,53 USD/kg, thì đến năm 1999 là USD/kg và 2,9USD/kg. Mặc dù, trong năm 2001-2003, giá tôm quốc tế rớt mạnh nhưng giá tôm Việt Nam vẫn giữ được ở mức cao: năm 2001 là 8,9 USD/kg và 3.0 USD/kg, của năm 2003 là 8,48 USD/kg và 3,07 USD/kg. Trong sáu tháng đầu năm 2004 giá tôm xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giảm đi khoảng 10% do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá tôm ở Mỹ. Tuy nhiên do tôm nhập khẩu chiếm tới 80% nhu cầu tôm ở Mỹ, nên dù Mỹ có tăng tỷ lệ nhập khẩu của các nước không bị kiện (các nước bị kiện là các nước xuất khẩu tôm lớn như: Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Ên Độ, Brazin,v.v), các doanh nghiệp Mỹ vẫn tiếp tục nhập khẩu tôm từ các nước bị kiện, giá tôm xuất khẩu sẽ tăng lên. Trên thực tế giá tôm xuất khẩu cuối năm 2004 đã tăng lên mạnh so với đầu năm. Mặc dù, giá xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã được nâng lên rõ rệt trong những năm vừa qua, nhưng nếu so với giá của các đối thủ cạnh tranh thì giá xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vẫn còn thấp hơn. Chẳng hạn, tại thị trường Nhật Bản, hiện nay giá tôm xuất khẩu của Việt Nam là 833 Yên/kg, trong khi giá tôm của Thái Lan và Indonesia là 944-950 Yên/kg, vậy giá tôm của Việt Nam thấp hơn các nước trên 10%. Mét trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu và chế biến thủy sản của Việt Nam hiện chưa có thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình và chủ yếu được tiêu thụ dưới nhãn hiệu của các nhà nhập khẩu, hay thương hiệu của hệ thống phân phối, siêu thị ở nước ngoài. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến giá xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam trong khi các nước xuất khẩu thuỷ sản trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, là các đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam, lại quảng bá được thương hiệu của mình. Thêm vào đó sau phán quyết của DOC biểu thuế áp dụng cho tôm của Thái Lan, Ên Độ, Brazin, Ecuado thấp hơn tương đối nhiều so với Việt Nam. Indonesia lâu nay là nguồn cung cấp tôm chủ yếu cho Nhật, không nằm trong vụ kiện này, lại đang chuyển hướng bán hàng vào thị trường Mỹ, nơi có lợi hơn trong xuất khẩu thuỷ sản so với Nhật. Trong các điều kiện trên, giá thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của Indonesia, Thái Lan và nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Mét trong những bất lợi khác về giá cả xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam là cơ cấu giá thành bất hợp lý, đặc biệt trong điều kiện có lợi thế về nguồn thuỷ sản, nhưng chi phí nguyên liệu đầu vào cho chế biến còn cao. Theo các số liệu điều tra tại các cơ sở chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, chi phí nguyên liệu chiếm trung bình 70.1% tổng chi phí, còn lại 29,9% là các chi phí tiền công, khấu hao cơ bản, vận tải, giao dịch, quảng cáo, thuế. Trong đó, các chi phí vận tải, giao dịch, quảng cáo chỉ chiếm trên 1%. Chính vì vậy, mặc dù giá cả thuỷ sản xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, nhưng hiệu quả thực tế của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hiện nay chưa được tương ứng. 2. Tác động của xu thế hội nhập đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 2.1. Những cơ hội a, Mở rộng thị trường xuất khẩu và các đối tác thương mại Chủ động điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp với yêu cầu hội nhập và đổi mới. Thực hiện quản lý sản xuất đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo yêu cầu của các thị trường. Vì vậy, hàng thuỷ sản Việt Nam ngày càng có vị