Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời ngày 20-7-2000 và thực hiện phiên giao dịch từ ngày 28-7-2000 chỉ với 2 cổ phiếu được niêm yết trên thị trường là REE và SAM, với giá trị thị trường ban đầu chỉ đạt 444.000.000, đến ngày 27/11/2005 có đến 21 loại cổ phiếu được niêm yết với tổng số vốn là 1086 tỷ đồng, hai loại trái phiếu công ty với số vốn là 157 tỷ đồng và 50 loại trái phiếu chính phủ với số vốn 54000 tỷ đồng. Như vậy, tại thời điểm này có 73 loại chứng khoán được lưu hành trên thị trường với số vốn khoảng 6600 tỷ đồng. Sau 5 năm ta có thể nhận thấy trong thời kì này thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển rất chậm, số lượng chứng khoán lưu hành còn quá ít. Điều này không có gì là khó hiểu bởi đây là giai đoạn mà thị trường của chúng ta còn sơ khai, non trẻ, mới đi vào hoạt động. Trong khi đó trình độ hiểu biết của dân cư về chứng khoán còn rất hạn chế, tâm lý e ngại của doanh nghiệp không muốn tham gia vì phải chụi sự quản lý của UBCKNN, phải công bố thông tin, kiểm toán, điều này đã góp phần làm cho thị trường khá là nguội, số cổ phiếu tham gia niêm yết ít.
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Giải pháp và kiến nghị nhằm tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cắt giảm hoặc bỏ như cổ phiếu. Nếu công ty ngừng hoạt động, thanh lý tài sản, trái chủ được trả tiền trước người có cổ phần ưu đãi và cổ phần thông thường. Nhưng nếu công ty có lợi nhuận cao, công ty có thể chia thêm cổ tức cho người có cổ phần, thì trái chủ vẫn được hưởng ở mức đã định.
- Trái phiếu có loại được miễn thuế thu nhập (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương). Đối với những người có thu nhập cao, mua trái trên vẫn có lợi
Trái phiếu trên thị trường thứ cấp có giá lên xuống đối nghịch với lãi suất thị trường. Nếu biết tính toán phân tích để thực hiện mua bán thì vẫn có lợi.
2.5. Bất lợi đầu tư trái phiếu
- Khi nhận được tiền lãi phải lo đầu tư số tiền đó vì rất ít công ty có - chương trình tái đầu tư tiền lãi trái phiếu. Trong khi đó, nhiều công ty có chương trình tái đầu tư cổ tức. Cổ đông có thể mua thêm cổ phần được miễn sở phí, và có khi còn được mua cổ phần với giá rẻ hơn giá thị trường.
- Giá trái phiếu công ty cũng biến động khá mạnh trên thị trường: khi lãi suất suất thị trường lên cao hơn lãi suất trái phiếu thì giá trái phiếu sẽ hạ. Khi cơ quan đánh giá xếp loại doanh nghiệp, đánh giá công ty phát hành từ loại AAA(3A) xuống AA(2A) hoặc xuống BBB(3B) thì giá trái phiếu cũng sẽ bị hạ.
Hoặc khi có sự mất mát thị trường, vỡ nợ… thì giá trái phiếu cũng sẽ bị hạ giá và giá trái phiếu cũng sẽ giảm đi khi ít người mua.
2.6. Những điều cần chú ý khi đầu tư vào trái phiếu.
Trước khi mua trái phiếu cần tìm hiểu hai điều: Chiều hướng hay xu hướng lên của lãi xuất và uy tín của công ty phát hanh. Nên mua trái phiếu lúc lãi suất đang ở thời điểm cao nhất và đang trên đà giảm dần. Và nên mua trái phiếu dài hạn để có thể được hưởng lãi suất cao trong một thời gian dài. Ngược lại, lúc lãi suất đang ở mức thấp nhất và bắt đầu tăng, nên bán trái phiếu dài hạn đi để mua vào trái phiếu trung và dai hạn.
