Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp hiện nay

MỤC LỤC

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Về khái niệm hao mòn khấu hao

2. Lí do doanh nghiệp phải trích khấu hao tài sản cố định

3. Chế độ hiện hành về quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

4. Quy trình hạch toán và trích khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành.

5. Thực tế áp dụng chế độ tính và hạch toán khấu hao tài sản cố định ở các doanh nghiệp hiện nay.

6. ảnh hưởng của phương pháp tính khấu hao tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

7. Một số phương pháp tính khấu hao đang được nhiều nước áp dụng

PHẦN II: KẾT THÚC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ HẠCH TOÁN KHTSCĐ

 1. Những kiến nghị.

 2. ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu rút ra qua đề tài.

KẾT LUẬN

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lý việc tính và trích khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp. Căn cứ vào nghị định 59/199/NĐ-CP Bộ tài chính đã ban hành quyết định 1062/TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996và thông tư số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định .ở đây xin được trích ra một số điều trong quyết định này_QĐ 166/99/QĐ-BTC_đang được các doanh nghiệp áp dụng . Điều 15: Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định hữu hình. 1.Căn cứ vào tiêu chuẩn dưới đây để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định . -Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định . -Hiện trạng tài sản cố định (thời gian tài sản cố định đã qua sử dụng, thế hệ tài sản cố định , tình trạng thực tế của tài sản cố định ....) -Tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định . Riêng đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng),tài sản cố định đã qua sử dụng mà giá trị thực tế còn từ 90% trở lên(so với giá bán của tài sản cố định mới cùng loại hoặc của loại tài sản cố dịnh tương đương trên thị trường);doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng tài sản cố định qui định tại phụ lục I ban hành kèm theo chế đọ này để xác định thời gian sử dụng tài sản cố định cho phù hợp . 2 Thời gian sử dụng của từng tài sản cố định của doanh nghiệp được xác định thống nhất trong năm tài chính. Doanh nghiệp đã xác định thời gian sử dụng tài sản cố định theo đúng qui định thì cơ quan thuế không được tự ý áp đặt thời gian sử dụng tài sản cố định để xác định chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng tài sản cố định khác với khung thời gian sử dụng qui định tại phụ lục I ban hành kèm theo chế độ này,doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ để xác định thời gian sử của tài sản cố định đó để Bộ tài chính xem xét quyết định. Riêng đối với các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư mở rộng , đầu tư chiều sâuvà kết quả kinh doanh không bị lỗ thì được phép xác định thời gian sử dụng của các tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn vay theo thời gin trong khế ước vay, nhưng tối đa không được giảm quá 30% so với thời gian sử dụng tối thiểu của tài sản cố định đó qui định tại phụ lục I 3 Trường hợp có các yếu tố tác động (như việc nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định ....) nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của tài sản cố định, doanh nghiệp tiến hành xác định lại thời gian sử dụng của tài sản cố định theo các qui định trên đây tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng. Điều 18: 1Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng, nội dung như sau: -Căn cứ các qui định trong chế độ này doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định. -Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định = Nguyên giá tài sản cố định Thời gian sử dụng 2Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi ,doanh nghiệp phải xác định lại mức khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại( được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian sử dụng của tài sản cố định ). 3. Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiệncủa tài sản cố định đó. Điều 19 Việc phản ánh tăng, giảm nguyên giá tài sản cố định được thực hiên tại thời điểm tăng giảm tài sản cố định trong tháng. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao được thực hiện theo nguyên tác tròn tháng.Tài sản cố định tăng, giảm ngừng tham giavào hoạtk động kinh doanh ( đưa vào cất trữ theo qui định của Nhà nước, chờ thanh lý trong tháng ) được trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định từ ngày đầu của tháng tiếp theo. Điều 20 1 Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao, mức trích khấu hao được hạch tóan vào chi phí kinh doanh trong kỳ. 2 Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao bao gồm: -Tài sản cố định không cần dùng ,chưa cần dùng đã có quyết định của hội đồng quản trị( đối với doanh nghiệp có hội đồng quản trị )hoặc cơ quan có quyết định thành lập doanh nghiệp ( đối với doanh nghiệp không có hội đồng quản trị ) cho phép doanh nghiệp được đưa vào cất giữ bảo quản , điều động cho doanh nghiệp khác. -Tài sản cố định thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ. -Tài sản cố định phục vụ các hoạt đong phúc lợi trong doanh nhiệph như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn... -Những tài sản cố định phục nhu cầu chung toàn xã hội ; không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường sá...mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý. -Tài sản cố định khác không tham gia hoạt động kinh doanh . Nếu các tài sản cố định này có tham gia vào hoạt động kinh doanh thì trong thời gian tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền khấu hao được phân bổ theo nguồn gốc tài sản cố định Điều 21 Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Đối với những tài sản cố định chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại...và xử lý tổn thất theo các qui định hiện hành. Đối với những tài sản cố định đang chờ quyết định thanh lý, tính từ thời điểm tài sản cố định tài sản cố định ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thôi trích khấu hao theo các qui định trong chế độ này. Điều 23 Việc sử dụng số khấu hao tài sản cố định của các doanh nghiệp và việc huy động tiền khấu hao tài sản cố định của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty phải tuân theo các qui định về chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước, quy chế tài chính của tổng công ty. 4, Quy trình hạch toán và trích khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành. Hiện nay doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong bốn hình thức sổ kế toán để hạch toán tài sản cố định nhưng lựa chọn hình thức nào chăng nữa cũng phải đảm bảo : việc tổ chức phân loại đánh giá tài sản cố định theo đúng chế độ qui định thể hiện được tính đặc thù của doanh nghiệp , thể hiện được nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản cố định. *Quy trình luôn chuyển chứng từ tài sản cố định . Chủ sở hữu TSCĐ Giao nhận tài sản và lập biên bản -Lập hoặc huỷ thẻ TSCĐ. -Ghi sổ kế toán chi tiết TSCĐ Quyết định tăng, giảm TSCĐ Hội đồng giao nhận Kế toán TSCĐ Nghiệp Vụ TSCĐ Bảo quản và lưu *Chứng từ sử dụng: -Quyết định tăng, giảm Tài sản cố định phụ thuộc vào chủ sở hữu doanh nghiệp. -Biên bản giao nhận tài sản cố định mẫu số 01-TSCĐ-BB được sử dụng