Đề án Hoàn thiện chế độ kê toán về hạch toán sản phẩm hỏng

MỤC LỤC

Lời nói đầu : 1

Nội dung: : 2

Phần 1: Cơ sở lý luận về sản phẩn hỏng 2

1.1 : Đặc điểm sản phẩm 2

1.2 : Đặc điểm của sản phẩm hỏng 2

1.3 : Một số quan điểm về sản phẩm hỏng 2

1.3.1 : Chuẩn mực kế toán các nước đối vơi sản phẩm hỏng 2

1.3.2 : Quan điểm của kế toán quản trị 5

1.3.3 : Quan điểm của kế toán tài chính 6

Phần II : Thực trạng của việc hạch toán sản phẩm hỏng ở Việt Nam 10

2.1 : Quá trình hình thành và phát triển của kế toán 10

2.1.1 : Lịch sử hình thành và phát triển của hạch toán kế toán 10

2.1.2 : Thực trạng kế toán Việt Nam 11

2.2 : Chế độ kế toán Việt Nam liên quan đến hạch toán dự phòng về

 bảo hành sản phẩm hỏng 12

Phần III: Hoàn thiện chế độ kế toán liên quan đến sản phẩm hỏng 15

3.1 : Đánh giá khái quát về chế độ kế toán 15

3.2 : Một số giải pháp đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức 16