3. Chứng khoán có thể chuyển đổi
3.1 Chứng khoán có thể chuyển đổi
Khái niệm: Chứng khoán có thể chuyển đổi là những chứng khoán cho phép người nắm giữ nó, tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định có thể đổi nó thành một chứng khoán khác.
Những loại chứng khoán có thể chuyển đổi là:
- Cổ phiếu ưu đãi
- Trái phiếu chuyển đổi
3.2 Mục đích của phát hành trái phiếu chuyển đổi.
Phát hành chứng khoán có thể chuyển đổi là nhăm mục đích huy động thêm vốn váo những thời điểm chưa thích hợp cho việc phát hành cổ phiếu thường. Việc phát hành chứng khoán có thể chuyển đổi cũng có thể nhằm mục đích tăng thêm tính hấp dẫn cho đợt phát hành, nhất là khi thị trường trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi đang xuống giá.
3.3 Lợi ích của phát hành trái phiếu chuyển đổi
* Đối với bên phát hành: do việc người đầu tư sẽ được hưởng quyền chuyển đổi trái phiếu này ra cổ phiếu thường khi đến hạn:
+ Nếu là trái phiếu: Bên phát hanh sẽ phát hành trái phiếu ra với lãi suất thấp
+ Nếu là cổ phiếu ưu đãi: bên phát hành sẽ chào bán với giá cao.Khi các chứng khoán được chuyển đổi, nhà phát hành còn có lợi vì loại bỏ được các khoản cố định phải trả, đồng thời tăng thêm số lượng cổ đông của công ty, một chỉ báo có lợi cho danh tiếng công ty.
* Đối với nhà đầu tư:
+ Chứng khoán có thể chuyển đổi có sức hấp dẫn ở chỗ chúng kết hợp được tính an toàn của trái phiếu (thu nhập cố định) với tính có thể đầu cơ của cổ phiếu thường.
+ Chứng khoán có thể chuyển đổi cho phép nhà đầu tư có thể được bảo hiểm trước tình trạng lạm phát.
Tuy nhiên, những lợi ích của việc thực hiện chuyển đổi tuỳ thuộc nhiều vào giá chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, và tương quan giá giữa công cụ có thể chuyển đổi với những công cụ mà chúng có thể chuyển đổi thành. Đó là những yếu tố thường không nằm trong tầm kiểm soát của người đầu tư.Ví dụ 1: một trái phiếu có mệnh giá là 1.000.000 đồng; nếu cứ 50.000 đồng được đổi lấy một cổ phần của cổ phiếu thường, thì giá chuyển đổi là 50.000 đồng; hệ số chuyển đổi là 1.000.000 đồng: 50.000 đồng = 20 cổ phần.
Ví dụ 2: Giả sử trái phiếu trên đang có giá là 1.045.000 đồng ; được chuyển thành 100 cổ phần của một cổ phiếu thường. Giá tương đương chuyển đổi là 1045000 đồng : 100 = 10450 đồng.
Điều đó có nghĩa là giá trị trường của cổ phiếu ít nhất phải bằng 10.045 đồng thì việc nắm giữ trái phiếu và chuyển đổi nó thành cổ phiếu mới được coi là tương đương về mặt giá trị. Nếu giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá tương đương chuyển đổi thì việc chuyển đổi sẽ đem lại một phần lợi nhuận.Trên thực tế rất có thể có giá cổ phiếu không lên đến mức mà người nắm giữu trái phiếu có thể chuyển đổi trái phiếu để thu lợi nhuận.
4. Chứng khoán phái sinh.
4.1 Khái niệm: Công cụ phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như: phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận,…
4.2 Các loại chứng khoán phái sinh.
4.21 Quyền chọn (Option).
* Khái niệm: Quyền lựa chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hoá với một mức giá xác định, và trong một thời gian nhất định. Các hàng hoá cơ sở này có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai.
* Những yếu tố cấu thành một quyền chọn:
- Tên của hàng hoá cơ sở và khối lượng được mua theo quyền.
Loại quyền ( chọn mua hay chọn bán)
Thời hạn của quyền
Mức giá thực hiện quyền
* Những mức giá liên quan một quyền là:
- Giá thị trường hiện hành của loại hàng hoá cơ sở đó.