khi tăng tài sảncố định do mua ngoài, nhận vốn góp liên doanh,cáp phát, xây dựng cơ bản bàn giao... -Thẻ tài sản cố định mẫu số 02-TSCĐ-BB. -Biên bản thanh lý tài sản cố định: Mẫu số 03-TSCĐ-BB dùng cho thanh lý, nhượng bán. -Biên bản giao nhận, sửa chữa lớn tài sản cố định:Mẫu số 04-TSCĐ-HD -Biên bản đánh giá lại tại tài sản cố định: Mẫu số 05-TSCĐ-HD *Sơ đồ hạch toán theo hình thức:Nhật ký-Sổ cái Chứng từ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ Nhật ký-Sổ cái TK 211, 212, 213, 214 Thẻ TSCĐ Sổ chi tiết TSCĐ Bảng tổng hợp chi tiết tăng, giảm TSCĐ Báo cáo kế toán *Doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung Nhật ký chung Bảng cân đối tài khoản Sổ cái TK211, 212,213, 214 Chứng từ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ Bảng tổng hợp chi tiết tăng, giảm TSCĐ Thẻ TSCĐ Báo cáo kế toán Sổ chi tiết TSCĐ *Doanh nghiệp áp dụng hình thức Chứng từ-ghi sổ. Chứng từ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ Bảng tổng hợp chi tiết tăng,giảm TSCĐ Thẻ TSCĐ Sổ chi tiết TSCĐ Báo cáo kế toán Sổ cái TK211, 212,213,214 Chứng từ- ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối tài khoản *Doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chứng từ Sổ chi tiết TSCĐ Bảng tổng hợp chi tiết tăng, giảm TSCĐ Sổ cáiTK 211,212,213,214 Báo cáo kế toán Chứng từ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ NKCT số 9 NKCT số 7 Bảng kê số 4,5,6 Thẻ TSCĐ NKCTsố 1,2,3,4,5,10 *Tài khoản và phương pháp hạch toán khấu hao. Theo qui định hiện hành hàng tháng kế toán đơn vị phải tính ra số khấu hao phải trích trong tháng theo công thức: Số khấu hao phải trích tháng này = Số khấu hao phải trích tháng trước + Số khấu hao tăng trong tháng _ Số khấu hao giảm trong tháng Sau đó kế toán tiến hành phân bổ khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo sơ đồ: TK627... TK154,155 TK632 TK 911 TK511 TK641 TK642 TK3331 TK627... TK111,112.... TK214 TK 421 Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm khấu hao, kế toán sử dụng tài khoản 214 “hao mòn tài sản cố định”. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ tài sản cố định hiện có tại doanh nghiệp - Kết cấu: +Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của tài sản cố định(nhượng bán, thanh lý...). +Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của tài sản cố định (do trích khấu hao, đánh giá tăng..) +Dư có: phản ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có. Tài khoản 214 được chi tiết thành 3 tài khoản cấp hai: TK2141 - Hao mòn tài sản cố định hữu hình. . TK2142 – Hao mòn tài sản cố định đi thuê tài chính. TK2143 – Hao mòn tài sản cố định vô hình. Kế toán còn sử dụng tài khoản 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản” để theo dõi tình hình hình thành và sử dụng số vốn khấu hao cơ bản tài sản cố định. +Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản. +Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguồn vốn khấu hao( nộp cấp trên, mua sắm tài sản cố định...) +Dư nợ: Số vốn khấu hao hiện còn. - Tại thời điểm trích khấu hao kế toán doanh nghiệp ghi: Nợ TK 627( 6274): Khấu hao tài sản cố định dùng ở phân xưởng. Nợ TK 641( 6414): Khấu hao tài sản cố định dùng ở bộ phận bán hàng. Nợ TK 642( 6424): Khấu hao tài sản cố định dùng cho toàn doanh nghiệp. Có TK 214: Tổng số khấu hao phải trích -Số khấu hao phải nộp ngân sách hoặc cấp trên: Nợ TK 411: Nếu không được hoàn lại. Nợ TK 136( 1368): Nếu được hoàn lại. Có TK 336: Số phải nộp cấp trên -Trường hợp tài sản cố định chưa khấu hao hết đã thanh lý nhượng bán, phần giá trị còn lại chưa thu hồi được tính vào chi phí khác: Nợ TK 214( 2141, 2143): Giá trị hao mòn luỹ kế. Nợ TK 811: Giá trị còn lại của tài