thế trên thị trường quốc tế. Theo công bố mới đây của FAO, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đạt mức tăng trưởng kỉ lục thế giới cao nhất từ trước đến nay tới 64,4%, từ vị trí thứ 19 năm 1999, đã vượt qua 8 bậc lên vị trí thứ 11 vào năm 2000, thứ 9 nào năm 2001, và đến năm 2002 là thứ 8 trên thế giới, hiện nay Việt Nam luôn trong tốp 10 nước xuất khẩu thuỷ sản nhiều nhất trên thế giới. Riêng xuất khẩu tôm năm 2003 đạt hơn 1 tỷ USD, băng 49% kim ngạch xuất khẩu cả nước, bằng 10% giá trị xuất khẩu tôm toàn cầu và đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu tôm. Càng tham gia hội nhập kinh tế, đối tác thương mại sẽ càng quan tâm hơn đến hàng hoá Việt Nam nói chung trong đó có hàng thuỷ sản. Thực sù, hàng thuỷ sản Việt Nam có chất lượng tốt, giá cả có thể cạnh tranh, nên có thể nhanh chóng mở rộng bạn hàng. Thực tế xuất khẩu vào Mỹ đã chứng minh điều đó. Khi có BTA thì thương nhân Mỹ có quan tâm đến hàng hoá của Việt Nam nhiều hơn trong đó có thuỷ sản. Ngược lại, các doanh nghiệp thuỷ sản cũng quan tâm đến thị trường Mỹ nhiều hơn, bên cạnh việc đổi mới các trang thiết bị công nghệ, thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Vì vậy, mặc dù về thuế nhập khẩu thuỷ sản khi có hiệp định ta không được hưởng lợi nhiều so vơí trước khi có hiệp định do thuế nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản trước đó hầu hết đều ở mức thấp nhất hoặc bằng 0, trừ đồ hộp cá ngừ, cá trích thuế giảm từ 45% xuống 35% và cá ngừ, cá trích từ 25% nay là 6%, nhưng sau 1 năm hiệp định có hiệu lực, kim nhạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ năm 2002 đạt 673.7 triệu, tăng 37,8% so với năm 2001-là con số tăng trưởng nhanh nhất so với các thị trường khác- và năm 2003 giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam là 775,2 triệu USD. Tham gia hội nhập, khi thuỷ sản cũng như những sản phẩm khác được hưởng qui chế MFM, mức thuế nhập khẩu của các thành viên hạ thấp, tạo điều kiện cho hàng thuỷ sản xâm nhập vào thị trường các nước thành viên thuận lợi hơn. Điển hình là thị trường Trung Quốc, mặc dù xác định đây là thị trường lớn trên 1,2 tỷ dân, giáp biên giới nước ta, nhu cầu thuỷ sản đa dạng và không đòi hỏi chất lượng quá cao, nhưng tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này chênh lệch khá xa so với thị trường Mỹ và Nhật Bản, do thuế nhập khẩu thuỷ sản vào thị trường này cao: sản phẩm sống từ 10,5% đến 14%, sản phẩm tươi ướp đông chưa chế biến từ 12% đến 14%, sản phẩm sơ chế tươi, đông lạnh, chế biến khô từ 18% đến 22%. Vì chưa có thoả thuận với Trung Quốc trong kiểm tra chất lượng và kiểm dịch nên còn nhiêu ách tắc v.v… Theo thoả thuận khung khối mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc nước ta sẽ được hưởng qui chế tối huệ quốc, và được hưởng cơ chế thu hoạch sớm đối với nước thành viên mới của ASEAN, hàng thuỷ sản sẽ có điều kiện thâm nhập vào thị trường Trung Quốc với tốc độ nhanh hơn trong thời gian tới. b, Tiếp thu công nghệ mới, phương thức quản lý tiên tiến Những năm trước 1995 công nghệ sản xuất trong lĩnh vực thuỷ sản từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến tuy đã được quan tâm đổi mới, nhưng tỷ trọng các đơn vị sản xuất dùa trên công nghệ và kỹ thuật tiên tiến còn thấp. Nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là nuôi các đối tượng truyền thống( mè, trôi, trắm, chép,v.v…) với phương thức quảng canh, hoặc quảng canh cải tiến, chưa quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khai thác hải sản chủ yếu là tàu thuyền nhỏ, khi khai thác ven bờ, làm, cạn kiệt nguồn lợi ven bê. Trong chế