- Giá hàng hoá cơ sở thực hiện theo quyền
- Giá quyền lựa chọn
Đối với quyền chọn mua, nếu giá thực hiện thấp hơn giá hiện hành của chứng khoán cơ sở, thì quyền đó được gọi là đang được tiền, tức là người có quyền có thể có lợi từ việc thực hiện quyền. Nếu giá thực hiện bằng với giá thị trường, quyền đang ở trạng thái hoà vốn, và nếu cao hơn, gọi là đang mất tiền
Đối với quyền chọn bán: ngược lại, người thực hiện quyền sẽ có lợi nếu giá bán thực hiện quyền cao hơn giá thị trường của hàng hoá cơ sở và sẽ bị mất tiền nếu giá thực hiện quyền thấp hơn giá thị trường của hàng hoá cơ sở.Giá trị mà người nắm giữ quyền lựa chọn sẽ nhận được bằng cách thực hiện quyền được gọi là giá trị nội tạ. Nếu quyền ở trạng thái bị mất tiền, giá trị nội tại bằng 0. Giá thị trường của một quyền thường ít nhất là bằng giá trị nội tại. Giá bán quyền được gọi là phần phụ trội, chênh lệch giữa giá bán quyền với giá trị nội tại (trong trường hợp quyền đang được tiền) được gọi là phần phụ trội giá trị theo thời gian. Nói cách khác, khi đó: Giá trị theo thời gian của quyền chọn = Giá quyền – ( Giá thị trường – giá thực hiện).Ví dụ : Giá của một quyền chọn mua XYZ là 400.000 đồng, giá thị trường của XYZ là 42.000 đồng. Người giữ quyền có thể chiếm lấy 200.000 đ ngay tức thì bằng cách thực hiện quyền, tức là mua 100 cổ phần ( mức giá được quyền ấn định) với tổng chi phí 4.000.000 đồng, cũng theo mức giá thực hiện theo quyền là 40.000 đ một cổ phần; sau đó bán ngay với giá thị trường, thu về 4.200.000 đ. Giá trị nội tại của quyền là 200.000 đồng. Mức phụ trội giá trị theo thời gian = giá quyền – giá nội tại = 400.000 đồng – 200.000 đồng = 200.000 đồng. Người mua vẫn sẵn sàng trả phần phụ trội cho các quyền lựa chọn vì họ nhận được nhiều lợi ích từ một quyền lựa chọn.
* Ứng dụng của quyền chọn:
Quyền lựa chọn cho phép nhà đầu tư thu được tỷ lệ % lợi tức trên vốn đầu tư cao nhất. Ví dụ : Giả sử thị trường hiện nay của cổ phiếu XYZ là 42.000 VND/cổ phần, và bạn dự đoán sau nửa năm nữa, giá cổ phiếu XYZ sẽ tăng mạnh, lên tới 50.000 VND. Giả sử các quyền lựa chọn có liên quan đến giao dịch cổ phiếu XYZ được niêm yết, bạn có thể mua một quyền chọn mua cổ phiếu XYZ được niêm yết với giá 40.000 VND/ cổ phần. Trong vòng 6 tháng giá cổ phiếu XYZ tăng lên 50.000 VND/cổ phần. Bạn có thể buộc người bán giao 100 cổ phần XYZ cho bạn với giá 40.000 VND/cổ phần, sau đó bán chúng ra thị trường với giá 50.000 đồng.
Như vậy, bạn đã tạo ra một lợi nhuận đáng kể. Trên thực tế bạn đã thu được lợi nhuận 60.000 đồng trên khoản đầu tư 40.000 đồng, vậy lợi suất là 150%, trong đó khoản thời gian là 6 tháng
Quyền lựa chọ được sử dụng để bảo vệ lợi nhuận. Ví dụ: Với XYZ đang có giá thị trường là 44.000 đồng, người sở hữu 100 cổ phần XYZ bán một quyền chọn XYZ 44.000 với gía 400.000 đồng, người bán sẽ được bảo vệ trước các khoản thua lỗ nhờ có 40.000 đồng từ người bán quyền chọn.Nếu XYZ tiếp tục giảm giá thì đương nhiên người bán sẽ mất tiền. Như vậy khoản thu 40.000 đồng từ việc bán quyền lựa chọn tạo ra một sự bảo vệ cụ bộ đối với tình trạng sụt gía.
