Đề án Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Cơ hội và thách thức đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ

MỤC LỤC Trang

Lời nói đầu 1

Nội dung 2

Chương 1: Những quy định pháp lý đối với việc nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ 2

1. Những cơ quan liên quan tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ 2

2. Luật điều tiết nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ 3

2.1 Quy định chung hiệp định đa sợi - MFA 3

2.2 Quy định hệ thống hạn ngạch hàng dệt may hk 4

2.3 Các loại thuế đánh vào hàng dệt may nhập khẩu 5

3. Quy chế về nhãn mác hàng dệt may 6

4. Quy định xuất sứ hàng dệt may 7

Chương 2 : Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua 8

1. Thực trạng ngành dệt may Hoa Kỳ 8

2. Đánh giá chung về vị trí xuất khẩu hàng dệt may trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu nói chung của Việt Nam trong những năm qua và trong thời gian tới 9

3. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ trước khi hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực 11

4. Tác động của hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ 12

5. Đánh giá ảnh hưởng của hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đối với các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ 14

5.1 Cơ hội của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 14

5.1.1 Cơ hội được tiếp cận thị trường lớn và hấp dẫn nhất 14

5.1.2 Cơ hội thu hút vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may 16

5.1.3 Cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng lao động 17

5.2 Thách thức của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 18

5.2.1 Về tiêu chuẩn chất lượng hàng dệt may Việt Nam 18

5.2.2 Cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Mỹ 20

5.2.3 Quan hệ thương mại trở nên phức tạp 22

Chương 3: Đánh giá chung, triển vọng phát triển và một số giải pháp chiến lược 24