biến có tới 70% cơ sở sản xuất với trang thiết bị cũ, lạc hậu, sản xuất theo công nghệ truyền thống, chủ yếu là sản phẩm khô và bán thành phẩm, chất lượng không cao. Vì vậy, xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu là mặt hàng khô truyền thống. Trong quá trình hội nhập kinh tế, thuỷ sản nhanh chóng tiếp thu công nghệ sản xuất hiện đại của các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời áp dụng các kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Bé mặt của toàn ngành đã thay đổi một cách cơ bản. Nuôi trồng thuỷ sản ngày nay đã chuyển sang các mặt hàng có giá trị cao như: tôm sú, cá tra, cá ba sa, tôm càng xanh,v.v…Trong khai thác những tàu nhỏ nay đã được thay thế bằng những tàu trên 90CV trang bị tốt hơn, công nghệ tiên tiến hơn để có thể đi xa bê. Trong chế biến công nghệ sản xuất đã thay đổi một cách cơ bản, trên 60% cơ sở chế biến đã đầu tư mới và nâng cấp đầu tư chiều sâu với trang thiết bị tiên tiến, tiếp cận với trình độ của khu vực và trên thế giới. Các cơ sở chế biến này sản xuất và xuất khẩu trên 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng ngày một tăng lên(đến nay đã đạt khoảng 35%), nhiều loại sản phÈm được bán thẳng vào các siêu thị lớn trên thế giới. c, Đào tạo đội ngò cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh và rèn luyện đội ngò cán bộ trong môi trường kinh doanh quốc tế Quá trình hội nhập kinh tế này nẩy sinh nhu cầu cấp bách phải có đội ngò cán bộ kinh doanh tiếp cận được yêu cầu của các tổ chức quốc tế, công ước quốc tế mà ta tham gia cũng như yêu cầu của các thị trường để ta chủ động đáp ứng các điều kiện đó. Và thực tế đã cho thấy, trình độ lao động trong ngành đã được nâng cao rất nhiều so với trước kia, thể hiện các doanh nghiệp của ta đã rất chủ động trong cạnh tranh quốc tế. Điển hình sau vụ kiện các doanh nghiệp cuả ta bán phá giá cá phi lê đông lạnh vào Mỹ, sản phẩm thuỷ sản của ta vừa thất bại, vừa chịu mức thuế cao(hấu hết các doanh nghiệp trong danh sách trắng chịu mức thuế từ 36,84-63,88%), thì trong vụ kiện bán phá tôm sau đó các doanh nghiệp của ta đã biết liên kết nhau lại, tuy vẫn thất bại nhưng ta phải chịu mức thuế thấp hơn so với quyết định sơ bộ ban đầu công bố ngày 6/7/2004(thuế đối với 32 doanh nghiệp trung bình là 4,38%, 6 doanh nghiệp khác chịu biên phá giá 25,76%). Nh­ vậy, Việt Nam vẫn có cơ hội xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ. 2.2. Những thách thức Mặc dù, những điều kiện thị trường thuận lợi cùng với xu thế tự do hoá thương mại toàn cầu nói chung và với các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản nói riêng đã tạo thuận lợi để thương mại hàng thuỷ sản thế giới ngày càng phát triển. Tuy nhiên, những thất bại tại các vòng đàm phán Seatle, Doha và nhất là tại hội nghị Cancun đã cho thấy những cản trở khó vượt qua để đạt tới tự do hoá thương mại toàn cầu về các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản. Do vậy, tuy đã đạt được những thàng tựu cơ bản trong xuất khẩu thuỷ sản, song trong những năm tới Việt Nam sẽ vẫn gặp phải những thách thức lớn sau: Thứ nhất, sản lượng xuất khẩu sẽ giảm nguyên nhân là nguồn lợi thuỷ sản tại nhiÒu ngư trường gần bờ giảm khá mạnh do khai thác quá giới hạn, mặt khác do nhiều địa phương vẫn để xảy ra tình trạng sử dụng thuốc nổ, chất độc trong khai thác thuỷ sản. Trình độ thuyền trưởng, máy trưởng và lao động nghề cá phục vụ khai thác xa bê được nâng lên chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu,v.v… Thứ hai, tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thuỷ sản giữa các nước đang phát triển sẽ ngày càng