3.2.1 : Đối với sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất 16

3.2.2 : Đối với sản phẩm hỏng trong quá trình bảo hành 17

3.3 : Một số giải pháp quản lý sản phẩm hỏng 19

Kết luận 21

Phụ lục 22

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Hoàn thiện chế độ kê toán về hạch toán sản phẩm hỏng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh sản xuất. Vì rất khó xác định thời điểm chính xác phát sinh sản phẩm hỏng nên nhiều nhà sản xuất thường chọn giai đoạn hoàn thành chủ quan. Chúng ta giả sử tất cả sản phẩm hỏng vào lúc đầu kỳ của quá trình sản xuất diễn ra ngay sau khi được đầu tư chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhưng trước khi đầu tư chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chúng ta sẽ luôn sử dụng giả thiết này mà không xét đến thời điểm thực tế kiểm tra sản phẩm. Trong phân xưởng đầu tiên: Thì sản phẩm hỏng là tất cả nguyên vật liệu được đưa ngay vào đầu kỳ sản xuất và ngay sau đó sản phẩm hỏng phát sinh nên 100% chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm hỏng bị thiệt hại. Sản phẩm hỏng trong phân xưởng sản xuất trung gian thì sẽ gây thiệt hại các chi phí sau:100% chi phí chuyển đến ( phản ánh chi phí sản xuất của phân xưởng sản xuất đứng trước như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Mọi sản phẩm hỏng trong phân xưởng sản xuất trung gian sẽ bị thiệt hại 100% chi phí chuyển đến của chúng vì các sản phẩm này đã được đầu tư đủ 100% các loại chi phí này khi chúng được đưa vào phân xưởng sản xuất trung gian), và 100% chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của phân xưởng sản xuất mà phát hiện ra sản phẩm hỏng. 1.3.2 Quan điểm của kế toán quản trị: 1.3.2.1 Theo quan điểm này sản phẩm hỏng được chia làm bốn loại Sản phẩm hỏng giữ nguyên tình trạng của chúng và bán ra với giá rẻ hơn: như quần áo, đồ gia dụng phế phẩm, sắt, đồng vụn... Sản phẩm hỏng được gia công chế biến lại để đạt được tiêu chuẩn quy định:( các loại ôtô chưa đạt chất lượng yêu cầu) hay chuyển đổi chúng thành những sản phẩm có thể bán được( ví dụ phoi bài của gỗ thì có thể sản xuất thành những tấm panô quảng cáo lớn). Như vậy việc chuyển đổi sang sản phẩm khác sẽ kéo theo các chi phí phụ thêm. Sản phẩm hỏng được đưa trở lại quy trình sản xuất với tư cách là nguyên vật liệu: ví dụ đồ thuỷ tinh vỡ có thể chế biến thành sản phẩm mới, giấy vụn có thể chê biến thành bột giấy... Sản phẩm hỏng phải được tiêu huỷ để đảm bảo vệ sinh mội trường trong trừong hợp này phải kèm theo chi phí huỷ bỏ. 1.3.2.2 Phương pháp hạch toán sản phẩm hỏng trong kế toán quản trị ở nước ta hiện nay: Tuỳ theo những cách phân loại trên mà sản phẩm hỏng có các cách hạch toán khác nhau: Trường hợp sản phẩm hỏng được bán ra giữ nguyên trạng thái: Thì giá trị thu hồi của sản phẩm hỏng trong định mức được hạch toán giảm chi phí sản xuất của sản phẩm.Khoản chênh lệch của sản phẩm hỏng ngoài định mức gọi là phần thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức hay còn gọi là phần chi phí không hiệu quả. Trường hợp sản phẩm hỏng tái xử lý trường hợp này để tái xử lý sản phẩm cần phát sinh các chi phí phụ thêm. Chi phí phụ thêm được chia ra thành: Chi phí phát sinh để tái tạo sản phẩm hỏng trong định mức và chi phí phát sinh để làm lại sản phẩm hỏng ngoài định mức. Trường hợp Sản phẩm hỏng được tái sử dụng như nguyên vật liệu: Vậy chi phí sản xuất trong kỳ sau khi trừ phần tận dụng nguyên vật liệu từ sản phẩm hỏng sẽ được phân bổ. Trường hợp sản phẩm hỏng phải được tiêu huỷ để đảm bảo vệ sinh mội trường thì được tính vào phí tổn Như vậy để hạch toán chính xác chi phí sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất, người ta phải tính tới đặc điểm kinh tế kỹ thuật, điều kiện vận hành của máy