Đề án Hoàn thiện quy trình thẩm định các dự án đầu tư

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Phần I: Lý luận chung về đầu tư và thẩm định dự án đầu tư 2

I. Đầu tư và dự án đầu tư. 2

1. Một số khái niệm đầu tư. 2

2. Dự án đầu tư và sự cần thiết đầu tư theo dự án 2

2.1. Khái quát về dự án đầu tư 2

2.2. Đặc điểm của dự án đầu tư 3

2.3. Sự cần thiết đầu tư theo dự án 4

3. Phân loại dự án đầu tư 5

3.1. Căn cứ vào cơ cấu tái sản xuất. 5

3.2. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư. 5

3.3. Căn cứ vào bản chất của dự án đầu tư. 6

3.4. Theo thời gian thực hiện hay phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra 6

3.5. Theo nguồn vốn được huy động để thực hiện đầu tư. 6

3.6. Theo cấp quản lý dự án đầu tư. 6

II. Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư 6

1. Khái niệm 6

2. Mục đích thẩm định dự án 6

3. Vai trò của thẩm định. 7

2.1. Đối với chủ đầu tư 7

2.2. Với ngân hàng và các tổ chức tài chính tiền tệ. 7

2.3. Đối với Nhà nước và xã hội. 7

4. Phương pháp thẩm định DAĐT. 8

3.1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu. 8

3.2. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án. 8

3.3. Phương pháp triệt tiêu rủi ro. 9

3.4. Phương pháp thẩm định theo trình tự 9

4.4. Phương pháp dự báo 9

4. Nội dung của thẩm định DAĐT. 9

4.1. Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật. 9

4.2. Thẩm định về nội dung thị trường của dự án. 9

4.3. Thẩm định về phương diện tổ chức sản xuất và quản lý. 10

4.4. Thẩm định các chỉ tiêu kinh tế- xã hội của dự án. 10

4.5. Thẩm định các chỉ tiêu tài chính dự án đầu tư. 10

5. Phân cấp thẩm định dự án 11

5.1. Phân cấp thẩm định dự án vốn trong nước(theo luật đầu tư trong nước) 11

5.2. Phân cấp thẩm định các dự án đầu tư vốn nước ngoài (theo luật đầu tư nước ngoài) 12

5.2.1. Thủ tướng Chính phủ 12

5.2.2. Bộ Kế hoạch và đầu tư 12

5.2.3. UBND cấp tỉnh. 12

5.2.4. Ban quản lý khu công nghiệp. 12

5.2.5. Chủ đầu tư. 12

Phần II: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư ở Việt Nam 13

I. Về tổ chức thực hiện 13

2. Về chất lượng công tác thẩm định 13

3. Về nội dung thẩm định 15

1.4. Về mặt chuyên môn 15

II. Những hạn chế và nguyên nhân 16

1. Hạn chế. 16

1.1. Về quy trình thẩm định. 16

1.2. Về tổ chức thẩm định. 16

1.3. Về nội dung thẩm định. 16

2. Nguyên nhân của những hạn chế. 17

2.1. Công tác lập dự án chưa đảm bảo tính khả thi. 17

2.2. Các văn bản pháp lý còn thiếu chặt chẽ. 18

2.2.1. Về phạm vi thẩm định dự án. 18

2.2.2. Về chủ đầu tư. 19

2.2.3. Đánh giá tổng thể tính khả thi của dự án. 19

2.3. Quy hoạch không đồng bộ giữa các ngành, vùng và quy hoạch chung, nhiều ngành chưa xây dựng được quy hoạch riêng cho mình. 19

2.4. Thiếu thông tin về công nghệ và thiết bị, nhất là đối với những công nghệ thiết bị mới. 20

2.5. Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa đầy đủ hoặc rất khó xác định được các định mức. 20

2.6. Một số nội dung thẩm định chưa hợp lý. 21

2.6.1. Về bảo vệ môi trường sinh thái, kế hoạch tái định cư. 21

2.6.2. Về kế hoạch tái định cư. 21

2.6.3. Về tổng mức vốn đầu tư 21

2.6.4. Về nguồn vốn đầu tư 21

2.6.5. Về phân tích hiệu quả đầu tư 21

2.7. Chưa có sự phân cấp trách nhiệm đối với cơ quan hứu quan cũng như đối với cán bộ thẩm định 22

Phần III: Một số giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư. 23

I. Về phía Nhà nước và các cơ quan hữu quan. 23

1. Nâng cao chất lượng lập dự án. 23

2. Cung cấp nguồn thông tin cần thiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời cho công tác thẩm định dự án 23

3. Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan hữu quan 24

4. Đảm bảo tính chặt chẽ, đầy đủ và hợp lý trong các văn bản pháp lý để làm cơ sở cho công tác thẩm định 25

4.1. Về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. 25

4.2. Về công tác quy hoạch. 25

4.3. Về công tác kế hoạch hoá đầu tư. 26

4.4. Các văn bản pháp lý khác. 26

5. Tăng cường quản lý của Nhà nước sau thẩm định . 27

6. Cải cách hành chính trong công tác lập và thẩm định dự án đầu tư. 28

7. Cải tiến quy trình thẩm định sao cho gọn nhẹ và hiệu quả hơn 29

8. Xác định ró trách nhiệm của các cá nhân và cơ quan tham gia thẩm định dự án 30

II. Giải pháp về thông tin: thiết lập hệ thống thông tin cần thiết liên quan đến dự án 30

III. Giải pháp về con người 32

IV. Nhóm các giải pháp khác 33

1. Giải pháp về máy móc, kỹ thuật phục vụ cho việc thẩm định 33

2. Thận trọng trong việc đánh giá ngành nghề lĩnh vực đầu tư 33

Kết luận 34

Tài liệu tham khảo 35

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Hoàn thiện quy trình thẩm định các dự án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tác thẩm định tài chính các dự án sử dụng vốn trong nước nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả thẩm định là cần thiết. Các chỉ tiêu thẩm định tài chính: Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư Tỷ số lợi ích – chi phí (B/C) Lợi nhuận thuần, thu nhập thuần (NPV,NFV) Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T) Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) Điểm hoà vốn 5. Phân cấp thẩm định dự án 5.1. Phân cấp thẩm định dự án vốn trong nước(theo luật đầu tư trong nước) Thủ tướng chính phủ Bộ KHĐT Dự án đầu tư nhóm A Dự án đầu tư nhóm B Sở KHĐT Các bộ, ngành, Tổng công ty Dự án đầu tư nhóm C UBND cấp tỉnh Ghi chú: Có thẩm quyền xem xét 5.2. Phân cấp thẩm định các dự án đầu tư vốn nước ngoài (theo luật đầu tư nước ngoài) 5.2.1. Thủ tướng Chính phủ Có thẩm quyền quyết định đối với dự án nhóm A 5.2.2. Bộ Kế hoạch và đầu tư Đối với các dự án nhóm A, lấy ý kiến của các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh liên quan đến Chính phủ xem xét, trường hợp có những ý kiến khác nhau về những vấn đề quan trọng của dự án thì lập hội động xem xét trước khi trình chính phủ. Đối với các dự án nhóm B, bộ Kế hoạch Đầu tư lấy ý kiến của các bộ ngành có liên quan trước khi xem xét quyết định. 5.2.3. UBND cấp tỉnh. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ dự án, thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài trong phạm vi được phân cấp. 5.2.4. Ban quản lý khu công nghiệp. Được uỷ quyền cấp giấy phép cho các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, với điều kiện được quy định cụ thể trong các quyết định uỷ quyền của bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cho các ban quản lý khu công nghiệp trên cơ sở đề nghị củâ UBND cấp tỉnh. 5.2.5. Chủ đầu tư. Thẩm định những dự án tư nhân, nếu là công trình xây dựng phải xin giấy phép của chính quyền địa phương. Phần II Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư ở Việt Nam Các cơ quan có chức năng thẩm định bao gồm: Thủ tướng chính phủ, Bộ và Sở Kế hoạch - Đầu tư, UBND cấp tỉnh và các bộ ngành có liên quan. I. Về tổ chức thực hiện Việc tổ chức các hoạt động thẩm định dự án tại các văn phòng thẩm định tương đối linh hoạt phù hợp với các đặc điểm riêng của từng dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Đã có sự phối hợp tốt giưã Văn phòng Thẩm định và các cơ quan hữu quan (Bộ quản lý ngành, UBND, Ban quản lý KCN, KCX, chủ dự án, tổ chức cho vay vốn, các đối tác,…) trong việc thẩm định, hoàn thiện, rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng thẩm định. 2. Về chất lượng công tác thẩm định Nhìn chung công tác thẩm định đánh giá các dự án nhóm A và các dự án đầu tư nước ngoài là những dự án tương đối phức táp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, đã