Đề án Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thị trường nội địa

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG TIÊU THỤ CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 3

1. Đặc điểm tiêu thụ cà phê Việt Nam 3

1.1. Đặc điểm về thị trường cà phê Việt Nam 3

1.2. Nét văn hóa cà phê của người Việt Nam 6

2. Thực trạng tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thị trường nội địa 11

2.1. Tổng quan vê thị trường cà phê Việt Nam 11

2.2. Thị trường các loại cà phê 16

3. Những vấn đề đặt ra trong tiêu thụ cà phê Việt Nam 18

4. Kinh nghiệm phát triển ngành cà phê ở một số nước trên thế giới 21

CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 25

1. Dự báo về thị trường tiêu thụ cà phê 25

1.1. Xu hướng chung của thị trường thế giới 25

1.2. Xu hướng thị trường cà phê nội địa 29

2. Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ cà phê Việt Nam 30

2.1. Đối với doanh nghiệp 30

2.1.1. Xây dựng mạng luới phân phối nội địa 30

2.1.2. Đổi mới sản phẩm, phương thức cung ứng 31

2.1.3. Tăng cường các hoạt động xúc tiến 32

2.2. Đối với nhà nước 33

3. Điều kiện thực hiện giải pháp 35

KẾT LUẬN 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

 

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3131 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thị trường nội địa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SS (Lượng cà phê quy bột trung bình cả nước 0,2 kg/ người/năm 2004) Nguồn: Bộ công thương Sự kiện đáng chú ý là năm 2005 lần đầu tiên Buôn Ma Thuột tổ chức thành công Lễ hội cà phê, thu hút hơn 300.000 du khách trong nước và quốc đến xem, tìm hiểu về hương vị về cà phê BMT nói riêng và cà phê Việt Nam nói chung. Năm 2008, tỉnh cũng đã tiếp tục tổ chức thành công Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 2 - một trong 10 sự kiện xúc tiến thương mại lớn nhất của Việt Nam trong năm 2008.. Dự kiến tỉnh sẽ tổ chức lễ hội cà phê lần thứ 3 vào đầu năm 2011. Tỉnh đã trình lên Thủ tướng Chính phủ và được chấp thuận về việc tổ chức Lễ hội cà phê định kì 2 năm/lần ; coi đây là hoạt động mang tính quốc gia nhằm quảng bá rộng rãi hơn nữa hình ảnh cây cà phê Việt Nam. Các sự kiện đáng chú ý thứ hai là cà phê Tuần lễ Văn hóa vào năm 2007 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện này cũng thu hút hàng trăm ngàn du khách. Diện tích gieo trồng cà phê năm 2010 dự kiến sẽ đạt khoảng 530 nghìn ha, tăng 0,6% so với năm 2009, trong đó, diện tích thu hoạch được ước tính ở mức 515 nghìn ha, tăng 1% so với năm 2009. Năng suất cà phê dự báo đạt 21 tạ/ha và sản lượng niên vụ 2010 sẽ lên tới gần 1,1 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm 2009, nếu điều kiện thời tiết của vùng Tây Nguyên thuận lợi. Biểu đồ 1-5: Sản lượng cà phê Việt Nam Nguồn: Bộ NN&PTNT Hiện nay, giá cà phê nội địa Việt Nam gắn khá chặt với giá cà phê xuất khẩu. Do đó, giá thu mua cà phê trong nước trong những tháng còn lại của năm 2010 sẽ không thể khôi phục như hồi năm 2008. Tuy nhiên, trong vài tháng tới tình hình có thể sẽ được cải thiện nếu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu mua tạm trữ cà phê của Nhà nước được thực thi hiệu quả cũng như thị trường thế giới khởi sắc trở lại. Một điều chắc chắn rằng, giá cà phê nội địa thời gian tới sẽ không thể giảm quá sâu như năm 2009 bởi theo đề án thu mua tạm trữ cà phê của Chính phủ, mức giá tối thiểu cho cà phê robusta loại 2 là 23.000 đồng/ki lô gam. Do giá