MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG CHÍNH 4
CHƯƠNG I: 4
I. Những vấn đề chung về cơ cấu kinh tế. 4
1. Khái niệm cơ cấu kinh tế. 4
2. Phân loại cơ cấu kinh tế. 4
II. Cơ cấu ngành kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình phát triển. 5
1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế. 5
1.1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế. 5
1.2. Những nội dung của cơ cấu ngành kinh tế. 6
2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ý nghĩa nghiên cứu của nó. 7
2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 7
2.2. Ý nghĩa nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế. 8
3. Những chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 9
3.1. Cơ cấu GDP 9
3.2. Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế. 9
4. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong qúa trình phát triển. 9
CHƯƠNG II: 12
I. Nhiệm vụ của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 12
1. Khái niệm kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 12
2. Nhiệm vụ của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 12
II. Đánh giá thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010. 13
1. Những thành tựu và tồn tại của công cuộc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005. 13
1.1. Cơ cấu GDP 13
1.2. Cơ cấu lao động 16
2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn 2006-2010. 17
2.1. Khung kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2010 17
2.2. Một số nhận định về kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010. 18
3. Đánh giá thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế năm 2007 trong quý III. 20
4. Những nhận định về việc hoàn thành kế hoạch 2006 – 2010. 22
CHƯƠNG III: 25
I. Lựa chọn các ngành cần tập trung phát triển 25
II.Huy động vốn cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và hợp lý hóa vốn đầu tư 28
1. Tạo môi trường khuyến khích và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư 30
2. Phát triển thị trường tài chính 31
3. Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính, tiền tệ 31
4. Nâng cao hiệu quả các nguồn đầu tư từ ngân sách. 32
LỜI KẾT 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
34 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rõ sự phát triển của nền kinh tế VN trong 5 năm 2001- 2005 chúng ta cần phải xem xét kĩ lưỡng từng khía cạnh của nền kinh tế dưới nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể ở đây là sự chuyển biến trong cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam.
Bảng 2. Tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2001 – 2005.
Đơn vị tính: %
STT
Chỉ tiêu
Mục tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
5năm
2001-2005
1
Tăng trưởng kinh tế
7,5
6,89
7,08
7,34
7,79
8,4
7,5
- Nông, lâm và thủy sản
4,3
3,0
4,2
3,6
4,4
4,0
3,8
- Công nghiệp và xây dựng
10,8
10,4
9,5
10,5
10,2
10,6
10,2
- Dịch vụ
6,2
6,1
6,5
6,5
7,3
8,5
7,0
2
Tốc độ tăng giá trị sản xuất
- Nông, lâm và thủy sản
4,8
4,7
6,5
5,5
5,8
4,9
5,4
- Công nghiệp và xây dựng
13,1
14,6
14,8
16,8
16,0
17,2
16,0
3
Cơ cấu kinh tế
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản
20 - 21
23,3
23,0
22,5
21,8
20,9
- Công nghiệp và xây dựng
38 - 39
38,1
38,5
39,5
40,2
41,0
- Dịch vụ
41 - 42
38,6
38,5
38,0
38,0
38,1
Nguồn: tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê
Cơ cấu ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản thì giảm dần trong khi tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ thì tăng lên đáng kể. Năm 2001, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp là 23,3% nhưng đến năm cuối cùng của kỳ kế hoạch 5 năm, năm 2005 thì tỷ trọng của ngành này chỉ còn có 20,9%. Như vậy sau 5 năm, tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,4%. Trái ngược với sự giảm xuống về tỷ trọng của ngành nông nghiệp là sự tăng lên về tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng. Từ 38,1% năm 2001 đến năm 2005 con số này đã là 41%, tăng 2,9% (vượt chỉ tiêu kế haọch đề ra. Ngành dịch vụ vẫn giữ được vị thế quan trọng của mình khi chiếm tới 38,1% trong GDP, vượt xa đóng góp của khu vực nông nghiệp và gần bằng tỷ trọng của công nghiệp.
