Đề án Giải phát phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội

 Vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp Khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2820 triệu USD, bằng 44,3% vốn đầu tư đăng ký. So với mức thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài nói chung thì tỷ lệ này của các dự án Khu công nghiệp thuộc loại cao, thời gian xây dựng bình quân 1 dự án tương đối ngắn (khoảng từ 1-2 năm) vì trong Khu công nghiệp quy hoạch mặt bằng đã được xác định một cách chi tiết, chủ dự án không phải lo đến việc đền bù hay giải toả mặt bằng và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho doanh nghiệp khi đi vào hoạt động. Quy mô bình quân của dự án đầu tư nước ngoài là 10,6 triệu USD.nếu không kể các dự án công nghiệp nặng, lắp ráp điện tử, công nghiệp nhẹ, và công nghiệp thực phẩm có quy mô lớn ở các Khu công nghiệp Đồng Nai, Bà Rịa- vũng Tàu, thì hầu hết các dự án Khu công nghiệp có mức vốn đầu tư từ 4-5 triệu USD, doanh thu 5-6 triêu USD/năm và 300-400 lao động, là những dự án hết sức đặc trưng phổ biến trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất ở Việt Nam.

 

doc27 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Giải phát phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp, Khu chế xuất được triển khai rất chậm chạm và vẫn còn nhiều điều bất cập. Với phương thức vừa kinh doanh vừa xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa tranh thủ kêu gọi, thu hút đầu tư đến nay các Khu công nghiệp, Khu chế xuất đã cho thuê được 2600 ha, chiếm gần 35% tổng diện tích đất công nghiệp có thể thuê của các Khu công nghiệp (Tính cả doanh nghiệp Việt nam có sẵn trong các khu) trong đó: 16 khu đã cho thuê được trên 50% diện tích đất công nghiệp, 3 khu đã cho thuê gần hết đất công nghiệp (Việt nam - Singapore, Sài Đồng B, Việt Hương). 19 khu đã cho thuê được 20-50% diện tích; Trong Khu công nghiệp các doanh nghiệp phải thuê lại đất của công ty phát triển hạ tầng với giá cao hơn so với giá thuê đất ngoài Khu công nghiệp (do đã đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng). Điều đó giải thích vì sao phần lớn các doanh nghiệp Khu công nghiệp được thành lập vào những năm gần đây là doanh nghiệp FDI mà chủ yếu là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; số doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế thành lập và hoạt động trong các Khu công nghiệp chưa nhiều. Về đầu tư trong nước, đến nay trong các Khu công nghiệp có 461 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư gần 18.600 tỷ đồng. "Việc quan trọng và cấp thiết phải làm là sớm nghiên cứu đánh giá lại tính khả thi của các Khu công nghiệp hiện đã được cấp phép thành lập, để có một kế hoạch cụ thể: Khu công nghiệp nào nên tiếp tục được đầu tư; Khu công nghiệp nào nên tạm thời đình hoãn, để tránh đầu tư dàn trải, lãng phí và kém hiệu qủa. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu xác định rõ và đưa vào qui hoạch môt số ít các Khu công nghiệp mới nếu thực sự hội đủ các điều kiện đảm bảo tính khả thi và hiệu qủa kinh tế". Đó là ý kiến của TS Lưu Bích Hồ, Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ kế hoạch đầu tư), trước yêu cầu định hướng phát triển các Khu công nghiệp trong giai đoạn 2001-2010. Ông Nguyễn Ngọc Phúc, Vụ trưởng Vụ quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất (Bộ kế hoạch đầu tư) còn cho biết: Đến hết năm 2000, các Khu công nghiệp đã thu hút được 1.141 dự án, trong đó có 680 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký là 8.722 triệu USD; và 461 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký trên 18,6 ngàn tỷ đồng. Cụ thể hơn, theo TS Hồ, trong số các dự án vào Khu công nghiệp trừ 67 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng, có vốn đăng ký là 1.160 triệu USD và 11.289 tỷ đồng; còn lại là các dự án đầu tư vào sản xuất, dịch vụ trong Khu công nghiệp, với tổng vốn 7.056 triệu