cà phê xuất khẩu tăng liên tục, nên giá cà phê trong nước cũng “nhảy múa” theo. Hiện nay, giá cà phê nhân xô tại Đăk Lăk là 31.100 VNĐ/kg Biểu đồ 1-6: Giá cà phê Robusta trong nước Nguồn: Agroinfo Mở rộng kênh tiếp thị và tiêu thụ nội địa bằng cách phục vụ nhu cầu thưởng thức cà phê hòa tan hay pha sẵn cũng đang là cách mà một số công ty cà phê đang lựa chọn. Ngoài "chuỗi" quán cà phê Trung Nguyên, một loạt nhãn hiệu khác như Highland, Phúc Ban Mê, cà phê Buôn Mê Thuột... lần lượt mở các cửa hiệu cà phê tại các đô thị lớn như TP HCM, Cần Thơ, Quy Nhơn.... Một số nghiên cứu gần đây được Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra cho thấy tiềm năng thị trường nội địa của Việt Nam có thể tiêu thụ tới 70.000 tấn/năm. Nghĩa là với sản lượng cà phê hàng năm thu hoạch được 700.000 - 800.000 tấn thì lượng cà phê tiêu thụ nội địa của Việt Nam ở mức xấp xỉ 10%. Trong khi đó theo Hiệp hội Cà phê thế giới, tiêu dùng nội địa của cà phê Việt Nam hiện chỉ đạt gần 3,6%, thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê. Mức chênh lệch này càng "khập khiễng" nếu so với sản lượng tiêu dùng cà phê nội địa của các nước thành viên Hiệp hội Cà phê thế giới là 25,16%. Biểu đồ 1-7: Tình hình mua cà phê cho tiêu thụ gia đình Nguồn: Bộ công thương Loại cà phê tiêu thụ thị trường nội địa chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng sản lượng xuất khẩu, tương đương 61.000 tấn/năm. Trong đó cà phê hòa tan chiếm 9.000 tấn, cà phê rang xay có nhãn hiệu chiếm 35.000 tấn, còn lại là cà phê không nhãn hiệu. Thị trường cà phê nội địa tăng trưởng khoảng 18% mỗi năm, trong đó cà phê hòa tan đang dẫn đầu về mức tăng trưởng với 22%, cà phê rang xay tăng trưởng 13%. Miền Nam có lượng tiêu thụ cao gấp 4 - 5 lần so với miền Bắc và miền Trung. Khảo sát ở hai thành phố lớn cho thấy, năm 2008, bình quân một gia đình ở Tp.HCM tiêu dùng 6,1 kg cà phê/năm, cao gấp 3 lần so với ở Hà Nội. Tại Tp.HCM, cà phê được uống tại quán nhiều hơn. Ngược lại, Hà Nội uống tại nhà nhiều hơn và có một nhóm đáng kể uống ở văn phòng. Khách hàng quan tâm khi mua cà phê để tiêu dùng tại nhà là khẩu vị, chủng loại, nhãn hiệu, sau đó mới đến giá bán, bao bì và nơi mua. Hạn chế chính trong tiêu thụ cà phê là các hộ chưa có thói quen và không biết cách chọn cà phê. Họ cũng lo ngại về cà phê giả, chất lượng của cà phê hòa tan (để có thể thay thế cà phê pha). Biểu đồ 1-8: Thói quen uống cà phê của người tiêu dùng Việt Nam Nguồn: Bộ công thương Khách hàng ở độ tuổi thanh niên và vị thành niên có mức tăng tiêu thụ cà phê nhanh nhất, cả về cà phê bột và cà phê hòa tan. Nhóm thanh niên và trung niên có mức độ tiêu dùng cà phê cao nhất. Nhóm tuổi già tăng mức tiêu thụ rất ít và chỉ tăng lượng tiêu thụ cà phê bột. Tiêu dùng khu vực thành thị tăng hơn nông thôn hai lần với dạng bột tăng và cà phê hòa tan giảm. Nông thôn có lượng tiêu dùng thấp nhưng tốc độ tăng nhanh, trong đó dạng bột và hòa tan đều tăng.Xét về ngành nghề, những người làm việc nhiều về trí óc và có kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật viên tiêu thụ cà phê nhiều nhất. Mức tiêu thụ cũng tăng mạnh ở lao động giản đơn Thị trường các loại cà phê Thị trường cà phê hoà tan đang có xu hướng tăng nhanh vì có các ưu thế như giúp người dùng tiết kiệm thời gian, sản phẩm có tính năng động, trẻ trung phù hợp với xu hướng tiêu dùng của giới trẻ (lớp người tiêu dùng mới) hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy thị trường này