Xét về mối quan hệ tương quan giữa các ngành, chúng ta có thể thấy, ngành công nghiệp và xây dựng là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và cao nhất 10,2%, gấp 1,36 lần mức tăng GDP của toàn nền kinh tế (7,5%) và gấp 2,7 lần ngành nông nghiệp. Ngành dịch vụ có mức tăng xấp xỉ mức tăng GDP của cả nền kinh tế nên tỷ trọng không đổi, duy trì ở mức 38%. Dù đạt tốc độ tăng trưởng gần gấp 3 lần so với ngành dịch vụ, nhưng vì quy mô tuyệt đối nhỏ hơn, nên mức độ thay đổi tương quan tỷ lệ giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp không nhanh tương ứng với mức tăng trưởng công nghiệp.
Sự tăng trưởng nhanh của các ngành công nghiệp và một số ngành dịch vụ đã tạo nên sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế, bước đầu hình thành được một số ngành, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển như: công nghiệp dầu khí, sản xuất thép, xi măng, cơ khí đóng tàu, lắp ráp ô tô, xe máy...
Về sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành. Trong 5 năm 2001 – 2005, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vượt qua nhiều khó khăn, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tăng 5,4% trong khi kế hoạch đặt ra là 4,8%. Trong nội bộ của ngành đã có sự thay đổi nhất định, trong đó rõ rệt nhất là sự gia tăng của ngành thủy sản và sự suy giảm về tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy sự được theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của ngành. Ngành thủy sản đã có những bước phát triển tương đối vững chắc, tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản trong toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng từ 15,6% năm 200o lên 21,2% năm 2005. Đáng chú ý là hàng thủy sản xuất khẩu gia tăng nhanh chóng và trở thành một trong số những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp mặc dù có sự giảm đi về tỷ trọng nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu về lương thực thực phẩm trong nước và duy trì được vị trí là một trong ba nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (Thái Lan, Hoa Kỳ, Việt Nam). Còn ngành lâm nghiệp vẫn tiếp tục chú trọng vào bảo vệ và trồng rừng. Độ che phủ rừng tăng từ 33,7% năm 2000 lên 37,4% năm 2005.
Ngành công nghiệp tăng trưởng ổn định ổn định với tốc độ cao hơn nhiều so với 5 năm trước, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16% vượt mức kế hoạch đề ra (kế hoạch là 13,1%). có thể nói khu vực công nghiệp đã thực sự đóng vai trò đầu tàu trong sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế.
Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành dịch vụ đã từng bước hình thành và phát triển đa dạng, góp phần phục vụ đắc lực cho sản xuất của các ngành nông nghiệp và công nghiệp, tốc độ tăng thêm giá trị của dịch vụ đạt nhịp độ khá cao, tăng 7,6%.
Tuy đạt được những kết quả tích cực nhưng việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn nhiều hạn chế thể hiện chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao.
Mức tăng trưởng nông nghiệp so với mức tăng trưởng GDP của toàn bộ nền kinh tế là khá cao, thể hiện mức đóng góp của tăng trưởng nông nghiệp cho tổng mức GDP là khá lớn.
Về ngành công nghiệp, mặc dù vị trí và vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã được nâng lên trong những năm qua nhưng trong cơ cấu nội bộ nganh công nghiệp sự chuyển biến diễn ra vẫn còn chậm. Thực chất đóng góp cho tăng trưởng công nghiệp trong những năm vừa qua chủ yếu vẫn là công nghiệp khai thác khoáng ản, tỷ trọng công nghiệp chế biến và chế tạo còn rất nhỏ bé. Trong khi đó, các ngành công nghiệp mới như công nghiệp điện tử, công nghiệp cơ khí như xe máy, ôtô mới phát triển ở giai đoạn đầu...
Riêng trong khu vực dịch vụ, trái với sự mong đợi là tỷ trọng tăng lên thì trên thực tế hầu như không thay đổi thậm chí còn giảm từ từ 38,6% năm 2001 xuống còn 38,1% năm 2005. Tỷ trọng của các ngành khách sạn, nhà hàng, vận tải, bưu điện, du lịch là quá thấp (khoảng 3-4% trong GDP). Thương mại, mặc dù có tỷ trọng yương đối lớn khoảng 13-14% GDP nhưng chủ yếu vẫn là buôn bán nhỏ. Các loại hình dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, dịch vụ tư vấn pháp lý chưa được phát triển. Ngành tài chính – ngân hàng với tỷ trọng chưa đến 2% trong GDp là quá thấp.