1. Đánh giá chung về triển vọng phát triển 24

2. Giải pháp chiến lược 27

Kết luận 30

Tài liệu tham khảo 31

Mục lục 33

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Cơ hội và thách thức đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng dệt may trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu nói chung của Việt Nam trong những năm qua và trong thời gian tới. Từ năm 1993, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam bắt đầu khởi sắc. Nếu như những năm đầu của thập kỷ 90 xuất khẩu dệt may mới ở những vị trí cuối của những mặt hàng xuất khẩu thì đến cuối năm 1996, 1997 đã vươn lên vị trí số 1 trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Và đến năm 1998 đã lùi xuống vị trí số 2, nhường cho mặt hàng dầu thô, xuất khẩu dệt may có ý nghĩa rất quan trọng là giải quyết được nhiều việc làm và phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy có thể chọn lựa hàng dệt may để đưa mặt hàng này vào danh mục những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam trong những năm tới. Hiện nay, mặt hàng dệt may chiếm tỷ trọng từ 20%-25% trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu nói chung. Theo số liệu thống kê thì giá trị xuất khẩu hàng dệt may từ năm 1995 tăng với tốc độ nhanh, cụ thể được thể hiện theo biểu đồ sau : Biểu đồ 1: Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam (Đơn vị : Triệu USD) 2600 1975 1747 1892 1593 1440 1130 (*Theo thống kê của Tổng Công ty Dệt may Tạp chí Kinh tế và phát triển số 68, năm 2003) Như vậy trong cơ cấu xuất khẩu chung thì dự kiến nhóm hàng công nghiệp (Điện tử, dệt may, giày dép) sẽ phải nâng tỷ trọng lên đạt trên 40% vào năm 2010 trong cơ cấu xuất khẩu chung. Trong đó Chính Phủ rất kỳ vọng vào ngành dệt may, nếu các doanh nghiệp biết tận dụng lợi thế của mình chắc chắn năm 2005 kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ đạt 4-5 tỷ USD và đến năm 2010 là 7-8 tỷ USD. Theo số liệu thống kê đến nay cả nước có 822 doanh nghiệp dệt may, trong đó doanh nghiệp quốc doanh là 231, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 270 và doanh nghiệp có vốn đầu tư nứoc ngoài là 211 và có năng lực như sau: -Về thiết bị: Có 1.050.000 cọc kéo sợi, 14.000 máy dệt vải, 450 máy dệt kim và 190.000 máy may. -Về lao động: Thu hút khoảng 1.600.000.000 lao động, chiếm 25% lực lượng lao động công nghiệp. Về thu hút đầu tư nước ngoài: Tính đến nay có khoảng 180 dự án sợi-dệt-nhuộm-đan-len-may mặc còn có hiệu lực với số vốn đăng ký đạt gần 1,85 tỷ USD trong đó có 130 dự án đã đi vào hoạt động, tạo việc làm cho trên 50.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã chiếm trên 30% giá trị sản lượng hàng dệt và trên 25% gí trị sản lượng hàng may mặc của cả nước. 3.Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ trước khi hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực. Mỹ là thị trường tiềm năng với sức mua lớn và đa dạng về sản phẩm dệt may. Châu á là khu vực xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất sang thị trường Mỹ, tổng giá trị xuất khẩu năm 1999 là 30,8 tỷ USD chiếm 55% tổng chi phí nhập khẩu của Mỹ cho mặt hàng này. Có thể nói yếu tố quan trọng nhất giúp cho hàng may mặc của các nước đang phát triển thiết lập và củng cố vị trí vững chắc của họ trên thị trường Mỹ là nhờ lợi thế chi phí nhân công thấp nên lợi thế này đã góp phần làm cho chi phí sản xuất hàng may mặc của các quốc gia này thấp hơn tương đối so với các sản phẩm sản xuất tại Mỹ. Đây cũng chính là một yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc Việt Nam khi xem xét quyết định tiếp cận và thâm nhập thị trường đầy hấp dẫn này. Tuy nhiên hiện tại Việt Nam đang phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác đặc biệt là Trung