đạt mức tăng trưởng khá cao từ năm 2006 đến nay từ 20-25%/năm. Hiện tại thị phần của cà phê hòa tan chiếm 62% về số lượng và 65% về giá trị so với 32% số lượng và 31% về giá trị của cà phê rang xay có nhãn hiệu, 6% số lượng và 4% giá trị cà phê lon. Biểu đồ 1-9: Sự phân chia thị phần giữa các loại cà phê Nguồn: Riêng tại thị trường Hà Nội và bốn thành phố chính (Hải phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần thơ),  tỷ trọng cà phê hòa tan còn chiếm đa số so với cà phê rang xay tương ứng 91%, 73%. Trong thị trường cà phê hòa tan, lực lượng phân tán khá đồng đều cho ba đối thủ Vinacàphê (38%), Nescafe (32%) và G7 (23%). Thị trường này đang có bước chuyến biến khá nguy hiểm cho đối thủ Vinacafe khi mức độ tặng trưởng chỉ đạt 27% so với 51% và 88% của Nescafe và G7 trong năm gần đây. Biểu đồ 1-10: Sự phân chia thị phần thị trường cà phê hòa tan Nguồn: Những vấn đề đặt ra trong tiêu thụ cà phê Việt Nam Đầu năm 2010, bất chấp những dự báo khá lạc quan về kinh tế toàn cầu cũng như tình hình tiêu thụ và dự trữ cà phê thế giới, viễn cảnh về một năm khởi sắc trở lại của cà phê Việt Nam dường như vẫn không mấy sáng sủa. Theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2010 dự kiến diện tích gieo trồng cà phê cả nước sẽ đạt khoảng 530.000 héc ta, tăng 0,6% so với năm 2009. Trong đó diện tích thu hoạch được ước tính ở mức 515.000 héc ta, tăng 1% so với năm 2009. Năng suất cà phê dự báo đạt 21 tạ/héc ta và sản lượng niên vụ 2010 sẽ lên tới 1,082 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm 2009. Tuy nhiên, mục tiêu của Bộ NN&PTNT khó có thể thực hiện được. Theo thông tin từ các địa phương trồng nhiều cà phê ở Tây Nguyên, hiện hàng trăm ngàn héc ta cà phê chỉ còn trông chờ vào mưa để cứu hạn. Ước tính sơ bộ, tỉnh Đak Nông có khoảng 300 héc ta sẽ bị thiếu nước tưới, Daklak có 1.200 héc ta bị chết khô hoàn toàn. Thêm vào đó, nếu giá vật tư đầu vào tiếp tục tăng cao trong khi giá bán cà phê ở mức thấp như năm 2009, nông dân sẽ giảm lượng phân bón, số lần tưới nước, không trồng mới thay thế cà phê già cỗi… Như vậy, cả chất lượng và sản lượng cà phê trong năm 2010 khó có thể đạt như dự kiến. Mặt khác, năm 2009 và quí 1-2010, giá cà phê robusta trên thị trường thế giới liên tục xuống thấp khiến nông dân tại các nước xuất khẩu cà phê rơi vào tình cảnh khó khăn. Tuy nhiên, dự báo trong vài tháng tới tình hình sẽ được cải thiện, đặc biệt là với cà phê robusta. Một trở ngại khác khiến cho cà phê Việt Nam khó tiêu thụ nội địa là do xu hướng uống cà phê "công nghiệp" trong giới trẻ ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu nhanh trong nhịp sống hiện đại. Cà phê hòa tan trở nên xu hướng tiêu dùng chủ đạo hiện nay, càng đa dạng hương vị và đáp ứng mọi nhu cầu càng hấp dẫn. Song việc đầu tư sản xuất cà phê hòa tan lại đòi hỏi nguồn vốn lớn và chi phí chuyển giao công nghệ, trở thành một cái khó "bó" lấy doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả, doanh nghiệp vẫn tập trung xuất khẩu cà phê nhân hoặc bột mà bỏ qua thị trường nội địa. Trong khi đó có tới 95% sản lượng cà phê nước ta sản xuất ra là để xuất khẩu, còn tiêu dùng nội địa chỉ chiếm 5%. Giá cà phê tại thị trường London và New York lên xuống thất thường làm cho các doanh nghiệp bán trừ lùi giao hàng xa chưa chốt giá lâm vào tình trạng thua lỗ nặng. Trong vài năm vừa qua, ngành cà phê đã đạt được nhiều kết quả tốt nhưng có thể thấy, sự phát triển của ngành cà phê chưa thật sự vững