MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
I. Những lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh và vai trò của chiến lược canh tranh tại doanh nghiệp. 2
1. Khái luận về chiến lược kinh doanh. 2
1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh. 2
1.2. Đặc trưng của chiến lược kinh doanh. 3
2. Khái niệm về chiến lược cạnh tranh. 4
2.1 Khái niệm chiến lược cạnh tranh. 4
2.2. Chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp: 4
2.3. Lợi ích của chiến lược cạnh tranh. 7
2.4. Hoạch định chiến lược kinh doanh là yêu cầu khách quan của doanh nghiệp . 8
3.Quy trình hoạch định chiến lược. 13
Quy trình tám bước hoạch định chiến lược kinh doanh . 13
II. thực trạng năng lực cạnh tranh nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 15
1. Đặc điểm nền kinh tế việt nam hiện nay. 15
1.1. Nền kinh tế việt nam thời kỳ trước đổi mới, 1986. 15
1.2 Đổi mới nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. 16
2. Thực trạng môi trường cạnh tranh nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 17
2.1 Năng lực cạnh tranh quốc gia, 17
2.2. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, 18
III. Thực trạng hoạch định chiến lược cạnh tranh tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và các giải pháp phát triển hoạch định chiến lược cạnh tranh. 20
1. Thực trạng hoạch định chiến lược tại doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 20
1.1 Đối với mô hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 20
1.2 Hoạch định chiến lược tại doanh nghiệp nhà nước. 20
1.3 Hoạch định chiến lược tại doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. 22
2. Giải pháp cho việc thúc đẩy hoạch định chiến lược cạnh tranh tại doanh nghiệp . 24
2.1 Các giải pháp từ phía chính phủ. 24
2.2 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp. 27
Kết luận 29
Danh mục tài liệu tham khảo 30
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Hoạch định chiến lược cạnh tranh tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích được, nắm bắt được xu hướng biến đổi của nền kinh tế,của môi trường kinh doanh trong ngành .Phải có tầm nhìn dài hạn và xây dựng một chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với năng lực doanh nghiệp, với tình hình cạnh tranh và phải chứa đựng những yếu tố tham vọng và táo bạo .
-Môi trường kinh tế ngày càng biến động bất thường. Đó là đặc điểm của nền kinh tế hiện đại . Khi mà các tác nhân tác động tới nền kinh tế ngày càng xuất hiện nhiều với mức độ tác động mạnh mẽ . Và hiện nay tất cả các hoạt động của xã hội loài người đều có tác động hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp tới hoạt động của nền kinh tế.
Sự biến động đó còn là hậu quả của xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá.Của sự phát triển như vũ bão của khoa học, của tri thức loài người . Khi mà hệ thống kinh tế khu vực và thế giới ngày càng trở thành một thể thống nhất, có sự liên hệ mật thiết với nhau thì sự bất ổn của hệ thống đó ngày càng lớn .Chỉ cần một mắt xích trong hệ thống có sự biến động thì sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới các mắt xích còn lại đồng thời tác động lên sự ổn định của hệ thống .
Vì vậy mà các doanh nghiệp luôn phải đương đầu với một mối hiểm hoạ từ sự biến động của môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường ngành. Dù rằng từ hiểm hoạ đó sẽ là những cơ hội cho doanh nghiệp hoặc sẽ là mối đe doạ của doanh nghiệp thì họ vẫn luôn phải tính tới và cần nắm lấy nó . Đây cũng là nguyên nhân quan trọng cho sự tồn tại về một phạm trù được gọi là khoa học quản trị chiến lược, cho một hoạt động không thể không có tại doanh nghiệp đó là xây dựng chiến lược kinh doanh .
b. Những yêu cầu nội tại của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khi đứng trước một môi trường kinh tế mới chứa đựng nhiều nhân tố mới và phức tạp . Đồng thời môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng trở nên vô cùng phức tạp, biến đổi khôn lường thì doanh nghiệp nảy sinh rất nhiều những yêu cầu mới sau đây:
- Muốn có một cái nhìn tổng quan và dài hạn về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp . Đây là một đòi hỏi bức thiết và quan trọng của doanh nghiệp . Để nắm bắt được những thông tin quan trọng có giá trị cao, nhắm bắt được những cơ hội và nhìn thấy sớm những mối hiểm hoạ .Từ đó có phương hướng hành động và các quyết định có lợi cho mình trong hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp muốn đánh giá được chính xác năng lực cạnh tranh của mình và thấy rõ vị thế của mình trên thị trường . Từ đó có những quyết định nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của mình , nhằm chiếm ưu thế trước các đối thủ trong kinh doanh.