được thựuc hiện một chách nghiêm túc chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu về thủ tục pháp lý và chuyên môn đồng thời thựuc hiện tương đối kịp thời đảm bảo thời gian theo quy định hiện hành và yêu cầu cảu lãnh đạo Bộ và cập có thẩm quyền phê duyệt. Nhiều dự án đã được đánh giá một cách nghiêm túc, đua vào thực hiện thể hiện được tính khả thi, phát huy tốt hiệu quả đối với nền kinh tế, điều này thể hiện tính hiệu quả của công tác thẩm định, trình độ chuyên môn của các cán bộ chuyên viên thẩm định. Sau nhiều năm thực hiện quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, cán bộ thẩm định cũng có thêm nhiều kinh nghiệm và thông tin để đánh giá dự án. Việc thẩm định, đánh giá dự án không chỉ dựa vào các quy định, chính sách hiện hành của Nhà nước mà còn dựa vào kinh nghiệm của bản thân về các dự án tương tự đã được thực hiện trước đó và khả năng nắm bắt, tìm hiểu thông tin thực tế trong nước và quốc tế. Nhờ đó mà đánh giá được một cách tương đối chính xác các thông tin nêu ra trong dự án làm căn cứ cho việc ra quyết định. Cán bộ thẩm định cũng tập trung hơn vào các khâu cơ bản, không đi sâu vào các tình tiết dự án để rút ngắn thời giam thẩm định. Một số nội dung được chú ý đi sâu xem xét là ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, vốn đầu tư, hiệu quả tài chính, kinh tế xã hội của dự án tương đối hợp lý và đem lại hiệu quả cao trong đánh giá, lựa chọn dự án. Cụ thể là nhờ đó mà các dự án được đưa vào hoạt động ngày càng cao sau đợt giảm đầu tư vào những năm 1998-1999, đưa lại lợi ích kinh tế xã hội ở nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, khoa học giáo dục, thông qua đó mà GDP tăng ổn định, đời sống kinh tế xã hội của nhân dân được nâng cao. Bảng 1: Số dự án đã qua thẩm định tại Bộ Kế hoạch và đầu tư Năm 1998 1999 2000 2001 Số dự án nhóm A 82 90 97 145 Số dự án ĐTNN 45 51 54 82 Tổng cộng 127 141 151 227 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bảng 2: Số dự án đã trình TTCP STT Ngành Năm 2000 Năm 2001 Số dự án Tổng mức ĐT Số dự án Tổng mức ĐT 1 Công nghiệp 39 51439.2 38 72109 2 Nông nghiệp 17 13288.5 14 15501 3 Giao thông vận tải 19 28630.9 24 59027 4 Y tế giáo dục 16 22149.8 18 24514 5 Môi trường đô thị 9 2013.3 14 10416 6 Các lĩnh vực khác 22 42359.1 67 123975 Tổng cộng 121 160010.8 169 305542 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 3. Về nội dung thẩm định Những nội dung thẩm định tại các văn phòng thẩm định tương đối đầy đủ và phản ánh được những nội dung cần thiết trong đánh giá dự án. Thông qua các nội dung trên thì các văn phòng Thẩm định có thể đánh giá một cách toàn diện, khách quan các mặt cảu dự án. Việc xác định mục tiêu dự án phần nhiều là phù hợp và không có nhiều sai sót đáng kể, đặc biệt là xác định hiệu quả kinh tế xã hội về mặt định tính khá đầy đủ là cơ sở vững chắc cho đánh giá dự án. 1.4. Về mặt chuyên môn Công tác thẩm định dự án đã huy động được sự đóng góp tham gia ý kiến của các Vụ, viện trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những bộ ngành có liên quan, các tổ chức tài trợ, cho vay vốn, các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu và quản lý Nhà nước, các tổ chức tư vấn độc lập, các chuyên gia trong nước và ngoài nước tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề chuyên môn có liên quan. Các ý kiến của các chuyên gia phản biện, các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực được mời tham gia thẩm định hoặc đóng góp ý kiến có chất lượng chuyên môn cao là những đóng góp có giá trị và là căn cứ quan trọng để có quyết định cuối cùng về tính khả thi của dự án. Nhiều dự án được xét duyệt và quyết định đầu tư đã phát huy tốt hiệu quả và giữ vai trò quan trọng trong việc đạt được những mục tiêu chung của nền kinh tế do Nhà nước đặt ra. Kết quả thẩm định các dự án nhìn chung là mang tính khách quan, khoa học, các nội dung