Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP THEO MÔ HÌNH KHOÁN 2
I- ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH XÂY LẮP VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH XÂY LẮP
THEO MÔ HÌNH KHOÁN 2
1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp theo mô hình khoán có ảnh hưởng
tới hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 2
2. Tổ chức kinh doanh xây lắp theo mô hình khoán 3
II- ĐẶC ĐIỂM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG
ĐIỀU KIỆN KHOÁN 4
1. Đặc điểm chi phí sản xuất 4
a. Đặc điểm chi phí sản xuất tại đơn vị giao khoán 5
b. Đặc điểm chi phí sản xuất tại đơn vị nhận khoán 6
2. Đặc điểm giá thành sản phẩm xây lắp 6
a. Tại đơn vị giao khoán 7
b. Tại đơn vị nhận khoán 7
III-/ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
XÂY LẮP TRONG KHOÁN. 8
1-/ Chế độ kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại đơn vị giao khoán. 8
2-/ Chế độ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị nhận khoán. 9
B- THEO PHƯƠNG THỨC KHOÁN GỌN CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 9
1. Tài khoản sử dụng 9
TK 136-Phải thu nội bộ 9
TK 336-Phải trả nội bộ 10
2. Phương pháp hạch toán 11
a, Tại đơn vị giao khoán 11
b. Tại đơn vị nhận khoán 12
C-/ TỔ HỨC SỔ CHO HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂYLẮP. 14
PHẦN II THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHÂM XÂY LẮP
THEO MÔ HÌNH KHOÁN. 17
I-/ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÌNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO MÔ HÌNH KHOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP HIỆN NAY. 17
II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO MÔ HÌNH KHOÁN 19
KẾT LUẬN 21
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2434 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo mô hình khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận khoán. đơn vị nhận khoán tự tổ chức cung ứng vật tư, tổ chức lao động... để tiến hành thi công. Khi công trình hoàn thành bàn giao, quyết toán sẽ được thanh toán toàn bộ giá trị công trình theo giá nhận khoán và nộp cho đơn vị giao khoán một số khoản theo quy định.
Đơn vị giao khoán chỉ là người có tư cách pháp nhân đứng ra ký kết các hợp đồng xây dựng và chịu trách nhiện pháp lý đối với chất lượng công trình và thời gian thi công.
-Phương thức khoán gọn khoản mục chi phí
Theo phương thức này, đơn vị giao khoán chỉ khoán các khoản mục chi phí nhất định (thường là CPNC) còn các khoản mục chi phí khác do đơn vị tự chi, hạch toán và chịu trách nhiệm giám sát kỹ thuật, chất lượng công trình. Phương thức này chỉ áp dụng cho các tổ, đội thi công không có đủ điều kiện tự cung ứng vật tư, giám sát kỹ thuật và chưa thực hiện hạch toán kế toán.
Tuy nhiên, dù theo bất kỳ mô hình, phương thức khoán nào, việc tổ chức kinh doanh xây lắp gồm những bước chủ yếu sau:
-Doanh nghiệp xây lắp (đơn vị giao khoán) sau khi ký kết hợp đồng với bên A, thực hiện giao khoán khối lượng xây lắp, tư vấn, thiết kế cho các xí nghiệp, đội , công trường xây dựng trực thuộc (đơn vị nhận khoán) thông qua hợp đồng giao nhận khoán. Hợp đồng giao nhận khoán phải xác định rõ:
+Nội dung công việc, khối lượng, chất lượng, đơn giá, thời hạn khởi công và hoàn thành hợp đồng; nếu có những phát sinh mới thì phải bổ sung hợp đồng giao nhận khoán nội bộ.
+Giá giao khoán bao gồm các phí tổn trực tiếp và một phần chi phí chung của giá thành dự toán.
-Khi kết thúc hợp đồng, phải nghiệm thu và thanh lý hợp đồng giao nhận khoán và những phát sinh bổ sung của hợp đồng giao nhận khoán.
-Kết quả của hợp đồng giao nhận khoán (kể cả tiết kiệm giá thành xây lắp) - trên cơ sở lấy thu bù chi- phải được giũ lại để thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và trích lập các quỹ theo chế độ hiện hành.