Quốc. Các sản phẩm dệt may của Trung Quốc khi xuất sang Mỹ phải chịu áp dụng hạn ngạch tuy nhiên họ lại được hưởng chế độ MFN trong nhiều năm nay, thuận lợi hơn khi nước này chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Điều này làm tăng lợi thế cạnh tranh nhờ giá rẻ của các sản phẩm Trung Quốc. Khi hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ chưa có hiệu lực thì mặc dù Hoa Kỳ không áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam nhưng áp dụng mức thuế phi MFN làm cho giá cả hàng dệt may Việt Nam cao hơn và kém tính cạnh tranh. (Mức thuế phi MFN cho hàng dệt may thường cao gấp 2,5 lần mức thuế xuất MFN. Bảng 1: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ. (Đơn vị:1000USD) Năm Loại hàng 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Hàng dệt Hàng may mặc Tổng Tốc độ tăng trưởng(%) 0,11 2,45 2.56 1,78 15,09 16,87 559 3,59 20,0 23,6 39,9 5,326 20,602 25,928 9,75 5,035 21,34726,4 1,97 5,83 28,97 34,7 31,44 6,212 31,253 37,456 7,95 (* Nguồn:Bộ thương mại Mỹ. Tạp chí Kinh tế và phát triển tháng 11/2001) Như vậy mặc dù sản phẩm dệt may Việt Nam đã bắt đầu tìm thấy hy vọng trên thị trường Mỹ nhưng kết quả bảng trên cho thấy nó chưa có được vị trí vững chắc trên thị trường đầy hấp dẫn này. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này đạt 48 triệu USD. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã được ký kết đã mở ra triển vọng mới cho quan hệ thương mại hai nước, dỡ bỏ sự phân biệt đối sử với hàng hoá Việt Nam khi thâm nhập thị trường Mỹ, hạ thấp hàng rào thuế quan xuống mức bình thường. Như vậy hàng dệt may Việt Nam, một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn sẽ có cơ hội tiếo cận và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường Mỹ. 4. Tác động của hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ không chỉ đưa lại những cơ hội trực tiếp cho việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Mỹ như thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp của Việt Nam tiếp cận một thị trường lớn nhất thế giới, hàng hoá của Việt Nam sẽ được hưởng các mức thuế ưu đãi góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ, và phát triển thương mại toàn diện cả về bề rộng và chiều sâu mà còn tác động gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong dài hạn như tăng năng lực và khả năng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Bảng 2: Thuế nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ Tên sản phẩm Thuế suất % Thuế MFN Thuế phi MFN Sản phẩm may mặc 13,4% 68,5% Sản phẩm dệt 10,3% 55,1% (*Nguồn: Bộ thương mại Mỹ. Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 5/2002.) Nhìn chung xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào cả hai khu vực thị trường có sử dụng hạn ngạch và phi hạn ngạch có tăng nhưng chưa tương xứng với Việt Nam. Về mặt hàng sản xuất theo phương thức gia công vẫn là chủ yếu và gia công xuất khẩu thường có xu hướng biến động từ 15%-20%/năm nên đã giảm sút đáng kể kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may. Nguyên phụ liệu cho hàng dệt may nước ta chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên luôn thiếu sự chủ động trong đầu vào. Chất lượng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước còn kém. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực vào ngày 10-12-2001 là cơ hội bằng vàng cho ngành dệt may Việt Nam. Hiệp định có hiệu lực và thịo trường được mở rộng cho phép hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN hoặc NTR) và có khả năng phía Mỹ sẽ dành cho Việt Nam quy chế thuế quan ưu đãi phổ cập- GSP với thuế xuất 0%. Đây là cơ hội tiên quyết để hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ mà không bị hạn ngạch hoặc giấy phép nhập khẩu của Chính Phủ Mỹ đang áp dụng đối với các nước khác, lợi thế này chỉ có thể kéo dài trong vòng một năm kể từ khi hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực. Song nếu biết tận dụng thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này. Các điều kiện trên đã được chứng minh bởi hiệu quả của nó trong 3 quý đầu của năm 2002 (hiệu quả của ngay sau khi hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ có hiệu lực ngày 10-12-2001) và cũng được dự báo ngay sau 1 năm thực hiện hiệp định. Chủ tịch hội dệt may Việt Nam ông Lê Quốc Ân dự báo ngay năm đầu tiên sau khi hhiệp địnhtm Việt Nam-Hoa Kỳ có hiệu lực kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ sẽ gia tăng tương đương 800triệu USD, gấp 16 lần so với năm 2001 là 48 triệu USD. Mức tăng trưởng trên hoàn toàn trong tầm tay bởi vì chỉ riêng 9 tháng đầu năm giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ đạt 480 triệu USD, và đến hết tháng 10 năm 2002 con số này là 620 triệu USD. Lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ là 25%, cao nhất là thị trường EU 40%. Trong năm nay dự tính tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt 2,5 tỷ USD, cao hơn mục tiêu là 2,4 tỷ USD. Một so sánh khác, ông Theresa Quesso, chuyên viên thuế quan phân ban dệt may tại cửa khẩu Los Angeles, dự kiến nguồn hàng khổng lồ từ Việt Nam sang sẽ thâm nhập thị trường Mỹ"Khi Camphuchia khởi động Thương mại với Mỹ trên quy chế quan hệ Thương mại bình thường - NTR, đã diễn ra một sự bùng nổ hàng dệt may nhập khẩu từ Camphuachia vào thị trường Mỹ, từ 7,7 (Triệu USD) năm 1996-1997 lên 171 (Triệu USD) năm 1997-1998, tức là gấp 22 lần. So với Camphuchia hàng dệt may Việt Nam có nhiều ưu thế". 5. Đánh giá ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. 5.1. Cơ hội của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. 5.1.1 Cơ hội được tiếp cận thị trường Mỹ lớn nhất và hấp dẫn nhất. Mỹ là một trong những nước có sức tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất thế giới. Hiện nay dân số khoảng 270 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội lên tới 10.000 tỷ USD/năm, trong đó 80% dành cho tiêu dùng, Mỹ là nước có nền kinh tế mạnh nhất, là thị trường có sức mua lớn nhất thế giới. Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định trong thập kỷ 90 và những năm qua. Thanh thiếu niên Mỹ hiện nay đang trở thành lực lượng tiêu dùng quan trong ở Mỹ. Lứa tuổi thanh niên hiện nay có thu nhập cao hơn, chi tiêu nhiều hơn so với trước đây, và tỷ lệ dành cho mua sắm quần áo cũng rất lớn. Lứa tuổi này trú trọng đến quần áo hợp thời trang và “đồ hiệu”, đồng thời, họ cũng rất nhanh chónh thích hợp với kiểu bán hàng mới trên mạng, tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp ban hàng qua internet. Lứa tuổi từ 45 trở lên chiếm 34% tổng dân số Mỹ, và dự đoán sẽ tăng lên vào năm 2005. Những người thuộc lứa tuổi này có xu hướng dành tỷ lệ chi tiêu lớn hơn cho mua nhà, chi phí học đại học của con cái và các khoản tiết kiệm khi về hưu. Sự cắt giảm tỷ lệ chi tiêu cho mua sắm quần áo buộc họ phải tìm những sản phẩm một mặt vẫn đáp ứng được nhữnh giá trị mà họ mong muốn, nhưng quan trọng hơn nó phù hợp với khoản tiền đã dự định chi tiêu. Mặc dù vậy họ vẫn là nhóm người chi một tỷ lệ rất lớn trong tổng mức tiêu thụ quần áo. Sự gia tăng số lượng người ở lứa tuổi 45 trở lên cũng là một dấu hiệu lớn cho các nhà sản xuất may mặc. Nhóm người tiêu dùng này ít quan tâm tới thời trang và chú ý nhiều hơn đến sự thoải mái và tiện dụng, phù hợp với lối sống và sinh hoạt của họ. Một xu hướng đang làm thay đổi về nhu cầu may mặc là người tiêu dùng có ít thời gian đến cửa hàng hơn trước. Xu hướng này làm tăng thị phần của các loại quần áo và hàng trang trí (như