kinh tế kỹ thuật và những đề xuất có tính khả thi tốt. Các kết luận và ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định về cơ bản là trùng khớp với ý kiến của tổ chức cho vay hoặc tài trợ vốn. Nhìn chung, công tác thẩm định dự án trong những năm qua đã thực hiện được tương đối tốt, phần nào đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, đạt được những mục tiêu quan trọng và là một trong những công cụ hữu hiệu để quản lý tốt hoạt động đầu tư trong và ngoài nước. II. Những hạn chế và nguyên nhân 1. Hạn chế. 1.1. Về quy trình thẩm định. Quy trình thẩm định hiện nay tuy chặt chẽ nhưng còn phức tạp, phải qua nhiều khâu và tốn thời gian. Hơn nữa nó quá rắc rối nên có xu hướng làm cho các cơ quan có trách nhiệm chính trong việc thẩm định trở nên thụ động; việc thẩm định phải qua nhiều khâu trung gian làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định và kéo dài thêm thời gian của quá trình gây chậm trễ cho việc thực hiện dự án. 1.2. Về tổ chức thẩm định. Công tác thẩm định chưa thức sự khẩn trương, thời gian thẩm định nhiều khi còn kéo dài hơn so với quy định, nhất là các dự án có độ phức tạp cao. 1.3. Về nội dung thẩm định. Một số nội dung thẩm định chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Trong việc thẩm định mục tiêu dự án, các cơ quan thẩm định vẫn còn có những quyết định thiếu chính xác trong việc lựa chọn các lĩnh vực đầu tư của dự án phù hợp với mục tiêu phát triển. Việc thẩm định thường chỉ thiên về các chỉ tiêu mang tính định tính của dự án, ít chú ý đến các chỉ tiêu định lượng trong phân tích tài chính cũng như kinh tế xã hội của dự án, các chỉ tiêu này thường thiếu chính xác hoặc chưa đầy đủ, chủ yếu dựa vào các thông số được nêu trông dự án mà chưa có điều kiện kiểm tra tính chính xác của các thông số này. Việc sử dụng phương pháp tỷ suất chiết khấu xã hội tuy có nhiều ưu điểm song không phản ánh được giá trị thực thu, thực chi của dự án trong trường hợp có rủi ro và không sử dụng được để lựa chọn các dự án có nội dung kinh tế xã hội giống nhau. Thêm vào đó việc xác định các giá trị kinh tế thiếu nhất quán và phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của người phân tích do hiện tại Việt Nam chưa quy định mức giá kinh tế để tính chuyển trong phân tích kinh tế dự án. Chưa có biện pháp xác định tính khả thi trong phương thức tổ chức thực hiện dự án như các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu nên nhiều dự án sau khi được phê duyệt gặp nhiều khó khăn trong những khâu đầu tiên này. Mặc dù phương thức tổ chức thực hiện dự án là một nội dung bắt buộc trong hồ sơ đề nghị thẩm định dự án song đã không được chú ý trong khâu thẩm định do đó không đảm bảo tính khả thi. Việc thẩm định hiện nay chú ý nhiều đến thời gian thẩm định mà chưa coi trọng đến chất lượng và nội dung thẩm định. 2. Nguyên nhân của những hạn chế. 2.1. Công tác lập dự án chưa đảm bảo tính khả thi. Chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định dự án phụ thuộc khá nhiều vào nội dung, chất lượng của dự án trình duyệt. Dự án được lập với đầy đủ nội dung và chất lưọng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định dự án. Các ý kiến đánh giá, nhận xét và kết luận về dự án sẽ đầy đủ và khoa học. Ngược lại nếu chất lượng dự án không cao, không đầy đủ những nội dung cần thiết sẽ gây khó khăn cho công tác thẩm định. Hiện nay, công tác lập dự án đôi khi còn chưa đạt được những yêu cầu cơ bản, hồ sơ dự án thiếu một số yêu cầu tối thiểu khiến cho công tác thẩm định không tiến hành suôn sẻ được. Trong hồ sơ dự án nhiều khi có những nội dung không đáp ứng được những yêu cầu như năng lực tài chính, các chỉ tiêu cơ bản tính toán không chính xác. Một số dự án nêu về phương án thực hiện và giải phóng mặt bằng không hợp lý. Rất nhiều dự án phải bổ sung hồ sơ dự án theo yêu cầu của các bộ, ngành. Việc lập dự án, chỉ căn cứ vào các điều 23, 24 