-Nếu đơn vị nhận khoán được phân cấp quản lý tài chính, có tổ chức bộ máy kế toán riêng, đơn vị nhận khoán phải tổ chức hạch toán kế toán hoạt động nhận khoán, theo dõi chi phí sản xuất, kinh doanh, tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo kế toán theo chế độ hiện hành.
-Đội trưởng đơn vị nhận khoán hoặc giám đốc xí nghiệp của đơn vị nhận khoán sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các mặt hoạt động kinh doanh xây lắp, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật về các chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán theo chế độ hiện hành.
-Nếu đơn vị nhận khoán tổ chức bộ máy kế toán riêng, các công việc trên sẽ do đơn vị giao khoán thực hiện.
Có thể nói, đặc điểm kinh doanh xây lắp và tổ chức kinh doanh xây lắp theo mô hình khoán có những nét đặc trưng riêng khiến cho chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong điều kiện khoán xây lắp có những đặc điểm riêng biệt.
II- Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong điều kiện khoán
1. Đặc điểm chi phí sản xuất
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp là quá trình biến đổi một cách có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào thành các công trình, lao vụ nhất định. Các yếu tố về tư liệu sản xuất, đối tượng lao động (mà biểu hiện cụ thể là hao phí về lao động vật hoá) dưới sự tác động có mục đích của sức lao động (biểu hiện là hao phí về lao động sống) qua quá trình biến đổi sẽ tạo ra sản phẩm. Để đo lường các hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong từng kỳ nhằm tổng hợp, xác định kết quả đầu ra, phục vụ yêu cầu quản lý thì mọi hao phí lao động cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tề và gọi là chi phí sản xuất kinh doanh.
Trong hoạt động kinh doanh xây lắp, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra liên quan đến việc xây dựng, lắp đặt công trình.
a. Đặc điểm chi phí sản xuất tại đơn vị giao khoán
Trường hợp doanh nghiệp xây lắp tổ chức kinh doanh theo mô hình khoán
gọn công trình,hạng mục công trình
Chi phí phát sinh chỉ gồm chi phí quản lý, chi phí giao dịch... để đảm bảo sự tồn tại của đơn vị. Do đó, kế toán chi phí không cần sử dụng TK 621,622,627 mà có thể sử dụng TK 642 để tập hợp các khoản chi phí thuộc nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp, TK 632 để tập hợp chi phí phát sinh tại đơn vị nhưng không thuộc nội dung chi phí quản lý.
Trường hợp doanh nghiệp xây lắp tổ chức sản xuất kinh doanh theo phương
thức khoán gọn khoản mục chi phí
Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn vị nhận khoán. Chi phí sản xuất gồm 4 khoản mục chi phí sau:
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(CPNVLTT): bao gồm toàn bộ các khoản hao phí nguyên vật liệu mà đơn vị xây lắp bỏ ra để cấu tạo nên thực thể công trình như: vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện bê tông, phụ gia, dàn giáo, ván khuôn...
-Chi phí nhân công trực tiếp(CPNCTT): bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân xây lắp của đơn vị nhận khoán.
-Chi phí máy thi công(CPMTC): bao gồm toàn bộ các khoản chi phí mà đơn vị xây lắp bỏ ra có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng máy thi công phục vụ cho xây dựng, lắp đặt các công trình, hạng mục công trình (không phân biệt máy thi công của đơn vị hay thuê ngoài).
-Chi phí chung:
+Chi phí sản xuất chung(CPSXC): là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi các đơn vị nhận khoán .
+Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm toàn bộ các khoản chi phí có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp mà không tách riêng ra được.
+Chi phí bán hàng: gồm toàn bộ các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm như chi phí giao dịch, chi phí bảo hành công trình xây dựng.
b. Đặc điểm chi phí sản xuất tại đơn vị nhận khoán
Trường hợp đơn vị được giao khoán gọn công trình, hạng mục công trình
-Chi phí sản xuất kinh doanh được tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình bao gồm:
+CPNVLTT
+CPNCTT
+CPMTC
+CPSXC: là chi phí phát sinh trong phạm vi của đơn vị nhận khoán để thực hiện khối lượng xây lắp được giao khoán, bao gồm: tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý, chi phí hội họp, tiếp khách, tiền điện, nước phục vụ thi công...