rèm, thảm… ) bán qua thư và internet. Một yếu tố nữa phải kể đến là sự thay đổi các quy định trong công sở và thói quen làm việc. Gần đây ngày, có nhiều công ty chấp nhận cho nhân viên của họ mặc áo tự do thay vì mặc đồng phục, cùng với sự gia tăng số lượng người làm việc tại nhà, cũng tạo ra sự thay đổi trong ngành sản xuất quần áo. Xu hướng mặc quần áo theo phong các tự do đã làm tăng nhu cầu đối với các loại quần áo thường, áo thể thao, sơ mi ngắn tay mặc thường, áo thun. Xu hướng này được dự báo sẽ còn phát triển. Năm 2000 Mỹ nhập khẩu 78,2 tỷ USD, chiếm 20% tổng số nhập khẩu hàng dệt may trên toàn thế giới. Do tác động của xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Mỹ, ngành may mặc của nước này mất dần lợi thế so sánh. Đó là những điều kiện thuận lợi để ngành dệt may Việt Nam thâm nhập một thị trường hấp dẫn nhất thế giới này. 5.1.2. Cơ hộ thu hút vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may. Cơ hội lớn nhất là thông qua việc thục hiện các cam kết trong hiệp định, chúng ta có điều kiện hoàn thiện hệ thống pháp luật chính sách nhằm tạo lập môi trường đầu tư có tính hấp dẫn và cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Các doanh nghiệp nước ngoài tìm thấy nguyên vật liệu hoặc nhân công rẻ ở nước ta, giúp cho họ giảm chi phí và giá thành sản phẩm, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh. Việc tăng cường thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ từ Mỹ và các nước tạo điều kiện để Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Nhiều nước và trước hết là các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật, Thái Lan… sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam nhằm tạo dựng lợi thế so sánh. So với các ngành khác, vốn đầu tư để đổi mới thiết bị trong ngành dệt may nói chung tăng khá nhanh, đặc biệt là đối với ngành dệt may. Hiện nay tổng số vốn đầu tư của VINATEX đạt 4000 tỷ đồng. Tuy nhiên so với nhu cầu thì còn rất thấp. Trong 10 năm tới so với tính toán của các nhà kinh tế thì đầu tư cho ngành dệt may Việt Nam phải đạt ở mức 2-4 tỷ USD mới đạt được nhưng mục tiêu tăng tốc mà Chính Phủ đặt ra. Để thực hiện được mức đàu tư này cần phải huy động từ nhiều nguồn vốn, trong đó hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ có hiệu lặc tạo ra một điều kiện hết sức thuận lợi nhằm thu hút vốn từ các nha đầu tư và các tổ chức tín dụng nước ngoài cho hoạt động đầu tư và phát triển ngành dệt may. Nguồn vốn vay tập trung phát triển nguyên phụ liệu cho ngành, đặc biệt là cây bông vải, các hoá chất, thuốc nhuộm, các chất phụ trợ cho ngành dệt, phụ liệu cho ngành may, các sản phẩm dệt sử dụng cho ngành công nghiệp. Các sản phẩm dệt hiện nay chưa sản xuất được như, xơ sợi tổng hợp, vải kỹ thuật… Phát triển ngành dệt thành các cụm tập trung nằm trong khu chức năng nhằm giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết xử lý môi trường tập trung. Ngành may cần phát triển rộng khắp đến các vung thị trấn, thị tứ, những khu đông dân cư, nhằm kết hợp chiến lược phát triển ngành với sự nghiệp chức năng hoá hiện đại hóa nông thôn. Để làm được điều này thì phải cần một lượng vốn không nhỏ. 5.1.3 Cơ hội việc làm , nâng cao chất lượng lao động. Do đặc thù của ngành công nghiệp dệt may là sử dụng nhiều lao động. Do vậy, khi ngành dệt may phát triển sẽ tạo ra nhiều điều kiện để giải quyết một lượng lớn người lao động, đặc biệt là người lao động nhàn rỗi ở nông thôn, nhằm mục tiêu chức năng chức năng hoá nông thôn. Khi hiệp định thực thi sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu, kích thích việc chuyển giao công nghệ, giúp cho người lao động tiếp cận được với trình độn quản lý tiên tiến, phong cách làm việc khoa học và hiện đại. Khi xuất khẩu tăng sẽ tạo điều kiện mở rộng sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề, tăng cơ hội việc làm. Hiện nay ngành dệt may thu hút được khoảng 1,6 triệu lao động, chiếm khoảng 26% lựclượng lao động công nghiệp, ngoài ra còn hàng ngàn lao động gián tiếp. Mục tiêu chiến luợc đến năm 2010 ngành dệt may thu hút 2,5-3 triệu. Phát triển nguồn nhân lực, đây là yếu tố then chốt, quyết định một phần quan trọng đến thành công của chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam. Có 4 giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đó là: Huy động nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả để bổ xung cho các đơn vị gặp khó khăn. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo trong và ngoài nước tại các trường đại học, cao đẳng, day nghề, tổ chức các khoá liên kết đào tạo, đầu tư cho các trường dạy nghề thuộc công ty, dành một phần kinh phí thích đáng để tổ chức đào tạo nước ngoài… Cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ thông qua các công trình, dự án đầu tư. Có thể thuê các nhà quản lý, chuyên gia kỹ thuật nước ngoài để giải quyết khó khăn cho một số công ty, hoặc quản lý các dự án mới. Nguồn nhân lực tốt là một đảm bảo cho sự phát triển lây dài và bền vững. Vì vậy dể đáp ứng nguồn nhân lực có tay nghề cho ngành dệt may đến năm 2010 là hết sức cần thiết và cấp bách, là một vấn đề lớn và khó khăn đối với các doanh nghiệp dệt may và các trường đào tạo dạy nghề và quản lý. Ngành dệt may cần một đội ngũ lớn các công nhân lành nghề, cán bộ quản lý, kỹ sư thực hành, nhà thiết kế thời trang, thiết kế mẫu mã cho đến giám đốc doanh nghiệp và cán bộ quản lý cao cấp. Do vậy còn phải có biện pháp đào tạo thích hợp để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thị trường (có thể thông qua các biện pháp trên). Để xây dựng năng lực đào tạo công nhân và cán bộ, Mỹ có thoả thuận với Việt Nam về lĩnh vực này, nhằm tạo ra một lợi thế của Việt Nam về nguồn nhân lực, giúp cho họ có đủ khả năng để các doanh nghiệp đi vào các mặt hàng có giá trị cao. Nhưng trước mắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện cho được 3 tiêu chuẩn: hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000; hệ thống quản lý chất lượng môi trường ISO 14000 và hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hỗi SA 8000, mà yếu tố quyết định là nguồn nhân lực. 5.2.Thách thức của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. 5.2.1 Về tiêu chuẩn chất lượng của hàng dệt may Việt Nam. Ba yếu tố quyết định kảh năng cạnh tranh là chất lượng, giá cả và “nghệ thuật bán hàng”, trong đó chất lượng được coi là yếu tố quan trọng. Thiết bị ngành dệt đã được đổi mới khoảng 40-50%, trình độ tự động hoá chỉ đạt ở mức trung bình, còn nhiều công đoạn thủ công nên chất lượng sản phẩm không ổn định. Đặc biệt trình độ công nghệ dệt còn lạc hậu so với các nước tiên tiến trong khu vực khỏng 10-15 năm. Ngành mong đổi mới được khá hơn khoảng 90-95% số thiết bị. Tuy vậy, khả năng tự động hoá trong quá trình sản xuất chỉ đạt ở mức trung bình. Công nghệ cắt may còn lạc hậu. Năng lực thiết kế thời trang, tạo mẫu mốt, thiết kế thời trang còn quá yếu, công nghệ tạo mẫu mốt, thiết kế thời trang của Việt Nam còn đang ở giai đoạn bước đầu, chưa định hình được bản sắc, khả năng cạnh tranh cả trong thị trường trong nước và quốc tế đều hạn chế. Chất lượng phụ còn là một khái niệm tương đối. Ngoài ra do giá nguyên phụ liệu như bông sơ, hoá chất, thuốc nhuộm.. ngoại nhập còn quá cao, chất lượng không ổn định cộng vơi ta chưa chủ động được hoàn toàn nguồn đầu vào này làm cho chất lượng sản phẩm đôi khi không thống nhất, kịp thời, giá thành nguyên vật liệu dẫn đến đội giá thành của sản phẩm. Giá sản phẩm dệt may của chúng ta thường cao hơn giá cùng