móc thiết bị để xác định được công suất chuẩn từ đó xác định được sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất, tuy nhiên tuỳ theo mức độ tân tiến của quy trình công nghệ, trình độ của công nhân, người vận hành quy trình sản xuất để từ đó xác định được tỷ lệ sản phẩm hỏng. Việc phân bổ chi phí sản phẩm hỏng phải dựa trên số lượng sản phẩm ở công suất chuẩn. Trong trường hợp mức hoạt động dưới công suất chuẩn, phần chi phí phân bổ thừa không được đưa vào giá thành sản phẩm tốt mà cần phản ánh vào tài khoản “ chênh lệch phân bổ” để phản ánh vào báo cáo tài chính. 1.3.3 Quan điểm của kế toán tài chính ở nước ta hiện nay: 1.3.3.1 Trong quan hệ với công tác kế hoạch thì sản phẩm hỏng thì được chia làm sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức.Tuỳ theo mỗi cách mà được hạch toán khác nhau. Sản phẩm hỏng trong định mức là những sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ dự kiến sảy ra trong quá trình sản xuất. Đây được xem là không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất nên phần chi phí cho những sản phẩm này( giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được và chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được) được coi là chi phí sản xuất chính phẩm. Sở dĩ phần lớn doanh nghiệp chấp nhận một tỷ lệ sản phẩm hỏng vì họ không muốn tốn thêm chi phí để hạn chế hoàn toàn sản phẩm hỏng do việc bỏ thêm chi phí này tốn kém nhiều hơn việc chấp nhận một tỷ lệ tối thiểu về sản phẩm hỏng. Sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân chủ quan như lơ là, thiếu trách nhiệm hoặc các nguyên nhân khách quan như máy hỏng, hoả hoạn bất chợt. Nếu số dự phòng cần lập ít hơn số đã lập thì doanh nghiệp cần hoàn nhập phần chênh lệch thừa và được định khoản như sau: Nợ TK 352 Có TK 641 Phần lớn các doanh nghiệp đều chia làm 2 loại sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức 1.3.3.1.1 Hạch toán sản phẩm hỏng trong định mức: Nếu sản phẩm hỏng trong định mức thì doanh nghiệp không phải hạch toán mà chi phí sản phẩm hỏng trong định mức được tính ngay vào chi phí sản xuất chính phẩm do vậy nó không phải hạch toán. Ví dụ Doanh nghiệp sản xuất 100 sản phẩm với tỷ lệ sản phẩm hỏng trong định mức là 5% và tổng chi phí phát sinh của 100 sản phẩm này là 1000 nghìn. Như vậy ta thấy nếu 200 sản phẩm đều là chính phẩm thì chi phí cho mỗi sản phẩm là 4000/ 200 = 20 nghìn. Nhưng tỷ lệ sản phẩm hỏng là 5% tương ứng với : 5% X 200 = 10 sản phẩm do đó số chính phẩm còn lại sẽ là 190 sản phẩm. Thì khi đó chi phí sản xuất mỗi sản phẩm là 4000 / 190 = 21.05 nghìn.Như vậy chi phí sản xuất của 10 sản phẩm hỏng đã được phân chia cho 190 sản phẩm còn lại. Hạch toán sản phẩm hỏng ngoài định mức: Hạch toán sản phẩm hỏng ngoài định mức trước khi bán: Ta có thiệt hại của sản phẩm hỏng ngoài định mức không đựoc cộng vào chi phí sản xuât chính phẩm mà thường được xem là khoản phí tổn thời kỳ , phải trù vào thu nhập sau khi trừ vào các khoản thu hồi, bồi thường của người phạm lỗi. Vì thế phải hạch toán riêng giá trị thiệt hại của những sản phẩm ngoài định mức và xem xét nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý. Toàn bộ giá trị thiệt hại có thể được theo dõi trên tài khoản 1381, sau khi trừ phần phế liệu thu hồi và bồi thường thì thiệt hại thực về sản phẩm hỏng sẽ được tính vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác hoặc trừ vào quỹ dự phòng tài chính. Quá trình hạch toán được chi tiết như sau: Do sản phẩm hỏng ngoài định mức là một tổn thất nằm ngoài dự kiến của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp coi phần sản phẩm hỏng như một tài sản thiếu chờ xử lý để doanh nghiệp cần xác định nguyên nhân để đưa ra các biện pháp phù hợp. Như vậy sản phẩm hỏng ngoài định