Cơ cấu lao động
Đến năm 2005, tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế đạt gần 42,7 triệu người; trong đó 24,2 triệu người làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; 7,8 triệu người làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng; 10,9 triệu người làm việc trong các ngành dịch vụ.
Trong 5 năm 2001-2005: số lao động được giải quyết việc làm đạt khoảng 7,5 triệu người, trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt trên 4,7 triệu; công nghiệp và xây dựng đạt trên 1,2 triệu người; các nàgnh thương mại và dịch vụ đạt 1,6 triệu.
Bước đầu tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu lao động theo hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao hiệu qủa đầu tư trong kinh doanh. Tỷ trọng lao động trong nông, lâm, thủy sản trong tổng số lao động xã hội từ 68,2% năm 2000 giảm xuống còn 56,8% năm 2005; công nghiệp và xây dựng tăng từ 12,1% lên 17,9%, được tăng từ 19,7% lên 25,3%.
Bảng 3. Tình hình thực hiện kế hoạch kế hoạch lao động giai đoạn 2001 – 2005.
STT
Chỉ tiêu
Đvị tính
Mục tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1
Số lao động làm việc trong nền kinh tế.
Tr. ng
38,6
39,5
40,6
41,6
42,7
Cơ cấu lao động
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản
%
56-57
63,4
61,9
60,3
58,8
56,8
- Công nghiệp và xây dựng
%
20-21
14,3
15,4
16,5
17,3
17,9
- Dịch vụ
%
22-23
22,3
22,7
23,2
23,9
25,3
2
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
%
16,8
18,7
21,2
22,5
25,0
3
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị
%
5,4
6,28
6,01
5,78
5,60
5,31
4
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn
%
80
74,26
75,42
77,65
79,10
80,65
Nguồn: tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê
Số liệu cho thấy sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ còn rất chậm chạp. Sự phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chưa tạo ra việc làm tương ứng cho lao động nông thôn, trong khi các khu đô thị mới, khu công nghiệp mở rộng đã lấy đi khá nhiều diện tích đất canh tác màu mỡ của nông nghiệp. lao động vẫn tập trung khá lớn ở khu vực nông nghiệp, lại ko được đào tạo dẫn đến khả năng tìm việc làm rất khó khăn, cho dù nhiều khu công nghiệp vẫn đang tìm công nghiệp có tay nghề. Cho đến năm 2005, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam mới đạt 25% - là một tỷ lệ rất thấp so với các nước trong khu vực. Điều này dẫn đến tình trạng năng suất lao động ở khu vực nông nghiệp rất thấp, hạn chế năng suất lao động chung của cả nước: năm 2005, năng suất lao động của nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 450 USD, của ngành dịch vụ là 1.860 USD và của nhóm ngành công nghiệp và xây dựng là 2.852 USD, năng suất lao động bình quân cả nước là 1.243.4 USD.
Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn 2006-2010.
Khung kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2010
Bảng 4. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn 2006-2010.
Đơn vị tính: %
STT
Chỉ tiêu
Thực hiện 2001- 2005
Kế hoạch
2006 - 2010
1
Tăng trưởng kinh tế
7,50
7,5 - 8,0
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản
3,8
3 - 3,2
- Công nghiệp và xây dựng
10,2
9,5 - 10,2
- Dịch vụ
7,0
7,7 - 8,2
2
Tốc độ tăng giá trị sản xuất
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản
5,4
4,5
- Công nghiệp và xây dựng
16,0
15,2 - 15,5
3
Cơ cấu kinh tế (đến năm cuối kỳ)
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản
20,9
15 - 16
- Công nghiệp và xây dựng
41,0
43 - 44
- Dịch vụ
38,1
40 - 41
4
Tỷ trọng lao động trong tổng số lao động
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản
58
50
- Công nghiệp và xây dựng
18
23 - 24
- Dịch vụ
25
26 - 27
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bảng 5. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của từng ngành giai đoạn 2006 – 2010
Đơn vị tính: %
Ngành
Thực hiện 2005
Kế hoạch 2006 - 2010
2006
2007
2008
2009
2010
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản
9,8
9,5
8,5
8,1
7,8
7,5
- Công nghiệp và xây dựng
49,7
50,2
50,8
51,2
51,5
51,8
- Dịch vụ
40,5
40,3
40,7
40,6
40,7
40,7
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Một số nhận định về kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010.