-Doanh nghiệp muốn xác định rõ hướng đi của mình trong quá trình phát triển đầy sóng gió . Đó là vì nếu xác định được một hướng phát triển đúng đắn cho mình cho khoảng thời gian tương lai sẽ là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp luôn vững vàng về hướng phát triển của mình .Và từ đó sẽ có được các chính sách, các quyết định đúng đắn để thực hiện được cho đúng con đường đã chọn . Để đối phó với những sự biến động của môi trường bên ngoài. Vì nếu không xác định cho mình một hướng đi nhất định, thì khi đứng trước sự biến động, sự thay đổi từ bên ngoài sẽ làm cho doanh nghiệp bị giao động và mất phương hướng hoạt động . Sẽ dẫn đến các quyết định được đưa ra lại trái ngược nhau gây tác động ngược . Nó làm cho doanh nghiệp lãng phí về mặt thời gian và nguồn lực không cần thiết. Và làm cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng lúng túng không tìm thấy lối thoát cho mình khi gặp phải những khó khăn bất ngờ.
- Một điều quan trọng nữa là doanh nghiệp luôn có nhu cầu sử dụng được tối đa nguồn lực có hạn của vào hoạt động kinh doanh với một hiệu quả cao. Muốn nắm bắt được nhanh các thời cơ, tận dụng được các cơ hội và vượt qua các mối đe doạ, trước các đối thủ . Đó là điều quan trọng mà doanh nghiệp chỉ bằng một nguồn lức hạn chế của mình để đi tới thành công mà tiêu tốn ít nguônf lực nhất và không gây ra một lãng phí nào . Điều mà trong hoàn cảnh cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay không cho phép tồn tại ở các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh.
- Doanh nghiệp mong muốn được chủ động và trở nên linh hoạt, có khả năng thay đổi và thích nghi với những biến động của điều kiện kinh doanh hiện nay . Khi mà hơn bao giờ hết, chỉ có một điều mà các doanh nghiệp biết chắc đó là sự thay đổi, khi mà cả số lượng và mức độ của những thay đổi tác động đến các doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng . Và vì vậy chiến lược được xây dựng sẽ giúp cho doanh nghiệp tập trung thích ứng một cách tốt nhất đối với những thay đổi trong dai đoạn dài .
Như vậy, xuất phát từ những nguyên nhân khách quan trên đây có thể kết luận được rằng.Việc xây dựng một chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, và là một yêu cầu khách quan của doanh nghiệp trong cạnh tranh.
3.Quy trình hoạch định chiến lược.
Quy trình tám bước hoạch định chiến lược kinh doanh .
- Bước 1: Nghiên cứu những quan điểm những mong muốn ban lãnh đạo
- Bước 2: Phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh.
- Bước 3: Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo môi trường kinh doanh.
- Bước 4: Phân tích và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp .
- Bước 5: Tổng hợp phân tích và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp.
- Bước 6: Xây dựng các mục tiêu chiến lược,các phương án chiến lược.
- Bước 7:So sánh đánh giá và tiến hành lựa chọn những phương án chiến lược tối ưu.
- Bước 8: Tổ chức thực hiện bằng các chương trình kế hoặch.
Sơ đồ: các bước thực hoạch định chiến lược tại doanh nghiệp
Phân tích môI trường kinh doanh
Phân tích và dự báo về môI trường kinh doanh
Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo về môI trường kinh doanh
Phân tích nội bộ doanh nghiệp
Đánh giá và dự báo thực trạng doanh nghiệp
Tổng hợp đánh giá thực trạng
Các quan điểm mong muốn kỳ vọng của lãnh đạo doanh nghiệp
Hình thành các phương án chiến lược
So sánh đánh giá và lựa chọn chiến lược tối ưu
Xác định các nhiệm vụ nhằm thực hiện chiến lược lựa chọn
II. thực trạng năng lực cạnh tranh nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
1. đặc điểm nền kinh tế việt nam hiện nay.