USD và 16.443 tỷ đồng. Các dự án sản xuất, dịch vụ này đã thuê khoảng gần 2.600 ha, chiếm gần 34% tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các Khu công nghiệp; Nhiều chuyên viên cho rằng sự hình thành một loạt các Khu công nghiệp thực tế đã mang lại một bầu không khí mới cho hoạt động sản xuất công nghiệp trong những năm qua; đồng thời đã bước đầu góp phần tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật thực hiện chiến lược Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước; bên cạnh đó là tạo ra việc làm ổn định cho gần 20 vạn lao động, và hình thành nên nhiều khu dân cư đô thị mới... Nhưng các hiệu qủa này chắc sẽ còn cao hơn, nếu các Khu công nghiệp có điều kiện thu hút đầu tư tốt hơn. Đầu tiên là việc xây dựng cơ sở hạ tầng các Khu công nghiệp. Theo ghi nhận, đến hết năm 2000, các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng các Khu công nghiệp mới chỉ thực hiện được hơn 400 triệu USD và gần 2.000 tỷ đồng (trong tổng vốn đăng ký 1.160 triệu USD và 11.289 tỷ đồng). Các Khu công nghiệp đã cơ bản hoàn thành hạ tầng kỹ thuật có thể kể đến là: Nội Bài, Thăng Long (Hà Nội), Nomura (Hải Phòng), Đà Nẵng (Đà Nẵng), Tân Thuận, Linh Trung (Tp.HCM), Amata, Biên Hòa II (Đồng Nai), Việt Nam-Singapore, Việt Hương (Bình Dương)... Tỷ lệ đất cho thuê được đến nay rất cao như Biên Hòa II, Tân Thuận, Linh Trung; thậm chí gần hết đất cho thuê giai đoạn I như ở Việt Nam-Singapore, Sài Đồng B, Việt Hương. Còn hầu hết các Khu công nghiệp do các doanh nghiệp trong nước đầu tư cơ sở hạ tầng bằng vốn vay tín dụng, hoặc vốn ứng trước của doanh nghiệp nên tiến độ hoàn thành rất chậm, và chất lượng các công trình hạ tầng có phần non yếu, làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư. b) Khu công nghiệp Hà nội. Thực hiện đường lối Công nghiệp hoá- Hiện đaị hoá, do Đại hội VIII của Đảng đề ra, trong những năm qua công nghiệp Hà nội đã có nhiều khởi sắc và có những thành tựu rất đáng ghi nhận. Năng lực sản xuất tăng, trình độ trang bị và quy trình công nghệ từng bước được hiện đại hoá, số lượng chất lượng có nhiều bước tiến đáng kể. Tính đến đầu năm 2000, trên địa bàn thành phố có 15316 đơn vị sản xuất công nghiệp đủ mọi thành phần kinh tế. So với năm 1990, số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng 91%. Cùng với bước tiến vượt bậc của công nghiệp Hà nội, thì các Khu công nghiệp Hà nội cũng đã có những bước chuyển mình nhanh chóng và mạnh mẽ. Tính đến nay trên địa bàn Hà nội đã có 5 Khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập với tổng diện tích quy hoạch 765 ha, đó là Sài Đồng B, Nội Bài, Thăng Long, Hà Nội- Đài Tư và Daewoo-Hanel. Trừ Khu công nghiệp Daewoo-Hanel chưa triển khai thực hiện, 4 Khu công nghiệp còn lại đã xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật và thu hút được 32 dự án đầu tư với tổng số vốn 339triệu USD. Tuy mới chỉ có 14 doanh nghiệp trong Khu công nghiệp đi vào hoạt động, song doanh thu của các doanh nghiệp này lại hoàn toàn không nhỏ: đến hết tháng 9 năm 2000 đạt hơn 138 triệu USD, tổng kim ngạch xuất khẩu là 183 triệu USD, nộp ngân sách 5 triệu USD, thu hút 3800 lao động. Riêng 2 doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Sài Đồng B là Daewoo-Hanel và Orion-Hanel đã chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử của Thành phố. Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp đã chứng tỏ được khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới, đóng vai trò chủ lực trong một số lĩnh vực công nghệ cao. Cùng việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển ngoại thương, tạo việc làm, tăng thu ngân sách sự ra đời của 5 Khu công nghiệp trên được coi là nhân tố quan trọng góp phần đưa Hà nội lên vị trí thứ hai của cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Theo đánh giá của Ban quản lý các Khu công nghiệp và Khu chế xuất Hà Nội, do tích cực vận động đầu tư, tăng cường phối hợp với