sản cố định. Có TK 211, 213: Nguyên giá tài sản cố định. 5,Thực tế áp dụng chế độ tính và hạch toán khấu hao tài sản cố định ở các doanh nghiệp hiện nay. Theo chế độ hiện hành các doanh nghiệp chỉ được tính khấu hao theo một phương pháp duy nhất đó là phương pháp khấu hao theo đường thẳng, được xác định bằng công thức: Mức khấu hao hàng năm = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng Phương pháp này có ưu điểm là dễ tính toán thuận lợi cho Nhà nước cũng như cho doanh nghiệp trong việc thực hiện, điều đó được thể hiện trong việc Nhà nước dễ dang nắm được số khấu hao của một tài sản cố định hàng năm của một doanh nghiệp qua nguyên giá và số năm sử dụng dã đăng ký, dễ phát hiện ra các sai sót , gian lận của kế toán doanh nghiệp liên quan tới chi phí khấu hao. Tại doanh nghiệp hàng năm kế toán trích một lượng giá trị không đổi chi phí khấu hao của một tài sản để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, không gây xáo trộn hay biến đọng lớn về chi phí cũng như giá thành sản xuát trong kỳ. Tuy nhiên việc qui định phương pháp khấu hao đều là phương pháp khấu hao duy nhất doanh nghiệp buộc phải thực hiện đã gây không ít vướng mắc cho các doanh nghiệp trong hoạt động thực hiện , thể hiện qua mấy điểm chính sau: -Thứ nhất: Tài sản cố định trong trong doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau. Công dụng của tài sản cũng như cách phát huy tác dụng của tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không giống nhau. Mức độ hay tốc độ suy giảm về giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cũng có sự khác nhau. -Thứ hai: Khấu hao tài sản cố định là sự phân bổ có hệ thống các chi phí doanh nghiệp đã đầu tư để có được tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trình sử dụng tài sản và đảm bảo phù hợp với lợi ích thu được từ tài sản đó trong suốt quá trình sử dụng. -Thứ ba: Xuất phát từ nguyên tắc phù hợp của kế toán với nội dung cơ bản là thu nhập phù hợp với chi phí đã chi ra trong kỳ kế toán mà chi phí khấu hao là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. -Thứ tư: Vì khấu hao là một yếu tố chi phí có liên quan đến thuế thu nhập doanh, nghiệp nếu qui định các dopanh nghiệp phải tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng để đảm bảo số liệu tính thuế được đúng đắn, khi thực hiện như vậy đã có sự đồng nhất giữa kế toán doanh nghiệp và kế toán thuế, trong khi hệ thống kế toán doanh nghiệp không đồng nhất với kế toán thuế. Những điều trên cho thấy việc qui định duy nhất một phương pháp khấu hao tài sản cố định như vậy là chưa hợp lý, thực vậy ngay cả đối với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành chưa nói tới các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác nhau không phải năm nào cũng thu được một lợi ích từ một tài sản cố định nào đó là như nhau để chịu một chi phí khấu hao như nhau. Dẫu biết rằng chi phí khấu hao chỉ là một ước tính kế toán bởi số năm sử dụng cũng chỉ là một ước tính kế toán chủ quan, nó phụ thuộc vào tuổi thọ thiết kế của tài sản cố định , qui định của Nhà nước và mức độ hoạt đọng thực tế của nó,tuy vậy không nên cứ ấn định một mức khấu hao cố định hàng năm cho một tài sản. Đi vào một số loại hình doanh nghiệp cụ thể ta sẽ thấy rõ hơn những bất hợp lý của việc qui định duy nhất một phương pháp khấu hao. *Đối với doanh nghiệp kinh doanh xây lắp chẳng hạn, giả sử năm nay doanh nghiệp mua một chiếc máy chuyên dùng trong việc khoan hầm ngầm do hiện nay doanh nghiệp đang thi công một công trình hầm ngầm , kế toán doanh nghiệp sẽ trích một lượng khấu hao D nào đó (tính qua phương pháp khấu hao đường thẳng) đưa vào chi phí. Sang năm hầm ngầm thi công xong, máy tạm ngừng