Trên đây mới chỉ là khung định hướng cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dựa trên những kết quả đã đạt được trong thời kỳ 2001 – 2005 cùng những phân tích đánh giá, phân tích về bối cảnh quốc tế và trong nước. Nhìn chung, thì khung kế hoạch đặt ra là tương đối hợp lý, thể hiện được xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn hiện nay đó là: giảm dần tỷ trọng của khu vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng cả trong cơ cấu GDP, cũng như cơ cấu lao động.
Xét về tốc độ tăng trưởng của từng ngành trong nền kinh tế, như đã phân tích ở trên, ngành có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế sẽ tăng tỷ trọng và ngược lại, ngành có tốc độ thấp hơn sẽ giảm tỷ trọng. nhìn vào khung kế haọch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, ta thấy mục tiêu tăng trưởng GDP của toàn bộ nền kinh tế là 7,5 – 8%. Do đó, để tăng được tỷ trọng của 2 ngành công nghiệp và dịch vụ, cũng như giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp thì tốc độ tăng trưởng của các ngành thuộc khu vực II và khu vực III phải cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng của các ngành thuộc khu vực I phải thấp hơn con số này. Mục tiêu đề ra với khu vực II là tăng trưởng từ 9,5% - 10,2% và của khu vực III là 7,7% - 8,2%, hai chỉ tiêu này đều cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Như vậy mục tiêu đặt ra với từng ngành là tương đối hợp lý.
Như chúng ta đã biết, kế hoạch 2006 – 2010, vốn được xây dựng trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch 2001 – 2005. Theo kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005 thì tỷ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP là 20,9%, của công nghiệp và xây dựng là 41% và của dịch vụ là 38,1% nhưng khi đặt mục tiêu cho kế hoạch 2006 – 2010 thì tỷ trọng của 3 ngành này lần lượt là 15 – 16%. 43 – 44% và 40 – 41%. Như vậy, là sau 5 năm tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 5%, trung bình mỗi năm tỷ trọng của nhóm ngành này giảm 1%. Đây là một chỉ tiêu hợp lý và hoàn toàn có thể thực hiện được. Bởi vì, năm 2003, tỷ trọng của nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP là 22,5% đến năm 2004 là 21,8%. như vậy giảm 0,7%. Sang đến năm 2005, tỷ trọng của ngành này là 20,9%, giảm 0,9%. Theo đà tăng trưởng như hiện nay thì việc hoàn thành mục tiêu kế hoạch đặt ra là việc hoàn toàn nằm trong tầm tay.
Kết thúc giai đoạn 2001 – 2005, tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng chiếm trong GDP là 41% (vượt kế hoạch đề ra, kế hoạch là 38 – 39%). Năm 2001, đóng góp của ngành trong tổng thu nhập quốc dân là 38,1%, như vậy trung bình một năm tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng tăng 0,6%. Theo kế hoạch 2006 – 2010, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 43 – 44%, tính bình quân hàng năm thì tốc độ tăng tỷ trọng của nhóm ngành này trong GDP cũng là 0,6%. So với kế hoạch 2001 – 2005, kỳ kế hoạch mà ngành công nghiệp và xây dựng đã có những bước phát triển tích cực hoàn thành mục tiêu đặt ra thì những chỉ tiêu mà bản kế hoạch 2006 – 2010 là rất hợp lý.
Đối với ngành dịch vụ, đây là nganh duy nhất ko hoàn thành mục tiêu kế hoạch đặt ra. Kế hoạch 2001 – 2005, mục tiêu đặt ra đối với ngành dịch vụ là 41 – 42% nhưng kết thúckỳ kế hoạch ngành dịch vụ chỉ đóng góp được khoảng 38,2% trong tổng GDP của nền kinh tế. Sang kỳ kế hoạch 2006 – 2010, chúng ta có điều chỉnh dôi chút về chỉ tiêu đặt ra, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ trong GDP là 40 – 41%, như vậy là so với kế hoạch trước, mục tiêu này giảm khoảng 1%. Điều này cho thấy sự thận trọng và rút kinh nghiệm khi đặt kế hoạch. Việc đặt chỉ tiêu đóng góp của dịch vụ trong GDP là hợp lý ko quá cao nhưng nó cũng thể hiện niềm tin của Việt Nam về sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. tỷ trọng của dịch vụ có xu hướng tăng lên, mặc dù ko quá nhanh nhưng đó là những bước tiến vững chắc nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO vào tháng 11 năm 2006 thì cơ hội phát triển đối với ngành dịch vụ nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung là rất lớn.