mức được doanh nghiệp định khoản như sau: Nợ TK 1381 : sản phẩm hỏng ngoài định mức Có TK 154 : hỏng trong quá trình sản xuất Có TK 155 : hỏng trong quá trình bảo quản tại kho Có TK 157 : hỏng trong quá trình gửi bán Có TK 632 : hỏng trong quá trình bán Khi doanh nghiệp đã xác định được sản phẩm hỏng do đâu thì doanh nghiệp có các biện pháp xử lý khác nhau: Nếu sản phẩm hỏng là do công nhân sơ ý hoặc cố ý tạo nên thì tuỳ từng mức độ mà doanh nghiệp có cách xử lý khác nhau như cảnh cáo...Nhưng chủ yếu vẫn là biện pháp bồi thường thiệt hại số sản phẩm đã làm hỏng và một số doanh nghiệp còn có biện pháp phạt cảnh cáo đối với công nhân làm cho sản phẩm hỏng bằng cách trừ lương và được định khoản như sau: Nợ TK 334 Có TK 1381: giá trị thiệt hại vế sản phẩm hỏng (thường tính theo giá thị trường) Có TK 711: Phần phạt người lao động vì tạo ra sản phẩm hỏng ( nếu có). Nếu sản phẩm hỏng là do dây chuyền công nghệ hay do các nguyên nhân khách quan thì doanh nghiệp cần phải xem xét lại có nên thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị hay thay đổi dây chuyền công nghệ để hạn chế sản phẩm hỏng. Khi sản phẩm hỏng của doanh nghiệp có khả năng sửa chữa được và chi phí sửa chữa không quá lớn so với số tiền thu được khi bán sản phẩm thì doanh nghiệp nên sửa chữa chúng. Phản ánh chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng: Nợ TK 1381 Có TK 111,112,331,152,334... Tuy nhiên trong một số trường hợp thì sản phẩm hỏng của doanh nghiệp không thể sửa chữa nhưng nó vẫn còn có giá trị khi thu hồi thì doanh nghiệp có thể phản ánh giá trị thu hồi được. Giá trị thu hồi có thể bằng tiền nếu doanh nghiệp bán ngay số sản phẩm hỏng đó và cũng có thể là phế liệu khi doanh nghiệp thu hồi lại để nhập kho. Phần phế liệu thu hồi này được doanh nghiệp hạch toán vào TK152- phế liệu thu hồi. Phản ánh giá trị thu hồi từ sản phẩm hỏng: Nợ TK 111,112,152... Có TK 1381 : sản phẩm hỏng ngoài định mức Phần còn lại mà doanh nghiệp không thu hồi được thì doanh nghiệp sẽ phải tính nó như một khoản phí tổn thời kỳ. Khoản phí tổn này có hai cách xử lý như sau: Thư nhất là doanh nghiệp có thể trừ trực tiếp vào phần nguồn vốn của doanh nghiệp vì đây thể hiện khả năng không tốt của doanh nghiệp nên đã tạo ra sản phẩm hỏng ngoài định mức và doanh nghiệp sẽ trừ vào quỹ dự phòng tài chính ( tài khoản 415). Đây là tài khoản mà doanh nghiệp trích ra để xử lý các khoản nằm ngoài dự kiến của doanh nghiệp. Thứ hai là doanh nghiệp có thể coi khoản phí tổn này là một khoản chi phí trên báo cáo tài chính. Khoản chi phí này của doanh nghiệp sẽ làm giảm tăng chi phí trong kỳ của doanh nghiệp và từ đó sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp phần làm giảm lợi nhuận này cũng chính bằng phí tổn trong kỳ mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Điều này làm cho bên Có của TK 421 giảm đi. Doanh nghiệp có thể hạch toán phần phí tổn về sản phẩm hỏng ngoài định mức vào TK 632 hoặc TK811. Nếu doanh nghiệp hạch toán vào TK632 tức là doanh nghiệp đã làm tăng giá vốn hàng bán trong kỳ như vậy phần thiệt hại về sản phẩm hỏng thì doanh nghiệp coi như đã bán ra và chấp nhận khoản mục lãi gộp của doanh nghiệp giảm đi. Nó coi như là một khoản phí tổn của quá trình sản xuất. Nếu doanh nghiệp hạch toán vào TK 811 thì doanh nghiệp đã coi khoản phí tổn về sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp phải chịu là một khoản chi phí khác. Khoản chi phí này không ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp nhưng làm giảm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Như vậy ta thấy phí tổn về sản phẩm hỏng ngoài định mức mà doanh nghiệp phải chịu có thể được doanh nghiệp ghi tăng chi phí hay ghi giảm quỹ dự phòng tài chính đều được vì nó sẽ không