của nghị định 52/1999/NĐ chính phủ, các điều này chỉ quy định những nội dung chủ yếu cần quan tâm của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi. Do quy định này quá vắn tắt nên khi lập dự án, mức độ cụ thể và nội dung dự án được các chủ dự án và các Bộ, ngành, địa phưong vận dụng tuỳ tiện. Về nội dung dự án, các điều 23, 24 của nghị định 52 chỉ quy định những nội dung chủ yếu cà quy định chung cho tất cả các loại dự án. Trong thực tếcó rất nhiều ngành kinh tế kỹ thuật và rất những lĩnh vực khác nhau, có những đặc thù riêng, đòi hỏi phải có nội dung và phương pháp lập dự án cụ thể, phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực. Các Bộ quản lý ngành và cơ quan liên quan không có những hướng dẫn cụ thể về nội dung và phương pháp lập dự án phù hợp, do đó nhiều dự án trình duyệt có chất lượng thấp gây khó khăn cho công tác thẩm định. Về tư cách pháp nhân của chủ đầu tư: đối với các nhà đầu tư nước ngoài,các tài liệu xác nhận tư cách pháp nhân của họ chủ yếu là các bản chụp vì các cơ quan công chứng trong nước không nhận công chứng cho tài liệu của người nước ngoài nên không đảm bảo độ tin cậy. Về năng lực tài chính của chủ đầu tư: trong rất nhiều trường hợp chủ đầu tư có đầy đủ tài liệu chứng tỏ năng lực tài chính song vẫn không huy động được vốn để triển khai dự án. Ngược lại cõn nhà đầu tư chỉ có số tiền không nhiều song vẫn triển khai đầu tư thành công dự án trị giá hàng chục USD. Đối với đầu tư trong nước, nhiều trương hợp khi lập và trình duyệt dự án chưa có chủ đầu tư, vốn đầu tư đi vay toàn bộ. Nếu chỉ căn cứ vào năng lực tài chính, tại thời điểm trình duyệt dự án của chủ đầu tư để xem xét dự án, ta sẽ bỏ lỡ những cơ hội phát triển nền kinh tế. 2.2. Các văn bản pháp lý còn thiếu chặt chẽ. 2.2.1. Về phạm vi thẩm định dự án. Theo tài liệu về lập và đánh giá dự án đầu tư mà các tổ chức quốc tế WB, ADB, UNIDO, UNDP khuyến nghị và đã được 100 nước trên thế giới áp dụng cho thấy, thẩm định dự án là việc xem xét một cách toàn diện các nội dung ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án. Tuy nhiên trên thực tế Nghị định 52 quy định 14 nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi và quy định 9 nội dung phải thẩm định. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng Nhà nước, vốn do Nhà nước bảo lãnh còn phải thẩm định các điều kiện tài chính, giá cả, hiệu quả đầu tư và phương án hoàn trả vốn đầu tư của dự án.Như vậy, nội dung chủ yếu của dự án, nội dung thẩm định và nội dung quyết định đầu tư theo quy định của nghị định 52 không hoàn toàn phù hợp và thống nhất với nhau. Trong cơ chế hiện hành, các văn bản sử dụng khái niệm không thống nhất, nhiều khi lẫn lộn khái niệm dự án với báo cáo nghiên cứu khả thi và khái niệm Giải trình kinh tế kỹ thuật. Trong khi điều 23 và 24 của Nghị định 52 quy định nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì điều 27 lại quy định nội dung thẩm định dự án đầu tư. Nếu áp dụng theo nội dung thẩm định dự án có nhiều nội dung không phù hợp và không thực hiện được. Tất cả những vấn đề trên đã đưa đến những cách hiểu và vận dụng khác nhau trong quá trình lập, thẩm định dự án đầu tư và quyết định đầu tư. Nhiều vấn đề đã trở nên phức tạp, nhất là khi dự án có những vấn đề mà các cơ quan bảo vệ luật pháp phải can thiệp. Các quy định hiện hành cho phép một dự án có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, song không quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm trong khâu thẩm định và phê duyệt đối với các dự án thuộc loại này, nhất là dự án có sử dụng một phần bằng vốn Nhà nước. Do đó hiện nay các Bộ, ngành, địa phương và cơ sở gặp nhiều khó khăn, Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng bị lúng túng trông việc giải thích và hướng dẵn thực hiện. 2.2.2. Về chủ đầu tư. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi không quy định phải xác định chủ đầu tư nhưng theo điều 26 về thẩm định dự án đầu tư quy định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi do chủ đầu tư trình; thông tư hướng dẫn số 06/1999/TT – Bộ Kế hoạch và đầu tư quy định hồ sơ thẩm định phải có tờ trình của chủ đầu tư, có văn bản xác nhận tư cách pháp nhân, năng lực tài chính của chủ đầu tư. Như vậy có sự không thống nhất trong các văn bản nói trên làm cho các cơ quan lập và trình dự án và cơ quan thẩm định khó thực hiện. 2.2.3. Đánh giá tổng thể tính khả thi của dự án. Để thực hiện yêu cầu này, khi thẩm định phải thẩm định toàn bộ nội dung của dự án. Nhưng theo điều 27 Nghị định 52 chỉ quy định thẩm định 8 vấn đề. Thực tế hiện nay người thẩm định vẫn phải thẩm định toàn nội dung đã nêu trong báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. 2.3. Quy hoạch không đồng bộ giữa các ngành, vùng và quy hoạch chung, nhiều ngành chưa xây dựng được quy hoạch riêng cho mình. Về các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, không có quy định về nội dung thẩm định, nếu áp dụng theo nội dung thẩm định dự án đầu tư có nhiều nội dung không phù hợp. Sự phù hợp với quy hoạch ngành và lãnh thổ: hiện nay có rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực chưa xây được quy hoạch, hoặc quy hoạch đã lạc hậu mà chưa được điều chỉnh, nếu phải chờ quy hoạch được phê duyệt mới xem xét dự án thì sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tư; hoặc một số dự án nếu cứ xem xét và quyết định đầu tư sẽ không có căn cứ pháp lý và rất có thể sẽ không phù hợp khi quy hoạch được duyệt sau này. Vậy khi xem xét thẩm định dự án sẽ phải căn cứ vào quy hoạch nào, nhất là khi quy hoạch của ngành và địa phương không thống nhất. 2.4. Thiếu thông tin về công nghệ và thiết bị, nhất là đối với những công nghệ thiết bị mới. Trong giai đoạn thẩm định dự án, cơ quan thẩm định( kể cả các chuyên gia và cơ quan tư vấn thẩm định dự án) thường không đủ thông tin và không đủ cơ sở để khẳng định phương án chọn lựa thiết bị được đề xuất có tối ưu hay không, khi mà chưa có thiết kế kỹ thuật và chưa thông qua đấu thầu để để lựa chọn. Phương án thiết bị này chỉ chính thức được chấp nhận sau khi đã có kết quả đấu thầu, ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị, giữa chủ đầu tư với các nhà cung cấp thiết bị đấu thầu. Một số dự án sử dụng các loại thiết bị và công nghệ hoàn toàn chưa có ở nước ta, việc thẩm tra là hết sức khó khăn, bởi không chỉ cơ quan tổ chức thẩm định mà cả các chuyên gia và đơn vị tư vấn trong nước cũng không nắm vững, trong trường hợp này việc thuê chuyên gia và đơn vị tư vấn thẩm định dự án là không thực hiện được. 2.5. Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa đầy đủ hoặc rất khó xác định được các định mức. Hiện nay các quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng của một số ngành không phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Một số ngành, các quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng chưa được ban hành một cách chính thức. Vì vậy cơ quan lập dự án và cơ quan thẩm định dự án đều dựa vào thực tế là chính để xem xét, đánh giá dự án, nên thiếu chính xác và thiếu thống nhất. Đây là một trong những vấn đề khá nổi cộm, gây ra rất nhiều khó khăn cho cán bộ thực hiện thẩm định. Nhiều khi việc xác định các định mức khó khăn nên dẫn đến việc thẩm định có khi mang tính cảm quan, không chính xác. 2.6. Một số nội dung thẩm định chưa hợp lý. 2.6.1. Về bảo vệ môi trường sinh thái, kế hoạch tái định cư. Đối với dự án đầu tư vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái là rất cần thiết, là một trong ba tiêu chuẩn để đánh giá tính bền vững củadự án đầu tư. Tuy nhiên vấn đề bảo vệ môi trưòng sinh thái đồng nghĩa với tăng thêm chi phí đầu tư cho dự án. Hiện nay cơ quan thẩm định dự án chỉ mới chú trọng đến việc xử lý chất thải, phòng chống cháy nổ, chống gây ô nhiễm , được nêu vắn tắt trong hồ sơ dự án, chưa