tăng lên dưới tác động của xu hướng tự do hoá thương mại và xu hướng tham gia thị trường thuỷ sản thế giới ngày càng tăng. Thứ ba, dưới tác động của xu hướng tự do hoá thương mại, các nước phát triển (những nước nhập khẩu thuỷ sản chính trên thị trường thế giới) một mặt, thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, các hàng rào thương mại, nhưng mặt khác, các nước này cũng đưa ra các qui định chặt chẽ hơn về an toàn thực phẩm, cũng như các biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời. Điển hình là những qui định về dư lượng kháng sinh quá mức cần thiết và không có cơ sở khoa học (Chloramphenicol, Nitrofural,v.v…bằng 0), và yêu cầu giới hạn phát hiện của thiết bị kiểm 0,3 phần tỷ là dưới mức cần thiết, các nhà khoa học của Mỹ, EU và nhiều nước cũng phản ứng về qui định này tại các hội thảo về vệ sinh an toàn thực phẩm vì ngay trong nước tự nhiên cũng có thể có dư lượng kháng sinh, nên qui định bằng 0 là vô lý; Hơn thế nữa EU còn đốt các lô hàng bị nhiễm kháng sinh của ta dù mức độ nhiễm là rất nhỏ. Tương tự vậy, Mỹ vàCanada cũng áp dụng những qui định của EU. Việc gây khó khăn đối với việc xuất cá ba sa, cá tra của ta vào Mỹ cũng là một ví dụ: từ tuyên truyền làm giảm uy tín chất lượng cá của ta, cấm không cho mang tên cá Catfish, đến kiện hết cá lại sang tôm của ta bán phá giá v.v…Điều này đã gây khó khăn rất lớn đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Thứ tư, những khó khăn, thách thức mới nẩy sinh từ các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như nạn dịch SARS vừa rồi đã làm giảm mạnh sản lượng xuất khẩu của ta sang thị trường Trung Quốc từ chiếm 15% trong tỷ trọng năm 2002 giảm xuống 7% năm 2003. Đây là những nhân tố khách quan mà ta khó có thể tránh được. Thứ năm, Việt Nam đang chịu bất lợi của các nước đi sau. Đó là những bất lợi về thiếu thông tin thị trường, năng lực quản lý, kinh nghiệm và kiến thức tiệp cận thị trường xuất khẩu, khả năng phát triển hệ thồng kinh doanh tại các thị trường nước ngoài, phản ứng chính sách thường chậm và kém hiệu quả, thường gặp nhiều rủi ro trong các cuộc canh tranh khu vực và trên toàn cầu. Thứ sáu, năng lực cạnh tranh và tính năng động của nền kinh tế Việt Nam còn yếu, cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý, cơ chế thị trường vận hành còn thiếu sự thông suốt. Hệ thống tài chính tiền tệ - mét trong những yếu tố quyết định sự thành bại của hoạt động xuất nhập khẩu - chậm được đổi mới. Thứ bẩy, nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn đang được soạn thảo mới và việc điều chỉnh văn bản đã được triển khai nhưng còn chậm, chưa đáp ứng được tiến độ khi thực thi các cam kết quốc tế và đòi hỏi của thực tiễn như Pháp lệnh Thó Y, trong đó có nội dung về thuỷ sản, một số định mức tiêu chuẩn ngành và qui trình, quy phạm sản xuất tốt v.v…Đặc biệt là sự ra đời của luật thuỷ sản là một bươc ngoặt lớn song còng mang lại nhiều thách thức khó khăn không kém. Cuối cùng, mặc dù công nghệ chế biến sản phẩm thuỷ sản không ngừng được đổi mới trong thời gian qua song đây vẫn là vấn đề lớn đối với toàn ngành thuỷ sản nói chung và với xuất khẩu thuỷ sản nói riêng. Còn trên 40% doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam trong tình trạng thiết bị lạc hậu, nhà xưởng xuống cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trình độ công nghệ trong khai thác và nuôi trồng còn hạn chế đã ảnh hưởng tới sản lượng, chất lượng của các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. Theo Cục quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thó y thuỷ sản cho biết tính đến tháng 8/2005: trong 413 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản có quy mô công nghiệp hiện nay chỉ có 244 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được phép xuất khẩu vào các thị trường khác nhau. Số kượng doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc nhiều nhất 305 doanh nghiệp; Canada là 243; Hàn Quốc là 237; EU là 152(2004). 