làm cho nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khác nhau.Tuy nhiên tuỳ từng doanh nghiệp mà kế toán sẽ định khoản khoản phí tổn này vào đâu nhưng khi kế toán đã lựa chọn đúng tài khoản để hạch toán thì kế toán phải hạch toán nên tài khoản đó nếu kế toán có sự thay đổi về tài khoản hạch toán thì kế toán phải nêu rõ lý do thay đổi. Phản ánh thiệt hại thực về sản phẩm hỏng : Nợ TK 632,415,811 CóTK 1381 : sản phẩm hỏng ngoài định mức mà doanh nghiệp phải chịu. PHẨN II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HẠCH TOÁN SẢN PHẨM HỎNG TRONG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của kế toán tài chính: 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hạch toán kế toán: Ta biết sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội loài người. Tất cả những điều liên quan đến sản xuất mà con người quan tâm đã đặt ra nhu cầu tất yếu phải thực hiện chức năng quản lý sản xuất. Như vậy sự cần thiết phải giám đốc và quản lý quá trình hoạt động kinh tế không chỉ là nhu cầu mới phát sinh gần đây mà thực ra đã phát sinh rất lớn trong lịch sử nhân loại và tồn tại trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Xã hội loài người càng phát triển thì mức độ quan tâm của con người đến sản xuất càng tăng. Để quản lý các hoạt động kinh tế cần có số liệu, để có được các số liệu phục vụ cho quản lý, giám sát đòi hỏi phải thực hiện việc quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép các nghiệp vụ đó.Với cách khái quát trên chúng ta có thể thấy hạch toán là nhu cầu khách quan của bản thân quá trình sản xuất cũng như của xã hội nhu cầu đó được tồn tại trong tất cả các hình thái khác nhau vì mỗi chế độ xã hội có phương thức sản xuất riêng. Phương thức sản xuất thay đổi làm cho toàn bộ cơ cấu kinh tế và chính trị cũng thay đổi: Trong thời kỳ nguyên thủy, sản xuất chưa phát triển, nhu cầu và khả năng thu nhận thông tin chưa nhiều, hạch toán được tiến hành bằng các phương pháp hết sức đơn giản để ghi nhớ các thông tin cần thiết. Cũng do sản xuất còn lạc hậu nên ở giai đoạn này chưa có của cải dư thừa cũng như chưa hình thành các giai cấp khác nhau. Khi xã hội chuyển sang chế độ nô lệ thì ý nghĩa nhiệm vụ của hạch toán cũng thay đổi: theo dõi kết quả sử dụng nô lệ và chiếm dụng lao động của nô lệ, ngoài ra còn được sử dụng trong các phòng đổi tiền...Sổ kế toán đã xuất hiện thay cho cách ghi và đánh dấu ở thời nguyên thuỷ. Thời kỳ phong kiến, sự ra đời của địa chủm, nông dân, với sự ra đời của địa tô phong kiến và với chế độ cho vay nặng lãi của địa chủ và nông dân làm cho hệ thống sổ sách kế toán phong phú và chi tiết hơn. Đáng chú ý là thời kỳ tư bản chủ nghĩa với sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp và sau đó là nông nghiệp. Lúc này các quan hệ trao đổi, buôn bán được mở rộng đặt ra nhu cầu phải hạch toán mối liên hệ nảy sinh trong quá trình vận động của các tư bản cá biệt. Sự xuất hiện mới này của kế toán lại là nguồn gốc ra đời của phương pháp đối ứng tài khoản trong kế toán. Cũng từ đó phương pháp hạch toán kế toán đã được hình thành và ứng dụng rộng rãi gồm một hệ thống hoàn chỉnh: chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá và tổng hợp- cân đối kế toán. Tuy nhiên, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cùng các quy luật kinh tế tương ứng lại hạn chế sự phát triển và tính khoa học của hạch toán kế toán. Trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội với sự xuất hiện của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và với trình độ xã hội hoá cao của nền sản xuất, hạch toán kế toán mới trở thành môn khoa học chân chính. 