Về cơ cấu ngành theo lao động, kết quả thực hiện kỳ kế hoạch 2001 – 2005 là tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 58%, công nghiệp và xây dựng là 18% và dịch vụ là 25%. Bước sang giai đoạn 2006 – 2010, chúng ta đã mạnh dạn đặt chỉ tiêu tỷ trọng lao động trong nông, lam nghiệp và thủy sản là 50% (giảm 8%), trong công nghiệp là 23 – 24% (tăng 5 – 6%) và dịch vụ là 26 – 27% (tăng 1-2%). Việc giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống còn 50% là hơi cao và hơi khó có thể đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Bởi lẽ, chúng ta có xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, địa bộ phận dân cư đều hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Để giảm được tỷ trọng của lao động nông nghiệp trong tổng lao động của nên kinh tế từ 58% xuống chỉ còn 50% là hơi khó. Mặc dù con số về mặt tương đối là giảm khoảng 8% nhưng xét về mặt tuyệt đối con số này là không nhỏ chút nào. Nhất là khi, các phương thức canh tác tiên tiến vẫn còn chậm được áp dụng trên diện rộng, giống cây trồng và vật nuôi tốt còn thiếu; năng suất nhiều cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, phụ thuộc nhiều vào khí hậu và thời tiết, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn vẫn chưa được thực hiện một cách bài bản, các ứng dụng của tiến bộ khoa học công nghệ, những máy móc, thiết bị có thể thay thế người nông dân vẫn còn ít và thiếu ,lại chưa được áp dụng một cách rộng rãi và phổ biến. Điều này dẫn đến việc, sản xuất nông nghiệp vẫn còn phải sử dụng nhiều lao động, vẫn còn phải phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của người dân. Bên cạnh đó, chúng ta chưa xây dựng được một nền công nghiệp tương đối ổn định và vững chắc có thể sản xuất ra các mặt hàng có giá trị cao đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu nên đóng góp của các mặt hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong xuất khẩu vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn.
Khó khăn là vậy nhưng không phải là chúng ta không thể hoàn thành được kế hoạch đã đề ra. Nếu thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả các giải pháp và chính sách của Nhà nước, phát huy tốt thế mạnh của bản thân, tận dụng mọi cơ hội có được thì cúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến việc vượt mục tiêu kế hoạch đặt ra.
Đánh giá thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế năm 2007 trong quý III.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi về thu hút vốn đầu tư, về ổn định kinh tế vĩ mô và các biện pháp điều hành hiệu quả của Chính phủ, về khả năng đẩy mạnh tăng trưởng cao của các ngành sản xuất, kinh tế quý III/2007 tiếp tục phải đối mặt với tình hình thời tiết và dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, gây ảnh hưởng lớn tới tình hình sản xuất các ngành kinh tế. Vượt qua những khó khăn gây kìm hãm tốc độ tăng trưởng, khắc phục những tồn tại trong quý trước về tình trạng thiếu điện, về tình hình chậm giải ngân các nguồn vốn đầu tư,.. tốc độ tăng trưởng kinh tế quý III đạt kết quả rất khả quan.
Tốc độ tăng trưởng GDP quý III ước đạt 8,9% (cùng kỳ năm 2006 đạt 8,71%). Cụ thể, khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,97%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,84%; dịch vụ tăng 8,94%. Tính chung 9 tháng, tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 8,16%, tăng cao hơn so với mức tăng cùng kỳ năm 2006 (cùng kỳ tăng 7,84%). Trong đó, khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,02%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,15%; dịch vụ tăng 8,54%. Đối chiếu với 9 tháng các năm trước thì khu vực I tăng trưởng ko cao do sản xuất lương thực giảm và chăn nuôi của nhiều địa phương bị dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi thấp, nhưng khu vực II và III tăng tương đối cao nên năm 2007 là năm có tốc độ tăng GDP 9 tháng cao nhất trong 10 năm gần đây. Thành công đặc biệt trong năm nay là tăng trưởng GDP quý sau luôn cao hơn quý trước (quý I đạt 7,7%, quý II đạt 8,0%, quý III đạt 8,9%) và tăng trưởng khu vực dịch vụ luôn cao hơn tăng trưởng toàn nền kinh tế (tăng trưởng dịch vụ quý I đạt 7,92%; quý II đạt 8,83%; quý III đạt 8,94%). Đây là những kết quả rất khả quan, tạo đà đẩy mạnh tăng trưởng quý IV và đưa tăng trưởng cả năm hoàn thành kế hoạch theo Nghị quyết Quốc hội đề ra, đồng thời là tín hiệu tích cực hứa hẹn tăng trưởng kinh tế những năm tiếp theo đạt tốc độ cao hơn nữa. Có thể nói, cơ cấu ngành Việt Nam đang có sự chuyển dịch theo đúng hướng mà kế hoạch đặt ra khi tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ko ngừng tăng.
Bảng 6: Tốc độ tăng sản phẩm trong nước trong 9 tháng (theo giá so sánh 1994)
Đơn vị: (%)
Tốc độ tăng so với
cùng kỳ năm trước
9 tháng đầu năm 2005
9 tháng đầu năm 2006
9 tháng đầu năm 2007
GDP
7,6
7,84
8,16
Khu vực nông, lâm và thủy sản
4,1
3,32
3,02
Khu vực công nghiệp và xây dựng
10
9,85
10,15
Khu vực dịch vụ
8,2
8,03
8,54
Nguồn Tổng cụcThống kê
Những nhận định về việc hoàn thành kế hoạch 2006 – 2010.
Năm 2007, theo dự báo, nền kinh tế vẫn duy trì được tăng trưởng cao và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm 2007 ước tăng khoảng 8,5%. Trong đó, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,2%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,7%; khu vực dịch vụ tăng 8,8%. Cơ cấu kinh tế có chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 19,8%; công nghiệp và xây dựng chiếm 42,1%; dịch vụ chiếm 38,1%.
Như vậy, so với mục tiêu mà kế hoạch 2006 – 2010 đề ra thì ngành nông nghiệp và công nghiệp đã có những sự chuyển biến tích cực. Tỷ trọng của nông nghiệp giảm đều từng năm từ mức còn trên 20% năm 2006, nay xuống dưới 20%. Trong khi đó ngành công nghiệp cũng có đạt được những thành tựu đáng kể, khi tỷ trọng của ngành nay liên tục tăng, dự kiến cuối năm nay là trên 42%. theo kế hoạch đến năm 2010 thì tỷ trọng của công nghiệp trong GDP là khoảng 44%. Như vậy, với tốc độ tăng tỷ trọng đều đặn như hiện nay thì trong 3 năm tới chúng ta hoàn toàn có thể nâng tỷ trọng của ngành công nghiệp lên 44%. Cần phải lưu ý một điều là tốc độ tăng trưởng năm 2007 theo dự kiến của ngành công nghiệp là 10,7% trong khi mục tiêu kế hoạch đề ra chỉ có 10,2%/năm. Có thể nói chỉ cần duy trì nhịp độ phát triển như hiện nay thì ngành công nghiệp không những có thể hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra mà còn vượt mức kế hoạch. Về ngành dịch vụ, mặc dù tỷ trọng của ngành này theo dự kiến vẫn chỉ là 38,1%, không có sự gia tăng so với năm 2005, thậm chí là giảm so với năm 2006. Nhưng chúng ta không nên lo lắng quá, bởi lẽ tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ năm 2007 theo dự báo đạt 8,8%. một con số rất cao, cao hơn chỉ tiêu của kế hoạch 2006 – 2010 nhiều (kế hoạch đặt ra chỉ là 7%). Hơn nữa, đây mới là năm thứ hai Việt Nam gia nhập WTO nên chúng ta vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết, và thị trường chứng khóan Việt Nam cũng mới dần dần đi vào sự ổn định nên giá trị gia tăng tạo ra là chưa nhiều. Có thể năm 2007, tỷ trọng của ngành dịch vụ không có cao như mong muốn nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào việc hoàn thành chỉ tiêu mà kế hoạch 2006 – 2010 đề ra vì những kết quả mà ngành dịch vụ năm 2007 đạt được sẽ tạo tiền đề vững chắc để chúng ta có những bước phát triển mạnh mẽ vào 3 năm tiếp theo của kỳ kế hoạch.