loại của các nước trong khu vực khoảng 10-15%. Để giảm giá các nhà sản xuất cần tiến hành cải tiến hệ thống quản lý, dây truyền sản xuất, nâng cao tay nghề kỹ thuật vận hành và sử lý công việc của người lao động nhằm tăng năng suất đông thời áp dụng các biện pháp khác nhau để tiết kiệm mọi loại dư phí sản xuất. So với 10 năm trước đây “nghệ thuật bán hàng” của chúng ta đã khá hơn rất nhiều. Song vẫn là điểm yếu so với các nước trong khu vực. Đội ngũ tiếp xúc thương mại, tiếp thị, hệ thống nhân viên bán hàng còn yếu cả về chất lượng lẫn số lượng. Rất nhiều doanh nghiệp chưa thiết lập được mạng lưới trao đổi thong tin, hệ thống phân phối cả trong nước và trên thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ, một thị trường tiềm năng hấp dẫn nhưng cũng khá khó tính về chất lượng. Hạn chế này đã ảnh hưởng đến khả năng phản ứng nhanh, khả năng xoay chuyển tình thế của các doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần sớm xây dựng đội ngũ bán hàng tiếp thị có kỹ năng cao. Thiết lập văn phòng đại diện tại Mỹ, tổ chức các hội trợ nhằm giới thiệu sản phẩm. Thị trường Mỹ đòi hỏi chất lượng rất gay gắt (đáp ứng tiêu chuẩn +/-ISO 9000, SA 8000…) nhưng hiện nay nhiếu doanh nghiệp dệt may nước ta không đáop ứng được yêu cầu này. Một số doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là mặt hàng sơ chế cấp thấp, giá trị gia tăng không cao. Trình độ công nghệ không cao nên chất lượng hàng hoá cong thấp và không đồng đều. Các mặt hàng lại không đa dang về kiểu dáng, mẫu mã. Do vậy sản phẩm của những doanh nghiệp này chưa hấp đãn được người tiêu dùng Mỹ, và trong nhiều trờng hợp không vượt qua được các tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt. Đó là một nhược điểm lớn mà cần phải có các biện pháp khắc phục kịp thời để đạt được mục tiêu xuất khẩu mà ngành đặt ra. 5.2.2.Cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Mỹ. Ngành may gia công sẽ nhường chỗ cho ngành may cao cấp với các nhãn hiệu nổi tiếng và nhân công có tay nghề cao. Vì thế có thể đánh giá Mỹ là mảnh đất lý tưởng vag là thị trường đầy tiềm năng đối với các nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may chức năng trong đó có Việt Nam. Trước hết là các thành viên của ASIAN đặc biệt là 6 thành viên cũ. Các nước này có lợi thế là có sẵn thị trường tiêu thụ, giá thành sản xuất cũng không cao lằm. Các nước này hầu hết là tự túc được nguyên liệu và các phụ kiện có chất lượng cao, giá trị tài sản cố định đã được khấu hao nhiều năm nên giá thành sản phẩm giảm. Hơng nữa hang dệt may của các nước ASIAN đã có nhiều nhãn hiệu quen thuộc, có uy tín trên thị trường thế giới. Philipin vốn đã nổi tiếng trên thế giới về sản phẩm may mặc có chất lượng cao. Thời gian giao hàng đúng hạn, giá cả cạnh tranh, nhất là những mặt hàng thêu ren bằng tay. Đặc biệt là quần áo trẻ em, quần áo phụ nữ của Philippin đã nổi tiếng trên thị trường Mỹ từ nhiều năm nay vàe chất lượng cao. Còn ngành dệt may của Singapore đã phát triển đến hình thức kép tức là họ chỉ sản xuất những đơn đặt hàng phức tạp, còn những đăn đặt hàng đơn giản thì họ chuyển giao cho các nước có gia nhân công rẻ hơn trong khu vực. Bảng3: Hệ số lợi thế so sánh giữa các nước ASIAN. Tên quốc gia Sợi, chỉ, vải, dệt Quần áo Indonesia Malaysia Philipines Singapore ThaiLan ViệtNam 1,6 0,4 0,4 0,2 1,2 1,8 2,1 1,4 4,4 0,5 2,2 3,1 (* Nguồn: Báo cáo của WB, đánh giá tác động của Việt Nam gia nhập AFTA. Tạp chí phát triển kinh tế tháng 5/2002.) Ngoài ra chúng ta phải kể đến các đối thủ cạnh tranh “nặng cân tai thị trường Mỹ là Trung Quốc, Mexico, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Canada, các nước vùng Caribe và một số quốc gia EU. Một đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất đối