1.1. Nền kinh tế việt nam thời kỳ trước đổi mới, 1986.
Với đặc điểm nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp , kéo dài trong một thời gian từ năm 1955 đến những năm đầu thập niên 80. Do tư tưởng nóng vội và nhận thức sai lầm về xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội , chúng ta đã vội vàng thực hiện phương thức sản xuất Xã Hội Chủ Nghĩa xoá bỏ các hình thức sở hữu tư nhân , duy trì nền kinh tế với hai hình thức sở hữu đó là sở hữu tập thể và sở hữu toàn dân , với hai hình thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.
Với đặc điểm nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung.Tạo nên nền kinh tế với các đặc trưng sau đây:
+ Nền kinh tế chỉ tồn tại hai hình thức sở hữu là , sở hữu tập thể và sở hữu toàn dân với hai thành phần kinh tế cơ bản là kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước.
+ Các quy luật kinh tế không được coi trọng việc trả lời cho các câu hỏi , sản xuất cái gì ? sản xuất cho ai ? sản xuất như thế nào ? không phải xuất phát từ thị trường mà nó được quyết định bởi các chỉ tiêu pháp lệnh do cơ quan quản lý kinh tế quyết định hoàn toàn thoát ly khỏi thị trường .
+ Quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế bị triệt tiêu, bởi các doanh nghiệp không được phép tự ra các quyết định sản xuất , không cần phải tính toán , xem xét các yếu tố đầu vào đầu ra của sản xuất. Đặc điểm vận hành sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là thực hiện các chỉ tiêu giao nhận .
Chính việc duy trì quá lâu mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung khi không còn phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế , đã làm triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, đưa nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng chầm trọng , khả năng sản xuất trong nước giảm xút nghiêm trọng ,cung không đáp ứng nổi nhu cầu tiêu dùng trong nước , nền kinh tế phải nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong khi trong nước có khả năng sản xuất được như : lương thực , lạm phát cao và tình trạng thiếu việc làm trở nên chầm trọng .
Đứng trước thực trạng nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng chầm trọng , yều cầu đặt ra là phải có sự đổi mới nhanh nhằm đưa nền kinh tế ra thoát khỏi khủng hoảng và phát triển . Phải thực sự cởi trói cho các doanh nghiệp , để họ thực hiện các quyết định kinh doanh của mình theo sự đòi hỏi của sản xuất, bởi chính khả năng sản xuất tại các doanh nghiệp là yếu tố quyết định tới việc giải quyết khủng hoảng của nền kinh tế của chúng ta hiện nay.
1.2 Đổi mới nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.
Trước những khủng hoảng của nền kinh tế , nhận thức được những sai lầm trong tư duy , quản lý kinh tế. Đảng và nhà nước ta đã thực hiện bước đổi mới quan trọng trong tư duy về kinh tế , trong quản lý kinh tế . Mà đã được khởi đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 năm 1986 của Đảng . Từng bước chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế theo sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
Sự đổi mới này ngay lập tức tạo nên một diện mạo mới , sự phát triển mới của nền kinh tế . Sự vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vốn dĩ là yêu cầu , đòi hỏi khách quan của nến kinh tế. Nó đã tạo ra một môi trường kinh tế mới với những đặc trưng của nền kinh tế thị trường . Các quy luật kinh tế được coi trọng , môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn . Các tế bào của nền kinh tế thực sự vận động trong một cơ chế mới , sản xuất và kinh doanh trong điều kiện áp lực cạnh tranh gay gắt .
Nền kinh tế đổi mới của nước ta đã thực sự trở thành một khâu , một mắt xích trong hệ thống kinh tế khu vực và kinh tế thế giới . Nó là kết quả của đường lối mở cửa và hội nhập nền kinh tế của Đảng và nhà nước ta. Đây cũng là yếu tố nhằm hoàn thiện hơn môi trường kinh tế Việt Nam , nhưng nó cũng đặt nền kinh tế vào một áp lực mới đó là phải đương đầu với sự cạnh tranh của thế giới , với tính chất cạnh tranh gay gắt hơn nhiều . Điều này đòi hỏi nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải năng cao năng lực cạnh tranh khu đương đầu với xu thế khu vực hoá , quốc tế hoá nền kinh tế.