Nếu trong 6 tháng tới giá XYZ vẫn giữ nguyên, quyền sẽ không được thực hiện. Khoản thu phụ trội 40.000 đồng là một thu nhập bổ sung trên tổng đầu tư.
4.22 Quyền mua trước.
Khái niệm: Quyền mua trước là một quyền lựa chọn mua có thời hạn rất ngắn, có khi chỉ vài tuần. Quyền này được phát hành khi các công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm các cổ phiếu thường. Quyền cho phép một cổ đông mua cổ phiếu mới phát hành với mức giá đã ấn định trong một khoảng thời gian xác định.
Loại quyền này thường được phát hành theo từng đợt, mỗi cổ phiếu đang lưu hành được kèm theo một quyền. Số quyền cần để mua một cổ phiếu mới được quy định tuỳ theo từng đợt phát hành mới. Giá cổ phiếu ghi trên quyền thường là thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu. Giá của quyền tính bằng chênh lệch giữa giá thị trường hiện hành của cổ phần đang lưu hành và giá mua cổ phần mới theo quyền, chia cho số lượng quyền cần có để mua một cổ phần mới.Ví dụ: cổ phiếu bán theo quyền (giá thực hiện) là 800.000 đồng/cổ phần, nhưng có giá thị trường là 1.000.000 đồng, nếu cứ 10 quyền được mua một cổ phần mới cổ phần thì giá của quyền được xác định theo công thức:
Vr = (Po – Pn)/r
Trong đó: Vr là giá trị của một quyền
Po là giá thị trường của cổ phiếu đang lưu hành
Pn là giá thực hiện cổ phiếu mới và r là số quyền cần có để mua cổ phiếu đang lưu hành.
Vậy, giá quyền ở đây là Vr = (1.000.000 – 800.000)/10 = 20.000đồng. Nếu không muốn thực hiện quyền, cổ đông thường có thể bán quyền trên thị trường trong thời gian quyền chưa hết hạn. Giá quyền có thể lên xuống trong khoảng thời gian chào bán, tuỳ thuộc biến động giá thị trường của cổ phiếu. 4.23 Chứng quyền
Khái niệm: Chứng quyền là quyền cho phép mua một số cổ phần xác định của một cổ phiếu, với một giá xác định, trong một thời hạn nhất định. Quyền này được phát hành khi tiến hành tổ chức lại các công ty, hoặc khi công ty muốn khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng mua những trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi nhưng có những điều kiện kém thuận lợi. Để chấp nhận những điều kiện đó, nhà đầu tư có được một lựa chọn đối với sự lên giá có thể xảy ra của cổ phiếu thường.
Đặc điểm: Khác với quyền mua trước, chứng quyền có thời hạn dài hơn, do công ty đã phát hành công cụ cơ sở phát hành đồng thời với công cụ cơ sở. Khác với quyền lựa chọn (option), khi chứng quyền được thực hiện, nó tạo thành dòng tiền vào cho công ty và tăng thêm lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường. Chứng quyền có thể được giao dịch tách rời với trái phiếu hay cổ phiếu mà nó đi kèm.
Các điều kiện của chứng quyền được ghi rõ trên chứng chỉ: Các điều kiện của chứng quyền được ghi rõ trên tờ chứng chỉ: số cổ phiếu được mua theo mỗi chứng quyền (thườnglà 1:1); giá thực hiện cho mỗi cổ phiếu; tại thời điểm chứng quyền được phát hành, giá này bao giờ cũng cao hơn giá thị trường của cổ phiếu cơ sở, và giá đó có thể cố định, có thể được tăng lên định kỳ; và thời hạn của quyền, đa số là 5-10 năm.