3. Đánh giá chung Giá trị kim ngạch xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam trong những năm gần đây liên tục tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong những năm gầm đây. Kim ngạch xuất khẩu năm 1998 là 818 triệu USD lên 1479 triệu năm 2000 tăng 180,81%, đến năm 2004 con số này là 2397 triệu USD tăng so với năm 2000 là162,1%, dự kiến con số này năm 2005 là 2733 triệu USD. Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam Đơn vị: TriệuUSD Các chỉ tiêu 1998 2000 2001 2002 2002 2004 2005 KN XK thuỷ sản 818 1479 1778 2014 2240 2397 2733 Tỷ lệ tăng so với năm(%). - 80,8 20,2 13,3 11,2 7 14 Tỷ trọng so với tổng KNXK(%) 9,6 8,7 10,3 11,0 9,6 9,2 9 Nguồn: Niên giám thương mại Việt Nam Biểu đồ 3: Kim nghạch xuất khẩu thuỷ sản VIệt Nam từ 1998-2005. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, thuỷ sản luôn duy trì vị trí thứ 4 trong danh mục mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn hơn 1tỷ USD từ nhiều năm nay chỉ sau dầu thô, may mặc và giày dép. Xuất khẩu thuỷ sản cũng là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng thuỷ sản cả nước. Về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước dao động từ 8,2 đến 13,7%. Vậy tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản cả nước trong giai đoạn 1998-2005 không tăng so với tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, mặc dù xuất khẩu thuỷ sản luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao. Nguyên nhân là sự gia tăng nhanh trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Để thấy được sự phát triển của xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam xem xét từ vị trí thứ 19 trong kim ngạch các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất trên thế giới vào năm 1999, lên vị trí thứ 11 năm 2000, lên vị trí 9 năm 2001, lên vị trí 8 năm 2002 và hiện nay luôn nằm trong tốp 10 nước xuất khẩu thuỷ sản nhiều nhất thế giới. Tỷ trọng của thuỷ sản Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản thế giới tăng lên nhanh chóng trong những năm vừa qua: năm 1992 tỷ trọng của Việt Nam là 0,7% thì các con số đó là 1,2%(1994), 1,6%(1998), và 3,2%(2001). Từ những phân tích trên nhận thấy thuỷ sản Việt Nam có những ưu, nhược điểm: a, Ưu điểm - Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam chủ động trong cơ chế thị trường. Thực hiện cơ chế “tự cân đối, tự trang trải “ ngành thuỷ sản từng bước chủ động trong huy động các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh không phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách nhà nước. Điển hình là Seaprodex. Từ đó, hàng thuỷ sản Việt Nam đã không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản thế giới. Các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu đã hình thành nên một đội ngò các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản năng động, sáng tạo trong quản lý với đội ngò công nhân lành nghề tạo ra các sản phẩm ngày càng an toàn hơn, chất lượng cao hơn, đẹp và đa dạng hơn. - Chủ động điều chỉnh cơ chế quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực quản lý của ngành đã hình thành và thường xuyên được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với thực tiễn, ngày mét đáp ứng yêu cầu của WTO. Kiểm