các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng... từ giữa năm 1999, nên hoạt động của các Khu công nghiệp đã có nhiều chuyển biến. Trong năm 2000, có thêm 9 dự án đầu tư mới được cấp giấy phép đầu tư vào các KCN của Hà Nội, với tổng số vốn đầu tư 16, 97 triệu USD... So với hai năm trước (1998, 1999), đầu tư vào các KCN của thành phố đã có sự tăng trưởng đáng kể cả về "lượng" và "chất": cả năm 1998 chỉ có 3 dự án đầu tư với tổng vốn 2,7 triệu USD, năm 1999: 2 dự án - 5,7 triệu USD. Ban quản lý các Khu công nghiệp và Khu chế xuất Hà Nội cho biết, trong số 9 dự án mới được cấp phép đầu năm 2000, có 4 dự án: Công ty Phúc Đầy, Công ty nông sản Long Ji, Công ty Medicos France (KCN Sài Đồng B), Công ty Parker Proccessing Vietnam (KCN Thăng Long) nếu được các chủ đầu tư có biện pháp chỉ đạo, giám sát chặt chẽ thì các dự án này có thể đi vào sản xuất thử trong quý I/2001. Điều đáng chú ý là phần lớn các chủng loại hàng hoá do những doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội sản xuất đều đạt chất lượng tương đối cao, không những đáp ứng được yêu cầu của khách hàng kỹ tính trong nước, mà đã có được chỗ "đặt chân" vững vàng ở nhiều thị trường lớn của thế giới, như Nhật Bản, Châu Âu và Hoa Kỳ. Cùng với đà hồi phục kinh tế của châu á (chiếm đa phần trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam), tình hình thực hiện các dự án đầu tư tại các Khu công nghiệp Hà Nội cũng bắt đầu trở nên sôi động hơn. Ngoài 9 dự án đầu tư mới, nhiều doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp Hà Nội cũng đã và đang hoàn tất hồ sơ xin tăng vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, điển hình là Công ty Orion - Hanel, Zamil Steel, Daewoo - Hanel, Công ty công nghiệp Tân á... Tháng 6 năm 2000 sau khi hoàn thành 128 ha hạ tầng kỹ thuật, Khu công nghiệp đã đưa vào hoạt động dự án đầu tiên về sử lý bề mặt, tráng lớp bảo vệ in, sơn chống ăn mòn của công ty Parke processingViệt Nam với tổng số vốn đầu tư 6,5 triệu USD của Nhật Bản.Triển vọng cuối năm 2000 sẽ có thêm Khu công nghiệp Hà nội - Đài Tư (100% vốn của Đài Loan) với 4 dự án đã được cấp giấy phép về sản xuất thức ăn gia súc và công nghiệp may cũng đi vào hoạt động. Hiện nay hoạt động sôi nổi nhất đang diễn ra tại Khu công nghiệp Sài Đồng B với dự kiến trong năm nay sẽ phủ kín 100% diện tích bằng 18 dự án đầu tư nước ngoài và 4-5 dự án đầu tư trong nước của cụm công nghiệp trọng điểm. Khu công nghiệp Nội Bài- Sóc Sơn đã hoàn chỉnh 50 ha hạ tầng, có 3 nhà máy hoạt động trong ngành nội địa hoá sản xuất phụ tùng xe máy, ô tô, khung nhà thép tiền chế phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, đồng thời Khu công nghiệp lại nằm trong vùng kinh tế được hưởng miễn giảm thuế lợi tức nên đang là một địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư. Khu công nghiệp Thăng Long (liên doan giữa tập đoàn Sumitomo và công ty cơ khí Đông Anh) cũng là một địa điểm lý tưởngdo có vị trí phù hợp với quy hoạch trong tương lai và có hạ tầng kỹ thuật hiện đại nhất, đảm bảo môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Riêng Khu công nghiệp Sài Đồng A có quy hoạch rộng 407 ha, trong đó đất xây dựng 197 ha (liên doanh giữa tập đoàn Daewoo và Hanel) chưa tiến triển được mấy do khó khăn của tập đoàn Daewoo. Trong thời gian gần đây, để tăng cường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, bằng nhiều biện pháp nỗ lực, nhất là trong việc cải tiến các thủ tục hành chính thuận tiện, nhanh chóng. 