2.1.2 Thực trạng kế toán Việt Nam: Hệ thống kế toán Việt Nam trải qua ba giai đoạn : Giai đoạn 1 ( Trước năm 1990): Hoạt động chủ yếu của kế toán viên thông qua các nội quy, quy định của Bộ Tài Chính- cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm quản lý tài sản Xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn 2 ( Từ năm 1991 đến 1994): Thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế bao cấp cũ sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự xuất hiện nhiều thành phần kinh tế đã tác động đến bản chất và đặc thù của nghề kế toán. Nhiều thuật ngữ mới trong lĩnh vực kế toán ra đời như kinh doanh, lãi, lỗ, lợi nhuận... Giai đoạn 3( Từ năm 1995 đến nay): Là giai đoạn hệ thống kế toán Việt Nam phát triển đầy đủ nhất và cao nhất. Điều này thể hiện ở chỗ hệ thống không chỉ bó hẹp trong phạm vi kế toán doanh nghiệp và kế toán hành chính sự nghiệp như trước đây mà đã phát triển rộng rãi, hoạt động trong các khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngay cả khu vực kinh tế nhà nước cũng được mở rộng thêm cho kế toán thu chi ngân sách, kế toán thụ hưởng ngân sách. Kế toán được chia làm kế toán quản trị, kế toán tài chính và đều có vị trí, tác dụng rộng rãi, quan trọng hơn trong hệ thống kế toán Việt Nam. Từ năm 1991 đến nay: lĩnh vực kế toán của chúng ta đã được củng cố bằng hệ thống chế độ kế toán cũng như các thông tư, quyết định của Bộ Tài Chính được áp dụng cho một số lĩnh vực như: chế độ kế toán ngân sách, chế độ kế toán hộ doanh nghiệp... Hệ thống kế toán nói trên tương đối phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và đã xây dựng chuẩn mực được tính hiệu quả trong lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội. Với sự ra đời của luật kế toán cũng như việc ban hành các chuẩn mực kế toán...làm cho trình độ kế toán viên của ta đã được nâng lên. Năm 1996 hội kế toán Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị quốc tế về kế toán tại Việt Nam.Sự ra đời của hội kế toán Việt Nam( VAA) và hội kế toán Việt Nam trở thành thành viên của liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) năm 1996 và là thành viên của liên đoàn kế toán các nước Asean đã đánh dấu một bước quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của nghành kế toán nước ta. Tuy nhiên chế độ kế toán Việt Nam vẫn còn nhiều sai sót phải hoàn thiện. Trong đó chế độ kế toán nước ta vẫn chưa đề cập rõ ràng đến việc hạch toán sản phẩm hỏng. 2.2 Chế độ của kế toán Việt Nam liên quan đến việc hạch toán dự phòng về bảo hành sản phẩm hỏng: Dịch vụ bảo hành là dịch vụ bán hàng mà nhà sản xuất thông qua người bán cung cấp phí cho khách hàng nhằm đảm bảo cho khách hàng yên tâm khi mua hàng của nhà sản xuất hay những người bán sản phẩm của họ. Thời gian bảo hành càng dài thì khách hàng càng tin tưởng vào chất lượng và độ bền của sản phẩm. Trong thời gian bảo hành nếu sản phẩm hàng hoá phát sinh sự cố thuộc trách nhiệm bảo hành của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải chi ra một số khoản chi phí nhất định. Theo quyết định số 100/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 và thông tư kế toán hướng dẫn số 21 ngày 30/3/2006. Doanh nghiệp được phép lập dự phòng phải trả về phí bảo hành sản phẩm hàng hoá. Thông tư hướng dẫn số 21 như sau: Dự phòng phải trả về chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm được ghi nhận vào chi phí bán hàng. khoản dự phòng phải được lập mỗi năm một lần vào cuối niên độ kế toán. Nếu số dự phòng được lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch dự phòng phải trả cần được lập thêm, trường hợp số dự phòng phải trả phải lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập. Kế toán sử dụng tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” để hạch toán. Kết cấu của Tk 352: Bên nợ : - Ghi giảm dự phòng phải trả khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến dự phòng đã được lập ban đầu Ghi giảm ( hoàn nhập) dự phòng phải trả khi doanh nghiệp chắc chắn không còn phải chịu sự giảm sút về kinh tế do không phải chi trả cho nghĩa vụ nợ. Ghi giảm dự phòng phải trả về số chênh lệch giữa số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết. Bên có : Phản ánh số dự phòng phải trả tính theo chi phí Số dư bên có : Phản ánh số dự phòng phải trả hiện có cuối kỳ. Trình tự hạch toán như sau: Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện nay thì sản phẩm hàng hoá khi bán cho khách hàng thường có dịch vụ sau bán ( thường là dịch vụ bảo hành) Khi lập dự phòng phải trả về phí bảo hành sản phẩm hàng hoá:do việc bảo hành với mong muốn làm cho khách hàng yên tâm vào sản phẩm và nó cũng giúp cho doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn do vậy khi lập dự phòng bảo hành hàng hoá thì chi phí dự phòng sản phẩm hàng hoá ta cho vào TK 641. Nên khi trích lập dự phòng sản phẩm hàng hoá được định khoản như sau: Nợ Tk 641 Có TK 352 Trong thời hạn được bảo hành nếu sản phẩm bị hỏng hay có sự cố sảy ra thì các chi phí về sửa chữa sản phẩm hỏng phải do doanh nghiệp chịu do vậy doanh nghiệp phải tập hợp chi phí bảo hành sản phẩm.Tập hợp chi phí bảo hành sản phẩm hỏng hàng hoả vào TK 154 ( sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp không có bộ phận bảo hành độc lập) hay TK 336 ( Trong trường hợp doanh nghiệp có bộ phận bảo hành độc lập) và được chi tiết ra. Các chi phí về bảo hành sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp phải chịu: Nợ TK 154,336- chi phí bảo hành sản phẩm Có TK 111,334,152... Khi kết chuyển chi phí bảo hành sản phẩm hỏng vào cuối kỳ hạch toán: Nợ TK 352 Có TK 154,336 Phần dự phòng phải trả về phí bảo hành sản phẩm hàng hoá còn thiếu:Trường hợp này sảy ra khi số chi phí cho dự phòng sản phẩm hàng hoá lớn hơn khoản dự phòng về bảo hành sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp đã lập.Nên phần chênh lệch thiếu được hạch toán như sau: Nợ TK 641 Có Tk 154,336 Cuối kỳ doanh nghiệp tính toán lại số dự phòng phải lập và so sánh với số đã lập xem còn thừa, thiếu bao nhiêu. Nếu số dự phòng còn thiếu thì doanh nghiệp trích lập thêm phần chênh lệch: Nợ TK 641 Có Tk 352 PHẨN III: HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC HẠCH TOÁN SẢN PHẨM HỎNG 3.1 Đánh giá khái quát về chế độ kế toán: 3.1.1 Chưa có chế độ quy định về hạch toán sản phẩm hỏng : Trong chế độ kế toán doanh nghiệp vẫn chưa đề cập đến việc hạch toán sản phẩm hỏng điều này làm cho các doanh nghiệp khác nhau sẽ có cách hiểu và tuỳ thuộc vào đặc điểm doanh nghiệp của mình để đưa ra cách hạch toán về sản phẩm hỏng khác nhau do đó ta sẽ không có sự kiểm tra và đối chiếu chính xác tới từng doanh nghiệp. Tuỳ từng loại doanh nghiệp sẽ đưa ra tỷ lệ sản phẩm hỏng trong định mức khác nhau để có thể cộng các chi phí sản phẩm hỏng trong định mức vào chi phí chính phẩm do đó nếu doanh nghiệp có tỷ lệ sản phẩm hỏng trong định mức cao thì người tiêu dùng sẽ phải chịu nhiều chi phí hơn là chi phí đúng của sản phẩm sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra cho mỗi một sản phẩm. Điều này là không hợp lý do vậy chế độ cần phải quy định mức tối đa với tỷ lệ sản phẩm hỏng cho phù hợp. 3.1.2 Chưa có quy định về thời điểm xác định về sản phẩm hỏng và đánh giá chi phí về sản phẩm hỏng: Thời điểm xác đinh sản phẩm hỏng là một vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp phải quan tâm để xác đinh chính xác nhằm giảm chi phí sản xuất thêm vào cho sản phẩm hỏng tuy rằng việc xác định này là tương đối khó khăn nhưng đối vơi doanh nghiệp có tỷ lệ sản phẩm hỏng thường cao và chi phí cho sản xuất sản phẩm thường lớn thì doanh nghiệp nên có bộ phận để xác định. 3.1.3 Chưa phân