Trường hợp đơn vị được giao khoán gọn khoản mục chi phí: do đơn vị chưa
có tổ chức bộ máy riêng nên chi phí sản xuất sẽ do đơn vị giao khoán tập hợp, hạch toán.
2. Đặc điểm giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao đông sống và lao động vật hoá bỏ ra để tiến hành sản xuất ra một khối lượng sản phẩm, dịch vụ, lao vụ nhất định hoàn thành.
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí như CPNVL, CPMTC... tính bằng tiền để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp nhất định, có thể là công trình hoặc một hạng mục công trình.
Giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm 4 khoản mục sau:
-Khoản mục CPNVL
-Khoản mục CPNC
-Khoản mục CPMTC
-Khoản mục chi phí chung
a. Tại đơn vị giao khoán
Theo phương thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình
-Giá thành sản phẩm xây lắp chính là giá giao khoán. Giá giao khoán được xác định trên cơ sở giá thành dự toán.
-Giá thành dự toán là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp. Giá thành dự toán được lập trước khi tiến hành xây lắp trên cơ sở các định mức thiết kế được duyệt và khung giá quy định đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành.
-Đối tượng tính giá là công trình, hạng mục công trình giao khoán.
-Phương pháp tính giá là phương pháp định mức.
Theo phương thức khoán gọn khoản mục chi phí
-Giá thành sản phẩm xây lắp là giá thành thực tế được xác định khi hoàn thành công tác xây lắp trên cơ sở các chi phí thực tế liên quan đến công trình xây lắp.
-Đối tượng tính giá là công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
-Phương pháp tính giá là phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
b. Tại đơn vị nhận khoán
Theo phương thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình
-Giá thành sản phẩm xây lắp là giá thành thực tế, bao gồm CPNVLTT, CPNCTT, CPMTC, CPSXC để hoàn thành công trình, hạng mục công trình .
-Phương pháp tính giá là phương pháp trực tiếp
Theo phương thức khoán gọn khoản mục chi phí, giá thành sản phẩm xây
lắp sẽ do đơn vị giao khoán tính toán.
III-/ Chế độ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong khoán.
Chế độ kế toán áp dụng chung cho tất cả ác doanh nghiệp sản xuất được Bộ tài chính ban hàng ngày 1/11/1195. Tuy nhiên do những đặc điểm riêng biệt về sản phẩm xây lắp và hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp cho nên chế độ độ kế toán trên chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành xây lắp. chính vì vậy, ngày 16/12/1998, Bộ tài chính đã ban hàng. Chế độ kế toán, áp dụng cho doanh nghiệp xâylắp "theo quyết định 1864/1998/QĐ-BTC.
Chế đọ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp một mặt tôn trọng các quyết định hiện hành của Nhà nước về tài chính - kế toán, đảm bảo thống nhất nguyên tắc kế toán, kết cấu và nguyên tắc hạch toán của chế độ kế toán doanh nghiêp; mặt khác, được bổ sung, hoàn thiện phù hợp và các quy định hiện hành của cơ chế tài chính, thuế và phù hợp và đặc điểm sản xuất và đặc điểm sản phẩm xâylắp.
Đối với doanh nghiệp có tổ chức kinh doanh theo mô hình khoán, do hoạt động kinh doanh và tổ chức kinh doanh xây lắp theo mô hình khoán có những đặc điểm riêng biệt nên chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm xâylắp cũng có những đặc trưng riêng. Điểu dẫn đến những nét riêng của chế độ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong điều kiện khoán.
1-/ Chế độ kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại đơn vị giao khoán.
- Trên cơ sở hệ thông tài khoản sử dụng được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất, hệ thống tài khoản của doanh nghiệp xây lắp có một số điểm khác.
Để phục vụ cho quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thàn sản phẩm, đơn vị giao khoản xâylắp thường sử dụng tài khoản 141, 621,622,623,627,154,632 để tập hợp và hạch toán chi phí sản xuất (trong hạch toán đơn vị khoán gọn khoản mục chi phí) hoặc sử dụng tài khoản 136 (1362)), 154,632,642 (trong tài khoản đơn vị giao khoán gọn công trình, hay mục công trình.