9 tháng qua, Ban quản lý đã cấp giấy phép cho 10 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 20 triệu USD, thời hạn từ 20-50 năm, hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất thức ăn gia súc, chế biến nông sản, may mặc, gia công, xuất khẩu các chi tiết máy tính, điện thoại, sản xuất nước tinh lọc, mỹ phẩm, hương liệu. Tuy vốn đầu tư của mỗi dự án không lớn nhưng với số vốn đã thu hút được cho thấy tình hình khá khả quan, nếu so với 2 năm trước chỉ có 5 dự án đầu tư vào Khu công nghiệp với tổng số vốn đầu tư 8,4 triệu USD. Tính chung cả năm 2000 Hà Nội đã thu hút 20 dự án vào các Khu công nghiệp. Đến thời điểm này tại các Khu công nghiệp Hà Nội đã có mặt các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, ả Rập Xê út, Malaisia, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Singapo Đáng chú ý là bên cạnh những dự án đầu tư mới, hầu hết các dự án đã đi vào hoạt động đều có hiệu quả và đang có nhu cầu tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất như: Sumi- Hanel, Tân á, Zail- steel, Orion-Hanel, Daewoo-Hanel 9 tháng qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong đó có các doanh nghiệp nằm trong Khu công nghiệp tiếp tục giữ vững tốc độ phát triển mạnh nhất trong các khu vực kinh tế của Thành phố, đạt tốc độ tăng trưởng 25,1%. 2. Nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất. Như ta đã nói ở trên, hoạt động của các Khu công nghiệp đã góp phần rất lớn vào việc phát triển kinh tế đất nước và thu hút một lực lượng lao động tham gia lao động trực tiếp tại các Khu công nghiệp và các lực lượng lao động gián tiếp khác. Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp đã tạo ra trên 25% giá trị sản lượng công nghiệp và 16% giá trị xuất khẩu của cả nước, lực lượng lao động trong các Khu công nghiệp đến nay lên đến trên 180 ngàn người. Số liệu trên cho thấy giá trị sản lượng ở các Khu công nghiệp đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế. Từ đó vai trò của Khu công nghiệp trong chiến lược Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá nền kinh tế nước ta ngày càng to lớn. Để thực hiện được vai trò trên, ngoài những yếu tố về môi trường đầu tư ngày càng phải được thông thoáng hơn thì yếu tố lực lượng công nhân tham gia sản xuất tại các Khu công nghiệp (cả về số lượng và chất lượng) cũng là một yếu tố rất quan trọng. Xuất phát từ số lượng các Khu công nghiệp trên cả nước phân bố không đồng đều, cụ thể ở miền bắc có 14 khu, miền Trung có 13 khu và miền Nam có 40 khu, do vậy lực lượng lao động tập trung nhiều ở các Khu công nghiệp phía Nam (gần 160 ngàn người) trong khi đó các Khu công nghiệp phía Bắc chỉ có 4000 người và miền Trung có 7000 người. Cũng do phân bố trên đã có một lực lượng lớn lao động từ miền Bắc và miền Trung đã được thu hút vào các Khu công nghiệp phía Nam, bình quân có gần 40% lao động từ địa phương khác. Từ đó đặc điểm chủ yếu của lực lượng lao động này là hầu hết là lao động trẻ (độ tuổi dưới 35) chiếm 90% và chưa qua đào tạo. Trình độ học vấn và tay nghề có thể khái quát như sau: Trình độ Số lượng người Tỷ trọng Đại học và trên đại học 7900 4,3% Kỹ thuật viên 8100 4,4% Công nhân kỹ thuật 57250 31,2% Lao động giản đơn 110450 60,1% Một vài kinh nghiệm Thế giới về phát triển các Khu công nghiệp, Khu chế xuất. Hệ thống miễn thuế nhập khẩu trên tầm vĩ mô cần phải tập trung áp dụng cho các Khu chế xuất đặc biệt. Những ưu tiên cho Khu công nghiệp, Khu chế xuất cần được xem xét riêng biệt trên từng nền kinh tế, chủ yếu với tư cách là một công cụ truyền thống để giúp các nền kinh tế tham gia vào thị trường Thế giới, trong mối quan hệ với cải cách chính sách thương mại rộng lớn hơn kéo theo sự chuyển dịch theo hướng phát triển hướng ngoại. Sự quản lý và việc phát triển tư nhân ở Khu công nghiệp, Khu chế xuất cần phải được khuyến khích, và khi sự phát triển công xộng trở nên cần thiết, thì cần phải thực hiện những công việc chuẩn bị đặc biệt để đảm bảo bồi hoàn đầy đủ chi phí (các chi phí phát triển bao gồm tiền thuê đất và phí điều hành) và quản lý một cách có hiệu quả. Khi một nền kinh tế đã thành công trong chiến lược hướng ngoại, ý nghĩa của Khu công nghiệp, Khu chế xuất như một công cụ chích sách sẽ giảm đi, mặc dù giá trị của nó như một Khu công nghiệp có thể vẫn còn. Bên cạnh một chế độ chính sách thích hợp, nền kinh tế đang phát triển muốn tham gia vào