Sự đổi mới kinh tế không chỉ dừng lại ở cấp quản lý , vận hành nền kinh tế ở cấp quản lý kinh tế. Mà nó còn là sự đổi mới tại chính các doanh nghiệp . Cơ chế kinh tế mới đã tạo ra khả năng tồn tại và phát triển của các thành phần kinh tế mới . Đồng thời chính cơ chế mới này , cũng buộc các doanh nghiệp phải đổi mới chính mình . Đặc biệt trong xu hướng phát triển của môi trường kinh doanh hiện nay , khi mà cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là quy luật chủ đạo của sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.
Phương thức kế hoạch hoá theo mô hình của Liên Xô cũ , đã không còn phù hợp nữa . Mà điều kiện môi trường kinh doanh mới đòi hỏi phải có mô hình kế hoạch hoá mới phù hợp với điều kiện mới trong kinh doanh . Đó là mô hình kế hoạch hoá bao gồm hệ thống kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp tại các doanh nghiệp cho phù hợp với môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay , khi mà môi trường kinh tế đã phát triển theo đúng đặc điểm của nó , với đầy đủ các yếu tố , các qui luật kinh tế tác động tới doanh nghiệp . Khi mà các doanh nghiệp phải thực sự đương đầu với môi trường kinh doanh . Thì yêu cầu đòi hỏi các nhà quản trị phải có phương thức quản trị mới , quản trị theo chiến lược . Phương thức quản trị này ngày càng được các doanh nghiệp coi trọng và coi đó là phương tiện giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình.
2. Thực trạng môi trường cạnh tranh nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
2.1 Năng lực cạnh tranh quốc gia,
Được hình thành và là tổng hợp khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong một quốc gia và được hiểu là năng lực của một nền kinh tế có thể tạo gia tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh tế đầy biến động của thị trường thế giới. Đối với nước ta, Nghị quyết Đại hội Đảng IX nêu rõ “Nền kinh tế kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu…” Thực vậy, theo “Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2002” của Diễn đàn kinh tế thế giới (Xem bảng 1), năng lực cạnh tranh quốc gia việt Nam cho tới nay luôn có thứ hạng thấp.
Bảng 1: Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam năm 2002
Quốc gia hay lãnh thổ
Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng - GCI
Chỉ số năng lực tăng trưởng vi mô - MICI
2001
2002
2001
2002
Số quốc gia, lãnh thổ được xem xét
Singapo
Đài Loan
Hồng Kông
Hàn Quốc
Malayxia
Thái Lan
Trung Quốc
Philippin
Việt Nam
Inđônêxia
(75)
4
7
13
23
30
33
39
48
60
64
(80)
4
3
17
21
27
31
33
61
65
67
(75)
9
21
18
37
38
43
43
62
53
55
(80)
9
16
19
23
26
35
38
61
60
64
Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới “Báo cáo về năng lực cạnh tranh quốc tế 2002
Đã nhiều năm nay, Năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam có 3 đặc điểm chính sau:
Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam luôn có thứ hạng ở mức thấp và có xu hướng đi xuống: 1) Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng - GCI đứng thứ 65/80 nước, giảm 5 bậc so với năm 2001 (60/75 nước); và 2) Chỉ số năng lực cạnh tranh vi mô - MICI đứng thứ 60/80 nước giảm 7 bậc so với năm 2001 (53/75 nước).
Việt Nam cùng Philippin và Inđônêxia (là 2 nước cùng tham gia APTA nhưng Inđônêxia có tiềm lực kinh tế ở thời điểm hiện nay mạnh hơn và có chung với nước ta về cơ cấu hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu mục tiêu). Hai nước tạo thành nhóm ở tốp dưới trong các nước tham gia APTA và trong tổng số các nước vùng lãnh thổ được xem xet trong bản Báo cáo hàng năm với năng lực cạnh tranh cách nhau trung bình 5 bậc. Điều này làm cho cuộc chạy đua giữa các nước với nhau và giữa các nước tham gia APTA ngày càng gia tăng trong điều kiện thời hạn thực hiện đầy đủ các cam kết APTA đang đến gần, thời hạn của Việt Nam vào năm 2006.
Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, trực tiếp đối với Việt Nam cũng như các nước trong khu vực Đông Nam á, nhưng có năng lực cạnh tranh quốc gia được cải thiện liên tục và có khoảng cách ngày càng xa với Việt Nam: chỉ số GCI của Trung Quốc xếp thứ 33/80 nước, tăng 6 bậc so với năm 2001 (39/80 nước) và chỉ số MICI đứng thứ 38/80 nước, tăng 5 bậc so với năm 2001 (43/80 nước).
2.2. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp,
Có thể được hiểu là khả năng tồn tại , duy trì hay gia tăng lợi nhuận và dịch vụ của các doanh nghiệp. Giữa năng lực cạnh tranh quốc gia với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ, nhân quả với nhau. Về tổng thể, số lượng doanh nghiệp Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng nhìn chung có quy mô nhỏ và có tiềm lực yếu. Thực vậy, cả nước hiện nay có tới 97,8% tổng doanh nghiệp có quy mô dưới 300 lao động và 95,6% tổng số doanh nghiệp khoảng 18 tỷ đồng (tương đương 1,2 triệu USD) – tức hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp có quy mô lớn chỉ chiếm vài phần trăm, riêng loại có 1.000 lao động trở lên chiếm 0,6% và loại có vốn 500 tỷ đồng trở lên chiếm 0,4% tổng số doanh nghiệp. Với tiềm lực đó sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế. Điều này được chứng minh qua 2 nhóm chỉ tiêu đánh giá sau:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp ở mức thấp (xem bảng 2) nên việc tích lũy để phát triển và phòng chống rủi ro cũng thấp.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu về hiệu quả SX - KD của doanh nghiệp
chỉ tiêu hoạt động
Kết quả
Doanh nghiệp
Nhà nước
Tập thể
Tư nhân
Có vốn ĐTNN
1.Tỷ suất lợi nhuận/vốn (%)
2.Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (%)
3.Nộp ngân sách/doanh thu (%)
5,45
5,28
8,42
4,41
4,23
8,81
4,06
3,39
3,02
1,51
0,85
2,98
8,87
13,51
14,42
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, số 23 ngày 22-2-2002
Khả năng chiếm lĩnh thị trường của đa số các doanh nghiệp là yếu. Ví dụ đối với các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp (xem bảng 3): (1). Khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa: 26,9% giành được ưu thế chiếm lĩnh thị trường: 58,8% chiếm lĩnh thị trường nhưng chưa vững chắc: 14,3% hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước; (2). Khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp: 23,8% đã xuất khẩu; 13,7% có triển vọng sẽ xuất khẩu và 62,5% hoàn toàn không có khả năng xuất khẩu.
Bảng 3: Tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp phân theo khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu (năm 1998)
Toàn ngành công nghiệp
Chia ra
Khai thác
Chế biến
SX năng lượng
Tổng số
1. Khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa
- Giành được ưu thế
- Chua vững chắc
- Không có khả năng cạnh tranh
2. Khả năng xuất khẩu
- Đã xuất khẩu
- Triển vọng sẽ xuất khẩu
- Không có khả năng xuất khẩu
100,0
26,9
58,8
14,3
23,8
13,7
62,5
100,0
28,9
59,2
11,9
15,9
14,4
69,7
100,0
26,3
59,2
24,3
24,3
13,8
62,9
100,0
85,2
13,6
2,5
2,5
1,2
96,3
III. Thực trạng hoạch định chiến lược cạnh tranh tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và các giải pháp phát triển hoạch định chiến lược cạnh tranh.
Quản trị chiến lược là một phương thức quản trị chiến lược mới , và khoa học . Đã được áp dụng và thực thi trong các doanh nghiệp trên thế giới từ những thập niên 60 . Tuy nhiên , đối với các doanh nghiệp Việt Nam ,do đặc điểm nền kinh tế thị trường còn non trẻ , các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc tiếp cận phương thức quản trị mới này . Và thực tế áp dụng còn có sự khác biệt lớn giữa các loại hình doanh nghiệp .