- Về mặt chế độ chứng từ kế toán, để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ngoài những chứng bắt buộc do bộ tài chính ban hành, (như: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất vật tư theo định mức, thẻ kho,..., bảng thanh toán lương,... phiếu lưu, phiếu chi,...)... đơn vị giao khoán còn sử dụng các chứng từ như:
+ Hợp đồng giao nhận khoán xây lắp.
+ Biên bản thanh lý hợp đồng giao nhận khoán
.....
Việc ghi chép.
Phải theo đúng những quy định của Bộ tài chính.
- Về chế độ sổ kế toán.
Tuy theo quy mô kinh doanh, trình độ quản lý kế toán và phân công lao động kế toán, đơn vị giao khoán có thể áp dụng một trong những phương pháp ghi sổ kế toán theo các hình thức như:
Chứng từ ghi sổ, nhật ký chung, nhật ký - sổ cái và nhật ký - chứng từ.
Danh mục các sổ kế toán theo các hình thức ghi sổ cũng tương tự như chế độ kế toán áp dụng chung cho các doanh nghiệp.
2-/ Chế độ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị nhận khoán.
- Trong trường hựp đơn vị nhận khoán không được phân cấp quản lý tài chính, không tổ chức bộ máy kế toán riêng thì việc hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp do đơn vị giao khoán thực hiện. Do đó, đơn vị nhận khoán không phải tuân theo chế đợ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Trong trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng phải tuân thủ theo "chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp".
+ Để phục vụ cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, đơn vị nhận khoán. Sử dụng các TK 336 (3362), 621,622,623,627,154 để hạch toán và phải tuân theo nguyên tắc hạch toán các TK này một cách chặt chẽ.
+ Về chế độ chứng từ kế toán và chế độ sổ kế toán cũng tương tự như chế độ chứng từ và sổ kế toán của đơn vị giao khoán.
B- Theo phương thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình
1. Tài khoản sử dụng
TK 136-Phải thu nội bộ
TK 136 có 3 TK cấp 2
TK1361: Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
TK 1362: Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ
TK 1368: Phải thu khác
Trong đó TK1362 -Phải thu về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ: phản ánh toàn bộ giá trị về vật tư, vốn bằng tiền, khấu hao TSCĐ... để thực hiện khối lượng xây lắp, lắp giao cho các đơn vị nhận khoán xây lắp nội bộ, và nhận lại giá trị khối lượng xây lắp, lắp hoàn thành bàn giao của các đơn vị nhận khoán.
Kết cấu:
Bên Nợ: số vốn tạm ứng để thực hiện giá trị khối lượng xây lắp khoán nội bộ
Bên Có: nhận giá trị khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành, bàn giao của đơn vị nhận khoán
Dư Nợ: số còn phải thu về khoản ứng để thực hiện khối lượng xây lắp nội bộ ở đơn vị nhận khoán.
TK 336-Phải trả nội bộ
TK336 có 2 Tk cấp 2
TK 3362- Phải trả về khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ
TK 3368- Phải trả nội bộ khác
Trong đó TK 3362- Phỉ trả về khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ: phản ánh toàn bộ giá trị về vật tư, vốn bằng tiền, khấu hao TSCĐ... để thực hiện khối lượng xây lắp mà khoán phải trả và phản ánh khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao cho đơn vị giao khoán.
Kết cấu:
Bên Nợ: Giá trị khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành, bàn giao cho đơn vị giao khoán.
Bên Có: số vốn tạm ứng đơn vị nhận khoán nhận được để thực hiện giá trị khối lượng xây lắp khoán nội bộ.
Dư Có: số còn phải trả về khoản ứng để thực hiện khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ cho đơn vị giao khoán.
TK 621,622,623,627 nội dung và kết cấu tương tự như trong TK áp dụng trong phương thức khoán gọn khoản mục chi phí.
2. Phương pháp hạch toán
a, Tại đơn vị giao khoán
-Khi đơn vị tạm ứng cho đối tượng nhận khoán để thực hiện khối lượng xây lắp, căn cứ và hợp đồng giao khoán nội bộ và các chứng từ liên quan khác ghi:
Nợ TK 136- Phải thu nội bộ (1362)
Có TK 111- Tiền mặt
Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng
Có TK 152- Nguyên vật liệu
Có TK 153- Công cụ dụng cụ
Có TK 331- Vay ngắn hạn
Có TK 141,214, 642...