hoặc mở rộng chế biến xuất khẩu cần có một cơ sở vật chất hạ tầng thương mại phù hợp và một môi trường pháp lý để điều tiết ủng hộ cho kinh doanh và xuất khẩu tư nhân. Để các nước đang phát triển có sản phẩm của các Khu chế xuất xuất khẩu sang các nước phát triển đòi hỏi phải có chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với những nhà xuất khẩu, tạo cho họ một môi trường khuyến khích kinh doanh, với ít điều hạn chế và chế độ quan liêu tối thiểu. Chương II Thực trạng các Khu công nghiệp, Khu chế xuất ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. ở Việt Nam. Những đóng góp: Phần lớn các Khu công nghiệp, Khu chế xuất tập trung tại 3 vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia là thành phố Hồ Chí Minh - Bà Rịa- Vũng Tàu; Hà Nội- Hải phòng - Quảng Ninh. Các Khu công nghiệp được xây dựng gần các mạng lưới giao thông quốc gia, gần nguồn tài nguyên của đất nước, phát huy được thế mạnh của từng vùng. Việc phát triển các Khu công nghiệp, Khu chế xuất ở Việt Nam đã có những đóng góp sau: Thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp đã góp thêm nhiều năng lực sản xuất mới trong những ngành kinh tế then chốt. Ngoài những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như giày dép, đồ điện tử, dệt, sợi, may mặc có tỷ lệ huy động công suất tương đối cao, những sản phẩm dùng cho nhu cầu sản xuất trong nước mới huy động công suất thiết kế ở mức thấp, hoặc xí nghiệp đang trong thời kỳ xây dựng, chưa đi vào sản xuất. Đến nay đã có 33 nước đầu tư vào các Khu công nghiệp, Khu chế xuất ở Việt Nam, với hơn 680 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 8722 triệu USD (không kể dự án nhà máy lọc dầu số 1 ở Khu công nghiệp Dung Quất có số vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD). So với số dự án và số vốn đăng ký của tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy phép hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài thì tỷ trọng vốn FDI đăng ký đầu tư vào các Khu công nghiệp chiếm 23,5%. Vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp Khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2820 triệu USD, bằng 44,3% vốn đầu tư đăng ký. So với mức thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài nói chung thì tỷ lệ này của các dự án Khu công nghiệp thuộc loại cao, thời gian xây dựng bình quân 1 dự án tương đối ngắn (khoảng từ 1-2 năm) vì trong Khu công nghiệp quy hoạch mặt bằng đã được xác định một cách chi tiết, chủ dự án không phải lo đến việc đền bù hay giải toả mặt bằng và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho doanh nghiệp khi đi vào hoạt động. Quy mô bình quân của dự án đầu tư nước ngoài là 10,6 triệu USD.nếu không kể các dự án công nghiệp nặng, lắp ráp điện tử, công nghiệp nhẹ, và công nghiệp thực phẩm có quy mô lớn ở các Khu công nghiệp Đồng Nai, Bà Rịa- vũng Tàu, thì hầu hết các dự án Khu công nghiệp có mức vốn đầu tư từ 4-5 triệu USD, doanh thu 5-6 triêu USD/năm và 300-400 lao động, là những dự án hết sức đặc trưng phổ biến trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất ở Việt Nam. Khu công nghiệp, Khu chế xuất tạo thêm công ăn việc làm. Việt Nam là một nước đông dân, đến nay dân số nước ta đã lên tới con số trên 80 triệu và tốc độ tăng dân số là khá cao với các nước trong khu vực cũng như trwn thế giới. Về thực chất Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, có tỷ lệ bán thất nghiệp cao. Thêm vào đó số người thất nghiệp ở đô thị ngày càng tăng và chủ yếu là những người vừa đến tuổi lao động, do dân số tăng trong những thập kỷ trước. Vì vậy vấn đề tạo thêm công ăn, việc làm cũng là mục tiêu quan trọng trong những năm tới và phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất cũng là một trong những biện pháp chính để tăng thêm việc làm. Đến nay, hơn 180.000 lao động có việc làm tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất. Đây thực sự vẫn không phải là con số lớn