được sử dụng đáng lẽ kế toán chỉ phải trích một lượng khấu hao đủ để khắc phục hao mòn vô hình cũng như hao mòn hữu hình thế nhưng kế toán vẫn phải trích một lượng khấu hao D không đổi gây nên một sự bất tương xứng giữa thu nhập và chi phí. Trong giai đoạn hiện nay khi công nghệ thông tin phát triển với tốc độ chóng mặt , những ứng dụng của nó được thể hiên trong mọi mặt của đời sống xã hội, các doanh nghiệp không bỏ lỡ thời cơ đó đưa ngay các thành tựu tin học vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Tuy các thiết bị tin học do tính đặc thù của chính nó lại chịu sự ảnh hưởng rất lớn của các thành tựu khoa hoc kỹ thuật, chúng trở nên lạc hậu rất nhanh do ngày càng có nhiều thiết bị hiện đại hơn, giá thành thấp hơn ra đời, có thể nói thiết bị tin học chịu hao mòn vô hình là chính. Theo qui định hiện hành thời gian doanh nghiệp trích khấu hao tối thiểu đối với một tài sản cố định không được dưới 4 năm, thực tế không cần tới 4 năm , chỉ cần 2 năm thôi chiếc máy vi tính của doanh nghiệp đã trở nên quá lạc hậu rồi.Với qui định hiện nay doanh nghiệp sẽ không thể thu hồi vốn khấu hao kịp được với tốc độ hao mòn để sớm trang bị máy tính mới. *Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, thu nhập từ kinh doanh vận tải biến động theo mùa thường không ổn định hơn nữa các phương tiện thiết bị vận tải có tốc độ hao mòn rất lớn, càng về sau chi phí duy tu bảo dưỡng tài sản càng lớn, cứ áp dụng cách tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng sẽ gây ra sự không phù hợp giữa thu nhập và chi phí, đẩy chi phí cho những năm cuối của thời gian sử dụng tài sản lên cao. Tất cả những điều trên cho thấy phương pháp khấu hao đường thẳng dễ làm , dễ tính toán, Nhà nước dễ quảnlý rất phù hợp với những doanh nghiệp hoạt động ổn định có thu nhập cũng như chi phí ổn định qua các năm tuy nhiên phương pháp này quá cứng nhắc trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần đa dạng hoá loại hình doanh nghiệp hiện nay. Nên chăng bên cạnh phương pháp khấu hao đường thẳng Nhà nước cho phép các doanh nghiệp được áp dụng thêm một số phương pháp khấu hao nữa: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, phương pháp khấu hao theo sản lượng... *Đôi điều về phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Theo phương pháp này số khấu hao được tính bằng cách nhân tỷ lệ khấu hao theo phương pháp trung bình với giá trị còn lại của tài sản cố định. Tỷ lệ này được áp dụng hàng năm cho các giá trị ghi sổ giảm dần của tài sản cố định. Mức khấu hao năm i = Giá trị còn lại cuối năm (i – 1) * Tỷ lệ khấu hao Ví dụ: Doanh nghiệp có một tài sản cố định trị giá 10000 triệu vnđ, xác định tỷ lệ khấu hao của tài sản là 20% năm ta có bảng tính mức khấu hao doanh nghiệp phải trích hàng năm như sau: Đơn vị tính : Triệu vnđ Năm thứ Chi phí khấu hao hàng năm Giá trị ghi sổ còn lại 1 10000*20% = 2000 8000 2 8000*20% = 1600 6400 3 6400*20% = 1280 5120 4 5120*20% = 1024 4096 5 4096*20% = 820 3276 -Ưu điểm của phương pháp này là chi phi khấu hao tài sản cố định được phân bổ phù hợp với khả năng sinh lợi của tài sản cố định ( giảm dần theo thời gian ) giúp doanh nghiệp sớm thu hồi được vốn đầu tư vào tài sản cố định, khắc phục hao mòn vô hình một cách hiệu quả. -Hạn chế của phương pháp này : Chi phí khấu hao những năm đầu đưa tài sản cố định vào sử dụng sẽ bị đẩy lên cao hơn nữa theo cách tính trên đây giá trị ghi sổ còn lại của tài sản cố định không bao giờ bằng không hay doanh nghiệp không thể thu hồi được toàn bộ số vốn đã đầu tư vào tài sản cố định. -Phương pháp này nên được áp dụng đối với những tài sản có tốc độ hao mòn vô hình lớn, doanh nghiệp cần sớm thu hồi vốn đầu tư đổi mới tài sản cố