chắc, hiệu quả kinh doanh vẫn thấp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nhất là khâu tổ chức thu mua trong nước chưa tốt đẫn đến đầu vụ người dân thường phải bán vội cà phê với giá thấp. Hệ thống đại lý thu mua cà phê hình thành một cách tự phát, chủ yếu là các đại lý tư nhân, hệ quả là khi giá cả thị trường biến động mạnh dẫn đến đổ vỡ theo dây chuyền từ đại lý tới các nhà xuất khẩu. Việc sơ chế cà phê của Việt Nam hiện nay chưa phát triển kịp với sự phát triển nhanh chóng của sản xuất cà phê. Vì vậy, cà phê hạt có chất lượng không cao. Tổn thất sau thu hoạch cà phê khá lớn, giá xuất khẩu thường thấp hơn 10% giá các sản phẩm cùng loại trên thế giới. Cà-phê Việt Nam từ lâu được khẳng định, có chất lượng tự nhiên cao và có hương vị đậm đà do được trồng ở độ cao nhất định so với mặt biển. Nhưng do khâu thu hái, phơi sấy, chế biến không tốt đã ảnh hưởng đến chất lượng vốn có. Cà-phê Việt Nam đã có mặt trên toàn thế giới, nhưng dường như người tiêu dùng trên thế giới vẫn chưa biết, họ hằng ngày vẫn đang dùng cà-phê hiệu Nestle, Maxell, Folger…Theo tiêu chuẩn Hội đồng cà-phê Quốc tế (ICO) quy định từ năm 2004 (Tiêu chuẩn ISO10470: 2004) thì hạt cà-phê xuất khẩu được lựa chọn bằng cách cân các hạt lỗi (hạt đen, hạt nâu và hạt vỡ) và chất lượng được quyết định bởi số lượng hạt lỗi có trong cà-phê. Cụ thể là cà-phê Arabica không được quá 86 lỗi trong 1 mẫu 300g, cà-phê Robusta không được quá 150 lỗi trên 1 mẫu 300g. Hai loại cà-phê này phải có hàm lượng ẩm không quá 8% và 12,5%. Tuy nhiên, đây vẫn là tiêu chuẩn có tính chất tự nguyện nên tất yếu dẫn đến tình trạng cà-phê chúng ta vẫn áp dụng theo tiêu chuẩn cũ, việc quản lý chất lượng cà phê vẫn còn nhiều bất cập. Mặt khác, hơn 80% cà phê được sản xuất ra là từ các hộ nông dân sản xuất nhỏ, thiếu các điều kiện sơ chế tối thiếu, chủ yếu chế biến thủ công như xát tươi phơi khô. Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, các đại lý mua cà phê cũng thiếu hệ thống kho tàng và thiết bị chế biến. Bên cạnh đó, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn ngừa nấm mốc cũng như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vẫn chưa được quan tâm thường xuyên. Vấn đề xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam, thương hiệu cho từng doanh nghiệp chậm được triển khai thực hiện, đã làm hạn chế lớn đến vị thế cà phê Việt Nam. Hiện số lượng các doanh nghiệp mua cà phê quá nhiều, bát nháo khiến cà phê Việt Nam thua thiệt ngay trên sân nhà. Người xưa có câu trăm người bán vạn người mua, nhưng đối với cà phê hiện nay thì ngược lại, trăm người mua vạn người bán. Ở đây, khâu tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê của ta trăm hoa đua nở, người người, nhà nhà làm kinh doanh, chế biến cà phê dẫn tới việc cạnh tranh thiếu lành mạnh, để người ngoài ép giá, tự làm hại nhau”. Những điểm yếu đáng chú ý nhất của ngành cà phê Việt Nam là: Thứ nhất, diện tích cà phê gia tăng một cách nhanh chóng, ồ ạt và không theo kế hoạch: Nhiều loại cà phê được trồng trên diện tích đất không phù hợp; thiếu sự chăm sóc đúng cách và nguồn nước làm cho chi phí sản xuất tăng cao. Thứ hai, cà phê ở Việt Nam chủ yếu tập trung phát triển ở dạng các hộ gia đình với  quy mô nhỏ. Gần 82% hộ gia đình có diện tích cà phê dưới 2 ha cà phê. Vì vậy, để các hộ này áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến là rất khó. Thứ ba, sản phẩm cà phê Việt Nam không đa dạng. Cơ cấu cây trồng không hợp lý khi 92% là