-Khi phát sinh các khoản chi phí tại doanh nghiệp, không thuộc nội dung chi phí quản lý như chi phí giao dịch ..., kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có các TK liên quan
-Khi phát sinh các khoản chi phí thuộc chi phí quản lý, kế toán ghi:
Nợ TK 642
Có các TK liên quan
-Định kỳ hoặc khi thanh toán hợp đồng giao khoán nội bộ, đơn vị nhận khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao của đơn vị nhận khoán. Căn cứ vào giá trị khối lượng xây lắp khoán nội bộ (bảng kê khối lượng xây lắp hoàn thành, phiếu giá công trình) và các chứng từ khác có liên quan, ghi:
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 136- Phải thu nội bộ (1362)
-Khi thanh toán cho đơn vị nhận khoán, căn cứ vào biên bản hợp đồng giao khoán nội bộ và các chứng từ có liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 136- Phải thu nội bộ (1362): phần còn thiếu
Có TK 111,112,152,153,156
-Khi bàn giao cho bên A:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
b. Tại đơn vị nhận khoán
-Khi thực hiện nhận tiền mặt, tiền gửi (từ TK chuyên chi), NVL, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ, các khoản chi hộ, trả hộ để thực hiện khối lượng xây lắp giao khoán, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112 (TK chuyên chi)
Nợ TK 152,153
Nợ TK 623,627,642 (nhận giá trị khấu hao TSCĐ, chi phí quản lý
cấp trên đã chi hộ, trả hộ)
Có TK 336-Phải trả nội bộ (3362)
-Hạch toán CPNVL
+Mua NVL đưa vào sử dụng ngay cho thi công, kế toán ghi:
Nợ TK 621- CPNVLTT
Nợ TK 1331- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111,112,331...
+Xuất kho NVL đưa vào sản xuất:
Nợ TK 621-CPNVLTT
Có TK 152
-Hạch toán CPNCTT
+Tính lương công nhân trực tiếp sản xuất
Nợ TK 622- CPNCTT
Có TK 334- Phải trả công nhân viên
+Nếu đơn vị thuê lao động ngoài, kế toán ghi:
Nợ TK 622- CPNCTT
Có TK111
-Hạch toán CPMTC
+Đơn vị nhận khoán có đội máy thi công riêng biệt
Nợ TK 623- CPMTC
Nợ TK 1331- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111,112,...
Có TK 152,153
Có TK 214
Có TK 334
+Trường hợp đơn vị nhận khoán thuê ca máy thi công
Nợ TK 627
Nợ TK 1331
Có TK 111,112,331
-Khi phát sinh chi phí thuộc nội dung CPSXC
Nợ TK 627 (chi tiết theo từng yếu tố)
Có TK 111,112,152,153
Có TK 214
Có TK 334
Có TK 338...
-Cuối kỳ kết chuyển:
+Kết chuyển CPNVLTT
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK621
+Kết chuyển CPNCTT
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK622
+Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK623
+Kết chuyển CPSXC
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK627
-Công trình hoàn thành bàn giao thanh toán với đơn vị giao khoán theo giá nhận khoán, kế toán ghi:
Nợ TK 336- Phải trả nội bộ (3362)
Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nếu đơn vị nhận khoán và giao khoán xây lắp áp dụng phương thức quản lý tài chính ghi nhận việc cung cấp sản phẩm lẫn nhau vào TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ- như các bộ phận hạch toán độc lập
Nợ TK 336- Phải trả nội bộ
Có TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ (5122)
Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước
C-/ Tổ hức sổ cho hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xâylắp.
Tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh, trình độ kế toán và khả năng phân công lao động kế toán mà đơn vị giao, nhận xây lắp có thể áp dụng các hình thức sổ khac nhau để thể hiện khối lượng công tác hạch toán các loại chi phí sản xuất kinh doanh.
Trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp tổ chức kinh doanh theo phương thức khoán gọn khoản mục chi phí, việc tập hợp, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lấp sẽ do đơn vị giao khoán thực hiện.