1. Thực trạng hoạch định chiến lược tại doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.1 Đối với mô hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với loại hình doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài . Do đó các doanh nghiệp này là các nhà đầu tư nước ngoài đã có một quá trình phát triển lâu dài với cơ chế thị trường cạnh tranh . Họ có nhiều kinh nghiệm trong quản lý doanh nghiệp , trong cạnh tranh với quy luật của cơ chế thị trường . Họ sớm có những phương thức quản trị theo chiến lược.
Khi đầu tư tại Việt Nam , họ đã xây dựng cho doanh nghiệp mình phương thức quản trị hiện đại và khoa học . Các doanh nghiệp luân có chiến lược kinh doanh rõ ràng và chiến lược cạnh tranh cụ thể.
Thực tế , sự thành công của các doanh nghiệp này tại thị trường việt nam là rất lớn , chỉ một số ít doanh nghiệp ro mắc sai lầm trong chiến lược của mình .Còn phần lớn họ đã thu được kết quả kinh doanh khả quan và phát triển mạnh tại Việt Nam . Một ví dụ điển hình đó là công ty liên doanh Hon Da Việt Nam đã rất thành công bởi chiến lược thị trường hướng vào người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thị trường tiêu thụ tại nông thôn , với chiến lược cạnh tranh nhờ chi phì thấp và đa dạng sản phẩm kinh doanh của mình .
Việc hoạch định chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp này luân được xác định một cách cụ thể và rõ ràng . Họ luôn xác định được cho mình một thị trường mục tiêu rõ ràng với chiến lược về sản phẩm và giá cả hợp lý . Vừa lôi kéo được khách hàng và dành được ưu thế trước các đối thủ cạnh tranh của mình.
1.2 Hoạch định chiến lược tại doanh nghiệp nhà nước.
Các doanh nghiệp nhà nước với đặc điểm là doanh nghiệp vốn đầu tư của nhà nước . Và với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế , các doanh nghiệp này kinh doanh trong các ngành nghề có vai trò quan trọng ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế và có vai trò tạo động lực phát triển và ổn định của nền kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước thường có quy mô tương đối lớn và có năng lực về vốn đầu tư, và nhân lực mạnh hơn so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác .
Trước đây mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh , luôn được thực hiện theo các chỉ tiêu kế hoạch mang tính mệnh lệnh. Các kế hoạch trong sản xuất kinh doanh này được xây dựng mang tính chất là hệ thống các chỉ tiêu được áp dụng cho các doanh nghiệp theo hình thức giao , nhận. Hoàn toàn không được tính toán bởi các nhu cầu thiết thực của thị trường , các doanh nghiệp hoàn toàn không phải đương đầu với cạnh tranh trong kinh doanh, mà họ chỉ có nghĩa vụ phải thực hiện các chỉ tiêu được giao.
Sau khi thực hiện đổi mới trong công tác quản lý doanh nghiệp , nhà nước không còn trực tiếp tham gia vào quyết định sản xuất của các doanh nghiệp . Mà tạo ra một cơ chế tự chủ, độc lập trong kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm phát huy khả năng và động lực trong kinh doanh của họ , và thực hiện kinh doanh có hiệu quả. Từ bước đổi mới này của nhà nước đã thực sự cởi trói cho các doanh nghiệp , đồng thời tạo ra một không khí mới , một nhân tố tác động đến môi trường kinh doanh của nước ta . Các doanh nghiệp ngay lập tức đã có những đổi mới trong quản trị , và hoạt động kinh doanh của mình . Họ đã nhanh chóng tiếp thu những khoa học quản lý mới , nhằm năng cao khả năng sản xuất kinh doanh và làm ăn có lãi. Với thế mạnh của mình là có quy mô lớn , có thế mạnh về vốn và nguồn nhân sự trong doanh nghiệp, họ đã xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh và các chiến lược cạnh tranh cụ thể. Từ sự đổi mới này , đã có rất nhiều các doanh nghiệp làm ăn có lãi , đóng góp cho ngân sách lớn , giải quyết được một lượng lớn nhu cầu việc làm của xã hội và khẳng định được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế.