cà phê Arabica và khoảng 6% là cà phê Robusta; trong khi đó sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cà phê Robusta. Thứ tư, cà phê thường chín rộ theo cùng một thời điểm, vì thế vào vụ thu hoạch chi phí nhân công thuê hái cà phê tăng cao là nguyên nhân làm chi phí sản xuât cà phê tăng cao theo. Thứ năm, chất lượng cà phê còn thấp và không ổn định. Việc quản lí chất lượng cà  phê còn nhiều yếu kèm. Chỉ có 5% cà phê là áp dụng theo tiêu chuẩn chất lượng được công nhận. Thứ sáu, hệ thống giao dịch, phân phối không chuyên nghiệp. Xuất khẩu tại địa phương thường phải qua trung gian, do vậy không những lợi nhuận thu được bị giảm mà uy tín và thương hiệu cà phê của Việt Nam cũng chưa được khẳng định. Thứ bảy, chỉ có 7% cà phê VN được bán ở thị trường nội địa. Vì thế, nếu thị trường cà phê thế giới bị biến động thì ngành cà phê Việt Nam lập tức sẽ bị ảnh hưởng và chi phối. Cuối cùng, mặc dù có các Hiệp hội cà phê nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả trong việc gắn kết các thành viên và tạo ra nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp cà phê, ngoài ra, chúng ta cũng chưa có các quỹ hỗ trợ tài chính để chia sẻ khó khăn khi Doanh nghiệp cà phê gặp khó khăn…. Kinh nghiệm phát triển ngành cà phê ở một số nước trên thế giới *Brazil Brazil là một quốc gia có lịch sử trồng trọt, chế biến và tiêu thụ cà phê từ thế kỷ 17, phát triển mạnh từ thập kỷ 20 cho đến nay, Trước đây, cà phê chiếm tới 80% tổng thu nhập từ xuất khẩu, nhưng hiện nay chỉ còn là 20% do giá trị xuất khẩu của các ngành hàng khác tăng mạnh. Mặc dù vị trí của ngành cà phê giảm tương đối trong cơ cấu xuất khẩu, nhưng Brazil vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, với sản lượng tương đối ổn định. Thành tựu này đạt được một phần là nhờ nước này có hệ thống giám sát nguồn cung cà phê hiệu quả, để đưa ra thông tin và dự báo thị trường cà phê chính xác, được công bố qua Hội thảo triển vọng thị trường được tổ chức hàng năm tại Brazil. Sản phẩm cà phê của Brazil rất có uy tín trên thị trường thế giới nhờ chất lượng cao. Chuyến khảo sát cho thấy, mặc dù điều kiện đất đai của nước này chưa hẳn đã tốt hơn Việt Nam, nhưng Brazil có giống tốt và đồng bộ, quy trình và kỹ thuật sản xuất và chế biến tiên tiến. Thành tựu này đạt được là nhờ Brazil có hệ thống nghiên cứu khoa học rất tốt, do Chính phủ đầu tư toàn bộ. Hiện nay, cũng như Brazil, nhóm chuyên gia của Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đang xây dựng chương trình áp dụng Bộ tiêu chuẩn chung của cộng đồng cà phê (4C) tại Việt Nam. Việc học tập kinh nghiệm của Brazil và cùng áp dụng bộ tiêu chuẩn 4C sẽ là hướng đi mới giúp Việt Nam nâng cao chất lượng cà phê một cách đồng bộ. Brazil là nước có sản lượng tiêu thụ cà phê lớn thứ 2 thế giới (sau Mỹ), với gần 50% sản lượng sản xuất ra được tiêu thụ trong nước, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường bất ổn trên thế giới. Hiện nay, lượng tiêu thụ nội địa vẫn liên tục tăng hàng năm, nhờ triển khai chương trình xúc tiến thương mại toàn diện trong nước từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Đây là một kinh nghiệm rất tốt mà Việt Nam có thể học tập. Ngành cà phê của Brazil có 4 nhóm tổ chức chính: Tổ chức của các nhà sản xuất (bao gồm các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các hợp tác xã), Tổ chức của các nhà rang xay; Tổ chức của các nhà sản xuất cà phê hoà tan và tổ chức của các nhà xuất khẩu. Các tổ chức