trong khi mỗi năm trung bình nước ta có khoảng 1,1 triệu lao động đến tuổi lao động không có việc làm, tuy nhiên nó lại là một con số đầy tiềm năng khi mà các Khu công nghiệp, Khu chế xuất đang có những bước phát triển đáng kể. 2. Thực trạng. Ngoài những kết quả tốt đẹp đạt được trong thời gian qua và những đóng góp góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, tăng GDP, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với việc phát triển đô thị, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong nước thì các Khu công nghiệp, Khu chế xuất ở Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư của các dự án trong nước cũng như nước ngoài. Bên cạnh những đóng góp tích cực của một số Khu công nghiệp, Khu chế xuất tiêu biểu như ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, khá nhiều Khu công nghiệp, Khu chế xuất ở các địa phương khác chưa phát huy tác dụng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, dẫn đến những băn khoăn trong nhận thức, tư tưởng về chủ trương phát triển các Khu công nghiệp, Khu chế xuất ở nước ta hiện nay. Chẳng hạn vấn đề mà dư luận đang nêu ra là hình thành 67 Khu công nghiệp, Khu chế xuất có quá nhiều hay không? Nhiều địa phương đồng loạt xây dựng các Khu công nghiệp thì tính khả thi và hiệu quả sẽ như thế nào? làm gì để hấp dẫn đầu tư vào các Khu công nghiệp. Tỷ lệ thu hút sử dụng vốn đầu tư và diện tích đất ở một số Khu công nghiệp đã được đầu tư hạ tầng khá hoàn thiện còn thấp. Tại 9 Khu công nghiệp ở Hải Phòng, Quảng Ninh có tổng diện tích đất quy hoạch 1002 ha với diện tích đất công nghiệp khoảng 700 ha, đến cuối tháng 2/2000 mới có 34 dự án đầu tư thuê khoảng 50 ha/700ha tương đương với 7% đất công nghiệp, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ những vấn đề nêu trên chúng ta có thể đưa ra 3 tồn tại chính đang xảy ra ở các Khu công nghiệp, Khu chế xuất nước ta hiện nay như sau: a) Quy hoạch tổng thể. Chưa có nhận thức, quan điểm đúng đắn về Khu công nghiệp tập trung và những đặc điểm cơ bản của những loại hình này như Khu công nghiệp, Khu chế xuất Khu công nghệ cao, khu kinh tế mở, đặc khu Nhiều người còn đồng nhất Khu công nghiệp tập trung với các cụm, khu vực tập trung phát triển các nhà máy công nghiệp (được xây dựng nhiều năm trước đây và gọi là Khu công nghiệp: Việt Trì, Thái Nguyên, Thượng Đình Hà Nội), thậm chí còn có người nêu ý kiến gọi là “Khu công nghiệp nông thôn”. Do có những nhận thức chưa đúng đắn mà từ đó dẫn đến tốc độ công tác quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn cả nước và từng khu vực còn thấp, nhiều vấn đề chưa hợp lý. Thiếu sự phối hợp giữa ngành và lãnh thổ trong công tác chỉ đạo thực hiện quy hoạch của các ngành, các cấp. Đặc biệt một số chính quyền địa phương còn chủ quan, thiếu tính toán các điều kiện cần thiết và đầy đủ khi quyết định đầu tư vào các Khu công nghiệp tại địa phương mình. Có địa phương quy hoạch phát triển Khu công nghiệp nhưng chưa xác định hướng thu hút phát triển những loại doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực nào cho phù hợp với địa phương mình. Chủ yếu quan tâm đến lấp đầy diện tích cho thuê và có sản lượng doanh thu, thuế đóng góp cho ngân sách địa phương. b) Quản lý Nhà nước. Hiện nay, ở nước ta tình trạng quan liêu, trì trệ của bộ máy quản lý Nhà nước các cấp vẫn còn nặng nề dẫn đến những quyết định thành lập Khu công nghiệp chưa rõ luận cứ, khi triển khaithực hiện gặp nhiều khó khăn. Cơ chế “xin - cho” nhiều cửa vẫn còn ách tắc, phiền hà cho các hoạt động quản lý cấp phép giải ngân trong công tác chuẩn bị xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp sau khi có quyết định thành lập. Chẳng hạn như Khu công nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội có quy mô dưới 20 ha, nhỏ hơn diện tích của một nhà máy lớn như dệt 8/3, nhưng vẫn phải thành lập đơn vị kinh doanh xây dựng hạ tầng độc lập theo Nghị định 36/CP. Sau hơn một năm kể