biệt được sản phẩm hỏng có giá trị tận dụng cao hay không có giá trị tận dụng để có biện pháp xử lý: Tuỳ từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp có cách ứng xử khác nhau: Đối với những sản phẩm có giá trị tận dụng cao thì doanh nghiệp nên phải quản lý chúng chặt chẽ và có biện pháp để sử dụng hoặc tiêu thụ chúng. Nhưng đối với những sản phẩm không có giá trị tận dụng hoặc giá trị tận dụng là rất thấp, doanh nghiệp phải bỏ thêm chi phí để tiêu huỷ chúng thì doanh nghiệp nên dự toán trước chi phí sẽ phải bỏ ra và có các biện pháp để giảm tối đa chi phí sản phẩm hỏng. 3.1.4 Chưa hoàn thiện về cách hạch toán sản phẩm hỏng và còn nhiều bất hợp lý trong quá trình hạch toán bảo hành sản phẩm: Trong quy định về kế toán dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hoá trong thông tư hướng dẫn như trên chưa phù hợp với nguyên tắc kế toán dồn tích bởi doanh thu và chi phí liên quan đến việc bảo hành sản phẩm hàng hoá đã được ghi nhận vào thời điểm mà chúng chưa thực sự phát sinh. 3.2 Một số giải phâp hoàn thiện đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức: Trong phần này ta chỉ để cập đến sản phầm hỏng do các nguyên nhân khách quan như dây chuyền công nghệ lỗi thời hay do hoả hoạn,lũ lụt hay sản phẩm đã quá hạn sử dụng... 3.2.1 Đối với sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuầt 3.2.1.1 Đối với sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được Nếu sản phẩm hỏng không có giá trị tận dụng ( thuốc, dược phẩm...) Ghi giảm ngay vào chi phí thời kỳ không ghi qua TK 1381 Nợ TK 632,811,415 Có TK 154,155,157 Nếu sản phẩm có khả năng tận dụng cao : Nợ TK 131,152 : giá trị có thể tận dụng được Nợ TK 632,811 : chi phí hỏng ngoài định mức Có TK 154,155,157 Chú ý: doanh nghiệp nên dung TK 811 để phản ánh chi phí sản phẩm hỏng vì nó thể hiện khả năng sản xuất, quản lý của doanh nghiệp không tốt thì mới tạo ra một khoản chi phí ngoài dự tính. 3.2.1.2 Đối với sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: Phản ánh sản phẩm hỏng : Nợ TK 1381- chi phí về sản phẩm hỏng Có TK 155,156,157.. Phản ánh các chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng: Nợ TK 1381- chi phí sửa chữa Có TK 111,112,334,... Khi sản phẩm hỏng sửa chữa được đã hoàn thành ta kết chuyểnư Nợ TK 155,156,157... Có TK 1381 - tổng chi phí sản phẩm hỏng và chi phí sửa chữa. 3.2.2 Đối với sản phẩm hỏng trong quá trình bảo hành Ta có thể dùng giải pháp sau:Trong một giao dịch bán hàng khi giá bán của sản phẩm, hàng hoá, bao gồm cả một khoản đã được ngầm định trước về giá dịch vụ sau bán hàng thì khoản định trứơc trong giá bán sản phẩm, hàng hoá này không được ghi nhận ở thời điểm hiện tại mà phải dời lại để ghi nhận vào doanh thu của kỳ mà dịch vụ đó thực sự phát sinh.Do vậy ta không lập dự phòng về sản phẩm hàng hoá. Khoản được ngầm định trước trong giá bán phải được rời lại và được ghi nhận vào doanh thu chưa thực hiện, được xác định như sau: Đối với sản phẩm hàng hoá căn cứ vào mức chi phí sửa chữa, thay thế cho toàn bộ nghĩa vụ bảo hành để xác định khi doanh nghiệp bán hàng cho khách. Các khoản chi phí phát sinh về bảo hành sản phẩm hàng hoá sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Đối với chi phí về sửa chữa bào hành sản phẩm hàng hoá được hạch toán vào chi phí bán hàng. Khoản doanh thu chưa thực hiện sẽ được ghi nhận vào doanh thu trong kỳ tương ứng với phần chi phí bảo hành thực tế phát sinh ( có thể bao gồm một phần lợi nhuận ước tính nếu có từ việc thực hiện các dịch vụ bảo hành). Khoản doanh thu được ghi nhận này là khoản dùng để bù đắp chi phí. Hết thời hạn bảo hành phần doanh thu chưa thực hiện nếu không được ghi nhận hết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36084.doc
Tài liệu liên quan