ngành hàng này đại diện cho từng nhóm người khác nhau, tham gia vào quá trình (i) thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách; (ii) xác định, điều chỉnh, giám sát và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê; (iii) thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường chất lượng cà phê. Bộ Nông nghiệp Brazil có chức năng nghiên cứu, hoạch định chính sách, chịu trách nhiệm về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh dịch. Brazil xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã ngành hàng cà phê hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng. Sản xuất cà phê của các Hợp tác xã chiếm tới 35% tổng sản lượng cà phê của cả nước. Đoàn đã tới thăm Hợp tác xã cà phê lớn nhất thế giới của Brazil (Cooxupe) được thành lập từ năm 1957, có 12000 thành viên, trong đó 70% là nông trại quy mô nhỏ (5-7ha), 30% là quy mô vừa và lớn. Hàng năm, trang trại này buôn bán tới 4,5 triệu bao (cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu trực tiếp tới các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản. HTX có hệ thống hoàn chỉnh bao gồm kho chứa, làm sạch, phân loại, đánh bóng, pha trộn hạt cà phê, và buôn bán trực tiếp. Năm 2006, HTX có kho chứa công suất lên tới 3,3 triệu bao/năm. Năm 2006, HTX đã nhận vào kho chứa tới 2,6 triệu bao. HTX có khoảng 60 chuyên gia nông nghiệp, mỗi người chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khoảng 200-250 hộ. Như vậy, mỗi vụ, một chuyên gia có thể tới thăm 1 trang trại khoảng 4 lần để hướng dẫn kỹ thuật mới, kiểm tra quy trình sản xuất đến thu hoạch, phát hiện vấn đề và giúp giải quyết khó khăn khi cần thiết. Ngoài ra, Brazil còn có các tổ chức hỗ trợ khác như Nhóm các tổ chức nghiên cứu cà phê (Coffee Research Consortium), chịu trách nhiệm nghiên cứu và chuyển giao các vấn đề kỹ thuật cho cà phê, bao gồm nhiều tổ chức nghiên cứu khác nhau như tổ chức nghiên cứu nông nghiệp của chính phủ (Embrapa-điều phối của nhóm), các đơn vị nghiên cứu của các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ… Bên cạnh các tổ chức nghiên cứu kỹ thuật cà phê, Brazil còn có tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội ngành hàng (Coffee Intelligence Center), chịu trách nhiệm nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường cà phê thế giới và Brazil cho các tác nhân khác nhau. Điều phối toàn bộ hoạt động của các tổ chức trên là Hội đồng Cà phê Quốc gia (CNC), có văn phòng thường trực (Cục Cà phê) đặt tại Bộ Nông nghiệp Brazil. Thành viên của hội đồng bao gồm 50% là thành viên của Chính phủ (Bộ và các cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ) và 50% là đại diện của 4 nhóm tổ chức trên. Chủ tịch hội đồng là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Phó chủ tịch là 1 Thứ trưởng phụ trách nông nghiệp. Hội đồng bao gồm 4 uỷ ban: Uỷ ban thị trường và tiếp thị, Uỷ ban chính sách chiến lược, Uỷ ban nghiên cứu kỹ thuật và Uỷ ban phụ trách các tổ chức quốc tế. Trách nhiệm chính của Hội đồng là điều phối toàn bộ hoạt động của ngành hàng, đưa ra các định hướng chính sách trên cơ sở tham vấn các thành viên đại diện, xác định các ưu tiên nghiên cứu và phân bổ vốn cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao cũng như các chương trình khác như xúc tiến thương mại trong nước, nâng cao chất lượng cà phê, bảo vệ môi trường… CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ CÀ PHÊ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA Dự báo về thị trường tiêu thụ cà phê 1.1. Xu hướng chung của thị trường thế giới Đối với mặt hàng cà phê, thị trường luôn có nhiều biến động và sự cạnh tranh giữa các quốc gia rất quyết liệt. Nhận diện những biến đổi trong xu hướng tiêu dùng cà phê thế giới năm 2010 sẽ là bí quyết giúp các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh thắng lợi. Xu hướng tiêu dùng cà phê trên thế giới đang có những biến đổi to lớn. Những biến đổi này vừa là thách thức, vừa là thời cơ cho ngành cà phê Việt Nam. Việc tiêu thụ cà phê tại thị trường nội địa cũng chịu sự chi phối của các xu hướng chung của thị trường thế giới sau: a, Cầu về cà phê tăng trưởng mạnh nhất tại các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước trồng cà phê Trong vòng 10 năm từ 1999-2009, lượng tiêu thụ cà phê thế giới đã tăng trưởng khoảng 17%, hiện vào khoảng 132 triệu bao. Trong đó cà phê được tiêu thụ nhiều nhất tại một số khu vực như: Tây Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Âu, Nhật Bản đặc biệt là EU, Mỹ và Nhật Bản với mức tiêu thụ trung bình chiếm 45%, 24% và 8% lượng tiêu thụ trên toàn thế giới. Trung bình, các quốc gia phát triển tiêu thụ khoảng 70 triệu bao mỗi năm. Biểu đồ 2-1: Cầu cà phê thế giới Nguồn: Agroinfo Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, cầu về cà phê tăng trưởng mạnh mẽ tại các nước đang phát triển và đặc biệt là tại các quốc gia trồng cà phê. Dung lượng thị trường tại các quốc gia đang phát triển đã tăng từ 40 triệu bao vào năm 1999 lên tới 70 triệu bao vào năm 2009, tương đương mức tăng trưởng 75% trong vòng 10 năm. Giá cà phê giảm mạnh (từ 1,28USD/pound xuống còn 0,5 USD/pound, tương đương mức giảm 61% trong giai đoạn 1983-2002) là nguyên nhân chính của việc tăng trưởng tiêu dùng. Sự tăng trưởng nhanh chóng này một phần là do các chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ đang đang được tiến hành rộng rãi tại các quốc gia đang phát triển và các quốc gia sản xuất cà phê đã biến thứ đồ uống này trở thành một nhu cầu thiết yếu. Mặt khác, sự xâm nhập của văn hóa châu Âu trong ẩm thực và các nghiên cứu về lợi ích của cà phê đối với sức khỏe cũng góp phần làm tăng nhu cầu về cà phê tại các nước đang phát triển. Ngày càng nhiều quán cà phê được mở ra tại các nước này, điển hình là tại Ấn Độ, Colombia, ElSalvador, Việt Nam và nhiều nơi khác trên thế giới. Tại nhiều nơi, quán cà phê đã trở thành nơi thư giãn nghỉ ngơi của mọi tầng lớp. Trong đó, cầu tăng trưởng mạnh nhất tại các quốc gia trồng cà phê, điển hình là tại Brazil, lượng tiêu thụ cà phê đã tăng từ 12 triệu bao năm 1999 lên gần 19 triệu bao vào năm 2009 (mức tăng xấp xỉ 40% trong vòng 10 năm). Mức tiêu thụ bình quân đầu người của Brazil hiện đạt trung bình gần 5kg/người/năm, sau đó là Colombia, Ethiopia và Mexico (đạt khoảng trên dưới 1kg/người/năm). Indonesia và Việt Nam là hai nước có tiêu thụ bình quân đầu người thấp nhất, chỉ khoảng trên 0,5kg/người/năm tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tiêu thụ của hai nước này đang tăng với tốc độ xấp xỉ 100% so với năm 2001. b, Xu hướng lựa chọn cà phê đặc sản và các loại cà phê được chứng nhận xuất xứ Biểu đồ 2-2: Cầu cà phê có chứng nhận Nguồn: Agroinfo Người tiêu dùng hình thành những thói quen mới, và những thói quen này góp phần tạo nên xu hướng tiêu dùng mới. Người tiêu dùng coi trọng “chất lượng”, “nhãn hiệu nổi tiếng” và “sản phẩm bền vững và có xuất xứ”. Tiêu dùng các sản phẩm được chứng nhận thân