Nông, lâm nghiệp và thủy sản: mặc dù còn tồn tại nhiều bất lợi như dịch bệnh, lũ lụt, đặc biệt là hai cơn lũ lịch sử ở các tỉnh miền trung vừa qua, việc hoàn thành mục tiêu của kế hoạch 2007gặp nhiều khó khăn song những kết quả dự báo về ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn rất khả quan thể hiện được sự được theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế nông thôn. Sản xuất đáp ứng được nhu cầu trong nước, những mặt hàng nông sản chủ lực vẫn tiếp tục đà phát triển của quý trước, đạt và vượt mức chỉ tiêu đề ra trong năm 2007, trong đó gạo và cà phê là những mặt hàng sẽ về đích sớm. Mặt hàng gạo dự báo là sẽ đạt mức xuất khẩu trên 4,5 triệu tấn. Cà phê dự đoán là sẽ vượt mức xuất khẩu 1 triệu tấn, với kim ngạch hơn 1,5 tỷ USD, thóat khỏi thời kỳ suy thóai trầm trọng trước đó, nguyên do là trong quý tới bắt đầu vụ thu hoạch cà phê mới và giá cà phê thế giới đang tăng cao. Trên đà tăng trưởng cao của ba quý trước, xuất khẩu thủy sản trong những tháng cuối năm sẽ rất thuận lợi. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản có triển vọng tăng mạnh ở những thị trường có các rào cản kỹ thuật khắt khe là Mỹ, Nga, Đài Loan và EU. Để tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, ngành chế biến thủy sản vẫn cần phải chú trọng đến 3 thách thức lớn, đó là: vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chế biến thiếu nguồn nguyên liệu an toàn và cạnh tranh gay gắt cả đầu ra và đầu vào. Song song với đó, các cơ quan chức năng cũng cần phải có sự phối hợp kiểm tra, ban hành các quy định chế tài nghiêm khắc đối với các đơn vị vi phạm.
Ngành công nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao đạt 10,7% và là ngành chủ đạo đóng góp vào sự tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế. Với những dấu hiệu tích cực của tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp quý III nói riêng và 9 tháng đầu năm nói chung, công nghiệp sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý còn lại của năm và hứa hẹn sẽ đạt kế hoạch đề ra trong năm nay (thậm chí một số nhóm mặt hàng vượt kế hoạch). Như đã phân tích ở trên, giá trị sản xuất công nghiệp trong quý III đã đạt 27,7% kế hoạch năm và tính chung cả 9 tháng, con số này lên tới 76,39% kế hoạch năm. Như vậy, khả năng hoàn thành kế hoạch năm nay của ngành công nghiệp là nằm trong tầm tay, nhất là khi nhiều mặt hàng công nghiệp chủ lực như than đá, điện, dệt may, giày dép đều tăng trưởng tốt và sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh vào những tháng cuối năm nay. Giá trị sản xuất công nghiệp quý IV dự báo sẽ đạt 160,2 nghìn tỷ đồng, đưa tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả năm lên mức 591,83 nghìn tỷ đồng, tức là vượt khoảng 4% so với kế hoạch năm 2007.
Các ngành dịch vụ đã có nhiều bước chuyển biến tích cực, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Ngành du lịch cũng đã có nhiều chuyển biến trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút khách du lịch. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch cũng được đẩy mạnh, tạo thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.
Dịch vụ vận tải đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Dự kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa năm 2007 tăng 9,8% so với năm 2006.
Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tiếp tục phát triển
Thị trường chứng khoán cuối năm 2007 dự báo sẽ tiếp tục xu hướng hồi phục cùng với tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế. Mức vốn hóa thị trường chứng khoán ước khoảng 25-27% GDP. Tuy nhiên, còn tiềm ẩn nhiều nhân tố ảnh hưởng không thuận đến khả năng hồi phục của thị trường.
Thị trường chứng khoán cuối năm 2007 dự báo sẽ tiếp tục xu hướng hồi phục cùng với tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế. Mức vốn hóa thị trường chứng khoán ước khoảng 25-27% GDP. Tuy nhiên, còn tiềm ẩn nhiều nhân tố ảnh hưởng không thuận đến khả năng hồi phục của thị trường.
Thị trường bảo hiểm năm 2007 dự kiến tiếp tục có bước phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng doanh thu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0357.doc