4.24. Hợp đồng kì hạn
Khái niệm: Hợp dồng kỳ hạn là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá vào ngày hôm nay. Hàng hóa ở đây có thể là bất kì thứ hàng háo nào từ nông sản, các đồng tiền, chứng khoán. Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính các nhân. Giá hàng hoá đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể thay đôỉ, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua và bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trường.
Như vậy, bằng việc tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn, cả hai bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình. Vì chỉ có hai bên tham gia vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực hiện hợp đồng. Khi có thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, vì mức giá đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác.
4.25 Hợp đồng tương lai.
Khái niệm: Hợp đồng tương lai, nhờ đặc tính linh hoạt của nó, đã khắc phục được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn, và thường được xem là một cách thức tốt hơn để rào chắn rủi ro trong kinh doanh
Những điểm khác biệt căn bản của hợp đồng tương lai so với hợp đồng kỳ hạn là:
- Niêm yết tại sở giao dịch: Một giao dịch hợp đồng tương lai nói chung được xử lý trên một Sở giao dịch. Điểm này cho phép giá cả được hình thành hợp lý hơn, do các bên mua bán được cung cấp thông tin đầy đủ và công khai. - Xoá bỏ rủi ro tín dụng: Trong các giao dịch hợp đồng tương lai được niêm yết trên sở giao dịch, cả hai bên bán và mua đều không bao giờ biết về đối tác giao dịch của mình. Công ty thanh toán bù trừ sẽ phục vụ như một trung gian trong tất cả các giao dịch. Người bán bán cho công ty thanh toán bù trừ, và người mua cũng mua qua công ty thanh toán bù trừ. Nếu một trong hai bên không thực hiện được hợp đồng thì vẫn không ảnh hưởng gì đến bên kia. - Tiêu chuẩn hoá: Các hợp đồng kỳ hạn có thể được thảo ra với một hàng hoá bất kỳ, khối lượng, chất lượng, thời gian giao hàng bất kỳ, theo thoả thuận chung giữa hai bên bán, mua. Tuy nhiên, các hợp đồng tương lai niêm yết trên sở giao dịch đòi hỏi việc giao nhận một khối lượng cụ thể của một hàng hoá cụ thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu, theo một thời hạn được ấn định trước. - Điều chỉnh đánh giá theo mức giá thị trường (Marking to market) Trong các hợp đồng kỳ hạn, các khoản lỗ, lãi chỉ được trả khi hợp đồng đến hạn. Với một hợp đồng tương lai, bất kỳ món lợi nào cũng được giao nhận hàng ngày. Cụ thể là nếu giá của hàng hoá cơ sở biến động khác với giá đã thoả thuận (giá thực hiện hợp đồng) thì bên bị thiệt hại do sự thay đổi giá này phải trả tiền cho bên được lợi từ sự thay đổi giá đó. Trên thực tế, vì không bên nào biết về đối tác của mình trong giao dịch, nên những người thua đều trả tiền cho công ty thanh toán bù trừ, và công ty này sẽ trả tiền cho những người thắng.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HÀNG HOÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
THỰC TRẠNG HÀNG HOÁ
1. Chủng loại hàng hoá
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời ngày 20-7-2000 và thực hiện phiên giao dịch từ ngày 28-7-2000 chỉ với 2 cổ phiếu được niêm yết trên thị trường là REE và SAM, với giá trị thị trường ban đầu chỉ đạt 444.000.000, đến ngày 27/11/2005 có đến 21 loại cổ phiếu được niêm yết với tổng số vốn là 1086 tỷ đồng, hai loại trái phiếu công ty với số vốn là 157 tỷ đồng và 50 loại trái phiếu chính phủ với số vốn 54000 tỷ đồng. Như vậy, tại thời điểm này có 73 loại chứng khoán được lưu hành trên thị trường với số vốn khoảng 6600 tỷ đồng. Sau 5 năm ta có thể nhận thấy trong thời kì này thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển rất chậm, số lượng chứng khoán lưu hành còn quá ít. Điều này không có gì là khó hiểu bởi đây là giai đoạn mà thị trường của chúng ta còn sơ khai, non trẻ, mới đi vào hoạt động. Trong khi đó trình độ hiểu biết của dân cư về chứng khoán còn rất hạn chế, tâm lý e ngại của doanh nghiệp không muốn tham gia vì phải chụi sự quản lý của UBCKNN, phải công bố thông tin, kiểm toán, điều này đã góp phần làm cho thị trường khá là nguội, số cổ phiếu tham gia niêm yết ít.
Đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2006 thị trường đã có những bước tiến vượt bậc: tại TTGDCKTP.HCM đã có tới 61 cổ phiếu niêm yết ( tăng 2.9 lần 5 năm trước đó), 2 chứng chỉ quỹ và khoảng 350 trái phiếu công ty và trái phiếu Chính phủ. Như vậy, chỉ trong một năm thị trường có bước chuyển mình rất lớn, điều này đã phản ánh thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước đi đúng đắn, hợp lý. Nhưng bên cạnh đó cũng phải thừa nhận thị trường trong giai đoạn này vẫn còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, trình độ hiểu biết của dân cư về thị trường vẫn còn nhiều hạn chế, đầu tư theo tâm lý bầy đàn, hàng hoá có chất lượng tốt không nhiều.
Từ thời điểm cuối năm 2006 và đầu năm 2007 Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC và là thành viên chính thức của tổ chức WTO, đã tác động rất lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số Vn-Index liên tục tăng trong một thời gian dài trước và sau tết nguyên đán, đã có thời điểm chỉ số thị trường đã tăng độ biến lên đến 1.170 điểm, HASTC đạt 450 điểm vào ngày 12/3/2007. Điều này đã tạo lên cơn sốt hàng háo trên thị trường, mọi người đổ sô đi mua chứng khoán tìm cơ hội kiếm lời làm cho cung không đủ cầu, hàng hoá trở nên khan hiếm, các doanh nghiệp thấy được lợi ích của việc lên sàn nên liên tục đăng kí niêm yết, phát hành cổ phiếu huy động vốn. Điều này làm cho số lượng cổ phiếu trên thị trường liên tục tăng và tính cho đến thời điểm bây giờ cả thị trường đã có 219 mã chứng khoán niêm yết. Trong đó tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh là 125 mã chứng khoá, 2 chứng chỉ quỹ, tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội là 94 mã cổ phiếu. Bên cạnh đó là hàng loạt các cổ phiếu có chất lượng tốt, tính thanh khoản cao liên tục lên sàn qua các đợt IPO như: Bảo Việt, Đạm Phú Mĩ,…. Và đặc biệt là trong thời gian tới là các đại gia ngành Ngân hàng như: Vietcombank, BIDVbank, Agribank, Habeco, Mobifone,…. điều này làm cho thị trường trở nên sôi nổi, tính thanh khoản của thị trường được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó là trình độ hiểu biết của dân cư về chứng khoán, tâm lý đầu tư bầy đàn đã bị hạn chế, thị trường sau một thời gian tăng trưởng nóng đã có những bước điều chỉnh rất tích cực Vn-index dao động xung quanh mức điểm 1000 điểm và đến ngày 14/11/2007 sau 8 phiên điều chỉnh liên tục Vn-index mất 102.33 điểm và đạt tại mức 973,59 điểm. Sự điều chỉnh này làm cho thị trường mất khá nhiều điểm nhưng đây là sự điều chỉnh cần thiết, điều này sẽ giúp thị trường phát triển ổn định và bền vững trong tương lãi, tránh được những rủi ro khi mà thị trường phát triển quá nóng.