Tuy vậy không phải doanh nghiệp nào sau khi thực hiện cơ chế quản lý mới của nhà nước , cũng thực hiện kinh doanh một cách hiệu quả . Vẫn có doanh nghiệp đã rất lúng túng , không tìm ra được hướng đi cho mình, năng lực cạnh tranh không được cải thiện và làm ăn ngày càng kém hiệu quả , đi đến thua lỗ . Họ bị lâm vào tình trạng như vậy , không phải vì trong ngành kinh doanh không tăng trưởng hay khó khăn về vốn , hay không được hưởng các chính sách ưu đãi của chính phủ . Mà sự thất bại đó bắt đầu từ nguyên nhân của sự kém năng động , không thực hiện sự đổi mới , không có một hướng đi nhất quán trong kinh doanh . Không xây dựng cho mình được một chiến lược kinh doanh cụ thế và chiến lược cạnh tranh không được xây dựng hoặc là các quyết định về cải thiện năng lực cạnh tranh trong kinh doanh mắc những sai lầm không phù hợp với điều kiện trong kinh doanh của mình.
Như vậy thực tế cho thấy rằng đã có một số các doanh nghiệp đã xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh nhằm đương đầu với sự cạnh tranh của môi trường kinh doanh vì mục tiêu trong kinh doanh và phát triển doanh nghiệp . Nhưng cũng còn một khối lượng lớn các doanh nghiệp đã không thực sự bắt nhịp được với sự phát triển của môi trường kinh doanh , không áp dụng được những phương thức quản trị hiện đại cho doanh nghiệp của mình , không đáp ứng được đòi hỏi của doanh nghiệp . Nguyên của hiện tượng này thì có nhiều , nhưng trong đó có nguyên nhân là từ thói quan làm việc theo cơ chế cũ , các nhà quản trị không thực sự năng động và ý thức trách nhiệm trong quản lý nguồn vốn từ nhà nước còn kém. Đây chính là một trong những lý do cho chương trình cổ phẩn hoá các doanh nghiệp nhà nước hiện nay của chính phủ. Ngay từ năm 2001 , Nghị quyết trung ương 3 đã yêu cầu chấm rứt tình trạng cơ quan hành chính nhà nước can thiệp trực tiếp , cụ thể hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ; phân định rõ quyền quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp . Và khi chính phủ thực hiện được chương trình này sẽ tạo ra cho nền kinh tế những nhân tố mới , sẽ tạo ra một tác động lớn tới yếu tố cạnh tranh của môi trường kinh doanh này, đại đa số các doanh nghiệp nhà nước sẽ được cổ phần hoá , và do đó sẽ tạo ra một lực lượng tham gia hoạt động kinh tế trở nên năng động hơn và thực sự sẽ hoạt động có hiệu quả hơn trước . Các doanh nghiệp này sẽ có những đổi mới trong hoạt động quản trị của mình , với mục tiêu đạt được hiệu quả trong kinh doanh .Nó sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của khoa học quản trị theo chiến lược tại Việt Nam , lúc đó các doanh nghiệp sẽ phải có sự quan tâm và nghiên cứu một cách chu đáo trong công tác xây dựng chiến lược cạnh tranh cho mình . Nhằm phù hợp với tình hình của môi trường cạnh tranh và nếu không muốn những thất bại , bởi các đối thủ cạnh trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Bởi hiện nay lực lượng kinh tế tư nhân của Việt Nam đang có những cơ hội phát triển rất mạnh sau khi chính phủ có những chính sách tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân , đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ , đồng thời hiện nay Việt Nam được coi là một trong 4 nước có sức hấp dẫn đầu tư lớn nhất trên thế giới sau : Trung Quốc , Thái Lan và Mỹ (Theo điều tra của Ngân hàng hợp tác quốc tế công bố 9-4-2004) , từ đặc điểm này có thể thấy rằng các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối đầu với một sức canh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp từ nước ngoài dù là doanh nghiệp liên doanh hay là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài.
1.3 Hoạch định chiến lược tại doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân.
Mặc dù loại hình doanh nghiệp này mới thực sự tham gia vào hoạt động kinh tế sau thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường . Song nó lại có một tốc độ phát triển mạnh về số lượng và qui mô doanh nghiệp , nó lại là mô hình doanh nghiệp trong nước có sự năng động trong đổi mới mạnh mẽ nhằm thích nghi với môi trường kinh doanh tại Việt Nam và tìm cách thâm nhập vào thị trường Quốc tế có sức cạnh tranh lớn như thị trường ; Mỹ , Nhật và thị trường EU . Đó là n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35565.doc