Trong trường hợp doanh nghiệp tổ chức kinh doanh theo phương thức khoán gọn công trình, hạng mcụ công trình, đơn vị giao khoán sẽ khoán công trình cho đơn vị nhận khoán theo giá giao khoán. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp sẽ do đơn vị nhận khoán đảm nhiệm.
+ Giả sự đơn vị hạch toán theo số "nhật ký -chứng từ" thì quy trình hạch toán như sau:
Chứng từ chi phí
(bảng phân bổ 1 đ 7 các chứng từ chi phí khác liên quan
Bảng kê số 6
(142)
Bảng kê số 5
641,642,214
Nhật ký
chứng từ số 7
Báo cáo
Sổ cái
TK loại 6 và 154
(1)
(1)
(1)
(2)
(2)
(3)
(3)
(3)
(5)
(5)
(4)
Chứng từ chi phí
Nhật ký -sổ cái
Báo cáo
(3)
(1)
(1)
Chứng từ chi phí
Sổ chi tiết
(2)
Bảng kê số 4
621,622,623,627,154
+ Giả sử đơn vị hạch toán theo số "nhật ký - sổ cái"
+ Giả sử đơn vị hạch toán theo sổ "nhật ký chung"
Chứng từ chi phí
Nhật ký chung
Nhật ký đặc biệt
Chứng từ chi phí
Sổ chi tiết
621,622,623,627,154
Bảng cân đối phát sinh
Sổ cái TK loại 6 và 154
Báo
cáo
(2)
(3)
(4)
(1)
(1)
(5)
+ Giả sử đơn vị hạch toán theo sổ "chứng từ ghi sổ" chứng
Chứng từ chi phí
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 154,521,522,523,627
Báo cáo
(3)
(4)
(5)
(5)
Sổ chi tiết TK
621,622,623,627,154
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
(1)
(1)
(2)
(2)
bảng tổng hợp CPSX và tính giá thành SP
Phần II
Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phâm xây lắp theo mô hình khoán
I-/ Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm theo mô hình khoán tại các doanh nghiệp xây lắp hiện nay.
Các doanh nghiệp xây lắp hiện nay đang tiến hành công tác tại kế toán theo "chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp" do Bộ tài chính ban hàng chính thức theo quyết định 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/11/1998.
Tuy nhiên, chế độ kế toán này mới chỉ hướng dẫn công tác kế toán chung cho tất cả các doanh nghiệp xây lắp , chưa đi sâu vào từng loại hình tổ chức kinh doanh cụ thể, như doanh nghiệp xây lắp tổ chức kinh doanh theo mô hình khoán. Trong khi đó, trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp xâylắp ở Việt Nam hiện nya đều có tổ chức kinh doanh theo mô hình khoán. Vì vậy đòi hỏi những doanh nghiệp này phải vận dụng "chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp" một cách linh hoạt để đảm bảo vừa tuân theo đúng những quy định của chế độ, mà phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn còn một số vướng mắc như:
Theo chế độ kế toán, tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất không được tính trước. Chỉ khi nào việc nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất thực tế phát sinh mới ghi vào chi phí. Như vậy, trong kỳ sản xuất kinh doanh nếu số công nhân nghỉ phép lớn sẽ dẫn tới chi phí sản xuất trong kỳ này sẽ tăng lên đáng kể, ảnh hwngr tới giá thành của công trình.
Mặt khác, trong quá trình đấu thầu, thiết kê giao khoán tổ chức thi công..., doanh nghiệp xây lắp có khi cân những chuyên gia phục vụ xây dựng cơ bản. Nhưng chi phí về chuyên gia lại không được tính vào chi phí. Như vậy với doanh nghiệp xây lắp là không hợp lý.
Ngoài ra, việc hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo mô hình khoán còn chịu ảnh hwngr của cơ chế quản lý "khoán".
Đúng vậy, tổ chức kinh doanh xâylắp theo mô hình khoán đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xây lắp tiết kiệm được chi phí quản lý, chi phí gián tiếp góp phần hạ giá thành sản phẩm xâylắp, tránh thất thoát, lãng phí ngyên vật liệu, nâng cao quyền làm chủ của người lao động...bên cạnh đó, việc giao khoản sản phẩm khiến cho đơn vị nhận khoán phải gắn trách nhiệm và thực hiện thi công, bảo đảm tiến độ cũng như chất lượng của công trình...