2. Khối lượng giao dịch.
2.1 Cổ phiếu
- Khi thị trường mới đi vào hoạt động phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000 chỉ có 2 cổ phiếu giao dịch với giá trị là 444 triệu đồng thì đến cuối thời điểm tháng 12 năm 2006 tổng khối lượng cổ phiếu niêm trên thị trường là 900 triệu cổ phiếu tổng giá trị giao dịch trên 10% GDP. Đến tháng 9/2007 tại TTGDCKTP.HCM tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch bình quân hàng ngày là 6,1 triệu cổ phiếu tăng 15% so với tháng 6/2007. Tại TTGDCK Hà Nội tổng số lượng cổ phiếu giao dịch trong tháng 9/2007 đạt 39,45 triệu cổ phiếu gấp hơn 2 lần số lượng cổ phiếu giao dịch tháng trước đó ( 19, 42 triệu cổ phiếu). Giá trị giao dịch tăng mạnh lên tới 3.649,26 tỷ đồng tăng gấp đôi so với giá trị giao dịch 1.836,8 tỷ đồng một tháng trước đó. Bình quân mỗi ngày có khoảng 2,076 triệu cổ phần thực hiện giao dịch là 192 tỷ đồng. Đặc biệt là thời gian cuối tháng giá trị giao dịch tăng lên rõ rệt đạt 400 tỷ so với 80 – 90 tỷ đồng so với thời gian tháng 7.
- Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài: Trong tháng 9 tổng lượng giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài tháng này giảm 30,12% so với tháng trước. Tuy nhiên xét về tương quan mua bán thì trong tháng này nhà đầu tư mua vào nhiều hơn là bán ra. Chênh lệch mua bán lên tới 1,092 triệu cổ phần. Các cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là SSI với 1,048 triệu cổ phần, với tương quan là 2,66% khối lượng giao dịch mua bán của toàn thị trường, tiếp đến là BMI với 337.700 cổ phần được mua vào, đứng thứ 3 là NTP với 334.300 cổ phần.
- Số tài khoản giao dịch tăng lên nhanh chóng: Nếu như tính đến tháng 6/2006 cả thị trường chỉ có 22.000 tài khoản tham gia giao dịch trên thị trường thì tính đến thời điểm cuối năm 2006 cả thị trường con số này tăng lên 52000 tài khoản, riêng tháng 8 năm 2007 tới 28 tổ chức và 573 nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự tăng lên nhanh chóng cuả tài khoản giao dịch làm cho các giao dịch khống chế, làm giá trên thị trường giảm xuống, tính thanh khoản thị trường tăng lên
- Chỉ số P/E: Trước khi giai đoạn thị trường có những điều chỉnh các nhà quản lý, các chuyên gia trong và ngoài nước đều đưa ra lời nhận xét rằng giá cổ phiếu quá cao so với giá trị thực của nó. Chỉ số P/E trung bình của 20 cổ phiếu niêm yết có vốn hoá lớn nhất là : 54,98 trong khi đó chỉ số này ở thị trường các nước khác khu vực châu á là:
Bảng 1: Chỉ số P/E ngày 29/3/2007
Thị trường
Chỉ số P/E
Năm 2006
Năm 2007
Hồng Kông
16,5
14,5
Ấn Độ
19,8
16,7
In-đô-nê-xi-a
17,2
13
Malaysia
18
16,1
Philipin
16,4
15,9
Thailan
11,1
10
Đài Loan
16,4
13,3
Như vậy, so với các nước thì P/E của chúng ta là rất cao. Khả năng sinh lời bị giảm do mua ở cổ phiếu ở mức giá qúa cao so với thị trường các nước trong khu vực. Điều này sẽ gây tâm lý lo lắng e ngại cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam vì mức độ rủi ro là rất lớn.
2.2 Trái phiếu
Trong năm 2002 tình hình giao dịch trái phiếu còn có phần ảm đạm hơn. Chính phủ trong thời gian qua đã rất cố gắng tạo nguồn hàng cho thị trường chứng khoán với phương châm trong giai đoạn đầu chủ yếu là giao dịch trái phiếu chính phủ nhằm tạo đà bôi trơn cho sự vận hành của thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất mới mẻ. Nhưng thực tế, trái phiếu Chính phủ được giao dịch với khối lượng rất ít. Sau hơn 3 tháng thị trường giao dịch chứng khoán hoạt động, đã có mặt 3 loại trái phiếu chính phủ được niêm yết nhưng có 2 loại CP1-0200 và CP1A-0100 chưa thực hiện được giao dịch nào. Còn loại trái phiếu CP1-0100 thì được giao dịch với khối lượng rất thấp với tổng số hơn 396 trái phiếu đạt giá trị giao dịch khoảng trên 39.206.000 đồng. Đặc biệt, trong nhiều phiên giao dịch không một trái phiếu nào được thực hiện giao dịch.