thiện với môi trường; Lựa chọn các nhãn hiệu tốt và có trách nhiệm, tránh các công ty xấu Do đó, cầu về các loại cà phê được chứng nhận gia tăng mạnh mẽ trong các năm gần đây. Chỉ số tăng trưởng cầu về cà phê năm 2007 là 100 thì tăng trưởng cầu về cà phê được chứng nhận là khoảng 135, chỉ số tương ứng năm 2008 là 100 và 170 (năm 2006=100). Dung lượng thị trường cà phê có chứng nhận năm 2008 vào khoảng 280-290 tấn, trong đó 27% người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm được chứng nhận UTZ, 22% lựa chọn sản phẩm được chứng nhận Rainforest Alliance, 28% lựa chọn các sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ và 23% lựa chọn sản phẩm được chứng nhận FairTrade. c, Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các loại nước uống cung cấp năng lượng khác Thị trường cà phê đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều loại đồ uống khác: nước ngọt; trà; nước tăng lực bổ sung đường, caffeine, taurine; Các loại đồ uống dành cho vận động viên và người chơi thể thao. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các loại đồ uống khác khiến cà phê không còn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng. Tại khu vực Bắc Mỹ, lượng tiêu thụ nước tăng lực chiếm khoảng 37% tổng lượng tiêu thụ toàn cầu , tiếp theo là khu vực châu Á Thái Bình Dương chiếm khoảng 30% và Đông Âu với 15%. Do đó các nhà kinh doanh cà phê phải tìm cách giành được phân khúc người tiêu dùng có nhu cầu về các loại đồ uống nhanh, dễ lựa chọn và chứa ít đường Các loại đồ uống này hiện đang được marketing mạnh mẽ vào phân khúc người tiêu dùng trẻ tuổi, năng động, và đang hướng tới phân khúc nữ giới và người có tuổi. Với việc bổ sung vitamine, khoáng chất và các thành phần khác được cho là có lợi cho sức khỏe, các loại đồ uống này phục vụ phân khúc người tiêu dùng trẻ tuổi, năng động, có hiểu biết cao và hiện đang hướng tới nhóm người tiêu dùng là phụ nữ và người có tuổi. Ngoài ra, các loại đồ uống này còn có tính cạnh tranh cao nhờ giá rẻ: giá thành 1 chai nước ngọt có ga 2lits chỉ vào khoảng 1,25-1,5 usd hay 24-27.000 đồng trong khi 1 ly cà phê được pha chế như Starbucks vào khoảng 4USD. 1.2. Xu hướng thị trường cà phê nội địa Tại thị trường nội địa cũng có những dấu hiệu riêng cần quan tâm đến. Cụ thể: Trong niên vụ 2009/10, sản lượng cà phê của Việt Nam ước giảm còn 17,5 triệu bao, tương đương 1,05 triệu tấn, thấp hơn 3% so với niên vụ trước đó, do mưa quá nhiều trong giai đoạn cây ra hoa và thời gian thu hoạch tại các tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng – hai địa phương trồng cà phê lớn nhất nước. Bên cạnh đó, mưa bất thường ở thời điểm cuối giai đoạn ra hoa cũng là nguyên nhân khiến trái cà phê chín ở những thời điểm khác nhau, làm giảm chất lượng quả. Việt Nam sẽ phải chịu chi phí nhân công trong thu hoạch cà phê gia tăng bởi thiếu nhân lực. Năng suất cà phê niên vụ 2009/10 của Việt Nam dự kiến đạt 2,09 tấn/hécta, thấp hơn 3,2% so với vụ trước. Trong niên vụ 2010/11 và 2011/12, sản lượng cà phê của Việt Nam có thể đạt 18,73 triệu bao, tức khoảng 1,12 triệu tấn, cao hơn 7% so với vụ trước đó nhờ thời tiết thuận lợi hơn trong giai đoạn cây ra hoa. Người trồng cà phê cho biết, hầu hết các cây cà phê đều cho quả tốt và đang chín trái khá đồng đều ở thời điểm hiện tại của vụ. Mùa khô tại các khu vực trồng cà phê chủ chốt, kéo dài từ tháng 11 n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thị trường nội địa.doc
Tài liệu liên quan