soát an toàn vệ sinh ngày càng phù hợp với các yêu cầu của hội nhập. Thực hiện cải cách hành chính, đổi mới trong quản lý nhà nước theo yêu cầu đổi mới, hội nhập, bảo đảm sử dụng bền vững tài nguyên giữ gìn môi trường. - Chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản. Ngay từ những năm 80, với nhãn hiệu “Seaprodex”, thuỷ sản Việt Nam đã nhận được những giải thưởng quốc tế đầu tiên về chất lượng. Các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản xuẩt khẩu đã được xây dựng theo tiêu chuẩn HACCP ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90, bảo đảm điều kiện sản xuất tương đương ở các nước nhập khẩu. Công tác rà soát văn bản, nghiên cứu về luật lệ, thủ tục thương mại, kinh doanh quốc tế và các Hiệp định song phương, đa phương đã ký kết với các nước và các tổ chức quốc tế cũng như quy định của các Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đươc thực hiện thường xuyên. Các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đầu tư nâng cấp cơ sở sản xuất, đổi mới trang thiết bị theo công nghệ tiên tiến, bố trí lại dây truyền sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh theo GMP và HACCP, nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, sản xuất mặt hàng mới. Ngoài ra, còn tổ chức nhiều líp đào tạo tin học, ngoại ngữ, và kỹ năng lãnh đạo quản lý cho các cán bộ của Bé, Sở thuỷ sản và giám đốc doanh nghiệp. b, Nhược điểm - Các hệ thống pháp luật của các nước có sự khác biệt lớn so với Việt Nam đặc biệt là hệ thống luật lệ của các nước công nghiệp phát triển, nh­ Mỹ, EU rất phức tạp. Việc hiểu biết về luật lệ quốc tế nhất là các luật lệ liên quan đến thương mại còn rất hạn chế, dẫn đến những khó khăn và lúng túng khi có tranh chấp thương mại. Điển hình như vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa, tôm. - Công tác thống kê nghề cá cũng như thông tin, dự báo thị trường trong và ngoài nước còn hạn chế, tình trạng một số mặt hàng sản xuất cung vượt quá cầu cục bộ, cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn còn xảy ra: trước kia xuất khẩu cá tra, cá ba sa giá thấp gây thiệt hại lớn tới ngư dân làm cho họ bị thua lỗ có nơi phải ngừng sản xuất. - Công tác thị trường ngoài nước còn kém, tuy đã có một vài kết quả bước đầu nhưng mới ở trình độ thấp, chưa thực hiện được kênh thông tin đến người tiêu dùng. Một số doanh nghiệp đã xuất khẩu trực tiếp đến các siêu thị nhưng tỷ lệ đó còn thấp chủ yếu qua các đơn vị trung gian. Mặt khác, ta còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong công tác này. - Việc đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm từ ao nuôi đến bàn ăn là điều kiện tiên quyết để giữ vững và gia tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Chúng ta mới chỉ làm tốt ở khu vực chế biến, nhưng chưa tốt ở khu vực sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch. Việc EU phát hiện các lô hàng bị nhiễm kháng sinh bị cấm sử dụng và kiểm tra 100% lô tôm xuất khẩu của ta đến nay tuy đã được giải quyết, song đó là bài học đòi hỏi phải tiếp tục quan tâm và làm tốt hơn nữa công tác an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu khai thác, nuôi trồng đến chế biến. - Việc chưa có thương hiệu riêng cho nhiều sản phẩm thuỷ sản Việt Nam khi tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới là một bất lợi lớn đối với hàng thuỷ sản Việt Nam. Việc tranh chấp tên gọi cá tra, cá ba sa là một ví dụ. - Công tác đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ tiếp cận thị trường và công nhân kỹ thuật đã được qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 93.doc
Tài liệu liên quan