Nhưng song song với những điều kiện thuận lợi trên, cơ chế quản lý theo mô hình khoán cũng còn tồn tại nhiều nhước điểm.
Trước hết, cách "khoán" này đã vô tình đánh mất vai trò quan trọng của phòng kế toán trong việc kiểm soát chung từ chi phí. Để hợp pháp trong hạch toán kế toán, các đội - trưởng của đơn vị nhận khoán phải giao cho phòng kế toán đơn vị giao khoán những hoá đơn mua vật tư xuất dùng cho công trình về những chi phí khác phù hợp với tổng số chi phí được giao khoán (cho nên, có nhiều trường hợp hoá đơn chứng từ tập hợp được không hợp lý về tỷ lệ các loại chi phí, mới chỉ quan tâm đến nộp hoá đơn cho đủ mức chi phí khoán mà không để ý tới chi phí thực tế từng loại vật tư và chi phí khác.
Bên cạnh đó, trong trường hợp giao khoán gọn khoản mục chi phí, đợn vị giao khoán nhiều khi không hiểu soát được một số khoản công nợ. Do có quyền tự chủ trong công việc, tự mua vật tư, thuê nhân công nên đội trưởng xây dựng của đơn vị nhận khoán đã mua chịu vật tư, nguyên vật liệu của các cá nhân, đơn vị khác một cách vô tội vạ. Cho nên, ảnh hưởng tới việc tập hợp chi phí sản xuất cũng như hạch toán kế toán chi phí sản xuất.
Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng tới kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc quản lý tiền tạm ứng, vay thi công vẫn còn sơ hở. Trường hợp nếu đơn vị nhận khoán cùng một lùc thi công nhiều công trình khác nhau, một số đội trưởng xây dựng đơn vị nhận khoán đã vay, ứng tiền vượt quá khối lượng công việc thực hiện, rồi chiếm đoạt, sử dụng chỉ tiêu cho các mục đích khác. Do đó, nếu không quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng, chi phí sản suất sẽ có thể tăng thêm vì phải thêm một khoản mất mát, dẫn đến giá thành công trình, hạng mục công tình cao.
Như vậy, mặt trái của tổ chức kinh doanh xây lắp theo mô hình khoán là việc kiểm soát không chặt chẽ các chứng từ chi hí, tập hợp chi phí sản xuất thiếu chính xác, không phản ánh đúng chi phí thực tế cho công trình, dẫn tới việc vi phạm chế độ chứng từ kế toán.
Hơn nữa, một số doanh nghiệp xây lắp đã điều chỉnh giá giao khoán để cân đối kết quả kinh doanh trong kỳ để điều chỉnh lỗ lãi. Như trên đã nói, giá giao khoán được xác định trên cơ sở giá thành dự toán, tức là trên cơ sở các định mức thiết kế và khung giá xây dựng cơ cbản hiện hành. Và như vậy, giá thành đã được xác định trước, lợi nhuận của đơn vị giao khoán cũng có thể xác định trước. Do đó, một số doanh nghiệp đã cố tình tính sai giá thành công trình xây lắp giao khoán, vi phạm chế độ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo mô hình khoán.
Nói tóm lại, "chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp" và tổ chức kinh doanh xây lắp theo mô hình khoán là phù hợp với các doanh nghiệp xây lắp hiện nay, và tuy còn một số tồn tại nhưng đã tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.
II- Một số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo mô hình khoán
“Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp “ hiện nay, nói chung, phù hợp với công tác kế toán hiện nay của các doanh nghiệp xây lắp. Vì vậy, phương hướng chung để hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là tiếp tục phát huy những điều kiện thuận lợi hiện có, tìm cách khắc phục những tồn tại nhằm đảm bảo hạch toán vừa đúng chế độ nhà nước quy định, vừa đáp ứng dược yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
Theo ý kiến của em, các biện pháp cụ thể khắc phục tồn tại trong chế độ và công tác kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm xây lắp là:
Về phía nhà nước
Chế độ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 70269.DOC