định. *Phương pháp khấu hao sản lượng: Mục đích của kế toán chi phí khấu hao là tính một phần chi phí hợp lý của tài sản cố định cho mỗi kỳ kế toán sử dụng tài sản cố định đó. Phương pháp khấu hao đều tính một phần như nhau cho các kỳ kế toán. Nếu tài sản cố định được sử dụng hầu như một lượng như nhau trong mỗi kỳ kế toán thì phương pháp này phân bổ rất công bằng tổng chi phí khấu hao. Thực tế doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định không đều nhau thì phương phương pháp khấu hao theo sản lượng sẽ có tính khả thi cao, phương pháp này được được thể hiện như sau: Mức khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá tài sản cố định Sản lượng ước tính trong thời gian hữu dụng của tài sản cố định Mức khấu hao năm cần trích = Mức khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm * Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm Ví dụ: Doanh nghiệp có một xe tải trị giá 200 triệu vnđ, ước tính trong thời gian hữu dụng xe tải chạy được 100000 km, giả sử năm thứ nhất xe chạy 15000 km .ta tính được số khấu hao của năm thứ nhất như sau: Mức khấu hao /km quãng đường = 200000000 = 1000 đ 100000 Mức khấu hao phải trích trong năm thứ nhất = 1000 * 15000 = 15000000 đ -Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo nguyên tắc thu nhập phù hợp với chi phí tức là phản ánh được lợi ích tài sản cố định tương ứng với chi phí khấu hao tài sản đó. -Hạn chế của phương pháp này là việc ước tính sản lượng tài sản cố định sản xuất ra trong thời gian sử dụng hữu ích của nó là việc làm không hề đơn giản. -Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động theo mùa vụ, tài sản cố định được sử dụng không thường xuyên hay các thiết bị phương tiện vận tải. 6.ảnh hưởng của phương pháp tính khấu hao tài sản cố định tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. *Trên giác độ giá thành sản phẩm hàng hoá. Trong doanh nghiệp sản xuất hàng hoá dịch vụ nói chung, giá thành của hàng hoá dịch vụ sản xuất ra được cấu thành bởi 3 nhân tố: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp tại phân xưởng sẽ được tính vào chi phí sản xuất chung. Trong diều kiện hiện nay các doanh nghiệp hoạt động trong một thị trường cạnh tranh gay gắt , muốn đứng vững được thì hàng hoá dịch vụ doanh nghiệp sản xuất ra phải có chất lượng tốt, giá thành hạ, mẫu mã bao bì đẹp, trong đó việc hạ giá thành là mục tiêu sống còn của mọi doanh nghiệp. Hạ giá thành có thể được thực thông qua nhiều con đường: Nâng cao năng suất lao động, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, giảm các chi phí phát sinh tại phân xưởng...Chúng ta biết rằng chi phí khấu hao cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong giá thành do vậy phải phân bổ chi phí khấu hao sao cho giá thành sản phẩm hoàn thành ở mức hợp lý, có khả năng cạnh tranh trên thi trường nhưng phải đảm bảo khả năng thu vốn đầu tư vào tài sản cố định một cách nhanh nhất. Thực hiện tốt điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đối với những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động công suất hoạt động thường nhỏ hơn công suất thiết kế sản lượng sản xuất còn ít thế nhưng vẫn phải trích khấu hao đều như những năm tiếp theo làm cho chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm cao đẩy giá thành sản phẩm lên cao, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá dẫn tới khả năng thua lỗ trong mấy năm đầu của doanh nghiệp. Điều này có thể làm giảm tính hấp dẫn của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư, cổ đông, ngân hàng... *Trên giác độ thuế Thuế TNDN thu nhập chịu Thuế suất thuế Phải nộp = thuế * TNDN Thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh chính là doanh