chú ý đến củng cố và phát triển môi trường sinh thái. 2.6.2. Về kế hoạch tái định cư. Theo thông lệ các nước, để phản ánh đúng hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án đầu tư, phần chi phí đền bù, di dân và tái định cư phải tính vào tổng mức vốn đầu tư của dự án. Theo quy định hiện hành của nước ta, chỉ có phần kinh phí đền bù thiệt hại mới tính vào tổng mức đầu tư của dự án, kế hoạch thực hiện và kinh phí để di dân và tái định cư không được tính vào tổng mức đầu tư của dự án, chi phí này được thực hiện riêng. Như vậy gây khó khăn cho công tác thẩm định dự án, nhất là tính toán hiệu quả của dự án. 2.6.3. Về tổng mức vốn đầu tư Tổng mức vốn đầu tư khi lập và trình duyệt dự án được tổng hợp từ nhiều chi phí khác nhau, không thể tiên liệu được mọi vấn đề xảy ra liên quan đến dự án và làm thay đổi tổng mức vốn đầu tư. Các thay đổi liên quan đến lãi suất, tỷ giá cũng khó có thể dự đoán một cách chính xác được. 2.6.4. Về nguồn vốn đầu tư Trong giai đoạn lập và thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, nguồn vốn để triển khai thực hiện dự án phần lớn chỉ là dự kiến, chưa có cơ sở để khẳng định (kể cả nguồn vốn Ngân Sách, vốn vay, vốn tự có hay huy động từ các nguồn khác…) do đó khi thẩm định dự án, xem xét tính khả thi của các nguồn vốn ở mức độ nào là các công việc hết sức khó khăn. 2.6.5. Về phân tích hiệu quả đầu tư Các văn bản pháp quy ở nứoc ta không quy định cụ thể các chỉ tiêu tài chính cần được tính toán trong báo cáo nghiên cứu khả thi, không quy định cụ thể những chỉ tiêu tài chính nào phải được thẩn định, nên khâu lập dự án và khâu thẩm định nhiều khi không thống nhất với nhau về các chỉ tiêu đánh giá dự án. Do những yếu tố nhiều khi tác động trong suốt thời gian hoạt động của dự án, việc đánh giá hiệu quả đầu tư khi thẩm định dự án chỉ có ý nghĩa tham khảo ở mức nhất định không thể coi là kết quả hoạt động trong suốt thời kỳ dự án. 2.7. Chưa có sự phân cấp trách nhiệm đối với cơ quan hứu quan cũng như đối với cán bộ thẩm định Chính điều này dẫn tới tình trạng cơ quan thẩm định kéo dài thời gian thẩm định, những kết luận đưa ra còn chung chung, không có trách nhiệm làm ảnh hưởng xấu đến vai trò của hoạt động thẩm định dự án. Ngoài ra việc các cơ quan khi tham gia nhận xét, đánh giá về lĩnh vực mình quản lý không có ý kiến đánh giá gây khó khăn cho việc thẩm định. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư và nhận thấy quá trình thẩm định dự án ở Việt Nam còn một số tồn tại như trên nên việc đề ra các biện pháp hoàn thiện là cần thiết. Phần III Một số giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư. I. Về phía Nhà nước và các cơ quan hữu quan. 1. Nâng cao chất lượng lập dự án. Một dự án nếu không làm tốt từ khâu lập dự án thì quy trình và nội dung thẩm định dù có hợp lý và chặt chẽ đến đâu cũng không mang lại hiệu quả. Do đó cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng của công tác lập dự án từ đó nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định. Một số biện pháp: Xem xét, bổ sung quy chế đấu thầu và tuyển chọn cơ quan tư vấn lập dự án, trong đó phải đề cao trách nhiệm của cơ quan tư vấn, chủ đầu tư. Đối với các cơ quan tư vấn có nhiều dự án chất lượng thấp thì phải có văn bản thông báo trong toàn thành phố, nếu tiếp diễn thì phải thu hồi giấy phép kinh doanh. Chủ đầu tư phải tăng cường ràng buộc trách nhiệm đối với các tổ chức tư vấn bằng các hợp đồng cụ thể và xử lý nghiêm các vi phạm hợp đồng. Các số liệu, định mức sử dụng trong hồ sơ dự án phải có nguồn cung cấp điều tra rõ ràng, chính xác, đầy đủ. Các số liệu này luôn luôn phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học thì mới có thể có những kết luận chính xác về hiệu quả của dự án. Mục tiêu huy động của dự án phải rõ ràng, hợp lý với quy hoạch phát triển cũng như định hướng phát triển của đất nước. Việc huy động vốn phải rõ ràng, minh