từ khi có quyết định thành lập mới giải quyết xong các thủ tục về tổ chức, phương án giải phóng mặt bằng. Nếu nó là dự án đầu tư của 1 doanh nghiệp thì cơ chế quản lý vận dụng có thể đơn giản, rút ngắn thời gian triển khai. Cơ chế chính sánh thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và linh hoạt. Chính sách về giá thuê đất và các ưu đãi đầu tư khác trong Khu công nghiệp đang là bài toán khó để vận dụng triển khai cụ thể theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đã được Quốc Hội sưả đổi. Chúng ta lại thiếu vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng 67 Khu công nghiệp (60% trong số 2 tỷ USD). Với cơ chế hiện hành, vốn trong nước cho xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp chủ yếu từ ngân sách Nhà nước. Mỗi dự án Khu công nghiệp phải thành lập 1 doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp đảm bảo quản lý vốn ngân sách cấp. Trong đó các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế khác muốn góp vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp thì cơ chế lại chưa cho phép. Hiện tượng khoán trắng hoặc thiếu giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với giải quyết chi phí đền bù và xây dựng cơ sở hạ tầng của các công ty xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp đã đẩy chi phí giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng lên cao dẫn đến mức giá cho thuê đất gồm cả chi phí hạ tầng ở nhiều Khu công nghiệp quá cao. Như các Khu công nghiệp ở Hà Nội Hải Phòng có chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tới 5USD/m2. Chi phí giải phóng mặt bằng ở các Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương chỉ bằng 30% so với Hà Nội. Lực lượng lao động trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất. Nhìn chung sự phát triển của lực lượng lao động tại các Khu công nghiệp trong thời gian qua còn mang tính tự phát. Lực lượng công nhân hầu như chưa chuẩn bị đầu đủ để tham gia vào một môi trừơng sản xuất hiện đại cả về trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp ngay cả việc thích nghi với văn hoá đa dạng của các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia. Điều này do nhiều nguyên nhân như: Sự phát triển nhanh chóng của các Khu công nghiệp đi kèm theo đó là nhu cầu tăng đột biến. Trong khi đó lao động nông nghiệp tại các địa phương khác rôi dư đã đổ dồn về các Khu công nghiệp. Hành trang của các công nhân khi xin vào làm việc tại các Khu công nghiệp chủ yếu là sức lao động trẻ. Mục tiêu trước mắt của họ là kiếm sống với bất cứ ngành nghề gì, hầu như bản thân chưa có định hướng rõ ràng. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất trong các Khu công nghiệp đều thuộc các ngành như dệt may, điện tử, (lắp ráp) có nhu cầu nhiều lao động giản đơn nhằm sử dụng lợi thế giá nhân công thấp ở Việt Nam. Do đó các doanh nghiệp chỉ cần 1 lực lượng lao động có trình độ văn hoá nhất định, sau khi tuyển dụng sẽ tổ chức đào tạo tại chỗ để đủ trình độ kỹ thuật làm một công việc cụ thể theo đặc thù của từng doanh nghiệp. Thị trường lao động nhìn chung chưa hình thành , do đó cả về phía doanh nghiệp lẫn người công nhân chưa được tư vấn đầy đủ trong quá trình tuyển chọn lao động. Các tập trung giới thiệu việc làm của các Khu công nghiệp chưa phát huy tốt vai trò xúc tiến việc làm. Các trường dạy nghề trên địa bàn chưa thâm nhập vào các Khu công nghiệp để nắm rõ nhu cầu ngành nghề cần đáp ứng để có kế hoạch cho phù hợp. Thực trạng các Khu công nghiệp ở Hà Nội. Việc tạo dựng các Khu công nghiệp là một chủ trương đúng đắn của Nhà nước ta nhằm thúc đảy phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm và nâng cao tay nghề của công nhân, đồng thời phát triển công nghiệp theo quy hoạch, phát triển đô thị vệ tinh mới, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, sử dụng đất và nguồn lự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0313.doc
Tài liệu liên quan