với ngành dệt may Việt Nam chính là Trung Quốc. Nước này vốn đã sản xuất và xuất khẩu tơ lụa từ hàng nghìn năm nay, hiện là nhà cung cấp lớn nhất thế giới về vải lụa tơ tằm (chiếm 2/3 tổng sản lượng của thế giới). Ngay từ năm 1998, Trung Quốc đã xuất khẩu tới 40 tỷ USD hàng dệt may. Trung Quốc có lợi thế giá nhân công rẻ lại tự túc được nguyên liệu do có diện tích trồng bông lớn và có truyền thống về ngành dệt từ lâu đời. So với Việt Nam, giá cả lao động trong ngành dệt may ở Trung Quốc rẻ hơn (tiền lương ngành dệt may Trung Quốc bình quân 45USD/người/tháng, ở Việt Nam 79USD/người/tháng). Nên ngay tại thị trường Việt Nam hàng lậu của Trung Quốc đã tràn ngập. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã được hưởng quy chế tối huệ quốc của Mỹ tè nhiều năm nay nên đã chiếm lĩnh được thị trường quan trọng này. Ngay cả vào thị trường Nga, tuy gia nhập thị trường Mỹ muộn nhưng hàng Trung Quốc ngày càng chiếm ưu thế, tiến liên tục, chất lượng tốt hơn và giá cả phải chăng, dễ chấp nhận, Hơn nữa Trung Quốc đã trở thành thành viên của WTO lại càng có nhiều điều kiện để chiếm lĩnh thị trường dệt may thế giới. Theo tính toán của các nhà kinh tế, chỉ làm thành viên của WTO đã làm cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc tăng lên 24 tỷ USD trong 5 năm tới. Các nước Nics cũng là đối thủ quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới, nhưng do giá đất, giá nhân công nhgày cang đắt nên xu hướng chung là chuyển về những nước có chi phí thấp hơn như Trung Quốc, và các nước ASIAN. Bên cạnh đó, ấn Độ cũng là nhà sản xuất tơ lụa có tiếng mà các doanh nghiệp Việt Nam phải tính đến khi tham gia thị trường Mỹ. Và chính các doanh nghiệp dệt may của Mỹ cũng là một đối thủ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này. Do chưa phải là thành viên của WTO nên hàng dệt may Việt Nam đang chịu hai bất lợi so với các nước xuất khẩu là thành vên của WTO: còn bị hạn chế bằng hạn ngạch theo các hiệp định song phương-kể cả sau năm 2004 (thời điểm chế độ kiểm soát nhập khẩu hàng dệt may bằng hạn ngạch được bãi bỏ hoàn toàn cho các nước thành viên WTO). Chịu thuế suất cao hơn ở nhiều thị trường, do các nước phát triển sẽ tăng cường hàng rào phi thuế quan khác để hạn chế bớt việc nhậo khẩu từ những quốc gia đang phát triển. Do vậy, từ cơ sở của hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, đích đến sắp tới phải là gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Có như vậy mới tăng được khả năng xuất khẩu sản phẩm dệt may với số lượng lứon trong tương lai. 5.2.3. Quan hệ thương mại trở lên phức tạp. Mỹ là nước có hệ thống pháp luật phức tạp nhưng chặt chẽ và khắt khe thuộc loại hàng đầu trên thế giới. Do tính nghiêm ngặt của luật pháp Mỹ nên các doanh nghiệp Việt Nam quen kiểu làm ăn chụp giật, luồn lách sẽ dễ mắc sai lầm, và phải trả giá đắt khi kinh doanh với Mỹ, các chức năng Việt Nam cần tìm hiểu công cụ, chính sách thương mại của Mỹ, nắm vững các đạo luật về môi trường, luật chống độc quyền, luật chống phá giá, luật về trách nhiệm sản phẩm, luật thuế bù giá, luật về nhãn hiệu hàng hoá và phát minh sáng chế…Tuy nhiên Việt Nam đã hưởng mức thuế suất theo quy chế NTR nhưng việc thâm nhập thị trường Mỹ vẫn có thể bị hạn chế bởi vô số trở ngại phi thuế quan khác. Việc áp dụng chế độ cấp hạn ngạch đối với hàng dệt may làm hạn chế tốc độ tăng trưởng của hàng dệt may Việt Nam. Quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố chính trị bất lợi do một số thế lực thù địch ở Mỹ tạo ra. Dẫn chứng là gần đây đồng thời phê chuẩn phê chuẩn hiệp định thương mại Việ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiệp định thương mại Việt – Mỹ Cơ hội và thách thức đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ.Doc