bạch và mang tính khả thi. 2. Cung cấp nguồn thông tin cần thiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời cho công tác thẩm định dự án Để tạo điều kiện cho công tác thẩm định đạt hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí thời gian cũng như tiền bạc thì việc cung cấp thông tin đầy đủ, nhanh chóng, chính xác là một trong những yếu tố quyết định đến thầnh công của hoạt động thẩn định dự dự án. Điều này chỉ có thể thực hiện nếu chúng ta biết cách đa dạng hoá nguồn cung cấp thông tin cần thiết sau: Nguồn thông tin từ phía chủ đầu tư cung cấp bao gồm: các tài liệu về tư cách pháp lý, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, phương án sản xuất kinh doanh sắp tới, kế hoạch vay vốn, trả nợ ngân hàng… để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định dự án về mặt thời gian cũng như chất lượng thì chủ đầu tư cần phải cung cấp một nguồn thông tin đầy đủ chính xác, tin cậy thỉ cán bộ thẩm định mới có thể dựa vào đó xem xét phân tích và đánh giá dự án một cách có hiệu quả. Nguồn thông tin được cung cấp từ phía Nhà nước và các cơ quan hữu quan bao gồm: các văn bản pháp lý, quy chế nghị định chính phủ các tài liệu, văn bản hướng dẫn của các cơ quan hữu quan…Nhà nước và các cơ quan hưu quan cần phải năng cao trách nhiệm trong việc cung cấp các tài liệu, vưn bản một cách rõ ràng, đầy đủ minh bạch và kịp thời tránh sự chồng chéo, thiếu chính xác thì mới tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công tác thẩm định nhằm định hướng tới mục tiêu chung là hoạt động kinh tế xã hội cũng như mục tiêu đúng đắn trong định hướng phát triển chiến lược kinh tế xã hội đất nước. Các nguồn thông tin nêu trên đều có những khiếm khuyết, vì vậy cần phải kết hợp chúng lại phân tích, đối chiếu để tìm ra nguồn thông tin để làm cơ sở cho hoạt động thẩm định dự án. 3. Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan hữu quan Một dự án đầu tư bao giờ cũng liên quan đến rất nhiều các cơ quan hữu quan tuỳ theo quy mô cũng như đặc điểm riêng của từng dự án. Vì vậy, quá trình thẩm định dự án để xem xét có nên hay không nên đầu tư vào dự án cần rất nhiều ý kiến góp ý, phân tích cũng như đánh giá dự án. Do việc tăng cường sự phối hợp với các bên liên quan sẽ làm tăng chất lượng và hiệu quả của dự án. Đối với những dự án cần lập hội đồng thẩm định thì đề nghị các cơ quan hữu quan cần bố trí cán bộ có mặt đầy đủ, nắm vững chuyên môn cần thiết, có đầy đủ tư chất yêu cầu cho quá trình thẩm định. Những cán bộ này phải có trách nhiệm góp ý kiến đánh giá phân tích dự án một cách khách quan nhằm đưa ra những kết luận chính xác về dự án cần xem xét. 4. Đảm bảo tính chặt chẽ, đầy đủ và hợp lý trong các văn bản pháp lý để làm cơ sở cho công tác thẩm định Cơ sở cần thiết trong quá trình thẩm định là các văn bản pháp lý, quy chế, thông tư, Nghị định của chính phủ như luật thuế, luật đầu tư nước ngoài, luật đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp, Nghị định 52/1999/NĐ-chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng,…Các văn bản này cần có độ chính xác cao, gắn liền với thực tiễn, đảm bảo nội dung đầy đủ nhưng tránh chồng chéo, gây khó khăn trong quá trình vận dụng vào thẩm định dự án. Các văn bản pháp lý này cũng cần đảm bảo tính chặt chẽ, tránh những khẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng làm thiệt hại đến nền kinh tế của đất nước cũng như trốn tránh pháp luật. Trong những văn bản cần thiết nên sửa đổi một số nội dung cho phù hợp. 4.1. Về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Nghị định 52/1999 – chính phủ cần thống nhất về nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi và nội dung thẩm định. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sử dụng vốn ngân sách, vốn tín dụng Nhà nước, vốn do Nhà nước bảo lãnh còn phải thẩm địn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35323.doc
Tài liệu liên quan