Đến thời điểm tháng 9/2006 TTGDCK Hà Nội đã tổ chức thành công 4 phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ TPCP tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu là 1.500 tỷ đồng. Tổng khối lượng trái phiếu tham gia đăng kí đấu thầu là 4.183 tỷ đồng ( gấp 2,78 lần khối lượng gọi thầu) kết quả khối lượng trái phiếu trúng thầu đạt 1.200 tỷ đồng. Tính đến thời điểm tháng 9/2006 số trái phiếu phát hành theo phương thức bảo lãnh phát hành của Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng phát triển Việt Nam đăng kí giao dịch trên TTGDCK Hà Nội có 38 loại tổng gía trị giao dịch là 7.027 tỷ đồng trong đó Kho bạc Nhà nước đạt 3.042 tỷ đồng ( 8 loại) và 30 loại của NHPT Việt Nam đạt 3.985 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2006 cả thị trường đã có tới 350 loại trái phiếu tham gia thị trường. Nhưng cũng có điều nhận thấy mặc dù số trái phiếu niêm yết là khá nhiều nhưng tham gia giao dịch lại quá ít, nó chỉ diễn ra chủ yếu là giữa các ngân hàng với nhau trong khi đó nhà đầu tư cá nhân tham gia lại quá ít.
Nguyên nhân:
- Tính thanh khoản của trái phiếu chính phủ là rất thấp, đơn điệu chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư; phương thức giao dịch chủ yếu là phương thức giao dịch thoả thuận, thị trường chưa có một hệ thống nào cung cấp thông tin đầy đủ về các giao dịch mã trái phiếu như: khối lượng, gía trị giao dịch. Trong khi đó việc tiến hành giao dịch chỉ được thực hiện qua 2 TTGDCK rất dễ gây sự nhầm lẫn và khó khăn cho nhà đầu tư khi theo dõi.
- Khi nhà đầu tư vào trái phiếu sẽ phải đối mặt với 3 loại rủi ro: thứ nhất: Là rủi ro về tín dụng; thứ 2: Tính thanh khoản bởi vì hiện nay trái phiếu có tính thanh khoản rất thấp đặc biệt là về thời gian của nó thường rất dài đa số là 10 năm và 5 năm, thứ 3: Rủi ro về lãi suất vì TPCP hiện có lãi suất cố định do đó có sự hoán đổi lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi.
Như vậy ta có thể thấy trong thời gian qua khối lượng và gía trị giao dịch trên 2 trung tâm chứng khoán Hà Nội và TP.HCM đã tăng rõ rệt cả về số lượng và gía trị giao dịch. Lược cung hàng hoá đã phần nào đáp ứng được cầu, hàng hoá đa dạng cả về số lượng và chất lượng đặc biệt là việc IPO của một số đại gia: Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt,… làm cho thị trường tăng tính linh hoạt, tính thanh khoản được nâng cao. Giai đoạn đầu năm 2007 thị trường được dẫn dắt bởi các nhà đâu tư nước ngoài, nhưng đến thời điểm hiện nay các nhà đầu tư trong nước đã tham gia tích cực vào thị trường, có nhiều phiên nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch chỉ chiếm 10,5% đây là điêu hết sức bất ngờ, tâm lý đầu tư bầy đàn đã giảm sau nhiều phiên điều chỉnh của thị trường.
Hiện nay cả nước hàng ngàn doanh nghiệp, nhưng con số hiện nay cho thấy trên thị trường chỉ có 219 Cổ phiếu được niêm yết trên thị trường thì đó quả là con số quá ít so với tiềm năng và quy mô của to
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Môi trường kinh doanh Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.docx