thu thuần từ bán sản phẩm hàng hoá sau khi đã loại trừ giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Như ở trên đã trình bày giá vốn hàng bán đã có một phần chi phí khấu hao nằm trong đó. Đối với tài sản cố định dùng ở bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp kế toán tiến hành trích khấu hao tính vào chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Vậy chi phí khấu hao là nột khoản chi phí hợp lý được trừ khỏi thu nhập chịu thuế hay làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp do đó khấu hao là một công cụ điều chỉnh lãi lỗ rất hữu hiệu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả thì con đường ngắn nhất để giữ cho báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được sáng sủa là giảm chi phí khấu hao. Ngược lại muốn giảm số thuế doanh nghiệp phải nộp doanh nghiệp chỉ cần tăng mức trích khấu hao lên mức tối đa trong khung của Nhà nước, tuy nhiên cách này chỉ có tác dụng đẩy phần thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp sang niên đọ khác chứ không trốn được thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Do vậy cần căn cứ vào mục tiêu, chiến lược cụ thể của mình doanh nghiệp có kế hoạch trích khấu hao tài sản cố định cho hợp lý vưà đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh vừa nhanh thu hồi vốn để mua sắm trang bị mới tài sản cố định. 7.Một số phương pháp tính khấu hao tài sản cố định đang được nhiều nước áp dụng *ở Mỹ một số phương pháp khấu hao được áp dụng phổ biến: -Phương pháp khấu hao bình quân. Theo phương pháp này mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định được tính theo công thức sau: Mức khấu hao Nguyên giá TSCD - Giá trị tận dụng ước tính Năm = Số năm sử dụng ước tính Giá trị tận dụng ước tính là gía trị thu được khi nhượng bán thanh lý tài sản cố định vào cuối thời gian sử dụng của tài sản, cách tính khấu hao này phân bổ giá trị tài sản cố định vào chi phí một cách hợp lý. Theo phương pháp này doanh nghiệp không được tính toàn bộ nguyên giá tài sản cố định vào chi phí. Thật vậy một tài sản sau thời gian sử dụng dù có cũ đến đâu đem bán đi luôn thu được một lượng giá trị nhất định . Nếu chính phủ cho phép doanh nghiệp được khấu hao toàn bộ nguyên giá thì nghiễm nhiên doanh nghiệp thu được một khoản lợi đúng bằng giá trị tận dụng ước tính của tài sản cố định . Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là có hai giá trị cần phải được ước tính: Giá trị tận dụng của tài sản cố định và số năm hữu dụng của tài sản cố định. Việc đưa ra hai ước tính sao cho phù hợp đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét nhiều yếu tố xung quanh trong hiện tại cũng như tương lai. -Phương pháp khấu hao sản lượng Theo phương pháp này mức khấu hao phải trích hàng năm của tài sản cố định được tính theo công thức: Mức khấu hao Chi phí TSCĐ - Giá trị tận dụng Sản lượng sản Năm = * xuất năm đó Tổng sản lượng ước tính Phương pháp này đã tính đến sự phù hợp giữa chi phí khấu hao tài sản cố định với lợi ích do tài sản cố định đó đem lại, tuy nhiên nó cũng vấp phải vấn đề là việc ước tính giá trị tận dụng và tổng sản lượng trong suốt thời gian hữu dụng của tài sản khó có thể chính xác. -Trước năm 1981 và những tài sản cố định được mua từ năm 1981 trở về trước có thể được áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần hoặc phương pháp khấu hao theo tổng các số năm. Đối với những tài sản cố định được mua sau năm 1980 và trước năm 1987 luật thuế Mỹ cho phép doanh nghiệp được áp dụng một phương pháp khấu hao nhanh tài sản cố định khác được gọi là hệ thống hoàn vốn nhanh. Đối với những tài sản cố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33684.doc
Tài liệu liên quan